Nghiên cứu hình thức dạy học mới – tổ chức dạy học theo nhóm, nằm trong xu thế chung đi tìm một PPDH bổ sung vào hệ PPDH tích cực, dạy học hướng đến HS, phát huy cao nhất ý thức tự giác
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
Ở TRƯỜNG THPT
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Ngữ Văn
Người hướng dẫn khoa học: ThS Trần Thị Hạnh Phương
HÀ NỘI - 2017
HÀ NỘI – 2017
Trang 2KÍ HIỆU VIẾT TẮT
BPDH: Biện pháp dạy học GV: Giáo viên
HS: Học sinh PPDH: Phương pháp dạy học
TP: Tác phẩm TPVH : Tác phẩm văn học
TLN: Thảo luận nhóm THPT: Trung học phổ thông
SGK: Sách giáo khoa
VBVH: Văn bản văn học
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện được khóa luận này, tác giả khóa luận đã nhận được sự giúp đỡ thường xuyên, tận tình chu đáo của các thầy cô giáo trong khoa Ngữ Văn - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, đặc biệt là các thầy cô giáo trong tổ
bộ môn Phương pháp dạy học
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Thạc sĩ Trần Hạnh Phương, cô đã tận tình giúp đỡ và hỗ trợ tôi trong quá trình thực hiện khóa luận này
Tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn và gửi lời cảm ơn trân trọng nhất tới gia đình, bạn bè và người thân đã động viên, giúp đỡ và ủng hộ để tôi có thể hoàn thành được khóa luận…!
TRÂN TRỌNG CẢM ƠN!
Xuân Hòa, ngày 4 tháng 5 năm 2017
Tác giả khóa luận
Nguyễn Thị Phương Mai
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp “ Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm vào dạy học đọc hiểu văn bản “Vợ nhặt” – (Kim Lâm) ở trường THPT” là kết quả nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì một công trình nghiên cứu nào
Xuân Hòa, ngày 4 tháng 5 năm 2017
Tác giả khóa luận
Nguyễn Thị Phương Mai
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu 3
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 4
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4
5 Phương pháp nghiên cứu 5
6 Đóng góp của khóa luận 5
7 Bố cục khóa luận 5
NỘI DUNG 6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 6
1.1 Cơ sở lí luận 6
1.1.1 Lí thuyết hội thoại và hoạt động dạy học tương tác 6
1.1.2 Dạy học theo nhóm 10
1.1.3 Vai trò của dạy học theo nhóm trong dạy học đọc hiểu văn bản văn học ở trường trung học phổ thông 17
1.1.4 Ưu điểm và nhược điểm của dạy học theo nhóm trong dạy học đọc hiểu văn bản văn học ở trường THPT 18
CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHÓM TRONG DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN “VỢ NHẶT” (KIM LÂN) Ở TRƯỜNG THPT 20
2.1.Hoạt động tìm hiểu tình huống độc đáo 20
2.1.1 Mục tiêu của hoạt động 20
2.1.2 Thời gian của hoạt động 20
2.1.3 Yêu cầu 20
2.1.4 Quy trình thực hiện 20
2.2 Hoạt động tìm hiểu nhân vật Tràng 24
2.2.1.Mục tiêu của hoạt động 24
2.2.2 Thời gian 24
2.2.3 Yêu cầu 25
Trang 62.2.4 Quy trình thực hiện 25
2.3 Hoạt động tìm hiểu nhân vật “Thị (người vợ nhặt)” 28
2.3.1.Mục tiêu của hoạt động 28
2.2.2 Thời gian 29
2.2.3 Yêu cầu 29
2.2.4 Quy trình thực hiện 29
2.4 Hoạt động tìm hiểu nhân vật bà cụ Tứ 31
2.4.1.Mục tiêu của hoạt động 31
2.4.2 Thời gian 32
2.4.3 Yêu cầu 32
2.4.4 Quy trình thực hiện 32
2.5 Hoạt động liên hệ thực tiễn 35
2.5.1 Mục đích và yêu cầu của hoạt động 35
2.5.2 Thời gian thực hiện 35
2.5.3 Quy trình thảo luận 35
CHƯƠNG 3: GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM 36
KẾT LUẬN 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
1.1 Nghiên cứu hình thức dạy học mới – tổ chức dạy học theo nhóm, nằm trong xu thế chung đi tìm một PPDH bổ sung vào hệ PPDH tích cực, dạy học hướng đến HS, phát huy cao nhất ý thức tự giác năng động, sáng tạo của HS:
Nghị quyết trung ương II khóa 8 trong phần định hướng phát triển giáo
dục – đào tạo đã chỉ rõ: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến, hiện đại vào quá trình dạy
học, đảm bảo thời gian tự học, tự nghiên cứu của HS…”
Trong văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX cũng nêu “Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, dổi mới nội dung, PPDH… phát huy tinh thần độc lập và sáng tạo của HS, SV đề cao tự lực hoàn thiện học vấn và tay nghề”
Như vậy, trên con đường công nghiệp hóa – hiện đại hóa nhằm xây dựng một đất nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh, vấn đề con người được Đảng, nhà nước, xã hội quan tâm và chú trọng Nói đến con người phải chú trọng quan tâm đến giáo dục con người Giáo dục con người không thể không quan tâm đến nhu cầu giải phóng và phát huy tiềm năng sáng tạo của thế hệ trẻ Đây là vấn đề chiến lược của giáo dục và đòi hỏi bức bách đối với nhà trường hiện nay
1.2 Xuất phát từ nhu cầu đổi mới PPDH hiện nay
Muốn dạy tốt học tốt phải đề cập đến nhiều yếu tố, trong đó một yếu tố không kém phần quan trọng là PPDH Một thời gian dài trong nhà trường đã
áp dụng nhiều phương pháp giáo điều Ngày nay, nhiều phương pháp mới có
ý tưởng phá vỡ những ràng buộc nhằm đổi mới theo hướng dân chủ hóa và
Trang 8nhân dân hóa Trong dạy học tác phẩm văn học ở nhà trường THPT, vấn đề người học với tư cách là chủ thể của giờ học càng được quan tâm
Vận dụng PPDH thảo luận nhóm nhằm nâng cao hiệu của dạy học VBVH
ở trường THPT
VBVH không phải là một văn bản duy nhất trong mối quan hệ đơn phương với GV Trong lớp học, một văn bản ít nhất có ba kiểu người đọc, với
ba điểm nhìn khác nhau: văn bản của tác giả - văn bản của GV – văn bản của
HS Nhiệm vụ của giờ dạy học văn là làm sao phải tạo ra mối tương tác của
ba mối quan hệ vốn có: tác phẩm – nhà văn, GV với bản thân HS Muốn như vậy phải có hệ thống PPDH phù hợp, hướng vào HS, giúp HS khám phá tác phẩm, tìm hiểu tác phẩm
Hình thức TLN trong dạy học Văn cụ thể là trong VBVH, vận dụng hình thức TLN trong dạy học VBVH cũng là góp phần tìm đến một PPDH và BPDH mới dựa trên tinh thần đổi mới PPDH Với cách học này, HS có điều kiện bộc lộ suy nghĩ của mình, tạo không khí học tập sôi nổi, kích thích tất cả
HS tham gia vào quá trình học tập, đồng thời đáp ứng được mục tiêu giáo dục
đề ra “lấy HS làm trung tâm”
Là một sinh viên sư phạm, một giáo viên trong tương lai thông qua việc thực hiện đề tài này, chúng tôi muốn tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu, bước đầu tiếp cận được với phương pháp dạy học đổi mới và phương
pháp nghiên cứu khoa học Tất cả những cơ sở thực tiễn trên là lý do chúng
tôi chọn đề tài “Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm vào dạy học đọc hiểu văn bản “Vợ nhặt” – Kim Lân ở trường THPT” Qua quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi hi vọng góp phần nhỏ vào công cuộc đổi mới PPDH nhằm nâng cao hiệu quả dạy học VBVH trong nhà trường THPT
Trang 9- Còn các tác giả: Phan Trọng Luận, Nguyễn Thanh Hùng, Trần Thế Phiệt, Nguyễn Duy Bình cũng đề cập đến hình thức TLN, các tác giả chỉ dừng lại ở mức độ khám phá một loại hình thức dạy học mới nhằm phát huy vai trò của HS Các tác giả đều có điểm chung là nhìn nhậm TLN “công cụ xúc tác”
để hỗ trợ cho việc dạy học
- Các tác giả: Hoàng Thảo Nguyên, Trịnh Xuân Vũ, Lê Thị Xuân Liên nhìn nhận hình thức TLN trên phương diện lí luận văn học, các tác giả chưa đưa ra một cách thức cụ thể về hình thức TLN
- Đến với giáo trình “Lí luận dạy học văn” của tác giả Nguyễn Thị Hồng Nam, trình bày khái niệm các vấn đề loại nhóm, vai trò, nhiệm vụ, quy trình
tổ chức, nhiệm vụ của GV…
Tóm lại, từ góc độ nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy các tác giả đều đề cập đến vai trò, tác dụng… của hình thức TLN nhưng sự đề cập đó chỉ dừng lại ở mức độ nghiên cứu lí luận hình thức TLN hoặc nhìn nhận TLN như một
“cứu cánh cho PPDH” các tác giả chưa đi vào tìm hiểu và vận dụng nó trọng một giờ dạy VBVH cụ thể Với tinh thần học tập không ngừng và thái độ tôn trọng và cầu thị, chúng tôi kế thừa và tiếp thu các chọn lọc những thành tựu nghiên cứu, những ý kiến bổ ích của những người đi trước để đi sâu tìm hiểu
Trang 10hình thức TLN theo một quan điểm PPDH mới nhằm đạt được hiệu quả dạy học VBVH ở nhà trường THPT
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích của nghiên cứu nhằm:
Củng cố và nâng cao hiểu biết về phương pháp dạy học môn Ngữ Văn theo hướng đổi mới
Hình thành phát triển tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong giờ học Ngữ văn
Bồi dưỡng năng lực đọc - hiểu, cảm thụ tác phẩm
Đề xuất cách thức ứng dụng dạy học theo hình thức TLN vào hoạt động đọc hiểu văn bản
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Tập hợp các vấn đề lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu
Khảo sát thống kê các công trình nghiên cứu đọc - hiểu, các công trình nghiên cứu phương pháp dạy học thảo luận nhóm
Đề xuất cách thức dạy học đọc hiểu văn bản “Vợ nhặt” (Kim Lân) có ứng dụng hình thức TLN
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
*Đối tượng nghiên cứu
Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm vào dạy học đọc hiểu văn bản
“Vợ nhặt” (Kim Lân) ở trường THPT
* Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu phương pháp thảo luận nhóm trong các hoạt động dạy học đọc hiểu VBVH Cụ thể vận dụng phương pháp này vào dạy học đọc hiểu văn bản “Vợ nhặt” (Kim Lân) giúp HS phát huy tình tích cực chủ động trong việc tiếp nhận tác phẩm văn học
Trang 115 Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng những phương pháp sau đây:
Phương pháp phân tích tổng hợp
Phương pháp so sánh, đối chiếu
Phương pháp thực nghiệm sư phạm
6 Đóng góp của khóa luận
Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn
Chương 2: Tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học đọc hiểu văn bản
“Vợ nhặt” – (Kim Lân) ở trường THPT
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Kết luận
Trang 12NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.1 Cơ sở lí luận
1.1.1 Lí thuyết hội thoại và hoạt động dạy học tương tác
Hội thoại là hình thức giao tiếp thường xuyên, căn bản, phố biến của ngôn ngữ và cũng là hình thức cơ sở của mọi hoạt động ngôn ngữ khác Các hình thức hành chức khác của ngôn ngữ đều được giải thích dựa vào hình thức hoạt động căn bản này
1.1.1.1 Khái niệm hội thoại
Khái niệm hội thoại đã được nhiều tác giả đề cập đến Sau đây chúng tôi xin đưa ra một số định nghĩa:
- Trên thế giới hội thoại đã được nhắc đến từ lâu và là vấn đề đã được nghiên cứu trong suốt một thời gian dài Đầu tiên hội thoại được Xã hội học,
Xã hội ngôn ngữ học, Dân tộc ngôn ngữ học Mĩ nghiên cứu Từ năm 1970 nó
là đối tượng chính thức của một phân ngành ngôn ngữ học Mĩ, phân ngành phân tích hội thoại (conversation analysis) Sau đó phân tích hội thoại được tiếp nhận ở Anh với tên gọi phân tích diễn ngôn (discourse analysis), ở Pháp (khoảng 1980) và ở các nước thuộc cực lục địa Cho đến nay thì ngôn ngữ học của hầu hết các quốc gia trên thế giới đều bàn đến hội thoại
Ở Việt Nam:
- Theo tác giả Đỗ Hữu Châu và Bùi Minh Toán trong cuốn “Đại cương
ngôn ngữ học”, tập một thì “Hội thoại là hoạt động giao tiếp bằng lời ở dạng nói giữa các nhân vật giao tiếp nhằm trao đổi các nội dung miêu tả và liên cá nhân theo đích được đề ra”[2;122]
- Tác giả Đỗ Hữu Châu trong cuốn “Đại cương ngôn ngữ học”,tập hai cũng đưa ra khái niệm “Hội thoại là hình thức giao tiếp thường xuyên, phổ
Trang 13biến của ngôn ngữ, nó cũng là hình thức cơ sở của mọi hoạt động ngôn ngữ khác”.[3]
Hội thoại trong dạy học là việc giáo viên và học sinh sử dụng ngôn ngữ vào giao tiếp trong giờ học Là hoạt động tương tác giữa GV và HS trong giờ học có ảnh hưởng lẫn nhau tác động đến cách ứng xử trong giờ học GV và
HS đều tự điều chỉnh thái độ và hành động cho phù hợp với giờ học
Như vậy, hội thoại được hiểu là việc sử dụng ngôn ngữ vào giao tiếp Giao tiếp bằng ngôn ngữ là một hoạt động xảy ra trong xã hội loài người, giữa người với người Đó là một hoạt động qua trọng, cần thiết, nhu cầu thiết yếu của con người để trao đổi thông tin, là động lực thúc đẩy xã hội phát triển Cuộc giao tiếp giữa GV và HS trong giờ học sẽ giúp các em hiểu được bài học, nắm kiến thức một cách rõ ràng…
1.1.1.2 Đặc điểm hội thoại
Theo Nguyễn Đức Dân trong “Công trình nghiên cứu về ngữ dụng học”
đã nêu những đặc điểm khái quát của một cuộc thoại và đó là cơ sở để tìm hiểu về quy tắc hội thoại Với ông, mỗi một cuộc thoại có hai đặc điểm khái quát nhất Đó là đặc điểm nội tại và đặc điểm bên ngoài của cuộc thoại
Có bốn đặc điểm nội tại, đó là:
- “Nguyên tắc luân phiên lượt lời”: Trong mỗi cuộc hội thoại, mỗi lúc
có một người nói và không nói đồng thời Các người nói luân phiên nhau
- “Nguyên tắc liên kết hội thoại”: Các lượt lời có liên kết với nhau và
tạo ra sự liên kết hội thoại
- “Mỗi cuộc hội thoại đều có tính mục đích”: Các cuộc hội thoại
thường có đích được xác định một cách rõ ràng
- “Nguyên lí cộng tác và nguyên lí tế nhị”: Đó là những nguyễn lí mà
các nhân vật phải tôn trọng trong giao tiếp
Trang 14Về đặc điểm bên ngoài, cuộc thoại gồm có các yếu tố: số lượng người tham dự, quan hệ giữa những người tham dự (quan hệ liên cá nhân) và chu cảnh (không gian, thời gian)
Có hai quy tắc hội thoại chính: Nguyên lí cộng tác và nguyên lí tế nhị
1.1.1.3 Dạy học tương tác
Những tư tưởng của lí thuyết kiến tạo có ảnh hưởng đặc biệt quan trọng tới việc nghiên cứu dạy học theo quan điểm tương tác cũng như môi trường dạy học Lí thuyết kiến tạo nhấn mạnh vai trò của chủ thể nhận thức trong việc kiến tạo tri thức thông qua tương tác một cách tự lực với đối tượng nhận thức cũng như thông qua tương tác xã hội trong nhóm trong một môi trường học tập Giáo viên đóng vai trò chủ yếu là người tổ chức môi trường học tập, điều phối hoạt động kiến tạo tri thức và hành động của người học
Những nghiên cứu về dạy học định hướng năng lực đòi hỏi sự đổi mới môi trường dạy học truyền thống Theo đó, môi trường học tập cần góp phần phát triển ở người học khả năng độc lập, khả năng giao tiếp, khả năng hành động và khả năng đánh giá ở mức cao hơn Những yêu cầu đó đòi hỏi sự thay đổi về cơ bản tính chất các mối tương tác trong dạy học theo hướng tăng cường tính tích cực, tự lực của người học
Theo mô hình các năng lực then chốt của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) Những năng lực then chốt cần phát triển ở HS bao gồm 3 nhóm năng lực sau:
- Sử dụng một cách tương tác các phương tiện thông tin và phương tiện làm việc (ví dụ phương tiện ngôn ngữ, phương tiện kĩ thuật)
- Tương tác trong các nhóm xã hội không đồng nhất
- Khả năng hành động tự chủ
Như vậy, tương tác không chỉ là cách thức hoạt động mà còn trở thành mục tiêu dạy học Người học cần được hình thành các năng lực tương tác
Trang 15Dạy học tương tác là dạy học lấy người học làm trung tâm, trong đó diễn ra các hoạt động tương tác đa dạng ở môi trường dạy học được tổ chức phù hợp, đòi hỏi người học chủ động, tích cực và tự lực giải quyết vấn đề Người dạy đóng vai trò là người tổ chức môi trường dạy học và hỗ trợ, tư vấn cho người học
1.1.1.4 Mối quan hệ dạy học tương tác với phương pháp thảo luận
là liên tương tác giữa các lượt lời Như thế lượt lời vừa là cái chịu tác động vừa là phương tiện sử dụng để gây ra tác động đối với lời nói và qua lời nói
mà tác động đến tâm lí, sinh lí của người nói và người nghe
Trong hoạt động dạy học theo nhóm, đặc biệt là khi hướng dẫn học sinh tranh luận, thảo luận, giáo viên cần chú ý đến sự hòa phối lượt lời Và trước hết phải giúp học sinh biết tự hòa phối Nghĩa là học sinh tự điều chỉnh thái độ hành động, lượt lời của mình theo từng bước của cuộc đối thoại sao cho khớp với những biến đổi của đối tác và tình huống hội thoại đang diễn ra Mặt khác giữa các nhân vật tương tác có sự liên hòa phối có nghĩa là phối hợp
sự tự hòa phối của từng nhân vật giao tiếp
Đồng thời trong quá trình tương tác còn có những cặp trao đáp củng cố
và sửa chữa Trao đáp củng cố nhằm thiết lập hay làm vững chắc quan hệ giữa người trong cuộc để cuộc tương tác đạt hiệu quả
Khi thực hiện hoạt động theo nhóm, có thể coi học sinh phát biểu đầu tiên, hoặc thực hiện hành động nói đầu tiên là thực hiện hành động hội thoại
Trang 16trao lời Các em phát biểu sau sẽ thực hiện hành động nói củng cố hay sữa chữa Càng nhiều học sinh tham gia bổ sung ý kiến, các cặp trao đáp củng cố
và sữa chữa càng vững chắc Nội dung bài học càng sinh động phong phú
1.1.2 Dạy học theo nhóm
1.1.2.1 Khái niệm dạy học theo nhóm
Làm việc theo nhóm là một hoạt động có sự phân chia học sinh theo từng nhóm nhỏ với đủ thành phần khác nhau về trình độ, cùng nhau trao đổi ý tưởng, nguồn gốc kiến thức dựa trên cơ sỏ là hoạt động tích cực của từng cá nhân Từng thành viên của nhóm không chỉ có trách nhiệm với việc học tập của mình mà còn có trách nhiệm quan tâm đến việc học tập của bạn bè trong nhóm
Làm việc nhóm là tổ chức lớp học thành nhóm nhỏ để học sinh cùng nhau làm việc, thực hiện nhiệm vụ học tập bằng cách kết hợp giữa làm việc cá nhân với chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác trong nhóm
Tuy có những quan niệm rộng, hẹp về làm việc theo nhóm những các tác giả đều đưa ra các dấu hiệu chung của làm việc theo nhóm là mối quan hệ giúp đỡ, gắn kết và hợp tác giữa các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết nhiệm vụ học tập
Vậy làm việc theo nhóm là một hình thức cho học sinh hình thành các nhóm học tập nhỏ Mỗi thành viên trong nhóm học tập này vừa có trách nhiệm tự học tập vừa có trách nhiệm giúp đỡ các thành viên trong nhóm để cùng hoàn thành mục đích học tập chung của cả nhóm
1.1.2.2 Các hình thức tổ chức nhóm
Tùy theo nhu cầu và mục đích được đề ra cho nhóm và số lượng cũng như năng lực của các thành viên trong nhóm các nhóm được hình thành và phát triển theo nhiều hình thức
Trang 17a Nhóm làm việc theo cặp HS (nhóm đôi)
Đây là hình thức HS trao đổi với bạn ngồi kế nhau để giải quyết những tình huống do GV nêu ra, trong quá trình giải quyết các tình huống, HS sẽ thu nhận kiến thức một cách tích cực Để HS có thể làm việc theo cặp, GV phải
tạo ra những dạng bài tập “lỗ hổng thông tin” cho HS Điều này có nghĩa là:
HS A nắm giữ một số thông tin này, HS B nắm giữ một số thông tin khác Chỉ bằng cách hợp tác với nhau, chia sẻ, thảo luận những thông tin mình có, nói
cách khác là ghép các “mảnh kiến thức” lại với nhau thì 2 HS có thể tạo nên một “bức tranh” hoàn chỉnh
( Mô hình nhóm làm việc theo cặp HS)
b Nhóm 4-5 HS (nhiều HS)
GV chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm 4-5 HS và cho thảo luận các bài tập, tình huống do GV nêu ra Có hai loại bài tập: bài tập cho hoạt động trao đổi và bài tập cho hoạt động so sánh Trong hoạt động trao đổi, mỗi nhóm giải một vấn đề khác nhau, sau đó trao đổi vấn đề và cách giải quyết vấn đề của nhóm mình với các nhóm khác Trong hoạt động so sánh, tất cả các nhóm cùng giải quyết một vấn đề, sau đó so sánh cách giải quyết khác nhau giữa các nhóm
- Loại hoạt động trao đổi thường được sử dụng cho những bài học có những dung lượng lớn mà thời gian trên lớp lại hạn hẹp Ví dụ: khi dạy phần liên hệ thực tiễn sau khi tìm hiểu văn bản “Vợ nhặt” (Kim Lân), GV có thể chia lớp thành 2 nhóm để thảo luận liên hệ tác phẩm với thức tế xã hội hiện
tại: Nhóm 1: “Suy nghĩ của em về bối cảnh xã hội của tác phẩm? Và liên hệ với cuộc sống ngày nay? Bản thân em cần làm gì để xứng đáng với những
HS 1 HS 2
Trang 18điều tốt đẹp mình đang được nhận?”; Nhóm 2: “Suy nghĩ của em về việc Tràng nhặt được vợ? Liên hệ với tục lệ cưới hỏi hiện nay? Tục cưới hỏi của một số dân tộc thiếu số trên đất nước ta?”;
- Loại hoạt động so sánh thường dành cho những bài học có dung lượng kiến thức không quá lớn Ví dụ: GV có thể cho tất cả các nhóm cùng thảo luận một vấn đề như tìm hiểu các nhân vật chính trong truyện ngắn “Vợ nhặt” (Kim Lân: nhân vật Tràng, Bà cụ Tứ, Thị - (người vợ nhặt)
Hình thức ghép nhóm này khó sử dụng cho những lớp đông HS, nhưng
có ưu điểm rất lớn là việc báo cáo công việc của các nhóm sẽ do tất cả các thành viên trong nhóm đảm nhân chứ không phải do các HS khá, giỏi bao
HS 1 HS 2
HS 4 HS 3
Trang 19chọn từ A -> Z Mỗi HS sẽ nắm một mảng thông tin để lắp ghép thành một thông tin hoàn chỉnh và sẽ không có một HS nào đứng ngoài hoạt động của lớp Cách học này góp phần làm tăng sự tin cậy cho các thành viên trong nhóm Nếu trong các loại nhóm khác, ưu thế thường thuộc về các thành viên khá, giỏi thì trong nhóm mới, mỗi thành viên đều có vai trò thật sự
(Mô hình ghép nhóm HS)
d Nhóm kim tự tháp
Đây là cách tổng hợp ý kiến của tập thể lớp học về một vấn đề bài học Đầu tiên GV nêu ra một vấn đề cho HS làm việc độc lập, sau đó, ghép hai HS thành một cặp để các HS chia sẻ ý kiến của mình; kế đến, các cặp sẽ kết hợp lại thành nhóm 4 người, tiếp tục trao đổi ý kiến Các nhóm bốn sẽ hợp lại thành các nhóm 8, nhóm 16 Cuối cùng cả lớp sẽ có một bảng tổng kết các ý kiến hoặc một giải pháp tốt nhất để giải quyết một vấn đề Như vậy, bất cứ ý kiến cá nhân nào cũng đều phải dựa trên ý kiến số đông
Hình thức học tập này thể hiện tính dân chủ và dựa trên nguyên tắc tương hỗ Cách học này giúp HS nhận ra rằng: ý kiến tập thể tốt hơn ý kiến cá
nhân “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, HS có
Trang 20thể học được cái hay từ nhiều bạn Việc tổ chức lớp học theo mô hình kim tự tháp rất phù hợp với các giờ ôn tập khi mà HS cần phải nhớ lại các định nghĩa, khái niệm, công thức… đã học trong một chương
(Mô hình ghép nhóm kim tự tháp)
đ Loại nhóm hoạt động trà trộn
Trong hình thức này tất cả HS trong lớp phải đứng dậy và di chuyển trong lớp để thu thập thông tin từ các thành viên khác, giống như các khách mời trong một buổi tiệc đứng dậy, gặp gỡ, tiếp xúc với nhau Sự di chuyển khỏi chỗ ngồi làm cho các em cảm thấy thích thú, năng động hơn Đối với những HS trung bình hay HS yếu kém thì đây là cơ hội để trao đổi với những
em HS khá, giỏi và những HS khác không cảm thấy xấu hổ Cũng bằng cách học này, HS thấy rằng có nhiều câu trả lời đúng, nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau cho cùng một vấn đề
- Tùy thuộc vào nội dung bài học có thể thành lập các hình thức hoạt động nhóm sao cho phù hợp
- GV không nên lạm dụng các hình thức hoạt động nhóm GV cần dựa trên đặc điểm của từng nội dung bài học để cân nhắc nên chọn hình thức hoạt
Trang 21động nhóm nào cho phù hợp, mang lại hiệu quả tốt nhất Đối với những phần bài học dễ, GV nên cho HS hoạt động nhóm đôi (gồm 2 HS), đối với phần nội dung khó GV nên cho HS hoạt động với hình thức nhóm đông hơn
1.1.2.3 Quy trình tổ chức hoạt động nhóm
Để tiến hành TLN, có thể thực hiện ba bước (giai đoạn) cơ bản như sau:
* Giai đoạn 1 (Bước 1): Nhập đề và giao nhiệm vụ
Giai đoạn này được thực hiện trong toàn lớp, bao gồm những hoạt động chính sau:
- Giới thiệu về chủ đề chung của giờ học: Thông thường GV thực hiện
chủ đề, nhiệm vụ chung cững như những chỉ dẫn cần thiết, thông qua thuyết trình, đàm thoại hay làm mẫu Đôi khi việc này cũng được giao cho HS trình bày với điều kiện là đã có sự thống nhất và chuẩn bị từ trước cùng GV
- Xác định nhiệm vụ của các nhóm: Xác định và giải thích nhiệm vụ
cụ thể giữa các nhóm, xác định rõ mục tiêu cần đạt Thông thường, nhiệm vụ của các nhóm là giống nhau, những cũng có thể khác nhau
- Thành lập các nhóm làm việc: Có rất nhiều tiêu chí thành lập nhóm
khác nhau Tùy theo mục tiêu dạy học cụ thể mà có thể tạo lập các loại nhóm thảo luận như phần trên đã nêu
* Giai đoạn 2 (Bước 2): Làm việc theo nhóm
Trong giai đoạn này các nhóm tự thực hiện những nhiệm vụ của nhóm được giao, trong đó có những hoạt động chính là:
- Chuẩn bị chỗ làm việc: Cần sắp xếp công việc phù hợp với việc TLN
sao cho các thành viên có thể đối diện với nhau để thảo luận Hoạt động này cần phải diễn ra nhanh để tiết kiệm thời gian, đồng thời cũng chú ý đến sự mất trật tự của HS
Trang 22- Lập kế hoạch làm việc:
+ Chuẩn bị tài liệu học tập
+ Đọc sơ qua tài liệu
+ Làm rõ xem tất cả HS có hiểu các yêu cầu của nhiệm vụ hay chưa? + Phân công công việc trong nhóm
+ Lập kế hoạch và thời gian thảo luận
- Thảo thuận về các qui tắc làm việc
+ Mỗi thành viên đều có phần nhiệm vụ cụ thể
+ Từng HS phải ghi lại kết quả thảo luận của mình
+ Mỗi HS phải lắng nghe sự trình bày của các thành viên khác
+ Không ai được ngắt lời người khác khi trình bày
- Tiến hành giải quyết nhiệm vụ
+ Đọc kĩ tài liệu
+ Cá nhân thực hiện nhiệm vụ đã phân công
+ Các thành viên giải quyết vấn đề mà GV đã nêu ra
+ Sắp xếp kết quả công việc theo một trình tự logic khoa học để thuyết phục người nghe
- Chuẩn bị báo cáo kết quả thảo luận trước lớp:
+ Xác định nội dung, cách trình bày kết quả
+ Phân công các nhiệm vụ trình bày trong nhóm
+ Ghi dàn ý hoặc dụng cụ học tập lên bẳng để cho các nhóm khác dễ theo dõi và nắm bắt vấn đề
+ Quy định quá trình diễn biến trình bày của nhóm
* Giai đoạn 3 (Bước 3): Trình bày và đánh giá kết quả
Đại diện các nhóm sẽ lên trình bày kết quả trước lớp: Trình bày miệng hoặc trình bày miệng với báo cáo viết kèm theo Có thể kèm theo minh họa bằng tranh ảnh hoặc biểu diễn Kết quả trình bày của các nhóm được đánh giá
Trang 23và rút ra những kết luận cho việc học tập tiếp theo Chú ý rằng cách định hướng này chỉ mang tính chất tham khảo, các GV tùy từng trường hợp cụ thể
mà áp dụng cho phù hợp Khi áp dụng biện pháp TLN GV có thể bỏ qua những bước không cần thiết của quy trình dạy học nhóm
1.1.3 Vai trò của dạy học theo nhóm trong dạy học đọc hiểu văn bản văn học ở trường trung học phổ thông
Việc vận dụng PP thảo luận nhóm trong dạy học Ngữ văn nói chung và dạy học đọc hiểu văn bản văn học nói riêng sẽ giúp người học tham gia vào các hoạt động học tập ở mức độ cao Người học không học thụ động chỉ nghe thầy giảng, truyền đặt kiến thức, mà học tập tích cực bằng hoạt động của chính mình
Người học sẽ chiếm lĩnh tri thức, hình thành kĩ năng và điều chỉnh thái
độ phù hợp trước mọi tác động
Những kiến thức trong đọc hiểu văn học mang tính khái quát hóa, trìu tượng hóa cao, vận dụng PP này sẽ giúp HS chiếm lĩnh tri thức một cách sâu sắc bền vững
Vận dung PP này sẽ giúp học sinh có cơ hội tranh luận trong học tập, đưa ra những quan điểm cách hiểu, cách nhận thức của mình về một vấn đề cụ thể, bảo vệ quan điểm của mình, và cùng nhau giải quyết trên cơ sở hợp tác và chia sẻ
Tạo điều kiện cơ hội để cho người học làm việc với, học tập và giúp đỡ nhau trong quá trình học tập
Vận dụng PP này sẽ kích thích lòng say mê học hỏi, tính tự giác, chủ động trong học tập của người học Từ đó người học nắm rõ vai trò trách nhiệm của mình trong quá trình học tập, có khả năng tạo ra được tính chủ động, độc lập hành động cho cuộc sống sau này
Trang 24Vận dụng PP này sẽ phát triển cho người học kĩ năng tư duy và kĩ năng giao tiếp cơ bản Điều này rất quan trọng trong cuộc sống lao động sau này của người học và đó là những kĩ năng cần thiết để người học trở thành người lao động có hiệu quả
1.1.4 Ưu điểm và nhược điểm của dạy học theo nhóm trong dạy học đọc hiểu văn bản văn học ở trường THPT
Bất cứ một PPDH hay BPDH nào cũng đều có những ưu điểm và nhược điểm của nó, PPDH thảo luận nhóm cũng không ngoại lệ
Giúp các em tự tin qua những lần thảo luận, thuyết trình, đồng thời rèn luyện năng lực tư duy và phát hiện vấn đề
Thảo luận nhóm là cơ hội tốt cho các em học tập và trao đổi lẫn nhau
HS sẽ nắm bài một cách dề dàng qua sự tự tìm tòi và có sự định hướng của
GV
Nhược điểm
Thời gian học tập trên lớp bị bó hẹp trong tiết học (45 phút/tiết), nên
GV sử dụng không khéo léo, linh hoạt sẽ không cung cấp hết nội dung bài học
Trang 25Do thảo luận nhóm là tập hợp thành các nhóm, GV không nói rõ cách chuẩn bị nhóm trước sẽ dấn tới tình trạng mất trật tự, bị lãng phí nhiều thời gian
Các HS trong các nhóm sẽ khác nhau, những HS giỏi, khá sẽ lấn lướt những HS trung bình, yếu Do vậy, các em trung bình yếu sẽ ít điều kiện nói lên suy nghĩ của mình Từ đó các em sẽ mặc cảm, bất mãn, lơ là vào không chú ý vào buổi thảo luận
Các nhóm bất đồng ý kiến sẽ gây ra các cuộc tranh cãi giận hờn, thậm chí tạo không khí nặng về thù địch với nhau
Nhiều GV chưa có kinh nghiệm sẽ rơi vào dạy học nhóm truyền thống, kết quả dạy học sẽ hoàn toàn trái lại với định hướng bạn đầu
Nhiều GV sử dụng quá mức thảo luận nhóm sẽ gây ra những tác dụng tiêu cực khi dạy học Lối dạy lạm dụng quá mực này sẽ dẫn đến HS chán nản, mất nhiều thời gian mà hiệu quả mang lại không cao
Trang 26CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHÓM TRONG DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN “VỢ NHẶT” (KIM LÂN) Ở TRƯỜNG THPT
Trong khóa luận này chúng tôi sẽ đi sâu và định hướng vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong một số hoạt động đọc hiểu văn bản “Vợ nhặt” (Kim Lân)
2.1.Hoạt động tìm hiểu tình huống độc đáo
2.1.1 Mục tiêu của hoạt động
Học sinh tìm và hiểu được tình huống của truyện ngắn “Vợ nhặt” Tình huống vừa lạ, vừa hết sức éo le là đầu mối cho sự phát triển của truyện , tác động đến diễn biến tâm trạng hành động của các nhân vật Qua tình huống độc đáo này, chủ đề của tác phẩm được bộc lộ
2.1.2 Thời gian của hoạt động
Tổng thời gian là 10 phút
2.1.3 Yêu cầu
Qua hoạt động HS sẽ thấy được tình huống tác giả đặt ra trong truyện Biết vận dụng và tiến hành thảo luận nhóm 2 HS, trao đổi để cùng nhau tìm hiểu bài học
2.1.4 Quy trình thực hiện
* Bước 1: Nhập đề và giao nhiệm vụ
- Việc làm 1 của GV: Nêu yêu cầu của hoạt động: Tìm hiểu tình huống truyện
ngắn “Vợ nhặt” (Kim Lân)
- Việc làm 2 của GV: Xác định nhiệm vụ của các nhóm: Giáo viên đưa ra câu
hỏi thảo luận cho các nhóm
+ Bức tranh hiện thực cuộc sống được Kim Lân miêu tả như thế nào trong truyện ngắn “Vợ nhặt”?
+ Nhà văn đã xây dựng được tình huống truyện như thế nào?
+ Tình huống truyện đó có ý nghĩa gì?
Trang 27- Việc làm 3 của GV: Thành lập các nhóm làm viêc: Chia lớp thành các
nhóm, mỗi nhóm có 2 học sinh để tiến hành thảo luận Sử dụng hình thức nhóm cặp đôi
* Bước 2: Làm việc theo nhóm
- Việc làm 1 của GV: Lập kế hoạch làm việc: Gợi ý nội dung thảo luận
+ Nhà văn đã xây dựng được tình huống truyện như thế nào?
Từ bối cảnh cuộc sống đó, nhà văn đã xây dựng được tình huống truyện đặc sắc Thái độ của mọi người xung quanh đối với hành động của Tràng (của dân làng, của bà cụ Tứ và của chính Tràng)
+ Tình huống truyện đó có ý nghĩa gì?
Tình huống truyện đó nêu lên hiện thực xã hội lúc bấy giờ Tình cảm của con người với con người được thể hiện như thế nào trong cảnh hoạn nạn lúc đó Tình huống đó đặt ra vấn đề gì với xã hội đương thời (Chế độ phong kiến và bọn thực dân tay sai)
- Việc làm của HS: HS lắng nghe GV gợi ý ghi nhanh các gợi ý vào
giấy thảo luận để tiến hành thảo luận
- Việc làm 2 của HS:Thảo luận nhóm
+ Các nhóm nhận nhiệm vụ của giáo viên
+ Các nhóm thảo luận theo yêu cầu
Trả lời 2 câu hỏi tìm hiểu bài:
Bức tranh hiện thực cuộc sống được Kim Lân miêu tả như thế nào trong truyện ngắn “Vợ nhặt”?
Trang 28Nhà văn đã xây dựng được tình huống truyện như thế nào?
Tình huống truyện đó có ý nghĩa gì?
+ Việc làm 3 của GV: GV đi quanh lớp để bao quát lớp và trao đổi với
các nhóm học sinh có thắc mắc
*Bước 3: Kết quả thảo luận của các nhóm và nhận xét đánh giá
- Việc làm 1 của GV: Giáo viên gọi một nhóm lên trình bày kết quả
thảo luận của nhóm
Câu 1: Bức tranh hiện thực cuộc sống được Kim Lân miêu tả như thế nào
trong truyện ngắn “Vợ nhặt”?
+ GV gọi một nhóm trình bày câu hỏi 1, các nhóm khác lắng nghe nhận xét bổ sung
+ GV nhận xét chung chốt lại kiến thức HS lắng nghe ghi chép bài
- Bức tranh ảm đạm của nạn đói
+ Những người hành khất “Từ Nam Định, Thái Bình đội chiếu lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma và nằm ngổn ngang khắp lều chợ”
+ Không khí chết chóc bao trùm “Người chết như ngả rạ, không một buổi sáng nào người trong làng đi chợ không gặp ba bốn cái thây nằm còng kèo bên đường Không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người”
+ Đàn quạ săn xác người cứ lượn từng đàn như những đám mây đen -> Sự sống đang bị đặt sát bờ vực cái chết
Câu 2: Nhà văn đã xây đựng dược tình huống truyện như thế nào?
+ GV gọi một nhóm trình bày câu hỏi 2, các nhóm khác lắng nghe nhận xét bổ sung
+ GV nhận xét chung chốt lại kiến thức HS lắng nghe ghi chép bài
Trang 29Tình huống của truyện đã được bộc lộ ngay ở nhan đề: “Vợ nhặt” Một
thứ vợ do nhặt được, nhặt một cách ngẫu nhiên (chứ không phải vợ cưới) Đây là một tình huống vừa kì quặc, vừa oái ăm, vừa vui mừng vừa bi thảm Trong lúc mọi người đang đói quay quắt, lo nuôi thân còn chẳng xong mà
Tràng lại dám “đèo bòng” Một anh nông dân xấu trai, nghèo xác nghèo xơ,
lại là dân ngụ cư (bị khinh bỉ), bỗng nhiên có vợ theo về Không quen biết, cũng chẳng cần đến ăn hỏi, cưới xin, chỉ cần có mấy lời tầm phào và vài bát bánh đúc mà có vợ Cái giá của một con người thật là rẻ rúng
Tràng là một nhân vật có ngoại hình xấu xí lại là dân ngụ cư Lời ăn tiếng nói thì cộc cằn, thô kệch Gia cảnh lại rất khó khăn Tình cảnh gia đình
đã vậy lại gặp năm đói khủng khiếp, cái chết luôn đeo bám Trong lúc không một ai (kể cả Tràng) nghĩ đến chuyện vợ con của anh ta thì đột nhiên Tràng
có vợ Sự việc Tràng “nhặt” được vợ đồng nghĩa với việc gia đình tăng thêm một miêng ăn và đồng thời lại tăng thêm tai họa cho Tràng và gia đình anh ta, đẩy họ đến gần hơn với cái chết Vì vậy, việc Tràng có vợ là một nghịch cảnh
éo le, vui buồn lẫn lôn, cười ra nước mắt
- Dân xóm ngụ cư ngạc nhiên, cùng bàn tán, phán đoán rồi nghĩ: “Biết
có nuôi nổi nhau sống qua được cái thì này không?”
- Bà cụ Tứ - mẹ Tràng – lại càng ngạc nhiên hơn Bà lão chẳng hiểu gì,
rồi “cúi đầu nín lặng” với nỗi lo rất riêng rất chung: “Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không?”
- Bản thân Tràng cũng bất ngờ với chính hạnh phúc của mình: “Nhìn Thị ngồi ngay giữa nhà, đến bây giờ hắn vẫn còn ngờ ngợ như không phải thế”, thậm chí sáng hôm sau Tràng vẫn chưa hết bàng hoàng
Câu 3: Tình huống đó có ý nghĩa gì?
+ GV gọi một nhóm trình bày câu hỏi 2, các nhóm khác lắng nghe nhận xét bổ sung
Trang 30+ GV nhận xét chung chốt lại kiến thức HS lắng nghe ghi chép bài
- Tình huống vừa bất ngờ, vừa hợp lí, nó thể hiện được giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và giá trị nghệ thuật của tác phẩm
+ Giá trị hiện thực: Tố cáo tội ác của thực dân Pháp, phát xít Nhật qua bức tranh ảm đạm, thảm cảnh năm đói
+ Giá trị nhân đạo: Tình thân ái, cưu mang, đùm bọc lẫn nhau, khát vọng hướng tới sự sống và hạnh phúc
+ Giá trị nghệ thuật: Tình huống chuyện khiến diễn biến của câu chuyện phát triển tự nhiên và làm nổi bật được những cảnh đói, những thân phận, đồng thời làm nổi bật chủ đề tư tưởng tác phẩm
Tình huống nói trên của truyện đã làm nổi bật sự thê thảm của người nông dân trước cách mạng Đó là nạn đói khủng khiếp năm 1945 Cái sự thực
bi thảm đó hắt bóng đen lên từng trang viết, ám ảnh từ đầu đến cuối tác phẩm Nhà văn Kim Lân, bằng tài năng của mình, đã miêu tả nạn đói có một không hai trong lịch sử dân tộc bằng những tri tiết cụ thể, chân thật, giàu ý nghĩa nghệ thuật
Hơn hết tình huống truyện này đã nói lên rằng, dù trong hoàn cảnh bi thảm nhất, giá trị nhân bản không mất đi, con người vẫn cứ khao khát được làm người, muốn được “nên người” và muốn cuộc đời thừa nhận họ như những con người Chính tính người, lòng nhân ái, sự cưu mang đùm bọc của những con người nghèo đói là sức mạnh giúp họ vượt lên trên cái chết
2.2 Hoạt động tìm hiểu nhân vật Tràng
2.2.1.Mục tiêu của hoạt động
Học sinh sẽ hiểu được diễn biến tâm trạng, suy nghĩ và ước mong của nhân vật Tràng trong truyện
2.2.2 Thời gian
Tổng thời gian cho cả hoạt động là khoảng 10 phút
Trang 312.2.3 Yêu cầu
Học sinh biết thảo luận nhóm với số lượng thành viên đông, phân chia công việc hiệu quả
2.2.4 Quy trình thực hiện
Hình thức chia nhóm đông HS và sử dụng kĩ thuật mảnh ghép
* Bước 1: Nhập đề và giao nhiệm vụ
- Việc làm 1 của GV: đưa ra các vấn đề thảo luận cho các nhóm: “Niềm khát khao hạnh phúc gia đình được thể hiện qua nhân vật Tràng” bằng hệ
- Việc làm 2 của GV: GV chia lớp thành 6 nhóm để tiến hành thảo luận
3 vấn đề đặt ra ở trên Nhóm 1, 4 làm câu 1 Nhóm 2, 5 làm câu 2 Nhóm 3, 6 làm câu 3
* Bước 2: Làm việc nhóm
- Việc làm 1 của GV: GV gợi ý hướng tìm hiểu vấn đề cho các nhóm
thông qua hệ thống câu hỏi đã nêu ở bước 1
- Việc làm 2 của GV: GV hướng dẫn học sinh thảo luận tìm hiểu vấn đề
“Niềm khát khao hạnh phúc gia đình được thể hiện qua nhân vật Tràng” bằng kĩ thuật “mảnh ghép”
+ Các em hãy chia nhỏ nhiệm vụ của nhóm cho từng thành viên Các cá nhân sẽ làm phần của mình trong vòng 2 phút
Trang 32+ Cả nhóm sẽ gộp các ý kiến của cá nhân đề hoàn thiện nội dung thảo luận trong 2 phút
+ Nhóm sẽ có 3 phút để trình bày ngắn gọn nhất nội dung thảo luận của nhóm
+ Các nhóm còn lại nghe nhận xét và bổ sung
- Việc làm 3 của HS: Các nhóm nhận nhiệm vụ của giáo viên
+ Các nhóm di chuyển về vị trí để thảo luận
-Việc làm 4 của HS: Thảo luận nhóm
- Việc làm 5 của GV: GV đi quanh lớp để bao quát lớp, xem quá trình
thảo luận của các nhóm và đến gần hơn với các nhóm để có nhưng gợi ý rõ ràng hơn giúp các nhóm có kết quả thảo luận tốt nhất
-Bước 3: Trình bày kết quả thảo luận và nhận xét đánh giá
Việc làm 1 của GV:
Câu 1: Qua cách miêu tả của nhà văn, nhân vật Tràng hiện lên như thế
nào?
Nhà văn xây dựng một nhân vật:
+ GV gọi đại diện nhóm 1 trình bày kết quả thảo luận của nhóm
+ HS đại diện nhóm lên trình bày kết quả Các nhóm khác lắng nghe nhận xét bổ sung
+ GV gọi nhóm 4 lên nhận xét bổ sung nhóm 1
+ GV nhận xét chung chốt lại kiến thức HS lắng nghe ghi chép bài
- Xoàng xĩnh về ngoại hình: Chiếc áo nâu tàng, cái đầu trọc nhẵn, lưng
to, rộng như lưng gấu, mắt nhỏ tí, quai hàm bạnh…
- Cách nói năng cộc cằn, thô kệch: “Rích bố cu, hở Làm đếch gì có vợ”
- Nhưng Tràng có tấm lòng nhân hậu: Thấy người đàn bà đói quá, anh sẵn sàng cho ăn, dù mình cũng chẳng dư giả gì Thấy người đàn bà quyết tâm theo mình anh dù có sợ cho tương lai nhưng cũng không từ chối
Trang 33Câu 2: Tâm trạng của Tràng khi quyết định để người đàn bà theo về
nhà?
+ GV gọi đại diện nhóm 5 trình bày kết quả thảo luận của nhóm
+ HS đại diện nhóm lên trình bày kết quả Các nhóm khác lắng nghe nhận xét bổ sung
+ GV gọi nhóm 2 lên nhận xét bổ sung nhóm 5
+ GV nhận xét chung chốt lại kiến thức HS lắng nghe ghi chép bài
- Tràng nhặt được vợ trong nạn đói đang hoành hành
- Lúc đầu Tràng có chút phân vân lo lắng “thóc gạo này đến cái thân mình cũng chẳng biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bồng”
- Nhưng rồi sau đó Tràng “Chậc, kệ!”, cái tặc lưỡi của Tràng không chỉ
là sự liều lĩnh mà còn thể hiện sự cưu mang, một tấm lòng nhân hậu không nỡ
từ chối người đàn bà trong hoàn cảnh ấy
- Bên ngoài là sự liều lĩnh nông nổi, nhưng bên trong là khát khao hạnh phúc lứa đôi Quyết định có vẻ giản đơn nhưng thể hiện tình thương của con người đối với con người trong hoản cảnh khốn cùng đó
Câu 3: Diễn biến tâm trạng của Tràng khi đưa vợ về nhà (khi đi qua
xóm ngụ cư, và buổi sáng hôm sau thức dậy)?
+ GV gọi đại diện nhóm 3 trình bày kết quả thảo luận của nhóm
+ HS đại diện nhóm lên trình bày kết quả Các nhóm khác lắng nghe nhận xét bổ sung
+ GV gọi nhóm 6 lên nhận xét bổ sung nhóm 3
+ GV nhận xét chung chốt lại kiến thức HS lắng nghe ghi chép bài
- Tâm trạng của Tràng trên đường về khi đi qua xóm ngụ cư
+ Tràng không cúi xuống lầm lũi như mọi ngày mà “phởn phơ” khác thường “cái mặt cứ vênh vênh tự đắc với mình”