1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Công tác biên mục tại thư viện trường đại học sư phạm nghệ thuật trung ương

26 988 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 95,52 KB

Nội dung

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài. 1 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 3. Lịch sử nghiên cứu 2 4. Mục tiêu nghiên cứu 2 5. Phương pháp nghiên cứu 2 6. Đóng góp cuả đề tài 3 7. Cấu trúc của đề tài 3 Chương 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC BIÊN MỤC VÀ KHÁI QUÁT VỀ THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG 4 1.1. Cơ sở lý luận về công tác biên mục 4 1.2. Khái niệm về công tác biên mục 5 1.3. Vai trò của công tác biên mục 6 1.4. Lịch Sử hình thành và phát triển thư viện trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương 7 Tiểu kết: 8 Chương 2:THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BIÊN MỤC TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG 9 2.1. Các yếu tố đảm bảo cho công tác biên mục 9 2.1.1. Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin 9 2.1.2. Nguồn nhân lực 9 2.1.3. Công cụ tiêu chuẩn trong công tác biên mục 13 2.2. Các công đoạn biên mục 15 2.2.1. Mô tả thư mục. 15 2.2.2. Phân loại và phân tích chủ đề. 16 2.2.3 Kiểm soat tính thống nhất. 16 Tiểu kết: 17 Chương 3.GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC BIÊN MỤC CỦA CÔNG TÁC BIÊN MỤC CỦA THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG 18 3.2 Áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế về xử lý tài liệu 18 3.3. Tăng cường công tác phổ biến, giới thiệu và hướng dẫn sử dụng các tiêu chuẩn đã được ban hành 19 3.4. Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác biên mục. 19 Tiểu kết: 20 KẾT LUẬN 21 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 22  

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những gì tôi viết trong đề tài nghiên cứu là do tôi thựchiện

Mọi tham khảo dùng trong đề tài nghiên cứu này đều được trích dẫn vềtác giả, thời gian rõ ràng

Mọi sao chép không hợp lệ tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm

Ký tên

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô Lê ThịHiền giáo viên môn Phương pháp nghiên cứu khoa học Đã tận tình hướng dẫndạy bảo chúng em trong suốt quá trình học

Em chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong Khoa Thư viện – Thông tin,trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã tận tình truyền đạt kiến thức trong 4 năm họctập Với vốn kiến thức tiếp thu được trong quá trình học không chỉ là nền tảngtrong quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quí báu để em bướcvào đời một cách vững chắc và tự tin

Em chân thành cảm ơn các anh, chị cán bộ trong thư viện trường Đại học

Sư phạm Nghệ thuật Trung ương.đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợicho em trong thời gian khảo sát, nghiên cứu Em xin gửi lời cảm ơn đến chịNguyễn Thị Lư cán bộ thư viện trường đã giúp đỡ em trong quá trình thu thập sốliệu.Trong quá trình thực hiện, em không thể tránh khỏi những thiếu sót vì vậy

em rất mong nhận được những đóng góp quí báucủa thầy cô và các bạn

Trang 3

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

3 Lịch sử nghiên cứu 2

4 Mục tiêu nghiên cứu 2

5 Phương pháp nghiên cứu 2

6 Đóng góp cuả đề tài 3

7 Cấu trúc của đề tài 3

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC BIÊN MỤC VÀ KHÁI QUÁT VỀ THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG 4

1.1 Cơ sở lý luận về công tác biên mục 4

1.2 Khái niệm về công tác biên mục 5

1.3 Vai trò của công tác biên mục 6

1.4 Lịch Sử hình thành và phát triển thư viện trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương 7

Tiểu kết: 8

Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BIÊN MỤC TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG 9

2.1 Các yếu tố đảm bảo cho công tác biên mục 9

2.1.1 Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin 9

2.1.2 Nguồn nhân lực 9

2.1.3 Công cụ tiêu chuẩn trong công tác biên mục 13

2.2 Các công đoạn biên mục 15

2.2.1 Mô tả thư mục 15

2.2.2 Phân loại và phân tích chủ đề 16

2.2.3 Kiểm soat tính thống nhất 16

Trang 4

Tiểu kết: 17

Chương 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC BIÊN MỤC CỦA CÔNG TÁC BIÊN MỤC CỦA THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG 18

3.2 Áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế về xử lý tài liệu 18

3.3 Tăng cường công tác phổ biến, giới thiệu và hướng dẫn sử dụng các tiêu chuẩn đã được ban hành 19

3.4 Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác biên mục 19

Tiểu kết: 20

KẾT LUẬN 21

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 22

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài.

Hiện nay sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ kĩ thuật đãkhiến cho cuộc sống của con người thay đổi nhanh chong và đạt được nhữngbước tiến kì diệu Những thành tựu của cuộc cách khoa học công nghệ hiện dạitrong công nghệ thông tin và truyền thông, cùng với sự bùng nổ thông tin, máytính, mạng internet…Cũng chính vì vậy lượng thông tin được tạo ra với khốilượng lớn Trong thời đại ngày nay, khoa học kỹ thuật phát triển đòi hỏi mỗingười phải không ngừng nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn và trình độhiểu biết tổng hợp về xã hội Thư viện và cơ quan thông tin luôn là một địa chỉtin cậy cho mọi tầng lớp nhân dân, không phân biệt tuổi tác, nghề nghiệp, trình

độ có nhu cầu học tập và nghiên cứu Thư viện không chỉ là nơi lưu trữ các loạitài liệu đơn thuần mà thư viện còn là có vai trò trong học tập, nghiên cứu, giúpcho việc thừa kế và phát huy các phát minh khoa học …

Nhận thức được vai trò của thư viện trong mọi hoạt động sống của xã hộiĐảng và nhà nước đã có những chỉ dẫn thông qua Pháp lệnh thư viện Trongpháp lệnh thư viện chỉ rõ tổ chức và hoạt động của thư viện là trách nhiệm của

cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức xã hội, tổchức xã hội- nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp, đơn vị vũ trangnhân dân ( sau được gọi là tổ chức) trong hoạt động thư viện Nhận thấy bệnhviện cũng là nơi có nhu cầu tin cao với số lượng cán bộ, học sinh, sinh viên,bệnh nhân và người nhà bệnh nhân Chính vì vậy chúng em đã tìm hiểu về côngtác phục vụ bạn đọc trường Sư Phạm Nghệ Thuật Trung Ương Đề tài này mộtphần giúp cho mọi người hiểu rõ hơn tầm quan trọng của thư viện Tại đó bạnđọc thoải mái tìm kiếm những tư liệu cần thiết cho nhu cầu học tập và nghiêncứu của mình Qua khảo sát chúng em thấy được công tác phục vụ bạn đọc củacán bộ thư viện tận tình, hướng dẫn bạn đọc lựa chọn và tra cứu thông tin nhanhchóng, chính xác Bên cạnh đó vẫn còn những thiếu xót Vì vậy qua bài nghiêncứu này chúng em muốn đưa ra thực trạng công tác phục vụ bạn đọc nhằm đưa

ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động và thúc đẩy sự phát triển của

Trang 6

thư viện nói chung và thư viện trường nói riêng

Chính vì vậy tôi chọn đề tài: “Công tác biên mục tại Thư viện Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương”.

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu : Công tác biên mục trường Đại học Sư phạm Nghệthuật Trung ương

Phạm vi nghiên cứu: Trường Đại học Sư phạm Ngệ thuật Trung ương

4 Mục tiêu nghiên cứu

Tìm hiểu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn về công tác biên mục

Tìm hiểu thực trạng công tác biên mục tại Trung tâm thư viện trường Đạihọc Sư phạm Nghệ thuật Trung ương

Đề xuất một số giải pháp nhắm nâng cao hiệu quả của công tác biên mụctại trung tâm thư viện trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương

5 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu và giải quyết các vấn đề của luận văn, tôi đã vận dụng phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu

- Phương pháp thống kê

Trang 7

- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế

- Phương pháp so sánh

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

- Phương pháp trao đổi chuyên gia

7 Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần mở đâu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo đề tàiđược chia làm 3 chương.:

Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác biên mục và khái quát về thư việntrường Đại học Sư phạm Ngệ thuật Trung ương

Chương 2 ; Thực trạng về công tác biên mục tại thư viện trường Đại học

Sư phạm Nghệ thuật Trung ương

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác biên mục tại trường Đạihọc Sư phạm Nghệ thuật Trung ương

Trang 8

Chương 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC BIÊN MỤC VÀ KHÁI QUÁT VỀ THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG

1.1 Cơ sở lý luận về công tác biên mục

Công tác biên mục tài liệu đã được cộng đồng thư viện thực hiện từ hàngtrăm năm nay Một số chuyên gia đã nhận định rằng kiểm soát thư mục truyềnthống gần như đã đạt mức hoàn thiện với tài liệu truyền thống thể hiện thôngqua việc ban hành Nguyên tắc biên mục quốc tế năm 1961 (thường gọi làNguyên tắc Pari), tiêu chuẩn trao đổi dữ liệu thư mục được thống nhất toàn cầu(tiêu chuẩn ISO 2709), khổ mẫu lưu giữ dữ liệu thư mục được sử dụng rộng rãi(như MARC21, UNIMARC) và quy tắc biên mục được chấp nhận ( nhưAACR2, ISBD) (Gorman M., 2001) Tuy nhiên, sự phát triển của khoa học vàcông nghệ nói chung và của công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT)nói riêng đã tạo ra những thay đổi quan trọng trong hoạt động quản lý thư mục.Một số nghiên cứu đã phát hiện những yêu cầu mới đối với biểu ghi thư mục, là

cơ sở cho việc hình thành nguyên tắc biên mục quốc tế mới và quy tắc biên mụcmới

Năm 2009, IFLA đã công bố "Tuyên bố về nguyên tắc biên mục quốc tế"thay thế Nguyên tắc Pari Bên cạnh nhiều vấn đề khác như mục tiêu và chứcnăng của mục lục, bản mô tả thư mục, các điểm truy cập, cơ sở cho khả năng

tìm kiếm, Nguyên tắc biên mục quốc tế đã nêu: "Một quy tắc biên mục cần xem

xét các thực thể, thuộc tính và quan hệ như định nghĩa trong các mô hình khái

niệm của thế giới thư mục" Những khái niệm thực thể, quan hệ và thuộc tính này

đã được đề cập đến trong một báo cáo của IFLA về Yêu cầu chức năng của biểu

ghi thư mục, viết tắt là FRBR (từ thuật ngữ tiếng Anh Functional Requirements

of Bibliographic Records).

Trong dự thảo quy tắc biên mục mới “Mô tả và truy cập tài nguyên”(RDA) cũng sử dụng những khái niệm này của FRBR Đây là những khái niệmrất mới đối với biên mục truyền thống

Trang 9

1.2 Khái niệm về công tác biên mục

Biên mục được coi là hoạt động chính yếu nhất để thực hiện kiểm soátthư mục, tạo ra công cụ thư mục Là toàn bộ quá trình có liên quan đến tổ chứccác công cụ thư mục nói chung và mục lục nói riêng, bao gồm mô tả thư mục,phân loại và định chủ đề tài liệu Có thể khẳng định, lịch sử thư viện gắn liềnvới lịch sử biên mục Theo Đại từ điển tiếng Việt: “biên” là viết, ghi chép, tổchức, sắp xếp theo một trật tự nhất định [8, tr 157]; “mục” là phần nhỏ tên sáchbáo hoặc một nội dung trọn vẹn [8, tr 1150] Theo nghĩa đó, có thể hiểu “biênmục” là việc tổ chức, sắp xếp nội dung mô tả tài liệu theo một trật tự nhất định

Theo Bách khoa thư về hệ thống cơ sở dữ liệu (Encyclopedia of Database Systems [49, p 309]: Biên mục là sử dụng những quy tắc, tiêu chuẩn để tạo rabản thay thế tài liệu, nó mô tả những yếu tố chủ yếu về tài liệu để nhận dạng tàiliệu này là duy nhất, phân biệt với các tài liệu tương tự khác Khi không nhìnvào tài liệu, người dùng có thể biết đầy đủ thông tin về tài liệu mà họ cần nếu nóphù hợp với nhu cầu của họ Thông thường biên mục bao gồm mô tả thư mục(còn gọi là biên mục mô tả), phân tích chủ đề (bao gồm định tiêu đề chủ đề vàđịnh chỉ số phân loại)

Theo tác giả Vũ Văn Sơn, biên mục được xác định là “một bộ phận củaquá trình kiểm soát thư mục, là toàn bộ quá trình liên quan đến tổ chức các công

cụ thư mục nói chung và mục lục nói riêng: mô tả thư mục, phân tích chủ đề vàkiểm soát tính thống nhất Việc kiểm soát tính thống nhất được tiến hành trong

cả hai giai đoạn mô tả thư mục và phân tích chủ đề” [6, tr 28 ]

Trong định nghĩa này, biên mục bao gồm: mô tả thư mục, phân tích chủ

đề và kiểm soát tính thống nhất Thực chất công việc kiểm soát tính thống nhấtchính là kiểm soát tính nhất quán các yếu tố mô tả thư mục và trong việc lập cáctiêu đề mô tả khi mô tả thư mục; cũng như kiểm soát tính nhất quán các tiêu đềchủ đề và các kí hiệu phân loại khi biên mục chủ đề Công cụ để tiến hành côngviệc kiểm soát tính thống nhất là các hộp phiếu công vụ, các Hồ sơ tiêu đề chuẩn(authority files) trong máy tính Các công cụ này thường được xây dựng dựatrên các quy tắc mô tả, các Khung đề mục chủ đề, các bảng phân loại, các bộ từ

Trang 10

khóa, các từ điển và từ chuẩn, …

Theo ODLIS - Online Dictionary for Library and Information ScienceBiên mục là quá trình tạo ra những bản mô tả cho mục lục Trong thư viện, côngviệc biên mục thường bao gồm: mô tả thư mục, phân tích chủ đề, cung cấp chỉ

số phân loại và những hoạt động liên quan đến sự chuẩn bị về mặt vật lý tài liệu

để xếp giá sách, những công việc này thường được thực hiện bởi cán bộ thư việnchuyên nghiệp được gọi là cán bộ biên mục

Trong đó biên mục mô tả (descriptive cataloguing) hay còn gọi là mô tảthư mục: là việc lựa chọn những chi tiết đặc trưng của một tài liệu và trình bàychúng theo những quy tắc nhất định giúp bạn đọc có những khái niệm về một tàiliệu trước khi tiếp xúc với tài liệu đó Theo tác giả Vũ Văn Sơn: “Biên mục mô

tả là một bộ phận của quá trình biên mục có liên quan tới việc nhận dạng một tàiliệu và ghi lại những thông tin về tài liệu để giúp lưu giữ và tìm lại tài liệu mộtcách chính xác và không nhầm lẫn với các tài liệu khác” [6, tr 29]

Bảng thuật ngữ trong Nguyên tắc biên mục quốc tế (IFLA, 2009) đãđịnh nghĩa biên mục mô tả là “phần của công tác biên mục cung cấp dữ liệu mô

tả và các điểm truy cập không phải chủ đề” Theo Giáo sư Patricia G Oyler(Giáo sư về Khoa học thông tin – thư viện, trường đại học Simmons, Mỹ): biênmục mô tả là một phần của quá trình biên mục liên quan tới việc nhận dạng và

mô tả một gói thông tin, việc ghi lại thông tin này dưới hình thức biểu ghi mụclục, lựa chọn và trình bày điểm truy cập cùng với các điểm truy cập chủ đề

Như vậy, biên mục mô tả là một bộ phận của quá trình biên mục có liênquan đến nhận dạng một tài liệu và ghi lại những thông tin về tài liệu ấy trênmột phiếu mô tả mục lục hay biểu ghi thư mục sao cho nó có thể nhận dạngđược tài liệu ấy một cách chính xác mà không nhầm lẫn với các tài liệu khác vàđược thể hiện qua các điểm truy cập được tạo lập

1.3 Vai trò của công tác biên mục

Vai trò của mô tả thư mục là giúp người dùng tin có khái niệm về tàiliệu và dễ dàng tìm được tài liệu ấy trong hệ thống tìm tin truyền thống và hiệnđại Những yếu tố cơ cản của mô tả thư mục: Nhan đề, thông tin trách nhiệm,

Trang 11

lần xuất bản, thông tin về xuất bản, phát hành, mô tả vật lý,…

Mô tả thư mục vừa là một công đoạn, vừa là một sản phẩm Với tư cách

là một sản phẩm, người ta gọi đó là một chỉ dẫn thư mục hay một tra cứu thưmục

1.4 Lịch Sử hình thành và phát triển thư viện trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương

Thư viện Trường ĐHSPNTTW là bộ phận trực thuộc Trung tâm Công nghệThông tin và Thư viện, hiện nay là Trung tâm Công nghệ Thông tin, được thành lậptheo quyết định số 681/QĐ-ĐHSPNTTW ngày 04/06/2014 của Hiệu trưởng trườngĐHSPNTTW

Thư viện hình thành và phát triển cùng với sự hình thành của trườngĐHSPNTTW; tiền thân là một bộ phận (thư viện) nằm trong các phòng Giáo vụ(năm 1967), Quản trị Thiết bị (năm 1989), Đào tạo (phòng Giáo vụ cũ) (năm 1998),phòng Nghiên cứu khoa học (nay là phòng Khoa học công nghệ, năm 2002)

Do yêu cầu nhiệm vụ, ngày 27/04/2011, Hiệu trưởng trường ĐHSPNTTW kýquyết định số 285/QĐ-ĐHSPNTTW-TCCB về việc đổi tên Trung tâm Thông tin –Thư viện thành Trung tâm Tin học, Ngoại ngữ và Thư viện Trên cơ sở một phầnchức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Tin học, Ngoại ngữ và Thư viện, ngày04/06/2014, Trung tâm Công Nghệ Thông tin và Thư viện được thành lập và hiệnnay là Trung tâm Công nghệ Thông tin

Trước những yêu cầu đổi mới toàn diện về giáo dục, xuất phát từ nhữngnhiệm vụ chiến lược phát triển của ngành giáo dục và chiến lược phát triển củaTrường ĐHSPNTTW, TV có vai trò rất quan trọng trong quá trình đổi mới giáodục, nâng cao chất lượng đào tạo, TV có vai trò cung cấp thông tin và tư liệu cácngành tri thức đặc biệt là thông tin tư liệu về khoa học công nghệ, khoa học kinh

tế, thông tin về văn hóa nghệ thuật,… nhằm đáp ứng các nhu cầu nghiên cứu

Trang 12

Tiểu kết:

Chương 1 đã khái quát về khái niệm biên mục, cơ sở lý luận về công tácbiên mục, vai trò của công tác biên mục, cũng như khái quát về lịch sử hìnhthành và phát triển của Thư viện trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trungương Giúp phần nào hiểu rõ hơn về công tác biên mục, cũng như quá trình hoànthiện của công tác biên mục Cũng như hình dung khái quát về thư viện trườngĐại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương Sau đây tôi xin trình bày rõ hơn vềthực trạng công tác biên mục tại trường thư viện trường Đại học Sư phạm Nghệthuật Trung ương

Trang 13

Chương 2:

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BIÊN MỤC TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI

HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG 2.1 Các yếu tố đảm bảo cho công tác biên mục

2.1.1 Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin

Thư viện của trường cũng nhận được nhiều sự hỗ trợ của bộ phận côngnghệ thông tin trong quá trình hoạt động của thư viện Hiện nay thư viện có 7máy tính hỗ trợ trong công việc Và có máy tính tra cứu riêng cho người dùngtin khi đến thư viện

Bộ máy tra cứu thông tin trong thư viện là tập hợp các công cụ, phươngtiện cho phép truy cập đến tài liệu hoặc truy cập đến thông tin trong thư viện; làcầu nối giữa người dùng tin và cán bộ thông tin với vốn tài liệu trong thư viện

Bộ máy tra cứu giúp người dùng tin có thể nhanh chóng tìm thấy thông tin, tàiliệu mình cần một cách nhanh chóng dễ dàng

Thư viện trường ĐHSPNTTW đã xây dựng bộ máy tra cứu truyền thống

để phục vụ công tác tìm kiếm taì liệu cho bạn đọc

Bộ máy tra cứu được tổ chức theo hình thức mục lục phiếu, được sắp xếptheo môn ngành tri thức, được sắp xếp theo tên tác giả Bạn đọc chỉ cần xác địnhnội dung tài liệu mình cần tìm sau đó tìm theo tác giả mình muốn đọc tìm, ghi kíhiệu xếp giá vào phiếu yêu cầu tin, đưa cho cán bộ thư viện Cán bộ thư viện sẽvào kho tìm tài liệu bạn đọc cần tìm

Hiện nay, thư viện chưa sử dụng bộ máy tra cứu hiện đại Cán bộ thư việnkiểm tra tài liệu theo sổ theo dõi riêng Thư viện đang tìm hiểu và hướng tời sửdụng hệ thống tra cứu hiện đại trong những năm tới

2.1.2 Nguồn nhân lực

Vai trò quan trọng hơn bất cứ vấn đề nào khác trong một TV chính là conngười, một TV có một cơ cấu nhân sự thích ứng với những thách thức, thay đổiđang diễn ra là một việc hết sức quan trọng, nó quyết định sự phát triển, tương

lai của mỗi TV Như Krupxkaia đã từng nói: “Cán bộ thư viện là linh hồn của thư viện” nên TTCNTT trường ĐHSPNTTW cũng không nằm ngoài vấn đề

Ngày đăng: 28/09/2016, 22:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w