1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Vận dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học môn khoa học lớp 5 ở tiểu học

70 3,2K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 1,14 MB

Nội dung

Giả thuyết khoa học Nếu đề xuất đƣợc quy trình vận dung một số kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học môn Khoa học lớp 5 phù hợp với đối tƣợng học sinh, phát huy tính tích cực, chủ độn

Trang 1

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Giáo dục Tiểu học

HÀ NỘI – 2017

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng sâu sắc tới TS Nguyễn Thị Hương - Giảng viên khoa Giáo dục Mầm Non - người đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình tiến hành thực hiện khoá luận Cô

đã mở ra cho em những vấn đề khoa học, hướng em vào nghiên cứu các lĩnh vực hết sức thiết thực và bổ ích, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho cho em học tập và nghiên cứu

Em cũng xin thể hiện sự kính trọng và lòng biết ơn đến quý các thầy cô giáo trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, các thầy cô giáo khoa Giáo dục Tiểu học và các thầy cô giáo trong tổ bộ môn phương pháp dạy học Tự nhiên và

Xã hội, Ban Giám hiệu và quý thầy cô giáo và các em học sinh trường Tiểu học Duyên Hải (TP Lào Cai) đã tạo điều kiện giúp đỡ em thực hiện và hoàn thành tốt khoá luận tốt nghiệp này

Trong quá trình nghiên cứu, không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế Kính mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn để

đề tài được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn !

Xuân Hòa, ngày 18 tháng 4 năm 2017

Sinh viên

Nguyễn Thu Hương

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng mình Những kết quả và số liệu trong khoá luận chưa được công bố dưới bất kì hình thức nào Tôi xin chịu trách nhiệm về sự cam đoan này

Xuân Hòa, ngày 18 tháng 4 năm 2017

Sinh viên

Nguyễn Thu Hương

Trang 4

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1.Lí do chọn đề tài 1

2.Mục đích nghiên cứu 2

3.Đối tượng và khách thể nghiên cứu 2

4.Nhiệm vụ nghiên cứu 3

5.Phương pháp nghiên cứu 3

6.Giả thuyết khoa học 4

7.Phạm vi nghiên cứu 4

8.Cấu trúc khóa luận 4

PHẦN NỘI DUNG 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC VẬN DỤNG MỘT SỐ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC LỚP 5 Ở TIỂU HỌC 5

1.1 Một số vấn đề lí luận về kĩ thuật dạy học 5

1.2 Một số vấn đề lí luận về kĩ thuật dạy học tích cực 6

1.3 Môn Khoa học lớp 5 ở Tiểu học 17

1.4 Đặc điểm của học sinh tiểu học 22

1.5 Sự phù hợp của việc vận dụng các kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học môn Khoa học lớp 5 26

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DỤNG MỘT SỐ KĨ THUẬT DẠY HỌC TRONG DẠY HỌC KHOA HỌC LỚP 5 Ở TIỂU HỌC 30

2.1 Nhận thức của giáo viên về kĩ thuật dạy học tích cực 30

2.2 Thực trạng vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học môn Khoa học lớp 5 34

Trang 5

CHƯƠNG 3: VẬN DỤNG MỘT SỐ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC

TRONG DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC LỚP 5 Ở TIỂU HỌC 41

3.1 Nguyên tắc vận dụng một số kĩ thuật dạy học trong dạy học môn khoa học lớp 5 41

3.2 Đề xuất quy trình vận dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực để dạy học môn Khoa học lớp 5 42

3.3 Thiết kế các hoạt động có vận dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực trong môn Khoa học lớp 5 ở Tiểu học 44

KẾT LUẬN 58

PHIẾU ĐIỀU TRA 61

TÀI LIỆU THAM KHẢO 63

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Ngày nay, nhiều thành tựu khoa học và công nghệ xuất hiện một cách hết sức ất ngờ và đổi mới một cách cực kì nhanh chóng Theo đó hệ thống giáo dục cũng đặt ra những yêu cầu cần phải đổi mới một cách toàn diện Trong đó, kĩ thuật dạy học là một trong những khía cạnh cần được vận dụng, được đổi mới để đáp ứng nhu cầu đổi mới của hệ thống giáo dục quốc dân

Kĩ thuật dạy học là những biện pháp, cách thức hoạt động của giáo viên

và học sinh để giải quyết các nhiệm vụ học tập Kĩ thuật dạy học có vai trò to lớn trong quá trình dạy học, nó là phương tiện hỗ trợ giáo viên tổ chức các hoạt động học tập, khơi gợi, tạo hứng thú cho học sinh Đồng thời, kĩ thuật dạy học cũng tạo điều kiện cho học sinh được trải nghiệm, được tham gia, được hợp tác với các bạn trong lớp để giải quyết các nhiệm vụ học tập

Việc vận dụng kĩ thuật dạy học là rất cần thiết Tuy nhiên, việc vận dụng

nó như thế nào để mang lại hiệu quả cao nhất mới là điều quan trọng Hiện nay, đổi mới giáo dục đòi hỏi không chỉ trang bị cho học sinh những kiến thức mà còn phải bồi dưỡng, hình thành ở học sinh tính năng động, óc tư duy, sáng tạo, kĩ năng thực hành, áp dụng… Bởi vậy, việc vận dụng các kĩ thuật dạy học cũng phải hướng đến phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo ở học sinh

Kĩ thuật dạy học tích cực là những kĩ thuật dạy học có tác dụng phát huy tính tích cực của học sinh Nó tạo điều kiện cho học sinh được học tập, trải nghiệm, tăng tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho học sinh Ngoài ra, kĩ thuật dạy học tích cực còn giúp học sinh được rèn luyện kĩ năng làm việc cá nhân, nhóm, cả lớp một cách linh hoạt, hiệu quả

Trang 7

Việc vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học đã được sử dụng

từ rất sớm ở nhiều nước trên thế giới và mang lại hiệu quả rất cao Ở Việt Nam, việc vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực đã được vận dụng từ lâu nhưng vẫn chưa được sử dụng và vận dụng một cách linh hoạt, hợp lý; một bộ phận giáo viên vẫn chưa nhận thấy hết được vai trò của kĩ thuật dạy học tích cực trong hoạt động giảng dạy, những hiệu quả do kĩ thuật dạy học tích cực mang lại … Vì thế mà chất lượng dạy học chưa được nâng cao Do đó, một trong những vấn đề cấp thiết đặt ra là mỗi người giáo viên phải hiểu và biết vận dụng một cách linh hoạt, hợp lý các kĩ thuật dạy học tích cực vào trong từng bài học sao cho đem lại hiệu quả cao nhất cho từng bài học, cho học sinh

Môn Khoa học lớp 5 cũng có vai trò quan trọng trong việc cung cấp cho học sinh những nội dung đa dạng, phong phú về tự nhiên và xã hội, được bao hàm trong các chủ đề Con người và sức khoẻ, Vật chất và năng lượng, Thực vật và động vật, Môi trường và tài nguyên thiên nhiên Đặc biệt với môn học này, giáo viên phải hình thành được ở học sinh niềm tin khoa học Muốn vậy, đòi hỏi giáo viên phải tổ chức các hoạt động học tập hướng tới việc chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng học tập cho học sinh

Bởi vậy, xuất phát từ những lý do trên nên tôi chọn đề tài nghiên cứu:

“Vận dụng một số kĩ thuât dạy học tích cực trong dạy học môn khoa học lớp 5 ở Tiểu học” nhằm một mặt xây dựng cơ sở khoa học cho đề tài, mặt

khác góp phần giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình dạy học

2 Mục đích nghiên cứu

Đề xuất quy trình vận dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học môn Khoa học lớp 5

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Việc vận dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học Khoa học lớp 5

Trang 8

- Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học Khoa học lớp 5

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lí luận liên qua đến việc vận dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học môn Khoa học lớp 5

+ Nghiên cứu các khái niệm: kĩ thuật dạy học, kĩ thuật dạy học tích cực + Nghiên cứu quy trình vận dụng các kĩ thuật dạy học

- Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của việc vận dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học môn Khoa học lớp 5

+ Nghiên cứu nhận thức của giáo viên về kĩ thuật dạy học tích cực

+ Nghiên cứu thực trạng dạy học môn Khoa học lớp 5

+ Nghiên cứu việc vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học Khoa học lớp 5

- Đề xuất quy trình vận dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học môn Khoa học lớp 5 ở Tiểu học

5 Phương pháp nghiên cứu

a Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, tôi đã thu thập, sưu tầm một số tài liệu, sách báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu khoa học, thông tin trên mạng Internet cũng như các tài liệu liên quan như sách giáo khoa, sách giáo viên để phục vụ cho việc nghiên cứu

b Phương pháp điều tra

Để nâng cao hiệu quả, tính chính xác của đề tài nghiên cứu, tôi sử dụng phương điều tra để thu thập số liệu, các thông tin trên cơ sở đó phân tích, xử

lý số liệu, đối chiếu với nội dung đề tài nghiên cứu

c Phương pháp xử lý số liệu

Trang 9

Trên cơ sở các thông tin đã thu thập đƣợc, tôi tiến hành thống kê, xử lý

số liệu nhằm làm cơ sở, dẫn chứng cho đề tài nghiên cứu đƣợc chặt chẽ, thuyết phục hơn

6 Giả thuyết khoa học

Nếu đề xuất đƣợc quy trình vận dung một số kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học môn Khoa học lớp 5 phù hợp với đối tƣợng học sinh, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh thì sẽ mang lại hiệu quả cao trong dạy học, tạo điều kiện cho học sinh phát triển những năng lực tiềm ẩn, chiếm lĩnh tri thức khoa học, hình thành kĩ năng một cách dễ dàng hơn Đồng thời nâng cao chất lƣợng dạy và học môn Khoa học lớp 5 nói riêng và các môn học khác ở Tiểu học nói chung

8 Cấu trúc khóa luận

Trang 10

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC VẬN DỤNG

MỘT SỐ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG DẠY HỌC MÔN

KHOA HỌC LỚP 5 Ở TIỂU HỌC

1.1 Một số vấn đề lí luận về kĩ thuật dạy học

1.1.1 Khái niệm kĩ thuật dạy học

- Theo cố Giáo sư Nguyễn Ngọc Quang: “ Học là quá trình tự giác, tích cực, tự chiếm lĩnh khái niệm khoa học (nội dung học), dưới sự điều khiển sư

phạm của giáo viên”

- “Dạy là sự điều khiển tối ưu hoá quá trình người học chiếm lĩnh nội dung học, trong và bằng cách nào đó phat triển và hình thành nhân cách (năng

lực, phẩm chất)”

- “ Dạy học là hai mặt của một quá trình luôn tác động qua lại, bổ sung cho nhau, quy định lẫn nhau, thâm nhập vào nhau thông qua hoạt động cộng tác nhằm tạo cho người học khả năng phát triển trí tuệ, góp phần hoàn thiện

nhân cách”

- Theo Count Rumford, 1796: “ Kĩ thuật là sự ứng dụng của khoa học để

phục vụ các nhu cầu của cuộc sống”

- Theo Sam Florman, 1976: “ Kĩ thuật là nghệ thuật hoặc khoa học của việc ra quyết định thực tế”

- Theo từ điển Tiếng Việt: “ Kĩ thuật là những biện pháp, phương thức

sử dụng trong một lĩnh vực hoạt động nào đó của con người”

 Như vậy ta thấy rằng, khái niệm kĩ thuật được sử dụng chủ yếu trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, ví dụ như: kĩ thuật cơ khí, kĩ thuật hóa học… Theo quan điểm của cá nhân tôi, kĩ thuật trong giáo dục là những biện pháp, những thủ thuật, những cách thức mà người giáo viên sử dụng để đưa

Trang 11

vào các hoạt động dạy học nhằm qua đó đạt được mục tiêu bài học và mang

lại hiệu quả mà người dạy mong muốn

- Theo Dự án Việt – Bỉ: “Kĩ thuật dạy học là những biện pháp, cách thức hành động của giáo viên và học sinh trong các tình huống hành động nhỏ

nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học” [2,tr26]

Kĩ thuật dạy học là cụ thể hóa của phương pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy học, kĩ thuật dạy học là đơn vị nhỏ nhất của phương pháp dạy học,

kĩ thuật dạy học chưa phải là các phương pháp dạy học độc lập, mà là những thành phần của phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học được áp dụng trong những tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện một nhiệm vụ cụ thể Ngược lại, phương pháp dạy học và hình thức dạy học có thể được sử dụng trong nhiều tình huống, nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy học Kĩ thuật dạy

học là khái niệm nhỏ nhất, thực hiện các tình huống hành động

Ví dụ: Kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật giao nhiệm vụ, kĩ thuật đặt câu hỏi,

kĩ thuật động não, kĩ thuật phòng tranh, kĩ thuật hỏi chuyên gia…

Như vậy, quan điểm của Dự án Việt – Bỉ đưa ra đã chỉ ra được khái niệm của kĩ thuật dạy học, thể hiện rõ được vai trò của kĩ thuật dạy học và vị trí của

kĩ thuật dạy học trong sơ đồ 3 bình diện của phương pháp dạy học

1.2 Một số vấn đề lí luận về kĩ thuật dạy học tích cực

1.2.1 Khái niệm kĩ thuật dạy học tích cực

- Theo từ điển, tích cực là chủ động, hăng hái, nhiệt tình với nhiệm vụ được giao

Tính tích cực là một phẩm chất của con người trong đời sống xã hội Hình thành và phát triển tính tích cực là một trong các nhiệm vụ chủ yếu của giáo dục, nhằm đào tạo những con người năng động, thích ứng và góp phần phát triển cộng đồng Tính tích cực là điều kiện, đồng thời là kết quả của sự phát triển nhân cách trong quá trình giáo dục

Trang 12

Tính tích cực trong hoạt động học tập là tính tích cực nhận thức, đặc trưng ở khát vọng hiểu biết, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình chiếm lĩnh tri thức Lĩnh hội tri thức của loài người đồng thời tìm kiếm “ khám phá ” ra những hiểu biết mới cho bản thân Qua đó sẽ thông hiểu, ghi nhớ những gì đã iết được qua hoạt động chủ động, nỗ lực của chính mình

- Kĩ thuật dạy học tích cực là thuật ngữ dùng để chỉ các kĩ thuật dạy học

có tác dụng phát huy tính tích cực học tập của học sinh (Module TH 16,

2009, tr.43)

Ví dụ: Kĩ thuật động não, kĩ thuật khăn trải àn, kĩ thuật mảnh ghép, kĩ thuật hỏi và trả lời…

- Kĩ thuật dạy học là thành phần của các phương pháp dạy học tích cực,

là thể hiện quan điểm dạy học phát huy tính tích cực học tập của học sinh

1.2.2 Vai trò của kĩ thuật dạy học tích cực

1.2.2.1 Đối với giáo viên

- Trong dạy học tích cực, học sinh là chủ thể của mọi hoạt động, giáo viên chỉ đóng vai trò là người tổ chức, hướng dẫn Việc nắm vững cách sử dụng, và vận dụng linh hoạt các kĩ thuật dạy học sẽ giúp giáo viên tương tác tốt hơn với học sinh, tạo điều kiện cho học sinh làm việc, tự chiếm lĩnh tri thức Trên cơ sở đó, giáo viên điều chỉnh, bổ sung và đánh giá được quá

trình học tập của học sinh

- Việc áp dụng kĩ thuật dạy học tích cực yêu cầu giáo viên luôn chủ động trong mọi tình huống, bám sát học sinh, phát hiện ra những điểm mạnh, điểm yếu của học sinh… trên cơ sở đó để có những biện pháp tác động kịp

thời để khắc phục

- Khi vận dụng các kĩ thuật dạy học tích cực, giáo viên không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người hiểu biết, là người nghe tích cực và

Trang 13

là người phối hợp làm cho mọi cái cùng một lúc thuận lợi hơn Chính vì vậy,

người giáo viên luôn không ngừng học hỏi, mở mang kiến thức

1.2.2.2 Đối với học sinh

- Vận dụng các kĩ thuật dạy học tích cực sẽ phát huy được tác dụng là giúp cho học sinh xác định được nhiệm vụ, động cơ, ý thức, tự giác học tập,

biết đánh giá nhìn lại quá trình học tập và tự điều chỉnh cách học của mình

- Với cách dạy học truyền thống thường yêu cầu học sinh ghi nhớ một cách máy móc vì vậy học sinh dễ quên Việc vận dụng các kĩ thuật dạy học tích cực sẽ giúp học sinh ghi nhớ một cách khoa học, tiết kiệm “ ộ nhớ” trong não của học sinh Hơn nữa việc ghi nhớ sẽ mang tính hệ thống hơn sẽ giúp

cho việc tái hiện kiến thức và vận dụng kiến thức một cách linh hoạt hơn

- Kĩ thuật dạy học tích cực đề cập đến các hoạt động dạy và học nhằm tích cực hoá hoạt động học tập và phát triển tính sáng tạo của người học Trong đó, các hoạt động học tập được tổ chức, được định hướng bởi giáo viên, người học không thụ động, chờ đợi mà tự lực, tích cực tham gia vào quá trình tìm kiếm, khám phá, phát hiện kiến thức, vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong thực tiễn, qua đó lĩnh hội nội dung học tập và phát triển năng lực sáng tạo

- Vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học nhằm tích cực hoá, tăng cường sự tham gia của người học, tạo điều kiện cho người học phát triển tối đa khả năng học tập năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật dạy học tích cực đem lại cho người học hứng thú, niềm vui trong học tập, nó phù hợp với đặc tính ưa thích hoạt động của trẻ em Việc học đối với học sinh khi đã trở thành niềm hạnh phúc sẽ giúp các em tự khẳng định mình và nuôi dưỡng lòng khát khao sáng tạo Như vậy, kĩ thuật dạy học tích cực nhấn mạnh đến hoạt động của người học và tính nhân văn của giáo dục

Trang 14

- Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực của học sinh

- Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân học sinh

- Phát triển mô hình có sự tương tác giữa học sinh với học sinh

c Vai trò

- Học sinh học được cách tiếp cận với nhiều giải pháp và chiến lược khác nhau

- Rèn kĩ năng suy nghĩ, quyết định và giải quyết vấn đề

- Học sinh đạt được mục tiêu học tập cá nhân cũng như hợp tác

- Sự phối hợp làm việc cá nhân và làm việc theo nhóm nhỏ tạo cơ hội nhiều hơn cho học tập có sự phân hóa

- Nâng cao mối quan hệ giữa học sinh Tăng cường sự hợp tác, giao tiếp, học cách chia sẽ kinh nghiệm và tôn trong lẫn nhau

- Nâng cao hiệu quả học tập

d Cách tiến hành

- Chia học sinh thành các nhóm và phát cho mỗi nhóm một tờ giấy A0, bút

- Trên giấy A0 chia thành các phần, gồm phần chính giữa và các phần xung quanh Phần xung quanh được chia theo số thành viên của nhóm (Ví dụ: nhóm 4 người chia 4 phần) Mỗi người ngồi vào vị trí tương ứng từng phần xung quanh

Trang 15

- Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, tập trung suy nghĩ trả lời câu hỏi / nhiệm vụ theo cách nghĩ cách hiểu riêng của mỗi cá nhân và viết vào phần giấy của mình trên tờ giấy A0

- Trên cơ sở những ý kiến của mỗi cá nhân, học sinh thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến và viết vào phần chính giữa của tờ giấy A0 “Khăn trải àn”

Sơ đồ kĩ thuật “Khăn trải àn”

e Ưu điểm

 Giúp cho hoạt động nhóm có hiệu quả hơn, mỗi học sinh đều phải đưa

ra ý kiến của mình về chủ đề đang thảo luận, không ỷ lại vào các bạn học khá, giỏi

 Cho phép học sinh diễn đạt ý tưởng, những hiểu biết của mình

 Học sinh biết lắng nghe, hợp tác, chia sẻ với các bạn trong nhóm về ý kiến của mình

 Phát triển kĩ năng làm việc, kĩ năng giao tiếp, tạo điều kiện cho người học học hỏi lẫn nhau

 Đem lại bầu không khí học tập thoải mái, học sinh tin tưởng, đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập

 Tăng cường tính độc lập và trách nhiệm của người học

Ý kiến chung cả nhóm Viết ý kiến cá nhân

Viết ý kiến cá nhân

Trang 16

f Lưu ý

- Câu hỏi thảo luận là câu hỏi mở

- Trong trường hợp số học sinh trong nhóm quá đông không đủ chỗ trên

“Khăn trải àn”, có thể phát cho học sinh những mảnh giấy nhỏ để học sinh ghi ý kiến cá nhân, sau đó đính vào phần xung quanh “khăn trải àn”

- Trong quá trình thảo luận thống nhất ý kiến, đính những ý kiến thống nhất vào giữa “ Khăn trải àn” Những ý kiến trùng nhau có thể đính chồng lên nhau

- Những ý kiến thống nhất, cá nhân có quyền bảo lưu và được giữ lại ở phần xung quanh của “ Khăn trải àn”

- Làm cho người học tham gia tích cực vào quá trình học tập

- Khai thác, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm của học sinh

Trang 17

 Huy động sự tham gia của các thành viên trong nhóm

 Kích thích tư duy, khả năng huy động vốn hiểu biết

 Học sinh được thảo luận, trao đổi, chia sẻ, lắng nghe ý kiến của thành viên khác

 Tạo không khí học tập sôi nổi

e Lưu ý

- Số lượng thành viên trong nhóm nên tuân thủ đúng quy tắc để tạo tính tương đồng về thời gian, giáo viên quy định thời gian và theo dõi thời gian cụ thể

- Con số XYZ có thể thay đổi

- Các nhóm có thể thảo luận một câu hỏi giống nhau hoặc khác nhau

- Thực hiện nhanh, hiệu quả, không thảo luận quá sâu về một vấn đề

1.2.3.3 Kĩ thuật “Lược đồ xương cá”

a Khái niệm

Lược đồ xương cá, hay còn gọi là biểu đồ Ishikawa hay biểu đồ nguyên nhân - kết quả, là một phương pháp nhằm nhận diện vấn đề và đưa ra giải pháp, một trong những yếu tố cốt lõi để xây dựng - đảm bảo - nâng cao chất lượng

Nó được gọi là xương cá ởi vì lược đồ này có hình dạng giống xương cá

b Mục đích

- Kích thích học sinh tham gia học tập

- Giúp cho việc xác định nguyên nhân nhanh chóng và hiệu quả

- Tìm ra các nguyên nhân tiềm tàng và nguyên nhân cốt lõi gây nên vấn đề

Trang 18

d Cách tiến hành

- Học sinh mỗi nhóm vẽ 1 hình xương cá trên khổ giấy lớn

- Giáo viên cho biết từ khóa ở đầu cá

- Học sinh xác định các nguyên nhân chính dẫn tới từ khóa ở đầu cá

- Tiếp tục thêm các nguyên nhân nhánh, nguyên nhân nhánh con ở xương dăm của bộ xương cá

e Ưu điểm

 Kích thích học sinh tham gia trao đổi, thảo luận, làm việc nhóm

 Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, huy động tối đa sự hiểu biết của học sinh

 Giúp học sinh ghi nhớ tốt hơn, xác định được nguyên nhân gốc rễ của vấn đề

 Học sinh được trao đổi, thảo luận, hợp tác với nhau để hoàn thành nhiệm vụ

f Lưu ý

- Cần tập hợp thật nhiều ý kiến của các thành viên trong nhóm trong khả năng có thể

Trang 19

- Cần chắc chắn có sự đồng thuận về ý kiến của các thành viên trong nhóm trước khi bắt đầu quá trình xây dựng lược đồ xương cá

- Sử dụng ít từ ngữ trong khi phát triển lược đồ xương cá

- Khuyến khích sử dụng biểu tượng, kí hiệu, hình ảnh và văn ản tóm tắt

1.2.3.4 Kĩ thuật sơ đồ tư duy

- Giúp học sinh phát triển những hiểu biết đã có của mình, kết nối với những hiểu biết của các bạn, làm giàu thêm các cách thực hiện của các vấn

đề trong học tập, trong cuộc sống

c Bố trí lớp học

- Giấy A4 cho cá nhân, giấy Ao cho các nhóm, ăng dính, kéo

- Không gian lớp học để học sinh cùng tham gia, cùng trao đổi bài làm của mình

d Cách tiến hành

- Giáo viên nêu chủ đề

- Giáo viên cho học sinh liệt kê những hiểu biết của mình về chủ đề ra giấy

Trang 20

- Các nhóm học sinh cùng tổng hợp hiểu biết của các thành viên trong nhóm;

- Sau khi tổng hợp hiểu biết của các thành viên trong nhóm, các nhóm phân loại những điều đã liệt kê được, đặt tên cho các nhóm vấn đề để tạo thành từng nhánh chính của lược đồ;

- Tiếp tục như vậy cho tới khi mỗi nhóm đã có được vật liệu để tạo thành lược đồ tư duy;

- Sử dụng hình ảnh, màu sắc, cách thể hiện đa dạng để tạo thành Lược đồ

tư duy về chủ đề

1.2.3.5 Kĩ thuật băng chuyền

a Vai trò

- Giúp học sinh cấu trúc suy nghĩ, cấu trúc ý tưởng

- Có trách nhiệm khi đọc và tiếp nhận thông tin của người khác

- Tiếp cận vấn đề ở nhiều góc độ khác nhau

b Bố trí lớp học

Trang 21

- Nhóm học sinh ghi lại câu trả lời hoặc suy nghĩ/phản ứng/ý tưởng của mình về câu hỏi trên giấy đó Mỗi nhóm sử dụng 1 màu mực khác nhau để ghi

- Các nhóm học sinh lần lượt đọc phần trình bày của các nhóm bằng cách: nhóm 1 chuyển giấy sang nhóm 2, nhóm 2 chuyển sang nhóm 3, nhóm 3 sang nhóm 4,… theo vòng khép kín và cứ chuyển như vậy, học sinh các nhóm () nếu đồng ý hoặc đánh dấu (x) nếu không đồng

ý với ý tưởng của các bạn khác

- Sau cùng giáo viên hỏi: bạn đã học được gì hôm nay? Điều gì làm bạn thấy thú vị/ngạc nhiên/sốc…? Điều gì đã làm ạn thay đổi suy nghĩ hoặc hành động?

a Vai trò

- Giúp học sinh độc lập tư duy để đưa ra ý kiến cá nhân của mình;

- Chia sẻ ý kiến với bạn khác;

- Cùng tham gia xây dựng nội dung vấn đề học tập

b Bố trí lớp học

- Giấy A4 cho cá nhân, giấy A3 cho các nhóm, ăng dính, kéo

Trang 22

- Không gian lớp học để học sinh cùng tham gia, cùng trao đổi bài làm của mình

c Cách tiến hành:

- Giáo viên nêu 1 chủ đề (hoặc 1 nội dung học tập)

- Học sinh tự viết ra giấy ý kiến riêng của mình về vấn đề đó (được 1 mảnh ghép)

- Sau khi thực hiện cá nhân, mỗi học sinh cùng đi quanh lớp, đọc phần thực hiện của các bạn, cùng tìm những mảnh ghép còn lại (cùng ý tưởng, cùng dòng suy nghĩ,…)

- Mỗi nhóm mảnh ghép cùng trao đổi về ý tưởng chung của nhóm mảnh ghép, tìm ra điểm khác biệt của nhóm mình

1.3 Môn Khoa học lớp 5 ở Tiểu học

1.3.1 Mục tiêu môn Khoa học lớp 5

Sau khi học xong môn Khoa học, học sinh cần đạt được:

 Về kiến thức: giúp học sinh lĩnh hội những kiến thức cơ ản, an đầu

và thiết thực về:

- Sự sinh sản và lớn lên của cơ thể người, vệ sinh ở tuổi dậy thì, cách phòng tránh một số bệnh thông thường và bệnh truyền nhiễm, an toàn trong cuộc sống

- Đặc điểm và ứng dụng của một số chất, một số vật liệu và dạng năng lượng thường gặp trong đời sống và sản xuất

- Sự sinh sản của thực vật và động vật

- Môi trường và tài nguyên thiên nhiên, mối quan hệ giữa môi trường và con người

 Về kĩ năng: Bước đầu hình thành và phát triển các kĩ năng:

- Kĩ năng ứng xử thích hợp trong các tình huống có liên quan đến vấn đề sức khoẻ của bản thân, gia đình và cộng đồng

Trang 23

- Kĩ năng quan sát và làm một số thí nghiệm thực hành khoa học đơn giản gần gũi với đời sống, sản xuất

- Nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong quá trình học tập, biết tìm thông tin để giải đáp, iết diễn đạt những hiểu biết bằng lời nói, bài viết, hình vẽ, sơ đồ…

- Phân tích, so sánh rút ra dấu hiệu chung và riêng của một số sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên

 Về thái độ: Hình thành và phát triển những thái độ và hành vi:

- Tự giác thực hiện các quy tắc vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng

- Ham hiểu biết khoa học, có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào đời sống

- Yêu con người, thiên nhiên, đất nước, yêu cái đẹp; có ý thức và hành động bảo vệ môi trường xung quanh

1.3.2 Nội dung môn Khoa học lớp 5

Chương trình môn Khoa học lớp 5 gồm có 4 chủ đề: Con người và sức khoẻ, Vật chất và năng lượng, Thực vật và động vật, Môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Gồm 70 tiết (2 tiết/tuần x 35 tuần) Trong đó có 61 ài học mới, 9 bài ôn tâp, kiểm tra Cụ thể là:

 Chủ đề Con người và sức khoẻ: Gồm 19 bài mới và 2 bài ôn tập

Nội dung chính của chủ đề:

+ Sự sinh sản và phát triển ở cơ thể người

Trang 24

+ An toàn trong cuộc sống

 Sử dụng thuốc an toàn

 Không sử dụng các chất gây nghiện

 Phòng tránh bị xâm hại

 Phòng tránh tai nạn giao thông

 Chủ đề Vật chất và năng lượng: Gồm 25 bài mới và 4 bài ôn tập Nội dung chính của chủ đề:

+ Đặc điểm và công dụng của một số vật liệu thường dùng

 Tre, mây, song

 Sắt, gang, thép, đồng, nhôm

 Đá vôi, gạch, ngói, xi măng, thuỷ tinh

 Cao su, chất dẻo, tơ sợi

+ Sự biến đổi của chất

 Ba thể của chất

 Hỗn hợp và dung dịch

 Sự biến đổi hoá học

+ Sử dụng năng lượng

 Năng lượng than đá, dầu mỏ, khí đốt

 Năng lượng mặt trời, gió, nước

Trang 25

 Một số động vật đẻ trứng

 Một số động vật đẻ con

 Chủ đề Môi trường và tài nguyên thiên nhiên: Gồm 7 bài mới và 2 bài

ôn tập

Nội dung chính của chủ đề:

+ Môi trường và tài nguyên

 Môi trường

 Tài nguyên thiên nhiên

+ Mối quan hệ giữa môi trường và con người

 Vai trò của môi trường đối với con người

 Tác động của con người đối với môi trường

 Một số biện pháp bảo vệ môi trường

1.3.3 Đặc điểm môn Khoa học lớp 5

- Chương trình môn Khoa học được xây dựng theo tư tưởng tích hợp thể hiện ở điểm sau:

Chương trình môn Khoa học xem xét Con người và sức khỏe – Vật chất và năng lượng – Thực vật và động vật – Môi trường và tài nguyên thiên nhiên trong một thể thống nhất có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau

Các kiến thức trong chương trình môn Khoa học là kết quả của các kiến thức nhiều ngành khoa học như: Sinh vật, vật lý, toán học, địa lý, lịch sử, môi trường và dân số…

Tùy theo độ nhận thức của học sinh mà chương trình có cấu trúc thích hợp

- Chương trình môn Khoa học có cấu trúc đồng tâm và phát triển qua các lớp:

Trang 26

Môn Khoa học lớp 5 được xây dựng trên cơ sở nối tiếp những kiến thức về Tự nhiên, về Sức khỏe con người của các lớp 1, 2, 3 và Khoa học lớp 4 Nội dung chương trình có cấu trúc đồng tâm, mở rộng và nâng cao theo 4 chủ đề:

 Con người và sức khỏe

 Vật chất và năng lượng

 Thực vật và động vật

 Môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Chủ đề Môi trường và tài nguyên thiên nhiên nhằm giúp học sinh nhìn lại mỗi quan hệ giữa con người – tự nhiên và xã hội mà các em đã được học từ đầu cấp

- Chương trình Khoa học lớp 5 lấy các sự vật, hiện tượng và các mối quan hệ trong tự nhiên làm yếu tố cốt lõi Gắn liền những kiến thức khoa học với thực tiễn đời sống xã hội ở địa phương

- Môn Khoa học lớp 5 chú trọng hình thành và phát triển các kĩ năng trong học tập khoa học như: kĩ năng thực hành nhằm giúp các em không chỉ

có kiến thức về dinh dưỡng, vệ sinh cơ thế, ảo vệ môi trường sống và phòng ngừa ệnh tật mà còn iết thực hiện những hành vi có lợi cho sức khỏe của

ản thân, gia đình và cộng đồng; kĩ năng quan sát, dự đoán, giải thích các sự vật, hiện tượng tự nhiên đơn giản; kĩ năng vận dụng kiến thức khoa học vào cuộc sống

- Chính vì vậy khi vận dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học môn Khoa học lớp 5, người giáo viên cần chú ý đến những đặc điểm của chương trình, từ đó lựa chọn các kĩ thuật dạy học tích cực sao cho phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình Các kĩ thuật dạy học tích cực không chỉ góp phần yêu cầu học sinh tái hiện kiến thức, iết vận dụng những kiến thức

đã học vào tình huống thực tế, kiểm tra được cả quá trình tư duy, phân tích

Trang 27

khả năng sáng tạo của học sinh, đồng thời ước đầu đánh giá được thái độ của học sinh trong quá trình học tập

1.4 Đặc điểm của học sinh tiểu học

1.4.1 Có sự khác biệt lớn trong sự phát triển của học sinh tiểu học ở các giai đoạn

phát triển được

- Gắn liến với hành động vật chất: Đối tượng được học sinh hành động trực tiếp (sờ, mó, ngửi hít, ngắm nhìn, thử nếm…) thì tri giác đầy

đủ hơn Vì vậy, trong dạy học Khoa học, để hình thành được nhận thức

an đầu về đối tượng, người giáo viên tổ chức các hoạt động, đưa vào đó

Trang 28

các kĩ thuật dạy học để học sinh được trực tiếp làm, được cầm, nắm, sờ

mó… có vậy học sinh mới nắm được bản chất của sự vật hiện tượng

- Tư duy trừu tượng đang dần chiếm ưu thể: Học sinh sử dụng các khái niệm được thay thế bằng kí hiệu quy ước để tiếp thu khái niệm mới Bởi vậy, trong dạy học Khoa học, giáo viên luôn khuyến khích học sinh sử dụng các hình ảnh, những kí hiệu trong các hoạt động nhóm để giúp bài học sinh động hơn, khiến học sinh không cần học thuộc “ vẹt ” mà vẫn khắc sâu được kiến thức, ghi nhớ kiến thức sâu hơn

- Bước đầu biết khái quát hóa đối tượng, biết phán đoán và suy luận Chính vì vậy, để tư duy nhanh và logic, trong hoạt động dạy học, giáo viên luôn đưa ra các câu hỏi, các vấn đề yêu cầu sự động não, xác định nguyên nhân gốc rễ của vấn đề… từ đó tìm ra cách giải quyết tốt nhất

 Bởi vậy, để phát triển tư duy học sinh cần được tham gia trải nghiệm, được làm, được phát huy khả năng sáng tạo, được động não trước một vấn

đề khó, tham gia chia sẻ, trao đổi, hoạt động nhóm để cùng giải quyết vấn đề mới Có như vậy thì tư duy mới phát triển Chính vì thế mà trong các hoạt

Trang 29

động học tập, người giáo viên phải vận dụng tốt những phương pháp, những

kĩ thuật dạy học tích cực để phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập của học sinh

b Tưởng tượng

- Tưởng tượng của học sinh tiểu học đã được phát triển phong phú hơn

so với trẻ mầm non nhờ có bộ não phát triển và vốn kinh nghiệm ngày càng dày dặn Tuy nhiên, tưởng tượng của các em vẫn mang một số đặc điểm nổi

bật sau:

Ở cuối tuổi tiểu học, tưởng tượng tái tạo đã ắt đầu hoàn thiện, từ những hình ảnh cũ trẻ đã tái tạo ra những hình ảnh mới Tưởng tượng sáng tạo tương đối phát triển ở giai đoạn cuối tuổi tiểu học, trẻ bắt đầu phát triển khả năng làm thơ, làm văn, vẽ tranh… Đặc biệt, tưởng tượng của các em trong giai đoạn này bị chi phối mạnh mẽ bởi các xúc cảm, tình cảm, những hình ảnh, sự việc, hiện tượng đều gắn liền với các rung động tình cảm của các em

 Qua đây, trong dạy học Khoa học, việc vận dụng kĩ thuật dạy học có vai trò rất lớn trong việc biến các kiến thức “ khô khan ” thành những hình ảnh có cảm xúc, đặt ra cho các em những câu hỏi mang tính gợi mở, thu hút các em vào các hoạt động nhóm, hoạt động tập thể để các em có cơ hội phát triển quá trình nhận thức lý tính của mình một cách toàn diện

Trang 30

của học sinh, xem xét đến thời gian sao cho phù hợp với bài học, khả

năng học tập của học sinh

1.4.2.4 Trí nhớ

Loại trí nhớ trực quan hình tượng chiếm ưu thế hơn trí nhớ từ ngữ - logic

Giai đoạn lớp 4,5 ghi nhớ có ý nghĩa và ghi nhớ từ ngữ được tăng cường Ghi nhớ có chủ định đã phát triển Tuy nhiên, hiệu quả của việc ghi nhớ có chủ định còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ tích cực tập trung trí tuệ của các em, sức hấp dẫn của nội dung tài liệu, yếu tố tâm lý tình càm hay hứng thú của các em…

Nắm được điều này, trong dạy học Khoa học lớp 5 giáo viên cần phải giúp các em biết cách khái quát hóa và đơn giản hóa mọi vấn đề Biết dùng các kĩ thuật dạy học mới để tạo điều kiện cho các em tự xác định được đâu là nội dung quan trọng cần ghi nhớ; các em được tự làm, tự trải nghiệm sẽ khắc sâu được nội dung cần ghi nhớ, ghi nhớ được chính xác và lâu hơn Đặc biệt hình thành ở các em tâm lý hứng thú và vui vẻ khi ghi nhớ kiến thức

1.4.3 Sự phát triển của học sinh tiểu học phụ thuộc vào nhà giáo dục và môi trường giáo dục

Giáo dục là sự tác động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch nhằm thực hiện có hiệu quả các mục đích đề ra Giáo dục giữ vai trò chủ đạo đối với sự hình thành và phát triển nhân cách Giáo dục có thể mang lại những tiến bộ

mà các nhân tố khác như ẩm sinh – di truyền hoặc môi trường, hoàn cảnh

không thể có được

Giáo dục không chỉ thích ứng mà còn có thể đi trước hiện thực và thúc đẩy nó phát triển Giáo dục có giá trị định hướng sự hình thành phát triển nhân cách Nhờ có sự đổi mới về phương pháp, nội dung, kĩ thuật dạy học mà học sinh được tham gia vào quá trình học tập một cách tích cực, chủ động; trẻ được tự rèn luyện, tự hoàn thiện nhân cách, phát triển bản thân, ù đắp những

Trang 31

thiếu hụt về kiến thức Bởi vậy, giáo dục có tầm quan trọng đặc biệt đối với

sự phát triển của học sinh, nó có thể uốn nắn những phẩm chất tâm lý xấu và làm cho nó phát triển theo chiều hướng mong muốn của xã hội

Môi trường giáo dục là một yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ Lớp học là nơi tạo điều kiện cho trẻ mở mang kiến thức qua các trải nghiệm

về thế giới xung quanh Môi trường này giúp trẻ rèn luyện các kỹ năng phát triển cần thiết trong những hoạt động khác nhau như tập thể, cá nhân và hoạt động theo mục tiêu ở từng nhóm nhỏ Bởi vậy trong các hoạt động giáo dục, người giáo viên phải năng động, sáng tạo trong việc đổi mới các phương pháp, áp dụng những kĩ thuật dạy học mới để tạo một môi trường giáo dục năng động, sáng tạo, tạo điều kiện cho trẻ hòa nhập, trẻ được tham gia vào hoạt động học, được trải nghiệm… từ đó phát triển những tiềm năng, năng lực

- Môn Khoa học là môn học được xây dựng theo tư tưởng tích hợp Bởi vậy đòi hỏi ở người giáo viên cũng phải dạy học tích hợp Dạy học tích hợp là định hướng dạy học trong đó giáo viên tổ chức, hướng dẫn để học sinh iết huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập, đời sống; thông qua đó hình thành những kiến thức mới, kĩ năng mới, phát triển được những năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề trong học tập và trong thực tiễn cuộc sống Chính

vì vậy, để đạt được những yêu cầu trên, đòi hỏi trong quá trình dạy học, giáo viên phải iết dùng những kĩ thuật, những iện pháp, cách thức nào đó để vừa

Trang 32

kích thích học sinh khám phá tri thức, vừa tạo điều kiện cho học sinh được làm, được trải nghiệm, sáng tạo Có vậy, học sinh mới phát triển một cách toàn diện, nâng cao được năng lực của ản thân trong việc giải quyết các vấn

đề trong cuộc sống Nhờ được làm, được trải nghiệm học sinh mới thực sự động não, vận dụng những kiến thức ản thân đã tích lũy được trong các lĩnh vực khác nhau để giải quyết vấn đề Chính vì thế mà kĩ thuật dạy học tích cực

đã và đang giữ một vai trò vô cùng to lớn trong quá trình dạy học

- Môn Khoa học lớp 5 cũng có vai trò quan trọng trong việc cung cấp cho học sinh những nội dung đa dạng, phong phú về tự nhiên và xã hội, được bao hàm trong các chủ đề Con người và sức khoẻ, Vật chất và năng lượng, Thực vật và động vật, Môi trường và tài nguyên thiên nhiên Đặc biệt với môn học này, giáo viên phải hình thành được ở học sinh niềm tin khoa học Bởi vậy, những kiến thức mà học sinh tích lũy được, không còn con đường nào tốt hơn, hiệu quả hơn là con đường trải nghiệm Có trải nghiệm, có cơ hội được tham gia, được tìm hiểu, được thử sức thì học sinh mới nhận ra được bản chất của sự vật, của vấn đề Chính vì thế, việc áp dụng kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học môn Khoa học là hết sức cần thiết Trong các hoạt động có vận dụng các kĩ thuật dạy học tích cực, học sinh được trực tiếp sử dụng tất cả các giác quan để nhìn, nghe, ngửi, cầm, nắm….để phân tích, tổng hợp ản chất của sự vật hiện tượng, qua đó kiến thức tiếp thu được sẽ được lưu giữ lâu hơn

- Chương trình môn Khoa học có cấu trúc đồng tâm và phát triển qua các lớp Chính vì vậy, trước những vấn đề giáo viên đưa ra, học sinh cần phải huy động vốn hiểu iết, những kiến thức nền tảng đã học từ lớp dưới để giải quyết vấn đề Một trong những cách giúp học sinh huy động vốn kiến thức nhanh chóng mà mang lại sự hứng thú cho học sinh chính là việc giáo viên khéo léo lồng các kĩ thuật dạy học tích cực Các kĩ thuật dạy học tích cực không có vai trò to lớn trong việc giúp học sinh ghi nhớ lâu hơn, có hệ thống

Trang 33

Bởi vậy việc huy động vốn kiến thức sẵn có, được khắc sâu từ trước sẽ dễ dàng hơn

- Ngoài ra môn Khoa học lớp 5 còn chú trọng tới việc hình thành và phát triển các kĩ năng trong học tập môn Khoa học nói chung như khả năng quan sát, dự đoán, thí nghiệm, giải thích các sự vật hiện tượng đơn giản và kĩ năng vận dụng những kiến thức khoa học vào thực tiễn cuộc sống Chính vì thế, để giúp học sinh phát triển những kĩ năng đó, người giáo viên phải iết vận dụng linh hoạt các phương pháp các kĩ thuật dạy học trong các giờ học, các hoạt động để học sinh được va chạm, được tìm tỏi, khám phá… Chỉ có vậy mới hình thành và phát triển tối đa khả năng của học sinh

- Hơn thế nữa, việc vận dụng các kĩ thuật dạy học tích cực trong môn Khoa học sẽ giúp giờ học sôi nổi hơn, tạo hứng thú học tập cho học sinh, tạo tâm thế học tập tốt, thoải mái cho học sinh trong quá trình chiếm lĩnh tri thức

Trang 34

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Chương 1 đã trình ày cơ sở lý luận của việc vận dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học môn khoa học lớp 5 ở Tiểu học, trên cơ sở đó, chúng tôi đã làm rõ:

- Một số vấn đề về lí luận về kĩ thuật dạy học và kĩ thuật dạy học tích cực: Với những vai trò của kĩ thuật dạy học tích cực mà chúng tôi đã đưa ra

và phân tích chúng tôi nhận thấy rằng: Kĩ thuật dạy học tích cực có vai trò rất quan trọng và cần được vận dụng tối đa trong các hoạt động học tập để mang lại hiệu quả cao nhất trong quá trình dạy học Hơn thế nữa, tạo điều kiện cho học sinh phát huy tính tự lập, chủ động, sáng tạo trong học tập

- Sự phù hợp của việc vận dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học Khoa học lớp 5 ở Tiểu học: Như đã trình ày ở trên, việc dạy học Khoa học có vận dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực là rất cần thiết; nó vừa phù hợp với những đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh mà còn phù hợp với đặc điểm môn Khoa học lớp 5 Bởi chính sự phù hợp đó cũng là một trong những cơ sở để chúng tôi làm rõ vấn đề vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học Khoa học lớp 5 ở Tiểu học

Trang 35

- Đối tượng điều tra: Giáo viên trường Tiểu học Duyên Hải – TP Lào Cai

- Tổng số phiếu trưng cầu ý kiến phát ra là: 35 phiếu

- Tổng số phiếu thu về: 35 phiếu

2.1 Nhận thức của giáo viên về kĩ thuật dạy học tích cực

Để tìm hiểu nhận thức của giáo viên về kĩ thuật dạy học tích cực, tôi đã tiến hành điều tra sự hiểu iết của giáo viên về kĩ thuật dạy học tích cực, những kĩ thuật dạy học tích cực mà giáo viên thường sử dụng trong quá trình dạy học (Câu 1,2 – Phụ lục 1) Kết quả thu được như sau:

- Kết quả tìm hiểu nhận thức của giáo viên về kĩ thuật dạy học tích cực

Đánh giá Quan niệm 1 Quan niệm 2 Quan niệm 3

Bảng 1: Nhận thức của giáo viên về kĩ thuật dạy học tích cực

Ngày đăng: 07/09/2017, 10:19

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002), Chương trình Tiểu học, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình Tiểu học
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2002
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học, Dự án phát triển giáo viên Tiểu học, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học, Dự án phát triển giáo viên Tiểu học
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2006
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo Dự án Việt – Bỉ (2010), Dạy và học tích cực một số phương pháp và kĩ thuật dạy học, Hà Nội, NXB Đại học Sƣ phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy và học tích cực một số phương pháp và kĩ thuật dạy học
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo Dự án Việt – Bỉ
Nhà XB: NXB Đại học Sƣ phạm
Năm: 2010
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tài liệu hướng dẫn giáo viên môn Khoa học lớp 5, Dự án mô hình trường học mới Việt Nam, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu hướng dẫn giáo viên môn Khoa học lớp 5, Dự án mô hình trường học mới Việt Nam
Nhà XB: NXB Giáo dục
5. Bùi Phương Nga (CB), Lương Việt Thái (2008), Khoa học 5, Hà Nội, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa học 5
Tác giả: Bùi Phương Nga (CB), Lương Việt Thái
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2008
6. Đặng Thành Hƣng (2002), Dạy học hiện đại, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học hiện đại
Tác giả: Đặng Thành Hƣng
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2002
7. Đặng Thành Hƣng (2016), Dạy học Khoa học ở Tiểu học theo hướng tìm tòi thực nghiệm, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 132 tháng 9, tr. 42 – 45 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học Khoa học ở Tiểu học theo hướng tìm tòi thực nghiệm, Tạp chí Khoa học Giáo dục
Tác giả: Đặng Thành Hƣng
Năm: 2016
8. Đặng Vũ Hoạt, Phó Đức Hòa (1997), Giáo dục Tiểu học, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục Tiểu học
Tác giả: Đặng Vũ Hoạt, Phó Đức Hòa
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1997
9. Geoffrey Petty (1998), Dạy học ngày nay, NXB Stanley thornes Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học ngày nay
Tác giả: Geoffrey Petty
Nhà XB: NXB Stanley thornes
Năm: 1998
10. Hoàng Phê (1988), Từ điển Tiếng Việt, Hà Nội, NXB Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Tiếng Việt
Tác giả: Hoàng Phê
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 1988
12. Jean Piaget (2001), Tâm lý học và giáo dục học, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học và giáo dục học
Tác giả: Jean Piaget
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2001
13. Kharlamov, L.F (1978), Phát huy tính tích cực học tập của học sinh như thế nào, NXBGD Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát huy tính tích cực học tập của học sinh như thế nào
Tác giả: Kharlamov, L.F
Nhà XB: NXBGD Hà Nội
Năm: 1978
14. Kruchesky, V.A. (1981), Những cơ sở của tâm lý học sư phạm, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những cơ sở của tâm lý học sư phạm
Tác giả: Kruchesky, V.A
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1981
15. Lê Văn Hồng (1997), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm
Tác giả: Lê Văn Hồng
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1997
17. Lê Văn Trưởng (CB), (2007), Tự nhiên - xã hội và phương pháp dạy học Tự nhiên - Xã hội, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tự nhiên - xã hội và phương pháp dạy học Tự nhiên - Xã hội
Tác giả: Lê Văn Trưởng (CB)
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2007
18. Levitov A.D. (1971), Tâm lý học trẻ em và tâm lý học sư phạm, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học trẻ em và tâm lý học sư phạm, NXB Giáo dục
Tác giả: Levitov A.D
Nhà XB: NXB Giáo dục"
Năm: 1971
19. Lưu Xuân Mới (2003), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Đại học Sƣ phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Tác giả: Lưu Xuân Mới
Nhà XB: NXB Đại học Sƣ phạm
Năm: 2003
20. Nguyễn Kỳ (CB), (1995), Phương pháp giáo dục tích cực lấy người học làm trung tâm, NXBGD Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp giáo dục tích cực lấy người học làm trung tâm
Tác giả: Nguyễn Kỳ (CB)
Nhà XB: NXBGD Hà Nội
Năm: 1995
21. Nguyễn Lăng Bình (CB), (2010), Dạy học tích cực – một số phương pháp và kĩ thuật dạy học, NXB Đại học Sƣ Phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học tích cực – một số phương pháp và kĩ thuật dạy học
Tác giả: Nguyễn Lăng Bình (CB)
Nhà XB: NXB Đại học Sƣ Phạm
Năm: 2010
22. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Lý luận dạy học đại cương, Trường quản lý cán bộ TW1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận dạy học đại cương
Tác giả: Nguyễn Ngọc Quang
Năm: 1989

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w