Qua quá trìnhtiếp cận, tìm hiểu, chúng tôi thấy giới nghiên cứu đã có những ý kiến nhận xét, đánh giá về sáng tác thơ của Nguyễn Hoàng Sơn, về tác phẩm Dắt mùa thu vào phố.. Sau đây, khó
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
ĐÀO THỊ LÝ
GIÁ TRỊ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT
TẬP THƠ DẮT MÙA THU VÀO PHỐ
CỦA NGUYỄN HOÀNG SƠN
TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học thiếu nhi
Người hướng dẫn khoa học
TS NGUYỄN THỊ NHÀN
HÀ NỘI - 2017
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc
tới TS Nguyễn Thị Nhàn - Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 đã tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài
Nhân dịp này, em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo trong khoaMầm non - Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 đã quan tâm giúp đỡ em nhữngkiến thức chuyên môn cần thiết trong quá trình học tập tại trường
Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình và bạn bè đã luônđộng viên, giúp đỡ cho em hoàn thành tốt khóa luận này
Em xin chân thành cảm ơn!
Xuân Hòa, ngày tháng 05 năm 2017
Người thực hiện
Đào Thị Lý
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin khẳng định: Đề tài “Giá trị nội dung và nghệ thuật tập thơ Dắt
mùa thu vào phố của Nguyễn Hoàng Sơn” là của riêng tôi, không trùng lặp
với bất kì công trình nào đã công bố Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu tráchnhiệm
Xuân Hòa, ngày tháng 05 năm 2017
Người thực hiện
Đào Thị Lý
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3 Mục đính nghiên cứu 3
4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 4
6 Phương pháp nghiên cứu 4
7 Cấu trúc của khóa luận 4
NỘI DUNG 5
CHƯƠNG 1 GIÁ TRỊ NỘI DUNG TẬP THƠ DẮT MÙA THU VÀO PHỐ 5 1.1 Cảnh vật và thiên nhiên 5
1.2 Thế giới con người 11
1.2.1 Những con người lao động và sáng tạo 11
1.2.2 Cuộc sống sinh hoạt của trẻ em 16
1.2.3 Thế giới tuổi thơ đầy ắp yêu thương 21
Tiểu kết chương 1 26
CHƯƠNG 2 GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT TẬP THƠ DẮT MÙA THU VÀO PHỐ 27
2.1 Yếu tố truyện trong thơ 27
2.2 Thể thơ 28
2.2.1 Thể thơ bốn chữ 28
2.2.2 Thể thơ năm chữ 30
2.2.3 Thể thơ lục bát 32
2.3 Ngôn ngữ thơ 34
2.3.1 Ngôn ngữ thơ hóm hỉnh 34
2.3.2 Ngôn ngữ thơ bình dị 36
Trang 52.4 Một số biện pháp tu từ 38
2.4.1 Biện pháp nhân hóa 38
2.4.2 Biện pháp so sánh 41
Tiểu kết chương 2 45
KẾT LUẬN 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 6Nguyễn Hoàng Sơn viết truyện, làm thơ cho người lớn, viết phê bình,tranh luận văn học, nhưng thành tựu nổi bật hơn cả vẫn là viết thơ, truyện thơcho các em Cho đến nay, ông đã xuất bản gần chục tập thơ, trong đó phần lớn
là thơ dành cho thiếu nhi Nhà thơ được giải thưởng về lĩnh vực này trong đó
có giải thưởng của hội nhà văn Việt Nam
1.2 Tập thơ Dắt mùa thu vào phố là tập thơ tiêu biểu của Nguyễn Hoàng
Sơn dành cho thiếu nhi Đó là tuyển tập các bài thơ và truyện thơ viết cho lứa
tuổi trẻ em Dắt mùa thu vào phố được giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam
năm 1993 Đến với tác phẩm này, độc giả nhỏ tuổi sẽ bắt gặp những hồn thơtinh tế, hóm hỉnh, vui tươi mà không kém phần xúc động của tác giả Bêncạnh đó, tập thơ còn cho người đọc thấy được thiên nhiên tươi trẻ, những mốiquan hệ thân ái gắn bó, nâng đỡ quan tâm lẫn nhau của con người Từ đó khơigợi tình yêu thiên nhiên, tình yêu con người đối với các em
1.3 Việc nghiên cứu tập thơ Dắt mùa thu vào phố vẫn còn những
khoảng trống Điều đó đã gợi cho tác giả khóa luận tiếp tục tìm hiểu sâu hơn,tìm hiểu toàn diện hơn giá trị nội dung và nghệ thuật tập thơ Hơn nữa, việctìm hiểu tác phẩm văn học giúp bản thân tôi trau dồi kiến thức, bồi dưỡngnăng lực văn chương Những bài thơ của Nguyễn Hoàng Sơn là những mónquà đẹp dành cho trẻ thơ Qua các trang thơ ấy trẻ thêm yêu thế giới xungquanh, yêu bạn bè Bên cạnh đó thơ ca còn giúp giáo dục nhận thức, bồi
Trang 7dưỡng lòng nhân ái, giáo dục thẩm mĩ, rèn luyện kĩ năng ngôn ngữ và pháttriển nhân cách cho trẻ thơ.
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Bút danh của Nguyễn Hoàng Sơn được khẳng định qua những tập thơ
dành cho thiếu nhi Ông từng tâm sự: “Lứa chúng tôi là lứa tuổi sinh ra những
năm cuối thập niên bốn mươi của thế kỷ hai mươi, đến bây giờ là vắt qua haithế kỷ với biết bao biến động, biết bao sự kiện mà nhiều khi nằm mơ cũngkhông thấy Chúng tôi là người trong cuộc, khóc, cười, khổ đau và vuisướng… để làm nên những câu thơ, những câu văn, những bài báo thấm đẫmhơi thở của cuộc sống, của cuộc đời, của chính tâm hồn mình” Qua quá trìnhtiếp cận, tìm hiểu, chúng tôi thấy giới nghiên cứu đã có những ý kiến nhận
xét, đánh giá về sáng tác thơ của Nguyễn Hoàng Sơn, về tác phẩm Dắt mùa
thu vào phố Sau đây, khóa luận xin nêu ra những ý kiến tiêu biểu:
- Nhà nghiên cứu Dương Kỳ Anh đã đánh giá: “Nguyễn Hoàng Sơn làmột nhà báo biết tôn trọng sự thật và dám bày tỏ chính kiến của mình trước sựthật dù sự thật đó có phũ phàng cay đắng… Khi người thơ chân thật với bảnthân mình, dám bày tỏ chính kiến, bày tỏ điều gan ruột thì những câu thơnhững bài thơ như thế mới đến được với người đọc, mới thực sự lay động lòng
người Không màu mè, không uốn éo, Nguyễn Hoàng Sơn đến với người đọc một cách chân thực mà sâu lắng” (Văn Nghệ - Báo điện tử Tiền Phong -2015).
- Nhà thơ Trần Đăng Khoa chỉ ra rằng: “Nhưng cứ như mắt tôi đọc,thì “đặc sản” chính của anh vẫn là thơ viết cho thiếu nhi Và trong mảng thơkhá đặc biệt này, Nguyễn Hoàng Sơn bộc lộ rõ nhất tài năng của mình trongtruyện thơ, một thể loại văn học mà ở ta hầu như còn rất ít người viết, cũngmột phần vì khó viết, và nếu có viết được thì cũng rất khó hay NguyễnHoàng Sơn tỏ ra là một cây bút có sở trường trong cái thể loại rất hiểm hóc
này” (Văn học thiếu nhi Việt Nam -2003-NXB Kim Đồng).
Trang 8- Nhà nghiên cứu Huỳnh Diệu nhận định: “Thơ Nguyễn Hoàng Sơn với
những phát hiện mới mẻ và liên tưởng thông minh Trong mảng thơ cho thiếu
nhi, ông bộc lộ tài năng của mình, đặc biệt qua các truyện thơ, ông găm vào
trí nhớ người đọc với nhiều hình ảnh thơ độc đáo, thi vị” (Trang báo sinh viên
Đại học An Giang - 20/06/2007)
- Nhà thơ Đặng Hấn đã khẳng định: “Đọc truyện thơ của NguyễnHoàng Sơn giống như đến rạp hát để xem diễn Kiều hoặc Quan Âm Thị Kính:không phải đến để xem diễn biến câu chuyện ra sao, kết cục ai sống ai chết, ailấy ai… mà là để thưởng thức cái chất văn, chất đời tư trong từng câu ca, lờithoại …” (Văn học thiếu nhi Việt Nam-2003-NXB Kim Đồng)
- Các nhà nghiên cứu, phê bình đã có lời bình, đánh giá, nhận xét về thơviết cho thiếu nhi của Nguyễn Hoàng Sơn, nhưng chưa có công trình nào đi
sâu nghiên cứu giá trị nội dung và nghệ thuật tập thơ Dắt mùa thu vào phố của
ông một cách cụ thể, sâu sắc toàn diện Trên cơ sở tiếp thu những ý kiến đánhgiá về thơ Nguyễn Hoàng Sơn, chúng tôi sẽ đi sâu tìm hiểu cụ thể, đầy đặn
hơn, sâu sắc hơn giá trị nội dung và nghệ thuật của tập thơ Dắt mùa thu vào
phố.
3 Mục đính nghiên cứu
- Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật tập thơ Dắt mùa thu vào phố
của Nguyễn Hoàng Sơn
- Qua việc tìm hiểu tác phẩm để khẳng định giá trị của tập thơ đối vớiviệc giáo dục nhân cách cho trẻ mầm non
- Nghiên cứu đề tài này giúp chúng tôi hiểu rõ hơn về thơ NguyễnHoàng Sơn viết cho thiếu nhi và trau dồi kiến thức văn học cho bản thân
4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
- Khảo sát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật tập thơ Dắt mùa thu vào
phố của Nguyễn Hoàng Sơn, (NXB Kim Đồng - 1992).
Trang 94.2 Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu giá trị nội dung và nghệ thuật tập thơ Dắt mùa thu vào
phố của Nguyễn Hoàng Sơn, (NXB Kim Đồng-1992).
- Khóa luận khảo sát 72 bài thơ trong tập thơ Dắt mùa thu vào phố
(Những sáng tác về thiên nhiên và con người) NXB Kim Đồng 1992
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Giá trị nội dung tập thơ Dắt mùa thu vào phố.
- Giá trị nghệ thuật thể thơ, hình ảnh trong thơ, ngôn ngữ thơ, biện pháp
nghệ thuật trong tập thơ Dắt mùa thu vào phố.
6 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp nghiên cứu tác phẩm theo thể loại
- Kết hợp các thao tác khoa học khác: Bình giảng, phân tích…
7 Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Tài liệu tham khảo, Nội dung chínhcủa khóa luận gồm 2 chương sau:
Chương 1: Giá trị nội dung tập thơ Dắt mùa thu vào phố
Chương 2: Giá trị nghệ thuật tập thơ Dắt mùa thu vào phố
Trang 10NỘI DUNG CHƯƠNG 1 GIÁ TRỊ NỘI DUNG
TẬP THƠ DẮT MÙA THU VÀO PHỐ
1.1 Cảnh vật và thiên nhiên
Thiên nhiên luôn là một thế giới kỳ diệu và có sức hấp dẫn bao đời nay.Thiên nhiên luôn tỏa ra một sức cuốn hút khiến người ta mê say và muốnkhám phá Đi vào thế giới thơ của Nguyễn Hoàng Sơn, ta bắt gặp tất cả nhữngcảnh vật quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của các em Đó là bức tranh vềlàng quê, về các sự vật hiện tượng tự nhiên, cảnh vật bốn mùa, tất cả hiện lên
thật phong phú, đa dạng Một số bài thơ tiêu biểu trong tập thơ Dắt mùa thu
vào phố thuộc chủ đề này là: Hoa sen, Hoa dạ hương, Tiếng mõ trâu, Lập thu,
…
Các bài thơ: Hoa sen, Hoa dạ hương, Hoa lục bình, Bài hát về quả sồi,
Quất, Hoa giấy là những bài thơ viết vừa đẹp vừa gần gũi với cách nói, cách
nghĩ của các em
Trong bài thơ Hoa sen, sự tinh tế, nhẹ nhàng của hương vị hoa sen
được tác giả thể hiện thông qua những câu thơ sau:
“Đầu tiên là lá nổiThả diều trên mặt aoBúp sen xuyên thủng nước
Nụ sen hồng nhô sau”
Đến khi sen nở: “Hẳn nhà sen rất giàu, bao nhiêu là áo đẹp”
Ở đây, người đọc thấy được rõ nét quá trình phát triển của hoa sengiống như sự lớn lên của một đứa trẻ, nhẹ nhàng, e dè từng bước:
“Nụ chưa nở ngay đâuChừng như còn ngại rét”
Nhà thơ cũng quan sát mọi ngóc ngách của thế gian vào những khoảnhkhắc trong đêm để cho độc giả thấy được vẻ đẹp của tạo hóa ban tặng, cũng
Trang 11như tính cách chăm chỉ, thầm lặng giống hệt con người của loài ong cần đượccác em nâng niu và trân trọng:
Con ong chăm chỉ nhấtCũng đã về ngủ rồiCon bướm la cà nhấtCũng không còn rong chơi
…Đẹp cho ai hoa ơi
Mà đêm về mới nở
…Năm cánh hoa nho nhỏ Màsao thơm lạ lùng Hương càng khuya càng rộ Hoa yêu người học chăm”
Những màu sắc, hình dạng của đám mây được Nguyễn Hoàng Sơn
miêu tả rõ nét trong bài Mây: lúc trắng, lúc xanh, lúc xám,… Chúng thay dạng
đổi hình giống hệt tâm lí của một đứa trẻ nhỏ:
“Lúc mặc áo trắng Lúc mặc áo xanh Lúc choàng áo xámThay dạng đổi hình
Trang 12Là con của nước Đihọc trên trời Bỗng dưng nhớ mẹLiền rơi… rơi… rơi”
(Mây)
Trong bài Mưa, thông qua việc miêu tả cảnh trời mưa, tác giả đã khéo
léo chỉ ra lợi ích thiết thực mà thiên nhiên ban tặng:
“Này mưa ra cỏ Này mưa ra cá Này mưa ra quả”
Để rồi tình yêu với thiên nhiên đã khiến ông nhìn “mưa” như bạn hữuvới con người:
“Mưa ơi mưa ơiBạn của muôn người”
Một cái bờ ruộng tưởng chừng chỉ biết đứng im lặng, nhưng qua cáinhìn mới mẻ của Nguyễn Hoàng Sơn, cái bờ ruộng cũng trở nên có ích và cónhững nét đẹp riêng:
“Bờ là ruộng của bò Suốt bốn mùa trồng cỏ
Bờ là núi của cuaHang làm nhà cua ở
Trên cánh đồng trắng nước
Kẻ những lằn biếc xanh”
(Bờ)
Bài thơ Tiếng thác tả âm thanh của tự nhiên đem về giữa đất trời.
Những điều Thác gửi gắm là những ước nguyện muốn làm việc có ích, muốnđược công nhận và trân trọng như những người bạn:
Trang 13“Thác đổ ào àoMuốn nói lời gì thế
Đá chẳng hiểu nổi đâuNúi nhìn nhau ngẫm nghĩ
…Thác kêu trong núi vắng
Có tai em nghe rồiThác muốn mình có íchMuốn hóa dòng điện vui”
Viết về thiên nhiên, thơ Nguyễn Hoàng Sơn còn cho thấy sự sống động, sắc
nét với những lời ca nhẹ nhàng Cảnh vật không lạ nhưng mang màu sắc riêng
Cảnh sắc mùa thu trong thơ của ông mang đến một vẻ đẹp lãng mạn bởinhững đặc trưng quen thuộc của nó, không cần tô vẽ màu mè Khung cảnhmùa thu vẫn hiện lên rõ nét và gần gũi, màu lá thay áo vàng, màu nắng vàngđẹp Đặc biệt là mùa cốm mới của thôn quê:
“Một chiếc lá chín rực Đậu nhẹ trước hiên nhà Nắng vàng như rót mật Người gánh cốm bước qua”
(Qua ngõ)
Đọc thơ của ông ta không chỉ thấy đơn thuần những sự vật thân thuộchàng ngày mà còn tìm thấy tình yêu, sự thân thiết của nhà thơ giành cho thiênnhiên, đó là những cảm xúc, muốn níu giữ, tiếc nuối cho một mùa thu đẹp lạitrôi qua quá nhanh Mùa thu đi qua mà hương vị như còn ở lại Đó là cáihương vị cốm thơm, hương quả cây còn vương vấn trong cõi ngẩn ngơ củađất trời:
“Riêng mùa thu đẹp thếLại ngắn ngủi làm sao
Trang 14Đến và đi đều khẽNhư là trong chiêm bao
Vị cốm đã tan đâuHương thị còn quanh quấtThu đã đi qua khuất
Ngõ ngẩn ngơ tìm ai”
(Mùa thu ngắn)
Đối lập với sự nhẹ nhàng của mùa thu là một mùa hạ sống động, tươi
mát, một sức sống tràn trề của thiên nhiên ban tặng Vào hè, Cây mùa hè,
Chuyện mùa hạ là những bài miêu tả về khung cảnh mùa hạ với nhựa sống
không bao giờ vơi cạn
Cây phượng khi vào hè lá mới chỉ xanh thắm, chưa có hoa, đột nhiên
có tiếng ve hoa phượng bắt đầu bùng lên như ngọn lửa, lan ra khắp nhành, cáisức sống mãnh liệt ấy lan tỏa ra cả một vùng trời mùa hạ:
“Mùa hạ cầm kim Thêu hoài không mỏiDài mãi không cùng Vòm hoa rực đỏMàu cờ mênh mông”
(Vào hè)
Hình ảnh làng quê khá quen thuộc trong thơ ca và truyện kể nhưng khivào thơ của Nguyễn Hoàng Sơn nó lại mang một màu sắc mới, đó là nhữngkhung cảnh thiên nhiên bình dị mà thân thương người ta chỉ có thể nhìn thấy
ở đất làng Từ một tiếng mõ trâu, hồn thơ của ông đã mở rộng hướng tới mộtkhông gian làng quê rộng lớn:
“Nắng thoai thoải sườn đồiLúa chín vàng thung vắng
Trang 15…Nước dào qua bờ cỏTiếng mõ đầy thung sâu”.
(Tiếng mõ trâu)
Không chỉ khám phá vẻ đẹp của miền quê nông thôn, tác giả còn chocác em thấy được nét đẹp trong cảnh sắc thiên nhiên miền núi Vẻ đẹp tinhkhôi của hoa mận được nhà thơ thể hiện trong một khung cảnh tuyệt diệu:
“Sớm mai bỗng rộn tiếng chimNgó qua cửa “vóng” hoa lên đầy cànhHoa dày cánh trắng vẫn thanh
Gió đông lay khẽ rung rinh như cười”
Thông qua vẻ đẹp của hoa mận, ông đã khéo léo tái hiện lại một miền
kí ức tuổi thơ đẹp đẽ:
“Nhà tôi tựa dốc núi nghiêngNgọn cây ngang cửa mắt nhìn đã quen
Mùa Xuân rồi nhỉ hoa ơiTôi đi xem hội, tôi chơi đánh cù”
(Hoa mận)
Đọc bài Cây lúa trèo thang chúng ta sẽ thấy được cái nhìn vừa lãng
mạn, vừa nhân hóa tài tình của nhà thơ Cây lúa của người miền núi cũng thậtkhác miền xuôi:
“Núi chen nhau hóa chậtCây lúa phải trèo thang Đồi biến thành cô gáiMặc váy xanh ngấn chàm”
Bằng những vần thơ vừa đẹp, vừa gần gũi, Nguyễn Hoàng Sơn khôngchỉ vẽ lên một bức tranh thiên nhiên sống động muôn màu sắc mà qua đó còn
Trang 16muốn các em nhận ra rằng, vạn vật đều có linh hồn và sự sống Vì vậy, các
em hãy xem chúng như những người quen, những người bạn, hãy biết nângniu và chăm sóc chúng như chính bản thân mình
1.2 Thế giới con người
1.2.1 Những con người lao động và sáng tạo
Bên cạnh thiên nhiên thì con người cũng được Nguyễn Hoàng Sơnmiêu tả một cách chân thực, sinh động Đó là những người nông dân với đời
sống nhọc nhằn vất vả mà tâm hồn lại trong trắng, mộc mạc Bài thơ Muối và
Phép lạ như khúc ca về những người lao động bình dị Ai cũng biết rằng, hạt
muối quá quen thuộc trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, nhưng để có được
nó thì người dân phải làm lụng vất vả:
“Ai yêu mặt trờiHơn người làm muối
Từ sáng tinh mơ
Ra đồng tất tưởi
Da người càng đenHạt muối càng trắng”
(Muối)
Ta thấy được sự đối lập giữa hai hình ảnh “da người” và hạt muối đãthể hiện rõ cái khắc nghiệt mà người dân phải đối mặt mỗi lần ra đồng laođộng Người đọc như được nhà thơ truyền sang nỗi thấm thía, xúc động, xenlẫn cảm thông, biết ơn những con người ngày đêm lao động, cống hiến thầmlặng cho cuộc sống
Đời sống tinh thần của người dân rất đơn giản, bình dị Niềm vui của
họ là được lao động, được làm việc, được thu hoạch sản phẩm sau những vụmùa Dưới cái nắng của ánh mặt trời tháng sáu, họ vẫn say mê làm việc, ra
Trang 17đồng như ra sân khấu, dẫn nước từ mương vào các ruộng muối Trên các cánhđồng rộn lên tiếng reo mừng:
Ngoài những người dân vùng biển làm nghề muối, trong thơ ông còn
nói tới những người lính (Ông em, Kon Tum), cô y tá (Y tá), người nghệ sĩ (Nhà thơ đi dạo) Những con người ấy dù làm những ngành nghề khác nhau
nhưng luôn năng động, yêu đời, yêu nghề Họ sống và cống hiến hết mình
Trong bài Ông em, tác giả viết về một người lính đã giải ngũ Dù đã là
một người lính về nghỉ hưu nhưng ông luôn dậy sớm nhất nhà và hăng say laođộng Kể cả những ngày rét buốt, ông vẫn miệt mài trồng cây, chăm chỉ làmviệc như lúc còn trai trẻ:
“Ông em là bộ đội Chân đã đi trăm miền Nay tuổi già về nghỉ Ngày ngày gần bên em Ông dậy sớm nhất nhà
Cả những ngày rét buốt
Dù chỉ có tiếng gàThay tiếng còi trực nhật Ông vẫn chăm thể dục Như lúc còn đương trai
Về nghỉ mà không nghỉ Ông miệt mài trồng cây”
Trang 18Cô y tá ở bài Cô y tá cũng thế! Cô làm việc vất vả trong những năm
tháng ở Trường Sơn, cũng đào hầm, ngủ võng, chữa bệnh dưới bom đạn Tất
cả những khó khăn ấy vẫn không làm cô thôi yêu nghề Để rồi, khi đất nướchòa bình, cô vẫn tiếp tục công việc chăm sóc cho mọi người:
“Hòa bình mười năm hơn
Cô vẫn làm y táMôi hồng búp tay thonNhư chưa hề vất vả”
Ngay cả “một nhà thơ” (Nhà thơ đi dạo) khi đi tìm cảm hứng sáng tác
cho mình cũng gặp không ít khó khăn: xuống đường chân đi giày thấp, giàycao, đang đi đường bỗng lăn quay vì bị hai chú nhỏ giăng dây; bàn làm việc
bị cậu con trai cuộn pháo đốt Ở đây, tác giả viết về những con người mới.Tuy gặp nhiều cản trở trong cuộc sống, nhưng họ vẫn kiên nhẫn, miệt màitheo đuổi đam mê của mình:
“Sợi dây chun quái ác
Ai chăng để hại người?
Nhà thơ còn ngơ ngácChợt sững trong tiếng cườiReo mừng hai chú nhỏ Vừa bẫy được người-vănNhà thơ thôi yêu phố Quay về mặt đăm đăm”
Viết về thế giới con người, nhà thi sĩ đã cho bạn đọc thấy rằng đằng saulớp ngôn từ có phần vui tươi ngộ nghĩnh, hài hước kia là những bài học thiếtthực mà ông muốn gửi gắm đến các em
Bài thơ Lời chào đi trước được nhà thơ viết để dành tặng cho cô con
gái đầu mới tròn bốn tuổi Theo tác giả, lời chào luôn gắn với con người, nókhông chỉ là một biểu hiện xã giao, mà còn là sự cởi mở, là tấm chân tình Ấy
Trang 19vậy mà nhiều khi người ta quên Nguyễn Hoàng Sơn đã làm thơ về điều đónhư để nhắc nhở chính đứa con của mình và cả những ai trót quên đi điều tốtđẹp đơn giản đó Hóm hỉnh nhất là khổ thơ cuối Những câu thơ như lờikhuyên nhủ với con trẻ rằng, lời chào không nặng nên chớ có quên, hãy mangtheo:
“Ai cũng cóChẳng nặng là baoBạn ơi đi đâuNhớ mang đi nhé’’
Ngoài việc nhấn mạnh sự cần thiết của lời chào hỏi trong giao tiếp, thìđức tính hòa thuận, đoàn kết cũng được ông đề cập đến thông qua bài thơ có ý
vị ngụ ngôn hóm hỉnh (Mỡ và hành cãi nhau) Đây là bài thơ không viết về
con người nhưng nó hàm nghĩa giáo dục cao Mượn cách nói ngụ ngôn, mượnthế giới hoa, trái, cỏ cây, tác giả khéo léo nhắc nhở tính thân ái, đoàn kết:
“Mỡ và Hành cãi nhau:
Mùi thơm là của tao!
Không của tao!
Củi cháy nổ lép bépChúng chẳng nghe thấy gìLát sau hành đen sì Mỡ
bay mùi khét lét” (Mỡ
và hành cãi nhau)
Độc giả có thể thấy một cuộc cãi vã giữa Mỡ và Hành tại đây Ai cũngcho rằng, mùi thơm là của riêng mình, không bên nào nhường nhịn để rồi tất
cả cùng bị cháy khét lẹt, cuộc cãi vã chỉ kết thúc khi mùi thơm tan biến Từ
đó cho ta thấy việc sống đoàn kết đùm bọc lẫn nhau, biết giúp đỡ chia sẻtrong cuộc sống hằng ngày là rất cần thiết
Trang 20Ngay cả những loại trái cây tưởng chừng vô tri vô giác như Mít, Bí,Nhót cũng trở thành những người bạn chia sẻ cho nhau bài học để giúp nhaucùng tiến bộ thông qua cách ví von của nghệ sĩ:
“Quả nhót hay tót đi chơiNgồi học không ngồi thích chạy loăng quăngQuả mít nó mới bảo rằng:
Đằng ấy coi chừng kẻo giống tớ đâyBởi xưa không chịu học bài
Mang tiếng suốt đời mít đặc khổ khôngLại như quả bí ngoài đồng
Nằm lì ngủ kĩ nên không biết gìHỏi đâu cũng bí rì rì”
(Mít, Bí, Nhót)
Truyện thơ Túi chín gang dựa theo truyện cổ tích Cây khế Nguyễn
Hoàng Sơn nhấn mạnh tới lòng tham của người anh trai để nhắc nhở các emnhỏ hãy tránh xa tính tham lam đó Các em hãy sống thật thà, lương thiện.Truyện mở đầu bằng câu thơ mang tính cảnh báo:
“Chim trời cũng ghét đứa tham”
Sự tham lam của người anh thể hiện ở việc ra đảo nhét đầy vàng
vàongười và cả túi chín gang:
“Giữa vời trời bể mênh mangChim bay mỗi lúc sức càng yếu hơnDặn lòng cất tiếng van lơn:
Túi vàng đầy, bớt vài hòn là baoCầm vàng mà vứt được saoAnh tham đút ngón tay vào lỗ tai”
Trang 21Vẫn xoay quanh câu chuyện về bài học cuộc sống, nhà thơ tỏ ra lo lắng
trước thực trạng dạy văn cho các em Một bài tập làm văn là bài thơ kể
về việc tả cảnh nhà trường của học sinh Tuy vậy, các bạn nhỏ loay hoay mãikhông biết tả làm sao cho hay cho đẹp Nếu tả thực thì ngôi trường xấu xísẽ
không được điểm cao:
“Viết bài tập làm văn
Kể chuyện trường ta nhéNày cửa gương nhà tầng
Tả sao cho văn vẻ
Đề ra nghe thật dễ Sao tôi bí thế này?
Viết, viết rồi lại xé Biết nói điều gì đây?”
Chính vì điều đó, Nguyễn Hoàng Sơn muốn truyền tải cho người đọcrằng, hãy dạy trẻ em nói những điều chân thật Nó cũng như khi ta dạy các
em làm bài văn miêu tả ngôi trường của mình
1.2.2 Cuộc sống sinh hoạt của trẻ em
Trong mảng viết về cuộc sống của trẻ em nông thôn, Nguyễn HoàngSơn cho thấy cách tiếp cận đời sống sinh hoạt đa dạng, thể hiện đượcnhiều sắc thái của cuộc sống, áp sát đời sống thiết thực của trẻ thơ nôngthôn Ngôn ngữ thơ được chọn lọc từ chính cách nói cách nghĩ của các em,không cầu kì mà rất chân thật Cảnh sinh hoạt của các em được miêu tả vàcảm nhận trong dáng vẻ của những phong tục, những thói quen của ngườiViệt Nam Đó là những hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn mà trẻ em nông thônvẫn thường đối mặt hàng ngày Hơn thế, cái khó khăn vất vả ấy dường như
đã trở thành câu chuyện của nhiều năm:
Trang 22“Trung thu năm nayNhư bao năm khác
Trang 23Dù đồng quê taMênh mông nước ngập Bụi chuối vườn nhà Bão lùa xơ xác
Mẹ cha áo bạcVết bùn chưa khô”
(Trung thu năm nay)
Rõ ràng, bằng những vần thơ gần gũi, bài Trung thu năm nay đã
đem lại sự xúc động cho độc giả Bởi khi đọc lên, ta thấy một bức tranh vềnhững mái nhà thiếu thốn vật chất, thiếu từng cái ăn cái mặc
Với Chú bé đánh giày, chúng ta lặng lẽ theo dõi số phận bất hạnh của
một cậu bé Em đã lấy những xó xỉnh của phố phường làm nơi cư trú hànhnghề Chú bé lớn lên trong những năm tháng cơ cực Lời thơ chứa chất nỗiniềm thương cảm Chú bé tồn tại trong cuộc đời này như cái bóng vô hình,không ai nhớ, không có tên tuổi:
“Chúng quay đi ngay sau khi nhận được tiềnChiếc hòm gỗ khẽ kêu lạch xạch
Rồi mất hút cùng chú bé đánh giàyKhông số không tên”
Cuộc sống của hai chị em Hiền và Thảo trong truyện thơ Sự tích rước
đèn trung thu cũng thế! Đây là một câu chuyện được diễn tả qua hình thức
thơ ca Trong truyện thơ này, hai chị em Hiền và Thảo khi đang thẩn thơ đinhặt củi đã gặp một nàng tiên Giống như tâm lí bình thường của baođứa trẻ, chúng bị cuốn hút bởi mùi hương ngọt ngào với những lời mời gọihấp dẫn Nhưng bé Thảo đã dùng dằng không đi do nhớ mẹ, nhớ cha, nhớrừng, nhớ suối Vì muốn thoát cảnh nghèo khổ, Hiền đã quyết định đi theo
Trang 24nàng tiên Hiền lên sống trên cung trăng sung túc nhưng lòng vẫn luônhướng về nhà,
Trang 25luôn đi tìm bóng mẹ, bóng em, tìm mái nhà thân thuộc, muốn trở về với giađình nhưng không được Còn Thảo, sau nhiều đêm thương nhớ chị đã rủ bạnđan đèn, thúc trống, thổi kèn,… để gửi cho chị.
Bên trong mái nhà nhỏ bé, đơn sơ lại là chốn nuôi dưỡng một thứ tìnhcảm thân thiết của hai chị em khiến người đọc rung động Lớn lên trong cảnhnghèo đói nhưng tâm hồn của hai đứa trẻ lại luôn giàu tình yêu thương,
sự hồn nhiên, ngây thơ và trong sáng:
“Vào một buổi sớm maiThức dậy theo chim hótCha lên nương tỉa hạt
Mẹ vào rừng tìm rau Hiền và Thảo rủ nhau Thẩn thơ đi nhặt củi Bước lần theo bờ suốiNgắm cá đùa tung tăng”
(Sự tích rước đèn trung thu).
Những câu thơ giản dị như lời bọn trẻ thường ngày Cách nghĩ của các
em ngây thơ nhưng không kém phần sâu sắc Thảo đã bỏ qua những cám dỗhấp dẫn, quyết định ở lại bên mái ấm dẫu nghèo khó mà vui Khi hai chị em
bị chia cắt ở hai thế giới khác nhau, lòng Thảo luôn hướng đến chị:
“Ấy là bé Thảo ngoanSau nhiều đêm thương chị
Rủ bạn ngả tre đan
Đủ kiểu đèn kì dị”
Tuy được lên cung trăng có cuộc sống sung sướng nhưng người chị vẫnluôn hướng về trần gian, luôn tìm hình bóng mẹ, bóng em gái nhỏ, tìm vềmái ấm thân thuộc Hiền luôn khóc thương khi nhớ về những người ruột thịt:
Trang 26“Từ đó trên cung trời Có nàng tiên hay khóc Nghìn
lẻ một cuộc vui Không làmkhô nước mắt”
Đằng sau những lời kể bình dị là muôn vàn sóng gió, khó khăn trongcuộc sống hàng ngày ảnh hướng đến những búp măng non Bên cạnh đó
ta vẫn cảm nhận được tình chị em gắn bó thân thiết, ngây thơ mà chỉ có thểbắt gặp ở trẻ nhỏ
Đi hết mọi nẻo đường trong những cản trở, thiếu thốn của trẻ emmiền nông thôn, người đọc luôn tìm thấy một thế giới đầy ắp những khátvọng, những mơ ước, những niềm vui trong sáng giản dị của các em
Niềm vui giản dị của trẻ thơ chỉ là được ăn tết cùng ông bà (Tết quê):
“Tết quê vui với ông bàTuổi ngoài bảy chục tóc hoa trắng đầu”
(Múa rối)
Niềm hạnh phúc, vui sướng của trẻ nhỏ còn là nhìn thấy những ánh đèn
Trang 27điện Trong bài thơ Giao thừa sáng, bóng tối luôn bao trùm làng xóm,
ánh sáng chỉ có khi trông chờ vào mặt trăng Vì thế, khi có điện về làng, lũ trẻmừng vui đến lạ lùng:
Trang 28“Đêm ba mươi năm nayLàng em bừng ánh điện Bóng tối thôi phủ dày
Tỏ lối giao thừa đếnBàn thờ không đốt nếnMắc đôi bóng nhỏ xinh Đài chẳng lo hết pin Suốt đêm i ơi hát!”
Đơn giản là, ngay cả khi chơi thả diều, lũ trẻ cũng nhăn nhó, buồn rầukhi không có gió Chợt gió về, chúng hò reo trong sung sướng, đến cả tronggiấc ngủ cũng nằm mơ có gió nhiều để diều được bay cao:
“Trẻ làng quen ngủ sớm Đêm nay giấc chập chờn Lắng trong khuya dứt nốiSáo diều nào thanh hơn”
(Đợi gió)
Với những đứa trẻ ở làng quê, một cuộc đi chơi đây đó cũng là niềmvui lớn, là ước nguyện Những khát khao đó được gửi gắm vào nhân vật “quảthị”:
“Cây thị bên cầu ao Suốt đời không đổi chỗQuả thị trên cành cao Muốn đi đây đi đó”
(Quả thị đi chơi)
Quả thị muốn vui chơi nhưng lại gặp phải bao nhiêu là cản trở, khókhăn Nó đành ấp ủ giấc mơ Và rồi, khi điều mong muốn đó thành hiện thực,quả thị bước ra thế giới bên ngoài với nụ cười hớn hở Quả thị ở đây như
Trang 29những đứa trẻ bị sống giới hạn trong lũy trẻ làng Chúng mong ướcđược
Trang 30khám phá thế giới bên ngoài Nhà thơ đã khéo léo mượn hình ảnh trái thị
để nói lên những ước mơ giản dị mà vô cùng trong sáng của trẻ thơ
1.2.3 Thế giới tuổi thơ đầy ắp yêu thương
Trong hành trình tìm về miền thơ ấu, Nguyễn Hoàng Sơn đã xây dựngmột thế giới lung linh màu sắc Những trang thơ của ông làm sống dậy mộtthời kí ức xa xăm Xuất phát từ tình thương con trẻ, ông đem đến cho ngườiđọc những ấn tượng sâu sắc về hình ảnh các em thiếu nhi Với các em,nhà thơ đặc biệt quan tâm khai thác về đời sống tâm hồn
Thế giới trẻ con của nhà thơ là những câu chuyện sinh động, giàu hìnhảnh, âm thanh, màu sắc và vô cùng đẹp đẽ đáng yêu
Một buổi chào đón năm học quen thuộc nhưng nó như là thế giới đầu
tiên của bao đứa trẻ Chúng có tâm trạng vui mừng xen lẫn hồi hộp, háo hức:
“Bao nhiêu lần khai trườngVẫn chưa thôi hồi hộp
Cả chiếc cặp trên bànCũng như không ngủ được”
(Khai trường)
Tuổi thơ đẹp đẽ còn hiện lên trong những câu chuyện hài hước, ngộ
nghĩnh Ở Chuyện vui đêm rằm, ta bắt gặp một câu chuyện vô cùng thú vị.
Đằng sau mỗi câu thơ là những tiếng cười vui nhộn Đó là cuộc vui chơi rướcđèn trong đêm trung thu Những đứa trẻ đeo mặt nạ, khiến bạn mình vừavui mừng vừa lo sợ Đến khi cùng nhau trò chuyện, thì tất cả đều ngỡngàng vì
toàn là bạn cũ:
“Trung thuRước đèn
…
Trang 31Cũng gỡMặt nạ
Trang 32Tất cảNhìn quanhThảo, Việt, Quỳnh, Oanh
(Thằng Hưng tập nói)
Hay, đó còn là chính những trò chơi trong trí tưởng tượng, sáng tạo
củacác em:
“Lộp cộp lộp cộpCưỡi ngựa dạo chơi
Nói vui thôi mà Tôi đang đọc sách Trên trang cổ tích Cưỡi ngựa dạo chơi”
(Cưỡi ngựa dạo chơi)
Ngoài niềm vui trong những cuộc chơi, tình bạn gắn bó thân thiết cũngđược nhà thơ đề cập đến Điều đó khiến đời sống tinh thần của các em trở
nên đẹp đẽ Ở bài Cái ngủ, một loạt hành động giống như người bạn tốt
được liệt kê: cái ngủ nó đến khi bé ngủ; đi khi bé vừa thức dậy; nó bướcchân đi rón rén, không gây phiền cho ai; nó mang những giấc mơ tặng chocác bạn nhỏ:
Trang 33“Cái ngủ không ở xaTai hẳn là rất thính
Trang 34Bước chân đi rón rén Chẳng gây phiền cho ai
Cái ngủ có đôi tayMát mềm như nhung lụa Mang theo những giấc mơTặng cho nghìn bạn nhỏ”
Một tiếng gõ cửa (Gõ cửa) dường như chẳng mấy ai để ý đến, nhưng
dưới cái nhìn thi vị của Nguyễn Hoàng Sơn, nó cũng trở thành người bạn tốt:
“Cộc cộcCộc cộc…
Thấy tiếng chưa thấy ngườiTrong nhà đã rất vui
Hẳn đây là bạn tốt”
(Gõ cửa)
Tình bạn của các em nhỏ trong bài Tuổi Tý cũng rất đáng quý, đáng
trân trọng Tất cả các bạn đều cùng tuổi với nhau, nhưng mỗi người lại cómột tính cách riêng biệt: Mây thì nhút nhát, Thảo thì bặm trợn, nhưng vượtqua mọi sự khác biệt là tinh thần hỗ trợ, giúp đỡ nhau cùng học hành để ngàymột tiến bộ
Đọc bài Thư, độc giả sẽ cảm nhận được rõ nhất tình bạn thân thiết,
chânthật, sâu sắc mà chỉ có những người thực sự yêu quý nhau mới có thể hiểu
được Bài thơ nói về hai bạn nhỏ tên Quý và Thảo, Thảo bị ốm, Quý đã viếtthư hỏi thăm, trong khi cả nhà đều không hiểu thì Thảo lại biết tường tận:
Trang 35“Thế mà Thảo hiểu hết Đây là Quý hỏi thăm Nói Quý nhớ Thảo lắmHỏi: Thảo nhớ Quý chăng?
… Những chữ A ở cuối
Trang 36Trong yêu thương của bố dành cho con, trẻ em lớn lên với những ước
mơ trọn vẹn:
“Con còn trong bụng mẹCha đã lo đặt tên”
(Đặt tên cho con)
Sự quan tâm, vỗ về của mẹ cha là niềm hạnh phúc của biết bao đứa
nhỏ:
“Em còn trong bụng mẹCha đã lo đặt tên
Bao nhiêu điều đẹpđẽ
Mẹ cha ước cho em”
(Tên)
Những lời ru của bà trong bài Ổ rơm cũng như là những ngọn lửa yêu
thương đủ để làm ấm không gian gió lạnh:
“Gió về vi vút ngoài sânTrong nhà kiên nhẫn bà lần ổ rơm
…
Bà đan cái ấm cái êm vỗ vềNửa đêm gió rít ngoài hè
Trang 37Ổ rơm bà dỗ giấc khuya say nồng
Im nghe… bống bống bồng bồng
Xa xăm như thể lúa đồng hát ru”
Trang 38Lòng thương yêu ấy vượt qua cả giới hạn tuổi tác khi bà nội và bà ngoại
đã cao tuổi rồi, nhưng vì cháu họ vẫn lao động, làm việc trong niềm hân
hoan: “Bà ngoại chăm làm vườnVườn bà bao nhiêu chuối
Yêu cháu bà trồng na Chẳng nghĩ mình cao tuổi Cháu thích ăn nhộng béo Nên bà nội chăn tằmKén vàng và tơ óngBên tóc bà trắng bông”
(Bà nội bà ngoại)
Bằng ngòi bút xúc cảm, Nguyễn Hoàng Sơn viết về những câu chuyện
của thời kì khó khăn, vất vả Trước hết phải nói tới bài Ngôi nhà xưa Ở đó có
“Bao nhiêu hội xuân, Bao cơn mưa dầm, Bao mảng phong trần, Bao đêm trăntrở, Bao đận nợ nần ” tất cả như đều hiện hữu Có chút buồn thương vềmột thời gian khó, có cả những khoảnh khắc bồi hồi, chuyện lúc xưa mà vừanhư mới xảy ra, vẫn ám ảnh khôn nguôi
Bài thơ Đợi tuổi là sự hồi tưởng một kí ức của tác giả về những ngày
thơ bé nhọc nhằn Tuy vậy, tết đến vẫn như một giấc mơ thiên thần:
“Mẹ giục đi ngủ thôi Giao thừa mẹ sẽ gọi
Ai cũng sợ mất tuổiĐùn nhau không chịu điLát sau là ngủ khì
Trên ổ rơm ấm sựcChỉ còn mình mẹ thứcBên nồi bánh đương sôi”
Trang 39Tiểu kết chương 1
Tập thơ Dắt mùa thu vào phố diễn tả những cảnh vật thiên nhiên gần
gũi, thế giới bên ngoài được Nguyễn Hoàng Sơn tái hiện trên trang thơ mộtcách tinh tế giúp các em hiểu và yêu mến thế giới xung quanh Qua thiênnhiên, thơ ông tạo nên mối giao cảm, gắn bó với con người, hướng các
em biết yêu cái đẹp biết khám phá thế giới tự nhiên
Thế giới con người trong tập thơ này cũng được ông khắc họa rõ nét.Những con người lao động thật bình dị, lam lũ nhưng luôn hi vọng, ước mơ.Nhà thơ mong muốn các em biết quý trọng những người lao động sángtạo, bên cạnh đó là những bài học cuộc sống cần thiết mà tác giả muốn nhắnnhủ đến các em
Viết về cuộc sống sinh hoạt của trẻ em thôn quê, Nguyễn Hoàng Sơnphản ánh một thế giới tâm hồn ngây thơ, trong sáng của các em dù cuộcsống khó khăn thiếu thốn
Với chủ đề thế giới tuổi thơ trong Dắt mùa thu vào phố, ông cho người
đọc thấy sự đối lập của hai mảng màu cuộc sống Đó là sự côi cút lạc lõng củanhững em nhỏ sống trong thời gian khó và sự ấm áp hạnh phúc của những
em bé sống trong vòng tay yêu thương của gia đình, bạn bè Nhưng nhữnglát cắt cuộc sống ở góc độ nào cũng đều chan chứa tình yêu thương và chia
sẻ, gợi dậy một cảm nhận trong trẻo ngọt lành về tuổi thơ
Trang 40CHƯƠNG 2 GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT TẬP
THƠ DẮT MÙA THU VÀO PHỐ
2.1 Yếu tố truyện trong thơ
Trong tập thơ Dắt mùa thu vào phố có khá nhiều sáng tác mang dáng dấp một câu chuyện như: Chuyện ở vòng đu quay, Bức tranh của bé Hằng, Đồng thời, Nguyễn Hoàng Sơn còn sáng tác một số truyện thơ: Sự tích rước
đèn trung thu, Túi chín gang,…
Yếu tố truyện trong thơ Nguyễn Hoàng Sơn biểu hiện rõ ở chỗ: đó làthơ có một cốt truyện có thể kể lại được Đó có thể là những mẩu chuyện
nho nhỏ Ví như các bài: Thư, Mỡ và hành cãi nhau, Nhà thơ đi dạo, Bà
cụ về chợ, Chuyện ở vòng đu quay,…
Những sáng tác có yếu tố truyện còn có dấu hiệu dễ nhận biết là có
nhân vật, có những câu chuyện là kể về những nhân vật đó Ví như bài Thư Bài thơ kể về bé Thảo ốm, Bạn Quý có thư hỏi thăm; bài Bà cụ về chợ kể về
một bà lão trên đường đi chợ về, nằm ngủ ở bãi cỏ, có con chó con đến đó
và nhai chiếc váy, khiến váy bà bị rách Bài thơ Chuyện ở vòng đu quay có bé
Hương, cậu bé Hùng lên đu quay chơi Chẳng may đu quay trượt, Hùng sợquá, nó suýt ngã Đối với một số sáng tác là truyện thơ, thì dung lượng câuchữ dài, cốt truyện khá rõ Đó là những sáng tác dựa vào cổ tích Ví dụ như
Túi chín gang Ở Sự tích rước đèn trung thu, cốt truyện cũng khá hoàn chỉnh.
Truyện thơ kể về câu chuyện của hai chị em Hiền và Thảo Cô chị muốn trởthành nàng tiên xinh đẹp nên đã theo cô tiên rủ rê về trời Ở trên đó cô cũngkhông quên được những người thân Thảo thương chị nên rủ các bạn làmnhững chiếc đèn nhiều dáng hình khác nhau để thắp lên vào đêm trung thu,cho chị Hiền trên trời nhìn xuống