Không gian nghệ thuật.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu đặc sắc nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 (Trang 55)

Như chúng ta đã biết giữa thời gian và không gian có sự đan xen hoà quyện, không hề tách rời nhau. Không gian nghệ thuật cũng giống như thời gian, nó vừa là hình thức tồn tại của hình tượng vừa là một phương thức thể hiện đặc điểm tư duy nghệ thuật và khả năng chiếm lĩnh thế giới của văn học.

ở mỗi lĩnh vực nghệ thuật khác nhau hay trong từng bộ phận văn học, không gian nghệ thuật được các tác giả chiếm lĩnh và thể hiện khác nhau. Trong phần văn học dân gian với những truyện cổ tích thời gian dường như không xác định thường bắt đầu bằng: “ngày xửa, ngày xưa”; còn không gian phần lớn là không gian hẹp: “ở một làng nọ”... “ở một gia đình”... Sau này trong các tác phẩm văn học viết, thời gian nghệ thuật và không gian nghệ thuật được các tác giả thể hiện thật phong phú, đa dạng. Mỗi tác giả, mỗi tác phẩm đều có cách thể hiện riêng về thời gian nghệ thuật và không gian nghệ thuật.

Đối với các sáng tác của nhà văn Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, không gian nghệ thuật thật sống động, mỗi tác phẩm là một không gian nghệ thuật hấp dẫn riêng: có không gian rộng, không gian hẹp, không gian cận cảnh, không gian viễn cảnh, không gian trần thế, không gian tâm tưởng, không gian quá khứ, không gian hiện tại... Trong tập Vang bóng một thời đó là không gian của quá khứ từ điểm nhìn của không gian hiện tại. Có khi không gian hẹp là ở làng Chàng Thôn, nhưng cũng có khi là không gian bạt ngàn mờ ảo, lung linh nhiều màu sắc ở đỉnh non Tản (Trên đỉnh non Tản): một mũi tên bắn chết một lúc sáu con chim khi lấy về chim đã được nướng chín, rồi những hòn đá cuội đập vỡ có gạo ăn và rượu uống... Trước mắt chúng ta có sự đan xen, hoà quyện giữa không gian thực và ảo, không gian hẹp và rộng tạo cảm giác choáng ngợp trong lòng người đọc. ở Khoa thi cuối cùng nhà văn Nguyễn Tuân cũng xây dựng không gian hiện thực và huyền ảo xen kẽ. Đó là không gian hiện thực trường thi trời mưa, sân trường

lầy lội và không gian huyền ảo của oan hồn hiện lên báo oán làm hai anh em Đầu Xứ thi trượt. Trong tác phẩm Khoa thi cuối cùng nhà văn còn dựng lên một thế giới tâm linh nói về kiếp trước. Đó là: bố của hai anh em Đầu Xứ đã làm một việc thất đức nên bây giờ hai người con của ông phải chịu báo oán, cả hai người con của ông đều thi trượt, mặc dù họ đều là những người học rộng, biết nhiều. Phải chăng đây là cách gián tiếp nhà văn muốn phản ánh cuộc sống hiện thực còn nhiều bất công ngang trái, không biết trọng dụng người có đức, có tài ở xã hội cũ.

Trong Những chiếc ấm đất nhà văn Nguyễn Tuân có cái nhìn khinh bạc đối với những trưởng giả học làm sang, học đòi lối sống thanh cao mà không phân biệt được hương vị của trà hay trấu. ý nghĩa sâu sắc của câu chuyện gửi gắm trong một không gian nhỏ hẹp, trong “chiếc ấm đất”: “mươi mảnh trấu” rồi truyện “năm cái kim hoả” với những “ngư nhãn, giải nhãn” để phân biệt nước sôi vừa và nước sôi già... Có thể nói rằng: không phải bất cứ ai cũng biết thưởng thức thú uống trà, một thú vui tao nhã hay nói như nhà nghiên cứu Văn Tâm là: “uống đẹp”. Đâu phải cứ giàu sang, phú quý là đều biết thưởng thức mà ngược lại một người hành khất rất am hiểu, biết thưởng thức cái đẹp khiến người đọc vô cùng ngưỡng mộ. Truyện Chén trà sương cũng vậy có nói tới một không gian hẹp của căn phòng, ngôi nhà, mảnh vườn, đặc biệt là xung quanh chuyện: chén trà buổi sớm được pha với thứ nước đọng trên lá sen. Rồi từ cách nhóm bếp, đun nước, chọn bạn uống trà, đàm đạo thơ văn tất cả đều trở thành nghi lễ thiêng liêng. Cụ ấm, một con người luôn đi tìm và thưởng thức những thú vui tao nhã. Dường như với cụ, ý nghĩa của cuộc sống đọng trong hương vị của trà Tàu, cụ: “đam mê đến khi lầm lỗi... cụ ấm than tiếc cái mùa thu đã đi mất rồi để sen hồ rách hết, tàn rũ hết lá”(13/116)

.

thời đã qua nay chỉ còn vang bóng. Một thời mà cái đẹp cổ truyền Việt Nam luôn được giữ gìn trân trọng, nhưng trong buổi Tây Tàu nhố nhăng cái đẹp dường như bị lu mờ nhường chỗ cho cái xấu xa, đồi bại. Mỗi khi được trở về với quá khứ là nhà văn được thưởng thức, hoà mình với cái đẹp. Cái đẹp đó được bao phủ bởi một không gian thiên nhiên sinh động, hấp dẫn. Không gian thiên nhiên đẹp để con người thưởng thức song thiên nhiên cũng được đền đáp xứng đáng, được bàn tay của con người chăm chút nâng niu. Hình ảnh cụ Kép làng Mọc trong truyện Hương cuội có một tâm nguyện rất thanh cao mà ở trong xã hội cũ ít ai có được: “Cụ Kép nguyện đem cái quãng đời xế chiều của một nhà nho để phụng sự lũ hoa thơm cỏ quý”(13/85). ở cụ còn có thú vui uống rượu, thưởng hoa tuy có chút cầu kỳ nhưng rất nhàn hạ, thanh tao. Cuộc sống của cụ Kép làng Mọc được bao bọc bởi không gian địa lý gắn với không gian đẹp của phong tục, thói quen sinh hoạt hàng ngày. Trong truyện Bữa rượu máu của nhà văn Nguyễn Tuân, người đọc nhận thấy không gian hiện tại chính là cuộc sống trần thế đang diễn ra trước mắt. Một quan niệm có phần tiêu cực bởi trong xã hội cũ việc chém đầu người lại được coi là “nghệ thuật” và không phải ai cũng được giao trách nhiệm này. Chỉ có tên đao phủ Bát Lê được tín nhiệm bởi cái tài chém đầu người một cách gọn ghẽ, không cần đến nhát thứ hai. Trước khi chém đầu người tên đao phủ Bát Lê luyện lại tay đao của mình, bằng những đường chém vào thân cây chuối: “Mỗi buổi chiều mặt trời lặn, mấy con chim không tổ mỏi cánh định tìm vào vườn chuối âm u này để ngủ. Nhưng thân chuối cao vút và tàu lá chuối trống trải không đủ là nơi làm tổ, loài chim kêu mấy tiếng thưa thớt rồi lại bay qua ngọn thành. Vào tiết mưa ngâu vườn chuối dầm dề một khúc nhạc suông nghe buồn thỉu buồn thiu”(13/37). Bằng việc miêu tả cảnh chim chiều tìm chốn ngủ nhà văn Nguyễn Tuân đã bộc lộ tâm trạng đau đớn, xót xa trước cảnh bị tàn phá tan hoang. Thử hỏi rằng với cái tài của tên đao phủ Bát Lê thì biết bao người dân yêu

nước phải chịu hành hình, phải đầu rơi, máu chảy. Chúng ta có thể nhận thấy trong thời kỳ thực dân Pháp kiểm duyệt gay gắt nhà văn Nguyễn Tuân không thể miêu tả một cách trực tiếp mà chỉ bằng một vài nét phác thảo nhưng lại có khả năng tái hiện được hiện thực cuộc sống của nhân dân với bao điều đáng nói. Trong truyện Chữ người tử tù cũng vậy, không gian hiện thực đang diễn ra trước mắt chúng ta với bao điều đáng nói: “Trong hoàn cảnh đề lao, người ta sống bằng tàn nhẫn, bằng lừa lọc... Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng trẻo với những nét chữ vuông vắn, tươi tắn nó nói lên những hoài bão tung hoành của đời con người... ở đây khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi”(13/102). Có lẽ khi xây dựng nhân vật Huấn Cao, nhà văn Nguyễn Tuân muốn đưa người đọc thoát khỏi không gian tù túng, bế tắc và đen tối của xã hội cũ mà hướng tới một cuộc sống mới ở đó chỉ có cái đẹp, cái thiện ngự trị mà thôi. Bằng thủ pháp tương phản nhà văn Nguyễn Tuân đã xây dựng hai bối cảnh không gian trái ngược nhau trong tác phẩm Chữ người tử tù đó là: Không gian buồng giam ở tỉnh Sơn chật hẹp, ẩm ướt, tối tăm, tường đầy mạng nhện đối lập với không gian sáng đẹp của bức lụa trắng trẻo với những nét chữ vuông vắn, tươi tắn nói lên hoài bão tung hoành của con người. Với thủ pháp tương phản này nhà văn muốn phủ nhận xã hội đen tối, xấu xa và muốn khẳng định sự trường tồn của cái đẹp, cái thiện. Dù chỉ ngày mai nhân vật Huấn Cao phải chịu lĩnh án tử hình nhưng vẻ đẹp nhân cách của tâm hồn, khí phách, tài hoa của Huấn Cao sẽ còn mãi muôn đời.

Như chúng ta đã biết cuộc sống hiện thực bế tắc, nhà văn Nguyễn Tuân có trở về với quá khứ nhưng vẫn không khoả lấp được những trống trải trong lòng mình nên nhà văn đã đi vào con đường giang hồ xê dịch và con đường trụy lạc. Nhà văn Nguyễn Tuân luôn là người đề xướng và cổ vũ nhiệt thành

Tuỳ bút II và tiểu thuyết Thiếu quê hương... là những tác phẩm mang tư tưởng chủ đạo của nhà văn Nguyễn Tuân. Nhà văn muốn tận hưởng tất cả những cảnh đẹp, những thú vui ở bất kỳ nơi nào. Nhiều khi ham muốn ấy của nhà văn không được đáp ứng, truyện Một ngày, một đêm cuối năm trong tập du ký Một chuyến đi là một ví dụ tiêu biểu. Một ngày, một đêm cuối năm đối với người dân Hương Cảng là một ngày thật vui vẻ, thật tưng bừng náo nhiệt, mọi người đổ ra đường đông như nước cuốn. Trước không gian tưng bừng náo nhiệt ấy đối với tác giả cũng như bạn bè của mình cảm thấy cô đơn, buồn tẻ bởi vì ở nơi ấy đâu phải là quê hương.

Đối với tác phẩm Thiếu quê hương, nhân vật chính là Bạch, một người luôn thích đi, “thèm đi”. Với Bạch đi là một hình thức tốt đẹp nhất của sự thoát li, thoát khỏi cuộc sống tù túng, bế tắc hàng ngày. Với Bạch: “Chỉ có nhà ga, bến tàu, con đường thiên lý, mặt nước rộng mới gợi được cho Bạch ý nghĩa của đời sống đích đáng”(8/847). Thực ra đằng sau việc đi ấy, tâm trạng của nhân vật Bạch có nhiều mẫu thuẫn giằng xé. Bạch đâu phải là con người lạnh lùng, tàn nhẫn, chỉ quan tâm tới sự đi của mình. Người đọc nhận ra nhân vật Bạch chính là hình bóng của nhà văn Nguyễn Tuân, con người sống giữa quê hương mà luôn cảm thấy “thiếu quê hương”. Nhà văn đã khao khát đi tìm một cuộc sống mới, một chân trời mới, ở đó con người được làm chủ cuộc sống của mình, sống tự do, hạnh phúc. Khát vọng cao đẹp của nhà văn đâu dễ gì có được trong xã hội cũ, muốn phủ nhận xã hội ấy, Nguyễn Tuân đã trở về với quá khứ, thoát li vào cuộc sống giang hồ, xê dịch và cuộc sống truỵ lạc. Có thể nói đây là một hướng thoát li tiêu cực, bởi nhân vật Tôi trong tác phẩm: Ngọn đèn dầu lạc, Tàn đèn dầu lạc, Chiếc lư đồng mắt cua... đã tìm đến không gian ngột ngạt của những xóm cô đầu, bên bàn đèn thuốc phiện. Những con người ở nơi ấy hầu hết không làm chủ được bản thân nên rơi vào tình cảnh thật trớ trêu. Đối với nhân vật Tôi dường như muốn thay đổi trật tự

không gian, thời gian, biến ngày thành đêm, đêm thành ngày: “Nếu ban ngày tôi đã thờ ơ, lửng khửng, e lệ, chán mỏi thì từ buổi tối trở đi tôi lại nhanh nhẹn, thiết tha ham sống và cười đùa luôn luôn. Chừng như chỉ có đêm hôm và bóng tối mới là cái hoàn cảnh vững chắc cho tâm thần bất định của tôi...”(13/206). Một sở thích khác người của nhân vật Tôi: không thích cuộc sống ban ngày, chỉ thích đêm tối. Nhân vật Tôi luôn cầu nguyện cho ban ngày chóng tắt hết những tia nắng cuối cùng để màn đêm buông xuống mới là những giờ phút của mình. Một sở thích "khác người" của nhân vật Tôi, đó cũng là cách mà tác giả phản ứng lại với xã hội hiện thực đương thời, xã hội đảo điên, vàng thau lẫn lộn. Nhà văn không muốn chứng kiến hiện thực cuộc sống Tây Tàu nhố nhăng: “ở giữa thời kỳ máy móc dễ san bằng phẩm giá... Ngồi trên một chiếc xe kéo ban đêm, kẻ thường nhân vô danh tiểu tốt cũng có quyền ngồi chễm chệ như những đấng thiên tài tột chúng, như những bậc vĩ nhân hiền giả xuất phàm”(13/208). Một phát hiện thật độc đáo của nhà văn Nguyễn Tuân, khi viết tác phẩm Chiếc lư đồng mắt cua. Viết về chủ đề trụy lạc, Nguyễn Tuân có những tác phẩm đặc sắc, mà tiêu biểu hơn cả là Ngọn đèn dầu lạc Chiếc lư đồng mắt cua. Viết hai tác phẩm này dường như nhà văn viết về chính cuộc đời của mình vậy. Bởi vì những trang viết của nhà văn Nguyễn Tuân rất chân thực như bày ra trước mắt người đọc những con người, những hành động cụ thể. Trong Ngọn đèn dầu lạc, nhà văn Nguyễn Tuân có miêu tả cảnh đám người đi đưa tang khi Vua tiệm băng hà thật bi thảm: “Đoàn người đưa đám dài thêm mãi. Thật là cả một thế giới nghiện đang làm tối sẫm cả một con đường rộng sáng. Ngoài cái màu đen của tang tóc, lại còn cái màu cáu xỉn của xảm của sái, của muội đèn dầu nữa...”(9/13)

. Nhà văn Nguyễn Tuân có sự quan sát rất tinh tế phát hiện ra sự đối lập giữa con đường rộng sáng với một thế giới nghiện làm tối sẫm con đường ấy.

Cuộc sống thật buồn tẻ, con người không hề biết đến ánh sáng, đến hạnh phúc, đến tương lai: “Một thằng xưa nay chỉ biết có cái điệu nằm nghiêng một chiều kiêng ánh sáng đến nỗi suốt ngày phaỉ nằm trong phòng tối, kiêng gió đến nỗi không dám dùng quạt điện sợ ngọn đèn hơi lay động thì hỏng mất điếu thuốc”(9/21). Đối với những người nghiện, họ không cần quan tâm tới xung quanh. Với họ chỉ có thuốc là quan trọng, nếu không có thuốc thì tạo vật có đến là kim cương, là ngọc thạch thì cũng không màng tới. Tiếc thay cho những con người sa cơ, lỡ bước, bởi cuộc sống không phải chỉ một màu u ám như vậy.

Cũng giống như tác phẩm Ngọn đèn dầu lạc, tác phẩm Tàn đèn dầu lạc

của nhà văn Nguyễn Tuân dựng lên một không gian buồn tẻ, một cuộc sống bế tắc của những con người lỡ bước vào chốn trụy lạc. Họ không còn biết quê hương ở đâu? Gia đình, hạnh phúc là gì? “Quê hương của anh ấy bây giờ là đây. Nghĩa là tiệm hút. Cái quê hương này vững bền lắm, khó mà bỏ được, trừ phi cho anh ấy thiết lập bàn thờ ngay ở nhà... Ngọn đèn dầu lạc thắp ở nhà dù sao cũng còn làm ấm được một khoảng giường”(9/119). Nhà văn Nguyễn Tuân có viết về cuộc sống trụy lạc nhưng không hề ca ngợi cuộc sống ấy. Những trang viết của nhà văn rất chân thực về tâm trạng, tình cảnh của những người nghiện thuốc phiện, những con người một thời lầm lỡ. Đây cũng chính là cách nhà văn Nguyễn Tuân muốn phủ nhận cuộc sống hiện tại mà thoát li vào con đường tiêu cực. ở đây người đọc vẫn nhận thấy đằng sau những trang viết ấy là tâm trạng của nhà văn muốn thay đổi cuộc sống hiện tại và khát khao có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Những tác phẩm của Nguyễn Tuân cho đến tận bây giờ vẫn có một ý nghĩa sâu sắc và có tính dự báo. Phải chăng ngay từ những năm 30 của thế kỷ XX, Nguyễn Tuân đã thấy được những tác hại của ma tuý và tính chất băng hoại của nó đối với gia đình, xã hội mà ngày nay đã trở thành một vấn đề có tính quốc nạn.

Các tác phẩm trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 của nhà văn Nguyễn Tuân có nói tới một số hình tượng quen thuộc, độc đáo như: cơn gió, con đường, nhà ga, bến tàu... Những hình tượng này được lặp đi, lặp lại ở nhiều tác phẩm có lẽ không phải là điều ngẫu nhiên mà là ngụ ý của tác giả. Tác giả là người luôn nhiệt thành và cổ vũ cho chủ nghĩa giang hồ, xê dịch nên những

Một phần của tài liệu Tìm hiểu đặc sắc nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)