1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đặc sắc nghệ thuật tác phẩm Người nhạc sĩ mù của Vladimir Galacchionovich Korolenco

114 1,2K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 573,5 KB
File đính kèm Bìa, phụ lục, bảng ......rar (43 KB)

Nội dung

1. Lý do chọn đề tài 1.1. Đất nước Nga miền đất chiếm 16 diện tích toàn thế giới được biết đến với vị trí đặc biệt trên trường quốc tế. Với nền văn học giàu tính tư tưởng nhân bản, tính cộng đồng nhân loại, văn học Nga có ảnh hưởng không hề nhỏ đến nền văn chương toàn thế giới và trong đời sống văn hóa tinh thần của xã hội loài người. Với bạn đọc Việt Nam các tác phẩm văn học Nga ưu tú luôn là những kiểu mẫu của một nền văn học chân chính cách mạng. Thế kỷ XIX được gọi là “thế kỷ vàng” của văn học Nga, M. Gorki gọi đó là “một hiện tượng kỳ diệu” bởi tốc độ phát triển vô cùng nhanh chóng cả về chất và lượng. Đây là thời đại của thiên tài với những sáng tạo, cách tân nghệ thuật vĩ đại nhằm biểu hiện nội dung, tư tưởng sâu sắc, tinh thần nhân văn với ý thức xã hội dân chủ. Bên cạnh những cây bút tiêu biểu như: A.X.Puskin, P.Doxtoiepxki, Lep Tonxtoi, A.Sekhop, nhà văn Vladimir Galacchionovich Korolenco (1853 1921) cũng đã góp phần làm nên sự ngời sáng của nền văn học hiện thực Nga tràn đầy tinh thần, dân chủ và nhân đạo. Sáng tác của ông đa dạng từ tiểu thuyết đến truyện vừa, truyện ngắn, bút ký, ghi chép… Tiêu biểu trong đó là những tác phẩm như: Người nhạc sĩ mù, loạt truyện ngắn về Sibir – nơi ông bị Sa hoàng đày ải nhiều năm; loạt truyện và ghi chép về nước Mỹ… Các tác phẩm của Korolenco sáng lên lòng tin vào con người, hy vọng ở tương lai. Chính lòng tin, hy vọng ấy tạo nên những bức tranh lung linh muôn màu muôn sắc của Korolenco. 1.2. Người nhạc sĩ mù là một trong những tác phẩm hay nhất, xuất sắc nhất trong sự nghiệp cầm bút của Korolenco. Tác phẩm được sáng tác năm 1886 và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau, có tầm ảnh hưởng rất lớn đến tâm tư tình cảm cũng như khát vọng cuộc sống của biết bao thế hệ bạn đọc. Tại Việt Nam, tác phẩm được giới thiệu qua bản dịch của dịch giả Nguyễn Văn Sỹ do nhà xuất bản Văn học ấn hành năm 2000. Chỉ với hơn 200 trang sách, thế nhưng Người nhạc sĩ mù mang trong nó những giá trị cao cả về lẽ sống, về cái tốt, cái đẹp. Nhân dân và tinh thần nhân dân là xuất phát điểm và cũng chính là đích đến của những giá trị tốt đẹp ấy. Từ những câu chuyện đời thường của cuộc sống nhà văn khái quát lên những câu chuyện của nhân dân, câu chuyện của nhân loại loài người nhằm hướng đến cái đích của sự hòa hợp nơi trái tim, tâm hồn với hiện thực. Năm 1960, tại Nga bộ phim Nhạc sĩ mù của đạo diễn Tatyana Lukashevich được chuyển thể từ tác phẩm cùng tên của nhà văn V.Korolenco được sản xuất và nhận được sự đón nhận nồng nhiệt của nhân dân Nga và những người yêu mến văn học, điện ảnh Nga. 1.3. Sự yêu thích văn học Nga, sự hứng thú với những giá trị cao đẹp mà văn học Nga nói chung, văn chương Korolenco nói riêng đem lại là niềm thôi thúc để người viết quyết định lựa chọn đề tài “Đặc sắc nghệ thuật tác phẩm Người nhạc sĩ mù của Vladimir Galacchionovich Korolenco”. Việc thực hiện đề tài này mang nhiều ý nghĩa khoa học cũng như giúp ích rất lớn cho người nghiên cứu trong thực tiễn giảng dạy bộ môn Ngữ văn, giúp người nghiên cứu có thêm được nhiều vốn hiểu biết hơn về văn học, văn hóa Nga để có thể tăng cường nguồn tri thức văn chương, xây dựng nguồn cảm hứng văn học nước ngoài đến với người học.

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Đất nước Nga - miền đất chiếm 1/6 diện tích toàn thế giới được

biết đến với vị trí đặc biệt trên trường quốc tế Với nền văn học giàu tính tư tưởng nhân bản, tính cộng đồng nhân loại, văn học Nga có ảnh hưởng không

hề nhỏ đến nền văn chương toàn thế giới và trong đời sống văn hóa tinh thần của xã hội loài người Với bạn đọc Việt Nam các tác phẩm văn học Nga ưu tú luôn là những kiểu mẫu của một nền văn học chân chính cách mạng

Thế kỷ XIX được gọi là “thế kỷ vàng” của văn học Nga, M Gorki gọi

đó là “một hiện tượng kỳ diệu” bởi tốc độ phát triển vô cùng nhanh chóng cả

về chất và lượng Đây là thời đại của thiên tài với những sáng tạo, cách tân nghệ thuật vĩ đại nhằm biểu hiện nội dung, tư tưởng sâu sắc, tinh thần nhân văn với ý thức xã hội dân chủ Bên cạnh những cây bút tiêu biểu như: A.X.Puskin, P.Doxtoiepxki, Lep Tonxtoi, A.Sekhop, nhà văn Vladimir Galacchionovich Korolenco (1853 - 1921) cũng đã góp phần làm nên sự ngời sáng của nền văn học hiện thực Nga tràn đầy tinh thần, dân chủ và nhân đạo Sáng tác của ông đa dạng từ tiểu thuyết đến truyện vừa, truyện ngắn, bút ký,

ghi chép… Tiêu biểu trong đó là những tác phẩm như: Người nhạc sĩ mù,

loạt truyện ngắn về Sibir – nơi ông bị Sa hoàng đày ải nhiều năm; loạt truyện

và ghi chép về nước Mỹ… Các tác phẩm của Korolenco sáng lên lòng tin vào con người, hy vọng ở tương lai Chính lòng tin, hy vọng ấy tạo nên những bức tranh lung linh muôn màu muôn sắc của Korolenco

1.2 Người nhạc sĩ mù là một trong những tác phẩm hay nhất, xuất sắc

nhất trong sự nghiệp cầm bút của Korolenco Tác phẩm được sáng tác năm

1886 và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau, có tầm ảnh hưởng rất lớn đến tâm tư tình cảm cũng như khát vọng cuộc sống của biết bao thế hệ bạn đọc Tại Việt Nam, tác phẩm được giới thiệu qua bản dịch của dịch giả

Trang 2

Nguyễn Văn Sỹ do nhà xuất bản Văn học ấn hành năm 2000 Chỉ với hơn 200

trang sách, thế nhưng Người nhạc sĩ mù mang trong nó những giá trị cao cả

về lẽ sống, về cái tốt, cái đẹp Nhân dân và tinh thần nhân dân là xuất phát điểm và cũng chính là đích đến của những giá trị tốt đẹp ấy Từ những câu chuyện đời thường của cuộc sống nhà văn khái quát lên những câu chuyện của nhân dân, câu chuyện của nhân loại loài người nhằm hướng đến cái đích của sự hòa hợp nơi trái tim, tâm hồn với hiện thực

Năm 1960, tại Nga bộ phim Nhạc sĩ mù của đạo diễn Tatyana

Lukashevich được chuyển thể từ tác phẩm cùng tên của nhà văn V.Korolenco được sản xuất và nhận được sự đón nhận nồng nhiệt của nhân dân Nga và những người yêu mến văn học, điện ảnh Nga

1.3 Sự yêu thích văn học Nga, sự hứng thú với những giá trị cao đẹp

mà văn học Nga nói chung, văn chương Korolenco nói riêng đem lại là niềm

thôi thúc để người viết quyết định lựa chọn đề tài “Đặc sắc nghệ thuật tác

phẩm Người nhạc sĩ mù của Vladimir Galacchionovich Korolenco” Việc

thực hiện đề tài này mang nhiều ý nghĩa khoa học cũng như giúp ích rất lớn cho người nghiên cứu trong thực tiễn giảng dạy bộ môn Ngữ văn, giúp người nghiên cứu có thêm được nhiều vốn hiểu biết hơn về văn học, văn hóa Nga để

có thể tăng cường nguồn tri thức văn chương, xây dựng nguồn cảm hứng văn học nước ngoài đến với người học

2 Lịch sử vấn đề

V.Korolenco không phải một tác giả mới ở Việt Nam, ông là một trong

số những nhà văn nước ngoài có nhiều tác phẩm được dịch và giới thiệu Năm

1977, tập truyện Những đốm lửa được hai tác giả Nguyễn Hải Hà và Hà

Minh Thắng tuyển chọn, dịch, do nhà xuất bản Văn học ấn hành Tác phẩm

Người nhạc sĩ mù do dịch giả Nguyễn Văn Sỹ dịch được nhà xuất bản Văn

học ấn hành đến với bạn đọc yêu thích văn học nước ngoài nói chung, văn

Trang 3

học Nga nói riêng Nhưng những công trình nghiên cứu về ông cũng như sự nghiệp văn chương của ông ở Việt Nam chưa thật sự dồi dào so với tầm vóc của ông cũng như so với các nhà văn cùng thời Có những lời nhận xét về tác phẩm, phong cách, bút pháp của ông, song chỉ dừng lại ở những lời kể tên trong khuôn khổ các giáo trình, lời giới thiệu cho mỗi lần xuất bản tác phẩm.

Do hạn chế về mặt ngoại ngữ, nên chúng tôi chủ yếu tiếp cận với nguồn tài liệu bằng tiếng Việt có liên quan đến tác giả Korolenco cũng như đề tài của mình Trên cơ sở đó, chúng tôi xin điểm lại một số đặc điểm về tình hình tiếp nhận Korolenco và các ý kiến phê bình, nhận xét về tác giả cũng như sự nghiệp sáng tác của ông

Đánh giá về tài năng của V.Korolenco, nhà văn M.Gorki đã từng nói nhiều đến sự ảnh hưởng của Korolenco đối với hoạt động văn học của mình:

“Korolenco là người đầu tiên đã nói với tôi những lời chắc nịch về ý nghĩa của hình thức, về vẻ đẹp của câu văn, tôi đã ngạc nhiên về sự thật giản dị, dễ hiểu của những lời nói đó và khi nghe ông nói tôi sợ hãi cảm thấy rằng nghề văn chẳng phải là một công việc dễ dàng.” [11;108]

Trong bài hồi ký về Korolenco, M.Gorki cũng viết: “Mỗi lần nói chuyện với ông, trong lòng tôi càng đậm nét hình ảnh của một người nhân đạo chủ nghĩa vĩ đại Trong giới những người có học thức của nước Nga tôi chưa gặp một người nào khao khát khôn nguôi “Sự thật – công lý” như vậy, chưa gặp một người nào cảm thấy được một cách thấm thía như vậy sự cần thiết phải thể hiện sự thật ấy trong cuộc sống” [11;116]

Còn nhà văn Xeraphimovich cũng cho rằng tác phẩm của Korolenco đã gây nên “một ấn tượng không cưỡng được” và thúc đẩy ông bước chân vào địa hạt văn chương nghệ thuật [11;108]

Nhà cách mạng người Nga Mikhai Ivanovich Kalinin có nhận xét về

nhà văn V.Korolenco và tác phẩm Người nhạc sĩ mù : “ Nghệ sĩ ngôn từ vô

Trang 4

cùng vĩ đại Korolenco trong truyện Người nhạc sĩ mù của mình đã chỉ rõ

rằng hạnh phúc của con người riêng rẽ là đáng ngờ và bấp bênh biết chừng nào…Con người…chỉ có thể là có hạnh phúc khi cả tâm hồn, thể xác và trái tim mình hòa hợp với giai cấp mình và chỉ khi đó cuộc sống của anh ta mới đầy đủ và trọn vẹn” [11;99]

Nhân dịp kỉ niệm 60 năm ngày sinh của Korolenco, báo “Sự thật” viết bài đánh giá cao vai trò của ông “Những người như Korolenco rất hiếm và quý Chúng ta kính trọng ông, một nghệ sĩ tinh tế, có tác dụng thức tỉnh, nhà văn công dân, nhà văn dân chủ” [11;113]

Hơn bốn mươi năm cầm bút, Korolenco đã thực hiện đúng với lý tưởng

và ước nguyện cuộc đời ông: “Cho đến trọn đời tôi sẽ chiến đấu bằng ngòi bút” Và tiếng hát của tâm hồn luôn khát khao tự do, khát khao dân chủ và hết lòng vì nhân dân ấy đã được cất lên một cách mạnh mẽ từ sau hàng rào ngục tù tàn bạo của chế độ Nga hoàng những năm cuối thế kỷ XIX

Trong giáo trình “Lịch sử văn học Nga” của các tác giả Nguyễn Hồng Chung, Nguyễn Kim Đính, Nguyễn Hải Hà, Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Trường Lịch, Huy Liên (Nxb Giáo dục Việt Nam, 2012) khi viết về lịch sử văn học Nga giai đoạn nửa sau thế kỷ XIX có nhắc đến nhà văn V.Korolenco

nhưng hết sức ngắn gọn và chưa có sự đề cập nào đến tác phẩm Người nhạc

sĩ mù, giáo trình có viết:

“Thực vậy, có điều đặc biệt, các nhà phê bình lý luận đã trở thành những người dẫn đường cho nền văn học đồng thời họ lại chính là những nhà lãnh đạo phong trào cách mạng đương thời: Bielinxki, Secnusepxki, Đobroliubop, Pixarep, Nhecraxop… Một số người khác tuy không trực tiếp hoạt động cách mạng, nhưng họ luôn luôn giương cao ngọn cờ lý tưởng tự do bằng cách phát ngôn cổ vũ những tư tưởng tiên tiến qua tác phẩm của mình:

Trang 5

“Càng về cuối thế kỷ, cuộc đấu tranh càng mãnh liệt Văn học nghệ thuật trở thành một diễn đàn cách mạng đầy hiệu lực mà nhà thơ phải là người công dân Cũng từ nơi đày ải hàng loạt nhà văn bị tù đày đến tàn héo như Secnunepxki phải 20 năm khổ sai, Doxtoiepxki, Tkasop, Korolenco…phải hàng chục năm lưu đày tận chốn Xibia giá lạnh Nhiều người đã không sao chịu nổi chế độ cảnh sát khủng bố hà khắc phải bỏ ra nước ngoài đành ngậm ngùi xa quê hương như Ghecxen, Tuocghenhep Khủng khiếp hơn, Glep Uxpenxki đã phát điên lên vì quá u uất sầu muộn khi nghĩ đến nỗi khổ đau của nhân dân.

Korolenco đã viết một cách đau đớn đầy mỉa mai: Khi có một nhà văn Nga chết, dù nhà văn thuộc cỡ nào, thì hẳn là ở thế giới bên kia, ông ta cũng như bất kỳ kẻ bị cáo nào, trước hết sẽ bị hỏi: Đã từng bị khổ sai chưa? Có bị đày đi Xibia không? Đã ở tù chưa? Có bị chính quyền trục xuất không? Hay ít

ra, có phải chịu sự kiểm soát của cảnh sát công khai hay bí mật không? Và hiếm có một người nào trong anh em chúng ta có thể thành thật trả lời: chưa

hề bị khổ sai, chưa bị xét xử và theo dõi, chưa bị quản thúc cả công khai lẫn

“Bàn về sự phong phú của thể loại văn học giai đoạn này, không thể không nhắc tới sự nở rộ của truyện ngắn và ký sự Phải kể đến công lao to lớn

của Tuocghenhep, với tập truyện ký nổi tiếng Bút ký người đi săn, nhà văn

đã mở ra một chân trời rộng lớn cho thể loại văn học linh hoạt này phát triển

Cũng sinh ra từ Chiếc áo khoác của Gogon qua Tuocghenhep, Grigorevich

đến Xedrin, Sekhop, Korolenco, truyện và ký văn học hiện thực Nga không chỉ góp phần phê phán quyết liệt giai cấp thống trị đương thời và bày tỏ mối đồng cảm sâu sắc với số phận đắng cay của đông đảo dân nghèo từ thành thị đến nông thôn, mà còn khơi dậy ý thức về vai trò con người, hướng tới cái

Trang 6

đẹp trong cuộc sống, “đẹp trong tâm hồn và đẹp cả ở thể chất con người” như mong muốn của Sekhop” [5;255,256]

Trong giáo trình Văn học Nga ( Đỗ Hải Phong chủ biên, Hà Thị Hòa)

có dẫn: “Từ những năm 1890, truyện ngắn và truyện vừa dần dần thay thế địa

vị độc tôn của tiểu thuyết trong văn xuôi Nga, các nhân vật không còn kỳ vĩ nữa mà trở thành những con người bình thường trong cuộc sống đời thường, chủ nghĩa hiện thực chuyển mình trong những cuộc tìm tòi đổi mới theo các khuynh hướng đa dạng từ chủ nghĩa tự nhiên cho đến các trào lưu hiện đại chủ nghĩa, chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa…

Tiêu biểu cho khuynh hướng này là các cây bút truyện ngắn và truyện vừa như: N.Leskov (1831 – 1895), V.Korolenko (1853 – 1921), A Chekhov (1860 -1904), A Kuprin (1870 -1938), A Serafimovich ( 1863 -1949), M Gorki (1868 – 1936), I Bunin (1870 -1953), L Andreev (1871 – 1919).”

Trong Lời giới thiệu tiểu thuyết Những đốm lửa của Korolenco, Nxb

Văn học, Hà Nội, 1977, tác giả Nguyễn Hải Hà có dành một dung lượng không hề nhỏ để nhắc đến cuộc đời, sự nghiệp của V.Korolenco Có thể nói, đến thời điểm hiện tại đây là công trình nghiên cứu đầy đủ nhất về V Korolenco tại Việt Nam Trong lời giới thiệu đó, tác giả có nói đến cảm hứng

chủ đạo cũng như nội dung cơ bản của Người nhạc sĩ mù Tuy nhiên, tất cả

chỉ dừng lại ở những giới thuyết ban đầu mà chưa đi sâu tìm hiểu tác phẩm một cách cụ thể

Trong “Từ điển tác gia tác phẩm văn học và sân khấu nước ngoài” do tác giả Hữu Ngọc chủ biên (Nxb Văn Hóa, Hà Nội, 1982) có nhắc đến Korolenco: “Korolenco Vladimir Galaktionovitsh 1853 – 1921: Nhà văn Nga, Liên Xô Bố là thẩm phán Nga, mẹ là con gái một địa chủ Ba Lan Học trường mỏ Có tư tưởng dân túy, bị đày đi Sibir 1880 – 1884 do tham gia phong trào sinh viên phản đối chính phủ Sáng tác những truyện hiện thực ( từ

Trang 7

1880) Cô gái kỳ lạ (1880) xây dựng hình tượng một nữ sinh viên làm cách

mạng dân túy, dũng cảm, bị lưu đày – phê phán chủ nghĩa bè phái và sự thiếu kiên nhẫn của nhân vật trong quan hệ với nhân dân chưa hiểu mình Truyện

ngắn Giấc mơ của bác Makar (1885) phản ánh đời sống khổ cực ở nông thôn

Nga, người nông dân và niềm hy vọng của họ Ở Nơi lưu đày về, Korolenco

ghi lại những ấn tượng của cuộc sống ở Sibir như truyện Giữa đám người hư

(1885) miêu tả những con người tuy ở dưới đáy xã hội, nhưng vẫn tự trọng và yêu tự do Vào buổi thoái trào của chủ nghĩa dân túy, Korolenco viết truyện

Rừng động (1888) miêu tả sự phẫn nộ của nông nô dấy lên thành bão táp

Truyện Người nhạc sĩ mù (1886) miêu tả tâm lý phức tạp của một người mù

bẩm sinh, khắc phục được nỗi bất hạnh riêng khi hiểu rằng nỗi khổ của nhân dân lớn gấp trăm lần, do đó đem hết tài năng ra phục vụ nhân loại Vào đầu

những năm 90, khi phong trào dân chủ lên cao, Korolenco viết truyện Dòng

sông cuộn sóng (1891) Trong Đất khách quê người (1895) một anh nông dân

dời bỏ quê hương đói nghèo để sang Mỹ tìm một cuộc sống tốt đẹp hơn, thất vọng vì một nước tư bản trong đó người ta tự do cắn xé nhau và anh ước ao trở về tổ quốc, cảm thấy gắn bó với những người lao động tác phẩm ưu tú

của Korolenco là tập hồi ký Lịch sử người cùng thời của tôi (1906 -1922), 4

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Với mục đích tìm ra những đặc sắc nghệ thuật tác phẩm Người nhạc sĩ

mù của V.G.Korolenco chúng tôi đề ra những nhiệm vụ cụ thể của luận văn

này, bao gồm:

Xác định: Nghệ thuật xây dựng nhân vật

Miêu tả thiên nhiên

Vấn đề người kể chuyện

Trang 8

Từ những yếu tố trên, luận văn đưa ra những lý giải ý nghĩa tác phẩm – trong dụng ý nhà văn cũng như trong tính độc lập tự thân của tác phẩm, sau nữa, khẳng định giá trị của tác phẩm – sản phẩm sáng tạo nghệ thuật thiên tài của Korolenco.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đặc sắc nghệ thuật tác phẩm Người nhạc sĩ mù của Korolenco là đối

tượng nghiên cứu của luận văn này

Người viết sẽ đi vào khảo sát và phân tích những đặc sắc về nghệ thuật

của tác phẩm Người nhạc sĩ mù qua bản dịch từ nguyên tác tiếng Nga do

Nguyễn Văn Sỹ dịch (nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 2000)

Trong quá trình nghiên cứu, người viết sẽ có sự liên hệ mở rộng với các tác phẩm cùng thời, cùng chủ đề của tác giả cũng như các nhà văn khác

5 Phương pháp nghiên cứu

Từ những nhiệm vụ trên của đề tài, chúng tôi chọn hướng tiếp cận thi pháp học văn bản Trong quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi còn sử dụng những phương pháp cụ thể như:

- Phương pháp phân tích: nhằm phát hiện và minh chứng những mối liên hệ bên trong của nghệ thuật tác phẩm

- Phương pháp thống kê – phân loại: đưa ra các số liệu cụ thể

- Bên cạnh đó các thao tác phê bình tiểu sử, so sánh – lịch sử cũng được

áp dụng trong một số trường hợp Những thao tác này sẽ cho thấy mối liên hệ của tác phẩm với thời đại cũng như tác giả, xác định đặc trưng phong cách của Korolenco so với các nhà văn cùng thời

6 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn của chúng tôi gồm có ba chương:Chương 1: Xây dựng nhân vật

Chương 2: Miêu tả thiên nhiên

Chương 3: Người kể chuyện

Trang 9

Chương 1 XÂY DỰNG NHÂN VẬT

1.1 Khái quát hệ thống nhân vật trong Người nhạc sĩ mù

1.1.1 Khái niệm nhân vật văn học

Nhân vật văn học là con người được miêu tả trong văn học bằng phương tiện văn học Nhân vật chính là hình ảnh con người thực ngoài đời, được khúc

xạ qua lăng kính chủ quan của nhà văn và hiện lên trong tác phẩm thông qua các phương tiện nghệ thuật Văn học không thể thiếu nhân vật, bởi vì đó là hình thức cơ bản để qua đó văn học miêu tả thế giới một cách hình tượng

Nhân vật văn học được xem như một sản phẩm được tạo nên từ những phương tiện hình thức đặc trưng của nghệ thuật ngôn từ Đó chính là nơi để nhà văn thể hiện tài năng nghệ thuật của mình, cũng như bày tỏ quan điểm về cuộc sống, về con người Việc sử dụng các phương tiện nghệ thuật khác nhau, mỗi tác giả sẽ tạo nên một nhân vật có những giá trị và số phận riêng trước những thử thách nghiệt ngã của thời gian và công chúng

Nhân vật văn học không chỉ là nơi bộc lộ tư tưởng chủ đề tác phẩm mà còn là nơi tập trung các giá trị nghệ thuật của tác phẩm văn học Sự thành bại của nhà văn, của tác phẩm phụ thuộc và chịu sự ảnh hưởng không hề nhỏ của việc xây dựng nhân vật và thế giới nhân vật Nhân vật là đứa con tinh thần, là sản phẩm từ vốn sống của mỗi nhà văn; là nơi tập trung thể hiện rõ nhất những quan điểm của nhà văn về cuộc sống Vì vậy, giữa nhân vật và nhà văn

có mối quan hệ rất đặc biệt Nhà văn có thể hóa thân vào cuộc đời nhân vật, hành động theo cách của nhân vật được thể hiện trong tác phẩm Ngược lại, nhân vật cũng có thể là hình bóng của nhà văn nói tiếng nói tư tưởng, thể hiện ước mơ, khát vọng

Thế giới nhân vật trong tác phẩm văn học bao gồm nhiều nhân vật khác nhau, tạo thành một hệ thống nhân vật có mối quan hệ mật thiết với nhau Chúng không thể tách rời, mà bổ sung hỗ trợ nhau, phản ánh soi sáng lẫn

Trang 10

nhau, được gắn bó trong mối quan hệ giữa nội dung và hình thức để tạo nên một chỉnh thể nghệ thuật, vừa mang tính nghệ thuật vừa mang tính thẩm mỹ.

Khi được nhà văn sáng tạo thành hệ thống, nhân vật đều có nét chung giống nhau, bên cạnh những nét riêng biệt, độc đáo, được sắp xếp theo một trình tự nhất định Mỗi nhân vật là một yếu tố của sự phát triển làm cho hệ thống nhân vật trong tác phẩm luôn chuyển động, sống động như cuộc sống thực, song cao hơn sự thực ấy nhờ những yếu tố nghệ thuật được đưa vào tạo nên tính thẩm mỹ cho nhân vật so với con người thật

Nhân vật văn học có nhiều chức năng , trong đó khái quát các tính cách, số phận con người và các quan niệm về chúng là chức năng quan trọng hàng đầu

Tuy nhiên, tính cách là một hiện tượng xã hội, lịch sử xuất hiện trong hiện thực khách quan Do đó, chức năng khái quát của nhân vật cũng mang tính chất lịch sử Nội dung khái quát của nhân vật không chỉ là tính cách xã hội lịch sử và mảnh đời sống gắn liền với nó mà còn là quan niệm về tính cách và tư tưởng mà tác giả muốn thể hiện

Tính cách nhân vật văn học thường được miêu tả bằng nhiều phương tiện nghệ thuật Các phương tiện nghệ thuật hết sức đa dạng và phong phú Tính cách nhân vật văn học có thể được miêu tả bằng chi tiết nghệ thuật (phong cảnh, môi trường, chân dung, nội thất, về cử chỉ, phản ứng nội tâm, hành vi lời nói…), qua những mâu thuẫn, xung đột, sự kiện, qua việc làm, hành động, ý nghĩ

Nhân vật có thể được miêu tả trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua sự cảm nhận của mọi người xung quanh đối với nhân vật, qua đồ vật, môi trường nhân vật đang sống Tính cách nhân vật còn được thể hiện bằng các phương tiện kết cấu, bằng ngôn ngữ, bằng các phương tiện riêng của thể loại

Trang 11

Phương thức, biện pháp thể hiện tính cách nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật trung tâm, nhân vật chính diện, nhân vật phản diện không thể giống nhau Và sự thể hiện này luôn luôn gắn với phương pháp sáng tác, truyền thống văn học dân tộc, phong cách nhà văn cũng như đặc trưng thể loại…

Trong khắc họa tính cách nhân vật , việc miêu tả chân dung ngoại hình, miêu tả nội tâm, với các trạng thái cảm xúc, cảm giác, các quá trình tâm

lí của nhân vật nhiều khi cả sự miêu tả đồ vật, môi trường , ngôn ngữ nhân vật đều là phương tiện rất quan trọng Việc sử dụng các phương tiện đó đạt hiệu quả nghệ thuật như thế nào trong xây dựng nhân vật thể hiện tài năng cũng như tư tưởng của nhà văn

1.1.2 Hệ thống nhân vật trong Người nhạc sĩ mù

Người nhạc sĩ mù là thiên truyện viết về cuộc đời và số phận nhân vật

cậu bé mù Pie Tuy nhiên, không dừng lại ở việc đi sâu vào nhân vật trung tâm trong tác phẩm, Korolenco còn xây dựng lên những hình tượng nhân vật khác trong mối quan hệ khăng khít, gắn bó Số lượng nhân vật trong tác phẩm không nhiều, chỉ có 15 nhân vật được nhắc tên, còn lại là những nhân vật đám đông, nhân dân Thế nhưng không vì vậy mà tác phẩm không có được tầm vóc lớn lao kỳ vĩ như nó vốn có Bởi lẽ thông qua nhân vật, cuộc đời và tính cách cùng với những biến cố xảy ra với các nhân vật mà người ta có thể tìm cho mình một lẽ sống tốt đẹp, một cái nhìn đa chiều về chính cuộc sống

Theo thống kê khảo sát của chúng tôi, hệ thống nhân vật trong Người

nhạc sĩ mù có thể phân chia thành các loại nhân vật cụ thể như sau:

Nhân vật trung tâm được nhắc đến xuyên suốt toàn bộ tác phẩm, đem lại linh hồn cho tác phẩm không ai khác chính là nhân vật Nhạc sĩ mù Pie

Nhân vật chính “là những nhân vật then chốt của cốt truyện, giữ vị trí quan trọng trong việc thể hiện đề tài, chủ đề và tư tưởng của tác phẩm Nhân vật chính thường xuất hiện nhiều lần trong tác phẩm và được nhà văn khắc

Trang 12

họa đầy đặn bằng những loại chi tiết: chi tiết tiểu sử, chi tiết ngoại hình, chi tiết tính cách và những xung đột… Vì thế, nhân vật chính thường thể hiện rõ nét những cách tân nghệ thuật của nhà văn” [15;193,194] Nhân vật chính xuất hiện và được nói đến trong mối quan hệ gắn bó cùng với nhân vật trung

tâm Trong Người nhạc sĩ mù nhân vật chính là nhân vật Cậu Macxim và cô

bé Evolin

Nhân vật phụ “là những nhân vật giữ vị trí thứ yếu so với nhân vật chính, trong diễn biến cốt truyện, trong quá trình triển khai đề tài, thể hiện tư tưởng và chủ đề của tác phẩm Nhân vật phụ thường gắn liền với những tình tiết sự kiện, tư tưởng có tính chất phụ tự, bổ sung” [15;199] Trong tác phẩm, nhân vật phụ là những nhân vật còn lại như bà mẹ, ông bố, chú bé hầu ngựa Iokhim, bố mẹ cô bé Evolin, ông già Starutchenko, hai cậu con trai, anh chàng học trường sĩ quan, hai người ăn xin mù…và cũng chính là cả đám đông dân nghèo mà Pie được tiếp xúc trong suốt cuộc đời mình

Mỗi nhân vật có một tính cách riêng biệt thể hiện được tư tưởng và quan niệm nghệ thuật của tác giả Ở phần này, chúng tôi sẽ đi sâu phân tích một số nhân vật tiêu biểu nhằm làm rõ nét đặc sắc trong tài năng sáng tạo của Korolenco trên phương diện nghệ thuật xây dựng nhân vật đồng thời là vẻ đẹp tính cách ở từng nhân vật

1.2 Khắc họa vẻ đẹp tính cách các nhân vật chính

Hệ thống nhân vật trong Người nhạc sĩ mù đa dạng và đầy hiện thực

Trong đó mỗi nhân vật hiện lên là một bức chân dung đặc sắc không thể trộn lẫn,mỗi nhân vật đều gắn với một diện mạo cụ thể và chi tiết từ ngoại hình đến tính cách

Với ngòi bút tài hoa , Korolenco đã vẽ lên được những bức tranh sinh động về con người, về cuộc sống mà ở đó những giá trị cao đẹp còn sống mãi bởi lòng tin và ý chí sắt đá về lẽ sống và cuộc đời

Trang 13

1.2.1 Nhân vật cậu Macxim

Để thể hiện vẻ đẹp tính cách cậu Macxim – người có ảnh hưởng rất lớn đến nhân vật trung tâm - nhạc sĩ mù, có thể thấy biện pháp đầu tiên Korolenco vận dụng là khắc họa chân dung tiểu sử của nhân vật

1.2.1.1 Chân dung tiểu sử

Cậu Macxim được giới thiệu là em trai của bà Popenska, thuộc dòng dõi quý tộc danh giá Ông nổi tiếng là một người hay gây gổ nguy hiểm khắp vùng đất Kiep Căm thù giặc Áo, ông sang ý kết bè với Garibandi rồi bị đánh bại trong một trận đánh Ông trở về với thân hình không còn nguyên vẹn với

“trái đùi bên phải bị cụt hẳn, đi đâu cậu cũng phải dùng một chiếc nạng; cánh tay trái bị thương nặng, chỉ còn có thể cố gắng chống tạm được chiếc can”… Lưỡi gươm của quân Áo đã khiến ông trở thành một con người tàn

phế hoàn toàn về thể xác, nhưng tâm hồn dẻo dai trong con người Macxim vẫn hừng hực cháy để sống và chiến đấu với cuộc đời Với thân hình thương tật ấy, ông không hề nản chí và đau xót, căm hận, cho rằng rồi từ đây mình sẽ chẳng có ích gì cho cuộc đời, mà ẩn chứa bên trong là một trái tim cao thượng, chứa đầy nhiệt huyết đang đập mạnh mẽ Trong khối óc con người ấy

có một tinh thần đấu tranh không biết mệt mỏi

Chân dung tiểu sử của cậu Macxim còn được tác giả bổ sung thêm: Macxim là một con người sống không có niềm tin vào đấng siêu nhiên, ông

“vô thần, vô đạo”, có niềm tin mãnh liệt vào ý chí và nghị lực của cá nhân mỗi

con người Việc trở về và gặp gỡ đứa cháu mù tội nghiệp đã hướng hết tâm tư

của con người vốn hiếu động, của một người lính già tàn tật đi theo một chiều

hướng khác hẳn đầy tế nhị “Cậu thường ngồi yên lặng hàng giờ miệt mài hút

thuốc Nhưng giờ đây trong đôi mắt cậu đã ánh lên vẻ suy nghĩ của một người đang lưu tâm quan sát một vật gì mà không còn đau đớn, âm thầm, xót xa”

hơn là lòng thương hại từ những người khác Ông không muốn vòng bao bọc

Trang 14

của gia đình, của tình yêu thương ru ngủ đứa cháu trong tật bệnh và nuôi lớn ý nghĩ cho nó là mình đáng thương và vô dụng với cuộc đời.

Con người ấy khi đã trải qua những biến cố thăng trầm của lịch sử, của chiến tranh, đã trải qua thương đau và mất mát giờ đây không còn hiếu động, bộc phát và hời hợt nữa Ông đã trở thành một con người nghiêm trang hơn, tính nết thuần hơn, nhưng cái lưỡi sắc thép và ý chí nghị lực vẫn còn tồn tại mãi Người chiến sĩ tàn tật ấy cho rằng cuộc sống là một cuộc đấu tranh không ngừng nghỉ, ở đó không có chỗ đứng cho những kẻ tàn phế, cho những tinh thần yếu mềm và phó mặc Con người phải đứng lên đấu tranh giành cho mình chỗ đứng trước cuộc sống ấy và chiến thắng nó

1.2.1.2 Chân dung tinh thần

Ngoài biện pháp khắc họa chân dung tiểu sử , khi xây dựng nhân vật cậu Macxim, Korolenco đặc biệt chú trọng việc khắc họa chân dung tinh thần nhân vật thông qua những hoạt động giáo dục tác động tới sự trưởng thành của Pie

Chứng kiến sự ra đời và hành trình đi tìm giá trị cuộc sống của đứa cháu mù bất hạnh, Macxim không khỏi bận tâm và thương cảm cho số phận Pie Thế nhưng trên hết ông không muốn đứa cháu mù của mình cứ sống mãi một cuộc sống bao bọc, yêu thương Ông không muốn để sự tật nguyền về thể xác cướp đi cuộc sống tinh thần và ý chí nghị lực của nó Người chiến sĩ già

ấy muốn đứa cháu hiểu được giá trị của cuộc sống, của nghị lực và của sự yêu thương chân thành, để bù đắp phần nào cho đôi mắt thiệt thòi và tạo cho cậu

bé một cuộc sống đầy đủ hơn Ông dành hết tâm trí, tư tưởng và nghị lực, tinh thần sẵn có của mình để dạy dỗ và làm phát triển mọi năng khiếu tự nhiên của đứa cháu, để bù đắp nỗi bất công mà số mệnh trao đến cho nó

Ông luôn cố gắng tìm tòi, nghiên cứu sách vở nghiên cứu về sinh lý, tâm lý và khoa học sư phạm Ông đem nghị lực, lòng say mê để nghiên cứu,

Trang 15

để không còn những ý nghĩ cho rằng mình đã tàn phế, không còn đủ sức để

đấu tranh cho cuộc sống, những suy nghĩ chua chát về thân phận “Con sâu bò

trong đám cỏ bụi”… Con người vốn vô thần vô đạo ấy tin rằng, tạo hóa đã

không cho đứa cháu mình đôi mắt để nhìn, nhưng tạo hóa cũng không nỡ

cướp đi nốt các giác quan của nó Ông cũng tin rằng, mình được “tạo hóa”

giao cho nhiệm vụ làm phát triển mọi năng khiếu tự nhiên của đứa cháu, đem

cái tinh thần và ảnh hưởng của mình để bù đắp cho nỗi bất công của “số

mệnh” với đứa cháu “Trong hàng ngũ những người chiến đấu cho lý tưởng cao quý, tên lính mới này sẽ thay cậu, một tên lính mà nếu cậu, một người tàn tật tội nghiệp không can thiệp vào, trong tương lai sẽ không làm được việc gì

có ích cho ai hết” Ông - người bạn già của Garibandi nghĩ bụng: “ Biết đâu đấy Người ta có thể không cần gươm giáo mà vẫn đấu tranh được Rất có thể đứa bé bị số mệnh bất công làm thương tổn này, một ngày kia sẽ giơ cái thứ vũ khí hợp với năng lực của nó để bảo vệ những kẻ đau khổ cùng bị cuộc sống hắt hủi Và như vậy, ta đây, một tên lính già tàn tật, ta cũng sẽ không đến nỗi là kẻ sống thừa, trong cái thế giới này…”

Nhận thấy những biến cố, những tác động của cuộc sống đã khiến cho trái tim, đôi mắt và lòng ham muốn được nhìn thấy ánh sáng của đứa cháu mù

bị kích thích một cách mạnh mẽ, cậu Macxim ra sức tìm tòi và lên kế hoạch cho những dự định để thay đổi đứa bé từ những sở thích, thói quen cho đến việc rèn luyện, học tập hay những cuộc gặp gỡ…

Lúc đầu, ông tạo nên một cuộc sống êm đềm, yên bình cho đứa cháu

bằng việc cố gắng tránh “mọi ấn tượng bên ngoài” đến với nó Ông cho rằng

cần phải để cho Pie quên không nghĩ đến ánh sáng nữa, phải để cho nó quen với đôi mắt bị mù của mình, gạt đi những ấn tượng bên ngoài có thể gợi cho

nó những câu hỏi vô ích… để khiến nó không còn cảm thấy thiếu thốn về cảm giác Con người vô thần ấy vẫn mang trong mình niềm tin có thể xoay chuyển

Trang 16

cuộc đời đứa cháu mù theo chiều hướng yên bình Bởi khi đó, ông chưa hiểu được rằng những xúc động mạnh mẽ của một tâm hồn khao khát được khám phá, được tìm hiểu cuộc sống và mạnh mẽ hơn là khao khát nhìn thấy ánh sáng kia cũng chính là một số mệnh mà tạo hóa đã đưa vào tâm hồn của đứa cháu mù bất hạnh Ông cũng chưa nhận ra cuộc sống yên bình, đầy đủ không khiến Pie phải phiền muộn về những thiếu thốn lo âu của cơm gạo, nhưng chính cuộc sống ấy cũng làm cái lỗi điệu bên trong con người Pie vang lên ngày càng rõ rệt Pie khao khát được thỏa mãn, được tìm lối thoát cho những sức mạnh đang tiềm tàng trong con người mình mà tạo hóa đã ban cho như việc cướp đi ánh sáng của đôi mắt.

Tưởng chừng cuộc sống cứ như thế mà tiếp tục với những êm đềm, tâm hồn Pie cũng như được vây kín trong một giấc mơ say dịu, bình thản Thế nhưng chính Macxim, chính ông lại là người đầu tiên không thể chịu đựng được cái không khí lặng lẽ ấy Đến một thời điểm nhất định, ông nhận thấy đã đến lúc cần thiết phải tôi luyện tâm hồn cho đứa cháu để nó có thể chống đỡ

và đấu tranh được với cuộc sống mà nó cần nắm lấy Bởi cuộc sống bên ngoài kia không chỉ có sự êm đềm, nó không như một giấc mơ đầy mộng mị mà cuộc sống ấy đang quằn quại với biết bao sóng gió, sục sôi và đau khổ Hiện thực không mơ ảo như lớp sương khói một màu Nó chao đảo, xoáy lộn với bao thăng trầm mà con người ta phải cố gắng, phải nghị lực để đấu tranh và chiến thắng nó

Lẽ sống của một con người không cho phép bản thân được thờ ơ với cuộc sống của bản thân, của đứa cháu, không cho phép mình sống vô ích đã buộc ông càng phải cố gắng làm cho đứa cháu mù hiểu được hơn ai hết giá trị của cuộc sống và của bản thân mình

Mong muốn có thể dùng ý chí, lòng quyết tâm cũng như tình thương yêu của bản thân truyền cho đứa cháu mù hiểu được lẽ sống, tìm được chỗ

Trang 17

đứng trong cuộc sống, Macxim đã cố gắng vạch ra cho Pie một lối sống riêng

để đứa cháu có thể sống thả theo sức mạnh của riêng nó Từ những thói quen, niềm yêu thích nghe tiếng tiêu mỗi chiều của chú bé hầu ngựa Iokhim, đến cây đàn dương cầm đầy mê hoặc hay những biến cố của cuộc sống bất cứ lúc nào có thể xảy đến… Và buổi gặp gỡ giữa Pie và Evolin trên ngọn đồi thảo nguyên như một bước ngoặt trong tâm lý đứa cháu tội nghiệp Trong sâu xa tâm hồn thơ ấu của nó đang có một sức mạnh xa lạ nào tung hoành, một tinh thần đang phát triển hoàn toàn độc lập Macxim lo lắng cho số phận mai sau

của “người học trò bé nhỏ”, lo sợ những nhu cầu mới của cuộc sống, của tuổi

trẻ và của ước mơ sẽ gây cho nó những nỗi đau đớn mà bản thân ông không thể cai quản, không thể kiểm soát được nữa Ông cứ cố gắng tìm ngọn ngành của vấn đề, liệu nó có thể bắt nguồn từ đâu để hy vọng có thể ngăn chặn nó lại cho đứa cháu đáng thương của cậu khỏi đau khổ Thế nhưng cuộc sống ngày một phức tạp như chính nó đã tạo nên, con người luôn có nhu cầu tìm hiểu và khám phá cuộc sống của chính mình Với một người bình thường đó là một ước muốn tất yếu và với cậu bé mù Pie thì càng trở nên nhức nhối Mặc dù,

Macxim đã cố gắng hết sức tìm cách để tránh đi những “ấn tượng bên ngoài”

có thể tác động đến đứa cháu Nhưng ông cũng không thể kìm hãm nổi cái thôi thúc từ bên trong của nhu cầu chưa được thỏa mãn của nó Ông chỉ có thể trì hoãn không đánh thức sớm cái nhu cầu đó, không làm tăng thêm quá sớm nỗi đau khổ của nó mà thôi

Việc ông để cho gia đình Stavrutchenko đến thăm là phát súng đầu tiên

mà Macxim muốn ném thẳng vào trái tim và tâm hồn Pie khi nó còn đang được ru ngủ bởi những yêu thương và bao bọc Pie cần phải hiểu được những khát khao của tuổi trẻ được cống hiến, được sống hết mình với những ước

mơ, hoài bão Anh cũng cần phải hiểu được cuộc sống của những người xung quanh mình với những câu chuyện cuộc sống bên ngoài với niềm vui hay đầy

Trang 18

đau khổ, đầy giông bão mà anh chưa bao giờ được nghe, được thấy Macxim cương quyết để cho những ấn tượng mạnh mẽ ấy đến với trái tim Pie, đến với cái thế giới huyền ảo mà Pie đang chìm đắm trong đó đầy mê hoặc Những ấn tượng ấy đến quá nhanh, quá mạnh làm rung chuyển cả thế giới tinh thần của Pie Macxim nhận thấy điều ấy, nhưng tất cả đều đã nằm trong dự định, trong

kế hoạch của ông Mọi người đều thấy sự tàn nhẫn nơi Macxim khi cố gắng chọc thủng bức màn mà Pie đang được bao bọc bấy lâu nay Với bà Anna –

mẹ Pie thì dù là giả dối nhưng ít nhất con trai bà vẫn được vui vẻ sống… Nhưng với Macxim, người lính già ấy không mơ ước một cuộc đời bình thản cho đứa cháu mù, ông mơ ước nó có được một cuộc sống đầy đủ mọi mặt một cách đúng nghĩa nhất như bất cứ người bình thường nào khác Ông nghĩ đến quá khứ của bản thân với những điều mình đã trải qua và sớm bị cướp mất, ông mơ đến cuộc đời sôi nổi, đến chiến đấu Ông mơ đứa cháu mù tội nghiệp của mình cũng có thể làm được điều đó Và để hun đúc cho nó những nghị lực phi thường ấy, Macxim liều mình để cho Pie hứng lấy những xúc cảm mạnh

mẽ, dù cho tâm hồn có bị đảo lộn Chỉ mong nhờ những xúc cảm ấy khiến đứa cháu hiểu được những giá trị của bản thân, hiểu được cuộc sống để chiến đấu và trưởng thành

Chính những quyết định gặp gỡ, những chuyến đi mà Macxim sắp xếp

để Pie được trải nghiệm, được cảm nhận ấy không những khiến bản thân Pie

có những xáo trộn trong tâm hồn mà với tất cả những người trẻ, không khỏi

mơ ước và hấp dẫn Cô bé thông minh, xinh đẹp Evolin cũng đã bị những cơn sóng mạnh mẽ của tuổi trẻ ấy cuốn đi một cách vô thức, cô thấy trước mắt

mình “lấp lánh biết bao nhiêu triển vọng xa xôi, mở rộng ra trong một thế

giới mênh mông, sục sôi đầy hoạt động.” Thế giới ấy đầy lôi cuốn với những

hình ảnh huy hoàng, thế giới ấy không có những con người như Pie Macxim

lo lắng và ông thầm đoán định được cái thế giới sôi động ấy rồi sẽ cuốn cả cô

Trang 19

bé Evolin đi xa Pie Lương tâm ông không để cho mục đích cá nhân cướp đi tương lai của một ai khác Ông để cho Evolin được lựa chọn cuộc sống cho bản thân mình Có thể sẽ là một nỗi đau cho Pie, nhưng có là gì khi trái tim cậu có thể hiểu thấu được những quy luật của cuộc đời.

Cuộc sống với những biến cố của chính nó và bản thân con người không thể nắm bắt hết được và cuộc sống ấy cũng đột nhiên xen vào đường lối giáo dục của Macxim một cách hết sức bất ngờ Trái tim hồi hộp, tâm hồn ngập tràn cảm xúc có niềm hạnh phúc, có nỗi đau và cả sự thấm thía trong trái tim Pie trước những làn sóng mới đã khiến Pie như thay đổi Cậu bé tìm đến

người ta cảm nhận được những cung bậc cảm xúc đầy lắng đọng với cả đau đớn, vinh quang, cả ồn ào vui vẻ, cả những yêu thương da diết…

Tâm trạng phấn chấn đã tạo cho Pie những động lực để tự thấy, tự cảm nhận được giá trị của bản thân, để thấy được mình sống không vô ích Nhưng mọi thứ mới chỉ là bắt đầu

Macxim muốn cho Pie được sống đầy đủ hơn với mọi cảm giác của cuộc sống Ông để cho Pie được ra ngoài cảm nhận thiên nhiên, cảm nhận cuộc sống Ông cũng muốn để Pie thấy được những giá trị của lịch sử, của thời gian qua chính những minh chứng hào hùng của nhân loại và hơn hết là

để từ đó cậu bé có thể tự tìm cho mình lối sống riêng -“sống sao cho đáng

sống” Niềm xúc động trước những kỷ niệm của quá khứ một thời tuổi trẻ

được chiến đấu, được xây dựng khi đứng trước những minh chứng lịch sử hào hùng khiến Macxim đau đáu nghĩ đến Pie với tấm lòng thành thực và hy vọng Với ông, cái mất đi của quá khứ không làm người ta đau khổ, mà người

ta phải nhìn vào quá khứ ấy, soi chiếu vào hiện tại và tìm cho mình mục đích hành động Với một người bình thường là thế và với những người tàn tật thì điều đó càng cần thiết hơn bao giờ hết

Trang 20

Tuy nhiên những chuyến đi chơi xa mà ông tổ chức đã làm thay đổi con người Pie theo một chiều hướng hết sức tiêu cực Trước nay, Macxim vẫn luôn cho rằng vì mang đôi mắt mù bẩm sinh, hẳn khao khát được nhìn thấy ánh sáng của Pie sẽ không mãnh liệt như những người mù bình thường khác Nhưng sau chuyến đi chơi xa, ông thầm hiểu được rằng, người ta có thể đau xót và buồn khổ về một điều mà người ta chưa từng biết Nỗi đau xót ấy nó lớn đến nỗi con người ta có thể làm mọi thứ để thỏa mãn được nó và luôn luôn cảm nhận được nó Đó cũng chính là lúc, người lính già tàn tật sôi lên trong mình những ý nghĩ, những ý định mới nhằm hướng đứa cháu đến với những giá trị của cuộc sống.

Cuộc sống ngày một thay đổi và Pie cũng ngày càng nhận ra nỗi đau khổ của bản thân, cậu luôn tìm lý lẽ để phân tích cho nỗi khổ đau của bản thân mình với tất cả mọi người Điều ấy khiến những người thân bên cậu cũng hết sức đau khổ Nhưng Pie đâu hiểu được rằng, cuộc sống ngoài kia còn ngàn vạn những nỗi đau khổ hơn nỗi đau khổ của cậu Chính tâm trạng nặng

nề ấy cứ luôn choán ngập tinh thần Pie khiến Macxim không khỏi lo lắng Ông quyết định để cho Pie được hưởng những gì mà cậu bé mong muốn Để cho nỗi lo cơm áo, để cho đói rét và khổ đau đến một cách tự nhiên như nó vốn phải có Ông nhận ra một điều : trái tim Pie phải hòa nhập vào với nhân dân, cảm thông với nỗi đau, với niềm vui của nhân dân … có như vậy cuộc sống của cậu ta mới đầy đủ và trọn vẹn

Có thể nói, lẽ sống tốt đẹp trong con người Macxim đã lan tỏa từ trái tim ấm nóng đầy nhiệt huyết của ông đến với cuộc đời Pie Ông đã để cho Pie thấu hiểu về cuộc sống, mục đích sống cũng như những khát vọng, ý chí được khẳng định mình trước thiên nhiên, trước cuộc đời Con người Macxim trước sau vẫn mãi như vậy Người lính già ấy đã để cho cuộc sống của mình không

trôi đi một cách vô ích Để cho đứa cháu được “sáng mắt” bằng chính những

Trang 21

giá trị chân thực, cao quý của cuộc sống Ông để cho Pie hiểu rõ nỗi đau khổ cũng như hạnh phúc của con người Ông đã không sống uổng phí một đời

bằng chính những gì mà đứa cháu mù làm được, hiểu được và “thấy được”.

Tuổi trẻ của bất kỳ ai với cậu cũng là sự cống hiến và tìm được cho mình lẽ sống để đứng lên chiến đấu với thực tại, với số phận mà tạo hóa đã ban cho họ Bởi cuộc sống ngoài kia không chỉ êm đềm trôi một cách lặng lẽ,

mà ở đó cuộc sống đang sôi sục, quằn quại và xoáy lộn với biết bao thăng trầm Nỗi đau khổ của cá nhân so với nỗi khổ của nhân dân chưa đủ sức thấm thía Người ta phải hòa vào với cuộc sống để hiểu cuộc sống và tìm cho mình tiếng nói trước vũ đài đầy sóng gió của cuộc đời Với Macxim, đứa cháu mù của ông cũng cần phải hiểu được điều ấy hơn bất cứ ai Có như vậy, nó mới

có thể tìm được cho mình chỗ đứng trước biết bao biến cố của cuộc đời chính

nó và của lịch sử loài người

Hình tượng Macxim hiện lên như một người chiến sĩ đấu tranh không

ngừng nghỉ ,một nhà giáo dục tâm huyết, quyết tâm không để cuộc đời kéo

người học trò của mình theo những chiều hướng đau khổ Con người ấy, bằng những hành động của mình luôn khát khao đem lại cho đứa cháu bất hạnh thấu hiểu được giá trị của bản thân với cuộc đời để từ đó đứng lên trên cuộc đời và hòa mình vào với cuộc sống, chiến đấu với cuộc sống vượt lên số phận bất hạnh, sống có ý nghĩa, để có một cuộc đời trọn vẹn

1.2.2 Nhân vật Evolin

Trước khi nói đến nhân vật trung tâm, chúng tôi muốn nói đến nhân vật Evolin – nhân vật cũng có tác động không nhỏ đến cuộc đời của Pie

Evolin xinh đẹp trong Người nhạc sĩ mù được giới thiệu là con gái của

ông bà Iaskunski nhà ở ấp bên cạnh gia đình Popenski Khi xây dựng nhân vật này, nhà văn trước hết chú ý miêu tả chân dung ngoại hình của cô bé

1.2.2.1 Chân dung ngoại hình

Trang 22

Evolin được miêu tả là một cô bé “có bím tóc dài vàng hoe và đôi mắt

xanh biếc” Buổi gặp gỡ với Pie trên ngọn đồi ven sông ngày nọ đã đánh dấu

tình bạn và sự ảnh hưởng của cuộc đời Pie đến với Evolin Cô bé với cặp mắt

“xanh biếc, trong trẻo” ấy luôn mang trong mình những nỗi suy tư sầu muộn

mắt bực bội” nảy lửa, đôi mắt “long lanh” nhìn mọi người đầy thách thức…

Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn của mỗi con người Hình ảnh về đôi mắt cùng những hành động, những biểu cảm nội tâm của Evolin như vẽ ra trước mắt người đọc bản chất, phần bên trong con người cô bé đa cảm ấy Đôi mắt ấy mang trong đó sự ngây thơ, trong trẻo của một tâm hồn trong sáng, đôi mắt ấy cũng như thách thức với mọi biến cố của cuộc sống Đôi mắt đầy nghị lực, kiên cường và chân thành ấy đã làm lay động trái tim những con người nhìn vào đó Pie không sáng mắt để nhìn thấy đôi mắt xinh đẹp ấy, nhưng anh cảm nhận được đôi mắt, được tâm hồn trong sáng nơi Evolin qua chính tình cảm,

sự chân thành và lòng tin yêu

Cô bé ấy khi đã trưởng thành hiện lên với hình ảnh hết sức xinh đẹp,

tiêu biểu cho vẻ đẹp của những cô gái Nga “thân hình mảnh dẻ, ai cũng

tưởng cô như một cô bé con, nhưng cái dáng điệu chậm rãi, cân nhắc của cô làm đôi khi nom cô rõ ra một thiếu phụ” Khuôn mặt Evolin cũng vậy, một

khuôn mặt u hoài có lẽ chỉ có thể có ở những “thiếu phụ Slavo”, “Những nét

mặt đều đặn, đẹp đẽ được vẽ theo những đường cong vững vàng và thon thon Đôi mắt xanh nhìn bình tĩnh Họa hoằn cô bé mới đỏ má, nhưng má cô không

có cái màu tai tái thông thường, sẵn sang gặp lúc trong đầu có khát vọng

Trang 23

thiết tha gì, lại đỏ ửng lên, mà nó trắng như tuyết Mái tóc vàng hoe của Evolin, hơi sẫm nâu trên đôi thái dương màu cẩm thạch, rủ xuống thành một bím nặng, như muốn kéo cái đầu lại đằng sau những lúc cô đi”

Chỉ bằng vài ba nét phác họa , tác giả đã tạo nên một chân dung gợi ấn tượng sâu sắc đến người đọc về một cô gái ngây thơ, đáng yêu mà cũng đầy kiên cường, nghị lực Hình ảnh Evolin tiêu biểu cho vẻ đẹp phụ nữ Nga, tiêu biểu cho nét đẹp Nga: hiền hòa, trong sáng và thánh thiện

1.2.2.2 Thế giới tình cảm

Không được miêu tả quá nhiều trong tác phẩm, nhưng Korolenco đã dành cho nhân vật Evolin những tình cảm hết sức đặc biệt Ở cô bé người ta nhìn thấy một thế giới xúc cảm vô cùng tinh tế và nhạy cảm Korolenco đã để những lời nhận xét về cô bé nói lên tính cách và bản chất con người Evolin:

“Có những người sinh ra hình như để chịu đựng những hy sinh thầm lặng, những hy sinh cần thiết cho một tình yêu đầy âu sầu và lo lắng Có những người lấy những lo lắng, băn khoăn do đau khổ của người thân làm không khí sống của riêng mình, coi nó là một cái gì cần thiết như xương máu Tạo hóa đã phú trước cho họ cái nết bình tĩnh, nếu không, họ không sao chịu được những hy sinh hàng ngày ấy Tạo hóa lo xa, đã làm dịu bớt những ham muốn, những hiếu thắng riêng của những con người đó, đã đem tất cả tinh thần chịu đựng hy sinh một cách thầm lặng phục theo cái nét chủ yếu của họ… Cô bé bạn thân của Pie có đầy đủ những nét riêng của kiểu người như vậy, những nét quý hóa mà cuộc sống và giáo dục họa hoằn mới đào tạo nên được.” Cô bé là hiện thân của đức tính chịu đựng, của sự hy sinh thầm lặng,

mang đến niềm tin và hạnh phúc cho những người thân yêu Cô bé ấy đã nức

nở khóc, đã thương xót, đau khổ tuyệt vọng khi biết được cái số mệnh lạ lùng của cậu bạn thân bất hạnh Như thấu hiểu được nỗi đau của Pie, Evolin để cuộc đời mình gắn bó với Pie như một điều dĩ nhiên, như một trách nhiệm

Trang 24

cần có và âm thầm chịu đựng, trải qua những biến cố hết sức phức tạp trong suy nghĩ trước những biến cố của cuộc đời.

Tình bạn giữa Evolin và Pie đến một cách tự nhiên và hết sức chân thành Tình bạn ấy như một ân huệ mà tạo hóa giàu nhân đức ban cho Pie nhằm làm dịu bớt phần nào nỗi đau khổ của cậu Pie tìm được trong tình bạn với Evolin những tình cảm trừu mến và êm dịu mà những người thân như cha

mẹ, hay cậu Macxim không thể bù đắp cho cậu Tình bạn ấy khiến Pie cảm thấy thanh thản hơn bao giờ hết và đắm chìm trong nó với những cảm xúc mơ màng, mới lạ Evolin cũng lớn lên trong cái không khí êm dịu và kỳ ảo mà Pie

đang trải qua Cô ngắm nhìn và đón nhận cuộc sống ấy với “đôi mắt trong

sáng”, đôi khi lộ vẻ ngạc nhiên hồi hộp trước tương lai, nhưng không bao giờ

gợn chút u ám vì nóng lòng sốt ruột Cô coi cuộc sống của Pie như lẽ sống của bản thân mình Đức tính hy sinh, chịu đựng trong con người cô như một nguồn động lực để đem đến những niềm vui cho Pie

Đứng trước những biến cố, những làn sóng của cuộc sống với biết bao

âm thanh tươi mới, náo nhiệt và mạnh mẽ với biết bao dự định của tuổi trẻ, của tương lai Evolin cũng như bao người trẻ tuổi bình thường khác, cô lắng

tai nghe một cách chăm chú “mắt long lanh, đôi má nóng ran, tim đập

gấp…”, “Rồi ánh mắt mờ đi, đôi môi mím lại, tim đập mạnh thêm, mặt tái nhợt vì kinh hãi.” Cô kinh hãi vì giờ đây, khi những làn sóng náo nhiệt của

cuộc sống ùa vào trái tim cô, bức tường mờ ảo của cuộc sống hiện tại – cuộc sống có Pie bị che lấp đi, hiển hiện trước mắt cô là những hình ản tươi mới, lấp lánh với bao nhiêu triển vọng xa xôi, mở rộng ra trong một thế giới mênh mông, sôi sục đầy hoạt động Cái thế giới sôi động, náo nhiệt và tươi mới ấy

đã lôi cuốn cô từ lâu, cô đã suy nghĩ, đã mơ về cuộc sống ấy Ở đó có những hình ảnh huy hoàng, mới mẻ với những ước mơ, hoài bão… Cô phải đấu

Trang 25

tranh, phải lựa chọn cho mình một cuộc sống… Thế nhưng cô cũng chợt nhận

ra rằng, thế giới ấy không có Pie và không dành cho Pie tội nghiệp

Cô đau đớn, trái tim thắt lại khi nghĩ đến Pie, khi nhìn thấy Pie và nghĩ đến cuộc sống ấy Cô biết Pie hiểu những điều đang diễn ra trong tâm hồn cô, trái tim nhạy cảm của con người bất hạnh ấy đủ tinh tế để nhận ra nỗi lòng cô

và buồn đau, suy sụp “Máu trong người quay dồn trở lại tim, Evolin cảm

thấy mặt thốt nhiên tái nhợt đi Cô thoáng tưởng tượng mình đã bay đến đằng kia, đến cái thế giới xa xắm nọ, còn Pie vẫn ở lại đây, trơ trọi một mình, đầu cúi gục xuống….Evolin kinh hãi, tưởng như có ai muốn rút lưỡi dao ngập sâu trong vết thương cũ của cô” Lúc này, Evolin không còn là cô bé ngây thơ trên

ngọn đồi năm nào nức nở khóc khi thấy bạn đau buồn

Trong Người nhạc sĩ mù, có thể dễ dàng nhận thấy nhà văn để cho

nhân vật của mình thỏa sức cảm nhận thiên nhiên và cuộc sống trong mọi hoàn cảnh, mọi giác quan Những chi tiết thiên nhiên được gợi lên thông qua chính những cảm nhận chủ quan của nhân vật Nhà văn rất chú ý đến ấn tượng mà nhân vật thâu tóm được từ thế giới xung quanh mình và ông miêu tả những ấn tượng ấy như một biểu hiện tâm lý trong chính ý thức của nhân vật

Đó là hình ảnh không gian thiên nhiên trên ngọn đồi thảo nguyên trong buổi gặp gỡ giữa cô bé Evolin và Pie Khi biết được khiếm khuyết nơi đôi mắt của người bạn mới quen, Evolin - cô bé có đôi mắt xanh biếc, đa sầu đa cảm, tâm hồn trong sáng, cô bé cảm thấy vô cùng đau đớn, xót xa và thương cảm Nhìn cảnh vật thiên nhiên, nhìn những luồng ánh sáng lấp lánh của ánh mặt trời, nhìn những khoảng không bao la vô tận, Evolin như hòa chung cảm giác với người bạn nhỏ Mọi thứ như mờ đi, ánh sáng không còn nữa, thay vào đó là hình ảnh của bóng tối, tĩnh mịch Có thể nói, khung cảnh thiên nhiên như

nhuốm màu sắc của tâm trạng con người “Mắt còn ướt lệ, cô ngắm nghía mặt

trời và có ấn tượng mặt trời quay trong khí quyển cháy đỏ rực đằng tây và

Trang 26

ngụp xuống sau dải chân trời tối om Mảnh chiêng vàng đỏ ối rực sáng lên một lần nữa rồi bắn vọt ra hai ba tia lửa Thốt nhiên, hình thể tối mờ của khu rừng đằng xa in rõ lên nền trời thành một đường xanh mờ liên tục…”

Cô đã lựa chọn cho mình một lối sống hy sinh vì người khác Sự hy sinh, tình thương yêu nơi Evolin đã làm lay động tâm hồn đang khủng hoảng, đang đau khổ và tuyệt vọng trong Pie Cô bé ấy đã lấy sự chân thành của trái tim để kéo Pie ra khỏi bờ vực của khổ đau, cho anh thêm động lực và mục đích sống Cô dùng tình cảm chân thành ấy để lay động những suy nghĩ của cậu Macxim, của bà Ana và hơn hết để Pie tin yêu vào chính cuộc sống

Với cô bé Evolin, sau câu nói của Pie về bản thân mình trên ngọn đồi buổi chiều hôm ấy Tiếng “mù” buồn bã, nặng nề mà Pie thốt lên như con dao cứa sâu vào trái tim bé nhỏ của cô Cô bé chợt òa khóc vì cảm thấy buồn rầu

và đau khổ tuyệt vọng Cô thấu hiểu nỗi đau khổ của người bạn nhỏ kia hơn ai

hết “ Mắt còn ướt lệ, cô ngắm nghía mặt trời và có ấn tượng mặt trời quay

trong khí quyển cháy đỏ rực đằng tây và ngụp xuống sau dải chân trời tối om Mảnh chiêng vàng đỏ ối rực sáng lên một lần nữa rồi bắn vọt ra hai ba tia lửa Thốt nhiên, hình thể tối mờ của khu rừng đằng xa in rõ lên nền trời thành một đường xanh mờ liên tục.” Cô bé như nhìn thấy tương lai đầy bất

hạnh và đau khổ của người bạn mới quen Một nỗi buồn sâu sắc trong tâm trạng cô bé thấm dần vào khung cảnh trước mắt Ánh mặt trời đỏ rực kia rồi

sẽ tan biến mà thay vào đó là một dải chân trời tối om, mờ mịt, vô định Cậu bạn trước mặt Evolin cũng như vậy, đôi mắt không hoàn thiện khiến cậu ấy sẽ mãi chỉ thấy bóng tối huyền ảo Cậu bạn ấy rồi đây sẽ thế nào? Chính điều phát hiện bất ngờ kinh khủng ấy làm cô bé hết sức choáng váng, không còn là

cô bé hồn nhiên vô tư nữa Chính ở thời điểm buổi đầu gặp gỡ ấy, cô bé cảm thấy mình như sinh ra để chịu đựng những hy sinh thầm lặng, cần thiết cho tình bạn này Cô bé lấy những lo lắng, băn khoăn do đau khổ của Pie làm

Trang 27

không khí sống cho riêng mình, coi nó như máu thịt mà cô cần phải bảo vệ và che chở Evolin cảm thấy vô cùng đau đớn vì thương xót bạn Trong trái tim

đa cảm của Evolin như có một vết thương sâu do lưỡi dao đau khổ của Pie lưu lại để rồi, rút lưỡi dao ra sẽ làm trái tim ấy đau đớn mà chết

Câu hỏi vô tình đêm nào của Evolin như vết dao cứa sâu vào trái tim

đang rỉ máu của Pie “Anh quay ngoắt người đi, chân nện mạnh trên con

đường nhỏ” Anh đau đớn khi nghĩ đến số phận mình, nghĩ đến tương lai mờ

mịt Ở đó không có Evolin, không có gì cả, chỉ có bóng đêm dày đặc cuốn anh vào đó mà đau khổ Để rồi tình thương yêu nơi Evolin đã tiếp thêm sức mạnh

cho tâm hồn anh “Pie nắm chặt bàn tay Evolin… Anh thấy mình mạnh mẽ,

cường tráng Lòng anh cảm thấy yêu mến tha thiết ” Chính cuộc sống với

những biến động không ngừng và đầy bất ngờ đã làm Pie thêm trưởng thành

Và Evolin là người nắm lấy sức mạnh, làm động lực để anh có thể hòa mình với cuộc sống, tìm cho mình lẽ sống

Có thể nói, hình tượng nhân vật Evolin hiện lên trong Người nhạc sĩ

mù như một nốt nhạc mang trong đó những âm hưởng tươi vui trong bản nhạc

đa âm sắc của Korolenco Cô gái ngây thơ, trong sáng và đa cảm ấy hơn ai hết hiểu rõ bản thân, hiểu rõ nỗi đau của người khác, cô thấu hiểu và đồng cảm với nỗi đau để làm xoa dịu nó, để vượt qua và đến với cuộc sống đầy đủ, trọn vẹn phía trước Evolin là một thành công trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của Korolenco, qua đó thể hiện được tài năng trong phong cách cũng như quan niệm nghệ thuật về con người của chính tác giả

1.3 Nhân vật trung tâm – Người nhạc sĩ mù

Người nhạc sĩ mù là một thiên truyện chuyển tải những câu chuyện về

cuộc đời nhân vật một cậu bé mù bẩm sinh Xuất hiện từ những trang đầu tiên

Trang 28

và xuyên suốt toàn bộ tác phẩm, Pie được giới thiệu là con trai của một gia đình quý tộc giàu có, vùng Tây Nam nước Nga Cậu bé ấy sinh ra và mang trong mình nỗi bất hạnh với đôi mắt không nguyên vẹn Số phận bất hạnh đã cướp đi đôi mắt – chiếc gương soi tâm hồn lớn nhất đưa Pie đến với thế giới xung quanh mình; đôi mắt ấy như cánh cửa sổ giúp những ấn tượng của một thế giới sáng sủa chói lọi và muôn màu, muôn sắc tràn vào tâm hồn Cậu bé Pie hơn ai hết thấu hiểu cho số phận của mình và đau khổ về khiếm khuyết

ấy Cậu luôn khát khao được nhìn thấy ánh sáng, thấy vũ trụ xung quanh mình

để được hòa vào đó cảm nhận mọi cung bậc của xúc cảm Với đặc điểm kiểu nhân vật trung tâm như vậy, cách miêu tả của nhà văn có những nét rất riêng, thể hiện trước hết ở chân dung ngoại hình nhân vật

1.3.1 Chân dung ngoại hình

Miêu tả chân dung nhân vật Pie – cậu bé mù là một trong những nét đặc sắc và thành tựu lớn của Korolenco trong tác phẩm của ông Trong những bức chân dung được miêu tả, nhà văn chỉ bằng vài nét đặc tả về ngoại hình nhưng luôn làm nổi rõ những cái thần thái, bản chất con người bên trong của mỗi nhân vật Korolenco thường lựa chọn miêu tả cụ thể những chi tiết tinh vi biểu hiện trên nét mặt, cử chỉ, điệu bộ…của nhân vật Mỗi chi tiết ấy đều mang tính tạo hình và giàu sức gợi

Cậu bé mù Pie sớm mang trong mình nỗi bất hạnh của tạo hóa Cậu không thể có được cái quyền được nhìn thấy những chuyển động của cuộc sống, những ánh sáng của thiên nhiên Thế nhưng đôi tai nhạy bén đã không

để cậu phải thiệt thòi Vũ trụ muôn màu muôn vẻ của cuộc sống với biết bao hình ảnh và âm thanh luôn luôn chuyển động và biến đổi Nhưng đối với Pie,

vũ trụ ấy cậu chỉ có thể cảm nhận được dưới hình thức những âm thanh Dưới hình thức của âm thanh, mỗi biểu tượng của thiên nhiên được khuôn nặn vào trí óc của cậu hiện lên đầy biến ảo mà cũng cụ thể, chi tiết Nghe những âm

Trang 29

thanh của cuộc sống, của thiên nhiên“Mặt em cũng khuôn nặn theo hết sức

chăm chú hết sức đặc biệt để nghe ngóng Chiếc hàm dưới nhô ra một chút trên cái cổ mảnh dẻ và dài Đôi lông mày trở nên linh hoạt lạ thường, đôi mắt

mù xinh đẹp làm cho nét mặt em có một cái gì vừa khắc khổ vừa khiến người nhìn phải cảm động thương tâm” Cảnh vật mùa xuân tươi đẹp vào buổi sáng

sớm với ánh nắng chói chang rực rỡ, cùng với tiếng hạc kêu nhẹ nhàng như muốn tan vào không trung khiến trái tim Pie thổn thức Cậu bé không thể thấy được cái tươi mới, đẹp đẽ của thiên nhiên một cách cụ thể, điều ấy khiến

cho“nét mặt em bé mù căng thẳng, đau đớn Em cố gắng nhíu đôi hàng lông

mày, nghển cổ lắng tai nghe Lo lắng vì không sao hiểu được cái tiếng ồn ào,

em giơ đôi cánh tay nhỏ bé tìm mẹ, chạy bổ lại áp chặt mặt vào ngực mẹ…”

Chuyến đi chơi đầu tiên trên cánh đồng ngoài bờ sông với Pie đã gây cho cậu

bé những cảm giác hết sức tươi mới Cảnh vật mùa mùa xuân ấm áp, gió xuân mát mẻ dịu dàng thế nhưng trên khuôn mặt Pie lại mang một dáng vẻ đầy lo

sợ Cậu bé không thể hiểu hết được thiên nhiên qua những cảm giác của bản

thân Pie“trố mắt quay về phía mặt trời, đôi mắt đầy ngạc nhiên im lặng

mồm há hốc, nó thở hổn hển như con cá bị lôi lên khỏi mặt nước… Duy có đôi mắt lúc nào cũng không động đậy , không có thần sắc…” Không khí và

cảnh vật thiên nhiên ngoài cánh đồng vun vút bên tai, nó ồn ào, náo nhiệt và đầy thách thức với cảm nhận của một cậu bé mù Khi mọi âm thanh dịu dần, cảm giác thấm dần vào lồng ngực trái tim nhỏ bé của Pie khiến mặt cậu nhăn

nhó “mắt lúc nhắm nghiền, lúc mở to, đôi lông mày lúc nhíu lại, lúc giương

lên sợ sệt ” Ý thức của cậu còn quá non nớt để cảm nhận những cảm giác

mới mẻ một cách dồn dập khiến nó bị đè xuống Ý thức ấy muốn chống chọi lại với cảm giác để chế ngự, chinh phục chúng nhưng với khối óc tối om chỉ một màu đen của một đứa trẻ thiếu hẳn những biểu tượng mà chỉ đôi mắt mới

Trang 30

có thể thấy Pie đã không thể làm được điều ấy Cậu bé sợ hãi rơi vào khủng

hoảng mê sảng và đầy lo sợ

Có thể thấy chân dung ngoại hình của nhân vật ở đây chỉ được phác họa bằng vài nét miêu tả qua nét mặt, cử chỉ, điệu bộ nhưng tất cả như diễn tả được hình ảnh đầy đủ về cậu bé mù Pie Cũng từ chân dung ấy, người đọc sẽ như hiểu hơn về con người nhân vật, từ đó đi đến những cảm nhận về một tâm hồn đầy xúc cảm, biến động đang mày mò đi tìm con đường đến với chân

lý của cuộc đời

1.3.2 Thế giới cảm xúc, cảm giác

Người nhạc sĩ mù mang trong đó là cả thế giới tâm hồn đầy biến động

của con người Pie Ở đó, mọi biến chuyển trong con người Pie không những được lớn lên qua hành động, mà chúng được nuôi dưỡng bằng những cảm giác hết sức tinh tế của thính quan tinh nhạy, của đôi tay nhanh nhẹn và của

cả tâm hồn khát khao được hiểu, được hòa mình vào cuộc đời Thế giới cảm

giác trong miêu tả của Korolenco ở Người nhạc sĩ mù là một thế giới giao

thoa của trăm ngàn mùi hương, âm thanh và chuyển động Ở đó, cảm giác mơ

hồ, mong manh, nhẹ nhàng như tràn ngập vào tâm hồn Vai trò của nhà văn là

ở chỗ đã hình tượng hóa được những cái tưởng như vô hình đang trôi chảy trong cảm giác của con người

Thế giới cảm giác được miêu tả trong Người nhạc sĩ mù rất đậm đặc,

thể hiện rõ nhất qua hình ảnh nhân vật Pie với những cảm nhận về cuộc sống hết sức phong phú Vốn mang trong mình khiếm khuyết trên đôi mắt xinh đẹp, tạo hóa không cho cậu quyền được cảm nhận cuộc sống bằng hình ảnh, bằng những sự vật hiện tượng cụ thể Thế nhưng tạo hóa lại trao cho cậu những giác quan khác đầy tinh anh và nhanh nhẹn, xúc cảm cực kì tinh tế và nhạy cảm

Trang 31

Cuộc sống đầy đủ không khiến Pie cảm thấy mình bị nghèo nàn về cảm giác Cậu quên đi cả đôi mắt mù của bản thân Cậu khao khát được hiểu, được hòa mình vào cuộc sống Mở đầu tác phẩm là những khoảng thời gian thơ ấu của Pie khi cậu bé bắt đầu hành trình của cuộc sống với những nỗi đau của bản thân cũng như của những người yêu thương mình Số phận của người chiến sĩ tàn tật Macxim gắn liền với Pie như để củng cố thêm cho Pie những nghị lực kiên cường cả về thể chất lẫn tinh thần Đôi mắt không đủ sáng để

Pie có thể “nhìn” vạn vật, nhưng đôi tai Pie lại có thể nghe thấy được mọi chuyển động của âm thanh, đôi tay anh nhanh nhẹn để cảm nhận và “nhìn”

mọi thứ đầy tinh tế Hệ thần kinh cực kỳ phong phú và tinh tế của Pie đã thắng thế cái bản chất khiếm khuyết nơi đôi mắt Trong chừng mực nào đó, thính quan và xúc giác rất nhạy cảm, như muốn bù đắp lại để các tri giác khác được đầy đủ Khi còn bé, dù đôi mắt không sáng, nhưng Pie vẫn có thể nhận

ra mẹ rất nhạy, chỉ cần mẹ bước chân đi hay tà áo sột soạt bước qua, những dấu hiệu hết sức nhỏ nhặt ấy cũng khiến cậu chú ý và nhìn nhận một cách chính xác mà những người bình thường khác không thể thấy được Một ai đó

bế Pie lên cậu bé cũng có thể dùng những đầu ngón tay xinh xắn để sờ nắn khuôn mặt ấy và suy tư phán đoán Ai cũng ngạc nhiên về đôi bàn tay rất tinh

tế của Pie Nó nhanh nhẹn và mảnh dẻ cầm nắm mọi vật chính xác và rất nhạy cảm Nhưng hơn hết, rõ rệt nhất vẫn là sự phát triển vô cùng tinh tế của thính giác Pie phân biệt được tiếng bước chân của cha, của mẹ, của những người thân yêu Cậu bé nhận ra tiếng cót két của cậu Macxim tàn tật, tiếng tích tắc đều đều của chiếc đồng hồ, thậm chí Pie có thể nghe thấy tiếng đập cánh nhẹ nhàng của con ruồi trên không trung tĩnh lặng…Và chính thính quan đặc biệt tinh anh ấy là một ưu thế, là một tiền đề để làm nổi bật lên tài năng thiên bẩm

về âm nhạc trong con người Pie

Trang 32

Vũ trụ sáng chói với biết bao chuyển động xung quanh thâm nhập vào đầu óc Pie phần lớn dưới hình thức của âm thanh Dưới hình thức của âm thanh mà mỗi biểu tượng của cuộc sống được khuôn nặn trong trí óc Pie ngày một cụ thể Để có thể hiểu được những biểu tượng ấy cậu bé phải hết sức chăm chú nghe ngóng và lưu tâm, dồn hết cảm xúc để có thể khuôn nặn theo Những điều ấy khiến tâm hồn Pie bị xáo động mạnh mẽ, cậu bé phải đấu tranh trước những cảm giác để hiểu nó và chinh phục nó.

Ta cũng bắt gặp thế giới cảm giác đầy biến động trong nội tâm cậu bé Pie trong chuyến đi đầu tiên ngoài cánh đồng vào một ngày mùa xuân ấm áp Hơi thở say dịu của mùa xuân, làn gió mát mẻ, dịu dàng, mặt trời chói chang trên bầu khí quyển, tất cả hòa quyện với nhau dồn dập đến với khối trí óc cũng như thế giới cảm giác của cậu bé Pie Cảnh vật tươi đẹp là thế, nhưng với Pie, thiên nhiên chỉ bao phủ một đêm dài vô tận, một bóng đen luôn chuyển động, nó gầm thét, ngân nga ngày càng bước lại gần Pie Trước cảnh vật thiên nhiên, những cảm giác lạ lùng tươi mới đến vây kín Pie, khiến trái tim non nớt của Pie đau đớn Pie chỉ có thể cảm nhận thiên nhiên bằng những giác quan khác ngoài đôi mắt, để có thể xây dựng nên biểu tượng cho chính

mình, để hòa mình vào đó “Em cảm thấy mặt trời là trung tâm, mọi vật

quanh em đều xoay về đấy Với em, không có vùng xa xa mờ ảo, không có bầu trời xanh ngắt, cả những chân trời mênh mông bát ngát cũng không Em chỉ thấy có một cái gì cụ thể nóng ấm như một bàn tay vuốt ve, khẽ lướt qua mặt…Một luồng gió xào xạc bên tai, phủ lấy mặt và hai bên thái dương, lùa

từ đầu đến gáy, xoắn quanh người em như nhấc bổng em lên…cơn gió ru ngủ tâm hồn em, lôi kéo em vào lãng quên ủy mị…Trái tim em lịm đi, có lúc tưởng chừng sắp ngừng đập hẳn” Khát khao được tìm hiểu, được hòa mình với

thiên nhiên, với cuộc sống mạnh mẽ đè nén trái tim bé nhỏ của Pie khiến cậu

bé trở nên yếu mềm trước thiên nhiên Pie đau khổ vì không sao hiểu hết được

Trang 33

những âm thanh mới lạ ấy của thiên nhiên Tất cả những âm thanh ấy Pie không thể ghép lại được, không phối hợp với nhau được Những âm thanh ấy

cứ dồn dập vây hãm cậu bé đầy ầm ĩ Ý thức còn non nớt của Pie bị đè xuống dầy nặng nhọc Ý thức ấy đã đấu tranh không lại với những cảm giác khắp nơi tràn vào, nó muốn chống chọi lại, chế ngự chúng Nhưng với khối óc tối

om của mình, khối óc thiếu hẳn những biểu tượng mà chỉ đôi mắt mới đem lại khiến Pie không đủ sức chinh phục chúng Pie đau đớn ngã vật xuống bãi cỏ, mặt mũi tái nhợt, mê man, hoảng loạn…

Pie không thể nhìn thấy bầu trời xanh tươi, ánh trăng mờ ảo, không thể nhìn thấy vạn vật vũ trụ xung quanh mình, cũng không thể nhìn thấy cuộc

sống đầy nhọc nhằn của những “mái nhà tranh nhăn nhúm” nghèo khổ của

nhân dân…Thế nhưng đôi tai, tâm hồn nhạy cảm lại để cho Pie cảm nhận được những rung động lạ lùng của cuộc sống Là tiếng sáo du dương của cậu

bé hầu ngựa Iokhim nghèo khổ mà giàu tình cảm, là tiếng đàn dương cầm yêu thương chất chứa tình cảm của người mẹ đầy say mê và êm dịu… Pie cảm nhận được những âm rung đầy tinh tế trong từng nốt nhạc nối nhau vang lên rồi tan vào không trung tĩnh lặng Cậu bé vô cùng thích thú trước những âm thanh êm dịu ấy, và đó cũng chính là khoảnh khắc trái tim Pie cảm nhận được tình thương yêu và ý nghĩa cuộc sống đích thực

Cảm giác còn hiện ra trong lời bài ca dân gian của chú bé Iokhim đầy thấm thía, êm đềm về cuộc sống, về thiên nhiên với biết bao hình ảnh mới mẻ Trong mỗi câu hát, Pie cảm nhận được từng hình ảnh, từng chuyển động với tâm trạng âu sầu, buồn bã mà cũng đầy thương yêu Trí tưởng tượng phong phú giúp Pie xây dựng cho mình những biểu tượng hết sức cụ thể, ở đó có tiếng sóng vỗ nhè nhẹ đập vào tảng đá, có hình ảnh của người nông dân vun vút tay liềm, có hình ảnh của bông lúa vàng, của thung lũng hun hút dưới chân đồi mênh mông…

Trang 34

Nghe tiếng hát ngân nga ấy, Pie hình dung được cả hình ảnh của con

người trước thiên nhiên với tất cả hành động, ý nghĩ và cảm xúc hết sức

chân thực Bản chất đa cảm của Pie rung động mạnh mẽ trước những hình ảnh nên thơ của bài dân ca giản dị Không cần đôi mắt sáng, Pie cũng có thể hiểu thấu được những vấn đề của cuộc sống đang diễn ra xung quanh mình bằng chính những cảm nhận tinh tế của một trái tim đang khát khao hòa mình vào cuộc sống

Những ấn tượng về thính quan đóng vai trò chủ chốt trong đời sống của Pie Những âm thanh ấy đã trở thành hình thức suy nghĩ chính, thành trung tâm mọi công việc về trí óc của cậu Thế nhưng, đôi mắt mù cũng khiến cậu cảm thấy vô cùng đau khổ, xót xa, tủi phận Đó là cảm giác khi gặp cô bé Evolin trên ngọn đồi ven sông Cô bé giật mình, hoảng sợ trước hành động của Pie đầy lạ lùng khi mới làm quen, hoảng sợ trước đôi mắt kỳ lạ, không động đậy và đầy bí ẩn Chính trong khoảnh khắc ấy, lần đầu tiên Pie cảm thấy

nỗi nhục nhằn của một người tàn tật.“Một cảm giác kỳ quái, vừa tức giận,

vừa tủi thân, làm em đau đớn, xót xa” Lần đầu tiên Pie thấy đôi mắt của

mình không những làm người khác thấy thương hại mà còn làm người ta phải khiếp sợ Cảm giác ấy nó giày vò Pie, làm trái tim Pie cảm thấy bị tổn thương

và đau khổ vô cùng Đau đớn, chua xót, Pie cố nén nhưng không thể chịu đựng được cảm giác ấy, cậu bé nằm vật ra bãi cỏ nức nở khóc

Khi trưởng thành hơn, khi có sự can thiệp của những “yếu tố bên

ngoài” tác động sâu hơn vào cuộc sống của Pie, đó là lúc Pie cảm nhận được

một cách sâu sắc nỗi bất hạnh của bản thân và càng khát khao hơn được hòa mình vào cuộc sống bên ngoài, được khẳng định mình trước thiên nhiên và cuộc đời Chuyến viếng thăm của gia đình ông Starutchenko đã tạo nên một làn sóng hết sức mãnh liệt và làm rung chuyển thế giới tinh thần vốn tĩnh lặng của Pie Pie cảm thấy chán ghét cái khung cảnh kỳ ảo của bản thân mình với

Trang 35

một màu đen đặc của bóng tối bao trùm Cậu cảm thấy chật hẹp, khó chịu với

không khí yên tĩnh như ru ngủ mà bản thân mình đang được bao bọc “Càng

ngày em càng thấy bực mình vì cái tiếng rì rầm lười biếng, tiếng thì thào của khu vườn già cỗi, em bực mình với cái khối óc non trẻ của em lúc nào cũng chỉ như thiu thiu ngủ Nhưng bóng tối bắt đầu nói với em, những lời mới mẻ,

du dương Trong những bóng tối ấy có biết bao nhiêu là hình ảnh mới chồng chất lên nhau, chen đẩy nhau, hỗn độn nhưng quyến rũ Những bóng tối vẫn gọi em, làm em say mê, nó đánh thức dậy những bản năng đàn thiu thiu ngủ trong tâm hồn em”

Những con người sung sướng đang ca ngợi một cuộc đời tình cảm đầy

đủ, phong phú kia đang khiến Pie cảm thấy đau đớn biết bao Pie khổ sở vì nghĩ mình chỉ là một người không đáng sống trên cõi đời này Cậu im lặng và

âm thầm chịu đựng nỗi đau ấy Chỉ đến khi Evolin đến bên cạnh, an ủi, Pie mới cảm thấy nỗi đau đớn ấy dịu dần, nhường chỗ cho một thứ cảm giác khác

“Anh chưa rõ đó là thứ cảm giác gì nhưng anh thấy nó quen quen, nên vui lòng để nó tràn ngập vào người cho dễ chịu” Chính tình thương yêu của

Evolin kéo Pie ra khỏi tuyệt vọng cho rằng mình chỉ là một người thừa, một người không thể làm được gì và không thể tự lựa chọn cho mình một cuộc

sống Tình yêu của Evolin khiến Pie “cảm thấy yêu mến tha thiết” thế nhưng

chưa đủ làm cậu hết đau khổ Bởi cậu vẫn chưa tìm được lẽ sống cho riêng mình, chưa thể hòa mình vào với nhân dân và cuộc sống thực tại để thấy được bản chất của cuộc sống ấy Trong con người Pie khi ấy tồn tại nhiều thái cực của cảm xúc khác nhau, nó chồng chéo, đan xen khiến Pie không thể tự chủ

và mất phương hướng

Chuyến đi chơi gia đình Starutchenko vào một ngày thu đã làm xáo trộn cảm xúc của Pie một cách đầy mãnh liệt Sống trong tình yêu thương của mọi người Pie dường như không có thể cảm thấy thiếu thốn gì nữa Nhưng

Trang 36

đứng trước thiên nhiên mênh mông, trước cuộc đời rộng lớn cậu vẫn cảm thấy mình nhỏ bé, cậu bé càu nhàu và lo lắng cho nỗi bất hạnh về khiếm khuyết của bản thân Nhớ lại buổi chiều hôm ấy khi chơi bản nhạc Ý trong lâu đài, mọi người thán phục, công nhận, trầm trồ khen ngợi tài năng của cậu, như có động lực thúc đẩy Pie khi ấy cảm thấy vui vẻ, hăm hở muốn được khám phá,

được cống hiến và được ước mơ “Pie thấy rõ tài năng đang chớm nở của

mình, mỗi khi dừng trước cái thế giới bên ngoài lạ lùng tối tăm và mơ hồ, anh thấy trong lòng vững mạnh hơn Cái nơi xa xôi huyền bí nay đã bắt đầu quyến rũ anh và càng ngày càng khiến anh tưởng tượng đến nó luôn”

Những phút vui vẻ ấy chỉ như vệt sáng ngắn của ngôi sao trên bầu trời đen đặc mỗi lúc một tối sầm lại với Pie Những kỷ niệm của chuyến đi chơi

ấy, những cuộc trò chuyện với chú bé kéo chuông mù Iego trên đỉnh tu viện

nọ lại khiến Pie lắng mình duy nghĩ nhiều hơn, vẻ mặt luôn luôn chua xót, đau đớn một cách mạnh mẽ Cảm giác sung sướng mơ hồ kia không còn nữa, thay vào đó là những mối lo ngại, nghi ngờ và giận dữ Cái cảm giác ấy ngày một mạnh thêm nó thay thế hẳn cho niềm vui và mọi hy vọng về hạnh phúc trong tâm hồn Pie Buổi gặp chú bé mù kéo chuông ấy đã truyền sang nỗi đau khổ của Pie cái khốc liệt của một thứ đau khổ có ý thức và rõ nét hơn Giờ đây, Pie không những âu sầu tuyệt vọng mà còn luôn cau có gắt gỏng Anh cảm thấy ánh sáng bằng cả cơ thể mình, bằng mọi giác quan anh có Anh khát khao ánh sáng, khát khao được nhìn thấy như mọi người và anh đau khổ vì niềm khát khao đó

Thông qua thế giới cảm giác trong Người nhạc sĩ mù có thể thấy,

Korolenco để cho nhân vật, để cho con người trong tác phẩm của mình được

“nhìn” thế giới bên ngoài và thế giới nội tâm của bản thân mình bằng cảm

giác Cảm giác cứ thế mà bàng bạc xuyên suốt toàn bộ tác phẩm cũng như toàn bộ quá trình tâm lý hết sức phức tạp của con người Những chuyển biến

Trang 37

ấy đã giúp ta nhận thấy tâm hồn con người đầy rẫy những cảm giác vô cùng tinh tế, những trạng thái cảm xúc vô cùng đa dạng mâu thuẫn, bất ngờ, những cảm xúc mạnh mẽ xen lẫn những cảm xúc thoáng qua…Tất cả tạo nên chất

nhân văn sâu rộng mà Người nhạc sĩ mù của Korolenco mang lại.

Được xây dựng một cách hết sức chân thực với những đường nét, ngoại hình, tính cách và nhất là thế giới nội tâm hết sức phong phú Pie là một thành công trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn Korolenco Ở nhân vật người ta thấy được những trăn trở suy tư, những khát khao của chính bản thân mình trong đó Pie tiêu biểu cho hình mẫu của con người chiến đấu, anh không chiến đấu trên chiến trường khắc nghiệt của chiến tranh, mà là chiến đấu với chính cuộc sống, với số phận để đứng lên tìm cho mình chỗ đứng trước cuộc sống ấy

1.3.3 Quá trình phát triển tinh thần

Korolenco đã quan sát và miêu tả chân thực và tinh tế quá trình tâm lý hết sức phức tạp của Pie Quá trình tâm lý ấy cũng như bản chất con người Pie được dần hiện lên hết sức đầy đủ qua những mối quan hệ cùng những tình huống, những hành động cũng như những biến cố tạo nên diễn biến về số phận một con người bất hạnh, tài năng và vươn lên chiến thắng số phận

Pie được khắc họa từ những trang đầu tiên của tác phẩm khi còn là một cậu bé cho đến khi trưởng thành tìm được cho mình lẽ sống về cuộc đời Sinh

ra trong gia đình quý tộc , cậu bé mù ấy đã nhận được sự quan tâm hết thảy của mọi người Pie có một lối sống riêng cho mình, cuộc sống ấy Pie được hưởng một cách đầy đủ trọn vẹn trong tình thương yêu của cha mẹ, của những người thân xung quanh Đời sống tinh thần của cậu bé vô cùng phong phú Những ấn tượng về thính quan đóng vai trò chủ chốt trong thế giới tinh thần hết sức nhạy cảm ấy Những âm thanh của cuộc sống trở thành hình thức suy nghĩ chính, thành trung tâm mọi hoạt động trong khối óc của Pie Cuộc sống

Trang 38

gia đình tràn ngập yêu thương ấy ru ngủ trái tim Pie, chưa đánh thức những nỗi đau tiềm tàng ẩn chứa trong con người cậu bé.

Lớn lên một chút, cậu bé ây cũng sớm nhận ra một chút nỗi bất hạnh mang trong mình để rồi tự cho mình cái quyền đau đớn, xót xa, hờn giận vô

cớ và đầy ích kỷ Pie luôn khao khát được hiểu, được thấy những thứ đang tồn tại xung quanh mình, từ ánh nắng chói chang của mùa hè, đến dòng sông, thảm cỏ, ngọn gió xa xôi hay chính người mẹ thân yêu Đó là một ước muốn hết sức chính đáng Thế nhưng, cuộc sống yêu thương, chở che của gia đình, tình thương yêu quá đỗi của người mẹ không làm Pie thêm mạnh mẽ mà chỉ làm mạnh hơn cho cậu những ý nghĩ dằn vặt về nỗi bất hạnh bản thân mà không bao giờ phải cố gắng

Từ những ngày còn là một cậu bé và cuộc gặp gỡ bất ngờ với cô bé Evolin trên một trái đồi nhỏ ven sông đã đánh dấu bước chuyển biến vô cùng lớn trong tâm hồn Pie Ngồi thổi tiêu rồi thả mình trên bãi cỏ, Pie cảm nhận thế giới xung quanh mình bằng những giác quan hết sức tinh tế Sự xuất hiện của Evolin đã kéo sự chú ý của Pie một cách mãnh liệt Cậu ước ao được hòa mình vui chơi như những đứa trẻ khác được vui chơi, chạy nhảy và vui đùa Chỉ một câu hỏi tưởng như vô cùng bình thường của Evolin cũng khiến cậu trở nên đau khổ buồn bã Con người đa sầu đa cảm của Pie dường như thấu hiểu được khiếm khuyết nơi đôi mắt của mình Đôi mắt ấy khiến cô bạn cảm thấy vừa thương hại mà lại vừa đáng sợ Pie hiểu điều đó và nức nở khóc

Cuộc sống êm đềm bao trùm lên Pie, cậu sống giữa một vũ trụ mênh mông, mù mịt Trên đầu, quanh mình cậu, đêm tối bao la vô hạn…Thế giới bên ngoài vòng mê ảo ấy thì đang sục sôi và bao điều mới mẻ Đến khi trưởng thành hơn, vòng bao bọc của yêu thương, của cuộc sống lặng lẽ và êm đềm

là những tiếng thì thầm ru ngủ, mọi thứ được bao phủ bởi một lớp màn kì ảo,

Trang 39

du dương Pie nôn nóng được tìm hiểu cái thế giới bên ngoài kia bằng mọi giác quan của mình, nôn nóng được thức dậy vươn mình ra cái thế giới bên ngoài kia như bao người bình thường khác Cậu háo hức được hòa mình vào cuộc sống sôi động ngoài kia với những hoài bão, khát khao, hy vọng và đợi chờ Thế nhưng cuộc sống náo nhiệt ngoài kia của cuộc sống dường như không dành cho Pie, cậu cảm thấy mình như đứng ngoài cuộc sống ấy Lắng nghe những điều mới lạ ập đến với khối óc mình, Pie buồn bã vì khiếm khuyết bản thân, thậm chí buồn bã vì chính cuộc sống đầy đủ mà cậu đang được hưởng Pie cho rằng, ngày xưa cuộc sống với những người mù có lẽ dễ dàng hơn, họ được tự do đi khắp đó đây đàn hát và được tán dương, ca ngợi…Còn ngày nay, Pie không được hưởng những điều sung sướng ấy, không được

tự do thể hiện bản thân mình với mọi người Khiếm khuyết đôi mắt không cho phép cậu hy vọng gì vào cuộc sống Cậu tuyệt vọng trước nỗi đau của bản thân mình, cậu không tìm được cho mình mục đích sống và lâm vào khủng hoảng tinh thần trầm trọng

Korolenco đã miêu tả hết sức chân thực và tinh tế những khủng hoảng

ở con người mang trong mình khiếm khuyết nơi đôi mắt Trước mắt Pie không có cuộc sống với màu xanh của thiên nhiên, màu đỏ của ánh mặt trời, càng không có những biểu tượng của cuộc sống, của tuổi trẻ… Thế giới của cậu chỉ là những đêm dài vô tận, với bóng đêm tĩnh mịch, với màu đen tuyệt vọng Nhưng trải qua biết bao biến cố, biết bao cảm xúc mạnh mẽ cứ ào ào ập đến với trái tim nhỏ bé, cuối cùng con người ấy cũng đã ý thức được giá trị của bản thân và tìm được chỗ đứng cho mình Những khủng hoảng trong tâm

hồn nhạy cảm kia đã khiến Pie phải thốt lên những băn khoăn “Sống để làm

gì?”, hay thậm chí chua xót hơn “Một người mù sống để làm gì?” Những

suy nghĩ ấy, những sự khó chịu do nhu cầu không được thỏa mãn đã hình thành nên tâm tính của Pie Cậu than thở, đau xót cho số phận bất công của

Trang 40

mình Càng ngày cậu càng miệt mài phân tích nỗi đau khổ của bản thân để rồi xót xa cho mình và than trách số phận Pie chưa hiểu được rằng cuộc sống này còn vạn điều đau khổ ghê gớm hơn trăm nghìn lần nỗi đau khổ của cậu Ít

ra Pie còn không phải bận tâm lo lắng gì, được mọi người thương mến, giúp

đỡ Cuộc sống ngoài kia với biết bao nhọc nhằn, lầm than Người ta phải đấu tranh mà giành giật lấy cuộc sống Ở đó có đói rét và cái chết… Không thấy được nỗi khổ đau của nhân dân, Pie chỉ càng cáu kỉnh và cho rằng mình đau khổ Cậu tha thiết được làm một người ăn mày còn hơn được sống như bây giờ Pie luôn tự hỏi nếu là một người ăn mày thôi, chắc hẳn cậu sẽ bớt khổ đau hơn bây giờ Cuộc sống cơm áo, đói, rét sẽ khiến cậu quên đi và bớt đau

khổ hơn bây giờ… “Anh luôn phàn nàn là bây giờ thời thế đã thay đổi cả,

những người mù không còn bị giết trong những cuộc loạn chiến ban đêm như cái chết của nhạc sĩ Iuocko thời xưa nữa” Pie giận dữ vì không có gì để trách

móc, như chú bé kéo chuông Iego và đồng thời trong thâm tâm cậu trách móc những người thân của mình và đổ lỗi cho họ đã làm cậu mất hết những thuận lợi mà những người mù khác được hưởng Sự khủng hoảng tinh thần một cách trầm trọng ấy đã khiến Pie luôn đặt câu hỏi cho bản thân mình về chỗ đứng của mình trong thiên nhiên, giá trị của bản thân mình ở đâu và mối quan

hệ của mình với vũ trụ xung quanh là gì

Thế nhưng khi chứng kiến cuộc sống thực tại đầy đau khổ ấy, Pie lại

cảm thấy kinh sợ “mặt Pie tái nhợt như chàm đổ Đôi lông mày nhíu lại, vẻ

mặt kinh hãi, xúc động quá mạnh” Cái ý thức quá mạnh và ý nghĩ ích kỉ chỉ

nghĩ đến nỗi đau khổ của bản thân mình trước kia nay chuyển chỗ cho các tình cảm khác Pie tính toán, phác họa chương trình trong tương lai, đặt cho mình mục đích đi tới Cậu trở nên hoạt bát, đầy sinh lực và khát khao cuộc sống

Quá trình phát triển tinh thần của Pie không tách rời môi trường với

những con người có mối quan hệ trực tiếp với cậu Trước hết đó là sự gắn kết

Ngày đăng: 12/04/2016, 16:17

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lại Nguyên Ân (2004), 150 Thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc Gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 Thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc Gia
Năm: 2004
2. M.Bakhtin (2003), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Phạm Vĩnh Cư dịch, Nxb Hội nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận và thi pháp tiểu thuyết
Tác giả: M.Bakhtin
Nhà XB: Nxb Hội nhà văn
Năm: 2003
3. M.Bakhtin (1998) - (Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Vương Trí Nhàn dịch), Những vấn đề thi pháp Doxtoiepxki, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề thi pháp Doxtoiepxki
Nhà XB: Nxb Giáo dục
5. Nguyễn Hồng Chung, Nguyễn Kim Đính, Nguyễn Hải Hà, Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Trường Lịch, Huy Liên (2012), Lịch sử văn học Nga, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử văn học Nga
Tác giả: Nguyễn Hồng Chung, Nguyễn Kim Đính, Nguyễn Hải Hà, Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Trường Lịch, Huy Liên
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
Năm: 2012
6. Hoàng Thị Kim Cúc (2005), Người kể chuyện trong truyện ngắn của Macxim Gorki, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP,Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Người kể chuyện trong truyện ngắn của Macxim Gorki
Tác giả: Hoàng Thị Kim Cúc
Năm: 2005
7. Đặng Xuân Cường (2008), Luật xa gần, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật xa gần
Tác giả: Đặng Xuân Cường
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2008
8. Đặng Anh Đào (2001), Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương tây thế kỷ XX, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương tây thế kỷ XX
Tác giả: Đặng Anh Đào
Nhà XB: Nxb Đại học quốc gia
Năm: 2001
9. Gurevich (1996), Các phạm trù văn hóa trung cổ, Nxb Giáo dục, Hà Nội 10. M.Gorki (1970), Bàn về văn học (tập I,II), Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các phạm trù văn hóa trung cổ", Nxb Giáo dục, Hà Nội10. M.Gorki (1970), "Bàn về văn học
Tác giả: Gurevich (1996), Các phạm trù văn hóa trung cổ, Nxb Giáo dục, Hà Nội 10. M.Gorki
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1970
11. Nguyễn Hải Hà (2002), Văn học Nga sự thật và cái đẹp, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Nga sự thật và cái đẹp
Tác giả: Nguyễn Hải Hà
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2002
12. Nguyễn Hải Hà, Hà Thị Hòa, Đỗ Hải Phong, Giáo trình văn học Nga (dành cho ngành ngữ văn hệ đào tạo tại chức và từ xa) Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình văn học Nga
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
13. Nguyễn Hải Hà, Đỗ Xuân Hà, Nguyễn Ngọc Ảnh, Từ Đức Trịnh, Nguyễn Văn Giai (1996), Lịch sử văn học Nga thế kỷ XIX, Nxb Đại học Quốc Gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử văn học Nga thế kỷ XIX
Tác giả: Nguyễn Hải Hà, Đỗ Xuân Hà, Nguyễn Ngọc Ảnh, Từ Đức Trịnh, Nguyễn Văn Giai
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc Gia
Năm: 1996
15. Hà Thị Hòa (2009), Văn học Nga trong nhà trường, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Nga trong nhà trường
Tác giả: Hà Thị Hòa
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2009
16. Trần Thị Thanh Hương (2004), Vai trò người kể chuyện trong truyện ngắn của A.Sekhop, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò người kể chuyện trong truyện ngắn của A.Sekhop
Tác giả: Trần Thị Thanh Hương
Năm: 2004
17. Ilin, Trần thuật học, tạp chí văn học, số 10, 2001, tr 76 – 81 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần thuật học
18. M.B .Khrapchenco (1985), Sáng tạo nghệ thuật, hiện thực, con người(2 tập), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sáng tạo nghệ thuật, hiện thực, con người
Tác giả: M.B .Khrapchenco
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1985
19. M.B .Khrapchenco (1978), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học
Tác giả: M.B .Khrapchenco
Nhà XB: Nxb Tác phẩm mới
Năm: 1978
20. V. Korolenko (2000), Người nhạc sĩ mù, Nguyễn Văn Sỹ dịch, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Người nhạc sĩ mù
Tác giả: V. Korolenko
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2000
21. V.Korolenko (1977) , Những đốm lửa, Nguyễn Hải Hà dịch, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những đốm lửa
Nhà XB: Nxb Văn học
22. D.X.Likhachop (1968), “Thế giới bên trong của tác phẩm nghệ thuật” những vấn đề văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Thế giới bên trong của tác phẩm nghệ thuật”
Tác giả: D.X.Likhachop
Năm: 1968
23. I.U.Lotman (2004), Cấu trúc văn bản nghệ thuật, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cấu trúc văn bản nghệ thuật
Tác giả: I.U.Lotman
Nhà XB: Nxb Đại học quốc gia
Năm: 2004

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w