Biện pháp đối thoạ

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tập thơ trái đất và mặt trăng của Phan Tuy An (Trang 47)

Ngoài các biện pháp trên, tác giả còn sử dụng biện pháp đối thoại như một hình thức chủ đạo trong thơ mình. Đối thoại của Phan Tuy An rất chân thực, sinh động. Đối thoại giúp Phan Tuy An đưa ra những câu hỏi, thắc mắc về cuộc sống xung quanh, thể hiện sự tìm tòi, mong muốn khám phá. Những câu trả lời thể hiện cái nhìn của em về thế giới - một cái nhìn ngộ nghĩnh, đáng yêu của trẻ thơ.

Bài Chú mèo ham ăn là cuộc đối thoại giữa chú mèo và cậu chủ: Chú mèo ham ăn

Đi trên hành lang Bỗng thấy mặt trăng Tưởng là pho mát Nói với cậu chủ:

- Cậu muốn ăn pho - mát không - Muốn

Mèo chỉ lên mặt trăng: - Nó đó!

(Chú mèo ham ăn)

Bài Chiếc mũ là cuộc đối thoại giữa em với chị: Em liền hỏi chị:

...

Nấm chẳng có áo mưa

Làm sao chống lại cơn mưa? Chị liền chỉ vào nấm nói đùa: À, đó là nhờ cái mũ

(Chiếc mũ)

Trong 2 bài: Thước và bútBúa và đinh biện pháp đối thoại được sử dụng thành công giúp tác giả bày tỏ triết lí cuộc sống.

Đối thoại giúp Phan Tuy An bày tỏ tình cảm của mình. Nhờ có đối thoại mà tình cảm của em được bày tỏ trực tiếp, rất thực.

Bài Chị Thi bày tỏ tình cảm của em đối với chị. Hiểu tính cách của chị là tốt bụng nhưng hay xấu hổ, Phan Tuy An lấy minh chứng:

...

Khi chị đi với bạn Em gọi: “Lu, Lu ơi” Thấy các bạn cười ầm. Chị mặt đỏ, quát to: “Về nhà mày sẽ biết”

(Chị Thi)

Bài Chị em cho thấy em bé rất hiểu sở thích của chị. Biết chị tốt: đồ chơi nhường, bánh kẹo nhường nhưng “ô mai xí muội” là những thứ chị thích nhất nên:

...

Em xin chị lêu lêu: Còn lâu cho ăn nhé!

(Chị em)

Kết hợp đối thoại với biện pháp nhân hoá làm cho nhân vật trong thơ Phan Tuy An càng chân thực, sinh động hơn. “Chim thật và chim giả” là một sự hiểu lầm thú vị:

...

Em bỏ vào chim giả (Mà em làm bằng bông) Chim nhỏ thấy chim giả

Tưởng bạn mình đến đó Mừng quá bay lòng vòng

Chú nhìn chim bạn bảo “Lại đây chơi với mình” Thấy chim giả đứng im Mặt đỏ gay chú bảo: “Bạn tự cao quá đấy”

(Chim thật và chim giả)

Phượng và mưa cũng biết “đánh cuộc” như con người qua câu đối thoại: “Cậu dập lửa tớ nào”

Trong bài Tết và lịch, Phan Tuy An để cho Tết và lịch đối thoại với nhau như hai con người đang trò chuyện để rút ra một nhận xét về cuộc sống: Dù con người đã có lịch xem ngày vậy mà khi tết đến ai cũng vẫn ngỡ ngàng, rộn rã, hồi hộp:

Tết nói với bạn lịch - Ngày tớ đến tớ đi Cậu đều báo mọi người Bằng tờ lịch đỏ thắm Nhưng lạ quá cậu nhỉ Ai cũng giống như ai Tất cả đều bất ngờ Như mới biết lần đầu Khi tớ đi tớ đến...

(Tết và lịch) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngôn ngữ phong phú, trí tưởng tượng bay bổng giúp cho Phan Tuy An vận dụng thành công biện pháp đối thoại. Tác giả viết thơ mà như không phải

là thơ. Tất cả đều trôi chảy, tự nhiên như lời nói thường ngày làm cho người đọc cảm thấy thực sự thoải mái và dễ chịu.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tập thơ trái đất và mặt trăng của Phan Tuy An (Trang 47)