Ở phương diện nghệ thuật ngoài việc chú ý tạo nhịp điệu thơ độc đáo Phạm Hổ rất chú ý tạo những mẩu chuyện đối thoại trong thơ. Sự đối thoại không chỉ dừng lại ở hỏi đáp thông thường như trong văn xuôi tự sự mà bằng sự khéo léo tài tình của con tim yêu trẻ tác giả đã dựng lên một không gian
Đầu tiên đó là không gian của mái ấm gia đình có bé với ông, bà, cha, mẹ, anh chị cùng những câu hỏi bất tận.
Đây là câu chuyện của bé với mẹ yêu:
- Sao hoa sen, hoa đào? Không nở cùng một lúc?
(Hoa sen hoa đào) Với bố:
- Có ai đang khóc nhè Mà soi gương không bố?
(Soi gương)
Mỗi câu hỏi là một nhu cầu giao tiếp, khám phá thế giới của trẻ. Người lớn không được vô tâm bỏ qua mà phải chú ý trả lời cho các em. Câu trả lời có thể ngắn nhưng phải hấp dẫn, vừa giúp trẻ giải đáp vừa kích thích sự ham hiểu biết của các em hoặc dạy trẻ một điều gì đó về cuộc sống. Trong thơ mình Phạm Hổ rất coi trọng điều này. Ông đã để trẻ đặt ra câu hỏi trong không gian mái ấm gia đình. Và người cha người mẹ khi đó sẽ ôm bé vào lòng mà thầm thì giải thích. Mẹ nói rằng:
- Hoa chia nhau trực mùa Như các con trực lớp. Bố thì nghiêm khắc hơn:
- Một đứa khóc đủ rồi Soi chi thành hai đứa!!!
Mái ấm gia đình ấy là cuộc trò chuyện của các chú gà con với mẹ của mình.
Gà mẹ hỏi gà con - Đã ngủ chưa đấy hả? Cả đàn gà nhao nhao
- Ngủ cả rồi đấy ạ! (Ngủ rồi)
Chú bê con ham ăn cứ rối rít đòi mẹ bú tí rất đáng yêu: - Nhanh cho con bú tí
Đói đói rồi mẹ ơi! - Gì mà nhặng lên thế Mới nhả vú đấy thôi - Nhả vú là đói rồi Mẹ ơi con bú tí!!!
(Bê đòi bú)
Còn đây là một cuộc đối thoại của hai mẹ con Cua: Cua con hỏi mẹ
Dưới ánh trăng đêm - Cô lúa đang hát Sao bỗng lặng im? Đôi mắt lim dim Mẹ cua liền đáp: - Chú gió đi xa Lúa buồn không hát
(Lúa và gió)
Nhân vật chính trong bài thơ là hai mẹ con nhà cua: cua con ngây thơ, cua mẹ dịu hiền đang trò chuyện với nhau trong một không gian đầy chất thơ: một đồng lúa bao la, trăng vàng bát ngát, có cô lúa đang hát, có chú gió đi xa…Đọc thơ mà như sống trong không khí đầm ấm của gia đình mình là nguyên nhân lí giải trẻ dễ tiếp nhận thơ Phạm Hổ.
Từ mái ấm gia đình không gian trò chuyện mở rộng ra thành không gian trò chuyện của bé với cả thiên nhiên, cả thế giới.
Nhìn những hạt sương treo mình trên cỏ lòng bé đầy thắc mắc và cỏ đã giúp bé giải đáp thắc mắc ấy:
Cỏ như nói với em: - Chúng tôi chỉ là cỏ Không sinh ra được quả Ngọt ngào như nhãn, na… Chúng tôi chỉ sinh ra Những quả sương như thế Để yên vậy ngắm chơi Đừng hái đi bạn nhé!
(Quả sương)
Nghe và trò chuyện cùng cỏ, gọi sương là loại quả mình yêu thương. Sự kì diệu đó chỉ có ở tâm hồn trẻ thơ. Cũng như chỉ trẻ thơ mới rủ ông mặt trời cùng chơi nhảy dây:
Có dây lại vắng bạn
Nhảy một mình chẳng vui! Muốn rủ cây, cây bảo: Chân chôn dưới đất rồi!!! A! May quá! Thích quá! Đã có ông mặt trời! Trong vòng dây vun vút Ông cùng em nhảy đôi!
Nhảy với ông, thật vui! Nhưng mà chói mắt quá! Em phải nghiêng nghiêng đầu Ông thở… ấm cả má!!!
(Nhảy dây)
Trong bài thơ không có câu hỏi đáp nhưng người đọc có thể dẽ dàng nhận ra lời trò chuyện thân mật của bé với cây, với ông mặt trời. Chỉ qua ánh mắt bé có thể biết cây nói gì, ông mặt trời có thể làm bạn cùng chơi với bé được không, ông mặt trời thở ấm như thế nào… Giao tiếp cùng thiên nhiên là năng lực chỉ có ở tâm hồn trẻ nhỏ.