1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giá trị nội dung và nghệ thuật tập thơ những người bạn nhỏ của phạm hổ

49 4,4K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 345,39 KB

Nội dung

                                         LỜI CẢM ƠN                 Lời đầu tiên em xin cảm ơn TS.Nguyễn Thị Nhàn, Trường Đại học  sư phạm Hà Nội 2 đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tận tình cho em để hoàn  thành khóa luận này                Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy giáo, cô giáo trong khoa  Giáo dục tiểu học, Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 ­ những  người đã tạo  điều kiện và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu                  Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình và bạn bè đã  giúp đỡ và động viên em rất nhiều trong  quá trình học tập để em hoàn thành  khóa luận này!                 Em chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy cô và các bạn! Xuân Hòa, ngày  tháng 5 năm 2014             Người thực hiện                                                                   Đàm Thị Ánh Trinh LỜI CAM ĐOAN             Em xin khẳng định: Đề tài "Giá trị nội dung và nghệ thuật tập thơ  Những người bạn nhỏ của Phạm Hổ" là của riêng em, không trùng lặp với bất  kỳ tác giả nào khác. Nếu sai, em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm   Xuân Hòa, ngày  tháng 5 năm 2014             Người thực hiện                                                                                                                                                                                                                    Đàm Thị Ánh Trinh MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3. Mục đích nghiên cứu 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu 4.2.  Phạm vi nghiên cứu 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 6. Phương pháp nghiên cứu NỘI DUNG 10 CHƯƠNG 1 PHẠM HỔ VÀ THƠ VIẾT CHO THIẾU NHI 10 1.1. Cuộc đời và tiểu sử 10 1.2. Sự nghiệp văn chương 11 CHƯƠNG 2 NHỮNG NGƯỜI BẠN NHỎ NHÌN TỪ GIÁ TRỊ NỘI DUNG13 2.1. Chủ đề tình bạn 13 2.1.1   Tình bạn trong thế giới loài vật ngộ nghĩnh, đáng yêu 13 2.1.2.  Tình bạn trong thế giới cỏ cây, hoa lá phong phú và đa dạng 16 2.2. Nhận biết về thế giới xung quanh 19 CHƯƠNG 3 NHỮNG NGƯỜI BẠN NHỎ NHÌN TỪ GIÁ TRỊ  NGHỆ THUẬT 23 3.1.  Hình thơ trong Những người bạn nhỏ 23 3.1.1  Hình ảnh thơ gần gũi, quen thuộc 23 3.1.2  Hình ảnh xinh xắn, đẹp đẽ 26 3.2. Các biện pháp nghệ thuật tu từ 29 3.2.1. Biện pháp nhân hóa 31 3.2.2.  So sánh 36 3.4 Hình thức mô phỏng âm thanh, nhịp điệu độc đáo 43 KẾT LUẬN 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO 49 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Phạm Hổ là một cây bút viết cho thiếu nhi rất thành công. Thơ văn của  ông giàu trí tưởng tượng, vui tươi, ngộ nghĩnh, dễ đọc, dễ nhớ hợp với tâm lý  trẻ thơ. Ông cung cấp cho thiếu nhi nhiều chuyện rất thật mà cũng lạ vô cùng  của thiên nhiên, của đời sống và sinh hoạt hàng ngày Phạm Hổ là nhà thơ được sự mến mộ của nhiều thế hệ thiếu nhi Việt  Nam. Trong sự nghiệp văn chương, ông đã viết 25 tập thơ, 35 tập truyện, 20  kịch bản sân khấu và hoạt hình. Tác giả cũng đạt được nhiều giải thưởng danh  giá của Hội văn học Việt Nam. Những sáng tác của ông thể hiện niềm say mê,  tâm  huyết  trong  đó  phải  kể  tới  Chú  bò  tìm  bạn,  Những  người  bạn  im  lặng,  Bạn trong vườn …và một tập thơ đáng yêu không thể không nói tới là  Những  người  bạn  nhỏ.  Mỗi  bài  thơ  hóm  hỉnh,  đáng  yêu,  sảng  khoái  riêng  nhưng  không kém phần sâu sắc và ý nghĩa Những sáng tác của Phạm Hổ nói chung, tập thơ Những người bạn nhỏ  nói riêng cũng thu hút giới nghiên cứu và những người mến mộ xưa nay. Tuy  vậy, để khảo sát cụ thể và sâu sắc hơn, đầy đặn hơn tập thơ đáng yêu này vẫn  còn là việc hữu ích và cần thiết.   Là  giáo  viên  mầm  non  trong  tương  lai,  việc  tìm  hiểu  vẻ  đẹp  của  tác  phẩm văn chương sẽ giúp ích cho bản thân tôi rất nhiều khi trau dồi kiến thức,  bồi dưỡng tâm hồn phong phú. Những bài thơ của Phạm Hổ cũng là món quà  đối với trẻ em lứa tuổi mầm non. Các em sẽ thêm yêu thế giới xung quanh,  yêu bạn bè. Văn học giúp các em hoàn thiện nhân cách, rèn luyện các kỹ năng  ngôn ngữ, phát triển tư duy, cảm xúc đẹp Với  những  lý  do  trên,  chúng  tôi  lựa  chọn  đề  tài  Giá  trị  nội  dung  và  nghệ thuật trong tập thơ Những người bạn nhỏ của Phạm Hổ làm đối tượng  nghiên cứu cho khóa luận của mình 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trong phần lịch sử nghiên cứu vấn đề này, chúng tôi điểm những công  trình,  những  ý  kiến  tiêu  biểu  về  thơ  Phạm  Hổ  và  tập  thơ  Những  người  bạn  nhỏ  Với 60 năm cầm bút, Phạm Hổ thường có mặt trong những tuyển tập  văn học sang trọng. Có thể khẳng định, viết cho thiếu nhi mới là tâm huyết  một đời của Phạm Hổ. Ông từng tâm sự : “Nếu được sống thêm một lần nữa,  tôi vẫn chọn nghề cũ: làm thơ, viết văn cho các em đọc, vẽ tranh cho các em  xem nữa" ( Nhà văn Việt Nam hiện đại NXB Hội nhà văn 1996) Trên  những  ý  kiến  tiêu  biểu  về  sự  nghiệp  sáng  tác  của  nhà  thơ  Phạm  Hổ đối với nền văn học thiếu nhi Việt Nam, nhiều nhà nghiên cứu khẳng định  Phạm Hổ là một nhà thơ tâm huyết đối với trẻ em. Đến với trẻ bằng cả một  tấm lòng yêu thương và trân trọng. Nhận xét, đánh giá tập thơ  Những người  bạn nhỏ có những ý kiến đáng quan tâm sau: ­ Vân Thanh với bài “Thơ viết cho thiếu nhi buổi đầu những năm 60”   (Tạp chí văn học, tháng 6 năm 1963) có nhận xét : Những người bạn nhỏ của  Phạm Hổ viết cho lứa tuổi bé hơn, nhiều bài thơ trong tập có ý nghĩa mở rộng  tri thức cho các em như: Củ cà rốt, Xe chữa cháy, Bắp cải xanh…”          ­ Nhà thơ Trần Thanh Địch đánh giá : "Phạm Hổ là một trong những  nhà văn lâu nay đã đóng góp cho văn học chúng ta khá nhiều truyện và thơ  cho  người  lớn  cũng  như  cho  trẻ  em.  Những  chủ  đề  tác  giả  hay  khai  thác  thường xoay quanh những sự vật, những tình cảm bình thường trong sinh hoạt  bình thường của chúng ta" ( Những người bạn nhỏ, Một tập thơ đáng yêu ­  Tạp chí văn học số 6­1964)                   ­  Nhà  thơ  Định  Hải  thì  cho  rằng:  “Thơ  Phạm  Hổ  nặng  về  khai  thác  những  khía  cạnh  tình  cảm  của  nhi  đồng.  Thơ  anh  uyển  chuyển,  giàu  nhạc  điệu, gần gũi với đồng dao. Bạn đọc thường nhắc tới những bài thơ như Xe  chữa cháy, Bắp cải xanh, Chú bò tìm bạn” ( Báo văn nghệ số 468, 29.9.1972) ­ Theo Vũ Duy Thông thì : "Một cách tự nhiên thơ Phạm Hổ thiên về   bạn đọc nhỏ tuổi từ 5­8 tuổi. Đọc thơ Phạm Hổ viết cho các em ấn tượng đầu  tiên anh để lại là : Đây là con người yêu trẻ tới mức đắm đuối, không bao giờ  no  chán,  một  con  người  luôn  khao  khát  tìm  đến  trẻ,  để  hiểu  và  yêu  chúng  hơn"( "Con đường đến với trẻ thơ " trong Bàn về văn học thiếu nhi 1983)  ­ Khóa luận tốt nghiệp của Lý Thị Ngọc (2008) với đề tài "Nghệ thuật  Những người bạn nhỏ của Phạm Hổ". Ở công trình này, chủ yếu khai thác giá  trị nghệ thuật của tập thơ Những người bạn nhỏ; khóa luận đưa ra một số hình  thức tổ chức và phương pháp giảng dạy thơ Phạm Hổ trong nhà trường Tiểu  học. Khóa luận này chỉ nghiêng về phương diện nghệ thuật mà chưa đề cập  trực tiếp tới giá trị nội dung của tập thơ            Nhìn chung từ những năm 60 cho tới nay đã có khá nhiều lời nhận xét  và phê bình về nội dung và nghệ thuật thơ của Phạm Hổ, nhưng chưa có công  trình nào khai thác sâu về nội dung và nghệ thuật của tập thơ Những người  bạn nhỏ của ông. Dựa trên những thành tựu đã có của giới nghiên cứu, tiếp  thu những ý kiến đó, chúng tôi tiếp tục tìm hiểu cụ thể hơn, sâu sắc hơn về giá  trị nội dung và nghệ thuật tập thơ Những người bạn nhỏ 3. Mục đích nghiên cứu Khai  thác  nội  dung  và  nghệ  thuật  tập  thơ  Những  người  bạn  nhỏ  của  Phạm Hổ, khẳng định giá trị nội dung, giá trị nghệ thuâ của tập thơ; ý nghĩa  giáo dục trẻ em mầm non và công việc sau này của bản thân thông qua thực  thi đề tài này 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu              Khảo sát giá trị nội dung và nghệ thuật Những người bạn nhỏ in trong  Tuyển tập Phạm Hổ ( NXB Văn học 1999)              Các bài thơ khảo sát:              ­  Bắp cải xanh               ­ Củ cà rốt                ­ Hoa và Bướm                  ­ Rong và Cá                 ­ Tre                ­ Sáo ăn na                ­ Lúa và Gió                ­   Đất và Hoa                ­ Bướm em hỏi chị                ­ Ngủ rồi                ­ Chơi ú tim                 ­ Bê hỏi mẹ                 ­ Thỏ dùng máy nói                 ­ Gấu Đen                 ­ Kêu                 ­ Xe chữa cháy                 ­ Thỏ được quay phim                  ­ Ngỗng và Vịt                  ­ Năm mảnh gỗ 4.2.  Phạm vi nghiên cứu             Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật tập thơ Những người bạn nhỏ của  Phạm Hổ 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ­ Tìm hiểu những kiến thức chung liên quan tới thơ ca ­ Tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Phạm Hổ ­ Giá trị nội dung tập thơ Những người bạn nhỏ ­ Giá trị nghệ thuật: hình ảnh thơ, biện pháp nghệ thuật, tình huống đối thoại  trong thơ, mô phỏng âm thanh, nhịp điệu trong tập thơ Những người bạn nhỏ 6. Phương pháp nghiên cứu ­ Phương pháp thống kê ­ Phương pháp nghiên cứu tác phẩm theo thể loại ­ Kết hợp các thao tác khoa học như:  phân tích, bình giảng                                                NỘI DUNG CHƯƠNG 1 PHẠM HỔ VÀ THƠ VIẾT CHO THIẾU NHI 1.1. Cuộc đời và tiểu sử Nhà thơ Phạm Hổ có bút danh là Hồ Huy. Ông sinh ngày 28/11/1926  tại  xã  An  Nhơn,  huyện  An  Nhơn,  Bình  Định.  Thủa  nhỏ  Phạm  Hổ  đi  học  ở  trường  làng.  Sau  đó,  ông  học  tiểu  học  ở  Tam  Kỳ,  Huế  rồi  theo  học  trường  Quốc học ở Quy Nhơn. Năm 1943, ông thi đỗ Thành (tức trung học cơ sở),  chưa kịp thi tú tài thì cách mạng tháng 8 thành công, ông đi theo cách mạng  rồi hoạt động văn nghệ từ đó. Ông làm công tác thông tin tuyên truyền tại thị  xã Nguyễn Huệ (Quy Nhơn), sau đó làm thư ký thường trực của ở chi hội Văn  hóa cứu quốc Bình Định do nhà thơ Trần Mai Ninh làm chi hội trưởng Năm 1947, ông làm biên tập viên báo “Tin tức Bình Định” rồi được cử  đi học tại lớp hội họa kháng chiến liên khu V do họa sĩ  Nguyên Đỗ Cung phụ  trách.  Sau  khóa  học  ông  về  làm  cán  bộ  sáng  tác  của  chi  hội  Liên  khu  V  và  được bầu làm ủy viên Ban chấp hành đoàn Hội họa Liên khu V Năm 1949­1950, ông được đi dự hội nghị văn nghệ ở Việt Bắc và được  bầu làm ủy viên Ban chấp hành chi hội văn nghệ liên khu V           Năm 1955, ông tập  kết ra Bắc, làm công tác đối ngoại ở Hội văn nghệ  Trung  Ương.  Ông  là  một  trong  những  thành  viên  (cùng  với  Nguyễn  Huy  Tưởng,  Tô  Hoài,  Thy  Ngọc,  Nguyễn  Kiên…)  sáng  lập  ra  NXB  Kim  Đồng  (1957) và có nhiều đóng góp cho sự trưởng thành và phát triển không ngừng  của nhà xuất bản dành riêng cho thiếu nhi này Năm 1960, ông làm Biên tập viên tại nhà xuất bản Văn học. Từ 1965­ 1983,  ông  làm  biên  tập  viên  ở  tuần  báo  văn  học  (sau  đổi  thành  Báo  Văn  Nghệ). Ông được kết nạp vào Đảng Cộng Sản Việt  Nam năm 1947 10 những tính cách, suy nghĩ, hoạt động của con người. Đó các chú Ngỗng, chú  Vịt, chú Chó, chú Mèo, chú Thỏ Ngỗng  Ngỗng và Vịt lười học nhưng lại hay khoe khoang. Vịt ta biết  vậy bèn thử tài bạn. Vịt đưa sách cho Ngỗng, Ngỗng lại đọc ngược. Thế là cái  dốt bị lộ ra! Sự lười nhác của Ngỗng và sự đáo để của Vịt khiến chúng giống  các học trò nhỏ hiểu rõ tâm tính của nhau. Câu chuyện học bài của Ngỗng và  Vịt  đã  diễn  tả  các  hành  động,  các  tình  huống  như  con  người  vậy:  khoe  khoang, gian dối, lầm tưởng, giả vờ, phì cười, khuyên giải: “Ngỗng không chịu học Khoe biết chữ rồi Vịt đưa sách ngược Ngỗng cứ tưởng xuôi Cứ giả đọc nhẩm Làm Vịt phì cười Vịt khuyên một hồi Ngỗng ơi! Học! Học!"    Hai loài vật Chó và Mèo mà các bạn nhỏ đều yêu thích được thể hiện  qua bài thơ: Chơi ú tim. Trò chơi dân gian xưa nay khiến con trẻ sống trong  một  thế  giới  riêng.  Ở  đó  chúng  được  thỏa  thích  vui  đùa,  được  tự  do  chạy  nhảy. Trò chơi tập hợp con trẻ lại như tiếng chim gọi bầy cho con trẻ gần bên  nhau.  Bởi  thế,  chúng  phải  rủ  rê  nhau,  phải  qui  ước  trò  chơi,  phải  ganh  đua  thua, được. Nắm bắt được những tâm lý, những kiểu cách chơi đó của con trẻ,  Phạm  Hổ  đưa  cuộc  chơi  tới  cho  các  con  vật.  Đó  là  cuộc  chơi  trốn  tìm  của  Mèo và Chó. Chúng cũng giống như hai đứa trẻ ''rủ nhau chơi '', rồi cắt phiên  nhau đi trốn, đi tìm; rồi kẻ tìm ra, người thua cuộc: “ Rủ nhau chơi ú tim Giờ đến phiên chó trốn 35  Mèo đảo mắt tìm quanh  Chó nấp đâu giỏi gớm! Bỗng kìa chỗ khe tủ Chó để lộ cái đuôi Rón rén mèo đến nơi Òa! Chộp ngay lưng bạn Chó vẫn thú vị lắm Cứ nhe răng ra cười Không! Mình nấp giỏi thật Lỗi chỉ tại cái đuôi”                         (Chơi ú tim) Bằng cái nhìn trìu mến đối với trẻ thơ và nghệ thuật sử dụng nhân hóa  độc đáo, nhà thơ Phạm Hổ đã đưa đến cho các em những người bạn vô cùng  thân thương và gần gũi. Nhân hóa làm cho thế giới bạn bè của trẻ thơ thêm  đông vui rộn rã, cuộc sống thêm ấm áp. Có lẽ vì thế, tất cả những đồ vật im  lặng hay những loài vật sống động đều được Phạm Hổ "phù phép'' trở thành  thế giới của bạn bè 3.2.2. So sánh       So sánh còn gọi là "tỉ dụ"           Phương thức biểu đạt bằng ngôn từ  một cách hình tượng dựa trên cơ sở  đối chiếu hai hiện tượng có những dấu hiệu tương đồng nhằm làm nổi bật đặc  điểm, thuộc tính của hiện tượng này qua đặc điểm, thuộc tính của hiện tượng  kia. [3;tr237]          Song song với việc sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa trong tập thơ   Những người bạn nhỏ, Phạm Hổ còn sử dụng biện pháp tu từ so sánh tạo nên  36 các tri giác mới mẻ, hoàn chỉnh về đối tượng bằng những hình ảnh ngày càng  trở nên phong phú và đậm nét hơn Trước hết phải nói tới Rong và Cá. Ở đây, bạn nhỏ được xem một màn  vũ kịch với những màu sắc và động tác nhịp nhàng, uyển chuyển điệu đà của  hai nhân vật rất đặc biệt   Thân rong xanh mềm mại, đuôi cá đỏ cũng thướt tha. Chúng bỗng xuất  hiện khi màn sân khấu kéo lên. Cái đẹp mềm mại, óng ả của cô Rong được so  sánh, được ví von cụ thể như "tơ nhuộm": “Có cô rong xanh Đẹp như tơ nhuộm Giữa hồ nước trong Nhẹ nhàng uốn lượn Một đàn cá nhỏ Đuôi xanh, đuôi  hồng Quanh cô rong đẹp Múa làm văn công”       Đó là vẻ đẹp của màu sắc non xanh, trong mát và dáng hình mềm mại  thả trôi theo dòng nước. Còn những chú cá nhỏ với cái đuôi màu sắc sặc sỡ:  "đuôi xanh, đuôi hồng". Không sử dụng từ so sánh nhưng cách so sánh chìm  này  gợi  cho  người  đọc  thấy  được  cả  màu  sắc  và  đường  nét  uốn  lượn  của  chúng. Chính tình yêu và sự nhạy cảm trước thiên nhiên đã giúp Phạm Hổ vẽ  lên bức họa xinh đẹp trong thơ cho các em       Trước sự phong phú của thiên nhiên, con người chúng ta dù giàu tưởng  tượng đến mấy cũng đều phải lạ lùng, kinh ngạc. Nhất là các em nhỏ vừa mới  bắt đầu quá trình nhận thức, tìm tòi, khám phá thì lại càng thấy bỡ ngỡ và thú  37 vị hơn. Sự nhầm lẫn giữa giọt sương và giọt nước mắt của hoa hồng có thể  xảy ra lắm chứ: “­  Chị ơi vì sao Hoa hồng lại khóc? Không phải đâu em Đấy là hạt ngọc Người gọi là sương Sao đêm gửi xuống  Tặng cô hoa hồng"               (Bướm em hỏi chị)       Phạm Hổ có cách lý giải sự nhầm lẫn và thắc mắc ấy một cách độc đáo  nhờ biện pháp tu từ so sánh. Mặc dù ẩn đi từ so sánh "như", nhưng đối tượng  so sánh vẫn lộ rõ ra. Những hạt sương long lanh đậu trên bông hồng buổi sớm  mai là hình ảnh đẹp ta thường thấy. Nhà thơ ví như những hạt ngọc là cách so  sánh  trực  quan.  Qua  đó,  ta  thấy  được  vẻ  đẹp  tinh  khiết  của  chúng  vào  mỗi  sáng mai             Nhà thơ phát hiện những nét giống nhau, chính xác và bất ngờ khi so  sánh  "bướm  bay"  với  làn  gió  nhẹ  thổi.  Cách  so  sánh  ấy  giúp  bạn  đọc  hình  dung được chuyển động nhẹ nhàng của những cánh bướm đang dạo chơi bên  khóm hoa: “Hoa ngẩng cao đầu Suốt ngày không mỏi Bướm bay! Bướm bay! Như nhờ gió thổi”               (Hoa và bướm)   Với  xe  chữa  cháy  thì  ta  lại  thấy  được  nhịp  sống  khẩn  trương  và  gấp  gáp: 38                                          “ Mình đỏ như lửa Bụng chứa nước đầy Tôi chạy như bay Hét vang đường phố Nhà nào bốc lửa Tôi dập liền tay Ai gọi chữa cháy Có ngay…! Có ngay…!"                    (Xe chữa cháy)     Màu đỏ của thân xe được ví như màu lửa, đó là màu đỏ rực nóng bỏng  đặc  trưng  cho  công  việc,  cũng  là  màu  của  sự  nhiệt  tình.  Chiếc  xe  to  lớn  ấy  tưởng chừng như rất nặng nề với cái bụng đầy nước nhưng khi có nhiệm vụ  thì  thật  nhanh  nhẹn.  Điều  đó  được  diễn  tả  qua  hình  ảnh  so  sánh  “chạy  như  bay”. Bốn dòng thơ có tới hai lần sử dụng biện pháp so sánh, Phạm Hổ giới  thiệu cho các em một chiếc xe chữa cháy đầy đủ cả về hình dáng, màu sắc và  tác phong làm việc 3.3 Hình thức hỏi ­ đáp       Hình thức hỏi ­ đáp vốn là dạng thức biểu hiện khá quen thuộc trong ca  dao,  dân  ca.  Trong  cuộc  sống  hàng  ngày,  con  người  cũng  giao  tiếp,  trò  chuyện,  đối  thoại  với  nhau.  Đối  với  trẻ  thơ,  thế  giới  này  cũng  chứa  đựng  nhiều  bí  ẩn  mà  chúng  chưa  nhận  thức  được.  Ham  hiểu  biết,  tò  mò,  con  trẻ  thường  đặt  ra  những  câu  hỏi  cho  người  lớn  trước  những  điều  chúng  muốn  biết. Hay hỏi là một nét tính cách đặc trưng, hệ quả tất yếu của nhu cầu ham  hiểu biết của trẻ em. Với người lớn trong trách nhiệm của mình vốn phải luôn  giúp đỡ, giải quyết những thắc mắc của chúng. Trả lời cho trẻ là cả một nghệ  thuật giao tiếp mà không phải ai, lúc nào cũng làm được 39         Dạng thức hỏi ­ đáp được Phạm Hổ sử dụng linh hoạt dành cho các đối  tượng khác nhau. Có khi là giữa con người và con người; có khi là giữa loài  vật với nhau; có khi lại là giữa các loài cây, cỏ hoa lá với nhau. Ví như con trẻ  hỏi  mẹ  về  màu  hoa  trong  Hoa  và  Đất;  cua  con  hỏi  mẹ  trong  Lúa  và  Gió   Song dù sử dụng cho đối tượng nào đi chăng nữa thì nhà thơ cũng đều hướng  về những vấn đề mà trẻ em cần quan tâm đến, phù hợp với các em Bằng  dạng  thức  hỏi  ­  đáp,  Phạm  Hổ  đã  khơi  gợi  sức  tưởng  tượng,  tư  duy và nhận thức của trẻ thơ về thế giới xung quanh. Qua đó, thiên nhiên và  cuộc sống hòa quyện với nhau. Thế giới ấy bỗng trở nên sinh động Cách hỏi – đáp trong thơ Phạm Hổ còn giúp diễn tả những ''tính cách''  đa  dạng  của  các  nhân  vật.  Ngoài  ra  bộc  lộ  sự  ngây  thơ,  ngộ  nghĩnh,  trong  sáng, hồn nhiên của trẻ thơ. Điển hình như là trong Ngủ rồi, Thỏ dùng máy  nói   Bằng  cách  diễn  tả  những  quy  luật  logic  rất  riêng  của  sự  nhận  thức  và  suy nghĩ chỉ có ở con trẻ, Phạm Hổ đã tái hiện  những thắc mắc, đầy sự nhầm  lẫn, nhưng lại vô cùng ngộ nghĩnh và đáng yêu          Đọc bài thơ Thỏ dùng máy nói ai cũng phải bật cười trước sự đa nghi  của chú thỏ. Thỏ dùng điện thoại nhưng lại đòi phải thấy người ở đầu dây bên  kia thì mới tin đó là bạn của mình. Lời " độc thoại " của Thỏ thể hiện tính đa  nghi của nó: “Thỏ đây! Ai nói đấy? Mèo à! Mèo thế nào? Mình không trông thấy cậu Nhỡ đứa khác thì sao?” Đoạn hỏi ­ đáp giữa gà mẹ và đàn gà con trong bài Ngủ rồi thể hiện rõ  sự hồn nhiên, ngây thơ mà láu lỉnh của con trẻ. Cái nét đáng yêu ngồ ngộ của  đàn gà con rất giống các em nhỏ: “­ Gà mẹ hỏi gà con: 40 Đã ngủ chưa đấy hả? Cả đàn gà nhao nhao ­ Ngủ cả rồi đấy ạ!.”       Đàn gà con muốn thể hiện mình là những đứa con ngoan ngoãn, biết  vâng lời mẹ nhưng không biết rằng mình đang nói dối: đã ngủ rồi còn " nhao  nhao" làm sao được nữa!      Hình thức hỏi – đáp giúp cho những tri thức về các hiện tượng xung  quanh  được  sáng  rõ.  Tuổi  thơ  bắt  đầu  bỡ  ngỡ  với  sự  mới  lạ.  Mọi  vật  xung  quanh đều trở nên bí ẩn, chúng tò mò, muốn hiểu biết. Sáng thức dậy, nhìn  cánh hoa hồng trước cửa đọng giọt sương cũng là một điều tò mò, thích thú lạ  lẫm. Phạm Hổ diễn tả cái thắc mắc rất đáng yêu ấy bằng câu hỏi: “­ Chị ơi, vì sao  Hoa hồng lại khóc?  Không phải đâu em  Đấy là hạt ngọc"          (Bướm em hỏi chị)      Nhìn thấy cây lúa rì  rào bỗng im lặng, cua con hỏi mẹ: “ Dưới ánh trăng đêm Cô lúa đang hát Sao bỗng lặng im?”                   (Lúa và Gió)      Trẻ thơ nhìn mọi vật xung quanh mình thật ngộ nghĩnh và hồn nhiên  nhưng lại vô cùng đáng yêu. Vì ngây thơ, vì ngỡ ngàng trước cuộc sống nên  các em hay hỏi. Khi các em hỏi rồi thì thích người khác trả lời. Nhà thơ hiểu  rõ tâm lý đó và trả lời cho các em theo cách riêng của mình vô cùng lý thú  nhưng hợp với cách nhìn, cách nghĩ của trẻ. Bướm chị đã giải thích nghĩa cho  bướm em về các giọt nước mắt kia đọng trên bông hồng: 41                                           “­ Không phải đâu em Đấy là hạt ngọc Người gọi là sương Sao đem gửi xuống Tặng cô hoa hồng”            Còn cua mẹ giải thích mối quan hệ giữa gió và lúa hát cho cua con  nghe cũng thật giản dị: “Chú gió đi xa Lúa buồn không hát”     Câu hỏi của Bướm em và Cua con là những câu hỏi thường thấy ở các  cô bé, cậu bé giàu tình yêu thương, quan tâm tới người khác. Qua lời giải đáp  của bướm chị và của mẹ, Phạm Hổ đã giúp các em cảm nhận được tình cảm  bạn  bè  gắn  bó  thắm  thiết  và  sự  quan  tâm  lẫn  nhau  giữa  “sao  đêm”  và  “hoa  hồng” giữa “chú gió” và “cô lúa”     Không  phải  ngẫu  nhiên  mà  Phạm  Hổ  sáng  tác  thơ  dựa  trên  các  tình  huống đối thoại, ở hình thức đối thoại nào, tác giả cũng mang đến cho trẻ hiểu  biết thêm, giáo dục tình cảm cho trẻ hết sức tinh tế. Một câu hỏi tưởng chừng  rất khó giải thích nhưng lại được Phạm hổ đưa ra câu trả lời độc đáo: “Đào đỏ, mai vàng Bìm xanh, cúc tím Mẹ ơi! Ai nhuộm Đủ các màu hoa? ­ Đem hết sức mình Nhuộm các loài hoa Ấy là bác Đất Lặng im, thật thà” 42               (Đất và hoa) 3.4 Hình thức mô phỏng âm thanh, nhịp điệu độc đáo       Nhạc điệu trong sáng tác thơ ca là nhịp điệu tâm hồn ngân nga. Đối  với trẻ thơ trong sáng, hồn nhiên nhạc điệu thơ giúp các em đến với văn  học gần gũi và dễ đi vào tình cảm            Phạm Hổ đặc biệt chú ý và quan tâm tới nhịp điệu, âm thanh trong  thơ viết cho thiếu nhi Ông tâm sự : “Viết cho các bé, theo tôi cần chú ý đến nhạc điệu, nhiều  khi các em nhớ được là nhờ nhạc điệu”       Nhạc điệu của thơ liên quan chặt chẽ tới việc sắp xếp, tổ chức câu thơ,    với vần và nhịp. Phạm Hổ thường sử dụng thể thơ hai chữ, ba chữ, bốn chữ,  năm chữ. Những thể thơ được kế thừa từ đồng dao, từ những câu nói vần vè.  Những thể thơ, như thế tạo nên tiết tấu ngắn gọn, dễ thuộc. Tiết tấu nhịp thơ  giúp ông miêu tả thế giới xung quanh.  Trước hết là bài  Củ cà rốt. Bài thơ này được ngắt nhịp 2/2. Đọc bài thơ  lên, ta có cảm giác như một cậu bé đang nhảy chân sáo nhịp nhàng, đều đặn,  vui vẻ, nhí nhảnh tràn đầy sức sống và sinh động hiện ra: “Lá xanh Củ đỏ Lớn nhỏ Bên nhau Đất đội Ngập đầu Nhảy lên  Thật đẹp Tên em Cà rốt 43 Củ đỏ Lá xanh”      Bài Bắp cải xanh, tác giả sử dụng thể thơ ba chữ. Câu thơ kết cấu móc  xích, tiếp nối nhau khiến ta liên tưởng tới nhịp điệu của bài hát chơi chuyền,  đánh chắt và tiếng các que chắt kêu lên canh cách, vui tai. Hơn nữa, những từ  lặp lại, móc nối từ cuối câu trên vắt xuống đầu dòng dưới tạo nên sự liên tục,  giống như sự sắp xếp vòng tròn xin xít nhau của những hàng lá bắp cải vây  quanh. Riêng hai câu kết của bài lại tách ra khỏi trật tự kết cấu bên trên khiến  cho cái búp non ở giữa nằm lọt thỏm bé bỏng: “Bắp cải xanh Xanh mát mắt  Lá cải sắp Sắp vòng tròn Búp cải non Nằm ngủ giữa”       Cùng với Bắp cải xanh thì Xe chữa cháy lại được nhà thơ Phạm Hổ  gieo vần độc đáo cho các bạn đọc thấy được hình ảnh một chiếc xe chữa cháy  khẩn trương, xông xáo làm nhiệm vụ như thế nào. Câu thơ cuối có hình thức  ngắt nhịp ở giữa dòng – nhịp 2/2. Cái nhịp gãy đôi đột ngột này đi cùng ba  dấu chấm lửng ( ). Và một dấu chấm cảm thán (!) "Có ngay !Có ngay !"  diễn  tả  mức  độ  khẩn  trương,  giục  giã  của  công  việc.  Tác  giả  đã  mô  tả  âm  thanh  tiếng  còi  xe  chữa  cháy  thật  tài  tình.  Ông  đã  mô  phỏng  nhạc  điệu  “Tí  te…tí te” thành “Có ngay!…Có ngay! ”. Bằng cách đó chiếc xe chữa cháy  đến với trẻ thơ không chỉ là màu sắc, hình dáng mà cả âm thanh, tốc độ "siêu  tốc " của nó nữa : “Mình đỏ như lửa Bụng chứa nước đầy 44 Tôi chạy như bay Hét vang đường phố Nhà nào bốc lửa Tôi dập liền tay Ai gọi chữa cháy Có ngay…! Có ngay…!”           Tiết tấu nhịp điệu chính là âm nhạc trong thơ phạm Hổ. Ông đã biết  cách đi sâu vào thế giới cảm xúc của trẻ thông qua cách ngắt câu, ngắt chữ  linh hoạt mà không gõ thẳng vào tư duy và lý trí. Nhịp thơ cuối bài Ngỗng và  Vịt thay đổi bất ngờ từ câu thơ liền hơi bốn chữ sang nhịp 2/1/1. Nhà thơ đã  "bắt chước" tiếng kêu “Quạc! quạc!” sang "Học! Học!"của loài vịt rất tài tình  ở  cuối  bài  thơ.  Đó  là  lời  nhắc  nhở,  khuyên  nhủ  của  Vịt  tới  người  bạn  lười  nhác : “Vịt khuyên một hồi Ngỗng ơi! Học! Học!”        Ngoài cách bắt chước âm thanh theo tiếng ồn phát ra của thực tế khách  quan,  Phạm  Hổ  còn  có  những  bài  thơ  sử  dụng  các  từ  tượng  thanh  để  mô  phỏng  âm  thanh  trong  thực  tế  của  loài  vật.  Ở  bài  thơ  Kêu,  sự  tài  tình  nằm  trong sự giản dị, sự miêu tả chân thật về tiếng kêu của bốn loài vật để tạo nên  tiết tấu lạ của dòng thơ: 1/1/1/2. Ba nhịp đầu mô phỏng âm thanh phát ra từ  các con vật. Nhịp thơ cuối diễn tả sắc thái của tiếng kêu đó. Mỗi con vật một  vẻ: Chó thì hỏi, Lợn thì đòi, Mèo thì trách, Dê thì cười! Bài thơ mộc mạc mà  đem lại cảm giác thật thú vị “ Gâu! Gâu! Gâu!Chó hỏi Ịt! Ịt! Ịt! Lợn đòi Meo! Meo! Meo! Mèo trách Be! Be! Be! Dê cười" 45 Tiểu kết chương 3        Nghệ thuật xây dựng các hình ảnh của Phạm Hổ luôn độc đáo và vui tươi.  Thơ ông là món quà đẹp ban tặng các bạn nhỏ, luôn mang lại cho các em điều  mới lạ của thế giới xung quanh. Cái đẹp trong thơ ông luôn mang lại cho các  em  giá  trị  thẩm  mỹ,  góp  phần  nâng  đỡ  và  làm  đẹp  tâm  hồn  các  em.  Thiên  nhiên trong thơ ông cũng nhiều màu sắc, giao hòa giữa các em với đất trời.  Bằng chính cái đẹp của thiên nhiên Phạm Hổ dạy cho các em biết yêu thương  cái đẹp. Tình cảm trìu mến đã đem đến một thế giới bạn bè cho con trẻ thêm  thân thiện với môi trường xung quanh Bằng cách sử dụng các biện pháp tu từ nhân hóa và so sánh, Phạm Hổ  đã diễn tả được tình cảm, cảm xúc của mình trước thiên nhiên với ánh mắt và  cái nhìn trẻ thơ. Tác giả biết cách biến những thứ tưởng như quá quen thuộc  và dễ lãng quên thành những con người có tâm hồn, thành những người đáng  quý, đáng yêu trong thế giới trẻ thơ Có thể nói, cách tổ chức ngôn ngữ nghệ thuật bằng lối kết cấu hỏi đáp  là một thủ pháp nghệ thuật đặc sắc của thơ Phạm Hổ viết cho các em. Với thủ  pháp  nghệ  thuật  này,  Phạm  Hổ  đã  tái  hiện  một  thế  giới  trẻ  thơ  đầy  tưởng  tượng, nhầm lẫn, thắc mắc. Cũng bằng cách đó, Phạm Hổ giúp các em khám  phá được nhiều điều kỳ diệu, nhiều điều vừa thật vừa lạ vô cùng về thế giới  xung quanh. Qua đó, Phạm Hổ mang đến cho các em bài học về thế giới tự  nhiên, môi trường xung quanh, lòng nhân ái, tình thương yêu giữa con người  với cây cối và loài vật   46 KẾT LUẬN         1. Với 60 năm làm thơ, Phạm Hổ để lại sự ngiệp văn chương đặc sắc cho  thiếu nhi. Sáng tác của ông góp phần không nhỏ vào việc hình thành và phát  triển nền văn học dành cho trẻ em nước nhà. Viết bằng cả tâm hồn, tình yêu  thương, chính điều này khiến Phạm Hổ được trẻ thơ yêu mến. Một yếu tố làm  sức hấp dẫn của thơ Phạm Hổ là sự giản dị , trong sáng ngôn từ, giàu giá trị  nhân  văn,  tràn  đầy  tình  cảm  yêu  thương  con  người  và  thiên  nhiên,  tạo  vật.  Thơ ca Phạm Hổ nói giùm trẻ thơ những ước mơ giản dị, những biểu hiện đời  sống tâm lý thường nhật. Những bài thơ của ông còn ngân mãi theo thời gian  và là niềm yêu thích của trẻ thơ, chừng nào thơ ca còn phát triển tích cực đối  với sự nhận thức và tư duy của các em qua từng thế hệ Việt Nam          2. Những người bạn nhỏ là những bài ca về tình bạn đẹp trong thế giới  hoa lá, cỏ cây và những con vật đáng yêu. Ở đó chúng chơi đùa, chúng yêu  thương,  quan  tâm,  chia  sẻ,  hy  sinh   Thơ  Phạm  Hổ  viết  về  những  tình  cảm  giản dị mà không kém sâu sắc tinh tế. Qua thế giới loài vật và cỏ cây, hoa lá,  nhà thơ đã đem đến cho con trẻ những hiểu biết về môi trường xung quanh.  Các em thêm yêu và thân thiện với thiên nhiên, có ý thức, có tình cảm với nơi  mình sinh sống         3. Những người bạn nhỏ của Phạm Hổ được thể hiện thành công bởi  những hình thức diễn đạt linh hoạt đặc sắc. Đó là những thể thơ đa dạng với  câu chữ khác nhau. Kế thừa đồng dao, Phạm Hổ đem lại cho thơ ông sự sáng  tạo riêng bởi những khách thể thẩm mĩ độc đáo mà gần gũi với con trẻ. Với  những  biện  pháp  tu  từ  quen  thuộc  như  nhân  hóa,  so  sánh,  dạng  thức  hỏi  và  đáp, tác giả đã đem đến cho độc giả nhỏ tuổi những bài thơ đẹp. Ở đó có sắc  màu,  có  hình  ảnh,  co  âm  thanh  nhạc  điệu,  có  đời  sống  sinh  động  của  con  người giao hòa với thiên nhiên, tạo vật 47           Thơ ca của Phạm Hổ làm giàu đời sống trẻ thơ bởi những tình cảm  trong sáng, hồn hậu. Văn chương giúp trẻ trưởng thành trong nhận thức, trau  dồi vốn ngôn ngữ giao tiếp và dạy các em biết yêu thương trong cuộc sống 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Trần Thanh Địch (1964), "Những người bạn nhỏ ­ Một tập thơ đáng yêu",  Tạp chí văn học số 6 2. Định Hải (1972), "Báo văn nghệ số 468" 3.  Lê  Bá  Hán,  Trần  Đình  Sử,  Nguyễn  Khắc  Phi  (Chủ  biên)  (1999),  Từ  điển  thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội 4.  Trần  Đăng  Khoa,  Hà  Huy  Tuyết,  Phạm  Sông  Đông,  Phạm  Sông  Hồng  (1999) Tuyển tập Phạm Hổ,  NXB Văn Học 5. Lã Thị Bắc Lý (2003), Giáo trình văn học trẻ em, NXB Đại học Sư Phạm  Hà Nội 6. Lý Thị Ngọc, (2008), Khóa luận tốt nghiệp: "Nghệ thuật Những người bạn  nhỏ của Phạm Hổ", Đại học Sư Phạm Hà Nội 2 7. Trần Đức Ngôn, Dương Thu Hương (2005), Văn học thiếu nhi Việt Nam,   NXB Đại học Sư Phạm 8. Vũ Ngọc Phan (1966), "Nhà văn Việt Nam hiện đại ", NXB Hội nhà văn   9.  Vân  Thanh  (1963)  ,  "Thơ  viết  cho  thiếu  nhi  buổi  đầu  những  năm  60",  trong Văn học thiếu nhi Việt Nam  – Tập 1, NXB Kim Đồng 10.  Vân  Thanh  (sưu  tầm,  biên  soạn)  (2003),  Văn  học  thiếu  nhi  Việt  Nam  (nghiên cứu, lý luận, phê bình, tiểu luận, tư liệu) – Tập 1, NXB Kim Đồng 11.  Vũ  Duy  Thông  (1983),  "Con  đường  đến  với  trẻ  thơ”,  trong  Bàn  về  văn  học thiếu nhi 49 [...]... 3.1.  Hình thơ trong Những người bạn nhỏ           Hình ảnh trong tập thơ Những người bạn nhỏ khá phong phú và đa  dạng. Tất cả đều là nhưng người bạn từ thiên nhiên như là các loài vật sống  gần gũi với con người.  Chúng là con chó, con mèo, con gà, con cá, con bò   Phạm Hổ coi đây là những người bạn.  Ngoài ra còn có những người bạn là  những loài hoa lá cỏ cây. Dưới ngòi bút của Phạm Hổ,  chúng thật đẹp và sinh ... thương  con  người.   Thơ của ông  rộn  ràng  sắc  màu  tình  bạn.   Những gười bạn nhỏ, Những người bạn im lặng, Bạn trong vườn  đâu đâu  cũng có bầu bạn vây quanh ấm áp và trìu mến Nghệ thuật nhân hóa trong thơ Phạm Hổ đã khiến cả thế giới này sống  động. Nghệ thuật nhân hóa đã in đậm ngay trong tư duy nghệ thuật thơ ca của ông. Nó in đậm cả trong cách diễn đạt tên cho các tập thơ,  các tập thơ viết cho ... thiếu nhi : Những người bạn nhỏ, Những người bạn im lặng, Bạn trong vườn,  Những người bạn ồn  ào,  Chú  bò  tìm  bạn Từ  trong  tâm  hồn  giàu  xúc  cảm,  nhạy cảm của nhà thơ luôn luôn hiện hữu một thế giới tình cảm dạt dào sâu  sắc        Bằng biện pháp nghệ thuật nhân hóa, Phạm Hổ đã biến thiên nhiên, loài  vật thành những con người, những người bạn xinh xắn có tâm tư, tình cảm và đời sống riêng khi bước vào trang thơ của mình. Những sự vật, đồ vật vô tri, ... Với trẻ thơ,  ông đặc biệt quan tâm và chú ý tới câu chuyện bạn bè trong  cuộc sống. Vì theo ông, trẻ em vốn rất khát khao tình bạn,  chỉ với tình bạn mà  các em thật sự có nét đồng điệu trong vui chơi và học tập hứng thú. Chính vì  vậy mà thơ ông đã khơi dậy và phát huy tối đa, niềm vui và sự sáng tạo của trẻ nhỏ trong sáng tác          Ở tập thơ Những người bạn nhỏ của Phạm Hổ,  chủ đề tình bạn được trở ... tác  của Phạm Hổ khá  phong  phú,  vừa  gần  gũi  với  những trò  chơi,  sinh  hoạt  học  hành,  lại  vừa  dẫn  dắt  suy  tưởng  làm  tâm  hồn  các em bay bổng hơn 12 CHƯƠNG 2  NHỮNG NGƯỜI BẠN NHỎ  NHÌN TỪ GIÁ TRỊ NỘI DUNG 2.1. Chủ đề tình bạn         Phạm Hổ thừa nhận “Tôi đặc biệt chú ý đến tình bạn trong đời sống  con người.  Trong hơn 10 tập thơ viết cho các em, đã có 6 tập tôi viết cho tình  bạn ... Trong khuôn khổ khảo sát tập thơ này chúng tôi đi sâu vào hai biện pháp tu từ  chính là nhân hóa và so sánh.  Sau đây là bảng thống kê biện pháp tu từ trong Những người bạn nhỏ (  Bảng thống kê này chúng tôi kế thừa số liệu thống kê của tác giả Lý Thị Ngọc   trong khóa luận  "Nghệ thuật Những người bạn nhỏ của Phạm Hổ"  năm 2008 ) Stt Tên bài thơ Nhân hóa So sánh 1 Bắp cải xanh + 2 Củ cà rốt + 3 Hoa và Bướm... ngờ  và khó  giải  thích cho các em nhỏ,  nhưng với ngôn ngữ thơ Phạm Hổ thì nó lại được giải  thích một cách vừa giản dị vừa gây sự thích thú để các em nhận biết dễ hơn,  đúng  với  tính  cách  của bạn nhỏ.   Các  em  sẽ  yêu  thích  cách  lý  giải  đó.  Làm  được như vậy Phạm Hổ xứng danh là nhà thơ của thiếu nhi                          22 CHƯƠNG 3 NHỮNG NGƯỜI BẠN NHỎ  NHÌN TỪ GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT... vì vậy, cái sôi động, mới lạ trở thành nhu cầu của cuộc sống tâm hồn trẻ thơ.   Thơ là  tiếng  nói  của tâm  hồn.  Tiếng  nói  ấy  vừa  sâu  sa  vừa  gần  gũi  và giàu  cảm xúc hơn khi nhà thơ sử dụng biện pháp tu từ           Từ niềm say mê, yêu mến trẻ thơ,  hiểu rõ tâm sinh lý và khả năng nhận  thức của các em, Phạm Hổ đưa vào khá nhiều biện pháp tu từ. Trong tập thơ 29 Những người bạn nhỏ,   biện  pháp  tu  từ  nhân  hóa  và so ...           Tính từ tập thơ đầu tiên  Em tre (1949) đến năm 1993, Phạm Hổ đã có  11 tập thơ,  9 tập truyện, 4 vở kịch viết cho các em. Ngoài ra, ông có 8 tập thơ,   văn cho người lớn Trong  những năm  kháng  chiến  chống  Pháp,  Phạm Hổ hoạt  động  văn  nghệ ở liên khu V. Ông in tập  Em vẽ Bác Hồ (1948) và Lúa non (1952). Hai  tập thơ này bắt đầu bộc lộ thiên hướng viết cho thiếu nhi của ông         Với hơn 60 năm chuyên tâm sáng tác, ông cho ra đời 25 tập thơ trong ... nào đó dù rất nhỏ,  rồi chuyển thành ý thơ thành bài thơ,  từ mẩu chuyện thành  truyện ngắn        Với chủ đề tình bạn trong Những người bạn nhỏ, Phạm Hổ đã xây dựng  nên nhân vật khá phong phú. Những nhân vật ấy là người bạn từ thế giới loài  vật, thế giới cỏ cây, hoa lá. Tất cả đều được hình tượng hóa trong những vần  thơ một cách sinh động, gần gũi và nên thơ.              Thế  giới  tự  nhiên  chứa  đựng  những ... ­ Khóa luận tốt nghiệp của Lý Thị Ngọc (2008) với đề tài "Nghệ thuật  Những người bạn nhỏ của Phạm Hổ" . Ở công trình này, chủ yếu khai thác giá  trị nghệ thuật của tập thơ Những người bạn nhỏ  khóa luận đưa ra một số hình ... Bạn trong vườn …và một tập thơ đáng yêu không thể không nói tới là  Những người bạn nhỏ.   Mỗi  bài  thơ  hóm  hỉnh,  đáng  yêu,  sảng  khoái  riêng  nhưng  không kém phần sâu sắc và ý nghĩa Những sáng tác của Phạm Hổ nói chung, tập thơ Những người bạn nhỏ ... và phê bình về nội dung và nghệ thuật thơ của Phạm Hổ,  nhưng chưa có công  trình nào khai thác sâu về nội dung và nghệ thuật của tập thơ Những người bạn nhỏ của ông. Dựa trên những thành tựu đã có của giới nghiên cứu, tiếp  thu những ý kiến đó, chúng tôi tiếp tục tìm hiểu cụ thể hơn, sâu sắc hơn về giá 

Ngày đăng: 20/04/2016, 22:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w