Để thực hiện được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
- -
DƯƠNG THỊ THƯƠNG
VẬN DỤNG KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC VÀO DẠY HỌC ĐỌC HIỂU NHÂN VẬT MỊ TRONG VĂN BẢN “VỢ CHỒNG A PHỦ” (TÔ HOÀI)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Ngữ văn
Người hướng dẫn khoa học
TH.S TRẦN HẠNH PHƯƠNG
Hà Nội - 2017
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành khóa luận này tôi xin trân thành cảm ơn các thầy cô trong
tổ Phương pháp dạy học Ngữ văn - Khoa Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm
Hà Nội 2 đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới ThS Trần Hạnh Phương đã trực tiếp hướng dẫn và quan tâm giúp đỡ tôi trong xuốt thời gian thực hiện khóa luận này
Xin trân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2017
Người thực hiện
Dương Thị Thương
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận này là công trình nghiên cứu của riêng tôi với sự hướng dẫn, chỉ bảo của ThS Trần Hạnh Phương và các thầy cô trong tổ Phương pháp dạy học Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Đề tài này chưa được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác
Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2017
Người thực hiện
Dương Thị Thương
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 2
3 Mục đích nghiên cứu 3
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
5 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3
6 Phương pháp nghiên cứu 3
7 Bố cục của khóa luận 3
NỘI DUNG 5
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG 5
1.1 Những vấn đề lí luận chung 5
1.1.1 Vấn đề tiếp nhận văn học 5
1.1.1.1 Khái niệm 5
1.1.1.2 Đặc trưng của tiếp nhận văn học 6
1.1.1.3 Bạn đọc với vấn đề tiếp nhận văn học 9
1.1.2 Vấn đề dạy học đọc hiểu 10
1.1.2.1 Khái niệm đọc hiểu 10
1.1.2.2 Chức năng của dạy học đọc hiểu 11
1.1.2.3 Mô hình của dạy học đọc hiểu trong nhà trường phổ thông 13
1.1.3 Dạy học tích cực 14
1.1.3.1 Khái niệm 14
1.1.3.2 Đặc trưng của dạy học tích cực 15
1.1.3.3 Các kĩ thuật tổ chức dạy học tích cực 18
CHƯƠNG 2 TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC ĐỌC HIỂU NHÂN VẬT MỊ TRONG VĂN BẢN “VỢ CHỒNG A PHỦ” (TÔ HOÀI) 23
2.1 Kĩ thuật động não 23
Trang 62.1.1 Mục đích 23
2.1.2 Thời gian tiến hành 5 phút 23
2.1.3 Các yêu cầu 23
2.1.4 Các bước thực hiện 23
2.2 Kĩ thuật khăn phủ bàn 25
2.2.1 Mục đích 25
2.2.2 Thời gian tiến hành 10 phút 25
2.2.3 Các yêu cầu 25
2.2.4 Các bước thực hiện 25
2.3 Kĩ thuật sơ đồ tư duy 30
2.3.1 Mục đích 30
2.3.2 Thời gian tiến hành 20 phút 30
2.3.3 Những yêu cầu 30
2.3.4 Các bước thực hiện 30
CHƯƠNG 3 GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM 36
I Mục tiêu cần đạt……… 35
II Chuẩn bị……… 36
III Tổ chức hoạt động dạy học……… 36
KẾT LUẬN 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học - từ chỗ quan tâm tới việc học sinh học được gì đến chỗ quan tâm tới việc học sinh học được cái gì qua việc học Đồng thời nhằm phát huy tính chủ động tích cực của người học Để thực hiện được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất, đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, coi trọng kiểm tra đánh giá kết quả học tập với kiểm tra, đánh giá trong quá trình học tập để có tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động dạy học và giáo dục Trước bối cảnh đó việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo theo định hướng phát triển năng lực của người học là cần thiết
Xuất phát từ mô hình dạy học lấy học sinh làm trung tâm, coi trọng và
đề cao ý thức chủ thể của học sinh GS Trần Đình Sử đã khẳng định trong bài viết đăng trên Báo Văn nghệ Hội nhà văn Việt Nam: “Trong giờ học, học sinh phải tự mình đọc, tự mình phán đoán, tự mình nêu câu hỏi…”, “trở về với văn bản chính là để kích thích cho học sinh hoạt động và chỉ thông qua hoạt động thì học sinh mới có dịp trưởng thành” Đây là những quan điểm sư phạm khoa học và đúng đắn đối với việc tiếp cận môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông Để thực hiện điều đó người giáo viên phải biết cách tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học dựa trên các kĩ thuật dạy học tích cực
“Vợ chồng A Phủ” là tác phẩm tự sự của nhà văn Tô Hoài được đưa vào chương trình Ngữ văn THPT Chọn đề tài “Vận dụng kĩ thuật dạy học tích
Trang 8cực vào dạy học đọc hiểu nhân vật Mị trong văn bản “Vợ chồng A Phủ” (Tô Hoài)” với đề tài này người viết mong muốn nâng cao năng lực đọc hiểu văn bản văn học cho HS
2 Lịch sử vấn đề
Văn bản “Vợ chồng A Phủ” (Tô Hoài) là một trong số những văn bản trọng tâm nằm trong chương trình SGK Ngữ văn 12 THPT Khi đi tìm hiểu chúng tôi nhận thấy đã có nhiều những công trình khoa học của các nhà nghiên cứu đi sâu tìm hiểu văn bản trên nhiều phương diện như:
GS Hoàng Ngọc Hiến trong cuốn “Năm bài giảng về thể loại”, “Văn học - học văn” đã trình bày về các loại văn học như: truyện ngắn, tiểu thuyết,
kí, và bước đầu ông đã đưa ra vấn đề phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại Thiết kế bài giảng Ngữ văn 12 tập 2, NXB Hà Nội do tác giả Nguyễn Văn Đường chủ biên năm 2008, thiết kế dạy học Ngữ văn 12, Nxb Giáo dục năm 2008 do tác giả Lưu Đức Hạnh chủ biên…
Luận văn tốt nghiệp đại học của sinh viên Nguyễn Thị Mai năm 2014 với đề tài “Dạy đọc - hiểu văn bản “Vợ chồng A Phủ” (Trích Vợ chồng A Phủ
- Tô Hoài) theo đặc trưng thể loại
SKKN của trường THPT Lê Quý Đôn với đề tài “Các lớp thời gian trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài” SKKN 2012 - 2013 của GV Nguyễn Thị Mai Lan trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh đề tài: “Hướng dẫn HS tiếp cận văn bản Vợ chồng A Phủ Tô Hoài qua phương pháp vấn đáp, đàm thoại, gợi tìm”
Nhìn chung vấn đề giảng dạy tác phẩm của Tô Hoài trong nhà trường THPT đã được ít nhiều các nhà nghiên cứu đề cập tới nhưng hướng dẫn tổ chức dạy học đọc hiểu theo hướng phát huy tinh thần chủ động của người học thì chưa nhiều
Ở đề tài này người viết trên cơ sở kế thừa những thành tựu của người
đi trước cùng những hiểu biết nhất định về các phương pháp dạy học tích cực
Trang 9nhằm đưa ra các kĩ thuật dạy học tích cực có thể vận dụng vào tổ chức đọc hiểu nhân vật Mị trong văn bản “Vợ chồng A Phủ” (Tô Hoài)
3 Mục đích nghiên cứu
- Phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của HS trong giờ học Ngữ văn
- Đưa văn bản “Vợ chồng A Phủ” đến với học sinh theo đúng hướng, đúng phương pháp
- Hình thành năng lực đọc hiểu văn bản văn học cho HS
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản “Vợ chồng A Phủ” dựa trên các kĩ thuật dạy học tích cực
- Xây dựng giáo án thực nghiệm cho văn bản “Vợ chồng A Phủ” trong nhà trường THPT
5 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực vào dạy học đọc hiểu nhân vật Mị trong văn bản “Vợ chồng A Phủ” (Tô Hoài)
- Phạm vi nghiên cứu:
Nhân vật Mị trong đoạn trích “Vợ chồng A Phủ” SGK Ngữ văn 12 THPT
6 Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng kết hợp các phương pháp
NỘI DUNG: Gồm 3 chương
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG
Trang 10CHƯƠNG 2 TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC ĐỌC- HIỂU NHÂN VẬT MỊ TRONG VĂN BẢN “VỢ CHỒNG A PHỦ” (TÔ HOÀI)
CHƯƠNG 3 GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 11NỘI DUNG CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG
Theo GS Nguyễn Thanh Hùng trong chuyên luận Đọc và tiếp nhận tác phẩm văn chương quan niệm: “Tiếp nhận văn học là quá trình đem lại cho người đọc sự hưởng thụ và hứng thú trí tuệ” hướng vào hoạt động để củng cố
và phát triển một cách phong phú những khả năng thuộc thế giới tinh thần và năng lực, cảm xúc của con người trong đời sống” [6; 105]
Theo “Từ điển thuật ngữ văn học”, Lê Bá Hán (chủ biên): “Tiếp nhận văn học là hoạt động chiếm lĩnh các giá trị tư tưởng, thẩm mĩ của các tác phẩm văn học, bắt đầu từ sự cảm nhận văn bản ngôn từ, hình tượng nghệ thuật, tư tưởng cảm hứng, quan niệm nghệ thuật, tài nghệ tác giả cho đến tác phẩm sau khi đọc: cách hiểu, ấn tượng trong trí nhớ, ảnh hưởng trong hoạt động sang tạo, bản dịch, chuyển thể,…” [4; 325]
Như vậy có nhiều quan niệm về tiếp nhận tác phẩm văn học nhưng về
cơ bản, tiếp nhận văn học là một cuộc giao tiếp đối thoại tự do giữa người đọc với nhà văn thông qua tác phẩm Nó đòi hỏi người đọc phải tham gia bằng tất
Trang 12cả trái tim, hứng thú, khối óc và trí tuệ của mình Trong giao tiếp văn học, người đọc ở vào một tâm trạng đặc biệt, vừa quên mình, nhập thân để thể nghiệm nội dung của tác phẩm vừa phân thân để nhìn nhận giá trị của tác phẩm ở phương diện khách quan nhất để thưởng thức, cảm nhận được cái hay cái đẹp của tác phẩm văn chương nhưng cũng đồng thời chỉ ra được cái hạn chế còn tồn tại trong tác phẩm
Bởi thế, tiếp nhận văn học là hoạt động đồng sáng tạo, nó thúc đẩy ảnh hưởng tới văn học Làm cho tác phẩm văn học không đứng yên mà luôn luôn vận động, lớn lên trong quá trình phát triển của lịch sử văn học
Việc day học TPVC trong nhà trường thực chất là dạy cho học sinh cách tiếp nhận văn học, chủ yếu dựa trên sự hướng dẫn của giáo viên Mỗi giáo viên cần nắm được đặc trưng của từng thể loại văn học từ đó cung cấp cho học sinh những tri thức nền về từng thể loại để học sinh có cách tiếp nhận phù hợp và đạt hiệu quả cao Mục đích cuối cùng để các em hiểu cảm nhận tác phẩm và để các em tự hoàn thiện nhân cách của mình
1.1.1.2 Đặc trưng của tiếp nhận văn học
- Con đường nhà văn sáng tạo tác phẩm
Quá trình sáng tạo của người nghệ sĩ có thể hình dung như sau:
Đời sống → Nhà văn → Tác phẩm → Bạn đọc Tác phẩm văn học là “đứa con tinh thần” của người nghệ sĩ, là sản phẩm là tâm huyết của mỗi nhà văn Đứng trước một vấn đề của cuộc sống mỗi nhà văn lại có cái nhìn, có những sự cảm nhận, con đường sáng tạo riêng biệt hoàn toàn không giống nhau, bởi cảm hứng về nghệ thuật của mỗi nhà văn là không giống nhau
Cảm hứng nghệ thuật, khả năng quan sát, thâu tóm hiện thực khách quan kết hợp với đặc điểm tâm sinh lí, vốn tri thức, sở thích, nhiệt huyết của nhà văn là yếu tố cần và đủ để làm nên một tác phẩm Những vấn đề được
Trang 13phản ánh trong tác phẩm chủ yếu được tác giả chọn lọc từ thực tiễn cuộc sống tuy nhiên thực tiễn đó được tác giả nhìn nhận phản ánh vào tác phẩm thông qua lăng kính chủ quan của mình, thông qua hiện thực ấy bao giờ nhà văn cũng gửi gắm những tư tưởng, tình cảm của mình
Có thể nói rằng một tác phẩm văn học thực sự trải qua bốn thành tố: đời sống, nhà văn, tác phẩm, bạn đọc thì nhà văn với tư cách một chủ thể sáng tạo đóng vai trò quan trọng nhất
- Con đường chiếm lĩnh tác phẩm văn học
Tác phẩm văn học là nơi nhà văn gửi gắm những tư tưởng quan niệm của mình về nghệ thuật, con người và về cuộc sống Nhà văn sáng tạo ra tác phẩm để gửi gắm tới bạn đọc những thông điệp về cuộc đời Do đó, tác phẩm chỉ thực sự thành công khi tác phẩm ấy được bạn đọc đón nhận và chiếm lĩnh một cách trọn vẹn
Hoạt động tiếp nhận văn học bắt đầu từ việc đọc, phân tích cắt nghĩa lớp ngôn từ và cuối cùng là bình giá về tác phẩm
+ Đọc tác phẩm
Nếu như màu sắc đường nét là hình thức phản ánh của hội họa, đường nét hình khối là hình thức phản ánh của kiến trúc, âm thanh của các nốt nhạc thuộc về âm nhạc thì ngôn ngữ là hình thức tồn tại của tác phẩm Bởi vậy tác phẩm văn học là hệ thống các kí hiệu ngôn ngữ được nhà văn tổ chức, sắp xếp theo một trật tự nhất định nhằm thể hiện dụng ý nghệ thuật của tác giả
Trước một tác phẩm văn học, muốn hiểu nó bước đầu tiên ta phải đọc
để giải mã hệ thống kí hiệu ngôn từ đó Mỗi thể loại văn học có cách đọc riêng theo đặc trưng của từng thể loại, đọc thơ khác với đọc tác phẩm văn xuôi, đọc một vở kịch khác với đọc một truyện ngắn Vì vậy để đem lại hiệu quả khi tiếp nhận tác phẩm ta cần có cách đọc phù hợp với từng thể loại văn học
Trang 14Đọc là bước đầu tiên quan trọng nhất để thâm nhập vào nội dung của tác phẩm vì vậy hoạt động đọc cần được trú trọng và không thể bỏ qua
+ Phân tích tác phẩm
Tác phẩm văn học là một chỉnh thể thống nhất giữa nội dung và hình thức nghệ thuật Vì vậy khi đi phân tích tác phẩm cần tiến hành chia nhỏ đối tượng để nhìn đối tượng một cách tổng thể và sâu sắc hơn
Hoạt động này giúp người đọc thâm nhập sâu vào từng góc nhỏ của đối tượng để cắt nghĩa lí giải đối tượng Phân tích cắt nghĩa đối tượng càng chi tiết cụ thể bao nhiêu thì người đọc càng nắm rõ hiểu về đối tượng bấy nhiêu Song sau khi tiến hành chia tách đối tượng để phân tích hiểu chúng thì người đọc cần tiến hành tổng hợp, khái quát nhìn đối tượng một cách tổng thể để nhận ra được giá trị nội dung, tư tưởng mà nhà văn gửi vào đó
+ Hoạt động cắt nghĩa tác phẩm
Cắt nghĩa là hoạt động quan trọng trong cơ chế tiếp nhận văn chương Cắt nghĩa là giải thích, làm rõ ý nghĩa của các chi tiết hình ảnh trọng tâm trong văn bản Những chi tiết, hình ảnh ấy là yếu tố cơ bản có vai trò to lớn trong việc truyền tải nội dung tư tưởng của toàn tác phẩm Việc cắt nghĩa bắt đầu từ việc lí giải những chi tiết tới giải mã những hình ảnh trong tác phẩm cao hơn nữa là cắt nghĩa toàn bộ tác phẩm Thông qua hoạt động cắt nghĩa người đọc sẽ tìm ra nội dung, ý nghĩa dụng ý nghệ thuật mà nhà văn gửi vào tác phẩm
Cắt nghĩa là cơ sở đánh giá mức độ hiểu biết của mỗi người, vì phải hiểu thì mới có thể cắt nghĩa được tác phẩm
+ Hoạt động bình giá
Đây là bước cuối cùng của việc tiếp nhận tác phẩm văn học Hoạt động này mang tính chủ quan thể hiện thái độ tình cảm hay những bình phẩm của người đọc về tác phẩm
Trang 15Có thể thấy quá trình tiếp nhận văn học được xác lập theo một trình tự
từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp Đây là một quá trình mà hoạt động
đi trước được xác lập làm cơ sở cho hoạt động sau giúp cho quá trình tiếp nhận văn học diễn ra liên tục và đạt hiệu quả
1.1.1.3 Bạn đọc với vấn đề tiếp nhận văn học
Y Borev viết: “Người đọc không chỉ đơn thuần là người có nhu cầu về các sản phẩm nghệ thuật, không chỉ là đối tượng của sự tác động tư tưởng -nghệ thuật của tác phẩm Người đọc là người cùng tham gia vào tiến trình sáng tạo để xây dựng ý nghĩa của tác phẩm nghệ thuật, người đồng sáng tạo, chủ thể thực hiện quá trình đọc như là một hành động sáng tạo có tính chất xây dựng” Và “Không điều gì làm tác giả một cuốn tiểu thuyết phấn chấn hơn khi biết có những cách diễn dịch chính mình không hề nghĩ tới, được độc
giả gợi ý” [18; 551]
Tác phẩm văn học chỉ đi trọn vòng đời của nó khi được người đọc tiếp nhận Chỉ khi nào thực sự sống trong sự tiếp nhận của bạn đọc, tác phẩm mới sống đời sống của chính nó Người đọc giữ vai trò chủ động, sáng tạo trong quá trình tiếp nhận, tác động và cải biến văn bản bằng trí tưởng tượng và những trải nghiệm của bản thân “Đọc trước hết là phát hiện trong văn bản và
từ văn bản một thế giới khác, những con người khác Người đọc sống trong thế giới tưởng tượng của mình, xây dựng cho mình, thông qua tác phẩm, một
xứ sở riêng Đọc là một hoạt động tích cực, người đọc “nhập cuộc”, “hóa thân” với những cảm xúc riêng của mình, những kỉ niệm, ký ức, khát vọng riêng” [5; 69]
Người đọc có vai trò tích cực trong việc tạo nghĩa cho văn bản, là
người “đồng sáng tạo”, tạo nên đời sống cho tác phẩm “Người đọc không chỉ
đơn thuần là người có nhu cầu về các sản phẩm nghệ thuật, không chỉ là đối tượng của sự tác động tư tưởng - nghệ thuật của tác phẩm Người đọc là người
Trang 16cùng tham gia vào tiến trình sáng tạo để xây dựng ý nghĩa của tác phẩm nghệ thuật, là người đồng sáng tạo, là chủ thể thực hiện quá trình đọc như một hành động sáng tạo có tính chất xây dựng” [17; 205]
Như vậy, số phận của tác phẩm văn học phụ thuộc rất lớn vào sự tiếp nhận của người đọc “các thế hệ người đọc đã thổi sức sống của thời đại mình vào tác phẩm, phát hiện, khám phá lại, làm cho nó không bao giờ già cũ mà luôn luôn mới mẻ Đọc tác phẩm là mở rộng những giới hạn của văn bản, đưa nó vào những mối quan hệ mới với bối cảnh và tâm lý người tiếp nhận” [17; 209]
Người đọc có vai trò đặc biệt quan trọng trong tiếp nhận văn học không có văn học nếu không có người đọc, và văn học không chỉ là những tác phẩm văn chương: văn học có từ tác phẩm và người tiếp nhận nó, từ đội ngũ thay đổi không ngừng về mặt lịch sử của những người tiếp nhận, từ mối quan
hệ giữa tác phẩm và người tiếp nhận, giữa người tiếp nhận cùng thời và người tiếp nhận mai sau…
1.1.2 Vấn đề dạy học đọc hiểu
1.1.2.1 Khái niệm đọc hiểu
Có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm đọc - hiểu, chúng tôi thống
kê một vài cách phổ biến như sau:
Theo “Từ điển tiếng Việt”: “Đọc là tiếp nhận nội dung của một tập hợp
kí hiệu” [16; 431] tác phẩm văn học là những công trình nghệ thuật bằng ngôn
từ bởi vậy đọc là khâu đầu tiên và cần thiết để tiếp cận tác phẩm Muốn hiểu được nội dung tác phẩm thì ta cần phải đọc để giải mã lớp kí hiệu ngôn từ được tác giả xây dựng mang dụng ý nghệ thuật Đọc là bước đầu tiên cũng là bàn đạp để ta hiểu tác phẩm
Cũng theo “Từ điển thuật ngữ văn học”: “Hiểu là nhận ra ý nghĩa, bản chất, lí lẽ của cái gì bằng sự vận dụng trí tuệ” [4; 436] Hiểu được xem như là một cấp độ, kĩ năng trong tư duy bậc cao, hiểu là một mức độ cần đạt đến của
Trang 17người đọc Do đó hiểu luôn gắn liền với đọc, muốn hiểu một đối tượng không chỉ đi quan sát bên ngoài mà ta cần đi sâu quan sát tìm hiểu nó
Như vậy theo “Từ điển tiếng Việt” đọc và hiểu là hai phạm trù khác nhau nhưng chúng luôn có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau
Theo GS Nguyễn Thanh Hùng: “Đọc - hiểu là một hoạt động của con người Nó không chỉ là hình thức nhận biết nội dung tư tưởng từ văn bản mà còn là một hoạt động tâm lí giàu cảm xúc và có tính trực giác Đọc - hiểu mang tính chất đối diện của mình, đối diện với văn bản Nó có cái hay là tập trung, tích đọng và lắng nghe năng lực cá nhân Đây là hoạt động thu nạp, tỏa sáng âm thầm với sức mạnh nội hóa kinh nghiệm sống, kinh nghiệm lịch sử, kinh nghiệm nghệ thuật và kinh nghiệm văn hóa trong cấu trúc tinh thần cá
thể” [6; 22]
Tóm lại đọc - hiểu là phương pháp đặc thù trong dạy học Ngữ văn hiện nay
1.1.2.2 Chức năng của dạy học đọc hiểu
GS Trần Đình Sử trong bài viết “Đọc hiểu văn bản - một khâu đột phá trong nội dung và phương pháp dạy văn hiện nay” đã nhấn mạnh “…môn văn trong nhà trường là môn đọc văn Dạy văn là dạy cho HS năng lực đọc, kĩ năng đọc để HS có thể đọc hiểu bất cứ văn bản nào cùng loại” Dạy đọc văn theo tác giả tức là phải dạy cho HS một hoạt động phải làm việc với từng con chữ, với dấu phẩy, dấu chấm của văn bản để hiểu đúng, hiểu sâu văn bản đó”
Từ đọc - hiểu văn mà HS trực tiếp tiếp nhận các giá trị văn học, trực tiếp thể nghiệm các tư tưởng và cảm xúc được truyền đạt bằng nghệ thuật ngôn từ, hình thành cách đọc riêng có cá tính Đó là con đường duy nhất góp phần bồi dưỡng cho HS năng lực của chủ thể tiếp nhận thẩm mĩ
Tác giả Hà Nguyễn Kim Giang trong cuốn “Phương pháp đọc diễn cảm” đã chỉ ra bản chất của việc đọc “Đọc văn học có nghĩa là tháo gỡ mã, giải mã kí hiệu văn chương trong văn học, là tìm hiểu ý nghĩa của tác phẩm
Trang 18thông qua cấu trúc của văn bản mà cấu trúc đó có thể là hệ thống nhân vật, không gian, thời gian nghệ thuật,…” [3; 13] Đọc là khâu đầu tiên khi tìm hiểu một văn bản, đọc là bước quan trọng và cần thiết để hiểu một văn bản Muốn lĩnh hội một tác phẩm văn học không có con đường nào khác là phải đọc để
mở rộng hiểu biết, tích lũy thông tin, tích lũy tri thức
Theo Phạm Thị Thu Hương trong cuốn “Đọc hiểu và chiến thuật đọc hiểu văn bản trong nhà trường phổ thông” cho rằng “đọc hiểu văn bản trong dạy học văn chính là nội dung khoa học, nội dung phương pháp gắn liền với quan điểm dạy và học hiện đại trong giáo dục hiện nay Như thế muốn học văn, phải bắt đầu từ việc chính bản thân học sinh, với tư cách bạn đọc, làm việc với văn bản - tài liệu học tập” [7; 12] Và từ đó Phạm Thị Thu Hương đã đưa ra một số chiến thuật đọc hiểu văn bản như sau: Đánh dấu và ghi chú bên
lề, tổng quan về văn bản, cộng tác gi chú, cuộc giao tiếp văn học, câu hỏi kết nối tổng hợp, mối quan hệ hỏi - đáp, nhận thức và siêu nhận thức, đọc suy luận,… Dạy học đọc - hiểu góp phần quan trọng trong việc phát huy tính chủ động của HS khắc phục được tệ nạn sao chép trong các kì thi
“Kiến thức học sinh có được phải bắt đầu bằng chính quá trình kiến tạo
ý nghĩa của học từ văn bản ấy chứ không phải là những kiến thức đã được cảm nhận hộ, rung động thay rồi “truyền mớm”, trao nhận” [7; 12] Quá trình đọc - hiểu được coi như một khâu đột phá, một yêu cầu bức thiết đối với việc đào tạo nguồn nhân lực mới cho đất nước, góp phần khắc phục lối học cũ: thầy đọc trò chép, giúp chuyển nhiệm vụ của giáo viên từ việc giảng văn sang hướng dẫn, gợi mở để HS chủ động cảm thụ văn bản văn học Tạo điều kiện cho HS tự học và GV chỉ giảng những phần quan trọng, cần thiết nhất, khắc phục được lối diễn giảng
Dạy học đọc - hiểu cũng đồng nghĩa với việc đổi mới phương thức kiểm tra đánh giá, dạy học đọc - hiểu thì đề thi cũng được ra theo hình thức của đọc - hiểu
Trang 19Như vậy dạy học đọc hiểu là một phương pháp đặc thù trong bộ môn Ngữ văn, có vai trò quan trọng trong việc đổi mới giáo dục, phát huy tính tích cực, tinh thần chủ động sáng tạo của học sinh, rèn luyện thói quen và khả năng tự học cho HS
1.1.2.3 Mô hình của dạy học đọc hiểu trong nhà trường phổ thông.
Từ khi hoạt động dạy học đọc hiểu văn bản nghệ thuật được vận dụng trong quá trình dạy học văn, chúng ta thấy xuất hiện nhiều tài liệu giới thiệu
mô hình dạy học đọc - hiểu như mô hình của Nguyễn Trọng Hoàn, Vũ Dương Quý, Trần Đình Chung…Tuy nhiên với quan điểm hiện nay dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của HS thì chúng ta cần nắm rõ dạy đọc hiểu là việc giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng những kỹ năng để đọc hiểu VB thông qua các hoạt động, thao tác và theo một quy trình nhất định nào đó cụ thể là trên các giáo án của giáo viên hiện nay được thiết kế thành các hoạt động với những mục tiêu rất rõ ràng
Hoạt động khởi động
Mục đích: tạo tình huống hoặc vấn đề học tập nhằm huy động kiến
thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên
quan đến tình huống, vấn đề học tập
Nội dung: nhiệm vụ học tập trong hoạt động "Khởi động" cần đảm bảo
rằng HS không thể giải quyết trọn vẹn với kiến thức - kĩ năng cũ mà cần phải học thêm kiến thức - kĩ năng mới trong các hoạt động "Hình thành kiến thức"
và "Luyện tập" để hoàn thiện
Hoạt động hình thành kiến thức
Mục đích: trang bị cho HS những kiến thức mới liên quan đến tình
huống, vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động “Khởi động”
Nội dung: nhiệm vụ học tập nhằm giúp cho HS tự lực chiếm lĩnh kiến
thức thông qua: đọc; nghe; quan sát; thực hành; thí nghiệm
Trang 20 Hoạt động luyện tập
Mục đích: giúp HS hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được
Nội dung: nhiệm vụ học tập nhằm rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức
mới để giải quyết các tình huống, vấn đề trong học tập
Hoạt động vận dụng
Mục đích: giúp HS vận dụng được các kiến thức - kĩ năng trong cuộc
sống, tương tự tình huống, vấn đề đã học
Nội dung: nhiệm vụ học tập yêu cầu HS phát hiện các tình huống thực
tiễn và vận dụng kiến thức - kĩ năng đã học để giải quyết
Hoạt động tìm tòi mở rộng
Mục đích: giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần
hình thành nhu cầu học tập suốt đời
Nội dung: nhiệm vụ học tập yêu cầu HS tự tìm tòi, mở rộng thêm nội
dung bài học; đây là những hoạt động mang tính nghiên cứu, sáng tạo, cần sự giúp đỡ của gia đình, cộng đồng
Lưu ý: quy trình 5 bước hoạt động nêu trên không cứng nhắc mà có thể
được thiết kế và thực hiện linh hoạt, mềm dẻo (trong quá trình dạy có thể kết hợp hoạt động hình thành kiến thức với hoạt động luyện tập, hoạt động vận dụng)
1.1.3 Dạy học tích cực
1.1.3.1 Khái niệm
Phương pháp dạy học tích cực (PPDHTC) là một thuật ngữ rút gọn được dùng ở nhiều nước để chỉ nhóm những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học “Tích cực” trong PPDHTC được dùng với nghĩa là hoạt động chủ động, trái nghĩa với không hoạt động thụ động chứ không dùng trái nghĩa với nghĩa tiêu cực
Trang 211.1.3.2 Đặc trưng của dạy học tích cực
a Dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh
Theo thuyết hoạt động: hoạt động là sự tác động của con người vào đối tượng để đạt được mục đích cho chủ thể lại đặt ra sau khi bản thân có một nhu cầu nhất định Hoạt động của con người xuất phát từ nhu cầu của chính chủ thể chứ không phải do áp đặt từ bên ngoài và phải gắn với một đối tượng cụ thể Trong phương pháp dạy học tích cực, người học - đối tượng của hoạt động “dạy”, đồng thời là chủ thể của hoạt động “học” - được cuốn hút vào các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá những điều mình chưa rõ chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức
đã được giáo viên sắp đặt Điểm nổi bật của dạy học tích cực là cường độ, thời lượng hoạt động độc lập của học sinh chiếm phần lớn thời lượng của tiết học Với sự hỗ trợ nhiều phương tiện chủ quan học sinh được đặt vào những tình huống của đời sống thực tế, quan sát tác động vào đối tượng nghiên cứu từ đó làm nảy sinh nhu cầu nhận thức Học sinh được trược tiếp quan sát, thảo luận, làm thí nghiệm, giải quyết vấn đề đặt ra theo cách suy nghĩ của mình, từ đó nắm được kiến thức kĩ năng mới
Trong PPDHTC giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn học sinh quan sát, làm thí nghiệm, nghiên cứu sách giáo khoa, đề ra nhiệm vụ học tập bằng phiếu học tập hoặc câu hỏi thảo luận Học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên tiến hành học tập tìm ra những kiến thức mới theo con đường của các nhà khoa học, bản thân học sinh được khám phá, trải nghiệm và có được niềm vui trong học tập Dạy theo cách này thì giáo viên không chỉ truyền tri thức (cái gì) mà còn hướng dẫn cách thức hành động để học sinh chiếm lĩnh tri thức đó (thế nào)
b Dạy và học trú trọng rèn luyện phương pháp tự học
Phương pháp tích cực xem việc rèn luyện phương pháp học tập cho học sinh không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là một
Trang 22mục tiêu dạy học Hiện nay CNTT phát triển rộng khắp HS hoàn toàn có thể
tự học tự tìm hiểu, tham khảo những bài viết… từ những trang mạng khác nhau vì vậy cần dạy cho học sinh phương pháp học ngay từ bậc tiểu học và càng lên những bậc học cao hơn càng phải được trú trọng
Dạy học truyền thống cung cấp kiến thức có sẵn, còn dạy học tích cực hướng dẫn học sinh chủ động tự lực khám phá tri thức bằng hoạt động độc lập của từng cá nhân hoặc theo nhóm nhỏ Dạy học tích cực khuyến khích hoặc tạo điều kiện để học sinh đươc trực tiếp quan sát, làm thí nghiệm, nghiên cứu SGK, tài liệu tham khảo, giúp các em hình thành kĩ năng quan sát, kĩ năng làm thí nghiệm, kĩ năng đọc sách Dạy học tích cực áp dụng qui trình của phương pháp nghiên cứu đặc thù của bộ môn, giúp học sinh nắm vững phương pháp nghiên cứu, khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề Kết quả là tạo sự chuyển biến từ học tập thụ động sang chủ động, rèn luyện phương pháp
tự học tự nghiên cứu, phát triển năng lực học tập cho học sinh
c Tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác
Trong một lớp học mà trình độ kiến thức, tư duy của học sinh không thể đồng đều tuyệt đối thì khi áp dụng phương pháp tích cực buộc phải chấp nhận
sự phân hóa về cường độ, tiến độ hoàn thành nhiệm vụ học tập, nhất là khi bài học được thiết kế thàn một chuỗi công tác độc lập Áp dụng phương pháp tích cực ở càng cao thì sự chênh lệch này càng lớn
Theo Nguyễn Kì: DHTC theo qui trình gồm 3 giai đoạn
+ Giai đoạn 1: tự học: học sinh độc lập nghiên cứu bằng hoạt động trực
tiếp với đối tượng nghiên cứu → sản phẩm thô Giai đoạn một có tính cá thể rất cao, tùy theo năng lực và nhu cầu của từng học sinh, giáo viên hướng dẫn các nhiệm vụ phù hợp Việc sử dụng các phương tiện công nghệ thông tin trong nhà trường sẽ đáp ứng nhu cầu cá thể hóa hoạt động học tập theo nhu cầu và khả năng của mỗi học sinh
Trang 23+ Giai đoạn 2: học bạn: học sinh được học tập theo nhóm, được học
bạn để hoàn thành sản phẩm tri thức Trong học tập không phải mọi tri thức,
kĩ năng thái độ đều có thể được học tập cá nhân, lớp học là môi trường giao tiếp giữa thầy - trò, trò - trò, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con đường chiếm lĩnh tri thức Thông qua thảo luận, tranh luận trong tập thể mọi ý kiến cá nhân được bộc lộ, khẳng định hay bác bỏ qua đó người học nâng mình lên một trình độ mới, sản phẩm tri thức đã được gọt rũa trở nên hoàn thiện
Trong nhà trường học tập nhóm được tổ chức ở các cấp nhóm, tổ, lớp hoặc trường Được sử dụng phổ biến trong dạy học là hoạt động hợp tác theo nhóm nhỏ 4 đến 6 người Học tập hợp tác làm tăng hiệu quả học tập nhất là với những vấn đề gay cấn, khi xuất hiện nhu cầu học tập giữa các cá thể làm hoàn thiện nhiệm vụ chung Khi hoạt động nhóm nhỏ học sinh không thể ỉ lại, ngược lại tính cách cá thể sẽ được bộc lộ rõ nhất, uốn nắn giúp đỡ nhau hoàn thiện tri thức
+ Giai đoạn 3: học thầy: dưới sự chỉ đạo của thầy học sinh được thảo
luận chung cả lớp, chính xác hóa kiến thức Sản phẩm tri thức trong giai đoạn
2 được trình bày, thảo luận trước tập thể lớp học Các nhóm sẽ bổ sung cho nhau làm cho kiến thức ngày càng phong phú Người thầy bằng hiểu biết vấn
đề học tập sẽ chính xác hóa kiến thức để cuối cùng có được sản phẩm tri thức hoàn hảo
d Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò
Trong dạy học việc đánh giá học sinh không chỉ nhằm mục đích nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động học của trò mà còn tạo điều kiện nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động dạy của thầy
Trong dạy học truyền thống giáo viên giữ độc quyền đánh giá học sinh Trong phương pháp tích cực, giáo viên phải hướng dẫn học sinh phát triển kĩ năng tự đánh giá, tự điều chỉnh cách học Liên quan với điều này, giáo
Trang 24viên càng tạo điều kiện thuận lợi để học sinh được tham gia đánh giá lẫn nhau Học sinh được đánh giá ngay trong quá trình học bạn, được đối chiến sản phẩm của mình với các bạn trong nhóm Tự đánh giá đúng và điều chỉnh hoạt động kịp thời là năng lực rất cần trong cuộc sống mà nhà trường cần trang bị cho học sinh Kiểm tra - đánh giá sẽ giúp giáo viên thu được thông tin phản hồi kịp thời để linh hoạt điều chỉnh hoạt động dạy, chỉ đạo hoạt động học
Để đào tạo những con người năng động, sớm thích nghi với đời sống xã hội, thì việc kiểm tra, đánh giá không thể dừng lại ở yêu cầu tái hiện các kiến thức, lặp lại các kĩ năng đã học mà phải khuyến khích trí thông minh, óc sáng tạo trong việc giải quyết những tình huống thực tế
* Cách tiến hành
1 Người điều phối dẫn nhập vào chủ đề và xác định rõ một vấn đề
2 Các thành viên đưa ra những ý kiến của mình: trong khi thu thập ý kiến, không đánh giá, nhận xét Mục đích là huy động nhiều ý kiến tiếp nối nhau
3 Kết thúc việc đưa ra ý kiến
Trang 25- Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực
- Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân HS
- Phát triển mô hình có sự tương tác giữa HS với HS
* Cách tiến hành
Kĩ thuật “Khăn phủ bàn” được thực hiện theo các bước cơ bản sau đây + Bước 1 Chia học sinh thành các nhóm, giao nhiệm vụ thảo luận và phát cho mỗi nhóm một tờ giấy A0
+ Bước 2 Hướng dẫn học sinh: Vẽ một hình vuông ở trung tâm tờ giấy A0 rồi chia phần trống còn lại làm 5 hoặc 6 phần theo số thành viên của nhóm
3 Viết ý kiến cá nhân
Ý kiến chung của cả nhóm về chủ đề
Trang 26+ Bước 3 Học sinh làm việc cá nhân: mỗi thành viên của nhóm làm việc độc lập xây dựng chiến lược, câu trả lời, giải pháp riêng và viết vào góc giấy của mình
+ Bước 4 Học sinh làm việc theo nhóm: khi hết thời gian làm việc cá nhân, các thành viên trong nhóm chia sẻ, thảo luận, thống nhất câu trả lời Ý kiến thống nhất của nhóm được viết vào phần chính giữa
+ Bước 5 Trình bày sản phẩm của nhóm
c Kĩ thuật sơ đồ tư duy
* Khái niệm
Trong cuốn “Lập bản đồ tư duy” (How to Mind Map) của Tony Buzan nhà xuất bản Lao động - xã hội giới thiệu đã khẳng định: “bản đồ tư duy là công cụ tổ chức tư duy nền tảng”, “là phương pháp chuyển tải nội dung thông tin vào bộ não của bạn rồi đưa thông tin ra ngoài bộ não” [19; 17]
Tony Buzan cho rằng: “Bản đồ tư duy là một hình thức ghi chép sử dụng màu sắc và hình ảnh, để mở rộng và đào sâu các ý tưởng Ở giữa bản đồ
là ý tưởng hay hình ảnh trung tâm Ý hay hình ảnh này sẽ được phát triển bằng các nhánh tượng trưng cho những ý chính và đều được nối với ý trung tâm Các nhánh chính lại được phân thành những nhánh nhỏ nhằm nghiên cứu chủ đề ở mức độ sâu hơn Những nhánh nhỏ này lại tiếp tục được phân thành nhiều nhánh nhỏ hơn, nhằm nghiên cứu vấn đề ở mức độ sâu hơn nữa Nhờ sự kết nối giữa các nhánh, các ý tưởng cũng có sự liên kết dựa trên mối liên hệ của bản thân các ý Điều này khiến bản đồ tư duy có thể bao quát được các ý tưởng trên một phạm vi sâu rộng mà một bản liệt kê các ý tưởng thông thường không thể làm được” [19; 26]
Như vậy hiểu theo nghĩa rộng thì bản đồ tư duy là sơ đồ trình bày một cách rõ ràng những ý tưởng mang tính kế hoạch, kết quả làm việc cá nhân hay
Trang 27nhóm về một chủ đề Bản đồ tư duy có thể trình bày trên giấy, bảng, hay trên máy tính
* Cách lập sơ đồ tư duy
Lập một sơ đồ tư duy khá đơn giản có thể theo 4 bước
- Bước 1: Vẽ chủ đề trung tâm trên một mảnh giấy (nằm ngang)
+ Chủ đề trung tâm có thể là một hình ảnh, từ khóa, kí hiệu, câu nói,…nhằm diễn đạt nội dung chủ đề
+ Nên sử dụng màu sắc vì màu sắc có tác dụng kích thích não như hình ảnh
+ Sau khi nối nhánh cấp 1 đến hình ảnh trung tâm, ta nối nhánh cấp 2 đến nhánh cấp 1, nhánh cấp 3 đến nhánh cấp 2 Màu sắc các cấp bậc nhánh có thể thay đổi để dễ dàng phân biệt
- Bước 4: Hoàn thiện sơ dồ tư duy
+ Người viết có thêm các hình ảnh nhằm giúp các ý quan trọng thêm nổi bật cũng như tạo ấn tượng để người đọc dễ nhớ hơn
+ Tiến hành chỉnh sửa các nhánh
Trang 28Mô hình sơ đồ tư duy
Trang 29CHƯƠNG 2 TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC ĐỌC HIỂU NHÂN VẬT MỊ TRONG VĂN BẢN “VỢ CHỒNG A PHỦ” (TÔ HOÀI)
2.1 Kĩ thuật động não
2.1.1 Mục đích
- HS huy động những ý kiến những phát hiện ban đầu về văn bản
- HS chủ động tích cực làm việc với văn bản
2.1.2 Thời gian tiến hành 5 phút
2.1.3 Các yêu cầu
- Tất cả HS đều suy nghĩ đưa ra hướng giải quyết cho câu hỏi
- Các ý kiến đều được tôn trọng, ghi chép lại
- Học sinh cần tích cực tự giác
2.1.4 Các bước thực hiện
2.1.4.1 Thao tác 1: GV phổ biến về kĩ thuật động não, và cách tiến hành
Hs nhớ lại văn bản Vợ chồng A Phủ và trả lời những câu hỏi sau bằng cách hoàn thiện phần phiếu học tập đang được để trống
2.1.4.2 Thao tác 2: GV đưa ra câu hỏi động não, phát phiếu học tập
Việc làm 1: GV đưa ngữ liệu và câu hỏi
Câu hỏi 1: Mở đầu truyện nhân vật Mị được tác giả giới thiệu như trực tiếp như thế nào?
Câu hỏi 2: Trong cách mở đầu này tác giả đã tạo ra sự đối nghịch theo
em sự đối nghịch ở đây là gì? Sự đối nghịch này có tác dụng gì?
Câu hỏi 3: Nhận xét của em về cách giới thiệu này của tác giả?
Việc làm 2: Phát phiếu học tập
Tên học sinh: Lớp
1 Mở đầu truyện nhân vật Mị được tác
Trang 30giả giới thiệu trực tiếp như thế nào?
2 Trong cách mở đầu này tác giả đã tạo
ra sự đối lập theo em sự đối lập theo
em sự đối lập đó là gì?
3 Em hãy nhận xét của em về cách giới
thiệu nhân vật Mị của Nam Cao?
Việc làm 3: GV gọi một số HS trình bày ý kiến của mình
Việc làm 4: GV kết luận
DKTL
Họ tên học sinh: Lớp
1 Mở đầu truyện nhân vật Mị được
tác giả giới thiệu như thế nào?
Mở đầu truyện Mị xuất hiện trong tư thế “ngồi quay sợi bên tảng đá trước cửa cạnh tàu ngựa” Nét mặt “ Dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay
đi cõng nước dưới khe suối lên cô cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi”
2 Ngay từ đầu tác giả đã tạo ra sự
đối lập theo em sự đối lập đó là gì?
Đó là sự đối lập giữa một bên là cô gái
âm thầm, lẻ loi, câm lặng, lẫn vào các vật vô tri vô giác Một bên là cảnh đông vui tấp nập của nhà thống lí Pá Tra
3 Em hãy nhận xét về cách giới
thiệu về nhân vật Mị của Nam Cao?
Đây là cách mở đầu có vấn đề, người đọc cảm thấy ấn tượng, tò mò, lôi cuốn người đọc đi sâu vào tìm hiểu cuộc đời
bí ẩn của nhân vật
Trang 312.2 Kĩ thuật khăn phủ bàn
2.2.1 Mục đích
- Rèn luyện kĩ năng suy nghĩ và giải quyết vấn đề
- HS đạt được mục tiêu học tập cá nhân và học tập tập thể Hs được giao tiếp chia sẻ kinh nghiệm và học tập lẫn nhau
- Kiến thức tổng hợp được là ý kiến chung của các thành viên trong nhóm
- HS được rèn luyện kĩ năng hợp tác và phát triển năng lực thuyết trình
về một vấn đề
2.2.2 Thời gian tiến hành 10 phút
2.2.3 Các yêu cầu
- Dụng cụ đầy đủ: giấy A0 bút dạ
- HS học tập tích cực và có tinh thần trách nhiệm với phần việc cá nhân
và phần việc củan nhóm, có tinh thần xây dựng bài làm của nhóm
Sau đây các em sẽ tiến hành thảo luận nhóm theo kĩ thuật khăn phủ bàn
Ở kỹ thuật này sau khi nhận được câu hỏi mỗi cá nhân sẽ ghi ý kiến trả lời của minh vào một góc của giấy A0 sau đó cả nhóm thảo luân để tìm ra ý kiến chung rồi viết nội dung ấy vào phần ô lớn ở giữa giấy A0
2.2.4.3 Thao tác 3: Các nhóm chuẩn bị dụng cụ học tập, và đưa ra câu hỏi thảo luận
Trang 32HS chuẩn bị đồ dùng cần thiết để tiến hành thảo luận nhóm
GV đưa ra câu hỏi thảo luận cho các nhóm
+ Câu hỏi 4: Nhóm 1: Trước khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra hình ảnh nhân vật Mị hiện lên như thế nào qua lời kể của tác giả?
+ Câu hỏi 5: Nhóm 2: Cuộc đời Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra?
+ Câu hỏi 6: Nhóm 3: Diễn biến tâm trạng Mị khi mùa xuân đến? (trong đêm tình mùa xuân)
+ Câu hỏi 7: Nhóm 4: Diến biến tâm trạng Mị trong đêm đông cắt dây trói giải thoát cho A Phủ?
Việc làm 3: GV tổ chức cho HS tiến hành thảo luận
Việc làm 4: HS thuyết trình trước lớp về vấn đề nhóm thảo luận
DKTL
Nhóm 1: Chi tiết kể về Mị trước khi về làm dâu nhà thống lí
Trước khi về làm dâu nhà thống lí Mị hiện lên với tất cả vẻ đẹp của một
cô gái miền sơn cước Mị có nhan sắc biết bao người mê Mị mùa xuân đến
“Trai làng đến đứng nhẵn cả chân vách đầu buồng Mị”, Mị tài năng, giỏi giang đó là tài thổi sáo, “Mị thổi sáo giỏi, thổi lá cũng hay như thổi sáo”, “Có biết bao nhiêu người mê ngày đêm thổi sáo đi theo Mị”
Mị khát khao hạnh phúc Khi thống lí đến nhà bày tỏ ý muốn Mị về làm con dâu gạt nợ cho nhà thống lí Mị đã xin cha đừng bán con cho nhà giàu
Mị là cô gái yêu lao động “Nay con đã lớn con đã biết cuốc nương làm ngô đừng bán con cho nhà giàu” → Người con gái đẹp, hiếu thảo, siêng năng chăm chỉ yêu lao động Đẹp người đẹp nết thức được tự do và hạnh phúc Mị
có đủ điều kiện để có được một cuộc sống hạnh phúc
Nhưng dưới chế độ phong kiến tàn bạo thì tài năng và sắc đẹp lại là vũ khí giết chết tình yêu hạnh phúc của chính Mị
Trang 33Nhóm 2: Cuộc đời Mị khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra
- Mị mang thân phận con dâu gạt nợ: do món nợ truyền kiếp từ đời trước
bố mẹ Mị lấy nhau không có tiền cưới, phải đến vay nhà Pá Tra “Mỗi năm nộp lãi một nương ngô Đến khi bố mẹ Mị già rồi mà vẫn chưa trả được nợ,
mẹ Mị chết vẫn chưa trả được nợ” vì vậy Mị bị bắt làm con dâu gạt nợ cho nhà Pá Tra
- Mị là con dâu nhưng thực chất là con nợ của nhà thống lí: từ khi về nhà thống lí Mị bị đày đọa cả về thể xác lẫn tinh thần
+ Về thể xác: Là con dâu trong một gia đình giàu có nhưng Mị phải làm quần quật quanh năm suốt tháng, không lúc nào được nghỉ ngơi: “Tết xong thì lên núi hái thuốc phiện, giữa năm thì giặt đay, se đay, đến mùa đi nương bẻ bắp” + Về tinh thần:
Mị phải lấy A Sử người Mị không yêu “Mị bị cúng trình ma nhà thống
lí, chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi” Chế độ thần quyền đã trói buộc con người
Mị đau đớn có đến mấy tháng trời đêm nào Mị cũng khóc, với nắm lá ngón trên tay Mị định từ biệt cha rồi tự tử Mị đau đớn đến cùng cực tìm đến cái chết, nhưng thương cha, Mị chết đi nhưng món nợ còn đó, Mị không thể chết
Mị trở nên âm thầm như một cái bóng: “Mỗi ngày Mị càng không nói lầm lũi như con rùa nuôi trong xó cửa” Từ một cô gái yêu đời khát khao hạnh phúc Mị trở nên lạnh lùng mất hết cảm xúc
=> Qua việc khắc họa cuộc sống tối tăm bế tắc của Mị tác giả tố cáo sự bóc lột của bọn địa chủ phong kiến miền núi, với hình thức cho vay nặng lãi buộc người lao động vào thân phận nô lệ, đồng thời lên án những hủ tục lạc hậu như cướp vợ , trình ma
Cái bóng ma vô hình thần quyền và cường quyền ấy đã phá tan cuộc đời con người có phẩm hạnh tốt đẹp như Mị
Trang 34Nhóm 3: Diễn biến tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân
- Khung cảnh mùa xuân ở Hồng Ngài:
+ Mùa xuân với khung cảnh tươi vui đầy sức sống: “Trong các làng Mèo
Đỏ những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên mỏm đá xòe ra như những con bướm sặc sỡ Đám trẻ đợi tết chơi quay cười ầm lên sân trước nhà”
+ Tiếng sáo gọi bạn tình văng vẳng “Thiết tha”, “bồi hồi” Lời bài hát như xoáy sâu vào tâm hồn Mị
+ Bữa cơm cúng ngày tết “Chiêng đánh ầm ĩ”
→ Khung cảnh ấy đã tác động đến tâm hồn Mị, đánh thức ngọn lửa âm ỉ cháy bên trong con người Mị
- Tâm trạng của Mị và hành động của Mị khi mùa xuân đến
+ Khi nghe tiếng sáo Mị nhẩm thầm bài hát của người đang thổi sáo → Mị lén lấy hũ rượu uống ực từng bát Cách uống này cho thấy Mị không phải là đang thưởng thức rượu mà đang uống tất cả những uất hận, những đắng cay của cuộc đời mình
→ Sức sống trỗi dậy Mị đau đớn nghĩ về phận mình, rồi Mị thấy mình còn trẻ,
Mị muốn đi chơi Chính những suy nghĩ đã thôi thúc Mị hành động
+ Mị thắp đèn để soi sáng cuộc đời mình, Mị quấn lại tóc, rút váy hoa và chuẩn bị di chơi
→ Những hành động và suy nghĩ trong Mị diễn ra liên tục, mỗi lúc một mạnh
mẽ hơn chứng tỏ Mị đã hồi sinh những khát khao trong Mị đã được đánh thức
- Nhưng giữa lúc sự sống đang trỗi dậy trong Mị thì A Sử đã phũ phàng dập tắt đi mầm sống ấy “Hắn trói đứng Mị vào cột nhà, cuốn tóc Mị lên khiến
Mị “không cúi, không nghiêng được” Nhưng Mị không tuyệt vọng, sức sống trong Mị vẫn mãnh liệt, tâm hồn Mị vẫn đi theo tiếng sáo, theo những cuộc chơi
- Mặc dù bị đày đọa cả thể xác lẫn tinh thần nhưng Mị vẫn khát khao hạnh phúc mãnh liệt, “Mị vùng bước đi” Hành động quyết liệt mạnh mẽ quên
Trang 35cả đau đớn, quên cả mình đang bị trói Mị hành động như một người tự do Đây là cuộc vượt ngục tinh thần của Mị trong nhà tù tối tăm nhà Thống lí
Nhóm 4: Diến biến tâm trạng Mị trong đêm cắt dây trói cứu A Phủ
→ Mị nhận ra bộ mặt của cha con Thống lí “chúng nó ác quá” Mị nhận
ra sự oan ức của A Phủ “Người kia việc gì mà phải chết” từ sự thức tỉnh ấy đã đưa Mị đến hành động táo bạo
- Hành động
+ Cắt dây trói giải thoát A Phủ, cứu A Phủ thoát khỏi cái chết
+ Mị cùng A Phủ trốn khỏi Hồng Ngài và đến với Phiềng Sa
→ Đây là đỉnh điểm của sự vùng lên, chúng tỏ sức sống bên trong con người Mị ngọn lửa bên trong con người đã được thổi bùng lên Từ đêm tình mùa xuân đến đêm cứu A Phủ là hành trình tìm lại chính mình và tự vùng lên giải thoát mình khỏi thần quyền và cường quyền bạo ngược
→ Như vậy cuộc đời Mị là một tấn bi kịch Mị tiêu biểu cho kiếp sống khốn khổ của đồng bào dân tộc miền núi Bạo tàn không thể vùi dập giết đi lòng yêu đời yêu cuộc sống trong họ Qua số phận nhân vật Mị ta thấy được một qui luật “ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh” Mị là nhân vật được Tô Hoài vẽ lên mang những nét điển hình với sức sống mãnh liệt không gì có thể hủy diệt được của người dân lao động Từ trong đọa đày tăm tối vươn tới tự
do hạnh phúc