Hình ảnh những con người lãng tử thích cuộc sống giang hồ, xê dịch và những con người tài hoa tài tử sống bằng nghề ca hát mua vu

Một phần của tài liệu Tìm hiểu đặc sắc nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 (Trang 43)

dịch và những con người tài hoa tài tử sống bằng nghề ca hát mua vui bằng "thanh - sắc" của bản thân.

Trước hết đối với bản thân nhà văn Nguyễn Tuân là một con người tài hoa tài tử, thích cuộc sống giang hồ xê dịch. Trong các tác phẩm của mình Nguyễn Tuân đã xây dựng một số nhân vật trong thế giới nhân vật của nhà

những con người tài hoa tài tử sống bằng nghề ca hát mua vui bằng "thanh - sắc" của bản thân.

Chúng ta có thể nói rằng: những con người lãng tử, tài hoa, tài tử là những người có tài, có nhân cách, không chịu cuộc sống gò bó, không chịu luồn cúi trong vòng danh lợi. Họ là những con người thích đi đây đi đó và ham chơi. Có điều cách chơi của họ rất khác người, khác đời. Đối với họ sống ở đời giống như một cuộc chơi, đâu vui thì đến đâu buồn thì đi. Đi là một phương tiện, một cứu cánh của cuộc đời. Đôi tài tử Phó Sứ - Mộng Liên trong truyện

Đánh thơ của nhà văn Nguyễn Tuân đã từng đặt chân khắp dải đất Trung Kỳ với túi thơ bầu bạn: "Suốt một dải Trung kỳ, họ đi về như là trẩy chợ. Tới mỗi nơi, ở mọi chốn, quan Phó Sứ lại mở một cái túi đựng toàn bài thơ đố ra cho mọi người đặt tiền và bên chiếu bạc văn chương Mộng Liên lại đàn lại ca để làm vui cho cuộc đỏ đen rất trí thức này "(13/64) và mỗi tuần trăng đôi tài tử Phó Sứ - Mộng Liên lại ở một tỉnh: "Bất kể lúc lên voi, lúc xuống chó, lứa đôi này đã để dấu giày trên mọi chốn và tha lê đi khắp nơi cái túi thơ và cái túi phách ăn người của họ (...) Quê hương của họ là Cờ bạc và Đàn hát. Nhà cửa của đôi lưu đãng ấy gửi vào trong cái truy hoan của thiên hạ..."(13/65). Mỗi người đều có sở thích và cách sống riêng, không ai giống ai. ở đôi tài tử Phó Sứ - Mộng Liên này thật lạ. Cuộc sống dường như chỉ biết có ngày hôm nay, cuộc sống hiện tại đang diễn ra mà thôi. Họ có mặt trên cõi đời này dường như là để mua vui cho thiên hạ. Nhà văn Nguyễn Tuân cho thấy cuộc đời của hai con người ấy gửi vào trong những cuộc vui của thiên hạ. Và rồi cuối cùng người chồng tài tử đã chết ở chân đèo Ngang trên con đường giang hồ, xê dịch.

Trong truyện Đèn đêm thu (Vang bóng một thời) nhà văn Nguyễn Tuân đã xây dựng hình tượng nhân vật ông Cử Hai thật độc đáo. Một người có tâm hồn lãng tử, sống một cách thật nghệ sĩ. Có lẽ người ấy thực là một người

sống chỉ vì mình, vì sở thích riêng của bản thân mình: "Cái hành tung của người nghệ sĩ không chịu sống cho người khác và hoà theo với những người xung quanh ấy, thực khó mà dò hỏi: Lùng cái dấu bàn chân của một chính khách thất quốc lúc vượt bể ra ngoài mưu việc lớn, thực ra còn dễ hơn đuổi theo ông cử Hai những lúc cái hứng giang hồ của ông nổi dậy"(13/123). Phải chăng ở đây ông Cử Hai, Phó Sứ cũng là hình bóng của anh chàng Nguyễn trong Thiếu quê hương. Họ là những con người lãng tử thích cuộc sống giang hồ xê dịch. Với họ chỉ có đi mới thoả mãn nhu cầu của giác quan, đi mới tìm được thú vui, tận hưởng được những điều mới lạ và quên đi cái bế tắc, chán nản ở cuộc sống hiện tại đang diễn ra trước mắt. Có lẽ đây là một lối thoát, một thái độ phủ nhận cuộc sống hiện thực của nhà văn Nguyễn Tuân.

ở một khía cạnh nào đó người đọc nhận ra được vẻ đẹp tâm hồn cũng như nhân cách cao đẹp của những con người tài hoa tài tử. Trong truyện ngắn:

Một đám bất đắc chí nhà văn Nguyễn Tuân đã xây dựng những nhân vật như Lý Văn, Cái Xanh, Phó Kình, người nào trông cũng gian ác, hung bạo. Những con người này mới nghe qua chúng ta đã có cảm giác ghê sợ, nhưng thực ra họ là những người sống có bản lĩnh có nhân cách cao thượng. Họ sống không chỉ vì mình mà còn vì mọi người. Với họ: "ở đời muôn sự của chung... lấy của người giàu chia cho anh em khác nghèo như mình"(13/110). Trước một "đám cướp lớn" họ đã sắp xếp và chuẩn bị rất chu đáo, Lý Văn, Cai Xanh, Phó Kình đã cướp tiền bạc của bọn bất nghĩa để chia cho người nghèo: "Cứ như lệ cũ mà theo, vẽ vời cắt đặt lại làm chi cho thêm phiền ra.Thì cũng lại cần hai lá chắn là anh Cai và đánh "bút chì" là em chứ còn ai vào đây. Nếu có neo người thì anh Lý nhà đỡ cho một cây"bút chùng"kèm sát bên cạnh em cho em vững tay ở những con đường độc đạo. Còn các chú nó đây - Phó Kình xoè tay chỉ mấy người ngồi ăn từ nãy chưa nói gì - thì chia nhau ra mà đỡ lấy

toàn sai lầm đối với Lý Văn, Cai Xanh và Phó Kình. Nhìn vẻ bề ngoài của họ gian ác nhưng suy nghĩ và hành động của họ thật đáng khâm phục.

Bên cạnh trang viết về những con người lãng tử thích cuộc sống giang hồ, xê dịch nhà văn Nguyễn Tuân còn dành nhiều trang viết về những con người tài hoa, tài tử sống bằng nghề ca hát , mua vui bằng "thanh - sắc" của bản thân.Viết về những con người này Nguyễn Tuân rất thông cảm và thấu hiểu hoàn cảnh của họ. Một người tên là Mộng Liên, một người là Mộng Huyền và một người là Mộng Thu: "Ba cái Mộng xinh đẹp mỗi đêm rải rác ra mọi bến đò tản mác ở dọc sông Hương , những cái sở đắc về thanh và sắc của mình"(13/64). Và cuộc sống của họ cứ thế cho qua ngày, không nhà cửa, quê hương. Cuộc sống nay đây mai đó của đôi vợ chồng Phó Sứ - Mộng Liên và dường như khắp dải đất Trung Kỳ đã in dấu bước chân họ. Cuối cùng người chồng đã chết ở chân đèo Ngang để lại Mộng Liên cô độc tìm người để trao gửi cây đàn. Họ đều là những người tài hoa nhưng trong xã hội cũ họ chẳng tìm được chốn nương thân, sống bơ vơ lạc lõng giữa nơi đất khách quê người. Đối với những con người sống bằng nghề ca hát, mua vui bằng "thanh - sắc" của bản thân, khi viết về họ tác giả bày tỏ tấm lòng cảm thông sâu sắc. Bên cạnh yếu tố chủ quan còn có yếu tố khách quan, do xã hội xô đẩy mà họ rơi vào hoàn cảnh thật trớ trêu.

Nhưng cũng có trường hợp, tình cảm của những con người sống bằng nghề ca hát mua vui bằng "thanh- sắc"của bản thân thật đáng ngờ. Trong truyện ngắn Răng người tình nhà văn Nguyễn Tuân có viết: "Trên sông Hương Trần Sinh và Mộng Thu gặp nhau lần cuối cùng ....Trần Sinh ra Bắc, Mộng Thu một đào hát ở lại...Để kỷ niệm cuộc sinh ly không đoán chắc ngày sum họp, bất ngờ Trần Sinh bẻ một răng cửa... tặng người tình làm cho giai nhân lệ chảy ròng ròng ...ít lâu sau Trần Sinh trở lại sông Hương tìm người tình cũ. Mộng Thu cho Thị Tỳ ra hẹn hôm sau vì bận tiếp khách. Khi Trần

Sinh nhắc đến kỷ niệm của người tặng nàng năm xưa thì nữ tỳ bưng ra một chiếc bình bạc cổ đưa cho Trần Sinh:

- ông chọn xem trong mấy chục chiếc răng ở trong bình này, xem cái nào của ông?”(8/225)

.

Trong truyện ngắn Răng người tình nhà văn Nguyễn Tuân viết về những con người sống bằng nghề ca hát mua vui bằng “thanh - sắc” của bản thân với thái độ thờ ơ, lạnh nhạt. Bởi chính tình cảm của những con người ấy rất lạnh nhạt, chóng quên. Nếu như trước kia tình cảm của họ thật sâu đậm thì giờ đây hình bóng năm xưa đã phai nhoà tất cả. Trần Sinh cũng chỉ là một trong muôn vàn hình bóng đi qua trong đời Mộng Thu. Thời gian trôi đi đã xoá nhoà tất cả. Những tình cảm đẹp đẽ của con người, tình yêu chung thuỷ dường như không còn nữa, đó là điều thật đáng buồn ở một số người sống bằng nghề ca hát, mua vui bằng “thanh - sắc” của bản thân.

Điều đáng nói ở đây không phải là tất cả những người sống bằng nghề ca hát đều sống vô tình, bạc nghĩa như vậy. Trong tác phẩm Chiếc lư đồng mắt cua nhà văn Nguyễn Tuân có viết về cuộc sống của một số nhân vật: nhân vật Tôi, ông Thông Phu,cô Đào Tâm... Họ là những con người tài hoa, lỡ bước sa chân vào cuộc sống truỵ lạc nhưng trong tâm hồn họ vẫn ẩn chứa những đốm sáng lương thiện vẫn khao khát có một cuộc sống tốt đẹp: "Tâm nhìn làn khói mà hát, mắt long lanh, tiếng hát có tinh thần và nhiều chữ mở, nhiều hơi mớm rất thần tình. Giọng hát đẹp này vẳng lên vào một trường hợp cảm động lúc năm đã hồ tàn hình như đủ gột hết khỏi người Tâm tất cả những bẩn thỉu trát vào kể từ lúc dấn thân vào nghề..."(13/256) Tâm đã từ biệt cái nhà hát của của ông Thông Phu ra đi, rồi cuộc đời Tâm sẽ đi đến đâu? Ông Thông Phu nói rằng: "Anh e đời Tâm rồi không được trọn vẹn đâu chú ạ. Và cả bọn mình rồi cũng đến vậy."(13/257)

mịt. Phải chăng đây cũng là điều đúng với cách đánh giá của thiên tài văn học Nguyễn Du trong xã hội cũ: "Chữ tài liền với chữ tai một vần".

Trên đây là một số hình tượng nhân vật tiêu biểu trong thế giới nhân vật của nhà văn Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Có thể khẳng định rằng: với tài năng vốn có cùng những trải nghiệm của cuộc sống, nhà văn Nguyễn Tuân đã xây dựng nên một thế giới nhân vật thật phong phú và sinh động, phản ánh được hiện thực cuộc sống như đang diễn ra trước mắt chúng ta. Đây cũng chính là niềm mơ ước khi xây dựng các hình tượng nhân vật trong tác phẩm của các nhà văn nói chung.

Chương 3

Thời gian nghệ thuật và không gian nghệ thuật trong các sáng tác của nhà văn nguyễn tuân trước cách mạng tháng tám năm 1945

Một phần của tài liệu Tìm hiểu đặc sắc nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)