Cách gieo vần

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tập thơ trái đất và mặt trăng của Phan Tuy An (Trang 35)

Đã là thơ thì phải có vần. Nhưng gieo vần thế nào để thơ ngân nga, câu thơ có nhạc điệu là rất khó. Tuy nhỏ tuổi nhưng tác giả trữ tình ý thức sâu sắc điều đó. Thơ em gieo vần nhiều, đọc lên rất thuận miệng, dễ thuộc, dễ nhớ. Có lẽ chỉ cần đọc Cậu ve vừa mới mất 2 lần là có thể thuộc được ngay. Tác giả gieo vần rất dày:

Cậu ve vừa mới mất Đúng vào sáng tinh sương Mọi người đều tiếc thương Chàng ca sĩ nổi tiếng Ai ai cũng tới viếng Lũ kiến cánh, kiến càng Đem bình rượu mới nấu Còn lũ ve, châu chấu Xuống bếp để luộc gà Tiếng chiêng trống vang xa ...

(Cậu ve vừa mới mất)

Cục đất cũng vậy. Bài thơ làm theo thể thơ 3 tiếng, gieo vần chân từng cặp bằng trắc nối nhau liên tục như cách gieo vần của bài đồng dao Tập tầm vông: “Tập tầm vông”; “Chị lấy chồng”; “Em ở goá”; “Chị ăn cá”; “Em mút xương”; “Chị nằm giường”; “Em nằm đất” ...:

Một cậu bé Nặn đất sét Chú nặn trâu Trâu không giống Chú nặn rồng Thì rắn bò

Chú nặn cò Cò không cánh Chú bực mình Vứt cái phạch Tác phẩm thành Một cục đất (Cục đất)

Tiết tấu nhẹ nhàng hơn, Trời đêm cũng được tác giả gieo vần rất dễ nhớ:

Trời đêm bé ngủ với bà

Ngoài vườn thơm ngát cây cà trổ bông Thơm mùi lúa ngủ giữa đồng

Lạ lùng trăng sữa sáng trong đầu đình Bếp lửa hồng reo bình minh

Bà nằm say ngủ trở mình ban mai Tóc bà sương gió đan cài

Mùi đất bùn lấm miệt mài sớm hôm

(Trời đêm)

Qua cách gieo vần, cách dùng âm điệu và ngắt nhịp linh hoạt ở từng bài thơ, nhà thơ nhí Phan Tuy An đã tạo nên những vần thơ giàu nhạc điệu. Chính nhờ nhạc điệu đó, đọc thơ em các bạn nhỏ hoàn toàn có thể vừa hát vừa vui chơi. Cũng giống như các bạn nhỏ làm thơ khác, Phan Tuy An làm thơ được vì thơ đã đi vào tâm hồn các em, làm rung lên những dây tơ đẹp nhất.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tập thơ trái đất và mặt trăng của Phan Tuy An (Trang 35)