Bạch Vân quốc ngữ thi tập Đặc điểm nội dung và nghệ thuật
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
_WX _
LÊ THỊ HƯƠNG
BẠCH VÂN QUỐC NGỮ THI TẬP:
ĐẶC ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 62.22.34.01
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
HÀ NỘI - 2009
Trang 2Luận án được hoàn thành tại KHOA NGỮ VĂN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS Lã Nhâm Thìn
Phản biện 1: PGS TS Ngô Văn Giá
Phản biện 2: PGS TS Nguyễn Phạm Hùng
Phản biện 3: PGS TS Lại Văn Hùng
Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước
họp tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Vào hồi ngày tháng năm 200
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia
- Thư viện trường ĐHSP Hà Nội
Trang 3NHỮNG CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1 Lê Thị Hương (2003), Thiên nhiên trong Quốc âm thi tập, Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, số 4, tr 42-47
2 Lê Thị Hương (2007), Thơ văn giáo huấn Nguyễn Bỉnh Khiêm, Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, số 5, tr 16-18
3 Lê Thị Hương (2007), Thơ thế sự Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nghiên cứu Văn học, số 9, tr
40-52
4 Lê Thị Hương (2008), Từ triết lí nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm đến giảng dạy bài thơ Nhàn trong sách Ngữ văn 10, Nghiên cứu giáo dục, số 6, tr.17-19
5 Lê Thị Hương (2008), Ảnh hưởng ngôn ngữ văn học dân gian đến Bạch Vân quốc ngữ thi tập, Tạp chí Ngôn ngữ, số 6 tr 28-32
6 Lê Thị Hương (2008), Thơ thiên nhiên trong Bạch Vân quốc ngữ thi tập, Diễn đàn Văn nghệ, số 8
7 Lê Thị Hương (2008), Bút pháp nghệ thuật thơ thế sự trong Bạch Vân quốc ngữ thi tập
của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hội nghị Ngữ học Trẻ
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Mục đích của đề tài
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491- 1585) là một trong những nhà văn hoá lớn của dân tộc Tài năng và nhân cách của ông có ảnh hưởng mạnh mẽ không chỉ ở thế kỷ XVI mà còn rợp
bóng đến cả các thế kỷ sau Bạch Vân quốc ngữ thi tập (BVQNTT) của Nguyễn Bỉnh
Khiêm là sự tiếp nối và phát triển từ một nền tảng bền vững và rạng rỡ của văn học Nôm
trước đó mà trực tiếp là Quốc âm thi tập (QÂTT) của Nguyễn Trãi và Hồng Đức quốc âm thi tập(HĐQÂTT) của các thi nhân thời Hồng Đức Với trên 170 bài thơ, tập thơ của Trình
quốc công in một dấu mốc rất quan trọng đối với quá trình vận động và phát triển của thể loại thơ Nôm Đường luật Việt Nam
Là một tác gia lớn, giữ vị trí quan trọng trong dòng văn học trung đại Việt Nam, tác phẩm thơ Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm đã được đông đảo các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu trên nhiều phương diện Các giáo trình Đại học và Cao đẳng đều đã dành cho Nguyễn Bỉnh Khiêm một vị trí xứng đáng Song những ý kiến đánh giá về ông chưa hẳn
đã hoàn toàn thống nhất Hơn nữa, chúng ta vẫn chưa có một chuyên luận riêng nghiên cứu một cách có hệ thống, đầy đủ và toàn diện về đặc điểm nội dung và hình thức nghệ
thuật của tập BVQNTT Xuất phát từ thực tế trên, mục đích của luận án là hướng về giải
quyết những vấn đề cơ bản sau:
- Tìm hiểu đặc điểm, nội dung và hình thức nghệ thuật của BVQNTT, từ đó thấy được
vị trí của tập thơ trong dòng thơ Nôm Đường luật và văn học Việt Nam thời trung đại
- Những thành tựu và đóng góp của BVQNTT vào sự phát triển của thơ Nôm Đường
luật và văn học trung đại Việt Nam
2 Đối tượng nghiên cứu:
+ Về văn bản, chúng tôi sẽ dựa theo Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm, tập 1, Bạch Vân quốc ngữ thi tập, Bùi Văn Nguyên phiên âm- chú thích- giới thiệu, (Nxb Giáo dục, H, 1989) Chúng tôi có chọn lọc, so sánh với tập Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm, do nhóm Đinh Gia
Khánh - Hồ Như Sơn - Bùi Duy Tân biên soạn (in lần thứ 2, có bổ sung sửa chữa - Nxb Văn học, H, 1997)
+ Luận án còn sử dụng những tập thơ Nôm Đường luật tiêu biểu từ Quốc âm thi tập đến
thơ Nôm Nguyễn Khuyến để tìm ra sự kế thừa và mở hướng của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong sáng tạo nghệ thuật
3 Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu BVQNTT, luận án sẽ làm rõ những vấn đề sau: Những tiền đề lịch sử, xã
hội, văn hóa, tư tưởng của thơ triết lí, thơ thế sự Nguyễn Bỉnh Khiêm, nội dung, nghệ
thuật BVQNTT Ngoài ra luận án còn so sánh, mở rộng để thấy được vị trí BVQNTT trong
sự phát triển của thơ Nôm Đường luật nói riêng, văn học trung đại Việt Nam nói chung
4 Phương pháp nghiên cứu
Căn cứ vào mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án, chúng tôi chủ yếu
sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau đây: phương pháp văn học sử, phương pháp
so sánh, phương pháp thống kê, phân loại, phương pháp nghiên cứu liên ngành
5 Ý nghĩa của đề tài
a) Ý nghĩa khoa học:
Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thơ lớn trong sáng tác chữ Hán và sáng tác chữ Nôm
Nghiên cứu BVQNTT là nghiên cứu một bộ phận quan trọng trong di sản văn học Trạng Trình Luận án góp phần chỉ ra những thành tựu nổi bật của BVQNTT về hai mặt nội dung
Trang 5và nghệ thuật Nghiên cứu BVQNTT, luận án còn góp phần lí giải một số vấn đề về sự
phát triển của văn học tiếng Việt nói riêng, văn học trung đại Việt Nam nói chung
b) Ý nghĩa thực tiễn:
Nghiên cứu BVQNTT có tác dụng trong việc giảng dạy các cấp học từ phổ thông đến
Cao đẳng và Đại học trên các phương diện: Tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm, văn học trung đại Việt Nam, đặc biệt là thể loại thơ Nôm Đường luật, những bài thơ cụ thể của Nguyễn
Bỉnh Khiêm được giảng dạy trong nhà trường
CHƯƠNG 1
CUỘC ĐỜI - CON NGƯỜI NGUYỄN BỈNH KHIÊM - NHỮNG TIỀN ĐỀ TƯ TƯỞNG,
VĂN HÓA, XÃ HỘI CỦA B ẠCH VÂN QUỐC NGỮ THI TẬP
1.1 CUỘC ĐỜI – CON NGƯỜI NGUYỄN BỈNH KHIÊM – NHỮNG ẢNH HƯỞNG
TỚI SÁNG TÁC BVQNTT
1.1.1 Cuộc đời Nguyễn Bỉnh Khiêm
Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh năm 1491, mất năm 1585 tại làng Trung Am, xã Lí Học, huyện Vĩnh Lại (nay thuộc huyện Vĩnh Bảo, ngoại thành Hải Phòng), trong một gia đình
có truyền thống Nho học Tương truyền, ông có một bà mẹ có học vấn, giỏi lí số và có
tính cách mạnh mẽ khác thường Ở tuổi đi học, Nguyễn Bỉnh Khiêm được theo học những
người thầy uyên thâm và có nhân cách Điều kiện, hoàn cảnh sống cùng với cá tính riêng
đã tạo nên con người Nguyễn Bỉnh Khiêm vừa mực thước, điềm đạm, vừa có một tính cách cứng cỏi, bản lĩnh, không chịu uốn mình theo thời thế Ở tuổi 45 ông mới nhập thế Nhưng chỉ tám năm chính thức tại triều, quãng thời gian sau đó, Nguyễn Bỉnh Khiêm khi
“hành”, khi “tàng” theo yêu cầu của thực tiễn Cho đến năm 73 tuổi ông mới chính thức
về hưu Nhưng dù “hành” hay “tàng” thì suốt cuộc đời ông đều vì dân, vì nước Những
yếu tố về cuộc đời có ảnh hưởng tới sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm
1.1.2 Con người Nguyễn Bỉnh Khiêm
1.1.2.1 Một con người từng trải:
Sống gần trọn thế kỉ XVI, Nguyễn Bỉnh Khiêm hầu như được chứng kiến toàn bộ
những biến cố trong giai đoạn lịch sử này Ông đã trải qua nhiều bước thăng trầm khác nhau: khi dùi mài kinh sử, lúc ẩn nhẫn đợi thời, nhập thế rồi xuất thế… Về nhàn với tư thế của một phu tử, không phải chỉ với những môn sinh mà Nguyễn Bỉnh Khiêm còn là phu tử của các phe phái đối lâp tồn tại trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ Với nhiều vị trí khác nhau như vậy, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã rất có điều kiện để tiếp xúc với những con người, những cảnh đời khác nhau Nhiều những sự kiện xảy ra trong cuộc đời giúp ông có một vốn sống, một vốn hiểu biết vô cùng phong phú Chính vì vậy, trong sáng tác của mình, Nguyễn Bỉnh Khiêm có điều kiện phản ánh cuộc sống ở nhiều phương diện, nhiều khía cạnh
1.1.2.2 Một con người hiểu biết:
Suốt thời tuổi trẻ Nguyễn Bỉnh Khiêm đứng ra ngoài vòng công danh để suy xét, chiêm nghiệm về cuộc đời Học vấn uyên thâm giúp ông hiểu thấu mọi lẽ đời, nắm được
sự biến dịch của vạn vật, những quy luật tất yếu của tự nhiên, rồi lấy đó làm điểm đồng quy soi chiếu vào xã hội Có thể nói, chính sự hiểu biết về những quy luật tự nhiên, vũ trụ, những triết lí trong sách vở cùng với sự suy tư và chiêm nghiệm từ thực tế cuộc đời đã giúp Nguyễn Bỉnh Khiêm có một cái nhìn minh triết về cuộc sống Từ đó, ông tạo ra cho mình một vị thế được coi trọng và vị nể giữa cảnh đời nhốn nháo của nhiều phe phái đối nghịch Trạng Trình đã tìm cho mình một lối đi, một chỗ đứng thích hợp: sống thuận theo
tự nhiên, vui với đạo trời, ung dung nhàn tản mà vẫn không quên đời, lánh đời, giữ thân
Trang 6thanh nhàn, tâm trong sáng và vẫn không nguội khí tiết người quân tử Điều này đã ảnh hưởng và góp phần tạo nên thơ triết lí ở Nguyễn Bỉnh Khiêm
1.1.2.3 Một cốt cách thanh cao
Nhân cách Nguyễn Bỉnh Khiêm bộc lộ trước hết ở tấm lòng “thương đời”, “lo đời” Việc 45 tuổi còn ra nhập thế của ông là một bằng chứng cho con người ưu ái đó Trạng Trình nêu tấm gương sáng của một con người thanh liêm chính trực, nêu cao trách nhiệm của một bậc phu tử Ông có cốt cách của con người đứng bên ngoài, bên trên xã hội, khinh
bỉ những “đống lợi gò danh” mà người đời đang “xôn xao” tìm đến Trạng Trình căm ghét những bọn quan tham lại nhũng trong triều đình, mong muốn mọi người hãy tránh xa những thói xấu, hãy trở về với con người nhân bản của mình… Tất cả những điều đó được ông gửi gắm trong những vần thơ vừa nghiêm khắc, vừa thiết tha, vừa đòi hỏi, vừa khuyên nhủ ân cần
1.2 NHỮNG TIỀN ĐỀ LỊCH SỬ, XÃ HỘI, VĂN HÓA, TƯ TƯỞNG CỦA BVQNTT
1.2.1 Những tiền đề lịch sử, xã hội
Thế kỷ XVI là một thời kì loạn lạc, đảo lộn về xã hội và nội chiến liên miên giữa các thế lực chính trị Năm 1527, Mạc Đăng Dung đã phế truất nhà Lê, lập nên triều Mạc như một tất yếu của lịch sử Trong những buổi đầu, nhà Mạc thực hiện một số chính sách kinh
tế mới đem lại lợi ích cho nông dân như sửa lại chế độ quân điền, không ức thương như các triều đại trước Mặt khác, do việc giao lưu buôn bán được chú trọng, tầng lớp thương nhân có nhiều cơ hội để phát triển Đồng tiền đã trở thành một thế lực mới, làm khuynh đảo xã hội Tất cả những điều đó đã in đậm dấu ấn trong thơ Trạng Trình
1.2.2.1 Những tiền đề về văn hóa, tư tưởng của thơ thế sự BVQNTT
Thế kỉ XVI, chiến tranh phong kiến liên miên gây bao thảm cảnh cho nhân dân Nhưng đó cũng là thời kì nhiều công trình kiến trúc được trùng tu hoặc làm mới Các chùa, quán, đình được xây dựng thời này còn lưu lại nhiều dáng kiến trúc mới mẻ, trang trí, chạm khắc độc đáo, đậm chất dân gian Các loại hình sân khấu như chèo, múa rối và các trò diễn dân gian khác cũng được phục hồi, phát triển Nền mĩ thuật và nghệ thuật thời này về nhiều mặt đã thoát ra ngoài những khuôn sáo, ước lệ chính thống, gần gũi với văn hóa dân gian, bình dị, lành mạnh, giàu sức sống Sức ép của tư tưởng chính thống trong giai đoạn loạn lạc này không còn chặt chẽ như trước Tư tưởng xã hội đã có phần tự do, khai phóng hơn Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến đời sống văn học nói riêng và văn hóa nói chung trong đó có thơ văn của Nguyễn Bỉnh Khiêm Tiếp nối tất cả những nội dung đã
được định hình ở nền văn học dân tộc, đặc biệt ở thơ Nôm Đường luật từ QÂTT đến HĐQÂTT, BVQNTT ra đời đã ghi nhận một dấu ấn đậm nét những tâm sự của thi nhân
trong thời buổi khủng hoảng của chế độ phong kiến ở thế kỉ XVI
1.2.2.2 Những tiền đề về văn hóa, tư tưởng của thơ triết lí BVQNTT
Thời Mạc Đăng Doanh với chính sách ngoại giao khéo léo đã cởi mở về tôn giáo, tín ngưỡng, tư tưởng, do đó đã tạo điều kiện cho Phật giáo, Đạo giáo có cơ hội phát triển trở lại Văn hóa dân gian cũng có điều kiện để lớn mạnh Sự cởi mở về mặt tư tưởng đã có tác động tích cực đến sáng tác văn học, đến tư tưởng của đông đảo tầng lớp trí thức đương thời, trong đó có cư sĩ làng Trung Am Những tri thức uyên thâm mà Nguyễn Bỉnh Khiêm tiếp thu được từ trong sách vở, cùng với sự kế thừa dòng thơ triết lí, thế sự trước đó và sự trải nghiệm của cuộc đời một con người hiểu biết rộng đã tạo ra cho ông vị thế một nhà thơ triết lí thế sự độc đáo thời trung đại Nguyễn Bỉnh Khiêm vừa là người kế thừa, vừa là một trong những người đặt nền móng vững chắc cho thơ triết lí, thơ thế sự các thế kỉ sau
Trang 7CHƯƠNG 2
ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG CỦA BẠCH VÂN QUỐC NGỮ THI TẬP
2.1 MỘT VÀI GIỚI THUYẾT VÀ THỐNG KÊ PHÂN LOẠI
2.1.1 THƠ CÓ NỘI DUNG THẾ SỰ
2.1.1.1 Khái niệm
Văn học thế sự có nghĩa là văn học hướng tới phản ánh thực tại xã hội, phản ánh cuộc sống đời thường, hàng ngày của nhân sinh, thế cuộc, của thế thái nhân tình… Nói tóm lại, văn học thế sự luôn hướng tới phản ánh thực trạng cuộc sống ngổn ngang, bề bộn như nó vốn
có và đang tồn tại
Thơ thế sự Nguyễn Bỉnh Khiêm phần nhiều là những bài thơ viết về mặt trái của hiện thực xã hội đương thời mà nổi bật lên là vấn đề thói đời đen bạc, về những mối quan hệ người với người đầy thực dụng, giả dối, những mối quan hệ đã bị vật chất chi phối… Đó
là những biểu hiện trong cuộc sống rối loạn thế kỉ XVI mà Nguyễn Bỉnh Khiêm từng chứng kiến, chiêm nghiệm
2.1.1.2 Thống kê phân loại thơ thế sự trong BVQNTT
Trên cơ sở khái niệm thơ thế sự và căn cứ vào nội dung cụ thể của các câu thơ trong
BVQNTT, người viết đã thống kê được số các bài thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm viết về thế sự
là 40 trên 153 bài thơ Nôm (trừ phần Cương thường tổng quát) Đây chỉ là một cách phân
định có tính chất tương đối, bởi vì, Trạng Trình có nhiều bài thơ vừa mang nội dung triết
lí, vừa mang nội dung thế sự Hoặc có thể nói, qua những vấn đề thực tế xã hội, Nguyễn Bỉnh Khiêm nâng lên thành vấn đề triết lí (Số liệu cụ thể được thể hiện trong luận án bằng các bảng phụ lục)
2.1.2 THƠ CÓ NỘI DUNG TRIẾT LÍ
2.1.2.1 Khái niệm
Triết lí trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm là những nhận thức có tính khái quát về tự nhiên và xã hội trên cơ sở chiêm nghiệm những hiện tượng của cuộc sống, chứa đựng một
tư tưởng, đúc kết một quy luật chung về đời sống xã hội và con người Những vần thơ
triết lí tưởng như khô khan đã được Nguyễn Bỉnh Khiêm rút ra bằng chính sự nghiệm sinh, bằng cả sự “kinh lịch trải đời” của bản thân nên nó vẫn dồi dào cảm xúc và thấm đẫm chất thơ Những câu thơ chắc gọn nhiều khi như cách nói của thành ngữ, tục ngữ đã gói gọn trong đó những suy tư, thông qua đó mà gửi gắm những lời khuyên ân tình sâu sắc của Trạng Trình tới mọi thế hệ người đọc
Qua khảo sát, chúng tôi có số liệu như sau:
Tổng số bài thơ có đề tài, chủ đề về triết lí giáo huấn là 141 bài/177 bài (Phần thống kê
cụ thể được thể hiện trong các bảng phụ lục)
Luận án sắp xếp một cách tương đối thơ triết lí của Nguyễn Bỉnh Khiêm thành hai nội dung: Triết lí tự nhiên và triết lí nhân sinh Đây là một sự phân loại có tính chất tương đối Giữa triết lí tự nhiên và triết lí nhân sinh cũng có sự đan xen, hòa quyện Trong triết lí tự nhiên có vấn đề nhân sinh Triết lí tự nhiên để triết lí về xã hội Các nội dung ấy cứ xuyên thấm vào nhau làm thành một giọng điệu riêng của Trạng Trình
2.2 ĐẶC §iÓm NỘI DUNG THƠ THẾ SỰ TRONG BVQNTT
2.2.1 Những biểu hiện của thơ thế sự trong BVQNTT
2.2.1.1 Mối quan hệ giữa con người với con người
Nguyễn Bỉnh Khiêm phát hiện ở xã hội nhiều biểu hiện của cái xấu, cái ác đang lẩn
quất ở mỗi con người, mỗi hành vi thể hiện trong các mối quan hệ không còn vô tư, trong sáng Bằng những dẫn chứng và phân tích cụ thể, luận án đã chỉ ra những biểu hiện của
Trang 8“thói đời” được Trạng Trình phản ánh trong thơ Chẳng hạn đó là những mối quan hệ mang tính chất thực dụng, thói tham phú, phụ bần, sự bạc bẽo, hợm hĩnh, những ganh ghét
đố kị và bài trừ lẫn nhau của con người… Qua những bài thơ về “thói đời”, Trạng Trình
vừa chỉ ra những thói tệ xã hội, vừa nêu lên những bài học cảnh tỉnh cho người đời
2.2.1.2 Mối quan hệ giữa con người với tiền bạc, của cải
Trong thơ Nôm thế sự của Nguyễn Bỉnh Khiêm, bên cạnh việc chỉ ra những việc xấu
xa trong quan hệ giữa người với người đầy toan tính thực dụng, xảo trá… Trạng Trình cũng đã nêu lên những tác hại do đồng tiền gây ra và coi đó là đầu mối dẫn đến sự đảo điên về cương thường đạo lí trong xã hội Bằng cái nhìn của nhà đạo đức, Nguyễn Bỉnh Khiêm đau xót khi của cải tiền bạc đã chi phối mọi quan hệ, nó quyết định thái độ của con
người đối với nhau, quyết định tình nghĩa, làm tha hóa con người Thơ ông vừa là lời cảnh báo, vừa là lời dự báo về sức công phá và sự bạc bẽo của đồng tiền
2.2.2 Những đóng góp của Nguyễn Bỉnh Khiêm về nội dung thế sự Nếu chỉ xét ở
thơ Nôm Đường luật thì từ QÂTT của Nguyễn Trãi, cảm hứng thế sự được bộc lộ trong
thơ đã ngày càng sâu sắc hơn, những vấn đề thế sự được phản ánh đã gần sát hơn với cuộc
sống vốn mang nhiều ẩn ức của nhà nho Bằng con mắt tinh đời, Nguyễn Bỉnh Khiêm thấy được bao nét riêng biệt trong thực tế xã hội thời ông từ đó mà khái quát lên những nhận xét sâu sắc mang tính triết lí độc đáo Thơ thế sự đến Nguyễn Bỉnh Khiêm đã có sự
chuyển biến từ “thế sự” qua tình cảm, cảm xúc cá nhân, để trở thành những vấn đề thế sự
mang tính khái quát, tính quy luật của muôn đời, nói cách khác từ trữ tình thế sự, sang tư duy thế sự
2.3 ĐẶC §iÓm NỘI DUNG THƠ TRIẾT LÍ TRONG BVQNTT
2.3.1 Triết lí tự nhiên
2.3.1.1 Quan niệm về vũ trụ
Cái nhìn về vũ trụ của Trạng Trình gần với vũ trụ quan của các triết gia Tống Nho mà ông chịu nhiều ảnh hưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm quan niệm mọi sự vật biến đổi, phát triển theo quy luật tự nhiên, trên cơ sở sự chuyển hóa các mặt đối lập Ông rất tin ở sự biến hóa của vũ trụ, vạn vật qua lẽ cùng thông, đắc táng, tiêu trưởng, doanh hư trong thực tiễn Nhà thơ đã nhận thức sâu sắc về sự tuần hoàn đắp đổi như một tất yếu thông qua những chiêm nghiệm của mình về thực tế khách quan Nhận thức đó đã có ảnh hưởng rất lớn, định hướng cho Trạng Trình trong việc tìm hiểu mọi sự vật và hiện tượng ở tự nhiên và xã hội
để tìm ra quy luật vận hành của nó nhằm lựa chọn một chỗ đứng thích hợp
2.3.1.2 Triết lí về quy luật biến dịch tuần hoàn
Nguyễn Bỉnh Khiêm luôn tin rằng sự chuyển dời biến hóa là tuần hoàn theo một quy
luật khách quan Quy luật này được nhà thơ diễn đạt bằng các từ: đạo trời, máy nhiệm, cơ tạo hóa, một cơ yêu nhọc, tuần hoàn đắp đổi, hằng lề đắp đổi… Bằng con mắt của nhà
triết học, Nguyễn Bỉnh Khiêm nhìn thấy sự chuyển dịch bên ngoài của sự vật theo một qui luật, một lập trình có sẵn Ông đã cố gắng đi sâu giải thích bản chất sự biến dịch, đó chính
là sự mâu thuẫn, đối lập ẩn chứa trong mỗi sự vật
Quy luật biến dịch của cuộc đời được Nguyễn Bỉnh Khiêm diễn đạt bằng các cặp từ
đối lập: Vinh - nhục, nhọn - tù, mãn - doanh, yêu - nhọc, họa - phúc, được thời - thất thế…
Trạng Trình ghi lại cái “vận tuần hoàn” của biến dịch và biến hóa: hết thăng đến giáng, hết bĩ lại thái, hết thịnh đến suy Lí thuyết duy vật thô sơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm không thấy được sự biến đổi ngày càng tiến lên cao và con người góp một phần quan trọng, quyết định bước tiến lên của lịch sử Nhưng thấm nhuần cách nhìn vũ trụ vãng phục tuần
hoàn của Dịch lí, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tìm thấy niềm vui, niềm hi vọng vào một xã hội
mà đã có lúc ông từng thấy bi quan và chán nản
Trang 92.3.2 Triết lí nhân sinh
2.3.2.1 Thuyết Thiên mệnh
Với Nguyễn Bỉnh Khiêm, “thiên mệnh” cũng là một quy luật tự nhiên điều khiển vũ trụ và con người Tính chất tất yếu đó bủa vây khắp nơi, ông gọi đó là “Đạo”, “Đạo trời” Bằng thuyết thiên mệnh của Nho giáo, Trạng Trình đã thuyết phục chúng ta rằng mỗi người có một định mệnh, vậy thì tại sao khi sống ở trên đời con người lại cứ phải bon chen, giành giật, để đạt cho được cái danh, cái lợi hoặc chí ít cũng mong mỏi mình được giàu có? Cái đích cuối cùng để con người phấn đấu không phải là vật chất trước mắt Đó cũng là bài học ông đưa ra để răn đe, cảnh tỉnh người đời
2.3.2.2 Triết lí về công danh
Với Nguyễn Bỉnh Khiêm chốn quan trường là nơi thể hiện sự ứng xử, những chiêm nghiệm, suy ngẫm, luận bàn của ông về lẽ đời Sinh ra trong thời buổi loạn lạc, nội chiến triền miên, làm sao để sống cho trọn vẹn khí tiết bậc trượng phu mà vẫn “minh triết bảo thân” Sự suy tính ấy đem đến cho Trạng Trình một thái độ dửng dưng, lâng lâng trước công danh, phú quý Ông chủ động rút lui khỏi quan trường khi nhìn ra bản chất không thay đổi được của bọn người trong triều chính đương thời Nguyễn Bỉnh Khiêm đã “ẩn, tàng” trong vị thế cao ngạo, “đứng ra ngoài, đứng bên trên mọi sự xung đột”, bởi ông hiểu
sâu sắc cái lẽ “biến dịch” và “tuỳ thời”, Trạng Trình về nhàn với cái tâm thanh thản, với cốt cách ung dung, tự tại của một bậc đạo tiên
2.3.2.3 Triết lí nhàn trong BVQNTT
2.3.2.3.1 Nội dung triết lí nhàn trong BVQNTT
Luận án đã phân tích những biểu hiện của tư tưởng chán ghét công danh, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến việc Nguyễn Bỉnh Khiêm phải rời bỏ chốn quan trường, tìm về “nhàn” Đồng thời, luận án cũng làm rõ những quan niệm của Nguyễn Bỉnh Khiêm về triết lí nhàn: sống ung dung, thanh thản, chấp nhận cuộc sống đạm bạc nơi thôn quê, hòa mình trong thiên nhiên trong sạch… Đó cũng là quan niệm chung của những nho sĩ ẩn dật thời trung đại ở phương Đông nói chung Tuy nhiên, là một triết gia lớn của thời đại, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã có những quan niệm riêng về triết lí nhàn
2.3.2.3.2 Đặc sắc của triết lí nhàn trong BVQNTT
Trước hết, đó là số lượng bài thơ, câu thơ chứa chữ nhàn và các từ ngữ có nghĩa
tương đương (dửng dưng, thong thả, tự tại) (Số liệu được thống kê cụ thể trong luận án) Trong thơ “nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm ta thấy xuất hiện dày đặc từ “tự tại” ở các bài
14, 16, 17,31, 59, 72, 149… Tự tại là thư thái, không có điều gì phải phiền muộn Tự tại
của Nguyễn Bỉnh Khiêm là sự thoả mãn, tự biết mình, không ham muốn vị thế của người
khác, con người đạt đến độ tự do tuyệt đối Về “nhàn” trong tư thế chủ động và vì thế
“nhàn” đối với Nguyễn Bỉnh Khiêm là một sự hứng thú đặc biệt Ông sử dụng một vốn từ
rất phong phú để diễn đạt những hứng thú, những thú vui gắn liền với một nội dung rất cụ
thể Nguyễn Bỉnh Khiêm đã đạt được đến cái nhàn của Lão - Trang, thân nhàn và tâm thanh thản, ở mọi tình huống đều giữ cho mình một trạng thái chủ động, ung dung Mặt khác, nhàn với ông và với nhiều vị chân nho yêu nước chỉ là một cái cớ để lánh đục về
trong, tránh mọi bụi bặm trần gian, đua chen danh lợi…
2.3.2.4.1 Triết lí giáo huấn theo quan niệm nho gia
Cũng như các thi nhân xưa, Trạng Trình đứng trên lập trường đạo đức nho gia để khuyên răn con người, nhằm xây dựng một xã hội phong kiến lí tưởng, có tôn ti trật tự… Không hoàn toàn rập khuôn theo Nho giáo Trung Hoa, dù có phải sử dụng những thuật ngữ từ sách vở thánh hiền thì thơ giáo huấn của Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn thấm đẫm tinh
Trang 10thần Đại Việt, ngay cả trong các khái niệm mang đậm chất Nho giáo nhất như: trung, hiếu, lễ, nghĩa, trí, tín… nó góp phần bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất con người Việt Nam: biết sống đúng mực và nghĩa tình
2.3.2.4.2 Triết lí giáo huấn theo tinh thần dân tộc, tư tưởng nhân dân
Cũng như thơ giáo huấn trong QÂTT, HĐQÂTT, thơ giáo huấn trong BVQNTT chịu
ảnh hưởng tinh thần dân tộc và tư tưởng nhân dân, trong đó truyền thống yêu thương đoàn kết, coi trọng nghĩa tình của người Việt được đặc biệt đề cao Cần cù, giản dị, thật thà, chất phác cũng là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc đã được Nguyễn Bỉnh Khiêm đề cập đến và trở thành nội dung giáo dục trong khá nhiều bài thơ Khi giáo huấn ông thường đem ra những lời răn dạy đã thành điển phạm Thuyết phục người đời bằng lí lẽ, thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm thường biện luận, so sánh và thường có những hình ảnh để lời răn dạy thêm dễ hiểu
2.3.3 Đóng góp của Nguyễn Bỉnh Khiêm về nội dung thơ triết lí
Dựa vào lẽ tuần hoàn, Nguyễn Bỉnh Khiêm cố gắng lí giải sự biến đổi, suy thoái của chế độ phong kiến như là một giai đoạn tất yếu trong chu kì hết hưng đến vong, cũng có nghĩa là ông tin tưởng vào chế độ phong kiến sẽ lại ổn định Tuy nhiên đây cũng là chỗ
hạn chế của Trạng Trình Ông đã đồng nhất sự biến đổi có tính chất tuần hoàn của tạo hoá với sự hưng vong của chế độ phong kiến Vì vậy bản thân những tư tưởng của ông cũng chứa đựng những mâu thuẫn giữa ý muốn giải quyết những khó khăn của chế độ phong kiến trong hoàn cảnh suy thoái và sự bất lực trước hoàn cảnh nan giải đó Những dòng thơ triết lí của Trạng Trình thể hiện sự khao khát của ông về việc lí giải những hiện tượng đang xảy ra ở xã hội thời ông, thể hiện sự khao khát một xã hội bình yên, nhân dân được
sống hoà bình, an lạc Nhiều câu thơ của ông đã được cô đọng thành những chân lí sắc sảo, có khi đến nghiệt ngã, lạnh lùng, nhiều khi khô khan nhưng chứa đựng trong đó là tình yêu thương con người, là trách nhiệm trước cuộc đời
2.4 MỐI QUAN HỆ GIỮA NỘI DUNG THẾ SỰ VÀ NỘI DUNG TRIẾT LÍ
Khi chúng tôi phân chia BVQNTT thành hai nội dung thế sự và triết lí là
hoàn toàn có tính chất tương đối Qua những biểu hiện cụ thể của thơ Trạng Trình, chúng
tôi nhận thấy có một bộ phận thơ triết lí mà ít liên quan đến thế sự Đó là những câu thơ được Nguyễn Bỉnh Khiêm chắt lọc từ thuyết biến dịch tuần hoàn của Dịch lí, Đạo học để
ông giải thích cho quy luật vận hành thừa trừ đắp đổi của tự nhiên, xã hội Bên cạnh đó,
có những câu thơ như truyền hình lại một thực tế đương thời mà Trạng Trình đã “chớp”
được vào ống kính Những câu thơ thế sự loại này cũng ít liên quan đến triết lí Nhưng
cũng có nhiều câu thơ Trạng Trình viết về thế sự, về những biểu hiện xấu xa của con người mà ông quan sát thấy, ông chiêm nghiệm, suy ngẫm rồi đúc rút ra những vấn đề có tính chất quy luật, khái quát cho nhiều nơi, nhiều thời Nói cách khác, thông qua thế sự để Trạng Trình triết lí, gửi gắm vào đó những quan niệm nhân sinh, qua đó để dự báo, cảnh báo người đời về sự “xuống cấp” của đạo đức con người, cùng với nó sẽ là sự suy vi một
chế độ xã hội Như vậy nội dung thế sự và nội dung triết lí trong BVQNTT có khi đan xen, hòa quyện vào nhau Bằng lí lẽ và dẫn chứng, luận án đã làm rõ tính chất đan xen và hòa quyện này thể hiện trong BVQNTT
CHƯƠNG 3
ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT CỦA BẠCH VÂN QUỐC NGỮ THI TẬP
3.1 Các phương thức nghệ thuật
3.1.1 Kết cấu đối lập: