1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

giá trị nội dung và nghệ thuật truyện đồng thoại của tô hoài

66 7,8K 23

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 318,5 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC - TRẦN THỊ KÊ GIÁ TRỊ NỘI DUNG VÀ NGHỆ TḤT TRỤN ĐỜNG THOẠI CỦA TƠ HỒI (Khảo sát qua Tuyển tập Văn học thiếu nhi, Nxb Hà Nội, 2001) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học thiếu nhi HÀ NỘI - 2014 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện khóa luận, em đã nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo – TS Nguyễn Thị Nhàn, các thầy cô giảng dạy bộ môn Văn học thiếu nhi, các thầy cô giáo khoa Giáo dục Tiểu học – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tác giả khóa luận xin bày tỏ lòng biết ơn trân trọng nhất tới các thầy cô, đặc biệt là cô giáo Nguyễn Thị Nhàn – người đã trực tiếp hướng dẫn, chi bảo tận tình để em hoàn thành khóa luận này Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng Sinh viên Trần Thị Kế năm 2014 LỜI CAM ĐOAN Để hoàn thành khóa luận này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, em đã nhận được sự hướng dẫn, chi bảo tận tình của cô giáo – TS Nguyễn Thị Nhàn Em xin cam đoan là công trình nghiên cứu của riêng em Kết quả nghiên cứu không trùng với kết quả của tác giả nào khác Nếu sai, em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm Hà Nội, ngày tháng năm 2014 Sinh viên Trần Thị Kế MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Lý chọn Lịch sử Mục đích Đối tượng và 5 Nhiệm vụ 6 Phương pháp Cấu đề vấn đề nghiên phạm vi cứu nghiên nghiên trúc tài cứu cứu nghiên cứu luận văn NỘI DUNG Chương Tác giả Tơ Hồi truyện đồng thoại 1.1 Tác giả Tô 1.1.1 Tiểu sử 1.1.2 Sự 1.1.2.1 nghiệp Quan Hoài niệm nghệ thuật 1.1.2.2 Phong cách nghệ thuật 10 1.1.2.3 Các tác phẩm chính 12 1.1.2.4 Quá 12 1.1.3 Sáng trình tác sáng cho tác thiếu và thành nhi tựu của nổi Tô bật Hoài 13 1.2 Truyện 15 1.2.1 Nguồn 15 1.2.2 Khái đồng gốc niệm 16 1.2.3 Đặc điểm 17 1.2.4 Truyện đồng khái truyện đồng thoại thể loại của thoại thoại sáng tác niệm ở Việt đồng của Nam thoại Tô Hoài 18 Chương Truyện đồng thoại của Tô Hồi nhìn từ phương diện nợi dung 20 2.1 Tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước 20 2.2 Nội dung giáo dục về tình bạn 23 2.3 Mở rộng nhận thức, giáo dục cho trẻ những bài học về tình cảm, lối sống, đạo đức 26 Chương Trụn đờng thoại của Tơ Hồi nhìn từ phương diện nghệ thuật 39 3.1 Nghệ thuật hư cấu, tưởng tượng 39 3.2 Nghệ thuật nhân cách hóa 43 3.3 Nghệ thuật kể chuyện, miêu tả 46 3.3.1 Nghệ thuật kể chuyện 46 3.3.2 Nghệ thuật miêu tả 49 3.4 Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ 51 KÊT LUẬN 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO 60 MỞ ĐẦU LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1 Tô Hoài là một nhà văn tài và là tấm gương sáng về lao đợng nghệ tḥt Ơng là nhà văn hiện đại có nhiều đóng góp xuất sắc cho nền văn học Việt Nam thế kỷ XX Ông sáng tác nhiều thể loại: Truyện ngắn, truyện dài, hồi ký, bút ký, tiểu thuyết, truyện viết cho thiếu nhi, truyện viết cho người lớn Dường ở thể loại nào, Tô Hoài cũng có đóng góp nổi bật mang giá trị văn chương đích thực cả về nội dung lẫn hình thức cho nền văn xuôi cách mạng nước ta Văn học thiếu nhi là một bộ phận của văn học Việt Nam hiện đại, qua nhiều năm phát triển, trưởng thành đã đạt được thành tựu to lớn Tô Hoài là bút quen thuộc của bạn đọc nhỏ tuổi, được xem người tiên phong cho bộ phận văn học này với nhiều sáng tác cho thiếu nhi Ông viết nhiều thể loại đặc biệt nổi tiếng ở mảng truyện đồng thoại Nói đến các sáng tác của Tô Hoài không thể không nhắc tới Tuyển tập Văn học thiếu nhi (Nxb Hà Nội, 2001) Tập truyện gồm nhiều truyện đồng thoại hấp dẫn 1.2 Truyện đồng thoại là một thể loại đã có quá trình phát triển lâu dài, đạt được nhiều thành tựu, có một vị trí quan trọng văn học Việt Nam hiện đại Thường xuyên xuất hiện không gian gia đình và lớp học, truyện đồng thoại trở thành người bạn thân thiết của tuổi thơ, là nguồn dinh dưỡng tinh thần không thể thiếu quá trình trưởng thành của mỗi người Tô Hoài là nhà văn của các loài vật, nhà văn đầu tiên viết về truyện đồng thoại ở Việt Nam, mà Dế Mèn phiêu lưu ky là một thành công rực rỡ Tuy nhiên, qua khảo sát có thể thấy, mảng truyện đồng thoại của Tô Hoài chưa được nghiên cứu thấu đáo và hoàn chinh Vấn đề này vẫn còn những khoảng trống có thể nghiên cứu, bổ sung đầy đủ Mặt khác, những truyện đồng thoại của Tô Hoài luôn có mặt chương trình giáo dục mầm non Đặc biệt phân môn cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học Là một giáo viên mầm non tương lai, em muốn thông qua kết quả nghiên cứu của đề tài này để có hướng giúp bản thân tích lũy vốn tri thức đồng thời giúp trẻ tìm hiểu, cảm nhận được nhiều cái hay, cái đẹp, những bài học ý nghĩa đằng sau mỗi câu chuyện Xuất phát từ những lý trên, em đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Giá trị nội dung nghệ thuật truyện đờng thoại của Tơ Hồi (khảo sát qua Tủn tập Văn học thiếu nhi, Nxb Hà Nội, 2001)” để góp phần khám phá, khẳng định tài của nhà văn, đồng thời có được cách tiếp cận đúng đắn với truyện đồng thoại của Tô Hoài LỊCH SỬ VẤN ĐỀ Nhà văn Tô Hoài là người có nhiều sáng tác hay dành cho thiếu nhi được cả người lớn yêu thích Nhiều nhà nghiên cứu, phê bình đã quan tâm đến những sáng tác cho thiếu nhi của Tô Hoài, đó có mảng truyện đồng thoại Truyện đồng thoại hiện đại xuất hiện cùng với quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam vào những năm đầu thế kỷ XX và gây được tiếng vang với tác phẩm Dế mèn phiêu lưu ky của Tô Hoài Dù vậy, giai đoạn từ 1930 đến 1945, giới lí luận phê bình đương thời chưa chú ý đến truyện đồng thoại, ngoài đoạn văn ghi nhận về “Mấy truyện nhi đồng có tiếng” của Tô Hoài Nhà văn Việt Nam hiện đại của Vũ Ngọc Phan Từ năm 1945 đến nay, truyện đồng thoại được đề cập tới một số chuyên luận, giáo trình, một số tiểu luận, bài viết, lời bình Đặc biệt, từ đầu những năm 60, sáng tác của Tô Hoài được đưa vào chương trình giảng dạy và học tập thì những công trình nghiên cứu về truyện của ông cũng xuất hiện nhiều - Vũ Ngọc Phan cuốn Nhà văn Việt Nam hiện đại (quyển IV, Nxb Tân Dân, H 1944) nhận xét: “Truyện ngắn của Tô Hoài không những đặc biệt về lời văn, cách quan sát, về lối kết cấu, mà còn đặc biệt cả về những đầu đề ông lựa chọn nữa” “Truyện của ông có những tính chất nửa tâm lý, nửa triết lý, mà các vai lại là loài vật Mới nghe, tưởng những truyện ngụ ngôn, thật không có tính cách ngụ ngôn chút nào: ông không phải một nhà luân lý, truyện của ông không để răn đời Nó là những truyện tả chân về loài vật, về cuộc sống của loài vật, bề ngoài có vẻ lặng lẽ, bên có lắm cái “ồn ào”, vui cũng có mà buồn cũng có” [Theo Phong Lê Vân Thanh, sđd, tr.59] - Tác giả Phan Cự Đệ cuốn Nhà văn Việt Nam 1945-1975 (Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, H 1975) nói về đặc điểm truyện đồng thoại của Tô Hoài sau: “Trong các truyện đồng thoại (Con mèo lười, Chim chích lạc rừng, Cá ăn thê), Tô Hoài đã phát huy nhân tố tưởng tượng, phần phong phú nhất tư các em nhỏ Truyện đồng thoại của Tô Hoài cũng là sự kết hợp giữa khả quan sát loài vật rất tinh tế với một bút pháp miêu tả giàu chất trữ tình và chất thơ Thiên nhiên ở màu sắc rực rỡ, âm náo nức và chuyển động rộn ràng, tươi vui đúng thị hiếu hàng ngày của tuổi thơ” [Theo Phong Lê - Vân Thanh, sđd, tr.94] - Tác giả Trần Hữu Tá Văn học Việt Nam 1945-1975, tập (Nxb Giáo dục, 1990) đã dành cho Tô Hoài những lời khen ngợi: “Tô Hoài có khả quan sát tinh tế và nghệ thuật miêu tả linh động Người, vật, thiên nhiên, cảnh sinh hoạt, tất cả đều hiện lên lung linh, sống động, nổi rõ cái thần của đối tượng và thường bàng bạc một chất thơ” [Theo Phong Lê - Vân Thanh, sđd, tr.158] - Trần Đình Nam Tạp chí văn học (số – 1995) khẳng định tài thiên bẩm và khả quan sát tinh tế đã giúp cho “Tô Hoài có một xêri sách viết về các vật: dế, chuột, chim, mèo, cá, được gọi là truyện loài vật Truyện loài vật của Tô Hoài là một cống hiến độc đáo vào văn học hiện đại nói chung và văn học thiếu nhi nói riêng – ở nước ta chưa có viết về loài vật được ông” [Theo Phong Lê - Vân Thanh, sđd, tr.167] - Nhà văn Hà Minh Đức Đi tìm chân ly nghệ thuật (Nxb Văn học, 1998) cũng đã nhận xét: “Truyện loài vật của Tô Hoài cũng nhằm nói nhiều với thế giới người, kín đáo và có hàm ý sâu xa ( ) Tô Hoài là người biết tạo yếu tố truyện, phát hiện yếu tố truyện đời sống tự nhiên của loài vật ( ) Ngòi bút của Tô Hoài đã phát hiện cái ngộ nghĩnh, lố lăng, khoe mẽ, đa điệu của một số loài vật Tác gải không châm biếm đả kích một đối tượng nào các giống loài mà ông miêu tả Ông không ghét bỏ mà cố tìm thấy ở mỗi loài những nét hay hay, ngộ nghĩnh và miêu tả với chất dí dỏm Chất dí dỏm làm cho đối tượng được nói đến thêm sinh động và chiều sâu của cách viết này vẫn là lòng yêu mến các loài vật” [Theo Phong Lê - Vân Thanh, sđd, tr 469-470] - Trong bài viết “Vấn đề nhân vật và tư tưởng nhân vật là vấn đề tính thời đại sáng tác” đăng Tạp chí văn học (số – 1995), Tô Hoài cũng đã từng phát biểu quan niệm về đồng thoại: “Tôi nghĩ rằng câu chuyện sáng tạo nhân vật, phú cho nhân vật ấy một tính nết, một hoàn cảnh thật không phải là việc ta chợt nghĩ và chi có chủ quan ta muốn làm thế Cả đối với những loại sáng tác, loại tưởng tượng, dù khác thường đến thế nào, ví dụ sáng tác cho thiếu nhi, người viết tạo cái cây, đám khói, một vật, một cái gì kỳ quái nhất, tất cả những sáng tạo phong phú đó, theo nghĩ, cũng không phải là một tình cờ hay một sức óc chợt nghĩ” [Theo Vân Thanh, Văn học thiếu nhi Việt Nam, tập 1, 2003, tr.289] Có thể thấy, nghiên cứu truyện thiếu nhi, đó có mảng đồng thoại của nhà văn Tô Hoài, các tác giả đã đề cập tới những khía cạnh khác nhau, song vẫn còn những vấn đề khoa học cho khóa luận của chúng nghiên cứu Đặc biệt, việc tìm hiểu truyện đồng thoại của Tô Hoài qua Tuyển tập Văn học thiếu nhi (2001) cũng là việc làm có ý nghĩa Dù khả còn rất hạn chế, tác giả khóa luận đã cố gắng tìm hiểu các tài liệu có liên quan, kế thừa những kết quả nghiên cứu trước đó để mở rộng và phát huy những vấn đề về giá trị nội dung và nghệ thuật truyện đồng thoại của Tô Hoài Hy vọng sẽ là đề tài có ý nghĩa với những quan tâm tới truyện đồng thoại nói chung và đồng thoại Tô Hoài nói riêng MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Phương thức này được thể hiện rõ nhất truyện đồng thoại Cậu Miu Từ điểm nhìn khách quan: “Cậu Miu từ thưở bé chưa ló đầu khỏi nhà, cậu chưa thấy đâu, vào đâu ( ) Bỗng tấm xi-măng mà cậu núp bị nhấc cẫng lên Thế là cả cậu Miu cũng bị bênh giữa trời” , người kể đã từng bước chuyển điểm nhìn vào nhân vật chú mèo nhỏ ấy một cách khéo léo để tái hiện câu chuyện dưới suy nghĩ, lời nói của cậu: “Xe lại xình xịch chạy Lại chạy đâu nữa? Lần này bị tù một cái ống, chẳng nhìn thấy gì cả Lo quá! Một lúc, xe chững lại Xe đỗ Tiếng những cái xe khác lướt qua hai bên sườn, xe này phải giạt lại góc sau lưng, im lặng ghê Nhưng cái ống xi-măng thẳng đứng, không leo lên nổi Thế rồi, eo ôi! Lại nom rõ cái bàn tay gân guốc lúc nãy lù lù, lơ lửng đầu Nó làm gì đây? Nó sắp nện vỡ đầu mình, nó sắp xách cổ mình đâu? Không, nó chi thò tay xuống nhấc từng miếng xi-măng lên chỗ có ánh lửa sáng sáng, tim tím ở dãy nhà đương làm Sang đánh ở đấy ư?” Để rồi sau đó, tác giả lại quay trở lại điểm nhìn khách quan ban đầu để giải thích cho cậu Miu hiểu: “Chẳng phải đánh nhau, cậu Miu ạ Chi là người thợ và cái máy đương xây nhà Xe ấy tải các tấm xi-măng đến Rồi cần cẩu thò xuống gắp từng miếng lên Người thợ tầng, níu mảnh xi-măng cốt sắt lại rồi cầm que hàn, bật tóe lửa xanh, lửa tím gắn những tấm xi-măng làm trần, làm tường, làm hiên – ánh lửa xanh lửa tím mà cậu Miu đã trông thấy đấy” Với bút pháp linh hoạt, tài dẫn truyện, chuyển cảnh đầy bất ngờ, tác giả đã đưa người đọc từ thú vị này đến thú vị khác Nghệ thuật dẫn truyện của tác giả còn thể hiện ở khả biết thu hút độc giả bằng những gợi mở đầu tác phẩm: Từ sự việc mỗi mưa mới về thì từng đàn cá lại kéo hội để dẫn vào câu chuyện vượt đê sông Hồng 46 đáng kinh ngạc của các loài cá (Cá ăn thê); từ hình ảnh cái trơ trụi giữa mùa xuân để lôi cuốn người đọc đến với Cánh đồng yên vui, Làm nên sức hấp dẫn sáng tác của Tô Hoài còn nhờ việc sử dụng nhiều sắc thái giọng điệu khác kể chuyện: Vui tươi, dí dỏm, hồn nhiên thể hiện sự ngạc nhiên, niềm vui của đàn cá sau mưa mới (Cá ăn thê), kể chuyện về chuyến phiêu lưu thú vị của chú mèo (Cậu Miu); xót xa, thương cảm tái hiện hình ảnh bị tàn phá (Cây bằng lăng, Cánh đồng yên vui, ); mia mai, chê cười nói về sự giả dối của những vị khách du lịch (Nỗi bực mình của chàng hổ độn rơm) Tô Hoài còn tỏ vô cùng sắc sảo biết tạo những yếu tố truyện, phát hiện yếu tố truyện đời sống, đưa vào mạch kể những chi tiết thực mà không kém phần sinh động: Con chim gáy đổi tính về ăn quanh năm, chim với những vòng cườm quanh cổ (Cá ăn thê); gà gáy nhầm vào buổi tối (Ò ó o); hình ảnh đàn chim ríu rít chuyền cành nhặt sâu bọ (Cây bằng lăng), Tô Hoài thực sự là người kể chuyện đầy hứng thú, sáng tạo và lôi cuốn Qua lời kể của ông, thế giới nhân vật hiện lên thật đa dạng, rất đỗi quen thuộc và đầy hấp dẫn, nhất là với lứa tuổi trẻ thơ 3.3.2 Nghệ thuật miêu tả Tô Hoài là nhà văn có khả quan sát tinh tế và nghệ thuật miêu tả sinh động Miêu tả chính là thế mạnh của ông Truyện loài vật của Tô Hoài là sự kết hợp tài tình, uyển chuyển giữa sự quan sát loài vật thực tế một cách ti mi với bút pháp miêu tả giàu hình ảnh, đậm chất thơ “Khi miêu tả, nhà văn đã lựa chọn những chi tiết, hình ảnh đặc sắc tiêu biểu từ sự quan sát tinh tế, ti mi cảm quan hiện thực đời thường Những chi tiết, hình ảnh mà Tô Hoài lựa chọn được sống dậy bức tranh miêu tả nhờ một hệ thống các từ ngữ giầu sắc thái tạo hình và nghệ thuật sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa” [Nguyễn Văn Long, Giáo trình Văn học Việt Nam 47 hiện đại, tập 2, tr.193] “Người, vật, thiên nhiên, cảnh sinh hoạt, tất cả đều hiện lên lung linh, sống động, nổi rõ cái thần của đối tượng và thường bàng bạc một chất thơ” [Phong Lê – Vân Thanh, Tô Hoài vê tác gia và tác phẩm, tr.158] Khi miêu tả nhân vật, ông quan sát kỹ từng chi tiết, nắm rõ thuộc tính của từng loài nên ngòi bút của Tô Hoài đã phát hiện những cái đẹp, cái lạ, cả những đặc trưng rất riêng của chúng Nhà văn miêu tả từ đặc điểm hình dáng bên ngoài, các hoạt động của nhân vật để qua đó làm toát lên tính cách Chính tài quan sát thiên bẩm cùng chất nghệ sĩ tâm hồn đã giúp ông có được những miêu tả đậm chất thơ Đó là hình ảnh “Con chim gáy hiền lành béo nục Đôi mắt nâu trầm ngâm ngơ ngác nhìn xa Cái bụng mịn mượt, cổ quàng chiếc “tạp dề” công nhân đầy hạt cườm lấp lánh biêng biếc”, “hàng đàn chim gáy cắn đuôi nhau, lượn vòng, soi gương dòng nước sáng” (Đàn chim gáy) Trong Cánh đồng yên vui là hình ảnh thế giới các loài chim: “chim vành khuyên ríu rít”, “liếu điếu tranh luận choang choác cãi nhau”, “chim dẽ giun thấp thoáng chuyền khắp mặt nước”, “những chàng cò bạch trắng phau đứng gật gù rình mồi”, “chàng cò lửa “lịch sự nghiêng đôi cánh đỏ rực duyên dáng cất tiếng chào”, Đó là hình ảnh “Bướm vàng, bướm trắng, bướm đen, bướm nâu cả đàn, một miền hoa ban nở trắng, giàn hoa mướp vàng rung rinh, mặt ruộng đất nâu óng vừa cày, đương xếp ải” (Bướm Rồng Bướm Ma) Tô Hoài đã tái hiện thế giới các loài vật dưới nước thật sinh động “Cứ mưa mới về thì từng đàn cá chơi Người ta bảo mưa mới xuống là hội, là tết của họ nhà cá” Nào là “chị cá Giếc bảnh bao”, “anh cá Chép vây đỏ, vây trắng công tử”, - những hình ảnh chải chuốt xuất hiện từ trí tưởng tượng khéo léo của người xưa Tác giả viết về “những cô cậu cá trắng mĩ miều rất yếu Giếc, Chép, Ngão, Mương, Mè chi biết quanh quẩn ao nọ hồ kia”; tái hiện hình ảnh loài cá Rô gan lì, dũng mãnh: “Những bác Rô già, 48 Rô cụ lực lưỡng”, “những cậu rô đực cường tráng”, “hàng đàn cá rô nô nức lội ngược mưa”, “đàn Rô Ron phởn phơ hăng hái, mặc sức ngược lên”, Ngày hội tháng ba về, lại thấy “nô nức hàng đàn cá rô rạch mưa, nghe rào rào có đàn chim vỗ cánh hồ ao, lạch nước cánh đồng” (Cá ăn thê) Tô Hoài cũng khắc họa đậm nét hình ảnh cá Trê với vẻ lầm lì, tính nết cục cằn thô lỗ lại có thói xấu hợm hĩnh, coi khinh mọi loài yếu (Cái kiện của lão Trê), Miêu tả thiên nhiên, Tô Hoài dùng ngôn ngữ giàu hình ảnh Thiên nhiên chính là môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý, đời sống nhân vật Tác giả đã viết về thiên nhiên bằng cách viết tươi sáng, uyển chuyển Bức tranh thiên nhiên truyện đồng thoại Tô Hoài hiện lên chân thực cũng đầy thơ mộng Đó là bức tranh mùa thu với những lá mần tang “rụng bay nghiêng từ mặt suối lên Như đàn cá vàng lấp lánh không” (Bàn Quy và Ngựa Con) Là hình ảnh “mặt nước lốm đốm đầy sao”, “những suối thơm, rắc hoa xuống”, “nắng sớm đương tỏa rực rỡ”, “cái xóm nhỏ mùa đông vừa thức dậy, mở chăn choàng nắng”, (Những chuyện xa lạ) Là những ngày mưa mới cuối tháng ba “có một làn gió đông âm ấm bay về Những chim bé bỏng, chim sâu, chim chích, bạc má, choi choi, cả mùa rét vừa rồi biến đâu, bây giờ lại thấy từng bọn thảnh thơi sởn sơ theo gió bay Rồi biết những giọt mưa to thô lố có chân từ đằng xa lộp bộp chạy lại, mỗi lúc một nhanh Thế là làng, ngoài đồng đã rào rào mù trắng nước ” (Cá ăn thê) Là hình ảnh “hai bờ sông Nin mở tuyệt đẹp Những vòng ốc đảo xanh mướt Giêng nước long lanh mắt ngọc Vườn chà là mọng trĩu quả chín vàng ngọt những giọt mật ong” (Mải vui quên hết) 49 Như vậy, nghệ thuật kể chuyện, miêu tả linh động cùng tài quan sát thiên bẩm cũng góp phần quan trọng làm nên sức hấp dẫn cho truyện đồng thoại của Tô Hoài 3.4 Nghệ thuật sư dụng ngôn ngữ Hà Minh Đức đã nhận xét truyện Tô Hoài nhìn chung có sự công phu về ngôn từ nghệ thuật: “Ở thể loại nào mạch văn của ông cũng vươn tới giá trị của nghệ thuật ngôn từ hay nói một cách nôm na là có tính văn Tính văn của ngôn từ được tạo nên bằng những nỗ lực tìm tòi sáng tạo Ông không chịu để câu văn rơi vào tình trạng chữ nghĩa sáo mòn và lối biểu hiện nghèo nàn Có nhiều hiện tượng vốn khô khan khó miêu tả dưới ngòi bút Tô Hoài cũng trở nên sinh động, cách diễn tả nhiều cảm hứng, liên tưởng đẹp, so sánh thích hợp, chữ nghĩa chọn lọc và gợi cảm” [11, tr.139] Viết truyện đồng thoại, Tô Hoài đã trẻ hóa ngòi bút để viêt về những điều giản dị, phù hợp với các em “Tô Hoài rất coi trọng việc học tập lời ăn tiếng nói của quần chúng nhân dân Càng sâu tìm hiểu, tích lũy ngôn ngữ quần chúng, Tô Hoài càng nhận thấy “ngôn ngữ quần chúng là kho của cải vô giá, là nguồn bổ sung vô tận cho nhà viết tiểu thuyết” “Nhân dân chính là ông thầy lớn của mình về tiếng nói” Tô Hoài không chi tích lũy ngôn ngữ quần chúng mà còn lắng nghe cách nói của họ Vì thế, sáng tác của Tô Hoài, nhà văn rất có ý thức sử dụng lời ăn tiếng nói hằng ngày của quần chúng lao động Chính nó đem đến sắc thái dung dị tự nhiên, mang thở của cuộc sống bình dị” [12, tr.195] Thành công của Tô Hoài là đã tạo được sự gần gũi, quen thuộc với cách sử dụng ngôn ngữ đời thường, giúp trẻ dễ hiểu, dễ tiếp thu tác phẩm Tài của ông thể hiện ở việc không chi biết đưa vào truyện vẻ đẹp ngôn ngữ đời thường mà “lời ăn tiếng nói của quần chúng đưa vào trang sách của Tô Hoài đã được chắt lọc và nâng lên thành ngơn ngữ nghệ tḥt” [12, tr.196] 50 Ơng khẳng định: “Mỗi chữ phải là một hạt ngọc buông xuống những trang bản thảo, hạt ngọc mới nhất của mình tìm được, phong cách văn chương của mình mà có” “Câu nói là bộ mặt của ý Ý không bao giờ lặp lại, cũng cuộc sống không bao giờ trở lại giống đúc thì lời văn cũng phải thế” (Sổ tay viết văn) Tô Hoài chú ý đến cách nói, cách diễn đạt của mỗi người xã hội để đưa vào nhân vật của mình Ngôn ngữ nhân vật của tác giả đơn giản, dễ hiểu phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của trẻ và chứa đựng được những bài học mà tác giả muốn nhắn gửi Khi đưa những lời khuyên, ngôn ngữ nhân vật rất cụ thể: “Sơn Dương nói: - Bé có nghe dưới làng Gì đấy, hả anh? Những tiếng động buổi sáng xóm Vâng, xóm nhà em đấy mà Thế thì có gì lạ? Sơn dương thong thả nói: - Những tiếng động buổi sáng Chú Gà te tái từ chuống Téc téc téc đấy đấy đấy Cả đêm cuồng cẳng, bây giờ các cậu Gà Trống bước mới oai, chà chà! Kìa, mấy bác gà mái sụ có việc gì mà tất tả vậy? Xem cứ mồi chỗ mỗi việc Nhưng bé nhìn kỹ, chỗ nào cũng tấp nập làm ăn Gà có tính tốt thích nhặt sâu ngoài vườn, thật là họ biết cách vừa làm vừa ăn, vừa ăn sáng vừa dọn vườn Vả lại, mùa đông tới, chim hét đã về Cánh nhà Gà lại càng phải nhặt sâu sớm, không có thì bọn chim hét chén trước mất cả A mà Bé trông rõ chưa, mấy nhách Gà đương ngơ ngác Trông mới nỡm làm sao! Lạ đấy! Thật lạ mắt Hôm mới vườn lần đầu tiên mà Hẳn là mấy chị em mới rời ổ ấp dưới bụng mẹ, tập sự ăn một mình Dê Bé cứ rối rít: - Ờ nhi 51 Dê Bé nghe Dê Bé thấy Những tiếng tuých, tiếng túc, tiếng téc, tiếng rích, tiếng hóec của đàn Gà mái nhặt sâu khoảng vườn vừa cuốc sắp gieo cải Sơn Dương nói: - Hãy biết yêu những cái mình trông thấy rồi hẵng thích chuyện đường xa mình chưa trông thấy” (Những chuyện xa lạ) Còn là giọng đầy tự hào của cá Ngão “vượt” được đê sông: “đàn Rô Ron nhao nhao lượn đến, thắc mắc: - Các bác ở đâu đến? - Chúng tớ từ sông Hồng lên Vòng tròn quanh mắt những cậu cá Rô càng tròn xoe, tỏ vẻ lạ: - Tận ngoài sông Hồng à? - Chứ sao! - Các bác vượt được đê sông Hồng à? - Chứ sao!” (Cá ăn thê) Khi nói về những đổi thay của đất nước, Tô Hoài đã sử dụng ngôn ngữ miêu tả giàu hình ảnh tái hiện lên vẻ đẹp cuộc sống, khơi dậy tình yêu đất nước, yêu cuộc sống lòng người đọc: “Bé lại thấy những đám cỏ dài cao thành đệm, đệm cỏ dày bềnh bồng đến một thước Màu cỏ mơn mởn giữa màu khô lá vàng, trông thật mát mắt”, “đàn gà lấm tấm trắng chơi đồi Như những hoa mai rừng đương mùa hoa Bé giữa đám gà trắng Một rừng bướm trắng vẫy phất phới quanh Bé” (Núi xanh xanh) Ngôn ngữ vui tươi, sinh động Cá ăn thê: “Những bác Rô già, Rô cụ lực lưỡng, đâu đuôi đen xì lẫn màu bùn Những cậu rô đực cường tráng mình dài mốc thếch, suốt mùa đông ẩn náu bùn ao, bây giờ chui khoan khoái đớp bóng nước mưa mới ấm áp rồi dương vây lưng lên ta trương cờ, tăng tả đánh ngạch rạch nước qua mặt bùn khô khô, nhanh cóc nhảy” Viết truyện loài vật, Tô Hoài chủ yếu sử dụng ngôn ngữ đồng thoại có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa hiện thực và mơ tưởng Thế giới loài vật trở nên sinh động được tác giả lồng ghép những tình cảm của người 52 Ngôn ngữ đồng thoại làm giàu trí tưởng tượng của trẻ, giúp các em hiểu thêm về cuộc sống đa dạng, phức tạp Trẻ có thể đến với thiên nhiên, với loài vật, những vật vô tri vô giác và lắng nghe ngôn ngữ của chúng Có thể cảm nhận tình cảm yêu ghét của chúng trước hiện thực cuộc đời Đây là thái độ coi khinh những người giả dối của cá sấu: “Chàng cá sấu phàn nàn: - Những đứa nhát thỏ mà lại tỏ vẻ! Đòi chụp ảnh chung với cá sấu Ghét ghê!” (Nỗi bực mình của chàng hổ độn cốt rơm) Còn là tình cảm yêu quý, tự hào về đất nước Việt Nam anh hùng qua lời chú bồ nông: “Ai trái đất bây giờ mà không muốn đến đất nước Việt Nam anh hùng!”, “bay qua đâu cũng nghe người ta nói một câu: “Mỹ thua Việt Nam đến nơi rồi” ” (Chú bồ nông ở Sa-mac-can) Trẻ em là lứa tuổi vô cùng ngây thơ và sáng, bởi vậy ngôn ngữ viết truyện đồng thoại rất được các nhà văn quan tâm “Lời văn đồng thoại phải đẹp, giản dị, sáng” “Từ ngữ ở đó thường được lựa chọn, cân nhắc cả về sức biểu hiện của từ và nhạc điệu của câu văn” [18, tr.423] Tô Hoài cũng rất chú ý sử dụng ngôn ngữ viết phù hợp lứa tuổi các em Truyện của ông có ngôn từ sáng sủa, giản dị Thế mạnh của ông là những lời văn đậm màu sắc, hình ảnh Khi là hình ảnh “Cá Ngão mặc áo dài trắng mỏng tanh” (Cá ăn thê), lúc lại là “những làn lá mần tang mùa thu rụng bay nghiêng từ mặt suối lên Như đàn cá vàng lấp lánh không” (Bàn Quy và Ngựa Con) Tác giả cũng khéo léo dùng những mẩu chuyện với lời văn dí dỏm, ngôn ngữ sinh động để hấp dẫn các em vào những suy nghĩ, những bài học giản đơn mà sâu sắc Ngôn ngữ đối thoại được Tô Hoài sử dụng rất linh động Cách sử dụng ngôn ngữ đối thoại giao tiếp hằng ngày phù hợp với tâm lý của trẻ Bởi thiếu nhi là lứa tuổi ham tìm tòi, khám phá, thích đặt các câu hỏi cho người lớn Nhà văn đã viết một cách chân thực về cuộc sống, cũng chính là sự lý giải những thắc mắc của trẻ Đoạn văn sau là ví dụ tiêu biểu: 53 “Tôi nhỏm dậy, hỏi bà: - Sáng rồi ư, hả bà? - Không, cháu ạ Chưa đến mười giờ, chưa ngủ đâu - Thế ngoài sân sáng trăng ư, hả bà? - Không phải sáng trăng đâu, cháu ạ - Thế sáng sao, hả bà? - Không phải sáng - Gà đã gáy sáng rồi mà, bà ơi! Bà bèn cười: - Chưa phải gà gáy sáng đâu Tôi hỏi nữa: - Thế cái gì sáng ngoài sân lên thế kia, hả bà? - Đấy là cái đèn điện bên nhà máy thuốc trừ sâu sáng sang tận xóm ta đấy Đêm nào cũng thế, làm cho gà cũng gáy nhầm” (Ò ó o) Như vậy, ngôn ngữ đối thoại giúp cuộc sống hiện hữu trước mắt trẻ thơ, quen thuộc và gần gũi, các em dễ nhập mình vào nhân vật Đây cũng là môi trường để trẻ trau dồi ngôn ngữ giao tiếp, góp phần nâng cao khả giao tiếp cuộc sống Sáng tác của Tô Hoài, nhất là mảng đồng thoại đã thể hiện quá trình lao động sáng tạo mà ngôn ngữ là yếu tố được đặc biệt quan tâm Đúng ông quan niệm: “Mỗi chữ đều soi bóng hoàn cảnh và tình hình xã hội lúc chữ ấy đời Người viết không thể ngồi bóp óc suy nghĩ, trau dồi câu chữ mà phải vào thực tế đời sống mới có thể bồi bổ chữ nghĩa cho ngòi bút Không một tài to lớn nào có thể nghĩ được chữ, chi có tích lũy nhiều chữ đã chắt chiu được hàng ngày mới có hội sáng tạo chữ của phong cách ngòi bút” (Tô Hoài, Nghệ thuật và phương pháp viết văn, Nxb Văn học, Hà Nội, 1997) Tiểu kết chương Như vậy, truyện đồng thoại của Tô Hoài có được sự thành công là tổng hợp của nhiều yếu tố, đó không thể vắng mặt các yếu tố nghệ thuật: Hư cấu, tưởng tượng, nhân hóa, nghệ thuật kể chuyện, miêu tả, nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ Với việc sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật, bút pháp linh hoạt, tài dẫn truyện độc đáo, ngôn ngữ ngắn gọn, sáng, giản dị mà sinh động, Tô Hoài đã mang các tác phẩm của mình đến gần với trẻ nhỏ, 54 mang lại cho trẻ những điều kì thú, những suy nghĩ và bài học bổ ích Đó cũng chính là sự thành công của nhà văn 55 KÊT LUẬN Tô Hoài là một tài lớn, là bút xuất sắc của văn xuôi Việt Nam hiện đại thế kỷ XX; người có đóng góp quan trọng góp phần hiện đại hóa nền văn xuôi quốc ngữ Hơn nửa thế kỷ sống và cầm bút, ông đã để lại kho tàng văn học dân tộc một gia tài đồ sộ cả về số lượng lẫn chất lượng hiếm các nhà văn hiện đại so sánh được, đó có 170 đầu sách được xuất bản Sáng tác của Tô Hoài được phân bố ở nhiều thời kỳ, nhiều mảng khác nhau, ở mảng nào, thời kỳ nào, ông cũng có những tác phẩm mang giá trị cao cả về nội dung và hình thức, đóng góp vào sự phát triển của nền văn xuôi nước nhà Những câu chuyện sáng tác của Tô Hoài tạo cho người đọc cảm giác gần gũi, quen thuộc bởi ông quan niệm phải tìm thấy chất liệu cho ngòi bút từ chính cuộc sống đời thường Nhắc đến những sáng tác của Tô Hoài không thể bỏ qua mảng truyện viết cho trẻ thơ Ông đã tìm cho mình một lối riêng, rất độc đáo qua những truyện kể về loài vật Nhà văn đã thông qua thế giới loài vật ấy để đưa cái nhìn sâu sắc về hiện thực và người, giúp bạn đọc nhỏ tuổi tiếp cận cuộc sống một cách dễ dàng Cho đến nay, ông vẫn là một nhà văn gắn bó lâu dài nhất với văn học thiếu nhi Trong Tuyển tập Văn học thiếu nhi của Tô Hoài, vẫn là những câu chuyện về loài vật trẻ thấy thế giới xung quanh hiện lên thật gần gũi, sinh động Tập truyện phản ánh thiên nhiên, người thời kỳ mới được ẩn dưới những mẩu chuyện nhỏ về thế giới loài vật: Đàn cá nô nức chơi hội, chuyến phiêu lưu của cậu mèo nhỏ, “cánh đồng yên vui”, Qua mỗi câu chuyện, trẻ nhỏ có thêm nhận thức mới mẻ về cuộc sống, đồng thời cũng rút những bài học tình cảm, đạo đức có ý nghĩa Trẻ biết học tập đức tính tốt 56 của anh Tía, chị Mái Hoa, chim vành khuyên – giúp đỡ người khác lúc khó khăn, biết yêu thương, bảo vệ các loài vật bạn của mình, biết yêu cái thiện, ghét cái xấu, cái giả tạo, thêm trân trọng, tự hào về vẻ đẹp quê hương đất nước Bằng tài thiên bẩm, tài quan sát tinh tế, sự tìm tòi, học hỏi, Tô Hoài đã mang những kiến thức của mình chuyển hóa tài tình mỗi trang viết để trẻ tiếp cận một cách dễ dàng và dễ hình dung nhất Mảng truyện đồng thoại của ông giúp giúp trẻ có cái nhìn đúng đắn, sâu sắc về thế giới loài vật, cũng cảm nhận được mối liên hệ giữa người xã hội Những điều ấy càng thúc trẻ tích cực khám phá để thỏa mãn trí tò mò Tô Hoài đã nắm bắt chính xác đặc điểm tâm lý trẻ để tác động phù hợp Truyện đồng thoại của ông cũng góp phần phát triển ngôn ngữ cho trẻ Ngôn ngữ đồng thoại sáng, giản dị, dí dỏm, vui tươi đúng lứa tuổi các em Qua đồng thoại, trẻ học được lời ăn tiếng nói hằng ngày Xây dựng thành công thế giới loài vật, không thể không kể đến tài ngôn ngữ và giọng văn miêu tả của Tô Hoài Tất cả xuất phát từ khả quan sát đặc biệt, miêu tả ti mi, đặc sắc Một thế giới các loài vật hiện lên với những nét sinh động, hấp dẫn qua bút pháp miêu tả của ông Việc sử dụng ngôn ngữ miêu tả đầy màu sắc với các biện pháp tu từ nhân hóa, so sánh tạo nên hiệu quả đặc biệt, hình tượng nhân vật trở nên sinh động dễ vào tâm trí của trẻ Kế thừa và phát triển những thành tựu đã có từ trước các mạng, truyện đồng thoại của Tô Hoài vẫn đem lại cho trẻ những bài học giáo dục mà sâu sắc qua những câu chuyện lý thú Chính những điều ấy đã giúp truyện của tác giả sống mãi lòng bạn đọc Độc giả các lứa tuổi trước đây, bây giờ và mai sau có lẽ sẽ không thể quên được những đóng góp đặc sắc của Tơ Hoài cho nền văn chương dân tợc Ơng xứng đáng là tấm gương sáng về lao động nghệ thuật cho các thế hệ nhà văn noi theo 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO Đào Duy Anh (1932), Hán – Việt từ điển, Hà Nội, Quan Hải tùng thư Vũ Ngọc Bình (1985), Đôi điêu tâm đắc, Nxb Kim Đồng Hoàng Văn Cẩn (2005), Dạy học tác phẩm văn học dành cho thiếu nhi – tập 1, Nxb Giáo dục Kim Cận (1961), Sáng tác đồng thoại và những vấn đê khác, Hà Nội, Nxb Văn học Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức (1979), Nhà văn Việt Nam, Hà Nội, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp Lê Bá Hán (chủ biên) (1992), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục Tô Hoài (1977), Sổ tay viết văn, Nxb Tác phẩm mới Tô Hoài (1968), Tôi viết đồng thoại “Dế mèn, chim gáy, bồ nông”, Tạp chí Văn học số 10 Tô Hoài (2001), Tuyển tập Văn học thiếu nhi, Nxb Hà Nội 10 Vương Kiến Huy – Dịch Học Kim (chủ biên) (2004), Tinh hoa tri thức văn hóa Trung Quốc, Nxb Thế giới 11 Phong Lê (giới thiệu) – Vân Thanh (tuyển chọn) (2001), Tô Hoài - vê tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục 12 Nguyễn Văn Long (chủ biên) (2008), Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại – tập 2, Nxb Đại học Sư phạm 13 Lã Thị Bắc Lý (2003), Văn học trẻ em, Hà Nội, Nxb ĐH sư phạm 14 Nguyễn Đăng Mạnh (chủ biên) (1981), Tổng tập văn học Việt Nam – tập 30A, Nxb Khoa học xã hội 15 Hoàng Phê (2003), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Trung tâm từ điển học 16 Võ Quảng (1982), Lại nói vê truyện đồng thoại cho thiếu nhi, Tạp chí Văn học số 17 Hoàng Vân Sinh (2001), Nhi đồng văn học khái luận, Nxb Văn nghệ, Thượng Hải 58 18 Vân Thanh (sưu tầm- biên soạn) (2003), Văn học thiếu nhi Việt Nam (nghiên cứu, ly luận, phê bình, tiểu luận, tư liệu) - tập 1, Nxb Kim Đồng 19 Vân Thanh (sưu tầm- biên soạn) (2003), Văn học thiếu nhi Việt Nam (nghiên cứu, ly luận, phê bình, tiểu luận, tư liệu) - tập 2, Nxb Kim Đồng 59 ... thoại của Tô Hoài nhìn từ phương diện nghệ thuật NỘI DUNG CHƯƠNG TÁC GIẢ TƠ HỒI VÀ TRỤN ĐỜNG THOẠI 1.1 Tác giả Tơ Hồi 1.1.1 Tiểu sư Tô Hoài tên thật là Nguyễn Sen, sinh ngày 27 tháng... chương: Chương 1: Tác giả Tô Hoài và truyện đồng thoại Chương 2: Truyện đồng thoại của Tô Hoài nhìn từ phương diện nội dung Chương 3: Truyện đồng thoại của Tô Hoài nhìn từ phương... loài vật của Tô Hoài cũng nhằm nói nhiều với thế giới người, kín đáo và có hàm ý sâu xa ( ) Tô Hoài là người biết tạo yếu tô? ? truyện, phát hiện yếu tô? ? truyện đời

Ngày đăng: 05/04/2016, 09:37

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đào Duy Anh (1932), Hán – Việt từ điển, Hà Nội, Quan Hải tùng thư Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hán – Việt từ điển
Tác giả: Đào Duy Anh
Năm: 1932
2. Vũ Ngọc Bình (1985), Đôi điêu tâm đắc, Nxb Kim Đồng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đôi điêu tâm đắc
Tác giả: Vũ Ngọc Bình
Nhà XB: Nxb Kim Đồng
Năm: 1985
3. Hoàng Văn Cẩn (2005), Dạy học tác phẩm văn học dành cho thiếu nhi – tập 1, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học tác phẩm văn học dành cho thiếu nhi
Tác giả: Hoàng Văn Cẩn
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2005
4. Kim Cận (1961), Sáng tác đồng thoại và những vấn đê khác, Hà Nội, Nxb Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sáng tác đồng thoại và những vấn đê khác
Tác giả: Kim Cận
Nhà XB: NxbVăn học
Năm: 1961
5. Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức (1979), Nhà văn Việt Nam, Hà Nội, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà văn Việt Nam
Tác giả: Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức
Nhà XB: Nxb Đạihọc và Trung học chuyên nghiệp
Năm: 1979
6. Lê Bá Hán (chủ biên) (1992), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1992
7. Tô Hoài (1977), Sổ tay viết văn, Nxb Tác phẩm mới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay viết văn
Tác giả: Tô Hoài
Nhà XB: Nxb Tác phẩm mới
Năm: 1977
8. Tô Hoài (1968), Tôi viết đồng thoại “Dế mèn, chim gáy, bồ nông”, Tạp chí Văn học số 10 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tôi viết đồng thoại “Dế mèn, chim gáy, bồ nông”
Tác giả: Tô Hoài
Năm: 1968
9. Tô Hoài (2001), Tuyển tập Văn học thiếu nhi, Nxb Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập Văn học thiếu nhi
Tác giả: Tô Hoài
Nhà XB: Nxb Hà Nội
Năm: 2001
10. Vương Kiến Huy – Dịch Học Kim (chủ biên) (2004), Tinh hoa tri thức văn hóa Trung Quốc, Nxb Thế giới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tinh hoa tri thứcvăn hóa Trung Quốc
Tác giả: Vương Kiến Huy – Dịch Học Kim (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Thế giới
Năm: 2004
11. Phong Lê (giới thiệu) – Vân Thanh (tuyển chọn) (2001), Tô Hoài - vê tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tô Hoài - vê tácgia và tác phẩm
Tác giả: Phong Lê (giới thiệu) – Vân Thanh (tuyển chọn)
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2001
12. Nguyễn Văn Long (chủ biên) (2008), Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại – tập 2, Nxb Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Văn học Việt Nam hiệnđại
Tác giả: Nguyễn Văn Long (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2008
13. Lã Thị Bắc Lý (2003), Văn học trẻ em, Hà Nội, Nxb ĐH sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học trẻ em
Tác giả: Lã Thị Bắc Lý
Nhà XB: Nxb ĐH sư phạm
Năm: 2003
14. Nguyễn Đăng Mạnh (chủ biên) (1981), Tổng tập văn học Việt Nam – tập 30A, Nxb Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng tập văn học Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Đăng Mạnh (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1981
15. Hoàng Phê (2003), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Trung tâm từ điển học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tiếng Việt
Tác giả: Hoàng Phê
Nhà XB: Nxb Đà Nẵng
Năm: 2003
16. Võ Quảng (1982), Lại nói vê truyện đồng thoại cho thiếu nhi, Tạp chí Văn học số 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lại nói vê truyện đồng thoại cho thiếu nhi
Tác giả: Võ Quảng
Năm: 1982
17. Hoàng Vân Sinh (2001), Nhi đồng văn học khái luận, Nxb Văn nghệ, Thượng Hải Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhi đồng văn học khái luận
Tác giả: Hoàng Vân Sinh
Nhà XB: Nxb Văn nghệ
Năm: 2001

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w