1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo văn học Tiếng vang và cái bóng Khảo luận nhan đề Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân (qua ngữ liệu chữ Hán, Nôm, Quốc ngữ)

10 450 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 720,38 KB

Nội dung

- “Dù biệt tài sử dụng từ ngữ của Nguyễn Tuân có cao siêu đến đâu, nhà văn này cũng không thể nào tạo ra một từ tổ ‘đẳng lập’ mà lại gồm có một vị từ vang và một danh từ bóng, nghĩa là g

Trang 1

TIẾNG VANG VÀ CÁI BÓNG: KHẢO LUẬN NHAN ĐỀ

VANG BÓNG MỘT THỜI CỦA NGUYỄN TUÂN

(qua ngữ liệu chữ Hán, Nôm, Quốc ngữ)1

ThS Nguyễn Tuấn Cường

Khoa Văn học, Trường ĐH KHXH&NV

I Nhìn lại các quan điểm về “vang bóng”

Tác phẩm Vang bóng một thời (1940) của Nguyễn Tuân (1910-1987) khiến người ta

phải chú ý từ cái nhan đề trở đi Chẳng vậy mà đã có nhiều lời bàn đi luận lại lại về cách hiểu nhan đề này, tập trung chủ yếu vào giải nghĩa từ tổ “vang bóng” Tựu trung có hai quan điểm:

Quan điểm thứ nhất: “vang bóng” là từ tổ danh từ ghép đẳng lập giữa hai danh từ

“vang” (tiếng vang) và “bóng” (cái bóng) Nhiều độc giả của Nguyễn Tuân giữ quan điểm

này, như trong các câu hỏi của độc giả cho mục “Chuyện Đông chuyện Tây” trên tờ Kiến

thức ngày nay (An Chi, 2005)

Xin lưu ý, ngoài trường hợp mà Nguyễn Tuân dùng “vang bóng” làm nhan đề tác phẩm, còn ít nhất ba trường hợp khác cũng dùng “vang, bóng” mà nhiều người đã chỉ ra:

Nguyễn Tuân viết “vang và bóng ngày kí vãng” (Một chuyến đi, 1938); Vũ Ngọc Phan viết: “cái tiếng vang của thời đã qua, cái bóng của thời đã qua” (Nhà văn hiện đại, 1942-1945); Vương Trí Nhàn viết: “tìm lại vang và bóng” (Vang và bóng, biết tìm đâu, 1997)2

Ba trường hợp trên đây đều sử dụng “vang” và “bóng” với tư cách danh từ, tất nhiên trong hai trường hợp dưới thì Vũ Ngọc Phan và Vương Trí Nhàn đều chịu ảnh hưởng của cách dùng từ của Nguyễn Tuân

Quan điểm thứ hai: “vang bóng” là từ tổ vị từ (động từ) ghép chính phụ giữa một vị

từ (vang) và một danh từ (bóng), về mặt thành phần cú pháp thì “vang bóng” cũng có cấu

trúc giống hệt “nổi tiếng” Học giả An Chi là người chủ trương quan điểm này một cách riết róng Quan điểm của An Chi được đăng trên mục “Chuyện Đông chuyện Tây” của tờ

Kiến thức ngày nay (rải rác các năm 1997-1998)3 trong tư thế tranh luận với các độc giả

chủ trương quan điểm thứ nhất kể trên, sau đó cuộc tranh luận này được in lại trong cuốn

Chuyện Đông chuyện Tây (tập III, NXB Trẻ, 2005)4 Xin trích lược một số đoạn quan trọng trong các lập luận của An Chi:

- “Từ ‘vang’ chưa bao giờ là một danh từ”, “Vả lại khi nói đến ‘vang bóng’, người ta vẫn cảm nhận được rằng ‘vang’ là từ chính – và là một vị từ – còn ‘bóng’ là từ phụ thêm nghĩa cho nó để tạo ra một từ tổ vị từ, và rằng về mặt thành phần cú pháp thì

vang bóng cũng có cấu trúc giống hệt nổi tiếng” (2005, tr 62)

1 Bài viết nhân kỉ niệm 100 năm sinh Nguyễn Tuân và 70 năm ra đời Vang bóng một thời

2 Cả ba trường hợp này đều dẫn theo: An Chi, 2005, tr 114, 116, 118

3 Kiến thức ngày nay số 247 (ra ngày 1/6/1997), số 251 (10/7/1997), số 258 (20/9/1997), số 273

(1/3/1998)

4 An Chi, Chuyện Đông chuyện Tây (tập III), NXB Trẻ, 2005, tr 62-63, 79-83, 113-118, 198-204

Trang 2

- “Nhưng như đã nói ở trên, ‘vang’ chưa bao giờ là danh từ, vì vậy mà tất nhiên trong

‘vang bóng’ nó cũng không thể là danh từ được Do đó không thể xem ‘vang bóng’

là một từ tổ ghép đẳng lập” (2005, tr 115)

- “Còn sự thật thì bóng dứt khoát là danh từ chứ không phải động từ, cũng như vang dứt khoát là động từ chứ không phải danh từ cho nên vang bóng chỉ có thể là một từ

tổ động từ, nghĩa là một từ tổ vị từ mà thôi” (2005, tr 115-116)

- “Dù biệt tài sử dụng từ ngữ của Nguyễn Tuân có cao siêu đến đâu, nhà văn này

cũng không thể nào tạo ra một từ tổ ‘đẳng lập’ mà lại gồm có một vị từ (vang) và một danh từ (bóng), nghĩa là gồm có hai tiếng thuộc hai từ loại khác nhau vì hiện

tượng này trái hẳn với quy tắc của tiếng Việt” (2005, tr 81)

- “Vậy chẳng có lẽ Nguyễn Tuân lại không có quyền nói ‘vang bóng’ để dùng vị từ

vang theo ẩn dụ mà chỉ sự diễn tiến kéo dài và lan rộng của sự việc này sự việc khác trong thời gian và trong không gian, nhất là khi mà ông lại là nhà văn nổi tiếng

về cách dùng từ độc đáo” (2005, tr 63)

- “Xin thưa rằng lỗi ở đây không tại người đọc mà tại chính nhà văn vì ông đã dùng

từ ngữ không đúng với quy tắc của ngữ pháp” “… chỉ xin nhấn mạnh rằng riêng trong trường hợp này5 thì Nguyễn Tuân đã viết sai ngữ pháp còn Vũ Ngọc Phan thì lại bất chấp ngữ pháp khi diễn ý như trên6” (2005, tr 116)

- “Vậy vang bóng một thời là đã từng có một thời vàng son huy hoàng nay đã qua đi”

(2005, tr 117)

Phần trích dẫn trên có lẽ hơi dài dòng, nhưng mục đích là để nhấn mạnh tới những lập luận rành mạch và cả quyết của tác giả An Chi Tóm lại, quan điểm của An Chi có thể lược thuật như sau:

- “Vang bóng” là sáng tạo của Nguyễn Tuân về cách dùng từ tiếng Việt Đây thật ra

là một quan điểm chung của nhiều người, chứ không riêng gì An Chi

- “Vang bóng” là từ tổ vị từ + danh từ, “vang” chưa bao giờ là danh từ

- “Vang bóng một thời” nghĩa là đã từng có một thời vàng son huy hoàng nay đã qua

đi

Hai bên tranh luận hầu như chỉ dựa vào cảm nhận ngôn ngữ của người ngày nay để luận giải nhan đề Vang bóng một thời, tác phẩm tính đến nay đã có 70 năm tuổi đời; thảng

hoặc cũng có người trích được đôi ba văn cảnh của bản thân Nguyễn Tuân hay một vài người cùng hoặc sau thời ông (Vũ Ngọc Phan, Vương Trí Nhàn) có sử dụng “vang, bóng” nhưng dường như còn chưa đủ để giải nghĩa nhan đề này, bởi trong lập luận của họ, tính lịch sử của ngôn ngữ đã không được coi trọng đúng mức

Bài viết này chủ trương khảo nguồn ngữ liệu tiếng Việt xưa nay có liên quan đến

“vang bóng”, đặc biệt là nguồn ngữ liệu trước thời và cùng thời Nguyễn Tuân viết Vang

bóng một thời (1940), để từ đó luận về những vấn đề sau:

- Về ngữ nguyên: có phải Nguyễn Tuân là người đầu tiên tạo ra từ tổ “vang bóng”?

5 Tức trường hợp Nguyễn Tuân viết “vang và bóng ngày kí vãng” trong Một chuyến đi, 1938

6 Tức trường hợp Vũ Ngọc Phan viết “cái tiếng vang của thời đã qua, cái bóng của thời đã qua”

trong Nhà văn hiện đại, 1942-1945

Trang 3

- Về ngữ pháp: cấu tạo từ của “vang bóng” như thế nào?

- Về ngữ nghĩa: nghĩa của “vang bóng” và “vang bóng một thời” là gì?

II Khảo cứu ngữ liệu chữ Hán, Nôm, Quốc ngữ

Ngoài những ngữ liệu mà các bên tranh luận đã đưa ra như trên, bài viết này sẽ cung cấp thêm ngữ liệu hữu quan từ 9 văn bản, trong đó có 4 văn bản chữ Hán – Nôm niên đại

từ khoảng thế kỉ XVI đến thế kỉ XX, và 5 văn bản chữ Quốc ngữ ở giai đoạn cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, tức là 9 văn bản này đều nằm trước và trong bối cảnh mà Nguyễn

Tuân viết tác phẩm Vang bóng một thời (1940) nổi tiếng của mình Riêng các tư liệu chữ

Hán Nôm sẽ được chụp ảnh nguyên bản để minh họa

1 Truyền kì mạn lục tăng bổ giải âm tập chú 傳奇漫錄增補解音集注

Tư liệu đầu tiên là một bản dịch cổ từ Hán sang Nôm, cuốn Truyền kì mạn lục tăng

bổ giải âm tập chú mà giới nghiên cứu vẫn quen gọi là Truyền kì mạn lục giải âm Văn bản

chữ Hán Nôm mà tôi dựa theo là văn bản được in kèm cuối bản phiên âm Quốc ngữ của Nguyễn Quang Hồng (2001) Bản giải âm này có kí hiệu sách HN.257 và HN.258 tại Thư viện Viện Văn học (Hà Nội), ván khắc năm Cảnh Hưng thứ 35 (1774), nhưng theo phỏng đoán của Nguyễn Quang Hồng thì bản dịch Nôm này có thể có niên đại sớm hơn, khoảng

từ cuối thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XVII (2001, tr 11), điều đó có nghĩa là ngôn ngữ được ghi lại bằng chữ Nôm trong văn bản này phản ánh tiếng Việt quãng thế kỉ XVI-XVII, tức

là cách ngày nay trên dưới 400 năm Theo sở kiến, đây là cứ liệu sớm nhất xuất hiện “bóng

vang” (mà biến thể hoán vị của nó là “vang bóng”, như sẽ chứng minh ở phần sau) trong tiếng Việt, nó được dùng để dịch từ tổ “ảnh hưởng” trong Hán văn Ngoài ra, trong văn bản còn có 2 lần dịch từ “hưởng” thành “tiếng vang”:

hình thanh ảnh hưởng - Nhân duyên quả báo chưng lại ắt vậy như hình tiếng bóng

vang) (Xem Phụ lục Hình 1)

thoắt ứng, thiêng trả bằng tiếng vang) (Xem Phụ lục Hình 2)

Bốn phương kẻ hiền ngỏ xa gần ứng bằng tiếng vang) (Xem Phụ lục Hình 3)

2 Đại học giảng nghĩa 大學講義 , sách chép tay, không ghi niên đại, dựa vào ngôn ngữ tiếng Việt qua phần chữ Nôm của sách này thì có thể ước đoán niên đại của nó là khoảng cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX Kí hiệu sách tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm (Hà Nội) AB.277, trang 51a, cột 7-8 xuất hiện từ tổ “bóng vang”, cũng được dịch từ “ảnh hưởng” trong Hán văn:

Trang 4

- “上 行 下 效 捷 於 影 響 - 爫 几 < 扒 斫 足 爭 欣 <

口 荣 ” (Thượng hành hạ hiệu tiệp ư ảnh hưởng - Người trên làm, kẻ dưới bắt

chước, nhanh hơn bóng vang) (Xem Phụ lục Hình 4)

3 Tam thiên tự giải âm 三千字解音, Hoàng triều Tân Mão niên (1831), Phú Văn

đường tàng bản, kí hiệu Thư viện Quốc gia R.468 Văn bản này dịch “ảnh” thành “bóng

口 奉 ”, dịch “hưởng” thành “vang口 荣 ”:

- “Giác sừng – Đề móng – Ảnh bóng – Hình hình…” (tr 7a)

- “Ba sóng – Hưởng vang – Thê thang – Kỉ ghế…” (tr 5b)

Trang 7a, cột 1, chữ thứ 8: Trang 5b, cột 6, chữ thứ 4:

影 口 奉 (ảnh: bóng) 響 口 荣 (hưởng: vang)

4 Tam thiên tự giải dịch Quốc ngữ 三千字解譯國語, Duy Tân Kỉ Mão niên (1915), Liễu Văn đường tàng bản, kí hiệu Thư viện Quốc gia R.1667 Cuốn từ điển này “tam hành

văn tự” Hán – Nôm – Quốc ngữ Cũng như bản Tam thiên tự giải âm, văn bản Tam thiên tự

giải dịch Quốc ngữ dịch “ảnh” thành “bóng 俸”, dịch “hưởng” thành “vang 口 王” dù về tự

dạng chữ Nôm không hoàn toàn giống như trong bản Tam thiên tự giải âm:

Trang 11a, cột 5, chữ thứ 2: Trang 9a, cột 4, chữ thứ 2:

影俸 (ảnh: bóng) 響 口 王 (hưởng: vang)

5 Huỳnh Tịnh Của, Đại Nam quốc âm tự vị (tập 1), Saigon Imprimerie REY, CURIOL

& CIE, 1895, tr 14, cột 1:

“Ảnh hưởng: Hình bóng, tiếng vang Phiêu phiêu ảnh hưởng thì là không thấy tăm

dạng”

6 Hội Khai Trí Tiến Đức, Việt Nam tự điển, Hanoi Imprimerie Trung Bac Tan Van,

1931, tr 7, cột 2:

“Ảnh hưởng: Chính nghĩa là vang bóng Bởi câu: Ảnh tùy hình, hưởng ứng thanh:

Bóng theo hình, vang thuận tiếng Nghĩa bóng là nói cái gì vô hình mà chuyển động

biến hóa đến cái khác: Người Việt Nam vẫn chịu cái ảnh hưởng văn minh của Tàu”

7 Đào Duy Anh, Giản yếu Hán Việt từ điển (quyển thượng), Imprimerie TIENG DAN,

Huế, 1932, tr 11, cột 1:

Trang 5

“Ảnh hưởng: Bóng và tiếng vang Hình sinh ra ảnh, thanh sinh ra hưởng – Nch Quan

liên với nhau, cảm ứng với nhau – Không có thực tại, hư không Vd ảnh hưởng chi đàm”7

8 Ngô Quang Châu, Phải bạo dùng tiếng Việt, in trong tạp chí Tiên Phong (tạp chí của

Hội văn hóa cứu quốc Việt Nam), số 8 ra ngày 1/4/1946, tr 20-248:

“Ảnh hưởng - Ảnh nghĩa là bóng, hình; Hưởng nghĩa là tiếng vang Nói: ‘Ảnh

hưởng của công cuộc cải cách xã hội’, nói vậy cũng tức như nói: ‘Vang bóng của công cuộc cải cách xã hội’”

9 Hoàng Thúc Trâm, Hán Việt tân từ điển, Nhà sách Vĩnh Bảo Sài Gòn, 1951, tr 22, cột

1:

“Ảnh hưởng: (Ngch) Bóng và vang (bóng theo hình, vang theo tiếng (Ngr) Việc dấy lên ở một chỗ, rồi ba cập đến cả xung quanh Ảnh hưởng văn hóa Đông phương”9

III Luận giải về “vang bóng”

Từ những ngữ liệu trưng dẫn trên, sau đây xin từng bước cắt nghĩa “vang bóng” từ các bình diện ngữ nguyên, ngữ pháp và ngữ nghĩa

1 Về ngữ nguyên: Những ngữ liệu trên cho thấy một sự thực đã kéo dài trên dưới

400 năm qua trong tiếng Việt: từ tổ “bóng vang” (mà biến thể hoán vị là “vang bóng”)

trong tiếng Việt được dùng để dịch từ “ảnh hưởng” (影響) trong Hán văn “Bóng vang” đã

tồn tại liên tục trong tiếng Việt suốt từ thời Truyền kì mạn lục giải âm cho tới khoảng đầu thế kỉ XX Đến năm 1931, tức 9 năm trước Vang bóng một thời (1940), trong từ điển của

hội Khai Trí Tiến Đức chúng ta đã sớm thấy xuất hiện dạng hoán vị (thay đổi trật tự) của

“bóng vang” là “vang bóng Từ đó chẳng khó khăn gì cũng có thể suy ra: Nguyễn Tuân hoàn toàn không phải là người sáng tạo ra cách dùng “vang bóng” trong tiếng Việt, mà ông chỉ có công làm cho nó trở nên nổi tiếng qua việc dùng nó để định danh tác phẩm văn chương của mình

Về mối quan hệ giữa “vang bóng” với “ảnh hưởng”, trước đây cũng đã có một độc giả của mục “Chuyện Đông chuyện Tây”10 phỏng đoán rằng: “Trong vốn từ chữ Hoa

chúng ta tìm gặp từ ‘ảnh hưởng’, có nghĩa là ‘vang bóng’, nghĩa là sự vang dội làm cho

mắt phải thấy, tai phải nghe; nó dùng để chỉ sự nổi tiếng, sự thành danh, có tiếng tăm… đã được nhiều người biết đến” (An Chi, 2005, tr 79) Đằng sau sự phỏng đoán này có hai điều đáng tiếc: một là độc giả này không đưa ra được một ngữ liệu thực tế tiếng Việt nào cho thấy mối liên hệ giữa “vang bóng” với “ảnh hưởng”; hai là An Chi trong phần trả lời độc giả của mình lại không hề lưu tâm tới cái nguyên ngữ đó (An Chi, 2005, tr 81)

2 Về ngữ pháp: Mặc dù học giả An Chi đã dồn rất nhiều tâm lực để chứng minh

rằng: cấu tạo từ của “vang bóng” là từ tổ vị từ (động từ), tức là “vang” là vị từ còn “bóng”

7 Kí hiệu viết tắt theo nguyên bản: Nch = Như chữ, Vd = Ví dụ

8 Dẫn theo: Lại Nguyên Ân và Hữu Nhuận sưu tầm, Sưu tập trọn bộ Tạp chí Tiên Phong

(1945-1946) , NXB Hội nhà văn, Hà Nội, 1996, tr 348-352 (phần giải nghĩa mục từ ảnh hưởng tại trang 348, cột

2)

9 Kí hiệu viết tắt theo nguyên bản: Ngch = Nghĩa chính, Ngr = Nghĩa rộng

10 Kiến thức ngày nay, số ra ngày 10/7/1997

Trang 6

là danh từ; nhưng với những dẫn liệu trên, thiết nghĩ quan điểm của An Chi cần được xem

xét lại Cấu tạo từ của “ảnh hưởng” trong những văn cảnh của Truyền kì mạn lục giải âm,

Đại học giảng nghĩa , Phải bạo dùng tiếng Việt (đã dẫn) đều là danh ngữ ghép đẳng lập,

vậy không có cớ gì để ép chúng ta phải hiểu “vang bóng” (vốn được dịch từ “ảnh hưởng”)

là từ tổ vị từ

Chính cái khả năng linh động về trật tự từ giữa “bóng vang” với “vang bóng” cũng góp phần chứng tỏ “vang bóng” và tất nhiên là cả “bóng vang” không thể là từ tổ vị từ ghép chính phụ, mà chỉ có thể là từ tổ danh từ ghép đẳng lập, bởi theo nhiều nhà ngữ pháp học tiếng Việt, nếu là từ tổ vị từ ghép chính phụ thì không thể thay đổi trật tự từ, còn ghép đẳng lập thì nhiều trường hợp có thể thay đổi trật tự từ11 Có thể kể ra rất nhiều ví dụ về

hiện tượng hoán vị trong từ ghép đẳng lập: nhà cửa – cửa nhà, vàng bạc – bạc vàng, bạn

bè – bè bạn, trời đất – đất trời, thề hẹn – hẹn thề, than thở – thở than, mắng nhiếc – nhiếc mắng, đấu tranh – tranh đấu, đón đưa – đưa đón, khờ dại – dại khờ, giản đơn – đơn giản, mạnh khỏe – khỏe mạnh… Những trường hợp này xét về bình diện thay đổi trật tự từ thì

không khác gì vang bóng – bóng vang

Cái kết luận của An Chi rằng “từ ‘vang’ chưa bao giờ là một danh từ” thật ra đã đúng… một nửa, bởi các ngữ liệu trong Truyền kì mạn lục giải âm, Đại học giảng nghĩa,

Phải bạo dùng tiếng Việt đã chỉ ra một ngoại lệ của kết luận ấy: “vang” sẽ là danh từ nếu

nó đi cùng với “bóng”! Còn bản thân người viết bài này cho đến nay cũng chưa tìm được trường hợp nào dùng “vang” (độc lập với “bóng”) mà lại có từ loại là danh từ, ngay cả

những ngữ liệu trong Truyền kì mạn lục giải âm cũng dịch “hưởng” (khi dùng độc lập với

“ảnh”) thành “tiếng vang” (đã dẫn) chứ không phải “vang” Tuy nhiên, “vang bóng” nếu đi kèm với nhau thì luôn là từ tổ danh từ ghép đẳng lập giữa hai danh từ “vang” (tiếng vang)

và “bóng” (cái bóng)

3 Về ngữ nghĩa: Ngôn ngữ có tính lịch sử của nó, và điều này cần được tôn trọng,

nhất là khi hậu nhân đã có một độ lùi lịch sử đủ xa để có thể dễ dàng hiểu sai lệch cách dùng từ của tiền nhân Đối với tiếng Việt, từ đầu thế kỉ XX đến đầu thế kỉ XXI mặc dù thời gian mới có khoảng 100 năm, nhưng mức độ thay đổi của ngôn ngữ thì không thể xem nhẹ

Nếu đọc toàn bộ tác phẩm Vang bóng một thời (1940) thì có thể thấy không chỉ chủ đề tác

phẩm mà cả phạm vi ngôn ngữ của Nguyễn Tuân trong tác phẩm này cũng có thiên hướng

“hoài cổ”, “ôn cố” hơn là “tri tân”, và cái nhan đề ấy cũng nằm trong phạm vi “ôn cố” này Vậy thì để hiểu cái nhan đề ấy, việc cần làm là phải tìm cái gốc gác của “vang bóng” (tức

là tìm nguyên ngữ của nó), và xem thời bấy giờ người ta hiểu “vang bóng” là gì

Phần trình bày tư liệu trên đã chứng tỏ nguyên ngữ của “vang bóng” là từ “ảnh hưởng” trong Hán văn Vậy muốn lí giải nghĩa của từ tổ “vang bóng” thì không có con đường nào tốt hơn là phải lí giải ý nghĩa của nguyên ngữ của nó là “ảnh hưởng” “Ảnh” là cái bóng, “hưởng” là tiếng vang “Vang bóng một thời” tức là “ảnh hưởng một thời”, lập luận như vậy cũng giống cái cách mà Ngô Quang Châu cho rằng “ảnh hưởng của công

11 Xin xem: Nguyễn Tài Cẩn, 2004, tr 92-93; Đái Xuân Ninh, 1978, tr 167, 171-172; Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam, 1983, tr 57, 59 Trong các tài liệu này, ghép “đẳng lập” còn được gọi là ghép “song song” hoặc ghép “láy nghĩa”; ghép “chính phụ” còn được gọi là ghép “phụ nghĩa”

Trang 7

cuộc cải cách xã hội” cũng tức là “vang bóng của công cuộc cải cách xã hội” (đã dẫn) Vậy thì “ảnh hưởng” ở đây liệu có nên hiểu theo cách cắt nghĩa trong cuốn từ điển tiếng Việt hiện đại rất phổ biến hiện nay do Hoàng Phê chủ biên:

“Ảnh hưởng 1 Tác động có thể để lại kết quả ở sự vật hoặc người nào đó Ảnh

hưởng của khí hậu đối với cây cối Ảnh hưởng của gia đình Tranh giành ảnh hưởng

2 Có ảnh hưởng đến Sự giáo dục của gia đình ảnh hưởng tốt đến các em” (Hoàng

Phê, 2002, tr 7, cột 2)

hoặc theo cách giải nghĩa trong một cuốn từ điển sớm hơn một chút nhưng vẫn là từ điển tiếng Việt hiện đại do Văn Tân chủ biên:

“Ảnh hưởng 1 Tác dụng của vật nọ đối với vật kia làm cho vật thứ hai ít nhiều chịu sự chi phối của vật thứ nhất: Thắng lợi của Cách mạng Trung Quốc có ảnh

hưởng đến phong trào giải phóng ở châu Á 2 Uy tín và thế lực: Ảnh hưởng các

Đảng Cộng sản mỗi ngày một lớn 3 Những quyền lợi kinh tế, chính trị và văn hóa

của nước nọ ở nước kia: Đế quốc Mĩ đã mất hết ảnh hưởng ở Trung Quốc” (Văn

Tân, 1967, tr 18, cột 2)

Hai cuốn từ điển tiếng Việt hiện đại này đã cắt nghĩa “ảnh hưởng” theo kiểu mới,

“hàn lâm” hơn, tách khỏi truyền thống lí giải xưa (ảnh = bóng, hưởng = vang) như trong các tư liệu đã dẫn (Tam thiên tự giải âm, Tam thiên tự giải dịch quốc ngữ, Huỳnh Tịnh

Của, hội Khai Trí Tiến Đức, Đào Duy Anh, Ngô Quang Châu, Hoàng Thúc Trâm) Đây chính là nguyên nhân khiến cho độc giả ngày nay của Nguyễn Tuân khó mà tưởng tưởng ra mối liên hệ giữa “vang bóng” với “ảnh hưởng”, ngay cả hai nhóm chuyên gia biên soạn từ điển tiếng Việt hiện đại trên có thể cũng không chú ý đến mối quan liên giữa “ảnh hưởng” với “vang bóng” để dẫn giải trong từ điển của họ

Tóm lại, về mặt ngữ nghĩa, để hiểu cách nói “vang bóng” của Nguyễn Tuân, thiết

nghĩ cần phải căn cứ vào cách lí giải của những người cùng thời với ông, cùng sử dụng vốn

từ chung như ông, cần xem họ cắt nghĩa “ảnh hưởng” hoặc “vang bóng” thế nào Những

người cùng thời ấy chính là Đào Duy Anh, Ngô Quang Châu, Hoàng Thúc Trâm và hội Khai Trí Tiến Đức (đã dẫn) Qua cách cắt nghĩa của họ, đặc biệt là của nhà từ điển học Đào Duy Anh, có thể hình dung rằng: từ tổ danh từ ghép đẳng lập “vang bóng” có nguyên ngữ Hán văn là “ảnh hưởng” (影響), “ảnh” nghĩa là cái bóng, “hưởng” nghĩa là tiếng vang

“Vang bóng một thời” tức là “ảnh hưởng một thời”, nghĩa đen là “tiếng vang và cái bóng

của một thời”, nghĩa bóng là sự nối dài về cả thời gian (đặc điểm của vang) và không gian (đặc điểm của bóng), hay sự cảm ứng lan tỏa từ một thời đã qua tới thời hiện tại, thể hiện

qua những dấu ấn văn hóa của ngày xưa còn đọng lại với ngày nay như một niềm “hoài cổ”

và “ôn cố” của một bậc thức giả sống trong thời kì văn hóa dân tộc đang chuyển hình từ cổ đại sang hiện đại

Hà Nội, nóng tháng 6/2010

Nguyễn Tuấn Cường

DANH MỤC TÀI LIỆU TRÍCH DẪN

1. An Chi, Chuyện Đông chuyện Tây (tập III), NXB Trẻ, 2005

2. Đại học giảng nghĩa 大學講義 (sách chép tay không ghi niên đại, ước đoán cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX), kí hiệu sách tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm AB.277

Trang 8

3. Đái Xuân Ninh, Hoạt động của từ tiếng Việt, NXB Khoa học Xã hội, 1978

4 Đào Duy Anh, Giản yếu Hán Việt từ điển (quyển thượng), Imprimerie TIENG DAN, Huế,

1932

5. Hoàng Phê (chủ biên), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng – Trung tâm Từ điển học, 2002 (in

lần thứ 8, có sửa chữa, đợt 2)

6. Hoàng Thúc Trâm, Hán Việt tân từ điển, Nhà sách Vĩnh Bảo Sài Gòn, 1951

7. Hội Khai Trí Tiến Đức, Việt Nam tự điển, Hanoi Imprimerie Trung Bac Tan Van, 1931

8. Huỳnh Tịnh Của, Đại Nam quốc âm tự vị (tập 1), Saigon Imprimerie REY, CURIOL & CIE,

1895

9. Lại Nguyên Ân và Hữu Nhuận sưu tầm, Sưu tập trọn bộ Tạp chí Tiên Phong (1945-1946),

NXB Hội nhà văn, Hà Nội, 1996

10. Nguyễn Tài Cẩn, Ngữ pháp tiếng Việt, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004 (tái bản lần thứ

6, in lần đầu năm 1975)

11. Tam thiên tự giải âm 三千字解音 , Hoàng triều Tân Mão niên (1831), Phú Văn đường tàng bản, kí hiệu Thư viện Quốc gia R.468

12. Tam thiên tự giải dịch quốc ngữ 三千字解譯國語 , Duy Tân Kỉ Mão niên (1915), Liễu Văn đường tàng bản, kí hiệu Thư viện Quốc gia R.1667

13. Truyền kì mạn lục tăng bổ giải âm tập chú 傳奇漫錄增補解音集注 , bản in tại Liễu Chàng năm Cảnh Hưng thứ 35 (1774), kí hiệu Thư viện Viện Văn học HN.257 và HN.258; văn bản được in kèm trong: Nguyễn Quang Hồng (phiên âm và chú giải), Truyền kì mạn lục giải âm, NXB Khoa học Xã hội, 2001

14. Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam, Ngữ pháp tiếng Việt, NXB Khoa học Xã hội, 1983

15. Văn Tân (chủ biên), Từ điển tiếng Việt, NXB Khoa học Xã hội, 1967.

PHỤ LỤC

Trang 9

IV20a:

因 果 之 來 必 爾

形 聲 影 響 Nhân

quả chi lai tất nhĩ

hình thanh ảnh

hưởng

因 緣 果 報 蒸 吏

乙 丕 如 形

口 荣 Nhân duyên quả

báo chưng lại ắt vậy

như hình tiếng bóng

vang

III34b:

輒 祈 輒 應 靈 答

如 響 Triếp kì triếp ứng, linh đáp

như hưởng

率 求 率 應 把

朋 Thoắt cầu thoắt ứng, thiêng trả

bằng tiếng vang

IV14a:

四 方 豪 傑 遠 近

響 應 Tứ phương hào kiệt viễn cận

hưởng ứng

方 几 賢 午 賒

應 朋 Bốn phương kẻ hiền

ngỏ xa gần ứng bằng

tiếng vang

AB.277, 51a:

上 行 下 效 捷 於

影 響 Thượng hành hạ hiệu, tiệp ư

ảnh hưởng

爫 几

<

斫 足 爭 欣

< 口 荣 Người trên làm, kẻ dưới bắt chước,

nhanh hơn bóng

vang

Ngày đăng: 09/07/2015, 08:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w