1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghệ thuật tập thơ trái đất và mặt trăng của Phan Tuy An

63 567 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 434,33 KB

Nội dung

- 1 - MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Lí do khách quan Từ lúc lọt lòng mẹ, trong tiếng hát ru, trẻ thơ đã được nghe nhiều câu ca nhẹ nhàng, tha thiết. Lớn lên chút nữa các em lại được nghe những câu chuyện thần thoại, truyền thuyết, cổ tích Đó chính là cơ sở, là nguồn sữa mát lành đầu tiên nuôi dưỡng đời sống tâm hồn thiếu nhi. Góp phần bồi dưỡng tâm hồn thơ trẻ, trong thành tựu chung của văn học Việt Nam hiện đại đã dần hình thành và phát triển một bộ phận rất quan trọng, đó là văn học thiếu nhi. Thành phần sáng tác dòng văn học này rất đa dạng. Có những tác giả tên tuổi như Tô Hoài, Phạm Hổ, Võ Quảng đã xây dựng những viên gạch dựng lên ngôi nhà văn học thiếu nhi hiện đại. Lại có một bộ phận sáng tác khác rất đặc biệt. Đó chính là các em thiếu nhi. Các em mang đến những vần thơ tươi vui, ngộ nghĩnh. Mỗi tác phẩm là một màu sắc riêng, một hương sắc riêng trong cả vườn hoa thơ văn thiếu nhi rực rỡ. Một trong số đó là Phan Tuy An. Phan Tuy An tên thật là Phan Hoàng, sinh năm 1987 trong một gia đình yêu văn nghệ tại thành phố Đà Nẵng, có quê gốc ở Tuy An, Phú Yên. Bắt đầu làm thơ từ năm lên lên 8 tuổi, em đã có 2 tập thơ: Chú mèo ham ăn và Trái đất và mặt trăng. Phan Tuy An viết về những gì gần gũi chung quanh em. Con mèo, con gà, quả bóng bay, dòng kênh, rồi ông bà, cha mẹ, thầy cô, những bạn nghèo khổ, khuyết tật mà em vẫn gặp trên đường đi chơi, đi học. Thơ em bên cạnh sự ngộ nghĩnh, tươi mát của lứa tuổi, ta còn thấy em là một cậu bé có nhiều suy nghĩ về cuộc sống và xã hội quanh mình. Đọc thơ Phan Tuy An, người lớn sẽ hiểu thêm tâm tư, tình cảm con trẻ. Còn trẻ em thì tìm thấy suy nghĩ, ước mơ, cảm xúc của mình trong đó. Chính bởi những lẽ trên tôi có ý tưởng tìm hiểu tập thơ Trái đất và mặt trăng của Phan Tuy An, đặc biệt về phương diện nghệ thuật. - 2 - 1.2. Lí do sư phạm Thơ có sức lôi cuốn kỳ diệu và tác động mạnh tới tâm hồn, tình cảm, nhân cách trẻ thơ. Bởi lẽ ở lứa tuổi nhỏ các em rất giàu tình cảm, dễ yêu, dễ ghét, dễ khóc, dễ cười. Qua những bài thơ rất hồn nhiên trong sáng, Phan Tuy An đã mang đến cho các bạn những tri thức, những phát hiện độc đáo về những sự vật vốn gần gũi hay những phong cảnh đẹp mà em được chứng kiến. Hơn thế, qua những bài thơ hết sức trong sáng ấy, các em còn học được những tư tưởng, tình cảm đạo đức tốt đẹp giàu thẩm mỹ. Đồng thời các em học được cách ứng xử, rèn kỹ năng ngôn ngữ, tư duy và cảm xúc. Chính bởi lẽ trên đã thôi thúc tôi chọn đề tài: Nghệ thuật tập thơ Trái đất và mặt trăng của Phan Tuy An với mong muốn giúp các em hiểu biết phần nào về nghệ thuật tập thơ, hình thành, bồi dưỡng cho các em cách cảm thụ, thưởng thức món ăn tinh thần này. 2. Lịch sử vấn đề Phan Tuy An làm thơ từ rất nhỏ tuổi với tập thơ đầu tay là Chú mèo ham ăn và sau này là tập Trái đất và mặt trăng. Cùng với nhiều em nhỏ làm thơ lúc đó, Phan Tuy An đã góp phần tạo nên những vần thơ thật ngộ nghĩnh, thật đáng yêu, chứng minh rằng tuổi nhỏ nhưng việc không nhỏ chút nào. Là một cậu bé, suy nghĩ của em rất chân thực hồn nhiên và thơ em cũng vậy. Tập thơ Trái đất và mặt trăng chính là chìa khoá để ta mở cánh cửa bước vào thế giới trẻ thơ. Vậy mà chưa có một công trình nào nghiên cứu về tập thơ Trái đất và mặt trăng của Phan Tuy An. Đề tài khoá luận: “Nghệ thuật tập thơ Trái đất và mặt trăng của Phan Tuy An” là một đề tài khoá luận hoàn toàn mới. Tôi rất mong muốn sẽ tìm hiểu được một vài điểm cơ bản nghệ thuật tập thơ. - 3 - 3. Mục đích nghiên cứu - Nghệ thuật tập thơ Trái đất và mặt trăng của Phan Tuy An. - Đánh giá giá trị nghệ thuật tập thơ đối với việc giáo dục, hình thành nhân cách cho trẻ. Đồng thời, nâng cao năng lực văn học bản thân, góp phần phát triển khả năng giảng dạy trong nhà trường tiểu học. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Trong khuôn khổ một bài khoá luận cùng với sự hạn chế về tài liệu tham khảo việc khám phá và tìm hiểu tất cả giá trị của tập thơ Trái đất và mặt trăng là một điều khó khăn. Vì vậy, ở đây, tôi chỉ xin tìm hiểu một số đặc trưng về nghệ thuật trong tập thơ Trái đất và mặt trăng. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Tập thơ Trái đất và mặt trăng của Phan Tuy An, NXB Phụ nữ 2001. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Một số đặc sắc về nghệ thuật trong tập thơ Trái đất và mặt trăng của Phan Tuy An. - Giá trị tập thơ trong việc giáo dục và hình thành nhân cách cho trẻ. 6. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành khoá luận này, tôi đã sử dụng các phương pháp chủ yếu sau: - Phương pháp thống kê. - Phương pháp đọc sách tài liệu. - Phương pháp phân tích, tổng hợp. - Phương pháp so sánh, đối chiếu. - Phương pháp phân loại. 7. Cấu trúc khoá luận - 4 - Ngoài các phần: Mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo khoá luận gồm phần nội dung như sau: + Chương 1: Nghệ thuật tập thơ Trái đất và mặt trăng. + Chương 2: Trái đất và mặt trăng với việc giáo dục trẻ em - 5 - NỘI DUNG CHƯƠNG 1: NGHỆ THUẬT TẬP THƠ TRÁI ĐẤT VÀ MẶT TRĂNG Bản thân thơ văn là nghệ thuật. Nghệ thuật không phải ở những gì nhà thơ nói đến mà nghệ thuật là ở cách nhà thơ nói. Thơ Phan Tuy An hồn nhiên chân thực chính bởi cách em chọn đề tài và ở cách kể, cách tả rất nghộ nghĩnh của em. 1.1. Đề tài Theo Từ điển tiếng Việt, đề tài là đối tượng để nghiên cứu hoặc miêu tả trong tác phẩm khoa học hoặc văn học, nghệ thuật. Viết cho thiếu nhi, viết về thiếu nhi hầu hết đều là những đề tài rất quen thuộc như: Thiên nhiên, thế giới loài vật - đồ vật hay trường học, gia đình vì đó là những gì gần gũi và hấp dẫn đối với các em nhỏ. Vậy làm sao để dù có cùng một đề tài mà mỗi bài thơ vẫn tạo được cái riêng cho mình. Đó chính là ở cách mỗi nhà thơ sẽ khai thác đề tài thế nào. Phan Tuy An bắt đầu làm thơ cũng giống như một chú chim non đang cất cánh tập bay vậy, rất khó khăn. Tuy vậy trong nhiều bài thơ của mình, em đã thể hiện được cách viết khá hay và riêng. Những bài thơ của Phan Tuy An, có bài ngộ nghĩnh hồn nhiên đến lạ nhưng cũng có những bài thể hiện được sự quan sát tinh tế của một tâm hồn nhạy cảm, chan chứa yêu thương. Tập thơ Trái đất và mặt trăng có số lượng khá lớn: 67 bài. Nhìn bao quát có thể phân chia thành 4 mảng đề tài chính: Thiên nhiên, loài vật - đồ vật, tình bạn - tình người và đề tài viết về gia đình. 1.1.1 Thiên nhiên Đề tài này chiếm số lượng 33/67 bài. Phan Tuy An đã có những phát hiện lý thú, chân thực về những điều rất gần gũi xung quanh. - 6 - Đối với trẻ em, mặt trời luôn có một sức lôi cuốn kỳ diệu. Các em thường gọi “ông mặt trời” một cách thân mật, gần gũi như gọi ông của mình. Các tác giả lớn tuổi khi viết về mặt trời cũng nhìn bằng con mắt đó: Ông mặt trời vén mây Mỉm cười nhìn xuống đất (Câu chuyện một chiều xuân-Võ Quảng) Cậu bé Trần Đăng Khoa cũng vậy, em thấy “ông mặt trời” nổi lửa đằng đông. Riêng với Phan Tuy An, em lại thấy mặt trời như một cậu bé hiếu động, ham chơi: Cứ đứng im một chỗ Mặt trời chán lắm rồi Liền bỏ trời đi chơi Mặt trời còn rất sợ bị người lớn rầy la. Chính vì thế, khi: Người la ó khắp nơi Mặt trời nghe sợ quá Chạy về chỗ của mình Thế rồi trời sáng lại (Mặt trời) Phan Tuy An đã có sự liên tưởng thật độc đáo. Trời tối là do mặt trời chạy đi chơi còn khi mặt trời quay lại chỗ của mình thì trời sáng. Phải chăng mặt trời ấy chính là cậu bé Phan Tuy An vì mải chơi rồi bị bố mẹ rầy la không? Nếu vậy thì đến hai năm sau cậu bé đã trưởng thành hơn. Cậu thấy: Mặt trời là chúa ghét Thói ngủ dậy muộn giờ Vì vậy khi đến sáng Mặt trời cho chim hót Cho hoa toả ngọt ngào - 7 - Kéo người ra khỏi giường Đuổi thần ngủ đi mất (Sáng) Tác giả đã rất sâu sắc, khéo léo qua bài thơ nhỏ ngộ nghĩnh của mình gửi tới các bạn một thông điệp, đó là hãy chăm chỉ, quý trọng thời gian. Cũng với sự liên tưởng đó, Phan Tuy An viết bài thơ Trái đất rất hồn nhiên: Mọi hôm trái đất Chạy quanh mặt trời Hôm nay trái đất Nhức đầu ngủ luôn Nhiều vùng bị nắng Không có ban đêm Nhiều vùng bị tối Không có ban ngày Mọi người đi tìm Thấy trái đất ngủ Người kêu thức dậy Trái đất rửa mặt Thế là phải quay. (Trái đất) Lại thêm một bài như sau: Mặt trăng rong chơi Không nghe ông trời Đang mập thành ốm Lõm một bên rổi (Trăng khuyết) - 8 - Nhưng không phải lúc nào mặt trăng cũng lười như thế đâu nhé. Có lúc mặt trăng lại hiện lên với hình ảnh đẹp đẽ, đáng yêu, tràn đầy tình cảm thương yêu với mọi người: Mặt trăng tốt bụng Muốn giúp nhiều người Các bạn nhà nghèo Không tiền mua bóng Trăng biến hình tròn Cho các bạn đá Còn ở ngoài đồng Các bác nông dân Gặt mệt trăng thương Trăng biến lưỡi liềm Gặt hộ các bác. (Trăng thương) Mặt trăng lúc này hiền lành như cô Tấm trong truyện cổ tích. Thiếu nhi ai mà chẳng yêu trăng, lúc nào nhìn lên mặt trăng cũng khẽ gọi: “Chị Hằng!”. Còn dưới đây lại là một liên tưởng khác khá độc đáo của Phan Tuy An về mặt trăng: Đêm nay trời có bão Chẳng thuyền nào ra khơi Mây đen kéo mù mịt Mưa cứ đều đều rơi Trong bóng mây tối mịt Vẫn hiện ra mặt trăng Như chiếc thuyền màu trắng Vượt trên mặt biển đêm - 9 - (Thuyền trăng) Hầu hết các tác giả chỉ khai thác khía cạnh thẩm mỹ của trăng: “Trăng là vú mộng muôn đời của thi sĩ” (Xuân Diệu) hay trăng gần gũi với các bạn nhỏ như Trần Đăng Khoa: “Trăng ơi từ đâu đến!; Hay từ một sân chơi; Trăng trông như quả bóng; Đứa nào đá lên trời.” (Trăng ơi từ đâu đến?-Trần Đăng Khoa) chứ thấy được cái đẹp khoẻ khoắn, mạnh mẽ của trăng như Phan Tuy An thì là lần đầu tiên. Không chỉ hướng cái nhìn vào vũ trụ rộng lớn, thiên nhiên trong thơ Phan Tuy An còn được biết đến với những loài cây nhỏ xíu như cây nấm, búp hoa hay những loài cây thân thuộc như cây phượng Em yêu thiên nhiên lắm! Vì thế mà em để ý tới những gì nhỏ bé nhất và yêu thương nó. Nhìn cây nấm giữa trời mưa, em băn khoăn: - Nấm chẳng có áo mưa Làm sao chống lại cơn mưa? (Chiếc mũ) Thiên nhiên thật đẹp khi đó là sự giao hoà giữa trời đất và cây cối: Lúc lắc cành bàng Múa tung tăng Ánh nắng chiếu sáng Xuyên cành lá Gió thổi đùa vui Với cây cành (Lá bàng và ánh nắng) Thể thơ 4 chữ, nhịp thơ nhanh cùng với các từ tượng thanh làm hiện lên cảnh tượng vui tươi cùa thiên nhiên. - 10 - Theo mạch cảm xúc đó, bài Phượng và mưa rất hồn nhiên, đó là một lần đánh cuộc: Phượng và mưa đánh cuộc Cậu dập lửa tớ nào Mưa thì hét ào ào Lửa nào mà chẳng tắt Phượng lại cười rúc rích Trên cành, hoa vẫn hồng Phượng reo lên đắc thắng. (Phượng và mưa) Đọc bài thơ, ta như thấy phượng đang tít mắt reo lên đắc thắng với mưa. Phượng và mưa giống như hai đứa trẻ chơi trò vậy. Sở hữu một tâm hồn nhạy cảm, tác giả có thể nghe thấy “tiếng nói rất khẽ” của búp hoa: Có tiếng nói rất khẽ Trong bầu trời mùa xuân À búp hồng nhỏ bé Nằm ở giữa lá xanh (Búp hoa) Đọc những câu thơ này có thể hình dung một cậu bé đang nghiêng nghiêng đôi tai lắng nghe từng chuyển động khẽ khàng của búp non. Cậu bé chăm chú lắm, yêu thích lắm! Búp non “vạch” từng chiếc lá tìm mùa xuân nào khác gì Phan Tuy An đang say lòng trước vẻ đẹp của mùa xuân. Điều đáng nói là không chỉ thấy được cái đẹp, em còn thấy được giá trị của nó: [...]... nó vào từng câu thơ, ngay cả khi vẽ tranh em cũng vẽ bức tranh quê mình: Bức tranh em vẽ Bao màu sắc hợp vào - 11 - Có xanh dương của biển Có xanh lục của cây Có màu đỏ mặt trời Có màu vàng của lúa Có màu nâu của đất Có đàn chim cánh trắng Thả hoa tím vào tranh (Bức tranh) Bức tranh quê hương với đủ màu sắc: Màu của cây, của mặt trời, của lúa, của đất, của đàn chim và hoa tím Thật là một bức tranh... người đi tìm Thấy trái đất ngủ Người kêu thức dậy Trái đất rửa mặt Thế là phải quay (Trái đất) Mặt trăng cũng ham chơi không kém, tới nỗi: Đang mập thành ốm Lõm một bên rồi (Trăng khuyết) Thể thơ năm chữ hiện lên trong cái nhìn kỳ thú của Phan Tuy An Những bài thơ năm chữ nhịp nghỉ dài hơn, sử dụng nhiều thủ pháp kể và tả hơn Thể thơ này được sử dụng nhiều nhất, chiếm 36/67 bài và trải đều ở các đề... Các bác nông dân Gặt mệt trăng thương Trăng biến lưỡi liềm Gặt hộ các bác (Trăng thương) Ngược lại khi kết hợp với tiết tấu nhanh, dồn dập thể thơ 4 chữ mang những nét hoàn toàn mới lạ như khoác lên mình một chiếc áo mới Bài thơ - 26 - Trái đất đặc tả rất rõ nét tinh nghịch, hồn nhiên và cả ham chơi như một cậu bé của trái đất: Mọi hôm trái đất Chạy quanh mặt trời Hôm nay trái đất Nhức đầu ngủ luôn ... giấc giữa cảnh đêm thanh bình gần gụi, giản dị mà đáng quí biết bao Bài thơ hội tụ rất nhiều hình ảnh đẹp với rất nhiều màu sắc: Màu hoa cà, màu vàng của lúa, màu vàng của trăng, màu hồng của bếp lửa, màu trắng của tóc bà Bài thơ thể hiện sự trưởng thành trong lối viết của Phan Tuy An Nếu những bài thơ trước đây hầu như giống lời nói, suy nghĩ thường ngày của con trẻ thì ở bài thơ này em viết chau... đồng quê hương Phan Tuy An như thế nào: Lũ trẻ đang chọi dế Tiếng cổ vũ vang vang Gió mát thổi mơn man Từng đàn chim ca hát Những điệp khúc vui tai: “Líu líu líu líu lo” (Đồng quê) Trên cái nền thanh bình có tiếng cổ vũ “vang vang” của lũ trẻ đang chọi dế và gió thổi mơn man mà tác giả sử dụng toàn thanh bằng thì điệp khúc “líu líu líu líu lo” của những chú chim sử dụng hầu hết bằng thanh trắc tạo... thường có 5 chữ Trong tập thơ có 3/67 bài viết ở thể thơ 3 chữ, 6/67 bài viết ở thể thơ 4 chữ, 36/67 bài viết ở thể thơ 5 chữ và viết ở thể thơ tự do có 22/67 bài Mỗi lứa tuổi có một trình độ nhận thức và thẩm mỹ riêng Các em từ 5 đến 9 tuổi thích đọc những câu thơ ngắn có từ 2 đến 4 chữ, các em từ 10 đến 13 tuổi thích đọc những câu thơ dài từ 5 đến 8 chữ Phan Tuy An viết tập thơ này từ năm em 8 tuổi... Thổi xuân đi Mang cái nóng Trải khắp trời Gió mùa hạ Làm giọng chim Trong trẻo hơn Làm hoa phượng Đỏ ánh hồng Làm cho cây Kết hoa quả (Gió mùa hạ) - 33 - Có thể nói thơ Phan Tuy An rất giàu nhạc điệu làm cho người đọc dễ xúc cảm và nhờ thế phát huy được chủ đề tư tưởng 1.3.1 Thanh điệu Theo thống kê các câu kết trong 67 bài thơ ở tập Trái đất và mặt trăng thì có 28 bài kết thúc ở thanh trắc còn 39... bạn tình người, các bài thơ thuộc đề tài này như dòng sữa mát bồi dưỡng tình cảm gia đình cho các em thiếu nhi 1.2 Thể thơ Các bài thơ trong Trái đất và mặt trăng được viết theo nhiều thể thơ khác nhau Nếu như thần đồng Trần Đăng Khoa “làm mưa làm gió” với các thể thơ dân tộc truyền thống, điển hình là thể thơ lục bát thì Phan Tuy An lại ưa viết theo lối tự do hoặc 5 chữ Các câu thơ có chung đặc điểm... - một phần cái đẹp Của mùa xuân xanh trời (Búp hoa) Phan Tuy An lớn dần lên và thơ em cũng lớn lên như vậy Em bắt đầu có những suy nghĩ, ý thức rõ ràng về giá trị bản thân, giá trị cuộc sống Búp hoa là một phần cái đẹp góp phần vào mùa xuân cuộc sống cũng giống như em và các bạn nhỏ - những búp hồng tương lai của đất nước - đang phấn đấu học giỏi, ngoan ngoãn để góp phần xây dựng đất nước Đáng nói trong... là phong cảnh Em mang những gì gần gũi nhất của quê hương như đồng ruộng với nắng, gió, tiếng chim với cả đàn trâu đang gặm cỏ Hương lúa, hương đất thấm vào từng trang thơ em: Mặt trời sáng chói lọi Trên cánh đồng quê tôi Đồng ruộng đang mùa gặt Lúa như nắng chan hoà Bên bãi cỏ non tươi Đàn trâu đang gặm cỏ Lũ trẻ đang chọi dế (Đồng quê) Nhịp thơ vui, nhẹ nhàng Cả bài thơ là sinh khí của một ngày mùa . Tập thơ Trái đất và mặt trăng của Phan Tuy An, NXB Phụ nữ 2001. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Một số đặc sắc về nghệ thuật trong tập thơ Trái đất và mặt trăng của Phan Tuy An. - Giá trị tập thơ. CHƯƠNG 1: NGHỆ THUẬT TẬP THƠ TRÁI ĐẤT VÀ MẶT TRĂNG Bản thân thơ văn là nghệ thuật. Nghệ thuật không phải ở những gì nhà thơ nói đến mà nghệ thuật là ở cách nhà thơ nói. Thơ Phan Tuy An hồn nhiên. duy và cảm xúc. Chính bởi lẽ trên đã thôi thúc tôi chọn đề tài: Nghệ thuật tập thơ Trái đất và mặt trăng của Phan Tuy An với mong muốn giúp các em hiểu biết phần nào về nghệ thuật tập thơ,

Ngày đăng: 17/07/2015, 07:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w