1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nét đặc sắc nội dung và nghệ thuật tập thơ trái đất và mặt trăng của phan tuy an

90 922 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 1,05 MB

Nội dung

Qua tập thơ Trái đất và mặt trăng có thể thấy được tâm tư, tình cảm và ước mơ của trẻ thơ, không những thế ta còn tìm thấy được cả những xúc cảm của mình trong đó.. Lí do sư phạm Tập t

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

-* -

NGUYỄN THÙY LINH

NÉT ĐẶC SẮC NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT

TẬP THƠ TRÁI ĐẤT VÀ MẶT TRĂNG

CỦA PHAN TUY AN

TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Văn học thiếu nhi

Người hướng dẫn khoa học:

ThS - GVC NGUYỄN NGỌC THI

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Tác giả khóa luận xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy giáo,

cô giáo trong khoa Giáo dục Tiểu học và đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo: ThS - GVC Nguyễn Ngọc Thi Thầy đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình để tôi hoàn thành khóa luận này

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 5 năm 2016

Sinh Viên

Nguyễn Thùy Linh

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài “Nét đặc sắc nội dung và nghệ thuật tập thơ

Trái đất và mặt trăng của Phan Tuy An” là kết quả tôi trực tiếp tìm tòi,

nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu có sử dụng tài liệu của một số tác giả Tuy nhiên đó chỉ là cơ sở để tôi rút ra được những vấn đề cần tìm hiểu ở đề tài của mình Đây là kết quả của cá nhân tôi, hoàn toàn không trùng lặp với

kết quả của các tác giả khác

Nếu sai sót tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Sinh viên

Nguyễn Thùy Linh

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 3

3 Mục đích nghiên cứu 3

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4

5 Văn bản khảo sát Error! Bookmark not defined 6 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

7 Phương pháp nghiên cứu 4

8 Cấu trúc khóa luận 4

NỘI DUNG 5

CHƯƠNG 1 ĐẶC SẮC VỀ NỘI DUNG TẬP THƠ TRÁI ĐẤT VÀ MẶT TRĂNG 5

1.1 Hình ảnh 5

1.1.1 Hình ảnh thiên nhiên 5

1.1.2 Hình ảnh loài vật - đồ vật 18

1.2 Suy nghĩ về cuộc sống 28

1.2.1 Thế giới xung quanh và ước mơ nhỏ bé 28

1.2.2 Tình cảm gia đình, bạn bè, tình người 37

CHƯƠNG 2 ĐẶC SẮC VỀ NGHỆ THUẬT TẬP THƠ TRÁI ĐẤT VÀ MẶT TRĂNG 47

2.1 Thể thơ 47

2.1.1 Thể thơ 3 chữ 48

2.1.2 Thể thơ 4 chữ 49

2.1.3 Thể thơ 5 chữ và thơ tự do 53

2.2 Nhịp điệu 59

2.2.1 Nhịp thơ 61

Trang 5

2.2.2 Cách gieo vần 63

2.3 Biện pháp tu từ 65

2.3.1 Biện pháp tu từ nhân hóa 65

2.3.2 Biện pháp tu từ so sánh 70

2.3.3 Biện pháp tu từ điệp ngữ 71

2.3.4 Biện pháp tu từ liệt kê 73

2.3.5 Biện pháp đối thoại 75

KẾT LUẬN 79

TÀI LIỆU THAM KHẢO 81 PHỤ LỤC

Trang 6

“Người ta nói chỉ trẻ em và nhà thơ mới biết làm thơ, mới hiểu và biết thật sự

về cuộc sống.” (Cuốn sách và trẻ em)

Đã có rất nhiều tác phẩm thơ viết cho thiếu nhi và tác phẩm chính các

em viết từ khi đất nước còn bom đạn chiến tranh đến khi hòa bình lập lại Những tác phẩm viết về thiếu nhi hay do các em viết đều mang đậm tình cảm trong sáng của các em và thể hiện rõ nét về chính cuộc sống của các em

Trần Đăng Khoa viết thơ khi em mới lên 8 tuổi với những tập thơ lắng sâu trong lòng độc giả đặc biệt là các bạn đọc nhỏ tuổi và Phan Tuy An cũng vậy Đây là tiếng thơ của của những tâm hồn măng mọc thẳng, lớn lên dưới

sự chăm sóc của Đảng và Bác Hồ vĩ đại

Sau thời kì chiến tranh gay go ác liệt của dân tộc thì cũng có rất nhiều tác phẩm thơ do các em viết cho chính lứa tuổi của các em Một trong những cây bút viết thơ trong thời kì đất nước hòa bình đó là Phan Tuy An với tập thơ

Trái đất và mặt trăng

Phan Tuy An tên thật là Phan Hoàng, sinh năm 1987, quê gốc ở Tuy

An, Phú Yên vì thế mà em lấy làm bút danh của mình: Phan Tuy An

Phan Tuy An làm thơ khi nhỏ tuổi với tập thơ Chú mèo ham ăn năm em

11 tuổi do em tự vẽ bìa và minh họa (Nhà xuất bản Đà Nẵng in) Tập thơ này được tặng giải sách hay về văn học thiếu nhi của Nhà xuất bản Đà Nẵng năm

Trang 7

1999 và được thư khen của Uỷ ban toàn quốc các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam Em cũng rất ham vẽ vì thế mà em đã được nhận nhiều giải thưởng

về thơ và họa Năm 2001, em được Nhà xuất bản Phụ Nữ cho xuất bản tập thơ

Trái đất và mặt trăng Tập thơ cũng chính là thông điệp mà tác giả muốn gửi

tới các độc giả nhỏ tuổi, đó là sự phấn đấu trong học tập và sáng tạo của Phan Tuy An để sau này là người công dân có ích cho đất nước

Qua tập thơ Trái đất và mặt trăng có thể thấy được tâm tư, tình cảm và

ước mơ của trẻ thơ, không những thế ta còn tìm thấy được cả những xúc cảm của mình trong đó Điều đó đã thôi thúc tôi tìm hiểu những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật tập thơ này

1.2 Lí do sư phạm

Tập thơ Trái đất và mặt trăng gồm 67 bài với những hình ảnh ngộ

nghĩnh trong cuộc sống của tác giả và cũng chính là của các em nhỏ cùng trang lứa Tập thơ này đem đến biết bao điều kì lạ, đặc biệt mang đến cho các

em cái nhìn thân thiện và gần gũi về cuộc sống Qua đó còn góp phần phát triển trí tưởng tượng cho các em

Thơ tác động đến trẻ một cách mạnh mẽ và dễ dàng nhất Qua các bài thơ mở ra cho các em nhiều điều hay và mới lạ Có lẽ bởi thơ gắn liền với tuổi thơ mỗi người Với trẻ em thì tình cảm của trẻ giàu có hơn người lớn, các em

dễ cười dễ khóc cũng dễ yêu ghét giận hờn.Và là một giáo viên tiểu học tương lai tôi mong muốn tìm hiểu tập thơ về những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật để nâng cao năng lực cho bản thân Đồng thời, có thể mang thơ của Phan Tuy An đến gần hơn với học sinh của mình thông qua những hoạt động ngoại khóa, tác động đến niềm yêu thích thơ ca của tuổi thơ để từ đó các em tìm đến thơ, đọc và cảm nhận nó

Điều đó đã thôi thúc tôi chọn đề tài Nét đặc sắc nội dung và nghệ

thuật của tập thơ Trái đất và mặt trăng của Phan Tuy An

Trang 8

2 Lịch sử vấn đề

Phan Tuy An sinh ra và lớn lên trong một gia đình yêu văn nghệ ở thành phố Đà Nẵng, em rất ham vẽ, ham đọc sách và được cha mẹ và thầy cô khuyến khích nên em viết rất nhiều thơ Chính vì thế mà hồn thơ Phan Tuy

An giàu nhạc điệu rất trong sáng và gần gũi với trẻ thơ Phan Tuy An làm thơ

từ khi nhỏ tuổi với tập thơ đầu tay là Chú mèo ham ăn và sau này là tập thơ

Trái đất và mặt trăng

Tập thơ Trái đất và mặt trăng mang đến cho các độc giả nhỏ tuổi

những bài thơ hồn nhiên, ngộ nghĩnh nhưng cũng chứa đựng trong đó là những điều mà em suy nghĩ về cuộc sống Thơ Phan Tuy An hướng về những

gì gần gũi chung quanh em Những cái rất đỗi quen thuộc của cuộc sống lại được chú bé ghi lại trong những dòng thơ như con mèo, con gà, quả bóng, dòng kênh,… rồi ông bà, cha mẹ, thầy cô, những người bạn nghèo khổ, tật nguyền mà em vẫn gặp trên đường đi học đi chơi Những tác phẩm chứa nhiều suy nghĩ về cuộc sống, những vần thơ dung dị, ngộ nghĩnh và rất đáng

yêu về chính cuộc sống của trẻ thơ Tập thơ Trái đất và mặt trăng chính là

“tấm bản đồ” chỉ dẫn cho ta đến với thế giới trẻ thơ đó

Đã có đề tài nghiên cứu về nghệ thuật tập thơ Trái đất và mặt trăng nhưng

tôi nghĩ rằng tập thơ không chỉ hay, không chỉ lạ và không chỉ đẹp ở nghệ thuật

mà ở chính những hình ảnh trong thơ cũng đáng để chúng ta nói tới Cái hay và

sự khác lạ đặc biệt của tập thơ đã tạo cảm hứng cho tôi tìm hiểu nét đặc sắc của tập thơ Đề tài khóa luận của tôi mong muốn làm rõ hơn những nét đặc sắc về

nội dung và nghệ thuật của tập thơ Trái đất và mặt trăng của Phan Tuy An

3 Mục đích nghiên cứu

Qua đề tài này tôi tìm hiểu và đi sâu nghiên cứu đặc sắc về nội dung và

nghệ thuật tập thơ Trái đất và mặt trăng để từ đó giúp các em thêm yêu những

vần thơ của Phan Tuy An, đồng thời hình thành và giáo dục nhân cách cho trẻ

Trang 9

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Một bài khóa luận tốt nghiệp đại học không thể đi tìm hiểu tất cả mọi khía cạnh của tập thơ Vậy nên tôi đi sâu về những nét đặc sắc về nội dung và

nghệ thuật trong tập thơ Trái đất và mặt trăng của Phan Tuy An

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Đặc sắc về nội dung và nghệ thuật tập thơ Trái đất và mặt trăng của

Phan Tuy An, Nxb Phụ Nữ 2001

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

Xuất phát từ mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, đề tài của chúng tôi nhằm thực hiện những nhiệm vụ sau:

- Tìm hiểu nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong tập thơ “Trái

đất và mặt trăng” của Phan Tuy An

- Ý nghĩa của nội dung và nghệ thuật tập thơ đối với việc giáo dục nhân cách, nhận thức và thẩm mĩ cho học sinh tiểu học

6 Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành khóa luận tôi sử dụng các phương pháp chủ yếu sau:

- Phương pháp khảo sát tác phẩm

- Phương pháp so sánh, đối chiếu

- Phương pháp phân tích, tổng hợp

7 Cấu trúc khóa luận

Ngoài các phần: Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, Nội dung khóa luận bao gồm 2 chương:

- Chương 1: Đặc sắc về nội dung của tập thơ Trái đất và măt trăng

- Chương 2: Đặc sắc về nghệ thuật của tập thơ Trái đất và mặt trăng

Trang 10

NỘI DUNG CHƯƠNG 1

ĐẶC SẮC VỀ NỘI DUNG TẬP THƠ TRÁI ĐẤT VÀ MẶT TRĂNG

Thơ ca là một thế giới rộng lớn và sâu sắc Thơ mở ra trước mắt chúng

ta cả một bộ sưu tập những bức tranh muôn sắc màu về những thứ vĩ đại lớn lao hay những cái nhỏ nhặt bình thường trong cuộc sống Từ những điều nhỏ

bé nhất cũng được thơ khắc họa một cách tinh tế và hoàn mĩ “Thơ tác động đến người đọc vừa bằng sự nhận thức cuộc sống vừa bằng khả năng gợi cảm sâu sắc, vừa trực tiếp với những cảm xúc suy nghĩ cụ thể, vừa gián tiếp qua liên tưởng và những tưởng tượng phong phú, vừa theo những mạch cảm nghĩ, vừa bằng sự rung động của những ngôn từ giàu nhạc điệu.” [3,207]

1.1 Hình ảnh

1.1.1 Hình ảnh thiên nhiên

“Mỗi nhà thơ cũng có những biểu tượng không lặp lại” [11,267].Trong trang thơ của Phan Tuy An hình ảnh thiên nhiên hiện lên khiến ta ngỡ như đang được bước vào thế giới thiên nhiên nhiều màu sắc và thật sự choáng ngợp

Hình ảnh mặt trời được nhiều nhà thơ nhắc đến Trần Đăng Khoa gọi mặt trời thật gần gũi:

Ông trời nổi lửa đằng đông

Bà sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay

(Buổi sáng nhà em)

Võ Quảng thì thấy ông mặt trời “vén mây” mỉm cười Phan Tuy An thì

vẽ hình ảnh mặt trời là hình ảnh của vũ trụ bao la, được khắc họa rất gần gũi

và chân thực Mặt trời in bóng xuống mặt nước làm cho chú bé ngỡ như mặt trời bị ngã xuống nước và còn hồn nhiên vớt lên Ta thấy được sự bao la, mênh mông của vũ trụ qua “cái bóng” của những hình ảnh đó thôi đã đủ thấy như những hình ảnh thật sự của vũ trụ

Trang 11

Trên cánh sóng vời vợi

Có in hình mặt trời Đang vùng vẫy dưới nước

Có chú bé chèo thuyền Tưởng mặt trời té xuống Liền bơi lại vớt lên

Té ra là cái bóng

(Vớt mặt trời) Tên của tập thơ là Trái đất và mặt trăng đã nói lên cái mênh mông của

vũ trụ Đó là hình ảnh của Trái đất thật sự ngộ nghĩnh Trái đất như em bé

mải dạo chơi, mải ngủ mà hôm nay ngủ quên không thức dậy

Hôm nay trái đất Nhức đầu ngủ luôn Chính vì vậy mà:

Nhiều vùng bị nắng Không có ban đêm Nhiều vùng bị tối Không có ban ngày Chỉ khi thấy mọi người đi tìm, mọi người kêu thức dậy thì Trái đất mới tỉnh dậy và lại tiếp tục với công việc của mình:

Người kêu thức dậy Trái đất rửa mặt Thế là phải quay

(Trái đất)

Bài thơ như nhắc nhở các bạn nhỏ đừng mải chơi mà quên mất nhiệm vụ quan trọng nhất của mình là ngoan ngoãn nghe lời cha mẹ, thầy cô và chăm chỉ học hành Chứ đừng như bạn Trái đất của chúng ta mà không ngoan nhé!

Trang 12

Một vài nhà thơ khai thác về mặt thẩm mĩ của trăng: “trăng là vú mộng muôn đời của thi sĩ” (Xuân Diệu) hay trăng gần gũi với các bạn nhỏ trong tập

thơ Trăng ơi…từ đâu đến? của Trần Đăng Khoa:

Trăng ơi… từ đâu đến?

Hay từ cánh rừng xa Trăng hồng như quả chín Lửng lơ lên trước nhà

… Trăng tròn như mắt cá Chẳng bao giờ chớp mi

(Trăng ơi … từ đâu đến? )

Hay:

Ông trăng tròn sáng tỏ Soi rõ sân nhà em …

(Trăng sáng sân nhà em)

Nhưng thấy được trăng đẹp, khỏe khoắn, mạnh mẽ và ngộ nghĩnh thì chỉ có trong thơ Phan Tuy An

Hình ảnh ánh trăng mở ra trong thơ Phan Tuy An là ánhTrăng khuyết,

được tác giả miêu tả thật hồn nhiên và để lí giải vì sao mà mặt trăng lại được gọi

là trăng khuyết như vậy Đây cũng chính là quy luật của tự nhiên của vũ trụ:

Mặt trăng rong chơi Không nghe ông trời Đang mập thành ốm Lõm một bên rồi

(Trăng khuyết)

Lại do mặt trăng mải chơi, không nghe lời khiến cho mình bị ốm thế là

Trang 13

“Lõm một bên rồi” và đó chính là đặc điểm của trăng khuyết Khi đọc bài thơ này chính các bạn nhỏ đã học được trong đó cả những kiến thức khoa học được nhà thơ lí giải một cách ngộ nghĩnh và đáng yêu

Mặt trăng ngộ nghĩnh chơi trốn tìm với mèo con, mèo con ngây thơ sao biết là trăng trên cao thì có thể thấy hết và biết mèo trốn ở đâu rồi mà

Mèo dù trốn nơi nào Lòi đuôi trăng vẫn thấy Đến lượt trăng nấp vào đám mây thế là mèo con không thấy trăng nữa rồi:

Trời bỗng tối sầm lại Mèo quay đầu tìm mãi:

-Trăng ơi ở đâu nào?

(Trốn tìm)

Câu hỏi cuối bài của mèo con: “Trăng ơi ở đâu nào?” đó chính là sự thắc mắc của các bạn nhỏ Cả bài thơ đã lí giải đây cũng là hiện tượng tự nhiên khi trăng bị mây che khuất sẽ khiến cho mọi vật tối om, mây che hết ánh sáng của trăng chiếu xuống trái đất khiến không ai còn thấy gì nữa Chính

vì vậy mà mèo con không thể nhìn thấy trăng nữa rồi

Ông trăng mải chơi, đáng yêu như vậy còn mặt trời được Phan Tuy An đem đến cho độc giả thì ra sao? Mặt trời chăm chỉ dậy sáng để đánh thức mọi

vật trong bài Sáng vì:

Mặt trời là chúa ghét Thói ngủ dậy muộn giờ

Và nó núp bóng đi nhường chỗ cho:

“Mặt trăng cười híp mí Trên đồng cỏ bầu trời.”

(Đêm)

Đêm nay trời mưa nhưng trăng vẫn hiện ra với hình ảnh chiếc thuyền vượt trên mặt biển đêm:

Trang 14

Đêm nay trời có bão Chẳng thuyền nào ra khơi Mây đen đến mù mịt Mưa cứ đều đều rơi Trong bóng mây tối mịt Vẫn hiện ra mặt trăng Như chiếc thuyền màu trắng Vượt trên mặt biển đêm

(Thuyền trăng)

Dù trời mưa bão thì mặt trăng khuyết vẫn hiện lên như hình ảnh chiếc thuyền màu trắng lướt trên mặt sóng Chiếc thuyền trăng đó vượt sóng vượt mưa vượt bão hiện lên thật đẹp thể hiện tinh thần vượt khó gian nan để đạt được điều mình mong muốn Bài thơ cũng như lời nhắc nhở nhẹ nhàng với các bạn nhỏ rằng dù cho có gặp khó khăn thì chúng ta hãy cố gắng để đạt được ước mơ của mình

Trong thơ Phan Tuy An ánh trăng non hiện lên thật nhẹ nhàng cùng với

“lời hát” của biển lúa khiến “chiều càng thêm xanh thẳm”:

Trăng non nhú đầu làng Dòng sông như: ngừng chảy Giọng hát càng ngân cao Chiều càng thêm xanh thẳm

(Chiều)

Hình ảnh trăng non dường như làm cho con người ta thấy một bức màn của buổi chiều muộn đang trong khoảnh khắc tranh tối tranh sáng Trong một màu tranh sáng tối ấy lóe lên một ánh sáng ở phía chân trời làm sáng lên cả một góc trời Dù không rực rỡ, chói lòa như ánh sáng của ánh trăng đêm rằm nhưng nó là một thứ ánh sáng nhẹ nhàng cũng có thể gọi là dịu dàng Từ đây

Trang 15

mỗi người chúng ta sẽ có những cảm nhận khác nhau về bức tranh vẽ ánh trăng non này

Chiều gần tối chính là lúc mà mọi vật tìm về tổ ấm của mình sau một ngày rong ruổi cho cuộc sống Đàn chim bay về núi và lời hát dường như cũng đi cùng với đàn chim kia để lại nơi đây những vì sao lấp lánh và những

vì sao ấy cũng hát lên như lời hát vui tươi nhưng cũng thật bình dị của bao la không gian:

Chỉ có những vì sao Giữa trời xanh lấp lánh Hát bài hát bình yên Của bao la đồng lúa

Mặt trăng tốt bụng luôn giúp đỡ mọi người:

Các bạn nhà nghèo Không tiền mua bóng Trăng biến hình tròn Cho các bạn đá Còn ở ngoài đồng Các bác nông dân Gặt mệt trăng thương Trăng biến lưỡi liềm Gặt hộ các bác

(Trăng thương)

Có lẽ ánh trăng là hình ảnh được các nhà thơ khai thác một cách triệt để

và đó là một hình ảnh thẩm mĩ sâu sắc Để từ đó trăng là một cái gì đó thật gần gũi và quen thuộc đối với trẻ thơ

Phan Tuy An đã đem đến cho độc giả những liên tưởng thật phong phú

về hình ảnh trái đất, mặt trăng, mặt trời Những hình ảnh rộng lớn bao la của thiên nhiên mà cứ như nhỏ bé lại ngay gần trước mắt của trẻ thơ

Trang 16

Cuộc sống của trẻ thơ hầu hết gắn liền với quê hương, tác giả đã đem

đến hình ảnh Đồng quê thật sinh động và như là quê hương của mọi người vậy:

Đồng ruộng đang mùa gặt Lúa như nắng chan hòa Bên bãi cỏ non tươi Đàn trâu đang gặm cỏ

Lũ trẻ đang chọi dế Tiếng cổ vũ vang vang

(Đồng quê)

Hình ảnh rất đỗi quen thuộc của đồng lúa, bãi cỏ non, và cả đàn trâu trên đồng lúa, cùng với những đứa trẻ chơi chọi dế hòa cùng âm thanh của những chú chim líu lo hót vang trên cánh đồng lúa ấy

Những điệp khúc vui tai

“Líu líu líu líu lo”

Nhà thơ Trần Đăng Khoa cũng có những vần thơ tả thực về Đồng quê

Bài thơ Đồng quê của Phan Tuy An khiến ta rạo rực và bồi hồi như

mình đang sống lại thời tuổi thơ, nó khiến cho ta chỉ muốn thốt lên rằng:

“Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” Tuổi thơ mỗi người đều thật đẹp và thật ý

Trang 17

nghĩa, nó khiến ta nhớ mãi trong cả cuộc đời Chính vì thế mà tôi nghĩ rằng sau khi đọc xong bài thơ này có không ít độc giả dù còn nhỏ tuổi hay đã lớn thì cũng thực sự thấy bồi hồi và xúc động

Cùng với hình ảnh đồng lúa vàng ấy chính là Bức tranh được Phan Tuy

An vẽ lên với muôn màu sắc Các em nhỏ khi vẽ tranh luôn thích những màu sắc rực rỡ nhưng chưa chắc đã hài hòa và sống động như bức tranh mà tác giả

vẽ ra Bức tranh hiện lên:

Có xanh dương của biển

Có xanh lục của cây

Có màu đỏ mặt trời

Có màu vàng của lúa

Có màu nâu của đất

Có đàn chim cánh trắng Thả hoa tím vào tranh…

Bức tranh ấy cũng là nỗi niềm của các em nhỏ, tình cảm yêu thiên nhiên, yêu quê hương sâu sắc Có yêu quê hương thế nào thì nhà thơ mới có thể tả bức tranh quê sống động, gần gũi và có thể đẹp đến vậy:

“Bức tranh em vẽ Nói lên cảnh thanh bình Của miền quê chúng em”

(Bức tranh)

Thiên nhiên là một đề tài muôn thuở của thơ ca và nhà thơ Huy Cận cũng có những vần thơ cho thiếu nhi viết về thiên nhiên Thiên nhiên trong thơ Huy Cận đó là những thứ trong vườn nhà mà em vẫn gặp như cây sấu lá nhiều, cây bàng lá mượt, là khóm tre ngà, là bông hoa đại,… Còn đối với hình ảnh thiên nhiên trong thơ Phan Tuy An đó là sự mộc mạc gần gũi Nhà thơ

miêu tả những Lá bàng và ánh nắng, Gió mùa hạ, Màu đỏ, Xuân và hoa đào,

Trang 18

Phượng và mưa, Búp hoa Đó là những hình ảnh bình dị trong cuộc sống

xung quanh ta được đem vào thơ một cách nhẹ nhàng uyển chuyển

Lá bàng thật ngộ nghĩnh:

“Lá xanh lá đỏ Múa tung tăng

Ấy ra ánh nắng Cũng biết múa”

(Lá bàng và ánh nắng)

Hay là hình ảnh của gió báo hiệu hạ về, đây cũng như một dấu hiệu nhận biết mùa hạ về Đó chính là cái nóng của gió:

Gió mùa hạ Thổi xuân đi Mang cái nóng Trải khắp trời

Đào thì lại vênh váo:

- Không tôi xuân chẳng vào.”

(Xuân và hoa đào)

Từng bông phượng đỏ rực nhỏ bé ngoài kia, hay những bông hoa đào báo hiệu tết đến, xuân về cũng đi vào trang thơ của Phan Tuy An nhẹ nhàng

Trang 19

mà sâu lắng Những hình ảnh tuy giản dị nhưng lắng sâu trong tâm tư mỗi người một nỗi niềm riêng

Hoa phượng và mưa đã đánh cuộc với nhau xem mưa có dập được

“lửa” của phượng không, một cuộc chiến gay go ác liệt và đầy hài hước:

“Mưa thì hét ào ào Lửa nào mà chẳng tắt Phượng lại cười rúc rích Trên cành, hoa vẫn hồng Phượng reo lên đắc thắng”

(Phượng và mưa)

Mầm hoa bé nhỏ cũng hiện lên thật sinh động:

Có tiếng nói rất khẽ Trong bầu trời mùa xuân

À búp hồng bé nhỏ Nằm ở giữa lá xanh

Trang 20

Miệng rì rào khen mát Đồng lúa

Khép lại những cơn mưa mùa hạ ta sẽ được đưa đến một vùng đất thật đẹp và thơ mộng về cả khung cảnh thiên nhiên và cả không khí trong lành.Và

như nhật kí ghi lại lần picnic và vui chơi ở Đà Lạt với bài Một ngày lên Đà

Lạt và Đêm Đà Lạt

Trời lạnh se se Gió bay gió đùa giỡn Rồi luồn vào túi mình Hoa Đà Lạt nhiều lắm Hương bay khắp đó đây

Đà Lạt trời xanh trong Cái nóng chẳng đến được

(Một ngày lên Đà Lạt)

Những vòm mây cao màu tím Lốm đốm hoa nở từng khóm bông Đẹp sao cảnh đêm thung lũng

Lá vàng rơi mặt nước xoay vòng

Trang 21

Mặt trăng một lần nữa xuất hiện trong thơ Phan Tuy An Vầng trăng nhìn trìu mến xuống khung cảnh đêm Đà Lạt, đưa cái nhìn trìu mến ấy đến những ngôi nhà vang lên những tiếng trẻ thơ thật vui và thật bình yên:

Cuối chân trời vài vệt sáng hồng

Và vầng trăng mơ màng nhìn xuống Những ngôi nhà vang tiếng trẻ con

(Đêm Đà Lạt)

Trong chuyến đi lên Đà Lạt đã để lại biết bao nhiêu cảm xúc vì cảnh đẹp nơi đây khiến con người ta dường như phải “say” Từ cái không khí se se lạnh

mà “cái nóng chẳng đến được”, với rất nhiều loài hoa với hương đêm ngào ngạt

và một thung lũng về đêm đẹp tuyệt tạo nên một bức tranh đầy chất thơ Hay

đơn giản Chỉ là một vũng nước cũng rất sinh động và Con kênh nho nhỏ hiện

lên chân thực gần gũi Chỉ với một vũng nước nhỏ trên đường đi học các bạn gặp mà các bạn nhỏ thấy trong đó là cả bầu trời như in vào trong đó:

Chỉ là một cũng nước Nhưng bạn thấy trong đó Những ngôi sao xa vời Những đám mây xanh biếc Trí tưởng tượng của trẻ hiện lên thật phong phú và vui tươi:

Chỉ một vỏ ốc nhỏ Bạn sẽ nghe trong đó Tiếng nước vỗ vào bờ Tiếng gió kêu vi vút Bạn sẽ thấy và nghe Những điều không tưởng Nếu bạn yêu cuộc sống Không quên vật nhỏ nào

(Chỉ là)

Trang 22

Tuổi thơ tác giả cũng như nhiều bạn nhỏ khác thì trên đường đi học các bạn phải qua những con kênh và hình ảnh con kênh nhỏ hiện lên trong thơ Phan Tuy An dung dị và thật gần gũi, mãi in sâu trong tâm trí mỗi người:

Qua bao thế hệ Cây mọc, chết đi Đứa bé nghịch nước Giờ người xa quê Chỉ còn dòng kênh Mãi xanh xanh ngắt

(Con kênh nho nhỏ)

Mùa xuân mang đến biết bao nhiêu sự tươi mới và tràn ngập sức sống Búp hoa bé nhỏ dường như không biết mình cũng là một phần tươi đẹp tô điểm cho đất trời

Trăm hoa đua sắc nở Chim ca vui hót chào

Ồ mùa xuân đẹp nhỉ

Ai ai cũng vui mừng

Nhưng búp nào có biết Đến lúc mình lớn lên Mình - Một phần cái đẹp Của mùa xuân xanh trời

(Búp hoa )

Thơ khơi gợi năng lực tưởng tượng và sự đồng cảm Phan Tuy An đã mang tới cho bạn đọc đặc biệt là những bạn đọc nhỏ tuổi những hình ảnh chân thực nhất, gần gũi nhất đối với mỗi người Có lẽ do những hình ảnh thiên nhiên gần gũi đó mà thơ Phan Tuy An rất dễ đi vào lòng những độc giả nhỏ tuổi khiến cho các em thêm yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống

Trang 23

1.1.2 Hình ảnh loài vật - đồ vật

Văn học thiếu nhi trước hết phải thực hiện chức năng chung của văn học nhưng cũng có chức năng riêng Đó là yêu cầu kích thích tính khơi gợi, phát huy năng lực sáng tạo, tưởng tượng ở các em Phải là một cậu bé yêu cuộc sống đến đâu thì Phan Tuy An mới có những vần thơ cảm xúc chân thật đến vậy

Không chỉ đưa độc giả đến với làng quê bình dị và những hình ảnh thiên nhiên gần gũi gắn với tuổi thơ mỗi người mà Phan Tuy An đã đưa vào những dòng thơ của mình hình ảnh của những loài vật, những đồ vật gắn với cuộc sống xung quanh ta

Trần Đăng Khoa thì đưa vào trong thơ của mình hình ảnh chú gà con, tiếng chim chích chòe hay là chú chó Vàng… Chú mèo có lẽ là người bạn thân thiết và gần gũi với mỗi người chúng ta Phan Tuy An đã đưa chú mèo ngộ

nghĩnh, hồn nhiên vào trong bài thơ đầu tay của mình đó là bài thơ Chú mèo

ham ăn Nhìn mặt trăng mà chú cứ nghĩ là miếng pho mát:

Chú mèo ham ăn

Đi trên hành lang Bỗng thấy mặt trăng Tưởng là pho mát…

Chú mèo hồn nhiên nói với cậu chủ:

- Cậu muốn ăn pho mát không?

- Muốn Mèo chỉ lên mặt trăng:

- Nó đó!

(Chú mèo ham ăn)

Chú mèo ham ăn là thế nhưng lần thứ hai chú mèo được nhà thơ nhắc đến lại là chú mèo chăm chỉ, chịu khó và biết lo toan cho cái tết của mình

Trang 24

Mèo ta chuẩn bị đi chợ mua biết bao nhiêu là đồ để mời các bạn đến cùng vui chơi tết với mình Trên đường đi chợ thì chuột gặp mèo:

Đang vác một túi nặng

Cứ từng bước lết đi Chuột ta láu lỉnh hỏi

- Vác gì mà nặng thế Mèo hổn hển trả lời

- Tôi phải mua nhiều thứ

Để mừng năm tuổi tôi Mời cả mười một bạn Đến cùng tôi vui chơi

(Tết của mèo)

Bài thơ còn cho các bạn nhỏ biết rằng có tất cả là mười hai con giáp và năm nay là năm tuổi của mèo Vì vậy mà mèo ta đã chuẩn bị thật tươm tất và chu đáo cho cái tết của mình

Hình ảnh chú gà con trong thơ Trần Đăng Khoa hiện lên khi nó đi kiếm mồi khi trời mưa ngộ nghĩnh và thật đáng yêu:

Ngoài sân lội, mấy chú gà liếp nhiếp

Đi tìm mồi cùng mẹ bắt giun sâu Trời mưa lâm thâm làm các chú ướt đầu

(Gà con liếp nhiếp)

Còn chú gà được Phan Tuy An miêu tả không hồn nhiên, chăm chỉ như vậy nữa mà là chú gà kiêu ngạo, lúc nào cũng chỉ đòi đánh nhau mà nào có đánh được ai đâu:

Một chú gà kiêu ngạo Gặp ai cũng đòi đánh nhau

Trang 25

Bỗng xuất hiện diều hâu

Bố lấy miếng thịt nào Chuột con đều chén hết Đến khi:

Bố nói: thịt hết rồi Chuột con: chưa no lắm

Bố lấy tờ giấy con Viết chữ: “Tao đánh mày”

Chuột con vồ chén tuốt

(Chuột bố và chuột con)

Chú chuột này thật là tham ăn quá, đến cả mảnh giấy mà chú cũng không tha liền vồ lấy mà ăn luôn Ăn vụng là đã xấu tính lắm rồi mà chuột còn không biết chừng mực gì nữa, khi bố lấy miếng nào chuột ta cũng cứ thế

mà vồ chén luôn Các bạn nhỏ không nên như chú chuột kia, đừng tham ăn như thế, phải biết nhường nhịn người khác và cũng đừng như bạn gà kia chỉ biết kiêu ngạo mà chưa làm được gì

Các loài vật gần gũi trong gia đình đã được nhà thơ khắc họa hồn nhiên, sinh động không những thế Phan Tuy An đưa chúng ta đến với làng quê cùng với hình ảnh những con trâu trong lễ hội đua trâu rộn rã Chú trâu hiện lên chân thực như những “vận động viên” trong cuộc đua:

Trang 26

Nhìn đôi mắt tròn quay Đầu lắc qua lắc lại Trông rất là hiền lành Chốc thành ngựa bất kham Cắm sừng chạy mải miết

Cỏ cây hoa lá bên đường như reo hò cổ vũ cho lũ trâu phấn chấn và đua tranh ác liệt hơn:

Lúa trên đồng thơm mát Như cổ vũ lũ trâu

Cây lau vỗ tay cười:

- Họ đua trâu giỏi quá

(Đua trâu)

Những chú trâu đua với nhau hết sức mình đem lại không khí vui tươi, hào hứng và thật nhiều niềm vui cho mọi người Trong hội đua trâu đó không chỉ có lúa có lau cổ vũ cho trâu đâu mà trên cành cây cao còn có cả những chú chim nữa Chim nhỏ trong thơ Phan Tuy An đó là chú chim nhỏ đáng yêu nhưng bị nhốt trong lồng nên chú rất buồn:

Nhưng mặt chú buồn xo

Vì bị nhốt trong lồng Nhưng em nhỏ rất thông minh đã có cách làm cho chú chim nhỏ vui hơn:

Em bỏ vào chim giả (Mà em làm bằng bông) Chim nhỏ thấy chim giả Tưởng bạn mình đến đó Mừng quá bay lòng vòng Chim nhỏ cũng giống như các bạn nhỏ vậy, chúng cũng rất muốn có bạn chơi, rất muốn được vui chơi trò chuyện với bạn của mình Vì thế mà khi chim giả vào trong lồng chim thật đã mừng rỡ và trò chuyện ngay với bạn:

Trang 27

Chú nhìn chim bạn bảo

“Lại đây chơi với mình”

Thấy chim giả đứng im Mặt đỏ gay chú bảo:

“Bạn tự cao quá đấy”

Chú chim rất vui khi có bạn và chơi, nhưng chú đâu biết đây là chim giả mà bạn nhỏ làm bằng bông nên khi không thấy bạn trả lời chú lại tưởng là bạn tự cao và tỏ ra giận dỗi Đó cũng chính là lời mà tác giả muốn nhắn nhủ các bạn nhỏ rằng đừng nên tự cao như bạn chim giả nhé Và cũng nên xem xét mọi chuyện kĩ càng trước khi phán đoán như bạn chim thật, khi chưa biết bạn là chim giả mà đã nói bạn là người tự cao

Không chỉ có chú chim đâu mà chú ve cũng được đưa vào những dòng thơ của Phan Tuy An Tác giả dành đến hai bài thơ nói về chú ve - hình ảnh gắn với mùa hè với các bạn nhỏ Chú ve ra rả “học” vào những buổi trưa hè nắng như thiêu như đốt Đó là cách nói hình ảnh chứ chú ve thì làm sao mà học, đây là mùa chú ve kêu gọi bạn, chú kêu suốt mùa hè để sau đó là chú ngủ đông và nghỉ ngơi:

Chú ve ra rả học Ngoài trời nắng như thiêu Sao mày chỉ học hè

Xuân, thu, đông chơi suốt Thế làm sao giỏi được

Trang 28

Mọi người đều tiếc thương Chàng ca sĩ nổi tiếng Mọi vật trong khu rừng đều xót xa, thương tiếc cho chú ve - “chàng ca sĩ” của khu rừng Mỗi loài vật đều thể hiện sự đau xót của mình thật “rộn ràng”: những chú kiến mang bình rượu ra cùng say sưa, còn những chú ve và châu chấu thì cùng nhau luộc gà cùng với đó là:

Tiếng chiêng trống vang xa Tiếng miệng nhai chóp chép Tiếng uống rượu tu tu

Tại sao mà đám ma chú ve mà mọi người đến viếng mà lại rộn rã đến vậy? Đám ma thì buồn bã, khóc than mà sao ở đây đám ma lại vui tươi, hể hả như thế? Câu hỏi đặt ra với tất cả mọi người khi đi qua đây:

Hỏi: hội hè chi đây

Mà tiếng cười hể hả

Mà rộn ràng thế này…

(Cậu ve vừa mới mất)

Đó cũng chính là ý thơ của Trần Đăng Khoa:

Bác giun đào đất suốt ngày Trưa nay chết dưới gốc cây sau nhà

… Kiến đen uống rượu la đà Bao nhiêu kiến gió bay ra chia phần…

(Đám ma bác giun)

Dấu chấm lửng đặt cuối bài thơ của Phan Tuy An cũng như của Trần Đăng Khoa như để cho mọi người trả lời cho sự thắc mắc cho khách qua đường và cũng như tất cả mọi người khi đọc bài thơ này Đây cũng là sự châm biếm cho một phần, xã hội bây giờ Con người ta sống với nhau mà có

Trang 29

lẽ là chỉ vì lợi danh chứ tình cảm thì hiếm có Đến cả đám ma của người thân, của hàng xóm mà cứ như là buổi tụ họp hội hè, được dịp ăn uống no say nhờ vào cái “đám ma” ấy Qua đây cũng nhắc nhở chúng ta về cách đối nhân xử thế trong cuộc sống Cho dù còn nhỏ nhưng Phan Tuy An có một cái nhìn sâu sắc về cuộc sống đem lại những triết lí về cuộc sống cho độc giả

Chúng ta đọc thơ Phan Tuy An mới thấy rằng cậu bé phải yêu chú mèo nhà mình thế nào thì mới có thể dành nhiều dòng thơ viết về chú mèo đến vậy Cùng với chú mèo ham ăn hay là chú mèo biết lo toan chu toàn cho cái tết của mình thì tiếp đây chính là chú mèo con ngộ nghĩnh đáng yêu và rất ngây thơ khi trốn tìm với mặt trăng:

Mèo con và trăng sáng

Rủ nhau chơi trốn tìm Cuộc chơi thật vui và mèo con ngây thơ không biết mặt trăng trên cao thì mèo có trốn ở đâu trăng vẫn thấy còn khi mà trăng trốn vào đám mây thì đâu có ánh sáng nữa làm sao mèo thấy trăng được

Hay chú mèo của nhà bé Na ra oai với những chú gà để bảo vệ bé:

Bé Na vốn sợ gà Nay ra vườn lại gặp Mèo thấy vậy chạy ra Đuổi gà chạy đi mất Nhưng khi bé Na bảo mèo giúp đỡ khi gặp chó thì mèo ta:

Rũ hai hàng ria mép Mặt xịu xuống buồn xo Cụp đuôi mèo chạy mất

(Chú mèo nhà tôi)

Trang 30

Phan Tuy An còn là một cậu bé sống tình cảm Tình yêu thương với nội thể hiện thật cảm động khi nhìn từng cánh chim mà cậu bé thấy được tình cảm của nội mang theo từng cánh chim ấy

Trong thơ Phan Tuy An những loài vật gần gũi thân quen với các em nhỏ được khắc họa chân thực Qua đây giúp các em thêm yêu quý những con vật đáng yêu bên cạnh mình, biết thêm được rất nhiều điều thú vị trong cuộc sống xung quanh Không những giúp các em biết thêm những loài vật mà còn

lí giải những kiến thức mới mẻ về cuộc sống giúp các em hiểu thêm đặc điểm một số loài vật quanh ta

Các bạn nhỏ đặc biệt là các bạn nam rất thích đá bóng và trái bóng của các bạn nhỏ cũng được Phan Tuy An đưa vào thơ một cách chân thực nhất Quả bóng lăn trên sân khiến cho nó đau đầu và phải thốt lên:

Ôi thôi đừng đá

Để tôi nghỉ ngơi

(Qủa bóng than phiền)

Mỗi khi tết đến chắc rằng mỗi bạn nhỏ sẽ rất háo hức khi cùng anh chị

và bố mẹ mình cùng thổi những quả bóng nhiều màu sắc treo cành đào tết Quả bóng ở đây luôn muốn bay cao bay cao hơn nữa:

Quả bóng bay Bay lên trời Muốn cao hơn

Cả trăng sao Vừa bay lên Vướng cành cây

Nổ cái bùm

(Quả bóng bay)

Trang 31

Trò chơi gắn liền với tuổi thơ mỗi người đó là trò chơi thả diều Phan Tuy

An cũng đưa chúng ta đến với trò chơi thú vị này với chiếc diều nghịch ngợm:

Diều muốn bay thật xa Nhưng chiếc dây cản lại Diều cắt luôn dây vậy

Để mình được tự do Chiếc diều không muốn bị trói buộc bởi sợi dây của cậu chủ thế là nó cắt dây để được bay cao bay xa hơn nữa nhưng nào ngờ:

Bỗng gió thổi mạnh quá Diều rớt trên ngọn tre

Vì không nghe lời, không chịu theo cậu chủ mà giờ diều đã bị mắc trên ngọn tre, nó ân hận thì đã muộn mất rồi:

Giờ thấy mình ân hận Mong chủ đem về nhà

(Cậu chủ và chiếc diều)

Những sự vật dường như đơn giản cũng được đưa vào trong thơ đó

chính là hình ảnh Cục đất được một chú bé nhào nặn nhưng chú nặn gì cũng

không giống: nặn trâu thì không giống, nặn rồng thì lại giống rắn, chú nặn cò thì lại không có cánh và cuối cùng:

Chú bực mình Vứt cái phạch Tác phẩm thành Một cục đất

(Cục đất)

Qua cái nhìn của Phan Tuy An thì hình ảnh “cục đất” cũng như có cảm xúc Bài thơ như thể hiện được tâm trạng của bạn nhỏ đang bực bội khi không

Trang 32

nặn được con vật mình thích Có lẽ bạn ấy chưa thật sự kiên trì cho việc làm của mình để đạt kết quả

Hay chỉ là những cây thước cây bút trong cặp sách mỗi bạn Đây là những đồ dùng không thể nào thiếu được của các bạn nhỏ khi đến lớp cũng được tác giả miêu tả sống động Không những thế đó còn là chiếc búa và

chiếc đinh dù nhỏ bé nhưng có rất nhiều lợi ích cho gia đình trong bài thơ Búa

và đinh

Búa nện lên đầu đinh chan chát Đinh hét lớn: đau quá, đau quá Búa nói: nếu anh không chịu đau Thì mọi người cần đến anh làm gì?

Và ngày mà bạn nhỏ nào cũng mong mỏi cũng háo hức chờ đón đó chính là ngày tết đến xuân về Mỗi khi tết đến thì tờ lịch đỏ thắm xuất hiện báo cho tất cả mọi người cùng biết Dù đã có lịch báo tết mà sao mọi người vẫn bất ngờ đến vậy? Chắc là ai cũng mong tết nên mới bất ngờ:

Ai cũng giống như ai Tất cả đều bất ngờ Như mới biết lần đầu Khi tớ đi tớ đến…

(Tết và lịch)

Phan Tuy An viết thơ khi còn nhỏ tuổi có lẽ vì thế mà những dòng thơ của chú bé này mang những cái rất đỗi bình dị trong cuộc sống Hình ảnh chú mèo con, hình ảnh chú ve bé nhỏ hay chú gà lon ton và cả ngày hội đua trâu với hình ảnh những con trâu vạm vỡ hiền lành Hay là những đồ vật trong cặp sách mỗi bạn nhỏ, những thứ đồ chơi quen thuộc và cả nhũng đồ dùng gia đình Thế giới loài vật hiện lên thật tinh nghịch, gần gũi khiến cho các bạn đọc nhỏ tuổi thấy thật thú vị và chỉ muốn đi tiếp khám phá hết thế giới trong thơ Phan Tuy An Diễn tả một thế giới loài vật, đồ vật bình dị đã khơi nguồn

Trang 33

tình cảm bạn bè Và có lẽ như lời nhà thơ Tố Hữu có lần nói: “Thơ phải chăng

là điều ấy, mơ ở trong thực, cái vô hình trong cái hữu hình Những màu trong thơ, không sáng cũng không tối, lờ mờ nhưng lại rõ, cái chính xác của sự mơ

hồ, cái bảng lảng, có thể nói như vậy khi người ta là thi sĩ” [3,217] Cái mơ

hồ khiến cho con người ta muốn khám phá đến tận cùng

1.2 Suy nghĩ về cuộc sống

1.2.1 Thế giới xung quanh và ước mơ nhỏ bé

“Không có cuộc sống thì cũng không có thơ Nhà thơ chính là con ong hút nhụy từ những bông hoa của đời sống, không có sự tái tạo tài tình của con ong thì phấn hoa cũng không thể thành mật ngọt” [3,211] Có lẽ Phan Tuy An chính là “con ong” chăm chỉ đó Viết thơ khi mới 8 tuổi chắc có lẽ vì thế mà thế giới trong thơ Phan Tuy An mở ra là cả một thế giới của trẻ thơ Mỗi bài thơ là một hình ảnh gắn với cuộc sống của trẻ

Trên con đường đến trường hàng ngày rất quen thuộc của em và chị bỗng hôm nay trời mưa quá và khiến cho nấm mọc khắp sân Em rất tò mò hỏi chị rằng:

- Nấm chẳng có áo mưa Làm sao chống lại cơn mưa?

Chị em liền chỉ vào nấm nói đùa:

- À, đó là nhờ cái mũ

(Chiếc mũ)

Con đường đến trường rất đỗi quen thuộc với các em nhỏ và hôm nay

em lại biết thêm điều hay nữa đó chính là cây nấm luôn có chiếc mũ trên đầu

để che chắn mình khỏi cơn mưa Các em luôn tò mò về tất cả những gì xung quanh mình, mỗi ngày đến trường hay mỗi khi ra ngoài quan sát cuộc sống các em lại học được biết bao nhiêu điều mới lạ

Trang 34

Trong đồ dùng của các bạn nhỏ không thể thiếu được thước và bút Thế

mà lại có sự tranh cãi rằng đồ dùng nào quan trọng hơn:

Bút nói với thước:

-Tôi có lợi cho mọi người Tôi giúp người viết thư, viết bài Còn anh chẳng có lợi gì cả

Thước nói: “Anh có lợi thật Nhưng không có tôi

Thì các bạn học sinh Gạch bằng tay không thể thẳng được”

(Thước và bút)

Bạn nhỏ nào cũng có những ước mơ, có bạn ước rằng mình trở thành một bác sĩ giỏi, có bạn ước mình trở thành một người thầy giáo hay cô giáo,… thế nhưng có bạn nhỏ với ước mơ dù là xa xôi nhưng đó là cả tấm lòng nhân hậu:

Nếu cưỡi trên lưng chim

Em sẽ bay khắp nước Mang theo một rổ hoa

Để tặng mọi vùng đất

(Tặng hoa)

Dù nhỏ tuổi nhưng các em hãy luôn ước mơ và dám ước mơ để cố gắng

nỗ lực đạt dược ước mơ đó Em muốn cưỡi lên lưng chim để mang đến tất cả mọi nơi trên đất nước niềm vui cho dù là nhỏ bé Em muốn san sẻ tình cảm cho các bạn nhỏ nghèo khó, cho những hoàn cảnh bất hạnh hơn mình nữa Các bạn nhỏ hãy luôn cố gắng học tập thật giỏi, thật chăm ngoan và nỗ lực hết mình để đạt được những ước mơ của mình

Bé tò mò:

Bé liền hỏi ba

Trang 35

Sao bao bỏ kính Nhỡ ba nằm mơ Làm sao thấy rõ

(Bé hỏi)

Sự ngây ngô của bé cũng khiến bao bạn nhỏ khác tò mò như vậy Thường thì bố vẫn đeo kính mới có thể thấy được còn trong mơ thì làm sao

bố thấy đường đi được? Bài thơ dừng lại với câu hỏi “Làm sao thấy rõ” của

bé Điều này cũng là dụng ý của tác giả muốn đặt câu hỏi cho độc giả, đặc biệt là các độc giả nhỏ tuổi Qua đây ta cũng thấy được em bé trong bài thơ mong ước rằng sau này mình sẽ trở thành nhà khoa học để khám phá tất cả mọi điều của cuộc sống quanh ta Để giúp các bạn nhỏ trả lời những thắc mắc

mà các bạn còn đang suy nghĩ

Phan Tuy An đưa độc giả của mình đến với một lễ hội tưng bừng ở làng quê đó chính là ngày hội đua trâu Những chú trâu hiền lành vậy mà:

Chốc thành ngựa bất kham Cắm sừng chạy mải miết

những vần thơ với lời mời gọi thúc giục Bạn ơi hãy thức dậy:

Bạn ơi hãy thức dậy Mặt trời lên cao rồi Ánh nắng chiếu lấp lánh

Trang 36

Sáng khắp cả núi đồi

Bạn ơi hãy thức dậy Thấy hoa hồng trong vườn Đang nhìn phía vầng dương Như môi các bạn nhỏ

Bạn ơi hãy thức dậy Bạn ơi hãy thức dậy

(Bạn ơi hãy thức dậy)

Đầu mỗi khổ thơ là câu thơ Bạn ơi hãy thức dậy Sự lặp lại câu thơ đó

như lời thúc giục các bạn nhỏ hãy dậy sớm để thưởng thức vẻ đẹp của cuộc sống quanh mình với bao điều gần gũi nhưng thật đẹp Như một lời mời các bạn nhỏ thức dậy sớm để thấy ánh mặt trời chiếu lấp lánh trên sườn đồi Ánh nắng bao trùm tất cả mọi nơi, bao trùm tất cả những ngọn đồi, bao trùm cả những cánh đồng lúa bao la và bao trùm cả ngôi nhà của bé Không khí buổi sớm mai thật ngọt ngào vậy mà sao lại bỏ lỡ nó? Hãy thưởng thức nó để tâm hồn ta thêm tươi trẻ và thêm hạnh phúc.Và không chỉ đẹp bởi sự lung linh của ánh nắng mai mà còn bởi hương hoa hồng buổi sớm hòa quyện vào không gian như đôi môi chúm chím của các bạn nhỏ Ánh nắng mai cùng hương hoa thơm ngát thì chúng ta hãy cùng nhau thưởng thức nó với tất cả trái tim và tâm hồn mình Chúng ta có yêu quý thiên nhiên thì thiên nhiên mới mang lại cho chúng ta những điều tuyệt vời nhất

Buổi sớm mai với bao điều thú vị và Phan Tuy An đã đưa đến cho các bạn nhỏ những hiểu biết về cuộc sống:

Mặt cô gió ra sao Nhà cô gió ở đâu

Em tìm mãi không thấy

Trang 37

Chỉ thấy thổi rào rào Làm xao động đồng lúa Làm gợn nước mặt hồ

Vậy có ai đã biết cô gió là ai không nhỉ? Bài thơ Cô gió sẽ cho các bạn

nhỏ biết thêm những hiểu biết thật ngộ nghĩnh về gió:

Cô gió tìm mặt mình Soi gương cũng chẳng thấy Chỉ thấy trái banh vàng Đang lăn lóc bên giường

Cô tưởng mặt mình tròn Liền đi khoe với bạn

(Cô gió)

Hóa ra gió chẳng có mặt và cũng chẳng có nhà mà gió làm gợn sóng mặt hồ, làm xao động cây cối và mang điều mát mẻ đến mọi nơi Gió đưa hương thơm của cỏ cây hoa lá đi muôn nơi, gió mang những hạt mầm gieo đi muôn phương trời xa xôi Cho dù ta không thấy gió có mặt mũi hay hình dạng

ra sao nhưng điều chúng ta biết chính là “cô” gió là người bạn thân thiết với mỗi chúng ta và mang lại rất nhiều lợi ích cho cuộc sống muôn loài

Cùng với cô gió là mặt trời tinh nghịch nhưng chúa ghét thói dậy muộn:

Vì vậy khi đến sáng Mặt trời cho chim hót Cho hoa tỏa ngọt ngào Kéo người ra khỏi giường Đuổi thần ngủ đi mất Buổi sớm mai thật tuyệt vời vì thế mà mặt trời không muốn mọi người

bỏ lỡ Mặt trời đánh thức mọi người bằng cách cho chim hót, cho hoa nở ngát

Trang 38

hương và mang lại không khí buổi sớm thật nhẹ nhàng, êm ả nhưng dễ cuốn hút mọi người, vì:

Mặt trời muốn mọi người

Ai ai cũng tận hưởng Một buổi sáng đẹp trời

(Sáng)

Sớm mai thật đẹp như vẽ nên bức tranh đa màu sắc nhưng cũng thật hài hòa và khiến con người ta sảng khoái tâm hồn Và khi màn đêm buông xuống thì bức tranh màn đêm cũng lấp lánh không kém bởi những ngôi sao trên bầu trời:

Trời về đêm những ngôi sao nhấp nháy Chiếc tắt đi chiếc bừng sáng lên

Bố liền bảo: Những vì sao như cuộc sống

Có cái mất lại có cái kế thừa

(Những ngôi sao )

Trên bầu trời đêm thật đẹp với những vì sao lung linh lấp lánh Đôi khi

có những ngôi sao mất đi nhưng ở nơi khác lại có cái thay thế vào đó Điều này đã được “Bố” lí giải luôn là do ngôi sao kia cũng như cuộc sống của chúng ta, có cái mất đi thì lại có cái kế thừa Với những điều tưởng chừng như đơn giản này thôi nhưng cũng thấy rằng Phan Tuy An là một cậu bé có cái nhìn thực sự sâu sắc Đây cũng chính là ước mơ chinh phục vũ trụ bao la của trẻ thơ Các em luôn mong muốn khám phá thế giới không chỉ những điều nhỏ bé xung quanh mà còn muốn đến cả vũ trụ bao la mà vẫn thường chỉ nhìn thấy từ xa xôi

Các bạn nhỏ vẫn hằng mong ước mỗi năm một lần đó là ngày tết đến xuân về để được vui chơi, được đi chúc tết ông bà, là được ăn thật nhiều món

Trang 39

ngon và nhận được những phong bao lì xì đỏ thắm Mùa xuân đến mang đến bao niềm vui với cỏ cây hoa lá:

… Xuân như là bà chủ Nhìn dòng sông ủ rũ Sông cuốn chảy ào ào Nhìn cây trơ chọi lá Cây đâm chồi nở hoa Xuân đến bao nhiêu miền Lượn qua từng dốc núi Qua bao cánh rừng sâu Xuân đến với gió ấm Như là dòng nhựa sống Tuôn chảy khắp đất trời

(Xuân về)

Mùa xuân tới mang biết bao điều mới lạ cho thiên nhiên tạo nên bức tranh xuân vô cùng rực rỡ Tô điểm cho bức tranh xuân ấy thêm phần rực rỡ hơn đó chính là những bông hoa đào thi nhau đua nở như hòa cùng niềm vui chào đón một năm mới đã về:

Mùa xuân bước thong thả Như chờ đào nở hoa

(Xuân và hoa đào)

Và rồi những ngày mong đợi nhất của muôn người đã đến.Với sự háo hức, mong mỏi và cả sự hồi hộp khi tết đến Muôn vạn cây cỏ như hồi lại sức sống vươn ra những chồi non đẹp nhất như muốn khoe mình với đất trời Các

Trang 40

em bé đua nhau chăm ngoan học giỏi để được những điều tốt đẹp nhất mang

về khoe cha mẹ, ông bà Cho dù:

Tết lẳng lặng đi tới Chẳng báo cho một ai Thế nhưng mọi người đã chờ đón từ rất lâu rồi và:

Niềm vui tràn ngập đến Vườn nở đầy hoa mai Quất cố ra nhiều quả Con nít mặc áo mới Tung tăng đi khắp nơi Những động từ mạnh “cố”, “tung tăng”, “nở đầy” được sử dụng với dụng ý của tác giả muốn nhấn mạnh sự háo hức mong chờ và sự chào đón tết sang với niềm vui ngập tràn Thời gian thì luôn trôi nhanh và ngày tết vui tươi cũng sẽ qua đi nhưng nó qua mà khiến người ta “bất ngờ”:

Thế rồi tết đi qua Không báo cho ai biết

Để ai cũng bất ngờ Nhất là bọn con nít

Ngày đăng: 08/12/2016, 10:46

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phan Tuy An, Trái đất và mặt trăng, Nxb Phụ Nữ 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trái đất và mặt trăng
Nhà XB: Nxb Phụ Nữ 2001
2. Lại Nguyên Ân (Biên soạn, 1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
3. Hà Minh Đức (Chủ biên) - Phạm Thành Hưng - Đỗ Văn Khang - Phạm Quang Long - Nguyễn Văn Nam - Đoàn Đức Phương - Trần Khánh Thành - Lý Hoài Thu, Lý luận văn học, Nxb Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận văn học
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
4. Lê Bá Hán, Trần Đình Sửu, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên, 2004), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Nhà XB: Nxb Giáo dục
5. Trần Đăng Khoa, Thơ tuổi học trò, Nxb Giáo dục Hà Nội 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ tuổi học trò
Nhà XB: Nxb Giáo dục Hà Nội 2007
6. Dương Thị Liên (2011), Khóa luận tốt ngiệp đại học, Nghệ thuật tập thơ Trái đất và mặt trăng của Phan Tuy An, Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khóa luận tốt ngiệp đại học, Nghệ thuật tập thơ Trái đất và mặt trăng của Phan Tuy An
Tác giả: Dương Thị Liên
Năm: 2011
7. Lã Thị Bắc Lý (2003), Văn học thiếu nhi Việt Nam, Nxb Đại học sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học thiếu nhi Việt Nam
Tác giả: Lã Thị Bắc Lý
Nhà XB: Nxb Đại học sư phạm
Năm: 2003
8. Mạc Ngôn, Mạc Ngôn và những lời tự bạch, Nxb Văn học, 2004, tr.58 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mạc Ngôn và những lời tự bạch
Nhà XB: Nxb Văn học
9. Hoàng Phê (Chủ biên, 2002), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tiếng Việt
Nhà XB: Nxb Đà Nẵng
11. Trần Đình Sử (Chủ biên) - La Khắc Hòa - Phùng Ngọc Kiếm - Nguyễn Xuân Nam, Lí luận văn học, tập hai tác phẩm và thể loại văn học, Nxb Đại học Sư Phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận văn học, tập hai tác phẩm và thể loại văn học
Nhà XB: Nxb Đại học Sư Phạm
12. Vân Thanh (2003), Văn học thiếu nhi Việt Nam, Nxb Kim Đồng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học thiếu nhi Việt Nam
Tác giả: Vân Thanh
Nhà XB: Nxb Kim Đồng
Năm: 2003
13. Văn học tuổi trẻ, số 2 (324) năm 2015, Nxb Giáo dục Việt Nam - Bộ Giáo dục và Đào tạo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học tuổi trẻ
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam - Bộ Giáo dục và Đào tạo
10. Sách giáo khoa Ngữ văn 6 (Chương trình mới), Nxb Giáo dục Việt Nam Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w