Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 123 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
123
Dung lượng
591,06 KB
Nội dung
1 L ời cảm ơn Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới ban chủ nhiệm khoa, các thầy cô giáo, khoa Giáo dục chính trị trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tận tình truyền thụ những tri thức quý báu, dạy dỗ, giúp dỡ tôi hoàn thành nhiệm vụ của khoá học cũng như việc hoàn thành luận văn. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn TS. Phạm Văn Chín đã hết lòng ủng hộ và hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu, đồng thời đã truyền thụ cho tôi những phương pháp làm việc nghiêm túc, khoa học để tôi có thể hoàn thành tốt luận văn này. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái, trường THPT Hồng Quang tỉnh Yên Bái, phòng Quản lỳ Khoa học trường Đại học sư phạm Hà Nội đã tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành khoá học và hoàn thành luận văn này. Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi để tôi hoàn thành nhiệm vụ khoá học và cuốn luận văn tốt nghiệp này. Hà Nội, Ngày tháng 10 năm 2009 Tác giả Nguyễn Thị Sen 2 DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT STT Cụm từ viết tắt Diễn giải 1 ĐC Đối chứng 2 GDCD Giáo dục công dân 3 PPDH Phương pháp dạy học 4 PPTLN Phương pháp thảo luận nhóm 5 THPT Trung học phổ thông 5 TN Thực nghiệm 3 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 6 1. Lý do chọn đề tài 6 2. Lịch sử nghiên cứu 8 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 10 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 11 5. Những luận điểm cơ bản và đóng góp mới của đề tài 11 6. Phương pháp nghiên cứu 12 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN PHẦN “CÔNG DÂN VỚI ĐẠO ĐỨC” Ở TRƯỜNG THPT HỒNG QUANG TỈNH YÊN BÁI 13 1.1. Cơ sở lý luận của phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học 13 1.1.1. Thảo luận nhóm - một trong những phương pháp dạy học tích cực 13 1.1.1.1. Quan niệm về dạy học tích cực 13 1.1.1.2. Một số phương pháp dạy học tích cực cần được phát triển 18 1.1.2. Quan niệm về nhóm và phương phương pháp thảo luận nhóm 20 1.1.2.1. Quan niệm về nhóm 20 1.1.2.2. Quan niệm về phương pháp thảo luận nhóm 23 1.1.3. Hình thức thảo luận nhóm và điều kiện thảo luận nhóm trong dạy học môn Giáo dục công dân 25 1.2. Thực trạng và sự cần thiết vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn Giáo dục công dân nói chung, phần "Công dân với đạo đức" nói riêng 28 1.2.1. Thực trạng và sự cần thiết vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn Giáo dục công dân nói chung, phần "Công dân với đạo đức" nói riêng ở trường THPT Hồng Quang tỉnh Yên Bái 28 4 1.2.1.1. Đặc điểm môn Giáo dục công dân phần “Công dân với đạo đức” ở trường THPT 28 1.2.1.2. Thực trạng vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học GDCD ở trường THPT Hồng Quang tỉnh Yên Bái 33 1.2.1.3. Kết quả của việc vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn GDCD phần "Công dân với đạo đức" ở trường THPT Hồng Quang tỉnh Yên Bái 34 1.2.2. Sự cần thiết đổi mới phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn GDCD phần “Công dân với đạo đức” ở trường THPT Hồng Quang tỉnh Yên Bái 46 Chương 2: THỰC NGHIỆM PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN PHẦN “CÔNG DÂN VỚI ĐẠO ĐỨC” Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HỒNG QUANG TỈNH YÊN BÁI 49 2.1. Kế hoạch thực nghiệm vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn GDCD phần “Công dân với đạo đức” ở trường THPT Hồng Quang tỉnh Yên Bái 49 2.1.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm 49 2.1.2. Đối tượng, phạm vi và địa bàn thực nghiệm 49 2.1.3. Nội dung thực nghiệm 50 2.2. Các bước tiến hành thực nghiệm 50 2.2.1. Khảo sát đầu vào lớp thực nghiệm và lớp đối chứng 50 2.2.2. Soạn giáo án thực nghiệm 52 2.2.3. Tiến hành dạy thực nghiệm 71 2.2.4. Kiểm tra, đáng giá sau thực nghiệm 71 2.3. Kết quả thực nghiệm 72 2.3.1. Phân tích kết quả thực nghiệm 72 2.3.2. Đánh giá chung về kết quả thực nghiệm 80 5 Chương 3: QUY TRÌNH VÀ ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN PHẦN “CÔNG DÂN VỚI ĐẠO ĐỨC” Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HỒNG QUANG TỈNH YÊN BÁI 83 3.1. Quy trình thực hiện phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn GDCD 83 3.1.1. Quy trình thảo luận nhóm 83 3.1.2. Quy trình thực hiện phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn Giáo dục công dân 84 3.1.3. Nguyên tắc thực hiện quy trình thảo luận nhóm 96 3.1.3.1. Nguyên tắc đảm bảo mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh 96 3.1.3.2. Nguyên tắc đảm bảo sự kết hợp hài hoà giữa các hình thức dạy học 97 3.1.3.3. Nguyên tắc đảm bảo được tính hệ thống 97 3.1.3.4. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tế 98 3.1.3.5. Nguyên tắc đảm bảo được tính toàn diện 98 3.2. Điều kiện và một số yêu cầu thực hiện phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn GDCD 99 3.2.1. Điều kiện đối với đội ngũ giáo viên 99 3.2.2. Điêu kiện đối với học sinh 101 3.2.3. Điều kiện đối với các cấp quản lý 102 3.2.4. Điều kiện về cơ sở vật chất 102 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 105 TÀI LIỆU THAM KHẢO 110 PHỤ LỤC 113 6 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đất nước ta đang bước vào giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa với mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam sẽ từ một nước nông nghiệp lạc hậu về cơ bản trở thành một nước công nghiệp, hội nhập với cộng đồng quốc tế. Nhân tố quyết định đến sự thắng lợi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế là con người, là nguồn nhân lực Việt Nam được phát triển về số lượng và chất lượng trên cơ sở mặt bằng dân trí được nâng cao. Báo cáo chính trị Đại hội Đảng lần thứ IX đã chỉ rõ “Cần phải phát huy trí tuệ, và sức mạnh tinh thần của người Việt Nam, coi phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; là quốc sách hàng đầu, phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của học sinh, sinh viên, đề cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn và tay nghề…” [25,1]. Quán triệt nhiệm vụ đó, đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong quá trình dạy học trở thành xu thế chung trong toàn ngành giáo dục hiện nay. Ngành giáo dục và đào tạo đã liên tục đưa ra những tư tưởng chỉ đạo trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010 đã xác định một trong những tư tưởng cần được quan tâm ở đây đó là: Đổi mới và hiện đại hóa phương pháp giáo dục. Chuyển từ việc truyền thụ tri thức thụ động, thầy giảng trò ghi sang hướng dẫn học, chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức, dạy cho người học phương pháp tự học, tăng cường tính chủ động, tự chủ của học sinh, sinh viên trong quá trình học tập . Thảo luận nhóm là một trong nhiều phương pháp dạy học có thể phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh trong học tập. Phương pháp này chẳng những giúp cho người học tích cực, tự giác, chủ động 7 tiếp thu kiến thức mà còn tạo nên môi trường thuận lợi để người học tham gia thực hành xã hội và phát triển nhân cách đầy đủ hơn. Hơn nữa, nếu được tổ chức tốt thì phương pháp thảo luận nhóm còn góp phần phát triển mạnh mẽ những ưu điểm của phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp tình huống và các phương pháp dạy học tích cực khác. Giáo dục công dân là môn khoa học xã hội, điều này nói lên vị trí quan trọng của môn học trong nhà trường THPT. Cùng với các môn khoa học khác, nó góp phần đào tạo những người lao động mới vừa có tri thức khoa học, vừa có đạo đức, vừa có năng lực hoạt động thực tiễn, vừa có phẩm chất chính trị tư tưởng, vừa có ý thức trách nhiệm cộng đồng, vừa có trách nhiệm đối với gia đình và đối với chính bản thân mình. Thực tế trong quá trình dạy học ở trường THPT Hồng Quang tỉnh Yên Bái cho thấy: Đổi mới phương pháp dạy học là một đòi hỏi cấp thiết, song hiệu quả của nó phụ thuộc phần lớn vào việc chủ động đổi mới phương pháp dạy học của thầy và chủ động đổi mới phương pháp học của trò. Ở trường THPT Hồng Quang tỉnh Yên Bái đa số học sinh ít hứng thú khi học môn GDCD, học tập môn GDCD còn mang tính thụ động, thiếu tích cực… Giáo viên thực sự chưa tìm ra được phương pháp, biện pháp hữu hiệu nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh. Hơn nữa giáo viên được đào tạo chuyên sâu về môn học này còn thiếu, tình trạng giáo viên văn, sử, thậm chí cả giáo viên sinh, kỹ, ngoại ngữ…kiêm nhiệm sang dạy GDCD còn phổ biến. Điều này hạn chế rất nhiều đến chất lượng dạy và học của môn học. Hơn nữa, tỉnh Yên Bái là một tỉnh miền núi, huyện Lục Yên lại là một huyện xa trung tâm thành phố. Học sinh của trường đa số là con em dân tộc thiểu số (Tày, Nùng, Dao…) chiếm tới 75%, trường THPT Hồng Quang có nhiệm vụ giáo dục những tri thức phổ thông cơ bản, giáo dục và rèn luyện đạo đức, định hướng nghề nghiệp trong tương lai cho học sinh. 8 Vì vậy, vận dụng biện pháp phát huy tính tích cực học tập môn GDCD ở trường THPT Hồng Quang nhằm nâng cao chất lượng dạy và học của môn học, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục và đào tạo của ngành giáo dục nói chung và của nhà trường nói riêng là điều hết sức cần thiết. Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, tác giả quyết định lựa chọn đề tài:Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn GDCD phần “Công dân với đạo đức” ở trường THPT Hồng Quang tỉnh Yên Bái làm luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu Phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh là vấn đề trung tâm của lý luận dạy học. Trong lịch sử nhân loại, ý tưởng về một phương pháp dạy học phát huy cao độ tính tích cực của người học đã được các nhà tư tưởng lớn, các nhà giáo dục của thời đại quan tâm và đề cập. Nói đến học tập nhóm phải nói tới Casinet – Roger, vào năm 1949 đã đề xướng phương pháp làm việc tự do theo nhóm: “Làm việc theo nhóm có nghĩa là sinh viên phải tìm tòi, phải thực hiện cuộc khảo cứu hay quan sát, phải cố gắng phân tích, tìm hiểu, diễn đạt, phải thành lập theo phiếu và sắp xếp những phiếu này, phải đóng góp sự tìm tòi của mình cho công việc của nhóm.” [32,134]. Tiếp đến là A. Jakiel, ông là nhà giáo dục Ba Lan lỗi lạc với cuốn sách “Học tập theo nhóm ở trường học”, đã giới thiệu một hình thức học đem lại hiệu quả cao trong hoạt động dạy học đó là: “Học tập theo nhóm ở trường học” [31,52]. Năm 1995, Robert Vlavin trong tác phẩm “Dạy học theo nhóm nhỏ: Lý thuyết nghiên cứu và thực hành” cũng đã đề cập đến mô hình dạy học theo nhóm nhỏ. Rất nhiều môn học có áp dụng hình thức dạy học theo nhóm nhỏ, tất cả đều có chung ý tưởng là các học viên cùng nhau làm việc trong các nhóm nhỏ để hoàn thành mục tiêu học tập chung” [36,23]. 9 Ở Việt Nam, học tập theo nhóm đã có từ lâu. Ông cha ta đã có câu “Học thầy không tày học bạn”. Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, chúng ta đã từng có phong trào học tập dân chủ, học tập tổ, nhóm. Phong trào đó đã góp phần tích cực vào thành công của phong trào diệt giặc dốt do Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động. Phong trào “Đôi bạn chuyên cần” cũng được duy trì khá dài trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ cứu nước ác liệt. Ngày nay, trước xu hướng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động của người học. Nhiều nhà giáo dục đã nghiên cứu vấn đề học tập nhóm. Bài viết: “Lấy học sinh làm trung tâm” của tác giả Trần Bá Hoành đã đề cập tới phương pháp hợp tác hay phương pháp học tập nhóm với ý nghĩa là một trong những phương pháp lấy học sinh làm trung tâm. Trong bài viết: “Về quan điểm giảng dạy lấy học sinh làm trung tâm” PGS - TS Phạm Viết Vượng viết: Phương pháp thảo luận nhóm còn gọi là học hợp tác, sắp xếp học sinh theo nhóm ngồi quanh một bàn, thảo luận, góp ý kiến để xây dựng các ý kiến trả lời từng tiểu mục trong modul. Đại diện từng nhóm hoặc cá nhân phát biểu trước lớp về những điều đã thu được. Nguyễn Hữu Châu trong cuốn: “Những vấn đề cơ bản về quá trình dạy học” cũng đã đưa quan điểm về dạy học hợp tác theo nhóm. Theo tác giả thì: “Dạy học hợp tác là việc sử dụng các nhóm nhỏ để học sinh làm việc cùng nhau nhằm tối đa hóa kết quả học tập của bản thân mình cũng như của người khác” [6,225]. Tác giả Phan Trọng Ngọ trong cuốn “Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường” cũng đã giới thiệu rất nhiều về vấn đề phương pháp dạy và học trong nhà trường hiện nay, trong đó có phương pháp thảo luận nhóm. Tác giả cho rằng “Phương pháp thảo luận nhóm là phương pháp dạy học trong đó nhóm lớn (lớp học) được chia thành những nhóm nhỏ để tất cả các thành viên trong lớp đều được làm việc và thảo luận về một chủ đề cụ thể và đưa ra ý kiến chung của nhóm mình về vấn đề đó” [23,223]. 10 Lê Đức Ngọc trong cuốn: “Giáo dục đại học phương pháp dạy và học” cho rằng: “Thảo luận nhóm là sự trao đổi ý tưởng, quan điểm nhận thức giữa các học viên và giáo viên, để làm rõ và làm giàu sự hiểu biết các nội dung phù hợp với hoạt động đào tạo”. [24,43]. Có thể nói rằng, học tập theo nhóm đã được các nhà giáo dục trong và ngoài nước quan tâm trên nhiều góc độ khác nhau. Và cho dù ở góc độ nào đi nữa thì học tập theo nhóm vẫn được hiểu là môi trường học tập nhằm phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của người học. Trong môi trường ấy tùy thuộc vào nội dung môn học, điều kiện học tập, đối tượng học sinh, tính chất bài học và năng lực sư phạm của mình, người thầy có thể sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học tích cực nhằm tích cực hóa hoạt động của học sinh. Nghiên cứu việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực, trong đó có phương pháp thảo luận nhóm vào trong quá trình dạy học nói chung có nhiều tác giả quan tâm, nghiên cứu. Nghiên cứu việc vận dụng phương pháp thảo luận nhóm vào trong dạy học môn GDCD phần “Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội” ở trường THPT cũng đã có tác giả Phạm Thị Minh Phúc nghiên cứu. Song nghiên cứu việc vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn GDCD phần “Công dân với đạo đức” thì chưa có tác giả nào đề cập đến một cách cụ thể. Bởi vậy, nghiên cứu việc vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn GDCD phần “Công dân với đạo đức” là một vấn đề mới mẻ. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu Đề tài nhằm xây dựng quy trình thực hiện Phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn GDCD ở Trường THPT Hồng Quang tỉnh Yên Bái. - Nhiệm vụ nghiên cứu [...]... cơ sở lý luận của Phương pháp thảo luận nhóm và thực trạng sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn GDCD ở trường THPT Hồng Quang tỉnh Yên Bái + Tiến hành thực nghiệm phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn GDCD ở trường THPT Hồng Quang tỉnh Yên Bái + Xây dựng quy trình thực hiện phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn GDCD và đưa ra các điều kiện để phương pháp thảo luận nhóm. .. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp điều tra, phương pháp phỏng vấn, phương pháp quan sát, phương pháp thống kê toán học, phương pháp sử dụng các phương pháp hỗ trợ… 12 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN PHẦN “CÔNG DÂN VỚI ĐẠO ĐỨC” Ở TRƯỜNG THPT HỒNG QUANG TỈNH YÊN BÁI 1.1 Cơ sở lý luận của phương pháp thảo luận nhóm trong. .. GDCD trường THPT Hồng Quang tỉnh Yên Bái + Đối với học sinh: Chúng tôi khảo sát 180 học sinh lớp 10A1; 10A2; 10A5; 10A6 khoá học 2008 - 2009 của trường THPT Hồng Quang tỉnh Yên Bái + Đối với giáo viên: Chúng tôi khảo sát 6 giáo viên giảng dạy môn GDCD ở trường THPT Hồng Quang tỉnh Yên Bái 1.2.1.3 Kết quả của việc vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn GDCD phần "Công dân với đạo đức" ở trường. .. môn Giáo dục công dân nói chung, phần "Công dân với đạo đức" nói riêng 1.2.1 Thực trạng và sự cần thiết vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn Giáo dục công dân nói chung, phần "Công dân với đạo đức" nói riêng ở trường THPT Hồng Quang tỉnh Yên Bái 1.2.1.1 Đặc điểm môn Giáo dục công dân phần “Công dân với đạo đức” ở trường THPT Môn GDCD ở trường THPT nhằm trang bị cho học sinh những hiểu... định hướng phương pháp giáo dục tư tưởng học tập cho học sinh 1.2.1.2 Thực trạng vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học GDCD ở trường THPT Hồng Quang tỉnh Yên Bái Mục đích nghiên cứu thực trạng nhằm tìm hiểu việc vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong quá trình dạy học môn GDCD ở trường THPT Hồng Quang tỉnh Yên Bái - Nội dung nghiên cứu + Đánh giá nhận thức của giáo viên và học sinh về đặc... trình và điều kiện đổi mới phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn Giáo dục công dân ở trường THPT Hồng Quang 5.2 Đóng góp mới của đề tài - Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung và phương pháp thảo luận nhóm nói riêng trong dạy học môn GDCD nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn GDCD ở trường THPT Hồng Quang tỉnh Yên Bái hiện nay - Đề tài còn... tỉnh Yên Bái 31 * Vai trò của phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn GDCD phần “Công dân với đạo đức” ở trường THPT - Vai trò của phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học GDCD + Học tập bằng phương pháp thảo luận nhóm sẽ tạo được môi trường học tập thuận lợi, cởi mở vì ở đó mỗi thành viên trong nhóm trao đổi, hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau để giải quyết các nhiệm vụ học tập + Để lĩnh hội những khái... hiện phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn GDCD phần "Công dân với đạo đức" ở trường THPT Hồng Quang - Tỉnh Yên Bái - Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tiến hành thực nghiệm phương pháp thảo luận nhóm trên giáo án cụ thể có đối chứng ở môn GDCD phần “Công dân với đạo đức” 5 Những luận điểm cơ bản và đóng góp mới của đề tài 5.1 Những luận điểm cơ bản Thứ nhất: Đề tài chỉ rõ sự cần thiết phải đổi mới phương. .. phải đổi mới phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn Giáo dục công dân ở trường THPT Hồng Quang và chỉ rõ phương hướng đổi mới Thứ hai: Khảo sát thực trạng việc dạy học môn Giáo dục công dân ở trường THPT Hồng Quang Tiến hành thực nghiệm sư phạm để chỉ rõ tính đúng đắn, khả thi của việc đổi mới phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn Giáo dục công dân ở trường THPT Hồng Quang 11 Thứ ba: Đưa... lớn trong học tập môn GDCD Trong thực tiễn dạy học GDCD việc giáo viên tiến hành giờ học thảo luận nhóm như thế nào? Có sử dụng đúng mục đích của giờ học hay không? Và nếu có thì hiệu quả sử dụng của những giờ học thảo luận nhóm ấy ra sao? Chúng ta sẽ đi tìm hiểu thực trạng của việc sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong quá trình dạy học của giáo viên và học sinh trường THPT Hồng Quang tỉnh Yên Bái . GDCD phần “Công dân với đạo đức” ở trường THPT Hồng Quang tỉnh Yên Bái 46 Chương 2: THỰC NGHIỆM PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN PHẦN “CÔNG DÂN VỚI ĐẠO ĐỨC” Ở TRƯỜNG. TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HỒNG QUANG TỈNH YÊN BÁI 49 2.1. Kế hoạch thực nghiệm vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn GDCD phần “Công dân với đạo đức” ở trường THPT Hồng Quang tỉnh Yên. “CÔNG DÂN VỚI ĐẠO ĐỨC” Ở TRƯỜNG THPT HỒNG QUANG TỈNH YÊN BÁI 13 1.1. Cơ sở lý luận của phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học 13 1.1.1. Thảo luận nhóm - một trong những phương pháp dạy học