LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận với đề tài “Vận dụng sơ đồ tư duy vào việc dạy học đọc hiểu văn bản Người Lái Đò Sông Đà ở trường THPT”, tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn tới B
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Ngữ văn
HÀ NỘI – 2017
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Ngữ văn
Người hướng dẫn khoa học:
ThS Nguyễn Thị Mai Hương
HÀ NỘI – 2017
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận với đề tài “Vận dụng sơ đồ tư duy vào việc
dạy học đọc hiểu văn bản Người Lái Đò Sông Đà ở trường THPT”, tôi xin
trân trọng bày tỏ lòng biết ơn tới Ban giám hiệu trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện cho tôi học tập, rèn luyện và có cơ hội được thực hành nghiên cứu khoa học tại trường
Đồng thời tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn, các thầy cô giáo trong tổ Phương pháp dạy học Ngữ văn và đặc biệt tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất của mình tới cô giáo - Ths Nguyễn Thị Mai Hương đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm khóa luận và hoàn thành công trình nghiên cứu
Cuối cùng, xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, người thân, bạn bè đã động viên, chia sẻ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khóa luận này
Hà Nội, ngày 10 tháng 04 năm 2017
Sinh viên thực hiện
Tạ Thị Thu Hoài
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của ThS Nguyễn Thị Mai Hương Các kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào
Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2017
Sinh viên thực hiện
Tạ Thị Thu Hoài
Trang 5QUY ƯỚC VIẾT TẮT
SĐTD: Sơ đồ tư duy
GV: Giáo viên
HS: Học sinh
NXB: Nhà xuất bản
THPT: Trung học phổ thông Th.S: Thạc sĩ
SGK: Sách giáo khoa
Trang 6MỤC LỤC
Contents
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 2
3 Mục đích nghiên cứu 3
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 4
5 Đối tượng nghiên cứu 4
6 Phạm vi nghiên cứu 4
7 Phương pháp nghiên cứu 4
8 Đóng góp 4
9 Bố cục khóa luận 5
NỘI DUNG 6
Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY VÀO DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ 6
1.1 Cơ sở lí luận về sơ đồ tư duy trong dạy học 6
1.1.1 Tư duy và sự phát triển tư duy của con người 6
1.1.1.1 Giới thiệu chung về tư duy con người 6
1.1.1.2 Đặc điểm tư duy của học sinh trung học phổ thông 9
1.1.2 Giới thiệu chung về sơ đồ tư duy 10
1.1.2.1 Sơ đồ tư duy - một phương tiện dạy học thiết thực 10
1.1.2.2 Cấu tạo và phân loại sơ đồ tư duy 11
1.1.2.3 Ý nghĩa của việc vận dụng sơ đồ tư duy trong giáo dục 14
1.2 Cơ sở thực tiễn của việc vận dụng sơ đồ tư duy vào dạy học đọc hiểu văn bản Người lái đò sông Đà 15
1.2.1 Điều tra, thăm dò ý kiến và dự giờ giáo viên 15
1.2.2 Điều tra thăm dò ý kiến học sinh 16
Trang 7Tiểu kết chương 1 17
Chương 2 DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 12 CÓ VẬN DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY 18
2.1 Vị trí của văn bản “Người lái đò sông Đà” trong sách giáo khoa Ngữ văn 12 18 2.2 Nội dung văn bản Người lái đò sông Đà 18
2.2.3.1 Dòng sông hung bạo 21
2.2.3.2 Dòng sông thơ mộng, trữ tình 24
2.2.4.1 Lai lịch và ngoại hình 27
2.2.4.2 Nghề nghiệp 27
2.2.4.3 Trí dũng và tài hoa nghệ sĩ 28
2.3 Mục đích của việc dạy học đọc hiểu văn bản “Người lái đò sông Đà” trong SGK Ngữ văn 12 31
Tiểu kết chương 2 41
Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 42
3.1 Mục đích thực nghiệm 42
3.2 Đối tượng thực nghiệm 42
3.3 Địa bàn thực nghiệm 42
3.4 Thời gian thực nghiệm 43
3.5 Nội dung thực nghiệm 43
3.6 Cách tiến hành thực nghiệm 55
3.7 Kết quả thực nghiệm 56
KẾT LUẬN 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 81
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Sự phát triển kinh tế của xã hội Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc
tế với những ảnh hưởng của xã hội tri thức và toàn cầu hóa tạo ra những cơ hội nhưng đồng thời cũng đặt ra những yêu cầu mới đối với nền giáo dục.Vì vậy, đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục nước nhà đang là một trong những yêu cầu cấp thiết của giáo dục Việt Nam hiện nay đặc biệt là giáo dục phổ thông Giáo dục phổ thông có vị trí hết sức quan trọng, mang tính nền tảng của cả hệ thống giáo dục quốc dân Chất lượng giáo dục phổ thông trước tiên ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học, sâu xa hơn là nguồn gốc góp phần quan trọng quyết định chất lượng của nguồn nhân lực quốc gia Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 11 đã xác định:
“Đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp, bậc học Tích cực chuẩn bị để từ sau năm 2015 thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới” Trong đó nhấn mạnh đổi mới phương pháp,
đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS
Ngữ văn là một môn học có vị trí quan trọng Tuy nhiên do đặc trưng của môn học khiến cho các em HS khi học tập thường ngại học, chán học dẫn đến tình trạng không coi trọng và không hứng thú với môn học này Từ đó đặt
ra yêu cầu muốn HS học tốt môn Ngữ văn thì GV cần phải đổi mới phương pháp dạy học sao cho phù hợp và hiệu quả để kích thích tinh thần học tập của học sinh, đưa học sinh đến với môn học một cách tự giác
Những nghiên cứu gần đây cho thấy bộ não không tư duy theo dạng tuyến tính mà bằng cách tạo ra những kết nối, những nhánh thần kinh Việc
Trang 92
ghi chép tuần tự theo lối truyền thống với bút và giấy có những dòng kẻ đã khiến con người cảm thấy nhàm chán Để khắc sâu kiến thức mỗi bài học và khắc phục những hạn chế trong việc ghi nhớ kiến thức một cách thụ động của học sinh, tang tính chủ động sáng tạo cho người học thì việc sử dụng sơ đồ tư duy với cách ghi chép mạnh lạc là một biện pháp hay và hiệu quả Thông qua bản đồ tư duy học sinh sẽ ghi nhớ kiến thức nhanh hơn, lâu hơn và hứng thú hơn với các bài đọc hiểu nói riêng, bộ môn ngữ văn nói chung
Chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Vận dụng sơ đồ tư duy vào việc
dạy học đọc hiểu văn bản Người lái đò sông Đà ở trường THPT” Với mong
muốn góp phần tìm ra một hình thức dạy học có sáng tạo, nhằm tạo ra những hiệu ứng học tập tốt cho HS khi học đọc hiểu văn bản văn học trong bộ môn
Ngữ văn ở nhà trường THPT
2 Lịch sử vấn đề
Sơ đồ tư duy hay còn gọi là bản đồ tư duy, lí thuyết và kĩ thuật tạo ra bản đồ tư duy xuất hiện trên thế giới vào những năm 1960 của thế kỉ XX do một giáo sư người Anh tên là Tony Buzan sáng lập và phát triển Sơ đồ tư duy
là một công cụ hỗ trợ tư duy hiện đại, một kỹ năng sử dụng bộ não rất mới
mẻ Đó là một kĩ thuật hình họa, một dạng sơ đồ, kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh, đường nét, màu sắc tương thích với cấu trúc, hoạt động và chức năng của
bộ não Cơ sở của kĩ thuật này là khả năng tưởng tượng và tìm thấy các mối liên hệ bên trong giữa các sự kiện, con người, đối tượng khác nhau rồi kết nối chúng lại như chúng vốn tồn tại trong thực tế cuộc sống
Về bản chất, sơ đồ tư duy là phương pháp nhận thức và trình bày vấn
đề trên một bình diện phẳng, dựa vào mối liên hệ có tính logic giữa các yếu tố cấu thành vấn đề, thay cho cách thức cũ chủ yếu theo trình tự thời gian Nó giúp chúng ta giải quyết mọi vấn đề một cách đồng bộ, toàn diện và hiệu quả hơn rất nhiều so với những phương pháp thông thường Từ năm 1975, Joyce
Trang 103
Wycoff đã kết hợp chặt chẽ với Buzan để phát triển sơ đồ tư duy thành một
công cụ đào tạo tư duy hiệu quả Trong cuốn “Ứng dụng bản đồ tư duy”
Wycoff đã đưa ra những hướng dẫn cụ thể trong hành trình khám phá khả năng bộ não, khám phá bản thân, đồng thời cung cấp những gợi mở thiết thực,
có thể áp dụng tức thì, giúp bạn ghi nhớ, quản lí, thuyết trình, lập kế hoạch trong cuộc sống cũng như trong công việc bằng cách lập bản đồ tư duy
Ở Việt Nam, SĐTD chỉ mới được biết đến trong vài năm trở lại đây
TS Trần Đình Châu và TS Đặng Thị Thu Thủy là hai tác giả đầu tiên tiến hành nghiên cứu và tìm cách đưa SĐTD vào trong giảng dạy ở Việt Nam TS Đặng Thị Thu Thủy đã có nhiều sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, về SĐTD và hiện nay đã được nhiều trường học áp dụng Chúng ta cũng có thể kể đến một số sáng kiến kinh nghiệm nghiên cứu và vận dụng SĐTD vào trong dạy học Ngữ văn có hiệu
quả như: Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy Văn học sử ở trường THPT Ngọc
Hồi của cô giáo Lê Thị Anh Nguyệt, Sử dụng bản đồ tư duy dạy học sinh cách tự học trong môn Ngữ văn THCS của giáo viên Trần Thị Thu Hiền, Sử dụng bản đồ tư duy vào dạy phần lí thuyết Tiếng Việt ở trường THPT của giáo
viên Lê Thị Nhung trường THPT Lê Viết Tạo
Căn cứ vào những công trình nghiên cứu trên cùng với việc tiếp thu những ý kiến đóng góp của nhiều người đi trước, chúng tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài: “Vận dụng sơ đồ tư duy vào việc dạy học đọc hiểu văn bản Người
Lái Đò Sông Đà ở trường THPT”
3 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này nhằm tìm ra một hình thức mới khi dạy bài
“Người lái đò sông Đà”, tạo ra sự sáng tạo, kích thích hứng thú học tập cho
HS nhằm đem lại hiệu quả cao cho việc dạy học bài này ở trường THPT
Trang 114
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, việc nghiên cứu các đề tài này phải hướng tới các nhiệm vụ sau:
- Tổng hợp các vấn đề lí thuyết về SĐTD và “Người lái đò sông Đà”
(Ngữ văn 12)
- Đề xuất cách vận dụng SĐTD khi dạy học đọc hiểu văn bản “Người
lái đò sông Đà” trong SGK Ngữ văn 12 (ban cơ bản)
- Thực nghiệm nhằm bước đầu đánh giá kết quả đề xuất
5 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là SĐTD trong giáo dục
6 Phạm vi nghiên cứu
Gắn với nội dung đề tài chúng tôi xác định khóa luận tập trung nghiên
cứu cách vận dụng SĐTD vào quá trình dạy học đọc hiểu văn bản Người lái
đò sông Đà, trong SGK Ngữ văn 12 (ban cơ bản)
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài để làm cơ sở như: các tài liệu hướng dẫn dạy học, các tài liệu về SĐTD và vận dụng SĐTD trong dạy học
7.2 Phương pháp điều tra khảo sát
Khảo sát, tìm hiểu thực tiễn việc xây dựng và vận dụng SĐTD trong thực tiễn dạy học ở trường THPT trong đó có môn Ngữ văn
7.3 Phương pháp thực nghiệm
Thông qua quá trình điều tra, khảo sát dựa vào đó tiến hành làm giáo án thực nghiệm Dùng giáo án thực nghiệm để lên lớp và đánh giá hiệu quả đạt được, ưu - nhược điểm khi vận dụng SĐTD vào bài dạy
8 Đóng góp
Khóa luận giúp người dạy thuận lợi hơn trong việc thiết kế bài học cho
HS theo hướng phát huy khả năng sáng tạo Đồng thời, chúng tôi muốn góp một phần nhỏ vào việc đổi mới phương pháp dạy học
Trang 125
Ngoài ra còn góp phần vào nâng cao chất lượng đọc hiểu văn bản văn học
trong nhà trường THPT nói chung và văn bản “Người lái đò sông Đà” nói riêng
9 Bố cục khóa luận
Bố cục khóa luận được triển khai làm 3 phần: mở đầu, nội dung và kết luận
Phần nội dung được chia thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc vận dụng sơ đồ tư
duy vào dạy học đọc hiểu văn bản “Người lái đò sông Đà”
Chương 2: Dạy học đọc hiểu văn bản “Người lái đò sông Đà” trong
sách giáo khoa Ngữ văn 12 có vận dụng sơ đồ tư duy
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Trang 136
NỘI DUNG Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY VÀO DẠY HỌC ĐỌC HIỂU
VĂN BẢN NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ
1.1 Cơ sở lí luận về sơ đồ tư duy trong dạy học
1.1.1 Tư duy và sự phát triển tư duy của con người
1.1.1.1 Giới thiệu chung về tư duy con người
Trong cuộc sống hàng ngày, mọi hoạt động của con người đều gắn với
tư duy Hoạt động nhận thức của con người được thể hiện qua quá trình trước khi bắt tay vào hoạt động thực tiễn cải tạo thế giới, mỗi cá nhân đều đã có sẵn
dự án trong đầu Dự tính đó được định hình bởi khả năng phân tích, suy nghĩ
và tư duy Trên cơ sở đó, con người dần dần phát hiện ra thao tác tư duy Nói một cách khác tư duy chính là căn cứ để con người xác định và thực hiện các hành động để chiếm lĩnh thế giới Bởi vậy tư duy là hoạt động chủ đạo của mỗi cá nhân Vậy tư duy là gì?
Tư duy là sản phẩm cao nhất của vật chất được tổ chức một cách đặc biệt - bộ não người Nhà triết học, nhà toán học nổi tiếng Rene Descarters
từng khẳng định: “Tôi tư duy, vậy tôi tồn tại” Bộ não người là yếu tố quyết
định đến tư duy của con người Bằng hàng loạt các thực nghiệm các nhà khoa học đã nhận thấy sự chuyên biệt hóa chức năng của các bán cầu não Bán cầu não trái có sở trường về ngôn ngữ, tính toán, phân tích và phán đoán; còn bán cầu não phải thiên về nắm bắt không gian, cảm thụ âm nhạc, nghệ thuật, óc thẩm mĩ, lòng say mê và sự sáng tạo Theo đó bán cầu não trái có thói quen phân tích từng bước còn bán cầu não phải có khuynh hướng phân tích trực quan, khái quát tổng thể vấn đề Nhiều chức năng ưu thế, ở mức độ cao cấp đều tập trung ở bán cầu não phải chứ không phải bán cầu não trái Bởi vậy
Trang 147
người ta luôn tìm cách kích thích não phải để hai bán cầu não có sự tương tác kích thích lẫn nhau đem đến cho con người khả năng to lớn Nghiên cứu về tư duy con người, các nhà khoa học đã tìm ra tư duy con người có những đặc điểm cơ bản sau:
Trước hết nói đến tư duy người ta nói đến tính “có vấn đề” của tư duy
Không phải trong bất kì hoàn cảnh nào tư duy cũng xuất hiện, tư duy chỉ xuất hiện khi gặp những hoàn cảnh, tình huống “có vấn đề” Khi đó, những hiểu biết sẵn có, những phương pháp thường dùng không đủ để giải quyết vấn đề thì con người phải tìm ra cách thức giải quyết mới, khi đó buộc con người
phải tư duy
Nhắc đến tư duy người ta nhắc đến một hoạt động có tính gián tiếp của
tư duy Đây được coi là một đặc trưng cơ bản của hoạt động tư duy Tư duy
con người không nhận thức thế giới một cách trực tiếp mà có khả năng nhận thức nó một cách gián tiếp Tính gián tiếp của tư duy được thể hiện trước hết
ở việc con người sử dụng ngôn ngữ để tư duy Nhờ có ngôn ngữ mà con người sử dụng các kết quả nhận thức (quy tắc, khái niệm, công thức, quy luật ) và kinh nghiệm của bản thân vào quá trình tư duy (phân tích, tổng hợp,
so sánh, khái quát ) để nhận thức được cái bên trong, bản chất của sự vật hiện tượng Điều đó được thể hiện qua hoạt động như: Khi muốn giải một bài toán thì trước hết ta cần phải biết được yêu cầu, nhiệm vụ của bài toán, nhớ lại các công thức, định lí ngoài ra còn có cả kinh nghiệm của bản thân chủ thể thông qua nhiều lần giải toán trước đó Tính gián tiếp của tư duy còn được thể hiện ở chỗ, trong quá trình tư duy con người sử dụng những công cụ, phương tiện (đồng hồ, nhiệt kế, máy móc ) để nhận thức đối tượng mà không thể trực tiếp tri giác chúng Ví dụ để biết đồ sôi của nước ta dùng nhiệt kế để đo Nhờ có tính gián tiếp mà tư duy con người được mở rộng không giới hạn khả năng nhận thức của con người, con người không chỉ phản ánh những gì diễn ra trong hiện tại mà còn phản ánh được cả quá khứ và tương lai
Trang 158
Một đặc trưng nữa của tư duy là tính trừu tượng và tính khái quát hóa
Khác với nhận thức cảm tính tư duy không phản ánh sự vật, hiện tượng một cách cụ thể và riêng lẻ mà trên cơ sở đó khái quát những sự vật hiện tượng có những thuộc tính bản chất chung thành một nhóm, một loại, một phạm trù Nói cách khác tư duy mang tính trừu tượng và khái quát Nhờ có đặc điểm này mà con người không chỉ giải quyết được những nhiệm vụ hiện tại mà còn
có thể giải quyết được những nhiệm vụ của tương lai, trong khi giải quyết nhiệm vụ cụ thể vẫn có thể sắp xếp nó vào một nhóm, một loại, một phạm trù
để có những quy tắc, những phương pháp giải quyết tương tự Ví dụ khi ta nói tới khái niệm “sách” thì ta không nói về một quyển sách cụ thể nào mà là sách
nói chung
Tư duy có mối quan hệ chặt chẽ với ngôn ngữ
Tư duy mang tính có vấn đề, tính gián tiếp, tính trừu tượng và khái quát là do
nó gắn chặt với ngôn ngữ Tư duy và ngôn ngữ có mối quan hệ mật thiết với nhau Nếu không có ngôn ngữ thì quá trình tư duy của con người không thể diễn ra được, đồng thời các sản phẩm của tư duy (khái niệm, phán đoán ) cũng không được chủ thể và người khác tiếp nhận
Cuối cùng, nói tới tư duy ta thấy nó có mối quan hệ mật thiết với nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính
Tư duy thường bắt đầu từ nhận thức cảm tính, trên cơ sở nhận thức cảm tính mà nảy sinh “tình huống có vấn đề” Nói cách khác nhận thức cảm tính là
cơ sở, là một bước để con người tư duy Nhận thức cảm tính là một khâu của mối liên hệ trực tiếp giữa tư duy với hiện thực, là chất liệu của những khái quát hiện thực theo nhóm, lớp, phạm trù mang tính quy luật trong quá trình tư duy Ngược lại, tư duy và những kết quả của nó ảnh hưởng mạnh mẽ và chi phối khả năng phản ánh của nhận thức cảm tính: làm cho khả năng của con người mang tính lựa chọn, nhạy bén hơn làm cho tri giác của con người mang tính lựa
Trang 169
chọn, tính ý nghĩa Mỗi hành động tư duy là một quá trình giải quyết một nhiệm vụ nào đó xảy ra trong hoạt động nhận thức hay trong hoạt động thực tiễn Tư duy nảy sinh khi con người nhận thức được tình huống và muốn biểu đạt tình huống đó Trong quá trình đó tư duy của con người luôn vận động và ngày càng sâu hơn Cũng bởi vậy, trong quá trình giáo dục GV cần chú ý tới việc phát triển tư duy cho HS và muốn phát triển tư duy chúng ta cần:
Đặt HS vào tình huống có vấn đề để kích thích tính tích cực của bản thân, độc lập sáng tạo khi giải quyết tình huống có vấn đề
Rèn luyện năng lực học tập, nâng cao nhận thức để phát triển khả năng
tư duy tốt chính xác
Tăng cường khả năng trừu tượng khái quát
Thường xuyên quan sát tìm hiểu thực tế, rèn luyện cảm giác, tính nhạy cảm, năng lực trí nhớ, nhằm nâng cao nhận thức cảm tính để sau đó rút ra nhận thức một cách lí tính, có khoa học
Trau dồi vốn ngôn ngữ vì ngôn ngữ là cái vỏ thể hiện tư duy và thông qua đó mới biểu đạt được tư duy của bản thân cũng như lĩnh hội được tư duy của người khác
1.1.1.2 Đặc điểm tư duy của học sinh trung học phổ thông
Do cấu trúc não bộ phức tạp và chức năng của não phát triển, do sự phát triển của quá trình nhận thức nói chung, do ảnh hưởng của hoạt động học tập mà hoạt động tư duy của học sinh THPT phát triển mạnh Các em có khả năng tư duy lí luận, tư duy trừu tượng một cách độc lập, sáng tạo hơn Năng lực phân tích, tổng hợp, so sánh trừu tượng hóa phát triển cao giúp các em có thể lĩnh hội mọi khái niệm phức tạp và trừu tượng Tư duy của các em nhất quán hơn, chặt chẽ hơn và có căn cứ hơn Đồng thời tính phê phán của tư duy cũng phát triển Các em có khả năng đánh giá và tự đánh giá nhiều mối quan
hệ, những sự vật hiện tượng xung quanh theo những thang giá trị đã được xác
Trang 17em HS Với nhận thức trên, chúng tôi cho rằng việc vận dụng SĐTD trong dạy học sẽ mang lại hiệu quả lợi ích thiết thực cho HS ở lứa tuổi này
1.1.2 Giới thiệu chung về sơ đồ tư duy
1.1.2.1 Sơ đồ tư duy - một phương tiện dạy học thiết thực
Khi nói về SĐTD các nhà khoa học đã đưa ra nhiều cách hiểu khác về SĐTD Có người cho rằng: SĐTD là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu,
mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức, bằng cách kết hợp sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực Hay SĐTD là sơ đồ nhằm trình bày một cách rõ ràng những ý tưởng mang tính kế hoạch hay kết quả làm việc của một cá nhân hay một nhóm về một chủ đề SĐTD có thể được viết trên bảng, trên giấy hay trên máy tính
Tuy có nhiều cách hiểu như vậy nhưng vẫn chưa thể hiện đầy đủ những đặc trưng cơ bản về phương tiện dạy học hiện đại này Trong khóa luận này,
Trang 1811
chúng tôi xác định: SĐTD là một hình thức ghi chép sử dụng màu sắc và hình ảnh, để mở rộng và đào sâu các ý tưởng Ở giữa bản đồ là một ý tưởng hay hình ảnh trung tâm Ý hay hình ảnh trung tâm này sẽ được phát triển bằng các nhánh tượng trưng cho những ý chính và đều được nối với ý trung tâm Những nhánh chính sẽ được phân thành những nhánh nhỏ nhằm nghiên cứu chủ đề ở mức độ sâu hơn Những nhánh nhỏ này lại tiếp tục được phân thành những nhánh nhỏ hơn, nhằm nghiên cứu vấn đề ở mức độ sâu hơn nữa Nhờ
sự kết nối giữa các nhánh, các ý tưởng cũng có sự liên kết dựa trên mối liên
hệ của bản thân các ý, điều này khiến SĐTD có thể bao quát được các ý tưởng
trên một phạm vi sâu rộng mà một bản liệt kê các ý tưởng thông thường
không thể làm được SĐTD là sản phẩm của hoạt động trí tuệ và nhận thức
cửa con người Nó gắn liền với sự hình thành và phát triển tư duy của con người thông qua bộ não Bộ não người không tư duy theo lối trình tự và tuần
tự mà theo cách lan tỏa như mọi hình dạng tự nhiên hệ tuần hoàn, hệ thần kinh trong cơ thể con người, các nhánh của thân cây và những đường gân trên chiếc lá Đây chính là cách tư duy của não Để tư duy hiệu quả, não cần có một công cụ có khả năng phản ánh dòng tư duy tự nhiên ấy - SĐTD SĐTD
có thể xem là công cụ tư duy mang tính tự nhiên, được phác thảo từ nguồn cảm hứng và tính hiệu quả của những cấu trúc tự nhiên này Đây là nguồn gốc, cơ sở ra đời của SĐTD
1.1.2.2 Cấu tạo và phân loại sơ đồ tư duy
Sơ đồ tư duy có cấu tạo như một cái cây nhỏ có nhiều nhánh lớn, nhỏ mọc xung quanh Ở vị trí trung tâm bản đồ là một hình ảnh hay một từ khóa
để thể hiện ý tưởng chủ đạo Ý trung tâm được nối với các nhánh lớn thể hiện các vấn đề liên quan đến ý tưởng chính Các nhánh lớn sẽ được phân thành nhiều nhánh nhỏ, rồi nhánh nhỏ hơn, nhánh nhỏ hơn nữa nhằm thể hiện chủ
đề ở mức độ sâu hơn Sự phân nhánh cứ thế tiếp tục và các kiến thức, hình
Trang 19Bước 1: Xác định từ khóa - đây là những từ quan trọng tập trung chủ
đề một cách cô đọng nhất nên phải ngắn gọn, xúc tích
Bước 2: Vẽ chủ đề trung tâm trên một mảnh giấy (nằm ngang) Chủ đề
trung tâm có thể là một hình ảnh, từ, cụm từ, kí hiệu, câu nói, thể hiện nội dung chủ đề
Bước 3: Vẽ thêm các nhánh cấp một tỏa ra từ chủ đề trung tâm Đây là
các ý chính làm rõ chủ đề Đây là những nhánh của SĐTD chúng sẽ giúp bạn liên kết các thông tin lại với nhau Khi vẽ vạch liên kết nên vẽ đường cong hơn là đường thẳng, màu sắc nổi bật vì chúng hấp dẫn hơn với mắt và dễ ghi nhớ hơn đối với não
Trang 2013
Bước 4: Vẽ thêm các nhánh cấp hai, cấp ba để thể hiện rõ hơn nội
dung của các nhánh trước Các nhánh phụ sẽ vẽ bằng nét nhỏ hơn để dễ phân biệt với các nhánh chính Có thể chú thích các từ ngữ cần thiết hoặc điền số thứ tự vào các nhánh nếu bạn muốn sắp xếp theo thứ tự quan trọng hoặc thứ
tự các nhánh phải xem nếu thông tin yêu cầu phải theo tuần tự Các nhánh tạo thành một cấu trúc các nút liên hệ chặt chẽ với nhau
Bước 5: Hoàn thiện SĐTD Ở bước này người viết có thể thêm các
hình ảnh giúp các ý quan trọng thêm nổi bật, thêm sức hấp dẫn cho SĐTD cũng như giúp chúng ta dễ ghi nhớ hơn
Có nhiều cách để phân loại SĐTD nhưng khi tùy thuộc vào mức độ tóm lược kiến thức thì SĐTD có thể được chia thành ba loại chính sau:
+ SĐTD theo đề cương là loại SĐTD mang lại cái nhìn tổng quát về
toàn bộ môn học
+ SĐTD theo chương là loại SĐTD có thể cụ thể hóa những kiến thức
mà ta phải học trong từng chương
+ SĐTD theo đoạn văn Với loại sơ đồ này cần lưu ý, có thể vẽ SĐTD
cho từng đoạn văn nhỏ trong SGK để tóm tắt nội dung chính của đoạn văn
Hiệu quả mà SĐTD mang lại vô cùng lớn, bằng chứng là hơn 250 triệu người trên thế giới đang sử dụng nó có hiệu quả, nó được sử dụng trong các công ty lớn, phục vụ trong kinh doanh Trong giáo dục, SĐTD đã và đang khẳng định giá trị của nó Có thể tin rằng, đây là phương tiện hiện đại có thể đáp ứng nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng sáng tạo, giảm bớt
áp lực học tập cho HS bởi các tính năng: SĐTD giúp bạn tiết kiệm thời gian
vì nó chỉ tận dụng các từ khóa Hơn nữa, SĐTD giúp tận dụng được các nguyên tắc ghi nhớ siêu đẳng Không chỉ có vậy, SĐTD sử dụng hai bán cầu não cùng lúc, mỗi bên não sẽ đồng thời hỗ trợ bên kia theo cách mang lại tiềm năng sáng tạo vô tận và củng cố thêm khả năng của bạn trong việc tạo ra các
Trang 2114
liên tưởng rộng lớn hơn Điều này dẫn đến sự bùng nổ lớn hơn về năng lực, trí tuệ của HS, SĐTD mô phỏng các quá trình sáng tạo, tư duy và nhớ
1.1.2.3 Ý nghĩa của việc vận dụng sơ đồ tư duy trong giáo dục
Chúng ta biết rằng việc rèn luyện phương pháp học tập cho HS không chỉ đơn thuần là một phương thức GV sử dụng để nâng cao hiệu quả học tập
mà còn là điều kiện để hiện thực hóa mục tiêu dạy học Lịch sử phát triển giáo dục cho thấy các phương pháp cũ không phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS dẫn đến cách học tập thụ động, thiên về ghi nhớ, ít chịu suy nghĩ, cho nên đã hạn chế chất lượng, hiệu quả dạy và học, không đáp ứng yêu cầu phát triển năng động của xã hội Do vậy việc vận dụng SĐTD trong quá trình dạy - học là điều cần thiết, sẽ giúp các em có một cách học tốt, phát huy được tính độc lập, chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy, SĐTD giúp chúng ta tư duy nhiều chiều Đó là một công cụ giúp học tập hiệu quả thông qua việc vận dụng não phải, não trái giúp người học tiếp thu bài học nhanh hơn, hiểu bài kĩ hơn và nhớ được nhiều chi tiết hơn Từ đó, ta thấy vận dụng SĐTD trong việc dạy học sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực như: giúp nắm kiến thức một cách tổng quát mà logic mạch lạc, tiết kiệm thời gian công sức, ghi nhớ nhanh, lâu và sâu kiến thức hơn, kích thích óc sáng tạo cũng như khơi dậy khiếu hội họa Đối với việc dạy học văn bản văn học sẽ giúp HS chiếm lĩnh bài học một cách tổng thể HS sẽ hình dung văn bản văn học bằng
cả ngôn từ lẫn hình ảnh, xác định các phần, bố cục, hệ thống ý rõ ràng đầy đủ Khi nhìn vào sơ đồ, HS có thể nắm được nội dung bài học đồng thời có thể xác định được đâu là ý chính, đâu là ý phụ một cách rõ ràng và từ đó lên kế hoạch học tập hiệu quả
Trang 2215
1.2 Cơ sở thực tiễn của việc vận dụng sơ đồ tư duy vào dạy học đọc hiểu
văn bản Người lái đò sông Đà
1.2.1 Điều tra, thăm dò ý kiến và dự giờ giáo viên
Việc điều tra, thăm dò ý kiến GV được thực hiện với 10 GV và với 5 câu hỏi Qua việc thống kê, chúng tôi có kết quả như sau:
Câu 1: Phương pháp dạy học mà các thầy cô hay sử dụng nhiều là?
Câu 2: Theo thầy cô có thể vận dụng SĐTD vào dạy đọc hiểu văn bản
Người lái đò sông Đà nói riêng và phân môn đọc hiểu được không?
Câu 5: Ưu điểm khi vận dụng phương tiện này?
Có thể sử dụng ở mọi điều kiện 4/10
Trang 2316
Từ kết quả trên chúng tôi rút ra một số nhận xét sau:
Một thực tế trong quá trình dạy học của GV, các phương tiện dạy học vẫn chưa được vận dụng nhiều Vận dụng SĐTD vào dạy học là một cách dạy học mới Nhiều GV đã có những nhận xét tốt về phương tiện này Họ đánh giá phương tiện này mang lại hiệu quả tốt và ưu điểm của nó là dễ dàng ghi nhớ - việc cần thiết trong học tập của HS, hơn nữa nó còn rất dễ sử dụng Vì vậy việc áp dụng phương tiện này vào dạy học đọc hiểu hoàn toàn khả thi, giúp cải thiện giờ học với lượng kiến thức lớn, giúp tư duy của học sinh nhanh nhạy, ghi nhớ hơn
1.2.2 Điều tra thăm dò ý kiến học sinh
Chúng tôi đã điều tra, lấy ý kiến của 90 HS lớp 12 trường THPT Sơn Dương với 5 câu hỏi Kết quả điều tra như sau:
Đa số HS có thái độ không thích học văn, phân môn đọc hiểu cũng không nằm ngoài xu thế đó Chỉ có 27,8% số HS được hỏi cho biết các em thích thú với giờ học của môn Ngữ văn Những con số còn lại cho thấy thực
tế không khả quan Số lượng HS nhàm chán, không hào hứng cao (55,5%), số còn lại học vì đây là môn học bắt buộc Có 30% HS cho biết thầy cô vận dụng SĐTD - một phương tiện mới trong dạy học, và kết hợp với các phương pháp dạy học như là hỏi đáp (28,9%), phân tích ví dụ (33,3%) còn lại là các phương pháp khác Vì vậy, khơi gợi lại hứng thú đối với môn Văn nói chung
và các phân môn của nó nói riêng là điều cần thiết Việc đổi mới phương pháp giảng dạy rất quan trọng để kéo HS về với môn học
Vận dụng SĐTD trong dạy học là một biện pháp khả quan Đây là phương pháp đã được học sinh biết đến, làm quen và bước đầu sử dụng nó và
có tới 38,9% HS đã quen thuộc với nó Đây là tiền đề tốt để sử dụng phương tiện vào dạy học Tuy nhiên, việc vận dụng phương tiện này cho hiệu quả trong suốt quá trình học tập thì vẫn chưa áp dụng được mà chủ yếu để hệ thống kiến thức cũ (66,6%)
Trang 2417
Như vậy, GV có thể vận dụng được những ưu điểm của SĐTD và nền tảng các em đã làm quen với nó để vận dụng hiệu quả SĐTD trong dạy học và hướng dẫn các em học bài một cách khoa học, phát huy hết lợi thế của SĐTD
Tiểu kết chương 1
Việc phát triển tư duy cho HS luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu của người công tác giáo dục Thông qua việc tìm hiểu cơ sở lí luận và
thực trạng văn bản Người lái đò sông Đà ở Trường THPT Sơn Dương chúng
tôi có những căn cứ khoa học và thực tiễn nhằm xác định những định hướng
cho việc thiết kế tiến trình tổ chức quá trình dạy học văn bản “Người lái đò
sông Đà” Trên cơ sở đó, chúng tôi tiến hành thiết kế dạy học văn bản
“Người lái đò sông Đà” có vận dụng SĐTD
Trang 2518
Chương 2
DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ TRONG
SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 12 CÓ VẬN DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY
2.1 Vị trí của văn bản “Người lái đò sông Đà” trong sách giáo khoa Ngữ
văn 12
Văn bản “Người lái đò sông Đà” có vị trí quan trọng trong SGK Ngữ
văn 12 Thông qua những đơn vị kiến thức trong bài thấy được dưới ngòi bút Nguyễn Tuân, sông Đà hiện lên như một nhân vật sống động, có cá tính, có tính cách: vừa hung bạo vừa trữ tình, vừa dữ dội vừa đầy chất thơ HS có thể
biết được thực tiễn cuộc sống mới ở vùng cao cùng “thứ vàng mười đã qua
thử lửa” ở những con người lao động đồng thời HS cũng sẽ biết thêm về
phong cách nghệ thuật tài hoa, uyên bác của Nguyễn Tuân
2.2 Nội dung văn bản Người lái đò sông Đà
Văn bản “Người lái đò sông Đà” trong sách Ngữ văn 12 được dạy
trong hai tiết, số tiết dạy theo phân phối chương trình là tiết 47 và 48 Với bố cục bài dạy như vậy, SGK Ngữ văn đã triển khai như sau:
Ở tiết một, SGK giới thiệu những thông tin cơ bản về tác giả Nguyễn Tuân,
xuất xứ tác phẩm “Người lái đò sông Đà” và hình tượng con sông Đà hung bạo
trong tác phẩm Còn ở tiết hai, SGK tập trung trình bày tiếp về hình ảnh con sông
Đà trữ tình và hình tượng người lái đò sông Đà Ở cuối SGK có triển khai hệ thống bài tập nhằm củng cố kiến thức cũng như rèn kĩ năng làm bài cho HS
Tiết một của bài “Người lái đò sông Đà” chúng ta đi tìm hiểu về tác
giả, tác phẩm và hình tượng con sông Đà hung bạo, trước tiên chúng ta đi tìm hiểu về tác giả, tác phẩm:
Nguyễn Tuân sinh năm 1910 mất năm 1987, quê ở Hà Nội, là con của một gia đình công chức Thời niên thiếu ông được đi nhiều nơi, tham gia
Trang 2619
kháng chiến chống Pháp, từng làm thư kí nhà máy đèn Năm 1930, ông bắt đầu viết văn, làm báo Năm 1937 ông chuyên tâm viết văn Các tác phẩm tiêu
biểu: Vang bóng một thời; Một chuyến đi
“Người lái đò sông Đà” là một trong những áng văn đặc sắc nhất của
tập Sông Đà được Nguyễn Tuân viết tại Điện Biên từ tháng 10 năm 1958,
hoàn thành tại Hà Nội tháng 4 năm 1960 Tác phẩm là kết quả chuyến đi thực
tế của Nguyễn Tuân lên Tây Bắc năm 1958
Sông Đà nói chung và “Người lái đò sông Đà” nói riêng tiêu biểu cho
phong cách nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Tuân: uyên bác, tài hoa, không quản nhọc nhằn để cố gắng khai thác kho cảm giác và liên tưởng phong phú, bộn bề, nhằm tìm cho ra những chữ nghĩa chính xác nhất, có khả năng làm lay động người đọc nhiều nhất
2.2.1 Ý nghĩa nhan đề
“Người lái đò sông Đà” chính là thứ vàng mười đã qua thử lửa ở những
con người lao động, chiến đấu trên vùng núi sông thơ mộng, thể hiện quan niệm mới về người anh hùng không chỉ xuất hiện trên chiến trường mà còn xuất hiện trong cuộc sống lao động hàng ngày, trong cuộc chiến với thiên nhiên dành lại sự sống Đồng thời cũng cho người đọc cái nhìn mới về người nghệ sĩ, người nghệ sĩ không chỉ làm công tác trong nghệ thuật mà còn là người có tài có tâm huyết trong nghề nghiệp
2.2.2 Lời đề từ
“Đẹp vậy thay tiếng hát trên dòng sông” (Wladyslaw Broniewski), nhà
văn đã mượn câu thơ mang cấu trúc cảm thán để bộc lộ những xúc cảm đang trào dâng mãnh liệt trong lòng Tiếng hát trên dòng sông có thể là tiếng hát của những người chèo đò, kéo thuyền, vượt thác, tiếng hát thể hiên tâm hồn lạc quan, yêu đời, yêu thiên nhiên và cuộc sống lao động của con người Tây Bắc; cũng có thể hiểu là tiếng hát say mê, phấn khích đầy ngưỡng mộ của nhà
Trang 2720
văn trước vẻ đẹp của dòng sông Lời đề từ do đó đã thể hiện cảm hứng chủ đạo của tùy bút, đó là tình yêu đắm say, tha thiết của nhà văn với thiên nhiên
và con người trên dòng sông Đà “Chúng thủy giai đông tẩu - Đà giang độc
bắc lưu” (Nguyễn Quang Bích), hai câu thơ chữ Hán đã đề cập tới một nét
độc đáo của sông Đà khi mọi dòng sông đều chảy về hướng đông, chỉ có sông
Đà một mình chảy theo hướng bắc - đó cũng là đặc điểm khơi gợi hứng thú khám phá và chiêm ngưỡng của một nhà văn suốt đời kiếm tìm cái đẹp và sự độc đáo Nhưng khi mượn câu thơ xưa làm lời đề từ, có lẽ Nguyễn Tuân không chỉ nhắc tới sự ngược ngạo của dòng sông mà còn nhằm khẳng định cá tính đọc đáo của mình trong dòng sông vân chương, đó là văn phong đầy sáng tạo của một nhà văn có ý thức sâu sắc về cái tôi cá nhân, về bản ngã, về cá tính riêng trong sáng tạo nghệ thuật
Lời đề từ được dẫn từ câu thơ của nhà cách mạng Ba Lan và Nguyễn Quang Bích Hai tác giả có chung một niềm cảm hứng: Ngợi ca vẻ đẹp của quê hương, đất nước Nguyễn Tuân đã dùng hai câu thơ của hai tác giả lớn để làm lời đề từ cho tác phẩm của mình như muốn khẳng định, vẻ đẹp của dòng sông Đà và tất cả những gì liên quan tới dòng sông luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho những ai ngắm nhìn dòng sông đặc biệt này Hay nói cách khác, dòng sông Đà có sức mê hoặc tất cả những tâm hồn nghệ sĩ
2.2.3 Hình tượng sông Đà
Sông Đà là bài ca về thiên nhiên Tây Bắc, hình tượng sông Đà được
nhà văn xây dựng thành một “nhân vật” có mặt suốt từ đầu đến cuối thiên tùy bút, tạo nên giá trị độc đáo của tác phẩm này Dưới ngòi bút tài hoa và uyên bác của Nguyễn Tuân, sông Đà không còn là một con sông vô tri, vô giác, mà
là một “nhân vật” có cá tính, có tâm trạng, có hoạt động thật phong phú và phức tạp Tác giả đã nhận xét khái quát: đây chính là con sông Tây Bắc hung bạo và trữ tình Hai đặc điểm hung bạo và trữ tình này được thể hiện trong tùy bút Người lái đò Sông Đà của nhà văn Nguyễn Tuân
Trang 2821
2.2.3.1 Dòng sông hung bạo
Lúc hung bạo, sông Đà có diện mạo và tâm địa như kẻ thù số một của con người Dòng sông như một con quái thú khổng lồ khôn ngoan mưu trí, nham hiểm và hung ác luôn khiêu khích, thách thức, chế nhạo con người Cái hung bạo của sông Đà không chỉ ở những con thác, mà còn ở những quang cảnh hùng vĩ với vẻ huyền bí, hoang sơ của dòng sông chảy giữa điệp trùng rừng núi Tây Bắc Như một nhà quay phim lão luyện, vừa cho người xem thấy bao quát khung cảnh sông Đà, thỉnh thoảng tác giả lại dừng lại, cho khán giả những pha cận cảnh thật tiêu biểu về sự hung dữ của con sông này Vẻ đẹp hiểm trở, nguy hiểm của
sông Đà được tác giả viết “đá bờ sông, dựng vách thành, mặt sông chỗ ấy chỉ
đúng lúc giờ ngọ mới có mặt trời Có vách đá thành chẹt lòng sông Đà như một cái yết hầu Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách Có quãng con nai con hổ vọt từ bờ này qua bờ kia” [11, tr.186] Chỉ với vài chi tiết phác
họa dòng sông Đà hiện lên với nhiều phức tạp, khó khắn, nguy hiểm khôn lường
Tác giả đã diễn tả cảm xúc khi đi qua đoạn sông này “ngồi trong khoang đò qua
quãng ấy đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện” [11, tr.186] Sông Đà đẹp, nhưng đẹp vẻ đẹp hùng vĩ,
hoang dại và nguy hiểm
Nguyễn Tuân miêu tả sự hùng vĩ, hung dữ đó “quãng mặt nghềnh Hát
Loóng, dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò Sông
Đà nào tóm được qua đấy” “quãng Tà Mường Vát phía dưới Sơn La Trên sông bỗng có nhũng cái hút nước giống như cái giếng bê tông thả xuống sông
để chuẩn bị làm móng cầu Nước ở đây thở và kêu như của cống cái bị sặc Trên mặt cái hút xoáy tít đáy, cũng đang quay lừ lừ những cánh quạ đàn”
[11, tr.186] Chưa hết, cái hút nước xoáy còn dẫn trí tưởng tượng của Nguyễn
Trang 2922
Tuân đến một trường liên tưởng khác của điện ảnh để truyền cảm hứng vừa
lạ, vừa rùng rợn, sợ hãi cho người đọc Nhà văn tưởng tượng ra một anh bạn quay phim ngồi vào chiếc thuyền thúng để hút nước hút cả người cả máy
xuống tận đáy, từ đó anh ta “lia máy quay ngược lên vách thành hút nước mà
thu cảnh Cảnh nước sông xanh ve một áng thủy tinh khối đúc dày, khối pha
lê xanh như sắp vỡ tan ụp vào cả máy cả người” [11, tr.187] Rồi cảm giác
rùng rợn ấy truyền sang cho cả người xem, khiến người xem phải “ghì chặt
lấy ghế ngồi như ghì lấy chiếc lá rừng bị vứt vào một cái cốc pha lê khổng lồ” Những câu văn viết ra không chỉ để khoe tài mà Nguyễn Tuân muốn thể
hiện hết mình, muốn khai thác tới kì cùng cái nguồn thẩm mĩ vốn có của sông
Đà để dâng tặng người đọc chiêm ngưỡng con sông qua nhiều cảm giác kì thú Nhà văn thả sức mình lật xoay, ngắm nghía một dáng sông, mượn ngôn ngữ của tất cả các ngành nghệ thuật khác để soi chiếu, bất chợt tung ra những tưởng tượng lạ kì khiến người đọc phải xuýt xoa thán phục
Khi tiếng thác réo, người đọc có cảm tưởng như đang đứng trước sông
Đà hùng vĩ chiêm ngưỡng vẻ đẹp khó cưỡng đó “Như là oán trách gì, rồi lại
như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu, rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng” [11,tr.187] Nguyễn Tuân sử dụng hàng loạt
biện pháp tu từ để miêu tả âm thanh của thác nước sông Đà vừa như kẻ điên cuồng, lồng lộn dữ dội biết gầm, réo, trách móc, van xin, lại vừa như một đàn trâu mộng đang bị lửa đốt điên cuồng, khí phách Nhà văn đã làm thức dậy cả một thế giới thiên nhiên man dại đang ở đỉnh điểm của sự dữ dội Ông phải là người rất am hiểu về âm nhạc thì mới có cách phối hợp giữa âm thanh và hình ảnh một cách tài tình như thế, làm nổi bật lên sự khủng khiếp của thác nước sông Đà đem cảm giác đầy hiếu kì cho bạn đọc Những câu văn với giọng
Trang 30tử, có phòng tuyến trước, sau; biết dụ, biết lừa, biết đánh, đá, hỏi, thách thức, reo hò vang dậy uy hiếp con người Dòng sông hung bạo hình thành ba thạch trận, người lái đò muốn vượt qua dòng chảy này thì phải vượt qua ba trận chiến hiểm trở, táo bạo Với giọng văn dồn dập, tác giả kéo người đọc vào
hành trình vượt thác với ông lái đò Trận thứ nhất “mặt nước hò la vang dậy
quanh mình, ùa vào mà bẻ gãy cán chèo Sóng nước như thể quân liều mạng vào sát nách” [11, tr.188] Sang đến trận thứ hai “tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền vào, và cửa sinh lại bố trí lệch qua bên phía bờ hữu ngạn” Sang đến trận thứ ba dường như ít cửa hơn nhưng lại quyết liệt và
mãnh liệt hơn Sông Đà hiện lên không khác nào một con thủy quái đang đòi nuốt chửng người lái đò và chiếc thuyền bất cứ lúc nào có thể Con sông chính là kẻ thù số một của người lái đò với tất cả những đặc tính nham hiểm
và thâm độc nhất Hình ảnh trùng vi thạch trận thể hiện rõ nét cá tính của dòng sông: lúc ngông nghênh, lúc dữ dội, lúc trầm tĩnh, lúc mạnh mẽ đầy khí thế Nhưng cuối cùng sông Đà vẫn bị thu phục bởi con người, sông Đà khẳng định vẻ đẹp của con người - chất vàng mười đã qua thử lửa Vẻ đẹp của ông lái đò tiêu biểu cho vẻ đẹp của người dân lao động vùng Tây Bắc Tổ quốc
Cả đoạn văn dài mà đặc sắc, Nguyễn Tuân soi chiếu đối tượng ở nhiều phương diện, mang đến cho người đọc lượng thông tin phong phú, chính xác
Trang 3124
và thú vị Sử dụng thủ pháp của nhiều ngành nghệ thuật như hội họa, âm nhạc, điện ảnh, điêu khắc, Huy động kiến thức của nhiều lĩnh vực khác nhau: địa lí, lịch sử, võ thuật, quân sự Ngôn ngữ sống động giàu giá trị tạo hình, phóng túng mà không tùy tiện, sáng tạo những hình ảnh mới lạ độc đáo, những câu văn linh hoạt biến hóa, trùng điệp giàu chất nhạc, chất thơ, chất họa Tất cả được hình thành từ những quan sát cụ thể, tinh tế và độc đáo của tay bút bậc thầy
2.2.3.2 Dòng sông thơ mộng, trữ tình
Khi viết về vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của dòng sông Đà, nhà văn cũng
dồn hết tâm huyết, dụng công tìm tòi khó nhọc để mang đến cho người đọc sự hiểu biết phong phú về một con sông, về một vùng đất giàu giá trị “vàng” - Tây Bắc với những trang văn dạt dào cảm xúc Đây là những đoạn không có thác, ghềnh, đá, con sông trở nên mềm mại, hiền hòa, duyên dáng như một thiếu nữ, như một cố nhân gợi nhớ gợi thương, lung linh huyền ảo như dòng sông cổ tích.Vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng của sông Đà được tác giả quan sát và miêu tả ở nhiều góc độ, điểm nhìn, không gian và thời gian khác nhau Quan sát từ trên cao, sông Đà có dòng chảy uốn lượn, con sông như mái tóc người
thiếu nữ Tây Bắc kiều diễm Sông Đà “tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ
tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt hương xuân”[11,tr.191]
Cách so sánh tài hoa, nhà văn đem đến cho người đọc một cảm nhận thơ mộng, tinh tế về con sông đẹp, mềm mại như mái tóc của một mĩ nữ Một câu văn dài, dài như dòng sông, một bức tranh thủy mặc cứ vương vấn mãi trong tâm hồn người đọc Quan sát cận cảnh, con sông được nhìn ở mọi không gian, thời gian, trải qua bốn mùa xuân - hạ - thu - đông Nước sông Đà biến đổi
theo mùa, mỗi mùa có một vẻ đẹp riêng: mùa xuân “dòng xanh ngọc bích”, mùa thu “lừ lừ chín đỏ” Những chi tiết miêu tả của tác giả gợi lên một liên
Trang 3225
tưởng thú vị: giữa khung cảnh ngày xuân thơ mộng của thiên nhiên Tây Bắc, sông Đà hiện lên như một mĩ nhân tràn đầy xuân sắc, một thiếu nữ đương độ xuân thì
Sau chuyến đi rừng dài ngày, từ bờ sông, tác giả đã thấy sông Đà gợi
cảm “như một cố nhân” Nhìn mặt nước sông Đà thấy “loang loáng như trẻ
con nghịch chiếu gương vào mắt mình rồi bỏ chạy” Đó là “màu nắng tháng
ba Đường thi”, cùng với hình ảnh bờ sông Đà, bãi sông Đà đầy những
“chuồn chuồn bươm bướm” tạo nên một cảnh sắc hấp dẫn Nhà văn đã bộc lộ
cảm xúc khi so sánh “Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan
sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng” [11,tr.191]
Ven sông êm ả, lặng tờ, một vẻ đẹp thấm đẫm chất thơ “Thuyền tôi trôi
trên sông Đà Cảnh ven sông Đà ở đây lặng tờ Hình như từ đời Lí, đời Trần, đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi” [11, tr.191] Sự yên
lặng đến tột cùng, đó là đặc tính của dòng sông Đà ở quãng trung lưu này Con sông mang trong mình cả nét cổ kính thiêng liêng của hồn thiêng sông núi từ ngàn xưa
Cảnh đôi bờ thật kì thú, thiên nhiên trong trẻo, hoang sơ, khi đi trên thuyền tác giả thấy cảnh vật hai bên bờ sông Đà vừa hoang sơ vừa nhuốm màu
cổ tích trù phú, tràn trề nhựa sống Ven sông có những nương ngô “nhú lên
mấy lá ngô non đầu mùa”“Cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm Bờ sông hoang dại như một
bờ tiền sử Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa” [11, tr.191]
Vừa vượt qua những ghềnh thác sông Đà, ai nghĩ rằng sông Đà lại có một quãng sông lặng tờ đến vậy? Vậy mà điều đó lại đang hiện hữu Đến quãng sông này, sông Đà như một dòng sông vắt qua thời gian, một chứng nhân im lặng đang âm thầm đóng góp vẻ đẹp của mình cho đất trời Nhà văn
đã để cho dòng cảm xúc dào dạt thốt lên thành lời đối thoại im lặng với thiên
Trang 3326
nhiên, bờ bãi ven sông Dường như con người muốn hòa vào cảnh vật để chiêm ngưỡng vẻ đẹp đầy sức quấn hút của dòng sông Bờ sông lúc này như biến thành một bờ cổ tích Giữa con người và thiên nhiên có một mối chan
hòa, giao cảm và đồng điệu tuyệt vời “Con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung
khỏi áng có sương, chăm chăm nhìn tôi lừ lừ trôi trên một mũi đò Hươu vểnh tai, nhìn tôi không chớp mắt mà như hỏi tôi bằng cái tiếng nói riêng của con vật lành: “Hỡi ông khách Sông Đà, có phải ông cũng vừa nghe thấy một tiếng còi sương?” Đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc rơi thoi Tiếng cá đập nước sông đuổi mất đàn hươu vụt biến” [11, tr.192] Cuộc
đối thoại tưởng tượng của nhà văn khiến cho thiên nhiên hiện hình với tất cả
vè hoang sơ của nó, dường như nằm ngoài những biến động, âm thanh của cuộc sống con người Có lẽ ở nơi ấy, chỉ có thiên nhiên làm chủ vẻ đẹp của chính mình và con người chỉ đóng vai trò là một “ông khách” thưởng ngoạn cái đẹp Giữa con người và thiên nhiên có một mối quan hệ hòa hợp, Thân thiện Mọi chuyển động dường như đều có gắng để không làm ảnh hưởng đến cái dòng chảy tĩnh lặng như đến từ thời tiền sử ấy Quá khứ và hiện tại đan xen khẳng định vẻ đẹp bất biến trải dài theo thời gian
Ngòi bút và ngôn ngữ của Nguyễn Tuân tràn đầy âu yếm và nâng niu Mỗi dòng mỗi chữ đều quyện chặt tình yêu với con sông thể hiện sinh động qua biện pháp nhân hóa Màu sắc và hình ảnh hiện lên đẹp như một bức tranh Nhà văn đã khiến cho bức tranh ấy mang một vẻ đẹp hoàn hảo, độc đáo và đầy ấn tượng Có dòng sông, có nước sông, có cảnh vật hai bên bờ sông nhưng đó phải là con sông như một áng tóc trữ tình, bờ sông như một bờ tiên
sử, như một nỗi niềm cổ tích ngày xưa Không phải là hươu mà phải là “con
hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung” và cá thì “bụng trắng như bạc rơi thoi”
Sông Đà đẹp Đó là điều không ai phủ nhận Nhưng với Nguyễn Tuân, dòng sông mang vẻ đẹp hoàn mĩ Nó không chỉ đơn giản là một dòng sông chảy