1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Dạy học đọc hiểu văn bản Người lái đò sông Đà(Nguyễn Tuân) ở trường Trung học Phổ thông theo quan điểm tích hợp

64 547 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 0,94 MB

Nội dung

Trong các giờ đọc hiểu thường thì giáo viên chỉ đi phân tích ngôn từ của văn bản một cách cô lập mà nhiều khi không đặt tác phẩm trong các khía cạnh khác để khai thác như địa lí hay lịch

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA: NGỮ VĂN

*************

NGUYỄN THỊ DƯƠNG

DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

“NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ”

(NGUYỄN TUÂN) Ở TRƯỜNG THPT

THEO QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Ngữ Văn

Người hướng dẫn khoa học

ThS VŨ NGỌC DOANH

Hà Nội - 2017

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian thực tập khóa luận tôi đã nhận được sự giúp đỡ của rất nhiều thầy cô giáo và các bạn sinh viên khoa Ngữ Văn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo ThS Vũ Ngọc Doanh,

người đã trực tiếp tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận này

Tôi cũng chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Ngữ Văn, đặc biệt các thầy cô cùng tổ Phương pháp đã tạo điều kiện thuận lợi để khóa luận của tôi được hoàn thành

Hà Nội, tháng 4 năm 2017

Tác giả

Nguyễn Thị Dương

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những nội dung trình bày trong khóa luận này là kết

quả nghiên cứu của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn của thầy giáo ThS Vũ Ngọc Doanh Những nội dung này không trùng với kết quả nghiên cứu của

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2.Lịch sử vấn đề 2

3.Mục đích nghiên cứu 3

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

6 Phương pháp nghiên cứu 4

7 Bố cục khóa luận 4

NỘI DUNG 5

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC DẠY HỌC THEO QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP 5

1.1 Dạy học theo quan điểm tích hợp 5

1.1.1 Quan điểm tích hợp 5

1.1.2 Tích hợp trong dạy học Ngữ văn 8

1.2 Lí thuyết tiếp nhận tác phẩm 10

1.2.1 Vấn đề tiếp nhận tác phẩm 10

1.2.2 Vấn đề đọc – hiểu tác phẩm 13

1.3 Những đặc trưng của thể tùy bút 16

1.3.1 Khái niệm thể loại tùy bút 16

1.3.2 Đặc trưng của thể tùy bút 16

CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP TRONG DẠY HỌC ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN “NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ” 19

Trang 6

2.1 Tác giả Nguyễn Tuân và tác phẩm “Người lái đò sông Đà” 19

2.2 Vận dụng quan điểm tích hợp vào văn bản “Người lái đò sông Đà” 22

2.2.1 Thông tin thẩm mỹ 22

2.2.2 Thông tin địa lý 24

2.2.3 Thông tin lịch sử 28

2.2.4 Thông tin dự báo 30

2.2.5 Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ 33

2.2.6 Sự đổi thay kì diệu 38

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ THỰC NGHIỆM 40

3.1 Mục đích thực nghiệm 40

3.2 Văn bản thực nghiệm 40

3.3 Đối tượng thực nghiệm 40

3.4 Thiết kế bài học 40

KẾT LUẬN 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Cảnh vật và cuộc sống của bất cứ vùng đất nào khi được chọn lựa để trở thành đối tượng tùy bút của Nguyễn Tuân thì nó y như một hạt ngọc vậy Hạt ngọc này được một người nặng hồn với sông núi, nước non, cộng với sự tài hoa, một người được mệnh danh là nhà kĩ thuật ngôn từ, những nhận xét tinh tế, mài dũa, tỉa tót Chúng trở thành những địa danh đáng tự hào của Tổ quốc, đất nước Việt Nam Tùy bút Sông Đà với “ Người lái đò sông Đà” chính là một trong những hạt ngọc đó, một hạt ngọc Tây Bắc giàu có về tài nguyên và sự bài trí tuyệt vời của cảnh vật: núi sông diễm lệ, hoa, trời, đá, thác Đặc biệt hơn với dòng sông Đà được ví tuôn dài như một áng tóc trữ tình ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc, bung nở những cánh hoa ban, hoa gạo với chất vàng mười của nó là vẻ đẹp của con người nơi đây Những điều đó

đã thật sự để lại ấn tượng với Nguyễn Tuân và tao ra nhiều cảm xúc trong nhà văn

Rõ ràng, với sông Đà, Nguyễn Tuân đã chứng tỏ sự hội nhập của một nhà văn đã từng “Vang bóng một thời” với cách mạng, với thời đại Ở đó, vẫn

là một Nguyễn Tuân tài hoa, uyên bác có thiên hướng thể hiện những ấn tượng đậm nét mãnh liệt, tô đậm cái phi thường nơi cái bình thường, những con người bình dị nhưng ở họ có phẩm chất cao quý Ở đó vẫn là dáng vẻ của một nét bút cẩn thận đến chính xác từng từ, từng câu, từng chữ Vẫn là một Nguyễn Tuân với sức liên tưởng đa dạng, phong phú, sắc sảo

Tùy bút “Người lái đò sông Đà” được đưa vào trong chương trình sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 12, tập 1- NXB Giáo dục Khi đưa văn bản “Người lái

đò sông Đà” vào chương trình sách giáo khoa, học sinh sẽ hiểu thêm phần nào

về vẻ đẹp thiên nhiên của đất nước, mà cụ thể là vẻ đẹp vùng Tây Bắc và cả

Trang 8

con người ở đó Tuy nhiên, đối với vấn đề giảng dạy và tìm hiểu văn bản không phải là không gặp phải những khó khăn nhất định

Dạy học đọc-hiểu văn bản “Người lái đò sông Đà” có rất nhiều cách khác nhau Trong các giờ đọc hiểu thường thì giáo viên chỉ đi phân tích ngôn

từ của văn bản một cách cô lập mà nhiều khi không đặt tác phẩm trong các khía cạnh khác để khai thác như địa lí hay lịch sử Hiện nay quan điểm tích hợp đang được vận dụng trong việc dạy học Ngữ Văn và đem lại hiệu quả tốt,

nó được vận dụng trong từng bài dạy.Phương pháp dạy học theo quan điểm tích cực hướng việc tới hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, tức là tập trung vào việc phát huy tính tích cực của người học chứ không phải phát huy tính tích cực của người dạy Vì thế nhiều phương pháp

và kĩ thuật giảng dạy tích cực được đưa vào ứng dụng trong hoạt động dạy học nói chung, trong giờ giảng văn nói riêng Tuy nhiênvấn đề dạy học văn bản theo hướng tích cực vẫn còn nhiều bỡ ngỡ với giáo viên và học sinh Xuất phát từ lí do trên, tôi đã chọn đề tài: “ Dạy học đọc hiểu văn bản “Người lái

đò sông Đà”(Nguyễn Tuân) ở trường Trung học Phổ thông theo quan điểm tích hợp” để giúp học sinh tiếp cận văn bản một cách hiệu quả nhất dồng thời giải quyết được khó khăn của người giáo viên đứng lớp

Tích hợp (Integration) theo nghĩa hẹp là việc đưa những vấn đề thuộc nội dung của nhiều môn học vào một giáo trình chung nhất, trong đó các kĩ năng được đề cập đến theo một tinh thần và một phương pháp thống nhất

Trang 9

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về dạy học tích hợp trong môn Ngữ Văn như “Những đổi mới của chương trình SGK và yêu cầu dạy học Ngữ Văn 10”( Nguyễn Thúy Hồng, Tạp chí Giáo dục, kỳ 2, 2006); “Tích hợp trong dạy học Ngữ Văn”(Nguyễn Thanh Hùng, Tạp chí nghiên cứu khoa học Giáo dục, số 6 (3/2006); “Tích hợp và liên hội hướng tới kết nối trong dạy học Ngữ Văn” (Nguyễn Trọng Hoàn, Tạp chí Giáo duc số 22,2002); “Tìm hiểu chương trình và SGK Ngữ văn THPT” – T.s Đỗ Ngọc Thống – NXB Giáo dục 2006 đã đề cập đến vấn đề đổi mới phương pháp dạy học theo quan điểm tích hợp; Tài liệu bồi dưỡng giáo viên – NXB Đại học Sư phạm đã đề cập đến quan điểm tích hợp Những tài liệu này đã cung cấp cho tôi kiến thức

lí luận, hững ví dụ minh họa, những giải pháo cụ thể trong dạy học tích hợp trong môn Ngữ Văn và nó có vai trò định hướng, mở đường cho đề tài nghiên cứu của chúng tôi

3.Mục đích nghiên cứu

Vận dụng quan điểm đó vào việc đọc – hiểu văn bản ở trường THPT

Đề xuất các biện pháp vận dụng một cách hiệu quả tích hợp trong văn bản “Người lái đò sông Đà” Để từ đó có cơ sở vận dụng vào các văn bản khác trong chương trình Ngữ Văn Trung học Phổ thông Phần nào giúp các

em thêm yêu thích, hứng thú với môn học hơn, và đây cũng là một hướng đổi mới trong giảng dạy Ngữ Văn

Bước đầu làm quen với nghiên cứu khoa học và vận dụng quan điểm

đó vào dạy học

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

- Lý thuyết về quan điểm dạy học tích hợp nói chung và trong dạy học Ngữ văn nói riêng

- Vận dụng quan điểmtích hợp vào dạy học đọc hiểu văn bản

Trang 10

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Vận dụng quan điểm tích hợp vào dạy học đọc hiểu văn bản

- Văn bản “Người lái đò sông Đà” ( Nguyễn Tuân)

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm hiểu bản chất của việc dạy học tích hợp

- Tìm ra cách thức, con đường để dạy học đọc – hiểu theo hướng tích hợp có hiệu quả

6 Phương pháp nghiên cứu

Để nghiên cứu đề tài này chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp nghiên cứu tổng hợp lí luận

Phần nội dung của khóa luận gồm ba chương:

- Chương 1: Cơ sở lí luận của việc dạy học theo quan điểm tích hợp

- Chương 2: Vận dụng quan điểm tích hợp trong dạy học đọc hiểu văn bản “Người lái đò sông Đà”

- Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

Trang 11

NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC DẠY HỌC THEO QUAN

ĐIỂM TÍCH HỢP 1.1 Dạy học theo quan điểm tích hợp

1.1.1 Quan điểm tích hợp

1.1.1.1 Khái niệm

Tích hợp là một trong những xu thế dạy học hiện đại đang được quan tâm nghiên cứu và áp dụng vào nhiều trường ở nhiều nước trên thế giới Ở nước ta, từ thập niên 90 của thế kỉ XX trở lại đây, vấn đề xây dựng môn học tích hợp với những mức độ khác nhau đang thực sự được tập trung nghiên cứu, thử nghiệm và áp dụng vào nhà trường phổ thông

Tích hợp là một phương pháp dạy học hiện đại nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa khối lượng kiến thức được cung cấp với năng lực thực tế của người học, kiến thức hàn lâm với thực tế đời sống, trong khi thời gian học tập

có hạn Quan điểm tích hợp được áp dụng với nhiều bộ môn khác nhau, với những mức độ khác nhau như tích hợp đa môn, tích hợp liên môn, tích hợp xuyên môn

Có rất nhiều quan điểm khác nhau về tích hợp Có ý kiến cho rằng: tích hợp là tổ hợp (conbi-nation) hay phối hợp (co-ordination) các môn học

Theo Nguyễn Khắc Phi trong sách giáo viên Ngữ Văn lớp 6 đã đưa ra quan điểm về tích hợp: “ Tích hợp là một phương hướng nhằm phối hợp một cách tối ưu các quá trình học tập riêng rẽ các môn học khác nhau theo các mô hình, cấp độ khác nhau nhằm đáp ứng những mục tiêu, mục đích và những yêu cầu cụ thể khác nhau”[tr 6]

Theo quan điểm của Ts Nguyễn Văn Đường trong bài “Những điểm mới của chương trình và SGK Ngữ Văn”, Tạp chí Giáo dục, năm 2002 cho

Trang 12

rằng: “Tích hợp là sự tổng hợp ở mức độ cao, hài hòa, biện chứng ở các cấp

độ, phương diện khác nhau nhằm đạt hiệu quả, chất lượng mới và tốt”[tr 7]

Tiến sĩ Nguyễn Trọng Hoàn trong bài “Tích hợp và liên hội hướng tới kết nối trong dạy học Ngữ Văn”, Tạp chí Giáo dục, số 22, năm 2002 quan niệm: “Tích hợp là thuật ngữ mà nội hàm của nó chỉ hướng tiếp cận kiến thức

từ việc khai thác giá trị của các tri thức công cụ thuộc từng phân môn, trê cơ

sở một văn bản có vai trò là kiến thức nguồn”[tr 21-22]

Theo Nguyễn Hải Châu về tích hợp trong dạy học là thống nhất, liên kết các phân môn trong các bộ môn có liên quan, giữa các bộ môn, phân môn

có quan hệ hỗ trợ nhau tạo thành một thể thống nhất nhằm tránh tình trạng dạy tách biệt Qua đó rèn các kĩ năng liên môn để người đọc phát huy được khả năng sáng tạo, tư duy tổng hợp

Như vậy có thể thấy rằng tích hợp trong một thời gian ngắn tạo ra sản phẩm nhiều nhất Một môn học sẽ cung cấp nhiều kiến thức khác nhau, kiến thức ấy có liên quan đến nhau Tích hợp được triển khai trên tất cả các lĩnh vực của giáo dục trong đó có Văn và Tiếng Việt Đối với môn Ngữ văn không chỉ tích hợp ở ba phân môn mà còn tích hợp ở các kiến thức văn hóa, phong tục để tạo nên một chỉnh thể văn hóa mở Tích hợp là một quan điểm mới trong lí luận dạy học được cộng đồng quốc tế xác nhận nó có nhiều ưu thế trong việc giải quyết các vấn đề của giáo dục trong giai đoạn hiện nay

Quan điểm tích hợp được vận dụng ở nhiều mức độ khác nhau:

- Thứ nhất là: Mức độ cao của sự tích hợp là sự kết hợp của nhiều tri thức khoa học, của nhiều ngành khoa học trong một môn học

- Thứ hai là: Lồng ghép thêm một số nội dung cần học thuộc ngành hoặc lĩnh vực khoa học vào một bộ môn đã có (giống như việc lồng ghép nội dung giáo dục dân số, ma túy, bảo vệ môi trường vào môn Văn)

Trang 13

- Thứ ba là: Liên hệ để vận dụng những kiến thức kĩ năng đã học ở lớp dưới hoặc nhiều môn học vào giải quyết một số vấn đề thuộc các môn học hoặc các lĩnh vực giáo dục có liên quan

Tích hợp là xu hướng chung của chương trình các môn học trên thế giới bắt nguồn từ quan niệm: Việc phân chia kiến thức thành các môn học là hoàn toàn khác với kinh nghiệm sống thực tế của học sinh bởi thế giới không bị chia cắt thành nhiều phần riêng lẻ Do vậy để việc học tập phù hợp với yêu cầu của cuộc sống chương trình các môn học phải phản ánh thế giới cho học sinh có thể thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa cuộc sống và việc học tập trong nhà trường

1.1.1.2 Phân loại

- Tích hợp ngang là “Tích hợp trong từng thời điểm” (một tiết học, một bài học) từ kiến thức bài học của phân môn này liên hệ đến các phân môn khác (Văn - Tiếng Việt – Làm văn) hoặc giữa môn Ngữ Văn với các môn học khác, với các lĩnh vực trong cuộc sống, để làm nổi bật, đào sâu kiến thức, phát triển tư duy của học sinh Theo quan điểm tích hợp, các phân môn trước đây ít gắn bó với nhau nay được tập trung lại xoay quanh trục chủ điểm và các bài học; các nhiệm vụ cung cấp kiến thức, kĩ năng cùng gắn bó chặt chẽ với nhau hơn trước

- Tích hợp dọc là tích hợp một đơn vị kiến thức và kĩ năng với đơn vị kiến thức và kĩ năng đã học trước đó Cụ thể là: kiến thức và kĩ năng của lớp trên, bậc học trên bao hàm cả kiến thức kĩ năng của lớp dưới, bậc học dưới Đây là kiểu tích hợp khoa học Xét riêng từng phân môn một thì khi tích hợp ngang, ít nhiều phá vỡ tính tích hợp dọc của hệ thống tri thức thuộc ngành khoa học Với phân môn Văn học, vì coi trọng việc học văn theo thể loại nên tính hệ thống của văn học sử bị lu mờ rõ rệt Dẫu sao chúng ta vẫn thấy các

Trang 14

nhà biên soạn chương trình, sách giáo khoa, có dụng ý sắp xếp các văn bản đọc – hiểu theo thể loại, vừa theo trình tự lịch sử nhằm tạo ra ít nhiều cơ sở cho việc học chương trình văn học sử ở bậc THPT Thông qua các giờ ôn tập từng phần hay ôn tập cuối năm về kiến thức văn học, giáo viên giúp học sinh bước đầu thấy được sự phát triển của lịch sử văn học từ tác phẩm đến thể loại, đến phương pháp, phong cách, trào lưu sáng tác và một số vấn đề lịch sử tiếp nhận văn học

Trong các kiểu tích hợp trên, các nhà biên soạn chương trình và sách giáo khoa đặc biệt lưu tâm đến kiểu tích hợp ngang, coi đây như là “nguyên tắc chính để tổ chức nội dung giảng dạy” Ngữ văn

1.1.2 Tích hợp trong dạy học Ngữ văn

Trong dạy học Ngữ văn, tích hơp hiểu một cách đơn giản là dạy học ba phân môn hợp nhất, hòa trộn vào với nhau, học cái này thông qua cái kia và ngược lại Quan điểm tích hợp được vận dụng ngay trong chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn THCS Trong “ Chương trình THPT, môn Ngữ văn” năm 2002 do Bộ GD và ĐT dự thảo, các nhà biên soạn chương trình SGK đã nhấn mạnh: “Lấy quan điểm tích hợp làm nguyên tắc chỉ đạo, tổ chức nội dung chương trình, biên soạn sách giáo khoa và lựa chọn các phương pháp giảng dạy”[tr 27] Quán triệt quan điểm này, các nhà biên soạn đã lồng ghép các tri thức tương đương của ba phân môn trong cùng một bài học thật nhuần nhuyễn, phù hợp với tính chất tích cực của SGK

Tính chất tích hợp đã được thể hiện ngay trong chương trình SGK Ngữ văn như: dùng tên gọi Ngữ Văn để thay thế cho tên gọi như trước đây như Văn học – Tiếng Việt – Làm văn, hay cách gọi môn Văn – Tiếng Việt, hoặc Tiếng Việt – Văn học Như vậy, ngày nay từ cách gọi tên môn học đã thể hiện

sự tích hợp liên môn của ba phân môn

Trang 15

Tích hợp ba phân môn trong cùng một bài dạy nhằm mục đích hình thành bốn kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết và hình thành cho học sinh năng lực phân tích, bình giá, cảm thụ văn học một cách chủ động sáng tạo, giúp học sinh biết vận dụng linh hoạt những kiến thức kĩ năng của từng phân môn để giải mã và tạo lập văn bản

Việc vận dụng quan điểm tích hợp vào dạy học Ngữ Văn ở trường THPT chẳng những dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được

đề cập trong các phân môn Văn học, Tiếng Việt, Làm văn cũng như các bộ phận tri thức khác như hiểu biết lịch sử xã hội, văn hóa nghệ thuật mà còn xuất phát từ đòi hỏi thực tế là cần phải khắc phục, xóa bỏ lối dạy học theo kiểu khép kín, tách biệt thế giới nhà trường và thế giới cuộc sống, cô lập giữa những kiến thức và kĩ năng vốn có liên hệ, bổ sung cho nhau, tách rời kiến thức với các tình huống có ý nghĩa, những tình huống cụ thể mà học sinh sẽ gặp sau này Nói khác đi đó là lối dạy học khép kín “trong nội bộ phân môn” , biệt lập các bộ phận Văn học, Tiếng Việt và Làm văn vốn có quan hệ gần gũi

về bản chất, nội dung và kĩ năng cũng như mục tiêu đủ cho phép phối hợp, liên kết nhằm tạo ra những đóng góp bổ sung cho nhau cả về lí luận và thực tiễn, đem lại kết quả tổng hợp và vững chắc trong việc giải quyết những tình huống tích hợp hoặc những vấn đề thuộc từng phân môn

Tóm lại, tích hợp trong dạy học môn Ngữ Văn có thể hiểu là sự hợp nhất của ba môn Văn – Tiếng Việt – Làm văn Cả ba phân môn đều dựa vào một văn bản chung để khai thác, hình thành kiến thức và rèn luyện kĩ năng theo yêu cầu của mỗi phần trong hệ thống kiến thức của cả ba phần có mối liên hệ chặt chẽ, phụ thuộc vào nhau, hỗ trợ nhau và cùng làm sáng tỏ cho nhau, tránh chồng chéo và có tính chất thống nhất

Trang 16

1.2Lí thuyết tiếp nhận tác phẩm

1.2.1 Vấn đề tiếp nhận tác phẩm

1.2.1.1 Khái niệm về tiếp nhận văn học

Theo “Từ điển Tiếng Việt”: tiếp nhận là đón nhận cái từ người khác, từ nơi khác chuyển giao cho.[9,tr 1020]

Theo “Từ điển thuật ngữ văn học” quan niệm: tiếp nhận văn học là hoạt động chiếm lĩnh các giá trị tư tưởng thẩm mĩ của các tác phẩm văn học bắt đầu từ sự cảm thụ văn bản ngôn từ, hình tượng nghệ thuật, tài nghệ của tác giả cho đến sản phấm sau khi đọc, cách hiểu, ấn tượng trong trí nhớ ảnh hưởng trong hoạt động sáng tạo bản dịch chuyển thể.[3,tr 325]

Tiếp nhận văn học là một hoạt động tinh thần Đó là một quá trình đưa tác phẩm văn học – sản phẩm nghệ thuật tinh thần được sáng tạo bởi một cá nhân hoặc cả một tập thể đến với độc giả Đây là một hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ thẩm mĩ, nhận thức, giải trí làm giàu vốn sống của người đọc

Như vậy, tiếp nhận văn học là quá trình người đọc hóa mình vào tác phẩm, rung động với nó, đắm chìm trong thế giới nghệ thuật được dựng lên bằng ngôn từ, lắng tai nghe tiếng nói của tác giả, thưởng thức cái hay, cái đẹp, tài nghệ của người nghệ sĩ Bằng trí tưởng tượng, kinh nghiệm sống, vốn văn hóa và bằng cả tâm hồn mình người đọc khám phá ý nghĩa của từng câu chữ, hình ảnh, nhân vật, làm cho tác phẩm từ một văn bản khô khan biến thành một thế giới sống động, đầy sức cuốn hút

1.2.1.2Đặc trưng tiếp nhận văn học

Đặc trưng của tiếp nhận văn học vừa mang tính chủ quan, chịu sự chi phối của quy luật tâm lí, nhận thức, giáo tiếp và mang tính khách quan do điều kiện sống, không gian, thời gian chính trị, văn hóa

Trang 17

Thực ra, hoạt động tiếp nhận văn chương là một hoạt động xã hội – lịch

sử mang tính khách quan Chứ không phải là một hoạt động mang cá nhân chủ quan thuần túy Tác phẩm sau khi thoát li khỏi nhà văn thì nó trở thành một hiện tượng tinh thần, một khách thể tinh thần tồn tại một cách khách quan đối với người đọc Người đọc tiếp nhận nó là một kiểu phản ánh nhận thức thế giới Mà nhận thức nào cũng có phương diện chủ quan và phương diện khách quan của nó Hơn nữa, một nhận thức đúng đắn là một nhận thức tiếp cận được bản chất và quy luật của đối tượng Nội dung của tác phẩm trước hết

là do những thuộc tính nội tại của nó tạo nên, là cái vốn có chứa đựng trong bản thân tác phẩm Việc người đọc khác nhau đã cắt nghĩa khác nhau khi cùng đọc một tác phẩm là thuộc phương diện chủ quan của tiếp nhận Có thể nói tác phẩm nghệ thuật gồm hai phần: phần cứng và phần mềm Phần cứng là văn bản, là sự khái quát đời sống, là một hệ thống ý nghĩa, tiếp nhận phụ thuộc vào các tương quan đời sống xã hội, phụ thuộc và lòng người đọc Phần cứng tạo ra cơ sở khách quan cho việc tiếp nhận Phần mềm là nội dung và tư tưởng của tác phẩm Chính cơ sở khách quan của việc tiếp nhận tác phẩm đã tạo ra ấn tượng chung đồng nhất ở mỗi người đọc Phần cứng của tác phẩm tạo ra nội dung tương đồng bất biến từ tác giả đến mọi người đọc Rõ ràng là, độc giả hay khán giả sau khi cùng xem xong một tác phẩm nghệ thuật nào đó đều có một ấn tượng chung về một nhân vật trong tác phẩm Trong văn học những nhân vật có đặc điểm điển hình đã đi vào trong cuộc sống có ấn tượng tương đồng với mọi người: Trương Phi (nóng như Trương Phi), Tào Tháo (đa nghi như Tào Tháo), Sở Khanh (thường gắn với những kẻ chuyên đi lừa đảo, bản chất xấu xa), Hoạn Thư (chỉ người phụ nữ hay ghen và ghen một cách cay độc)

Vậy chúng ta có thể hiểu: hoạt động tiếp nhận các văn bản Ngữ văn là một hoạt động nhận thức nói chung đối với ai đọc và quan tâm đến văn bản

Trang 18

Ngữ văn, đồng thời nó cũng là một hoạt động nghệ thuật của người học, là hoạt động mang tính mục đích nhằm chuyển nội dung các văn bản vốn tồn tại khách quan vào bên trong ý thức của người tiếp nhận Nó là một hoạt động tiếp nhận mang tính đặc thù, bởi nó là một hoạt động tinh thần và kết quả của hoạt động này phụ thuộc sâu sắc vào chủ thể tiếp nhận, vào tầm tiếp nhận của chủ thể (năng lực, tâm lí và điều kiện tiếp nhận)

Tiếp nhận văn học luôn tồn tại những khoảng cách Đó là khoảng cách

về lịch sử Tác phẩm văn học khi được đưa vào trong nhà trường đã là quá khứ, giữa văn bản và người học luôn tồn tại khoảng cách về lịch sử Khoảng cách về tâm lí giữa tác giả và người đọc cũng như các nhân vật trong tác phẩm với bạn đọc luôn tồn tại một khoảng cách tâm lí Ở đây có sự khác biệt

về tâm lí thế hệ, tác giả thuộc một thế hệ, bạn đọc thuộc một thế hệ Sự khác biệt về tâm lí dẫn đến sự hiểu biết và thông cảm là vô cùng khó khăn Và hơn nữa là khoảng cách ngôn ngữ, ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội nó vừa ổn định, vừa biến đổi Trong quá trình phát triển có những từ, mẫu câu mất đi hoặc không sử dụng, có những từ, mẫu câu mới xuất hiện Những biến đổi này tạo ra khoảng cách về ngôn ngữ Nó gây cản trờ khó khăn cho việc đọc các văn bản văn học, nhất là các văn bản văn học trong quá khứ và các văn bản nước ngoài được dịch ra tiếng Việt Cùng với đó là sự khác biệt về ngôn ngữ và văn hóa nên việc chuyển đổi ngôn ngữ là vô cùng khó khăn

Những khoảng cách trên luôn tồn tại và trở thành khó khăn cho quá trình tiếp nhận Nhiệm vụ của người dạy tác phẩm văn học trong nhà trường

là bằng cách nào đó rút ngắn các khoảng cách Khi khoảng cách được rút ngắn thì đồng nghĩa với việc quá trình tiếp nhận trở nên dễ dàng hơn

Trang 19

1.2.1.3 Định hướng tiếp nhận văn học

Định hướng tiếp nhận văn học trong dạy học là xác định cho bài giảng một hướng triển khai sao cho đạt được hiệu quả giáo dục và phát triển Trong dạy học Ngữ văn, định hướng là xác định những khả năng tác động của tác phẩm, những khả năng tác động thiết thực ở một lớp, một cấp, một lứa tuổi nhất định, để hướng các em vào giá trị , ý nghĩa khách quan của tác phẩm và

tư tưởng nghệ thuật của tác giả Từ đó tạo nên sự hòa đồng thẩm mĩ giữa học sinh và tác giả thông qua văn bản văn chương nhằm giáo dục đạo đức, nhân cách và mở rộng tri thức ở các em Các định hướng tiếp nhận văn học như: đọc văn bản văn chương định hướng cắt nghĩa, định hướng phân tích, định hướng bình giá

Để tiếp nhận văn bản một cách hiệu quả và giải nghĩa văn bản một cách đúng nhất thì đối với người đọc trước hết cần nâng cao trình độ, tích lũy kinh nghiệm, trân trọng tác phẩm, tìm cách hiểu tác phẩm một cách khách quan, toàn vẹn Tiếp nhận một cách chủ động, tích cực, sáng tạo hướng tới cái hay, cái đẹp, cái đúng

1.2.2 Vấn đề đọc – hiểu tác phẩm

1.2.2.1 Khái niệm đọc – hiểu

Mục tiêu trực tiếp, chủ yếu của môn Ngữ văn THPT là hình thành và rèn luyện cho học sinh năng lực đọc – hiểu cũng như tạo lập các loại văn bản

Vì thế chương trình được xây dựng theo hai trục tích hợp: Đọc văn và Làm văn Đó là hai hoạt động chính cần tập trung hình thành và rèn luyện cho học sinh trong môn học này

Đọc là một hoạt động văn hóa đặc trưng của con người để tiếp nhận và truyền thông tin, làm giàu vốn hiểu biết của mỗi cá nhân để góp phần làm hoàn thiện nhân cách và tạo ra các mối liên kết xã hội giữa cá nhân này với cá

Trang 20

nhân khác, giữa cộng đồng này với cộng đồng khác Nó góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội Hướng tới văn minh và những điều tốt đẹp hơn

Về mặt hình thức: tùy vào mục đích của người đọc mà ta phân chia ra thành các hình thức đọc khác nhau Có một số hình thức chủ yếu sau:

+ Chuyển các kí hiệu (chữ viết), bao gồm các hình thức khác nhau (thành tín hiệu), có thể là tín hiệu âm thanh, các tín hiệu thần kinh

+ Chuyển các kí hiệu chữ viết thành các tín hiệu âm thanh để truyền đi các thông tin từ văn bản đến người nghe Yêu cầu đọc to, rõ ràng, mạch lạc, đúng chính âm, chính tả, giọng điệu

+ Đọc cho mình, đọc thầm, đọc bằng mắt: chuyển toàn bộ các kí hiệu chữ viết có thể nhận thức được bằng các giác quan là thị giác đối với người bình thường và những người khiếm thính, xúc giác đối với những người khiếm thị vào cơ quan thần kinh trung ương để phát hiện ý thức và tâm lí

Đọc là một hoạt động văn hóa đặc trưng của con người Muốn đọc được điều đầu tiên người ta cần phải học, tối giản nhất, đơn giản nhất là để nhận biết các tín hiệu ngôn ngữ (muốn đọc được phải có một vốn hiểu biết nhất định, phù hợp với nội dung văn bản hoặc lĩnh vực mà mình đọc)

Trong giáo dục, đọc là một phương pháp dạy học được sử dụng trong tất cả các bậc học, môn học và các ngành học Trong xã hội hiện đại con người muốn sống cách bình thường bắt buộc phải học tập suốt đời Đọc là phương pháp tốt nhất để tự giáo dục mà mỗi người có thể sử dụng trong suốt cuộc đời mình để thỏa mãn các nhu cầu trong cuộc sống, làm việc, hưởng thụ, điều chỉnh, cân bằng các trạng thái tâm lí

Hiểu là mục đích của hoạt động học, được chia ra thành nhiều cấp độ: + Đọc để nhận biết

+ Hiểu và nhìn thấy bản chất của các thông tin

Trang 21

+ Hiểu ở mức độ cao, không chỉ biết được bản chất của thông tin mà còn nhận ra thành phần của thông tin

+ Vận dụng

+ Sáng tạo

Đọc – hiểu là hoạt động duy nhất để học sinh tiếp xúc trực tiếp với các giá trị văn học Đọc – hiểu được hiểu một cách khá toàn diện Đó là quá trình bao gồm việc tếp xúc văn bản thông hiểu cả nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa hàm ẩn cũng như thấy được vai trò tác dụng của các hình thức biện pháp nghệ thuật ngôn từ, các giá trị của các hình tượng nghệ thuật Đọc – hiểu là hoạt động giáo viên tổ chức cho học sinh thực hiện Học sinh tự khám phá cái hay cái đẹp của văn bản theo ý mình, tập trung khai thác vẻ đẹp nội dung qua hình thức văn bản

1.2.2.2 Vai trò chức năng của đọc hiểu

Đọc là một hoạt động của con người dùng mắt để nhận biết các kí hiệu

và chữ viết, dùng trí óc để tư duy và lưu giữ những nội dung mà mình đã đọc được và sử dụng bộ máy phát âm phát ra âm thanh nhằm truyền đạt đến người nghe Phải đọc đúng, đọc chuẩn về mặt chính âm, ngắt nghỉ đúng chỗ, đọc đúng giọng điệu Còn hiểu là phát hiện và nắm vững mối liên hệ của sự vật, hiện tượng, đối tượng nào đó và ý nghĩa của mối quan hệ đó Hiểu còn là sự bao quát hết nội dung và có thể vận dụng và đời sống

Trong dạy học Ngữ văn hiện nay, đọc – hiểu là một khâu quan trọng để phát hiện ra cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn chương Thông qua việc đọc hiểu, học sinh sẽ được cung cấp các tri thức về con người, đời sống xã hội, bởi thông tin trong các văn bản vô cùng phong phú và đa dạng Nhận thức được thế giới, cuộc sống của con người sẽ giúp học sinh nhận thức được bản thân mình, các em sẽ hiểu và biết được mình cần phải làm gì và làm như thế nào để sống tốt và khiến cuộc sống có ý nghĩa hơn Như vậy đọc – hiểu là một

Trang 22

phương thức giáo dục đạo đức và thẩm mĩ góp phần hoàn thiện nhân cách học sinh Bên cạnh đó hoạt động đọc – hiểu còn rèn luyện tính chủ động, sáng tạo

và năng lực làm văn Như vậy đọc – hiểu trở thành một yêu cầu bắt buộc để tiếp nhận tác phẩm văn chương, đồng thời nó có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động dạy và học Ngữ văn theo tinh thần đổi mới

1.3 Những đặc trưng của thể tùy bút

1.3.1 Khái niệm thể loại tùy bút

Chúng ta cần phân biệt rõ ràng giữa hai định nghĩa: bút ký và tùy bút Tùy bút: hiểu theo chiết tự thì Tùy là: tùy ý Là một thể của ký, đối lập với phóng sự Nếu phóng sự thiên về tự sự với điểm tựa là sự kiện thì tùy bút nghiêng hẳn về trữ tình với điểm tựa là cái tôi của tác giả Hình thức thể loại này cho phép nhà văn phóng bút viết tùy theo cảm hứng, tùy cảnh, tùy việc

mà suy tưởng, nhận xét, đánh giá, trình bày, Những chi tiết con người cụ thể trong tác phẩm chỉ là cái cớ để tác giả bộc lộ cảm xúc, suy tư, nhận thức và đánh giá

Còn Bút ký là một thể của ký, nằm trung gian giữa ký sự và tùy bút Bút ký thiên về việc ghi lại cảnh vật mà nhà văn mắt thấy tai nghe, thường trong các chuyến đi Bút ký tái hiện con người và sự việc một cách phong phú

và sinh động, nhưng qua đó biểu hiện khá trực tiếp khuynh hướng cảm nghĩ của tác giả, có màu sắc trữ tình Kết hợp linh hoạt các phương thức nghị luận,

tự sự, trữ tình nhưng tùy theo độ đậm nhạt khác nhau cả các phương thức mà

ta có bút ký chính luận, bút ký tự sự, bút ký tùy bút

1.3.2 Đặc trưng của thể tùy bút

Có vẻ như cách hiểu đơn giản theo cảm tính: tùy bút là những trang văn xuôi mà ở đó nhà văn tùy theo ngòi bút mà đưa đẩy – lâu nay đã được nhiều người thừa nhận Ngay cả Nguyễn Tuân, nhà văn sáng tác theo thể tùy bút hàng đầu của Việt Nam cũng có lần thừa nhận: “ Nguyên tắc quan trọng của

Trang 23

tùy bút là không có nguyên tắc gì cả” Cách hiểu này đặt cơ sở trên một đặc trưng của thể tùy bút là luôn coi trọng và phát huy tối đa cảm xúc, quan điểm chủ quan của người nghệ sĩ Tuy nhiên những điểm bất cập và chưa thỏa đáng cũng nảy sinh từ chính những điều đơn giản này

Bất kì sáng tác văn chương nào cũng bắt đầu từ một nguồn cảm hứng của cá nhân người nghệ sĩ, chứ không chỉ riêng tùy bút Tuy nhiên, với thể loại tùy bút người nghệ sĩ phải lưu trữ nguồn cảm xúc mãnh liệt thì mới có thể thăng hoa trong quá trình sáng tác Một cách hiểu không thỏa đáng về khái niệm tùy bút sẽ dẫn đến lẫn lộn về lối viết tự do, phóng khoáng với lối viết lan man, tản mạn, bịa đặt tùy tiện Bởi vì: những sự việc, những con người trong tùy bút tuy có thể không kết thành một hệ thống theo một cốt truyện, hay một

tư duy lí luận chặt chẽ, nhưng tất cả vẫn phải tuân thủ trật tự của dòng cảm xúc, cái logic bên trong của cảm hứng tác giả Và tất nhiên sự việc được kể lọc qua cách nhìn của chủ thể thẩm mĩ vẫn phải chân thật

Nét nổi bật của tùy bút là thông qua việc ghi chép những con người và những việc cụ thể, những con người có thực, tác giả tùy bút chú ý việc bộc lộ cảm xúc, suy tư và nhận thức, đánh giá của mình về con người và cuộc đời Được gọi là tùy bút, là những tác phẩm mà ở đó nổi lên trên bình diện thứ nhất những phẩm chất riêng, cốt cách riêng của tác giả Chỉ những người muốn làm rõ cái giọng điệu riêng biệt của mình, những người thích tự phân tích, đồng thời những bút pháp vừa giàu chất hình tượng, vừa có khả năng viết chặt chẽ như châm ngôn Những người đó mới chọn thể loại tùy bút

So với các thể loại khác, đội ngũ sáng tác tùy bút cực kì khiêm tốn Trong văn học Việt Nam trước Cách mạng đến nay, số lượng nhà văn thành công ở thể tùy bút không nhiều Nhưng rõ ràng, với tư cách là một thể loại văn chương, tùy bút đã có quá trình hình thành và phát triển, kế thừa và cách tân, với những đặc trưng nghệ thuật chịu ảnh hưởng sâu sắc của cả phương

Trang 24

Đông và phương Tây Còn có thể hiểu tùy bút như là một bút pháp tự do, phóng túng, tài hoa, không thuộc sở hữu riêng của sáng tác văn chương Cách hiểu này không phổ biến và chỉ có ý nghĩa gợi mở thêm hướng nghiên cứu

Trang 25

CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP TRONG DẠY HỌC ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN “NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ”

2.1 Tác giả Nguyễn Tuân và tác phẩm “Người lái đò sông Đà”

Nguyễn Tuân (10/7/1910 – 28/7/1987) là một nhà văn nổi tiếng của Việt Nam Sách giáo khoa hiện hành xếp ông vào một trong 9 tác gia tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại Ông viết văn với phong cách tài hoa uyên bác

và được xem là bậc thầy trong việc sáng tạo và sử dụng tiếng Việt Hà nội có

một con đường mang tên ông

Nguyễn Tuân quê ở xã Nhân Mục (tên nôm là Mọc), thôn Thượng Đình, nay thuộc phường Nhân Chính, quân Thanh Xuân, Hà Nội Ông sinh

trưởng trong một gia đình nhà Nho khi Hán học đã tàn

Nguyễn Tuân học đến cuối bậc Thành chung (tương đương với cấp Trung học cơ sở hiện nay) thì bị đuổi vì tham gia một cuộc bãi khóa phản đối mấy giáo viên Pháp nói xấu người Việt (1929) Sau đó, ít lâu sau ông lại bị tù

vì “xê dịch” qua biên giới không có giấy phép Ở tù ra, ông bắt đầu viết báo, viết văn

Nguyễn Tuân cầm bút từ khoảng đầu những năm 1930, nhưng nổi tiếng

từ năm 1938 với các tác phẩm tùy bút, bút kí có phong cách đọc đáo như

“Vang bóng một thời”, “Một chuyến đi” Năm 1941, Nguyễn Tuân lại bị bắt

giam một lần nữa vì gặp gỡ, tiếp xúc với những người hoạt động chính trị

Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công, Nguyễn Tuân nhiệt tình tham gia cách mạng và kháng chiến, trở thành một cây bút tiêu biểu của nền văn học mới Từ 1948 đến 1958, ông giữ chức Tổng thư kí Hội Văn nghệ Việt Nam

Trang 26

Các tác phẩm chính sau cách mạng của Nguyễn Tuân là tập bút kí

Sông Đà (1960), một số tập kí chống Mĩ (1965 – 1974) và nhiều bài tùy bút

Nguyễn Tuân học theo “chủ nghĩa xê dịch” Vì thế ông là nhà văn của tính cách phi thường, của những tình cảm, cảm giác mãnh liệt, của những phong cảnh tuyệt mĩ, của gió, bão, núi cao rừng thiêng, thác ghềnh dữ dội

Nguyễn Tuân cũng là một con người yêu thiên nhiên tha thiết Ông có nhiều phát hiện hết sức tinh tế và độc đáo về núi sông, cây cỏ trên đất nước mình Phong cách tự do, phóng túng và ý thức sâu sắc về cái tôi cá nhân đã khiến Nguyễn Tuân tìm đến thể tùy bút như một điều tất yếu

Nguyễn Tuân còn có đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của ngôn ngữ văn học Việt Nam

Sau Cách mạng tháng Tám, phong cách Nguyễn Tuân có những thay đổi quan trọng Ông vẫn tiếp cận thế giới, con người, thiên nhiên về phương diện văn hóa, nghệ thuật, nghệ sĩ, nhưng giờ đây ông còn tìm thấy chất tài hoa nghệ sĩ ở cả nhân dân đại chúng

Có người nói, Nguyễn Tuân là một cái định nghĩa về người sĩ Đối với ông, văn chương trước hết phải văn chương, nghệ thuật trước hết phải nghệ thuật, và đã là nghệ thuật thì phải có phong cách độc đáo Nhưng Nguyễn Tuân, xét từ bản chất không phải là người theo chủ nghĩa hình thức Tài phải

đi đôi với tâm Ấy là “thiên lương” trong sạch, là lòng yêu nước tha thiết, là nhân cách cứng cỏi trước uy quyền phi nghĩa và đồng tiền phàm tục

Trang 27

Nguyễn Tuân mất tại Hà Nội vào năm 1987, để lại một sự nghiệp văn học phong phú với những trang viết độc đáo và tài hoa Năm 1996, ông được Nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt 1)

“Người lái đò ông Đà” (in lần đầu tiên có tên Sông Đà) rút từ tập tùy

bút “Sông Đà” của Nguyễn Tuân xuất bản lần thứ nhất năm 1960 “Sông

Đà” gồm mười lăm bài tùy bút và một bài thơ phác thảo Tác phẩm cho ta

thấy sự giàu có về tài nguyên và phong cảnh tuyệt vời của miền Tây Tổ quốc

“Sông Đà” còn tìm đến vẻ đẹp của con người Tây Bắc, Nguyễn Tuân gọi đó

là chất “vàng mười” của tâm hồn Nhà văn ngược dòng lịch sử, dựng lại những tấm gương anh hùng của chiến sĩ cách mạng ở nhà tù Sơn La, những cán bộ hoạt động hồi Tây Bắc bị giặc chiếm, những bộ đội, dân công trong chiến dịch Điên Biên, Tác giả trở lại về hiện tại, tìm đến những lớp người đi

mở đường kiến thiết Tây Bắc, những gia đình lên Điện Biên lập nghiệp, những cán bộ địa chất đi tìm quặng mỏ, những chiến sĩ biên phòng bảo vệ biên giới miền Tây, những người lái đò dũng cảm và tài ba trên thác dữ sông Đà Nguyễn Tuân xây dựng cho tác phẩm của mình hai hình tượng đó là hình tượng thiên nhiên, là vẻ đẹp vùng Tây Bắc và hình tượng thứ hai đó là hình tượng con người, mà cụ thể ở đây là người lái đò sông Đà Đó là bức tượng đài vô danh mà tác giả muốn dựng lên Không ai khác đó chính là người dân Tây Bắc với những phẩm chất anh hùng vốn có

Tác phẩm“Người lái đò sông Đà” là một trong những áng văn tiêu biểu

nhất của tập Sông Đà (1960) – thành quả nghệ thuật đẹp đẽ của Nguyễn Tuân trong chuyến đi gian khổ và hào hùng tới miền Tây Bắc Ở tác phẩm, Nguyễn Tuân đã tổng hợp và chỉ ra vẻ đẹp của con sông Đà trên nhiều phương diện như địa lý, lịch sử, có yếu tố dự báo cho tương lai, và đặc biệt hơn là về cách

sử dụng ngôn ngữ tài tình của Nguyễn Tuân

Trang 28

2.2 Vận dụng quan điểm tích hợp vào văn bản “Người lái đò sông Đà”

2.2.1 Thông tin thẩm mỹ

Để có thể cung cấp cho học sinh lượng kiến thức tổng hợp chứa đựng

trong văn bản văn học, giáo viên khi lên lớp cũng cần có những cách thức mới

so với dạy học truyền thống Về mặt tư tưởng, ngoài việc nhìn văn bản văn học như một tác phẩm nghệ thuật thì cần phải nhìn nó như một văn bản khoa học cung cấp những giá trị thông tin đa dạng khác Giáo viên cần tìm tòi, nghiên cứu những giá trị thông tin đa dạng đó qua văn bản gốc; đồng thời vận dụng các bước , các dạng câu hỏi đọc – hiểu vào giờ dạy Trong tích hợp vẫn

có những kiến thức trọng tâm, giáo viên cần đọc kỹ yêu cầu của mỗi tiết để tránh tình trạng hiểu lệch yêu cầu tích hợp Tác phẩm văn học chứa đựng nhiều giá trị khác nhau nhưng về cơ bản nó vẫn mang đặc trưng văn học với đầy đủ giá trị nghệ thuật

Trước hết là thông tin thẩm mỹ, con sông Đà được Nguyễn Tuân cảm nhận ở hai phương diện đối lập nhau Đó là một con sông dữ dội hiểm trở đã từng gây bao nhiêu tai họa cho con người nhưng đồng thời nó cũng có một vẻ đẹp thật thơ mộng trữ tình Mở đầu thiên tùy bút, Nguyễn Tuân đã liệt kê ra một loạt những con thác hung dữ Nhưng cái đáng sợ của sông Đà đâu chỉ phải ở những con thác hiểm trở mà còn thể hiện ở cái quang cảnh hùng vĩ, hoang sơ của dòng sông chạy giữa điệp trùng của rừng núi Tây Bắc Ngòi bút miêu tả của Nguyễn Tuân thật phóng túng, linh hoạt như một nhà quay phim lão luyện

Sông Đà hiện lên là dòng sông hung bạo, lắm thác ghềnh, ngỗ ngược, không chảy theo khuôn khổ Vẻ đẹp hiểm trở, nguy hiểm của sông Đà được tác giả viết “đá ờ sông, dựng vách thành, mặt sông lúc ấy chỉ lúc đúng giờ ngọ mới có mặt trời có vách đá thành chẹt lòng sông Đà như một cái yết hầu,có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ bên này sag bờ bên kia” Tác giả đã diễn tả cảm xúc khi đi qua đoạn sông này “ngồi trong khoang đòqua

Trang 29

quãng ấy, đang mùa hè mã cũng thấy lạnh, cảm thấy như mình trên cái tầngnhà thứ mấy vừa vụt tắt điện.” Một lối so sánh độc đáo, đầy táo báo và cũng không kém phần tinh tế Sông Đà đẹp, nhưng vẻ đẹp hùng vĩ, hoang dại và nguy hiểm

Tuy nhiên, bên cạnh vẻ đẹp hùng vĩ, hiểm trở, nguy hiểm, sông Đà còn hiện lên thật nên thơ và trữ tình biết bao nhiêu Qua ngòi bút tinh tế của Nguyễn Tuân “sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc

ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mùa khói Mèo đốt nương xuân” Thật tài hoa và trữ tình, một hình ảnh tuyệt đẹp hiện lên giữa núi rừng Tây Bắc Sông Đà có những lúc buồn mênh mang và hoang sơ đến kì lạ Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử

Đó là vẻ đẹp con sông Đà, bên cạnh còn là vẻ đẹp con người nơi đây,

cụ thể là ông lái đò Bao nhiêu đam mê, yêu quý sông Đà của Nguyễn Tuân được gửi gắm vào ông lái đò Chính vì thế nhà văn đã để nhân vật của mình gắn bó với sông Đà đến mức máu thịt, ông lái đò có thể hiểu và yêu dòng sông đến mức thuộc lòng từng tên thác tên ghềnh, hơn một nghìn tên Trong cách miêu tả của Nguyễn Tuân, ông lái đò thuộc dòng sông như thuộc một bản trường ca, thuộc đến từng dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm than và từng đoạn xuống dòng “Ông lái đò đã nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá, ông đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước”.Người lái đò là người lao động bình thường bằng xương bằng thịt nhưng với trí dũng song toàn nên

ông vẫn chiến thắng được thiên nhiên nghiệt ngã Qua “Người lái đò sông

Đà” chúng ta càng khẳng định được rằng Nguyễn Tuân là nghệ sĩ tài hoa bậc

thầy trong việc ca ngợi người lao động trong gian lao nguy hiểm nhưng đầy vinh quang, điển hình là hình tượng ông lái đò Người lao động hiện lên với

vẻ đẹp tài hoa và như một nghệ sĩ thực thụ với nghề của mình

Trang 30

Nguyễn Tuân đã mang thông tin thẩm mĩ đến với bạn đọc Qua đây mà chúng ta thấy được vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên núi rừng Tây Bắc cùng với

đó làvẻ đẹp của người dân lao động nơi đây Đó là thứ vàng mười mà tác giả luôn đi tìm kiếm Với mỗi văn bản khi đến với bạn đọc việc quan trọng nhất

là cung cấp thông tin thẩm mĩ cho người đọc, nhưng ở đây Nguyễn Tuân đã ngầm cung cấp thêm một số thông tin cơ bản khác như: thông tin địa lý, lịch

sử, dự báo… đến với bạn đọc Bởi vậy mà ta càng khẳng định được nét tài hoa của tác giả

2.2.2 Thông tin địa lý

Sông Đà (còn gọi là sông Bờ hay Đà Giang), là phụ lưu lớn nhất của

sông Hồng, chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam để rồi nhập với sông Hồng Phú Thọ Sông Đà dài 910 km (có tài liệu ghi là 983 km)

Với sự hiểu biết của mình Nguyễn Tuân đã nói về xuất xứ của dòng sông Đà, đem đến cho bạn đọc một vốn hiểu biết phong phú về Đà giang: sông Đà bắt nguồn từ Vân Giang Trung Quốc, tính từ biên giới Việt – Trung tới ngã ba Trung Hà lượn rồng rắn 500 cây số Tên xưa là Li Tiên Chỉ qua một vài chi tiết nói về xuất xứ của sông Đà, ta thấy Nguyễn Tuân có một vốn hiểu biết sâu sắc về địa lý, lịch sử Ông tựa như người cha đẻ làm giấy khai sinh cho đứa con tinh thần của mình

Đọc tùy bút, hẳn chúng ta không khỏi ngạc nhiên khi tác giả liệt kê tên các địa danh một cách chi tiết Không chỉ kể tên những con thác mà Nguyễn

Tuân còn am hiểu “tính nết” của từng con thác.“Cách biên giới Trung Quốc

phía Vân Nam khoảng mười cây số là thác Kẻng Mỏ Trên Rồi đến thác Sa

La, thác Hát Vá, thác Mằn Lay Rồi Hát Nhạt, Mằn Thắm, Hát No Keo, Kẻng

Mỏ Dưới Rồi đến Hát Lai, ở phía trên Lai Châu độ chín cây số Thuộc địa phận thủy phận Sơn La là những thác Hát Pi, Hát Soong Pút, Hát Soong Moong, Hát Pố, Hát Kếch, Hát Tran, Hát Moong, Hát Tiếu Qua Hát Tiếu

Trang 31

(tiếng Thái chữ hát nghĩa là thác) người lái đò sông Đà hay có câu: “Qua thác Tiếu, dải chiếu mà nằm” với cái ý rằng thuyền đường trường xuôi khỏi đấy là đã có thể nhận định rằng khó khăn ghềnh thác đã căn bản hết rồi, người lái đò vẫn phải chèo chống, nhưng người hành khách đấp đò có thể yên tâm trải chiếu ra mà nằm chờ mà đổ lên bến dưới Và từ Vạn Yên đến Chợ

Bờ, Hòa Bình, dòng sông lại lố nhố một số thác khác nó vẫn dọa người trên thuyền, nhưng tính chất đã bớt hung ác hơn cái đám thác Sơn La, Lai Châu”.[tr.276, Tt Nguyễn Tuân] Nguyễn Tuân là một du khách đến thăm con

sông Đà nhiều lần nhưng dù có đến thăm nhiều lần cũng ít ai có thể nhớ rõ tên được của từng con thác mà cách nhớ đó là nhớ theo thứ tự, theo dòng chảy của con sông Dù là người Tây Bắc cũng mấy ai quan tâm là có bao nhiêu con thác và qua mỗi đoạn khác nhau con thác nào dữ và con thác nào hiền? Phải chăng tình yêu thiên nhiên đất nước trong con người tác giả quá lớn để thôi thúc sự tìm tòi để hiểu hơn về sông Đà Qua cách liệt kê trên mà ta thấy vốn hiểu biết của tác giả về kiến thức địa lý thật uyên bác Chính sự dữ dằn và đằm thắm của mỗi con thác đã làm nên vẻ đẹp riêng biệt của sông Đà Đâu chỉ có những cái tên đó, mà tác giả còn liệt kê ra nhiều con thác hơn để cho

bạn đọc thấy sự hùng vĩ của đất trời Tây Bắc như: Thác Ẻn, - Thác Giăng, Bãi

Chuối, Mó Sách, Bãi Lồi, Bãi Lành, Mó Tôm, Mó Nàng, Nánh Kẹp, Quai Chuông, Tả Phù, Bãi Nai, Ba Hòn Gươm, Phố Khủa, Ghềnh Đồng, Suối Bạc,

Ổ Nhà, Bãi Nhạp, Cánh Cuốn, Mèo Quen, Hang Miến, Quần Gốc, Suối Trông, Bãi Ban, Diềm, Thác Rút, Thác Mẹ, Bãi Thằng Rồ, Mó Tuần, Suối Hoa, Hót Gió, Thác Bờ [tr 276 – 277, Tt Nguyễn Tuân] Đó là tên những

con thác, con ghềnh hay bãi bồi ở sông Đà, Nguyễn Tuân đã nhớ rõ tên từng con thác thì chắc hẳn tác giả cũng hiểu và biết được đâu là con thác dữ nhất

và hiền nhất ở nơi đây Trong tùy bút “người lái đò sông Đà” tác giả có nói

đến con thác dữ dằn nhất, đó là các thác như : Mằn Hi, Mằn Thắm, Hát Nhạt,

Trang 32

Hát Lai, Soong Pút, Soong Mon, Hát Moong, Hát Tiếu, mà được tác giả đánh

giá và xếp vào loại “độc dữ nham hiểm nhất” Để hiểu và vượt qua được

những con thác này thì người lái đò phải thật tinh và để ý mọi đặc điểm khi vượt thác, và qua nhiều lần như vậy người lái đò đã rút ra kinh nghiệm cho

mình để chinh phục từng con thác một Cái khó khăn của người lái đò là “có

những cái thác phải kéo thuyền cả mùa ước cả mùa khô, thuyền nghỉ bến thì thôi, chứ đã đi sông thì quanh năm lúc nào cũng phải đổ bộ kéo thuyền qua quãng này ”[tr 277, Tt Nguyễn Tuân] Khó khăn thì khó khăn thật đấy,

nhưng sống với cái thác dữ cũng thành quen, đối với người lái đò, khi đã vượt thành công qua cái thác dữ đó đến cái thác êm thì họ lại cảm thấy nhàm chán

Với kiến thức địa lý Nguyễn Tuân đã đi từ cảnh đá bờ sông “dựng vách

thành”, “mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời”, “vách đá thành chẹt lòng sông Đà như một cái yết hầu” Nhà văn đã sử dụng biện pháp so

sánh, liên tưởng, tưởng tượng rất độc đáo nhằm miêu tả và khắc sâu ấn tượng

về độ cao của những vách đá Đến quãng mạt ghềnh Hát Loóng được Nguyễn Tuân miêu tả dồn dập, dữ dằn Quan sát dòng chảy của sông Đà, nhà văn phát hiện ra những cái hút nước “chết người” giống như cái giếng bê tông thả xuống chuẩn bị làm móng cầu, nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc Chỉ là việc miêu tả nước chảy thôi mà Nguyễn Tuân ví như một con người đang sống qua việc thở mạnh như vừa làm một việc gì đó nặng nhọc, hơn thế nữa tác giả còn ví như “của cống cái bị sặc”, hình như việc nước chảy mạnh quá, dồn dập, ập đến mà cửa cổng thì nhỏ so với lượng nước nên đã không đủ cho nước thoát ra khiến cửa cống bị sặc, hay nói cách khác là bị tắc

“Trên mặt cái hút xoáy tít đáy, cũng đang quay lừ lừ như cánh quạ đàn Không thuyền nào dám men gần những cái hút nước ấy” Thác nước và đá đã

biến thành một sinh thể sẵn sàng giao chiến Sông Đà dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân còn được nhìn dưới nhiều góc độ, phát hiện vẻ đẹp của sông

Ngày đăng: 07/09/2017, 10:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lưu Đức Hạnh (Chủ biên) (2008), Thiết kế bài học Ngữ văn 12, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế bài học Ngữ văn 12
Tác giả: Lưu Đức Hạnh (Chủ biên)
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2008
2. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (Đồng chủ biên) (2009) Từ điển thuật ngữ Văn học, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ Văn học
Nhà XB: Nxb Giáo dục
3. Nguyễn Trọng Hoàn, (2002), “Tích hợp và liên hội hướng tới kết nối trong dạy học Ngữ văn”, “22”, tr 21 – 22 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tích hợp và liên hội hướng tới kết nối trong dạy học Ngữ văn”, “22
Tác giả: Nguyễn Trọng Hoàn
Năm: 2002
4. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên) (2013), Ngữ văn 12 – tập 1, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ văn 12 – tập 1
Tác giả: Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên)
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2013
5. Tôn Thảo Miên, (Chủ biên), (1998), Nguyễn Tuân về tác giả và tác phẩm, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Tuân về tác giả và tác phẩm
Tác giả: Tôn Thảo Miên, (Chủ biên)
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
6. Nhiều tác giả (2005), Giảng văn văn học Việt Nam, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giảng văn văn học Việt Nam
Tác giả: Nhiều tác giả
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2005
8. Nguyễn Tuân (2012), Tuyển tập Nguyễn Tuân, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập Nguyễn Tuân
Tác giả: Nguyễn Tuân
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2012
9. Nguyễn Tuân (1986), Chuyện nghề, Nxb Tác phẩm mới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyện nghề
Tác giả: Nguyễn Tuân
Nhà XB: Nxb Tác phẩm mới
Năm: 1986
10. Đỗ Ngọc Thống (2006), Tìm hiểu chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn THPT, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn THPT
Tác giả: Đỗ Ngọc Thống
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2006
7. Nghị quyết 40/2000/QH10 của Quốc Hội Khóa X về Đổi mới Chương trình và Sách giáo khoa phổ thông Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w