1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ngôn ngữ hội thoại trong truyện ngắn nguyễn khải

106 794 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 636,93 KB

Nội dung

Qua đó, người viết muốn tạo cho mình một dịp tìm hiểu nghiên cứu cả hai lĩnh vực: văn học truyện ngắn Nguyễn Khải và ngữ dụng học, cụ thể là vận dụng lí thuyết hành động ngôn từ và lí t

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA SƯ PHẠM

BỘ MÔN SƯ PHẠM NGỮ VĂN

NGUYỄN HOÀNG VIỆN

NGÔN NGỮ HỘI THOẠI TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN KHẢI

Luận văn tốt nghiệp đại học Ngành Sư phạm Ngữ Văn

Cán bộ hướng dẫn: CHIM VĂN BÉ

Cần Thơ, 5 - 2011

Trang 2

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LÍ THUYẾT HÀNH ĐỘNG

NGÔN TỪ VÀ LÍ THUYẾT HỘI THOẠI

1.1 Lí thuyết hành động ngôn từ

1.2 Lí thuyết hội thoại

1.2.1 Khái niệm về hội thoại

1.2.2 Cấu trúc hội thoại

1.2.3 Yếu tố kèm lời và yếu tố phi lời

1.2.4 Các quy tắc hội thoại

1.2.5 Cơ chế tạo hàm ngôn hay hàm ý hội thoại

Chương 2

THỐNG KÊ VÀ PHÂN TÍCH NGÔN NGỮ HỘI THOẠI

TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN KHẢI

2.1 Cơ sở và mục đích phân tích ngôn ngữ nhân vật

2.1.1 Cơ sở phân tích ngôn ngữ hội thoại

2.1.2 Mục đích phân tích ngôn ngữ hội thoại

2.2 Thống kê và giới hạn ngữ liệu phân tích

2.2.1 Thống kê

Trang 3

2.2.2 Giới hạn ngữ liệu phân tích

2.3 Phân tích ngôn ngữ hội thoại trong 5 truyện ngắn của Nguyễn Khải

2.3.1 Phân tích ngôn ngữ hội thoại trong truyện ngắn Nằm vạ

2.3.2 Phân tích ngôn ngữ hội thoại trong truyện ngắn Mùa lạc

2.3.3 Phân tích ngôn ngữ hội thoại trong truyện ngắn Một người Hà Nội 2.3.4 Phân tích ngôn ngữ hội thoại trong truyện ngắn Đất mỏ

2.3.5 Phân tích ngôn ngữ hội thoại trong truyện ngắn Đàn bà

2.4 Nhận xét về ngôn ngữ hội thoại trong truyện ngắn của Nguyễn Khải

C - PHẦN KẾT LUẬN

PHỤ LỤC

BẢNG KÊ NGUYÊN DẠNG NGUỒN NGỮ LIỆU

TÀI LIỆU THAM KHẢO

MỤC LỤC

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

Trang 4

A - PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Ngôn ngữ hội thoại của con người trong đời sống giao tiếp hằng ngày thường không có sự gọt giũa, chuẩn bị trước, không giống với ngôn ngữ của nhân vật trong tác phẩm văn chương tự sự, có sự chuẩn bị trước, chọn lọc và chứa đựng bao dụng ý nghệ thuật của tác giả Hay nói khác đi, ở tác phẩm tự sự nói chung và truyện ngắn nói riêng, một trong những phương tiện giúp tác giả nói với cuộc đời những vấn đề mà mình bức xúc, boăn khoăn,… là hình tượng nhân vật Thông qua những diễn biến về nội tâm, tâm lí tính cách của từng nhân vật, và sự khác biệt, tương phản, đối lập về tâm lí, tính cách của các nhân vật trong cùng một tác phẩm, ít nhiều chúng ta thấy được cái thông điệp thẩm mĩ mà nhà văn muốn gián tiếp gửi gắm vào cuộc đời

Nguyễn Khải cũng không ngoại lệ Là một nhà văn tiêu biểu của nền văn xuôi Việt Nam sau năm 1945 và thuộc thế hệ nhà văn trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Pháp, Nguyễn Khải có những thành công đáng kể ở thể loại truyện ngắn Cũng như tiểu thuyết và truyện vừa, truyện ngắn của ông vừa mang tính thời sự nóng hổi, vừa có tầm khái quát cao, thể hiện nhiều vấn đề thiết thực của cuộc sống, nhiều vấn đề mang tính triết lí, đạo đức, nhân sinh sâu sắc Do vậy, để nhận chân ra những giá trị tư tưởng của Nguyễn Khải thể hiện trong truyện ngắn, không gì thú vị hơn là chúng ta tìm hiểu ngôn ngữ hội thoại của nhân vật, đặc biệt là soi sáng nó dưới góc độ ngôn ngữ học

Để có thể soi rọi ngôn ngữ hội thoại của nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Khải từ góc độ ngôn ngữ, chúng ta không thể không sử dụng lí thuyết hành động ngôn

từ và lí thuyết hội thoại, hai lí thuyết thuộc chuyên ngành ngữ dụng học, vừa được giới thiệu trong chương trình học những năm gần đây Do vậy, khi quyết định lựa chọn đề

tài cho luận văn của mình, người viết đã chọn đề tài Ngôn ngữ hội thoại trong truyện

ngắn Nguyễn Khải Qua đó, người viết muốn tạo cho mình một dịp tìm hiểu nghiên

cứu cả hai lĩnh vực: văn học (truyện ngắn Nguyễn Khải) và ngữ dụng học, cụ thể là

vận dụng lí thuyết hành động ngôn từ và lí thuyết hội thoại tiếp cận nhân vật trong

truyện ngắn Nguyễn Khải

Trang 5

Đó là những lí do thúc đẩy người viết chọn đề tài Ngôn ngữ hội thoại trong

truyện ngắn Nguyễn Khải

2 Lịch sử vấn đề

2.1 Về lí thuyết hội thoại

Lí thuyết hội thoại là một trong những nội dung cơ bản và quan trọng của ngữ dụng học Lí thuyết hội thoại được một số nhà ngôn ngữ học người ngoài xây dựng, trên cơ sở tiếp thu kết quả nghiên cứu đó, một số nhà Việt ngữ đã trình bày lại và vận

dụng vào việc nghiên cứu tiếng Việt, tiêu biểu nhất là hai công trình nghiên cứu: Ngữ dụng học, tập một của Nguyễn Đức Dân và Đại cương ngôn ngữ học, tập hai của Đỗ

Hữu Châu Sau đây, người viết sẽ điểm qua những nội dung cơ bản của lí thuyết hội thoại được Nguyễn Đức Dân và Đỗ Hữu Châu trình bày công trình nghiên cứu của mình

Trong cuốn Ngữ dụng học, tập một, Nguyễn Đức Dân đã đề cập đến cấu trúc hội thoại với các thành tố: lượt lời, mở thoại, cặp thoại; trong lượt lời có sự phân biệt giữa tranh lời với trao lời Cùng với cấu trúc hội thoại, ông còn đề cập đến nguyên lí hội thoại và phép lịch sự Nguyễn Đức Dân khẳng định: “Muốn cho một cuộc thoại thành công, mỗi bên hội thoại cần tuân thủ những nguyên lí nhất định trong hội thoại

Đó là nguyên lí cộng tác và nguyên lí lịch sự (còn gọi là phép lịch sự), những nguyên

lí chi phối, tác động mạnh mẽ tới quá trình hội thoại, cho phép giải thích hàm ý ở mỗi lượt lời, những hình thức ngôn ngữ và cấu trúc của phát ngôn trong tình huống giao tiếp cụ thể” [8; tr.129] Đồng thời, Nguyễn Đức Dân cũng cho rằng: nguyên lí cộng tác

trong hội thoại gồm một nguyên lí khái quát bao trùm 4 tiểu nguyên lí và 4 phương

châm hội thoại: phương châm lượng, phương châm chất, phương châm quan hệ, phương châm cách thức

Bên cạnh Nguyễn Đức Dân là Đỗ Hữu Châu, trong cuốn Đại cương ngôn ngữ học, tập hai, nội dung đầu tiên Đỗ Hữu Châu trình bày là vận động hội thoại, ông cho rằng trong bất cứ cuộc hội thoại nào cũng có ba vận động chủ yếu: trao lời, đáp lời, và tương tác Theo ông, quy tắc, cấu trúc, chức năng trong hội thoại đều do ba vận động tương tác này mà có Cùng với ba vận động hội thoại, Đỗ Hữu Châu còn trình bày quy tắc hội thoại và cấu trúc hội thoại Quy tắc hội thoại gồm: quy tắc điều hành luân

Trang 6

phiên lượt lời, quy tắc điều hành nội dung của hội thoại và quy tắc quan hệ liên cá nhân – phép lịch sự

Theo Đỗ Hữu Châu, quy tắc luân phiên lượt lời có mục đích phục vụ cho sự phát triển nội dung cuộc thoại Quy tắc luân phiên lượt lời có vận hành tốt thì hội thoại mới có kết quả

Còn quy tắc điều hành nội dung của cuộc thoại có chức năng điều hành nội

dung của hội thoại “không chỉ theo câu chữ mà còn phải điều hành cả những nghĩa hàm ẩn” [5; tr.229] Quy tắc điều hành nội dung cuộc thoại gồm hai nguyên tắc: nguyên tắc cộng tác hội thoại và nguyên tắc quan yếu Cùng quan điểm với Nguyễn

Đức Dân, Đỗ Hữu Châu cũng rằng nguyên tắc cộng tác hội thoại gồm 4 phương châm:

phương châm lượng, phương châm chất, phương châm quan hệ, phương châm cách thức

Đỗ Hữu Châu và Nguyên Đức Dân tuy có trình bày khác nhau về lí thuyết hội khác nhau, nhưng nhìn chung về cơ bản có điểm tương đồng Hai ông đều khẳng định hội thoại là một hoạt động thường xuyên và phổ biến của ngôn ngữ Hội thoại có tầm quan trọng nhất định trong đời sống giao tiếp Để đạt được kết quả hội thoại theo mong muốn, mỗi bên tham gia hội thoại phải tuân thủ những nguyên tắc cộng tác hội thoại và cấu trúc nhất định

2.2 Về ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn của Nguyễn Khải

Từ lâu, Nguyễn Khải được giới nghiên cứu chú ý vì cái độc đáo của cá tính sáng tạo Nhà văn sớm định hình cho mình một phong cách riêng, ngày càng tỏ rõ bản lĩnh nghệ thuật

Có rất nhiều công trình nghiên cứu về văn chương của Nguyễn Khải, cũng có

một số công trình được tập hợp trong quyển Nguyễn Khải về Tác giả và Tác phẩm do

Hà Công Tài và Phan Diễm Phương tuyển chọn và giới thiệu Tuy nhiên, hầu như công trình nào cũng nghiên cứu truyện ngắn của Nguyễn Khải từ góc độ lí luận văn học, chúng tôi chưa tìm thấy một công trình nào nghiên cứu về ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn của Nguyển Khải từ góc độ ngôn ngữ học Trong những công trình nghiên cứu về truyện ngắn Nguyễn Khải từ góc độ lí luận văn học, thỉnh thoảng một vài nhà nghiên cứu có điểm qua vài nét về ngôn ngữ, tức nhiên ngôn ngữ nghệ thuật

Trang 7

đó được nhìn nhận bằng lí luận văn học Trong công trình Vài đặc điểm phong cách nghệ thuật của Nguyễn Khải, Đoàn Trọng Huy nhận xét: “Ngôn ngữ của Nguyễn Khải giàu chất sống, chất văn xuôi là ngôn ngữ hiện thực Đặc biệt là tính chất nhiều giọng điệu Nhà văn thường đứng ở nhiều góc độ, nhiều bình diện để tả và kể Không chỉ kể bằng giọng của mình, bằng lời của người dẫn truyện, tác giả còn biết hóa thành nhiều giọng điệu khác nhau: có đối thoại, có độc thoại, có ngôn ngữ trực tiếp, có ngôn ngữ nửa trực tiếp… Đôi khi nghị luận nhiều rồi, Nguyễn Khải lại đưa vào vài lời nói mộc mạc, dung dị, “thông tục” thường ngày của quần chúng Những trang viết vì vậy đỡ căng thẳng, và trở nên tươi tắn, chân thực, sinh động hơn Chữ nghĩa của Nguyễn Khải thường chứa ngầm nhiều ngụ ý và sắc thái biểu cảm khá phong phú” [32; tr.93].

Nhận định như thế chỉ mang tính chung chung và chưa có giá trị về ngữ học

Kế thừa một phần thành quả của các công trình nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học,

các nhà phê bình văn học, ở đề tài Ngôn ngữ hội thoại trong truyện ngắn Nguyễn

Khải, người viết sẽ tìm hiểu ngôn ngữ nghệ thuật của Nguyễn Khải từ góc độ ngôn

ngữ học Cụ thể hơn, người viết sẽ tìm hiểu ngôn ngữ trong mối tương quan với chủ thể và hoàn cảnh phát ngôn

4 Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu truyện ngắn, chúng ta có thể đứng ở nhiều góc độ khác nhau như: ngôn ngữ, văn học, văn hóa,… ở hai phương diện nội dung và nghệ thuật Tuy nhiên, ở

Trang 8

đề tài của mình, người viết chủ yếu nghiên cứu truyện ngắn của Nguyễn Khải ở góc độ

ngữ dụng Cụ thể hơn, người viết sẽ nghiên cứu ngôn ngữ trong truyện ngắn của Nguyễn Khải thông qua lí thuyết hành động ngôn từ và lí thuyết hội thoại

Khi chúng ta nhắc đến ngôn ngữ nghệ thuật trong tác phẩm tự sự nói chung và truyện ngắn Nguyễn Khải nói riêng, chúng ta phải kể đến ngôn ngữ trần thuật và ngôn ngữ nhân vật Trong ngôn ngữ nhân vật có ngôn ngữ hội thoại và ngôn ngữ độc thoại

Do hạn chế về thời gian cũng như yêu cầu của luận văn, ở đề tài này, người viết chỉ tìm hiểu ngôn ngữ hội thoại của nhân vật

5 Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được hiệu quả của việc nghiên cứu, người viết sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp để cảm nhận cái hay, cái đẹp của truyện ngắn Nguyễn Khải

Trang 9

B - PHẦN NỘI DUNG Chương 1

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LÝ THUYẾT HÀNH ĐỘNG NGÔN TỪ VÀ LÝ THUYẾT HỘI THOẠI

1.1 Lí thuyết hành động ngôn từ

Lí thuyết hành động ngôn từ do Austin, một nhà triết học người Anh, đưa ra Năm 1955, Austin sang Đại học Havard (Mĩ) trình bày một chuyên đề về triết học ngôn ngữ, thể hiện qua 12 bài giảng Ông qua đời năm 1960 Hai năm sau đó, 12 bài

giảng này được tập hợp lại và in thành sách với tiêu đề How to Do Things with Words (Hành động như thế nào bằng lời nói), đặt nền móng cho lí luận về hành động ngôn từ Theo Austin nội dung cốt lõi của speech act (hành động ngôn từ) bao gồm: locutionary act (hành động tạo lời), illocutionary act (hành động trong lời), perlocutionary act (hành động qua lời) Lý thuyết này của Austin được các nhà ngữ

học Việt Nam tiếp thu và trình bày trong một số công trình nghiên cứu

Trong Tiếng Việt: Sơ thảo ngữ pháp chức năng, theo Cao Xuân Hạo hành động ngôn từ gồm: hành động mệnh đề, hành động ngôn trung, và hành động xuyên ngôn Theo ông hành động mệnh đề là “cái nội dung ý nghĩa được chuyển đạt trong một hành động ngôn trung, gồm có một nhận định về một sự vật cụ thể (một sở chỉ nào đó)” [12; tr.122] Hành động ngôn trung là những hành động như “khẳng định (hay phủ định), hỏi, yêu cầu làm một việc gì, hứa hẹn, miêu tả, xin lỗi, cám ơn, phê phán, thách thức, cho phép, mà cũng có nhiều khi làm một lúc hai ba hành động như thế” [12; tr.121] Hành động xuyên ngôn là “một sự tác động vào tâm lý hay/ và hành vi của người nghe, cho nên cũng gọi là lực xuyên ngôn (perlocutionary force) làm cho người nghe xúc động, yên tâm, bị thuyết phục, bị áp đảo, bực mình, phấn khởi, v.v.”

[12; tr.121]

Trong giáo trình Ngữ dụng học, Nguyễn Đức Dân đã phân hành động ngôn từ thành ba loại: hành vi tạo lời, hành vi tại lời, và hành vi mượn lời Theo ông, hành vi tạo lời có 3 phương diện: trước hết hành vi ngữ âm để tạo ra chuỗi âm thanh làm nên phát ngôn đó, thứ hai là hành vi đưa giọng, thứ ba là hành vi tạo vật Còn hành vi tại

Trang 10

lời được hiểu “là các hành vi như hỏi, trả lời, ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khẳng định, cam kết, khuyên bảo…”[8; tr.17], và chúng được “thực hiện ngay trong lời nói” [8; tr.17] Và hành vi mượn lời là “hiệu quả mà người nói chủ bụng gây ra đối với người nghe Trong một tình huống cụ thể, qua cung cách nói năng khi thực hiện một hành vi trong lời, người nói có thể nhằm một chủ đích, một mục tiêu nào đó cần đạt được” [8;

tr.19]

Trong cuốn Đại cương ngôn ngữ học, tập 2, Đỗ Hữu Châu chia hành động ngôn

từ thành: hành vi tạo lời, hành vi ở lời, và hành vi mượn lời Các khái niệm được ông trình bày như sau: Hành vi tạo lời theo ông là “hành vi sử dụng các yếu tố của ngôn ngữ như ngữ âm, từ, các kiểu kết hợp từ thành câu… để tạo ra một phát ngôn về hình thức và nội dung” [5; tr.88] Hành vi ở lời được giải thích “là những hành vi người nói thực hiện ngay khi nói năng Ví dụ về hành vi ở lời: hỏi, yêu cầu, ra lệnh, mời, hứa hẹn, khuyên bảo v.v…” [5; tr.89] Còn hành vi mượn lời “là những hành vi “mượn” phương tiện ngôn ngữ, nói cho đúng hơn là mượn các phát ngôn để gây ra một hiệu quả ngoài ngôn ngữ nào đó ở người nghe, người nhận hoặc chính người nói” [5; tr.88]

Trong cuốn Dụng học Việt ngữ, lí thuyết hành động ngôn từ được Nguyễn Thiện Giáp chia hành động ngôn từ thành: hành động tại lời (locutionary act), hành động ngoài lời (illocutionary act), hành động sau lời (perlocutionary act) Ông lần lượt định nghĩa: “Hành động tại lời là hành động cơ sở phát ngôn, là hành động phát ra một câu với ý nghĩa và sở chỉ xác định” [11; tr.44] “Hành động ngoài lời là hành động tạo ra một lời tuyên bố, một lời hứa, một lời chào… khi phát ra một câu nhờ hiệu lực của những quy ước có liên quan tới nó” [11; tr.45] “Hành động sau lời là hành động gây ra hiệu quả ở người nghe nhờ phát ra một câu” [11; tr.45]

Giới thiệu lí thuyết hành động ngôn từ trong giáo trình Ngữ pháp học chức năng tiếng Việt: Cú pháp học, tác giả Chim Văn Bé chia hành động ngôn từ thành: hành động tạo lời, hành động trong lời, hành động qua lời Theo ông hành động tạo lời gồm có ba phương diện: Hành động phát âm (phonetic act), hành động kiểm giao (phatic act), hành động tạo nghĩa - chiếu vật (rhetic act) Từ cơ sở trên, ông kết luận: hành động tạo lời là “hành động sử dụng các phương tiện ngữ âm, từ vựng (và các quy tắc kết hợp có sẵn trong ngôn ngữ) để tạo ra câu / phát ngôn với nội dung ngữ nghĩa

Trang 11

và chiếu vật ít nhiều xác định”[1; tr.18] Hành động trong lời là “hành động được người nói thực hiện bằng cách nói ra và khi nói ra điều gì đó (by saying and in saying something) Chẳng hạn như chúc mừng, cám ơn, mời, hứa, van, xin, ra lệnh, kết tội, đánh cược, phản bác, đề nghị, gợi ý, v.v…” [1; tr.18] Hành động qua lời là “hành động mà người nói thực hiện thông qua hành động trong lời, nhằm gây ra những hiệu quả nào đó đối với xúc cảm, suy nghĩ và hành động của người nghe, của chính người nói hay người khác một cách có chủ định, có mục đích” [1; tr.21]

Giới thiệu How to Do Things with Words của Austin, các tác giả trên đã chuyển

thuật ngữ và diễn giải nội dung khái niệm có nhiều chỗ không thống nhất Nhưng để vận dụng cho đề tài của mình, người viết tạm chấp nhận cách chuyển thuật ngữ và cách diễn giải nội dung khái niệm của tác giả Chim Văn Bé Bởi vì nội dung giới thuyết các khái niệm của ông được đối chiếu với nguyên văn cụ thể của Austin, nên nó rất khách quan và đáng tin cậy Theo ông hành động ngôn từ gồm 3 phương diện: Hành động tạo lời, hành động trong lời, hành động qua lời

Hành động tạo lời (locutinonary act) là “hành động sử dụng các phương tiện ngữ âm, từ vựng (và các quy tắc kết hợp có sẵn trong ngôn ngữ) để tạo ra câu / phát ngôn với nội dung ngữ nghĩa và chiếu vật ít nhiều xác định” [1; tr.18]

Hành động trong lời (illocutionary act = in + locutionary act, in: trong) là “hành động được người nói thực hiện bằng cách nói ra và khi nói ra điều gì đó (by saying and in saying something) Chẳng hạn như chúc mừng, cám ơn, mời, hứa, van, xin, ra lệnh, kết tội, đánh cược, phản bác, đề nghị, gợi ý, v.v…” [1; tr.18] Hành động trong

lời là hành động có chủ định (intentional), mang tính quy ước (conventional) và tính

chế định (constitutional), mặc dù những quy ước và chế định về việc sử dụng hành

động trong lời là bất thành văn, và được mọi người trong một cộng đồng ngôn ngữ tuân thủ không tự giác Hành động trong lời làm thay đổi tư cách của người nghe hay người nói so với trước đó

Hành động qua lời (perlocutionary act = per + locutionary act, per: xuyên qua)

là “hành động mà người nói thực hiện thông qua hành động trong lời, nhằm gây ra những hiệu quả nào đó đối với xúc cảm, suy nghĩ và hành động của người nghe, của chính người nói hay người khác một cách có chủ định, có mục đích”[1; tr.21] Hành

Trang 12

động qua lời có chủ định, có mục đích như hành động trong lời, nhưng không có quy ước và chế định của xã hội

Tác động mà hành động qua lời gây ra trong thực tế là hiệu lực qua lời (perlocutionary force) Nhưng theo ý kiến riêng của tác giả Chim Văn Bé “không phải hành động qua lời nào cũng gây ra hiệu lực qua lời như ý định chủ quan của người nói Những phản ứng không đúng với ý định của người nói không phải là hiệu lực qua lời mà là phản hiệu lực” [1; tr.22]

Trong tác phẩm văn chương tự sự, nhiều nhà văn đã khai thác các phản hiệu lực qua lời trong hội thoại của nhân vật để từng bước đẩy kịch tính, xung đột lên đỉnh điểm một cách hợp lô – gích, tạo nên sức lôi cuốn và thuyết phục mạnh mẽ đối với người đọc

Ví dụ (1):

Trong Mùa lạc, khi Huân đến phòng Duệ, thấy cô làm nũng, muốn vỗ về nhưng

Huân hơi ngại vì có mặt Đào Huân thở dài rất nhỏ, nhìn Đào nói gượng một câu:

- Chị không đi chơi một lúc cho đỡ buồn

Ở câu này, ta thấy hành động tạo lời của Huân là sự kết hợp các từ, ngữ để tạo

nên câu nói “Chị không đi chơi một lúc cho đỡ buồn” Hành động trong lời của Huân

là khuyên Đào nên “đi chơi” “cho đỡ buồn” Đồng thời, Huân muốn nhờ Đào tránh mặt “một lúc” để Duệ không ngại ngùng khi trò chuyện với Huân Đó là điều mà Huân

muốn thực hiện ở hành động qua lời

Hiểu được ý Huân muốn đuổi mình, đôi mắt hẹp của Đào loang loáng nhìn sang Duệ, cặp môi như mím chặt lại, gò má lại càng dồ lên đanh đá:

- À, khi buồn non nước cũng buồn Khi vui gánh đá lên nguồn vẫn vui

Ở câu này, hành động tạo lời của Đào sử dụng tình thái từ “À” và câu tục ngữ

“khi buồn non nước cũng buồn Khi vui gánh đá lên nguồn vẫn vui”, để tạo nên câu nói của mình Hành động trong lời của Đào là xác nhận (với Huân) một sự thật: Khi con người “buồn” thì “non nước cũng buồn”, thiên nhiên cũng buồn theo tâm trạng con người, khi con người “vui” thì “gánh đá lên nguồn cũng vui”, có cực khổ tới đâu

thì họ cũng vui vẻ, hài lòng Qua đó, Đào muốn nói với Huân rằng: nếu có buồn thì đi

đâu cũng chẳng hết buồn, cùng lúc đó, Đào từ chối lời khuyên của Huân Đó là hành

động qua lời Câu trả lời của Đào ít nhiều cho ta thấy được sự đanh đá, chua ngoa chị

Trang 13

Cũng qua câu trả lời này, ta thấy hành động qua lời của Huân chưa đạt được hiệu lực Hay nói khác đi, những phản ứng của Đào, nhìn từ góc độ Huân thì nó là phản hiệu lực qua lời

1.2 Lí thuyết hội thoại

1.2.1 Khái niệm về hội thoại

Giao tiếp là hành động tiếp xúc giữa con người với con người trong xã hội thông qua một phương tiện nhất định, trong đó ngôn ngữ là phương tiện quan trọng nhất Giao tiếp có thể diễn ra ở dạng nói hoặc dạng viết, tuy nhiên dạng nói là phổ biến

và chủ yếu Trong giao tiếp dạng nói thì hội thoại là hình thức giao tiếp phổ biến

Về khái niệm hội thoại, có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng để vận dụng vào đề

tài của mình, người viết tạm chấp nhận với khái niệm sau đây: “Khái niệm hội thoại có liên quan mật thiết với khái niệm giao tiếp, tuy nhiên hẹp hơn khái niệm giao tiếp Nếu giao tiếp có thể diễn ra một chiều hay hai chiều, có thể ở dạng nói hay viết, thì hội thoại là hoạt động giao tiếp diễn ra hai chiều ở dạng nói”[16; tr.66] Như vậy, hội

thoại được coi là một phần cơ bản, quan trọng của giao tiếp, có người nói, người nghe

và có nội dung xác định, diễn ra hai chiều, có sự luân phiên lượt lời

Xét trong mối quan hệ với chủ thể phát ngôn, có các dạng hội thoại: song thoại, tam thoại và đa thoại Tuy nhiên, song thoại là hình thức giao tiếp quan trọng và phổ biến nhất

1.2.2 Cấu trúc hội thoại

Bàn về cấu trúc hội thoại, các tác giả đã đưa ra nhiều ý kiến khác nhau Theo

Nguyễn Đức Dân, cấu trúc hội thoại gồm những yếu tố: lượt lời, mở thoại, cặp thoại

Còn theo Đỗ Hữu Châu, có ba trường phái khác nhau về cấu trúc hội thoại Đó là

trường phái phân tích hội thoại (conversation analysis) ở Mĩ, trường phái phân tích diễn ngôn (discourse analysis) ở Anh, và trường phái lí thuyết hội thoại ở Thụy Sĩ và

Pháp

Trên cơ sở tiếp thu kết quả nghiên cứu của một số tác giả kết hợp với việc xem

xét hội thoại trong thực tiễn, chúng tôi quan niệm cấu trúc hội thoại gồm: cấu trúc tĩnh

và cấu trúc động

Trang 14

1.2.2.1 Cấu trúc tĩnh của hội thoại

Nếu xem hội thoại như một sản phẩm có sẵn của hoạt động giao tiếp ta sẽ có

cấu trúc tĩnh của hội thoại Theo trật tự tôn ti, cấu trúc tĩnh của hội thoại gồm có:

1.2.2.1.1 Ngôn bản hội thoại

Ngôn bản hội thoại là đơn vị lớn nhất của hội thoại, bao gồm nhiều cuộc thoại,

có nội dung hoàn chỉnh, xoay quanh một đề tài và một chủ đề nhất định

1.2.2.1.4 Cặp thoại

Cặp thoại là hai lượt lời có quan hệ với nhau về chức năng, về nội dung và có thể liền kề nhau hay gián cách Hay nói cách khác, một trong những vận động của hội thoại là tương tác, trong tương tác bằng lời, mỗi lượt lời đều có quan hệ với lượt lời

trước nó, và định hướng cho lượt lời sau nó theo dạng: hỏi – trả lời, xin lỗi – chấp nhận lời xin lỗi, chào – chào, yêu cầu – đáp ứng, trao – nhận Tuy nhiên, cũng có khi

lượt lời thứ nhất và lượt lời thứ hai có sự gián cách, tức bị xen bởi lượt lời khác Có hai loại:

Trang 15

1.2.2.1.4.1 Cặp thoại phi hồi đáp

Cặp thoại phi hồi đáp là cặp thoại không có sự hưởng ứng hồi đáp từ phía người nghe

Lượm mím chặt môi… (Nguyễn Khải: Đất mỏ)

Ở cặp thoại trên ta thấy có sự trao lời của Tùng, nhưng không có sự hồi đáp của

Lượm Những cặp thoại như thế là cặp thoại phi hồi đáp hay còn gọi là cặp thoại hẫng

1.2.2.1.4.2 Cặp thoại trao - đáp

Cặp thoại trao – đáp là cặp thoại gồm hai lượt lời, một của người nói, một của người nghe Lượt lời thứ nhất có chức năng trao lời, lượt lời thứ hai có chức năng hồi đáp:

Lượt lời là sản phẩm ngôn từ mà người giao tiếp nói trong một lần nói liên tục

Mỗi lượt lời có thể có một hay nhiều phát ngôn có quan hệ với nhau về chức năng và nội dung

Ví dụ (4):

Lượm đứng lên, nói lễ phép:

- Em chào anh, em là Lượm

Trang 16

- Chúng tôi xin cảm ơn cô đã đến đây Có cô thì cái nhà này sẽ vui hơn nhiều (Nguyễn Khải: Đất mỏ)

Trong cặp thoại giữa Lượm và Tùng, ta thấy có hai lượt lời, lượt lời thứ nhất:

“Em chào anh, em là Lượm” là lượt lời của Lượm, lượt lời thứ hai: “Chúng tôi xin cảm

ơn cô đã đến đây Có cô thì cái nhà này sẽ vui hơn nhiều” là lượt lời của Tùng

1.2.2.1.6 Phát ngôn

Phát ngôn là đơn vị nhỏ nhất của cấu trúc hội thoại, là một câu cụ thể trong thực tiễn giao tiếp

Ví dụ (5):

Tôi hỏi cô

- Cô bằng lòng cho em đi chiến đấu chứ?

bằng quan hệ hiện thực hóa

Trong đó, ngôn bản hội thoại, cuộc thoại, đoạn thoại, cặp thoại là những đơn vị

cơ sở trong cấu trúc hội thoại, còn lượt lời và phát ngôn là những đơn vị tạo cơ sở

trong cấu trúc hội thoại Chúng tôi phân biệt như thế bởi vì hội thoại là giao tiếp hai chiều ở dạng nói, nên đòi hỏi tối thiểu của nó là phải có một cặp thoại, nếu không tạo

ra được một cặp thoại, ta sẽ không có hội thoại Vì lẽ đó mà chúng tôi gọi cặp thoại,

đoạn thoại, cuộc thoại và ngôn bản hội thoại là đơn vị cơ sở của hội thoại Bên cạnh

đó, muốn tạo ra một cặp thoại, chúng ta không thể không nhắc đến vai trò của những

đơn vị cấp dưới: lượt lời và phát ngôn Nếu không có lượt lời và phát ngôn thì sẽ

Trang 17

không có cặp thoại Chính vì vậy, chúng tôi tạm gọi lượt lời và phát ngôn là những

đơn vị tạo cơ sở

1.2.2.2 Cấu trúc động của hội thoại

Trong hội thoại, người nói và người nghe luôn có sự hợp tác chặt chẽ, luân phiên lượt lời với nhau, để tạo nên sự vận động và diễn tiến cho hội thoại Quá trình đó

có hai vận động chính là sự trao lời và sự đáp lời Đồng thời, sự trao và đáp cũng không ngừng tác động qua lại, cùng nhau duy trì và thúc đẩy hội thoại tiến về phía trước Như vậy, ta nói trong quá trình vận động của hội thoại có sự tương tác giữa các vận động trao lời và đáp lời

Nếu xem hội thoại là một quá trình vận động như trên, thì ta có cấu trúc động

của hội thoại Trong cấu trúc động, đơn vị cơ sở của hội thoại là hành động trong lời

và hành động qua lời Chính hành động trong lời và hành động qua lời đã tạo nên sự

tương tác, thúc đẩy quá trình vận động của hội thoại Và sự tương tác đó lại tạo nên tính mạch lạc cho cuộc thoại

Cấu trúc động của hội thoại bao gồm:

1.2.2.2.1 Sự trao lời

Trao lời là vận động mà người nói nói lượt lời của mình ra và hướng lượt lời của mình về phía người nghe, nhằm làm cho người nghe nhận biết được rằng lượt lời được nói ra đó là dành cho người nghe

Ví dụ (6):

An đã nằm xuống gối đầu lên đùi chị, mi mắt sắp sửa rơi xuống, còn dặn với:

- Tàu đến chị đánh thức em dậy nhé

- Ừ, em cứ ngủ đi (Thạch Lam: Hai đứa trẻ)

Ở cặp thoại trên, An đã nói lượt lời của mình ra và hướng lượt lời về phía Liên Khi trao lời An mong nhận được câu trả lời của Liên

1.2.2.2.2 Sự hồi đáp

Sau khi tham khảo quan niệm của một số nhà nghiên cứu, chúng tôi quan niệm:

Sự hồi đáp là sự ứng đáp của người nghe đối với một lượt lời mà người nói vừa trao cho

Trang 18

Sự hồi đáp có thể mang tính tích cực hay tiêu cực Dựa vào tính tích cực hay

tiêu cực của sự hồi đáp, chúng ta có Lời hồi đáp tích cực và lời hồi đáp tiêu cực

1.2.2.2.2.1 Lời hồi đáp tích cực

Lời hồi đáp tích cực là lời hồi đáp cung cấp thông tin đúng theo yêu cầu của

đối tác Trong lời hồi đáp tích cực, ta có lời hồi đáp tích cực trực tiếp và lời hồi đáp tích cực gián tiếp

Lời hồi đáp tích cực trực tiếp là lời hồi đáp cung cấp thông tin đúng theo yêu

cầu của đối tác một cách trực tiếp

Lời hồi đáp tích cực gián tiếp là lời hồi đáp cung cấp thông tin đúng theo yêu

cầu của đối tác một cách gián tiếp

Ví dụ (7):

Liên đếm lại những phong thuốc lào, xếp vào hòm các bánh xà phòng còn lại, vừa lẩm nhẩm tính tiền hàng Hôm nay ngày phiên mà bán cũng chẳng ăn thua gì Liên hỏi:

- Có phải buổi trưa em bán cho bà Lực hai bánh xà phòng không?

An ngẫm nghĩ rồi đáp:

- Vâng, bà ta mua hai bánh còn bà cụ Thi lấy nửa bánh nữa (Thạch Lam:

Hai đứa trẻ)

Ở cặp thoại này, lời hồi đáp của An đã trực tiếp cung cấp thông tin đúng theo

yêu cầu của Liên Đó là một lời hồi đáp tích cực trực tiếp

Ví dụ (8):

Trong Một thời gió bụi của Nguyễn Khải, sau khi nghe Đồi khuyên nên sống ở

thành phố cho sướng, Tú liền nói:

- Ở quê mà giàu như chú không sướng à?

Đồi nói:

- Tiền còn có nhưng sống không còn ra con người Làm hơn con trâu còn ăn

không bằng con chó…

Ở cặp thoại này, ta thấy để hồi đáp câu hỏi của Đồi đã cung cấp đúng thông tin

mà Tú cần biết Nhưng lẽ ra, để cung cấp đúng thông tin mà Tú muốn biết, Đồi có thể

trực tiếp nói Sống ở quê không sướng đâu anh, nhưng Đồi lại gián tiếp khẳng định

điều đó thông qua việc khẳng định mình “sống không còn ra con người” và việc so

Trang 19

sánh mình với “con trâu”, “con chó” Do đó, lời hồi đáp của Tú là lời hồi đáp tích cực gián tiếp

1.2.2.2.2.2 Lời hồi đáp tiêu cực

Lời hồi đáp tiêu cực là lời hồi đáp không cung cấp thông tin đúng theo yêu cầu

của đối tác Trong lời hồi đáp tiêu cực, có lời hồi đáp tiêu cực trực tiếp và lời hồi đáp tiêu cực gián tiếp

Lời hồi đáp tiêu cực trực tiếp là lời hồi đáp không cung cấp thông tin đúng

theo yêu cầu của đối tác một cách trực tiếp

Lời hồi đáp tiêu cực gián tiếp là lời hồi đáp không cung cấp thông tin đúng

theo yêu cầu của đối tác một cách gián tiếp

Ví dụ (9):

Rồi đến một hôm, quản ngục mở khóa cửa buồng kín, khép nép hỏi ông Huấn:

- Đối với những người như ngài, phép nước ngặt lắm Nhưng biết ngài là một người có nghĩa khí, tôi muốn châm chước ít nhiều Miễn là ngài giữ kín cho Sợ đến tai lính tráng họ biết, thì phiền lụy riêng cho tôi nhiều lắm Vậy ngài có cần thêm gì nữa xin cho biết Tôi sẽ cố gắng chu tất

Ông đã trả lời quản ngục:

- Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều Là nhà ngươi đừng đặt

chân vào đây (Nguyễn Tuân: Chữ người tử tù)

Ở lời hồi đáp của Huấn Cao, ta thấy ông đã trực tiếp cung cấp thông tin không

đúng theo yêu cầu của viên quản ngục Đó là lời hồi đáp tiêu cực trực tiếp

Ví dụ (10):

Giờ nghỉ sáng nay có thêm một rá lạc luộc Cả hai, ba tổ cùng kéo lại ăn chung trò chuyện cho vui Lâm ngồi dạng chân, tay tách lạc, mắt nhìn Đào nhấp nháy:

- Thế nào cô em, có bao giờ cô em về dưới xuôi cho tôi gởi nhờ cái này

Đào vênh hẳn một bên mặt, môi chúm lại, mắt đưa đẩy:

- Về là về cửa về nhà Một trăm năm nữa mới đà về quê (Nguyễn Khải: Mùa

lạc)

Trong lời hồi đáp của Đào, ta thấy Đào đã từ chối lời nhờ vả của Lâm Đó là lời hồi đáp tiêu cực Tuy nhiên, Đào không trực tiếp từ chối lời nhờ của Lâm, mà chị đã

Trang 20

mượn nội dung của một câu nói bóng bẩy, giàu tính nhạc của dân gian để từ chối Do

đó, đây là lời hồi đáp tiêu cực gián tiếp

1.2.2.2.3 Sự tranh lời (xen lời)

Sự tranh lời là sự ngắt lời của người đối thoại khi người đối thoại chưa kết thúc lượt lời của họ

Ví dụ (19):

Xuân đã chợt thấy bóng bà Văn Minh thấp thoáng ở trong nhà Nó bèn rón rén vào:

- Lạy bà ạ

- Thế anh này anh hỏi gì?

Xuân lúng túng xoa tay:

- Bẩm… bẩm… bà lớn Phó Đoan, hôm qua…

Với câu nói ấp úng, lấp lửng của Xuân, Văn Minh cắt lời ngay:

- Im! Anh phải gọi là bà Phán, không thì bà ấy không bằng lòng (Vũ Trọng

Phụng: Số đỏ)

Trong đoạn thoại trên, ta thấy Văn Minh đã tranh lời Xuân tóc đỏ bằng cách

“cắt lời ngay” và xen vào đó lượt lời của mình

Sự tự hòa phối là sự tự điều chỉnh hành động, thái độ, lượt lời của người nói

theo từng bước của cuộc thoại, sao cho khớp với những biến đổi của đối tác và tình huống hội thoại đang diễn ra, phù hợp với mục tiêu giao tiếp mà mình đã định

Ví dụ (11):

Nhiều bạn bè cũng tỏ ý ngờ vực:

Trang 21

- Trông bà như tư sản mà không bị học tập cũng lạ nhỉ?

Cô tôi trả lời thật nhẹ nhàng:

- Các bà không biết nhưng nhà nước lại rất biết (Nguyễn Khải: Một người

Hà Nội)

Đây là cặp thoại của bạn cô Hiền với cô Hiền Ở cặp thoại này, ta thấy để trả lời

câu hỏi của bạn mình, cô Hiền phải điều chỉnh thái độ sao cho “thật nhẹ nhàng”, đặc

biệt là cô phải lựa chọn lượt lời hồi đáp sao cho phù hợp với câu hỏi của bạn mình, cũng như phù hợp với tình huống và mục đích giao tiếp của cô Để có được nội dung

và hình thức của lời hồi đáp “Các bà không biết nhưng nhà nước lại rất biết”, tự bản

thân cô Hiền phải có sự tác động qua lại giữa hành động tạo lời, hành động trong lời, hành động qua lời Đó chính là sự tự hòa phối của cô Hiền trong quá trình hội thoại

1.2.2.2.4.2 Sự liên hòa phối

Sự liên hòa phối là sự phối hợp sự tự hòa phối của từng nhân vật Nói cách khác, sự liên hòa phối là sự phối hợp của người nói và người nghe trong quá trình trao đáp, sao cho phù hợp với tình hình diễn biến của cuộc thoại Sự liên hòa phối có thể

diễn ra theo hai trục: trục nối tiếp và trục đồng thời Ở trục nối tiếp: mỗi nhân vật hội

thoại có sự biến đổi cách ứng xử của mình một cách thích ứng sau khi đối tác đã thực hiện một biến đổi nào đấy; còn biểu hiện của sự liên hòa phối trên trục đồng thời là cả hai người tham gia hội thoại cùng thực hiện sự tự hòa phối trong quá trình trao và đáp

Ví dụ (12):

Tùng kể xong rồi cười Cô bạn gái của anh không cười chỉ hỏi:

- Các anh ở mỏ hay đánh bạc lắm à?

- Không đánh bài thì còn biết chơi gì?

- Các anh cũng hay ăn cắp than của nhà nước à?

- Tiền lương cuối tháng mới có, có dạo mỏ nợ vài tháng mới trả lương Nếu không ăn cắp than lấy đâu tiền hàng ngày mua gạo cho người mua cám cho lợn

Trang 22

nhiên, sự tự hòa phối của riêng Lượm hoặc riêng Tùng chưa có thể thúc đẩy cuộc thoại tiến về phía trước Để cho cuộc thoại trên được liên tục, cần có sự kết hợp sự tự hòa phối của Lượm và Tùng Sự kết hợp sự tự hòa phối ấy chính là sự liên hòa phối của Lượm và Tùng

Như vậy, nếu trong cấu trúc tĩnh của hội thoại các đơn vị quan hệ với nhau

bằng quan hệ hiện thực hóa thì trong cấu trúc động của hội thoại, các đơn vị quan hệ với nhau bằng quan hệ tương tác

Trong các tác phẩm văn chương tự sự, qua vận động hội thoại trong các cuộc hội thoại của nhân vật, chúng ta ít nhiều nhận thấy được sự vận động nội tâm cũng như tính cách nhân vật

1.2.3 Yếu tố kèm lời, yếu tố phi lời

1.2.3.1 Yếu tố kèm lời

Yếu tố kèm lời là những yếu tố siêu đoạn tính, gắn bó hữu cơ với những yếu tố

đoạn tính, đó là ngữ điệu, trọng âm, cường độ, đỉnh giọng,…

Ví dụ (13):

Không một hôm nào bà Hai ở quán về mụ không sấn đến vạch thúng ra xem

- Ái chà! Nhà này có mớ cá ngon gớm, chiều tớ phải xin một bát mới được

Thế là chiều mụ sai con bưng bát đến xin Mụ đẩy lưng thằng bé:

- Con cứ xuống mà xin, tội gì (Kim Lân: Làng)

Ở lượt lời thứ nhất của chủ nhà, ta thấy có câu “Ái chà!”, nếu nó được phát âm

với một ngữ điệu khác với bình thường, cường độ mạnh hơn bình thường thì nó chính

là yếu tố kèm lời trong lượt lời của mụ chủ nhà Nhân vật giao tiếp thường sử dụng yếu tố kèm lời nhằm mục đích bộc lộ tình thái hay kiểm giao Ở đây, mụ chủ nhà đã sử dụng yếu tố kèm lời trong lượt lời của mình nhằm mục đích biểu lộ tình thái

1.2.3.2 Yếu tố phi lời:

Yếu tố phi lời là những yếu tố vật lí bên ngoài lời, có chức năng phụ trợ cho lời, kích thích người nghe tích cực tham gia vào cuộc thoại Nó được nhận ra bằng thị giác

Trang 23

như: cử chỉ, nét mặt, điệu bộ, ánh mắt, cách ăn mặc,… Ngoài ra, còn kể đến những tín hiệu âm thanh như: tiếng gõ, tiếng kéo bàn, xô ghế, tiếng huýt sáo, tiếng còi,…

Trong các cuộc cải vã, ngoài những lời lẽ không hay, thường kèm theo sự to tiếng hoặc những tiếng đập bàn xô ghế, thể hiện mức độ xung đột giữa các nhân vật hội thoại Chính vì thế, tác giả Đỗ Hữu Châu và Bùi Minh Toán cho rằng hội thoại là

một hoạt động đa kênh Bởi vì hội thoại không chỉ tiến hành bằng kênh thính giác mà còn bằng các kênh: thị giác, xúc giác, khứu giác,… Như thế, chúng ta nói bằng cơ

quan cấu âm, nhưng chúng ta hội thoại với cả cơ thể của chúng ta

Ví dụ (14):

- Giá thế này mãi thì thích nhỉ?

Thị không đáp nhưng cái mũi đỏ của thị như càng bạnh ra (Nam Cao: Chí

Phèo)

“Cái mũi đỏ của thị như càng bạnh ra” là yếu tố phi lời thể hiện sự mắc cỡ

của thị Nở trước lời khơi gợi của Chí Phèo về việc mà chị với Chí đã làm Yếu tố phi lời này nằm trong lời miêu thuật của tác giả

Trong hội thoại, các yếu tố kèm lời, phi lời giúp các nhân vật hội thoại có thể hiểu chính xác ý nghĩa của phát ngôn, đoán được mục đích hội thoại của đối tác Đồng thời, nó có thể làm tăng cường sự sinh động, hấp dẫn cho hội thoại, cũng như tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nhân vật hội thoại Trong tác phẩm tự sự, các yếu

tố kèm lời và phi lời thường nằm trong lời dẫn truyện của tác giả, nó cũng góp phần vào việc bộc lộ tâm lí, tính cách của nhân vật

1.2.4 Các quy tắc hội thoại

Hội thoại diễn ra theo những quy tắc nhất định Điều này tưởng chừng trái ngược với vẻ bề ngoài tưởng chừng rất bất nguyên tắc và tùy tiện của các cuộc hội thoại trong đời sống giao tiếp Trong quá trình hội thoại, người nói và người nghe giữ vai trò ngang nhau, đều có tác dụng nhất định quyết định đến diễn tiến của cuộc thoại

Để hội thoại được tiến triển bình thường, cả hai không chỉ quan tâm đến nghi thức giao tiếp mà còn phải cùng chú ý đến nội dung hội thoại Muốn cho hội thoại thành công, người tham gia hội thoại phải tuân thủ các quy tắc không thành văn của hội thoại Có ba nhóm quy tắc hội thoại:

Trang 24

(1) Quy tắc điều hành sự luân phiên lượt lời

(2) Quy tắc cộng tác hội thoại

(3) Quy tắc lịch sự trong giao tiếp

1.2.4.1 Quy tắc luân phiên lượt lời

Cuộc hội thoại là sự kế tục, tiếp nối của các lượt lời của các nhân vật giao tiếp, mỗi lượt lời có thể có một hay nhiều phát ngôn Trong một cuộc thoại, các lượt lời phải luân phiên nhau, nối tiếp nhịp nhàng, không giẫm đạp lên nhau và tốc độ phải vừa phải Muốn vậy thì người nói và người nghe phải chủ động, linh hoạt tham gia vào hội thoại, người này nói xong rồi đến người kia, người này phải kết thúc lượt lời của mình đúng lúc để nhường lời lại cho người kia Hay nói khác đi, ở mỗi lượt lời, người nói phải biết khi nào mở lời, khi nào giữ lời và khi nào nhường lời

1.2.4.1.1 Giai đoạn mở lời

Ở giai đoạn mở lời, người nói phải có những dấu hiệu khơi gợi để người nghe

nhận biết mình đang tham gia giao tiếp với anh ta Ví dụ có thể dùng các từ sau: thưa

cô, anh này, chú ạ, bố ơi,…

Ví dụ (15):

Xuân ưỡn ngực nói với ông Phán mọc sừng:

- Thưa ngài, ngài là một người chồng mọc sừng!

Ông Phán dây thép ôm lấy ngực ngã khụy xuống đất, khặc khừ kể lể:

- Cha mẹ ôi! Đã đẹp mặt tôi chưa? Vợ tôi ngủ với giai mà đến ai cũng biết, cả bàn dân thiên hạ đều rõ! Rõ đau đớn khổ nhục chưa! (Vũ Trọng Phụng: Số đỏ)

Trong lượt lời của Xuân tóc đỏ, ta thấy thông qua từ “Thưa ngài”, Xuân đã

khơi gợi, ra tín hiệu để ông Phán nhận biết Xuân đang giao tiếp với ông ta Sự khơi gợi, ra tín hiệu đó nằm trong giai đoạn mở lời của Xuân

1.2.4.1.2 Giai đoạn giữ lời

Ở giai đoạn giữ lời, người nói phải kiểm tra, nhắc nhở sự chú ý của người nghe

Ví dụ có thể dùng những câu hỏi giữa chừng lượt lời của mình như: Phải không?, Hiểu không?, Đồng ý chứ?, Anh hiểu chưa?…

Trang 25

Trong giai đoạn giữ lời, người nói đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm giao hội thoại Tuy nhiên, người nghe cũng phải có những dấu hiệu báo cho người nói biết mình đang theo dõi cuộc thoại Ví dụ người nghe có thể dùng các từ cảm thán như:

ghê thế, hay nhỉ, lạ nhỉ, … Hay những câu hỏi xen vào: Thế à?, Chỗ này là như thế nào?, Sao nữa?,…

Ví dụ (16):

Đây là đoạn thoại của ông Phán mọc sừng và Xuân tóc đỏ:

- Tôi xin làm phúc mà mách với quan bác rằng ông Typn hiện giờ đang ghen tức bác vì bác đã làm cho vợ ông ta hư hỏng là một, tiếp khách khéo hơn ông ta là hai, lại đã biết đo các phụ nữ may áo là ba, làm giảm thế lực của ông ta làm bốn Bà Phó Đoan cũng có vẻ hằn học với bác lắm, vì lẽ gì tôi chưa rõ Còn chính vợ chồng ông

chủ thì không những ghét ngầm hờn mát bác mà thôi, mà còn coi bác là kẻ tử thù Tại

sao? Bác có biết không? Tại bác đã làm cho cụ tổ khỏi hẳn bệnh là một, và làm cho

cô Tuyết nó hối hôn là hai, vậy quan bác phải coi chừng đó! Tôi xin lấy tình thân mà bảo rõ cho bác biết để bác liệu… Thế thì, tôi đối với bác đã như vậy, mà bác không chịu giúp tôi cái việc ấy hay sao?

- Thế bây giờ phải làm thế nào?

- Phải làm như tôi đã dặn Làm như thế là nhất cử lưỡng tiện

- Làm sao?

- Là như thể bác chuộc lại cái lỗi xưa, những người thù bác sẽ trở lại yêu bác (Vũ Trọng Phụng: Số đỏ)

Trong lượt lời của ông Phán mọc sừng, rõ ràng ta thấy ông Phán có sự kiểm tra,

nhắc nhở sự chú ý của Xuân tóc đỏ bằng câu hỏi giữa ngắn giữa lượt lời “Tại sao?

Bác có biết không?” Sự kiểm tra, nhắc nhở ấy nằm trong giai đoạn giữ lời của ông

Phán

Ví dụ (17):

Đoạn thoại giữa bà cụ Hồng và chồng:

- Ông có biết chúng nó làm gì với nhau không? Nào tắm, nào bơi, nào nhảy đầm! Lại thuê chung một phòng trong cả một ngày nữa!

- Biết rồi! Khổ lắm! Nói mãi!

Trang 26

- Người ta đã biết rõ là hai đứa đóng cửa phòng lại ngủ trưa với nhau rồi, ông

đã biết chưa?

- Sao! Sao nữa?

Cụ bà cười nhạt đau đớn:

- Lại còn sao nữa… (Vũ Trọng Phụng: Số đỏ)

Ở giai đoạn giữ lời của bà cụ Hồng, ta thấy ông cụ Hồng có xen vào câu hỏi

“Sao nữa?” để báo hiệu cho vợ mình biết, ông đang theo dõi, quan tâm cuộc thoại

1.2.4.1.3 Giai đoạn kết lời (nhường lời)

Ở giai đoạn kết lời, người nói cũng phải có những dấu hiệu báo trước để người

nghe xác định và chuẩn bị lượt lời của họ Ví dụ như: Bây giờ tới bạn nói đó, Ý tôi là thế còn ý kiến của ông thế nào?,…

Ví dụ (18):

Đây là cuộc thoại giữa Xuân tóc đỏ và bà Typn:

- Bạn không biết rằng tôi độ này nhiều công việc kia việc nọ lắm hay sao? Nào

là dạy họ đánh quần, nào là công việc thể thao, lại thêm cái anh Trực Ngôn chẳng ra

gì ấy nhờ mình săn sóc đến cái giáo dục cho cậu con bà Phó, lại thêm lão sư cụ chùa

Bà Đanh cứ khẩn khoản nhờ mình giúp tòa soạn tờ báo Gõ mõ, vậy thì bạn bảo từ chối sao được? Xưa nay ai cũng cho tôi là khinh người rồi! Cho nên thôi thì công việc cải cách xã hội bằng y phục để anh Típ Phờ Nờ chịu khó gánh vác lấy một mình cũng

xong Bạn ơi, bạn có hiểu cho tôi chăng, hở ami?

Nghe nói đến đó, bà Typn cũng bạo dạn dùng lối xưng hô thân mật:

- Tôi vẫn hiểu rõ bụng dạ của bạn lắm (Vũ Trọng Phụng: Số đỏ)

Ở lượt lời thứ nhất, ta thấy Xuân tóc đỏ đã có dấu hiệu báo trước (cho bà Typn

biết) anh kết thúc lượt lời của mình và nhường lời cho đối tác, đó là câu hỏi “Bạn ơi,

bạn có hiểu cho tôi chăng, hở ami?” Những dấu hiệu báo trước sự kết thúc lượt lời

và nhường lời đó nằm trong giai đoạn kết lời của Xuân

Đồng thời, khi biết được Xuân muốn nhường lời cho mình, bà Typn đã “bạo dạn” xác định cho mình “lối xưng hô thân mật” là “Tôi – bạn”, cũng như xác định lượt lời của mình: “Tôi vẫn hiểu rõ bụng dạ của bạn lắm”, để hồi đáp lượt lời của Xuân

Trong hội thoại, chúng ta cần phải chú ý thời gian tối thiểu và thời gian tối đa của một lượt lời cũng như tần số tranh lời,… Khoảng cách tối thiểu của một lượt lời

Trang 27

cũng khác nhau theo từng dân tộc Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, khoảng cách tối thiểu giữa hai lượt lời của người Mĩ là 1/2 giây, của người Pháp là 3/10 giây,… Cuộc thoại sẽ xuất hiện cảm giác nặng nề, trống trải, thậm chí đôi lúc còn làm cho đối tác bối rối, khó xử nếu khoảng cách giữa các lượt lời kéo dài quá lâu Những cuộc thoại mà chỉ có một người nói hoặc thời gian im lặng quá lâu là những cuộc thoại có vấn đề Như vậy, lối nói tranh lời có liên quan đến phong tục và những quy ước của từng dân tộc, từng thời điểm lịch sử Chúng thường phản ánh những quan

hệ tôn ti hay những cương vị của người tham gia hội thoại Thông thường, những người có cương vị lớn hơn thì có quyền ngắt lời, xen lời người có cương vị thấp hơn mình Thông thường trong các cuộc thoại, các lượt lời có thể được một người điều khiển, phân phối, hoặc do các nhân vật hội thoại tự thương lượng một cách tường minh với nhau

1.2.4.2 Quy tắc cộng tác hội thoại

Nếu quy tắc luân phiên lượt lời là quy tắc điều khiển nghi thức, tiến trình hội thoại thì quy tắc cộng tác hội thoại là quy tắc điều khiển nội dung của hội thoại Quy

tắc này có dạng tổng quát như sau: “Hãy làm cho phần đóng góp của anh chị (vào cuộc hội thoại) đúng như nó đòi hỏi ở giai đoạn (của cuộc thoại) mà nó xuất hiện phù hợp với đích hay phương hướng của cuộc thoại mà anh chị đã chấp nhận tham gia vào” [5; tr.229] Nội dung này bao gồm bốn phạm trù lượng, chất, quan hệ, và cách

thức, tương ứng với bốn phương châm sau đây:

1.2.4.2.1 Phương châm về lượng

Phương châm về lượng thể hiện ở hai nội dung:

(1) Hãy nói sao cho có nội dung đáng nói

(2) Đừng nói nhiều hơn cái nội dung đáng nói

1.2.4.2.2 Phương châm về chất

Phương châm về chất thể hiện ở hai nội dung:

(1) Đừng nói những điều mà bạn tin rằng không đúng

(2) Hãy nói đúng sự thật

1.2.4.2.3 Phương châm quan hệ

Trang 28

Phương châm quan hệ còn được gọi là phương châm quan yếu, phương châm này thể hiện ở hai nội dung:

(1) Hãy làm cho phần đóng góp của bạn có liên quan đến câu chuyện đang diễn

ra

(2)Hãy nói vào đề

1.2.4.2.4 Phương châm cách thức

Phương châm cách thức thể hiện ở bốn nội dung:

(1) Hãy tránh lối nói tối nghĩa

(2) Hãy tránh lối nói mập mờ, mơ hồ về nghĩa

(3) Hãy nói ngắn gọn

(4) Hãy nói có trật tự

1.2.4.3 Quy tắc lịch sự trong giao tiếp

Lịch sự là phép xã giao hay một hành vi xã hội có lễ độ Trong hội thoại, cùng với quy tắc luân phiên lượt lời và quy tắc cộng tác hội thoại, quy tắc lịch sự trong giao tiếp cũng là một nhân tố quan trọng có tác dụng chi phối đối với quá trình hội thoại và kết quả hội thoại Lịch sự được biểu hiện ở nhiều điểm, trong đó có hai điểm nổi bật là

tôn trọng thể diện của người khác và khiêm tốn

1.2.4.3.1 Tôn trọng thể diện của người khác

Thể diện là những cái làm cho người ta coi trọng mình khi họ tiếp xúc với mình Thể diện gồm hai phương diện: Thể diện dương tính và thể diện âm tính Nhưng trong tương tác, hai thể diện cơ bản này sẽ hình thành bốn thể diện phái sinh:

(1) Thể diện dương tính của người nói

(2) Thể diện âm tính của người nói

(3) Thể diện dương tính của người nghe

(4) Thể diện âm tính của người nghe

Các thể diện luôn có sự bổ sung cho nhau, chứ không hề tách biệt nhau Vì thế, trong hội thoại, một hành vi đe dọa thể diện xảy ra thì không chỉ một thể diện bị đe dọa mà có thể đồng thời các thể diện khác cũng bị ảnh hưởng

Trang 29

Nguyên tắc tôn trọng thể diện của những người tham gia hội thoại thể hiện ở chỗ: người tham thoại phải khéo léo, tránh xúc phạm thể diện của người khác cũng như thể diện của mình

Vì vậy, trong hội thoại, người nói phải tính toán được mức độ đe dọa thể diện của hành động trong lời mà mình định nói, từ đó, chúng ta có thể chọn cho mình chiến lược giao tiếp phù hợp Theo chúng tôi, chiến lược lịch sự còn được hiểu là phương châm lịch sự Phương châm lịch sự được thực hiện bằng nhiều cách như: cách chọn từ xưng hô, cách nói thẳng hay nói vòng, cách lựa chọn tình thái từ thích hợp Đồng thời

để thực hiện phương châm này, trong hội thoại, người tham gia phải tuyệt đối không được xâm phạm lãnh địa hội thoại: không trả lời thay, không nói bớt, không cướp lời,… của người khác

phơi bày cái tôi của mình quá mức Khi buộc nói về mình, người nói phải hạ mình một

chút Cũng xuất phát từ quy tắc khiêm tốn, trong hội thoại, người xưa thường xưng

ngu đệ, ngu huynh, hoặc dùng lối nói trộm nghĩ, cạn nghĩ,…

Những quy tắc hội thoại người viết vừa trình bày trên đây ít nhiều mang tính phổ quát Tuy nhiên, ngoài những quy tắc ấy, từng cá nhân, từng địa phương, từng dân tộc còn có thể có những quy tắc đặc ngữ khác Quan trọng nhất là chúng ta phải biết lựa chọn cách nói năng phù hợp với văn hóa và ngữ cảnh hội thoại Cũng qua sự biểu hiện tuân thủ hay “xúc phạm” quy tắc hội thoại của người tham gia hội thoại, mà chúng ta có thể nhận biết được tâm lí, tính cách của con người, cũng như hàm ý mà người đó thực hiện

1.2.5 Cơ chế tạo hàm ngôn hay hàm ý hội thoại

Trong giao tiếp dạng nói, chúng ta nên hạn chế nói những điều không đáng nói, nói sai sự thật, hay nói những chuyện không ăn nhập gì tới ai, cũng như nói mập mờ

Trang 30

tối nghĩa Tuy nhiên, trong hội thoại, vì một số lí do nào đó, người nói có thể vi phạm phương châm Grice phân ra làm hai kiểu vi phạm phương châm:

- Vô tình: do người nói vụng về, hay sơ ý

- Cố ý: là những việc làm có ý thức, nhằm ưu tiên cho một phương châm khác

hoặc cài đằng sau phát ngôn của mình những hàm ý hội thoại, tạo ra những ý nghĩa hàm ẩn không tự nhiên Grice – tác giả của các phương châm hội thoại – gọi tên cho

sự vi phạm này là “xúc phạm” hay là sự “khai thác” các phương châm hội thoại Bằng

cách này, người nói buộc người nghe phải vận dụng các thao tác suy ý một cách căng thẳng để giải mã ý nghĩa của lời nói Hay nói cách khác, sự cố tình vi phạm các phương châm hội thoại thường mang một hàm ý dụng học Người nói rất có ý thức về những quy tắc dụng học nhưng lại cố tình vi phạm chúng và giả định rằng người nghe cũng nhận thức được sự vi phạm của mình thì lúc đó hàm ý hội thoại sẽ nảy sinh

Vấn đề vi phạm phương châm để tạo ra hàm ý là một trong những vấn đề cơ bản của ngữ dụng học và luôn được các nhà nghiên cứu quan tâm

Trong cuốn Tiếng Việt: Mấy vấn đề về ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa, Cao Xuân Hạo đã đề cập đến cơ chế hình thành của lực ngôn trung gián tiếp: “Có những quy tắc hội thoại mà khi bị vi phạm thì làm nảy sinh những hàm ý làm cho sự giao tiếp bị lệch lạc đi” [13; tr.509]

Nguyễn Đức Dân giải thích sự cố tình vi phạm các phương châm hội thoại “là chiến thuật giao tiếp: Lúc đó, người ta đã dùng công cụ ngôn ngữ để thể hiện điều mình muốn nói, tức là hàm ý” [8; tr.134]

Như vậy, sự vi phạm phương châm hội thoại được các tác giả trên xem xét là

cố ý vi phạm, nó được xem là cơ chế tạo hàm ý hội thoại Từ đó, chúng ta có các cơ chế tạo hàm ngôn sau:

1.2.5.1 Sự vi phạm cố ý phương châm về lượng

Trong giao tiếp, để tuân thủ phương châm về lượng, người nói phải nói những điều đáng nói, không được nói ít hơn, hay nhiều hơn cái nội dung đáng nói Nhưng trong thực tế, cũng có khi người nói cố tình vi phạm phương châm này để thực hiện mục đích giao tiếp Sự vi phạm phương châm này diễn ra theo hai hướng: Hoặc lượng

Trang 31

thông tin nhiều hơn cần thiết hoặc lượng thông tin ít hơn cần thiết Hàm ý hội thoại sẽ nảy sinh từ đó

Ví dụ (19):

Trong Làng của Kim Lân, sau khi nghe đám người tản cư nói giặc đã quay sang

khủng bố chợ Dầu, ông Hai lắp bắp hỏi:

- Nó… nó vào chợ Dầu hở bác? Thế ta giết được bao nhiêu thằng?

Người đàn bà ẵm con cong môi lên đỏng đảnh:

- Có giết được thằng nào đâu Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây còn giết gì

nữa

Ở cặp thoại trên, ta thấy lời hồi đáp của người đàn bà có sự vi phạm phương châm về lượng, lượng thông tin mà bà cung cấp nhiều hơn lượng thông tin mà ông Hai muốn biết ở lượt lời trước đó Để trả lời câu hỏi của ông Hai, người đàn bà chỉ cần nói

Họ không giết được thằng giặc nào hết chú ạ, là đã đủ Tuy nhiên, bà ta lại cố tình

nói nhiều hơn: “Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây còn giết gì nữa” Qua sự cố

tình vi phạm phương châm về lượng, người đàn bà tản cư muốn chửi bọn Việt gian bán làng, bán nước làm cho dân tình điêu đứng

Như vậy, người ta nói những điều không đáng nói, nói không đầy đủ, mà có chủ đích thì đều chứa đựng hàm ý

1.2.5.2 Sự vi phạm cố tình phương châm về chất

Trong hội thoại, yêu cầu người nói phải nói đúng sự thật, không được nói những điều mà mình tin rằng không đúng sự thật Nếu chúng ta chưa nói hết sự thật thì

đó chưa phải là sự thật Một sự thật chỉ nói ra một nửa là một sự che giấu Nhưng

trong thực tế, người nói có thể “xúc phạm” phương châm này để tạo ra những hàm ý

sâu xa nào đó

Ví dụ (20):

Trong Nằm vạ của Nguyễn Khải, ngay sau khi mụ Bột giả chết thì những người

đi chung với mụ bắt đầu phản ứng với bộ đội Những cô gái gặt lúa lúc nảy lại xô về

phía bộ đội nói léo xéo:

- Mắt tôi thấy rõ ràng là cái anh bộ đội đứng kia, anh ấy lấy tay thụi vào mạng

mỡ bà lão, bà ấy ngã ra rồi anh ta còn thúc mũi giầy bồi thêm mấy cái nữa

Trang 32

Ở lượt lời này, người nhà mụ Bột đã cố tình vi phạm phương về chất, nói sai sự thật, trong khi người nói biết rất rõ sự thật – bộ đội không hề đánh mụ Bột – mà lại nói

“Mắt tôi thấy” anh bộ đội kia “lấy tay thụi vào mạng mỡ bà lão”, lấy mũi giầy thúc

“bồi thêm mấy cái nữa” Người nhà mụ Bột đã cố tình vi phạm phương châm về chất

nhằm mục đích vu khống và ăn vạ bộ đội

1.2.5.3 Sự vi phạm cố tình phương châm quan hệ

Quy tắc nói vào đề là quy tắc quan trọng nhất trong giao tiếp, nhất là khi trả lời những câu hỏi, nó đóng vai trò quyết định trong việc di trì cuộc thoại Khi người nói muốn chuyển sang những đề tài khác, người nói phải có sự thương lượng với nghe và

ngược lại, ít nhất là bằng những khởi ngữ như: à này, nhân thể tôi xin nói, còn việc này nữa là,…Trong thực tế, vì một lí do nào đó, có rất nhiều trường hợp người tham hội

thoại lại cố tình nói không ăn nhập gì với vấn đề đang diễn ra Trường hợp này buộc người nghe phải suy nghĩ, phân tích mới hiểu được hàm ý của người nói

Ví dụ (21):

Trong truyện ngắn Người mơ mộng của Nguyễn Khải, sau khi con mình nhắc

lại chuyện văn chương của bố, anh Q nói với K:

- Văn của tao khác, văn của chú mày khác Chú mà không thích văn tao?

K chỉ cười rồi lảng sang một chuyện khác:

- Trong ba cháu có cháu nào thích theo đuổi sự nghiệp văn chương không?

Ở lời hồi đáp của nhân vật K, chúng ta thấy K đã sự vi phạm phương châm quan hệ, K đã cố tình hướng lượt lời của mình tới một đối tượng khác (con anh Q) trong khi chưa hồi đáp lượt lời của anh Q Việc cố tình vi phạm phương châm quan hệ giúp K lảng tránh việc nêu những nhận xét, suy nghĩ của mình về văn chương của bạn

K không muốn nói với anh Q những lời nhận xét “sự thật mất lòng” về văn chương của anh

1.2.5.4 Sự vi phạm cố tình phương châm cách thức

Yêu cầu của phương châm cách thức là phải nói ngắn gọn và nói rõ ràng Song trong thực tế, có khi người ta lại cố tình chọn cách nói dong dài, lấp lửng, bóng gió, nước đôi để thực hiện hàm ý

Trang 33

Ví dụ (22):

Trong truyện ngắn Một thời gió bụi của Nguyễn Khải, sau khi nghe bố con ông

Trung hỏi nhau về vụ án “giết người” ở trong xã, Tú hỏi:

- Ai bị giết thế cán bộ hay dân?

Thành nói:

- Một bà già, một hoàng phi

Trong cặp thoại giữa Tú và Thành, ta thấy lời hồi đáp của Thành đã vi phạm phương châm cách thức, vì Thành trả lời lấp lửng, chưa rõ ràng Để trả lời câu hỏi của

Tú, lẽ ra phải nói rõ: Kẻ trộm đã đào mộ cắt lấy đầu một bà hoàng phi của chúa Trịnh Doanh, để lấy châu báu trong miệng bà Tuy nhiên, câu trả lời của Thành đã

gây cho Tú một cảm giác mơ hồ là bà già nào, bà hoàng phi nào bị giết Thành đã cố tình vi phạm phương châm này nhằm mục đích đùa giỡn và kích thích sự tò mò của

Trên đây là bốn cơ chế tạo hàm ý hội thoại từ việc cố tình vi phạm các phương châm hội thoại Trong các tác phẩm văn chương tự sự, nhiều tác giả thường khai thác

cơ chế tạo hàm ý hội thoại trong các cuộc thoại của nhân vật, để góp phần bộc lộ tâm

lí, tính cách nhân vật cũng như gián tiếp gửi gắm vào đó những tư tưởng, tình cảm của mình

Trang 34

Chương 2

THỐNG KÊ VÀ PHÂN TÍCH NGÔN NGỮ HỘI THOẠI

TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN KHẢI

2.1 Cơ sở và mục đích phân tích ngôn ngữ nhân vật

2.1.1 Cơ sở phân tích ngôn ngữ hội thoại

Bằng tình cảm và sự nhạy bén, Nguyễn Khải đã đi sâu, khám phá, tìm hiểu thế giới nội tâm phức tạp của con người ngoài cuộc đời, để từ đó xây dựng thành hình tượng nhân vật trong truyện ngắn của mình Chất liệu quan trọng nhất để Nguyễn Khải cấu thành tác phẩm chính là ngôn từ Để cho lớp ngôn từ “thô” – ngôn từ trong kho từ vựng – trở thành ngôn từ nghệ thuật sinh động và phát sáng trong tác phẩm của mình, Nguyễn Khải đã khéo léo tạo ra hàm ý ẩn sau lớp ngôn từ đó Sau khi xác định hàm ý

mà mình muốn nói, Nguyễn Khải cài hàm ý vào lời thoại của nhân vật Để có thể cài hàm ý vào lời thoại nhân vật, không còn cách nào khác là Nguyễn Khải cho nhân vật thực hiện những hành động ngôn từ và vi phạm các phương châm hội thoại trong quá trình hội thoại Đó là một quá trình tạo tác vô cùng công phu của nhà văn Vì thế, tìm hiểu cái hay, cái đẹp của ngôn ngữ hội thoại trong truyện ngắn Nguyễn Khải, mà chúng ta bỏ qua việc phân tích các hành động ngôn từ và sự vi phạm phương châm hội thoại của nhân vật là một sự thiếu sót

Từ trước đến giờ, các nhà phê bình chỉ nhìn ngôn ngữ hội thoại nhân vật như một sản phẩm có sẵn mà quên đi mỗi lời thoại của nhân vật là một sự vận động gắn liền với các hành động ngôn từ, cơ chế tạo hàm ngôn và ý đồ nghệ thuật của nhà văn Không tiếp cận theo cách truyền thống, người viết sẽ đi tìm hiểu ngôn ngữ hội thoại của nhân vật bằng việc phân tích các hành động ngôn từ và sự cố tình vi phạm các phương châm hội thoại của nhân vật

2.1.2 Mục đích phân tích ngôn ngữ hội thoại

Điểm đến của tác phẩm văn chương là cuộc đời, tác phẩm được sinh ra từ cuộc đời và trở về cuộc đời mà đơm hoa kết trái Hay nói khác đi, qua việc phán ánh cuộc đời, nhà văn luôn muốn nói với cuộc đời những điều mà mình băn khoăn, trăn trở và

Trang 35

bức xúc Suy cho cùng, hình tượng nhân vật cũng là một phương tiện để nhà văn bộc

lộ những tư tưởng của mình Bởi vì không phải khi nào tư tưởng của tác giả cũng thể hiện trực tiếp qua những đoạn trữ tình ngoại đề, mà tư tưởng của tác giả còn được rút

ra, suy ra từ những vận động, thay đổi về tâm lí, tính cách của từng nhân vật, cũng như

từ sự tương phản, đối lập về tâm lí, tính cách của các nhân vật trong cùng một tác phẩm Vì thế, mục đích phân tích ngôn ngữ hội thoại trong truyện ngắn Nguyễn Khải không gì khác hơn là tìm hiểu tư tưởng của tác giả Để thực hiện được điều đó, người viết phải từng bước khảo sát, phân tích ngôn ngữ hội thoại trong truyện ngắn Nguyễn Khải theo sơ đồ sau đây:

Hành động ngôn từ và sự cố tình vi phạm phương châm của nhân vật  Hàm ý hội thoại của nhân vật  Tâm lí, tính cách của nhân vật  Sự vận động, thay đổi về tâm lí, tính cách của từng nhân vật, và sự khác biệt, tương phản, đối lập về tâm lí, tính cách của các nhân vật trong một tác phẩm  Cuối cùng là tư tưởng của tác giả

2.2 Thống kê và giới hạn ngữ liệu phân tích

2.2.1 Thống kê

Truyện ngắn của Nguyễn Khải đã được tuyển chọn và xuất bản bởi rất nhiều

nhà xuất bản khác nhau Ở đề tài này, người viết chọn hai cuốn: “Nguyễn Khải: Truyện ngắn 1” và “Nguyễn Khải: Truyện ngắn 2” của Nhà xuất bản Hội Nhà Văn làm

cơ sở ngữ liệu để thống kê và phân tích Trong quá trình thống kê, người viết nhận thấy sự trình bày các cuộc hội thoại của tác giả trong một tác phẩm không sự thống nhất Để dễ cho việc phân tích, những cuộc thoại được tác giả để trong dấu ngoặc kép, người viết sẽ trình bày lại theo cách trình bày phổ biến hiện nay: các lượt lời của nhân vật sẽ được xuống dòng, in nghiêng và đứng sau dấu gạch đầu dòng

Để thực hiện đề tài này, người viết tiến hành khảo sát 5 truyện ngắn của nhà

văn Nguyễn Khải: Nằm vạ (1957), Mùa lạc (1959), Một người Hà Nội (1990), Đất mỏ (1995), Đàn bà (1995) và lấy đơn vị cuộc thoại làm đơn vị cơ sở để thống kê Kết quả

thống kê cho thấy, trong truyện ngắn của mình, Nguyễn Khải ít sử dụng hội thoại của nhân vật, và cuộc hội thoại giữa các nhân vật thường ngắn Có tất cả 49 cuộc thoại (xem phần phụ lục) Số lượng cuộc thoại có sự cố tình vi phạm phương châm là 17,

Trang 36

chiếm tỉ lệ 34,7%; số lượng cuộc thoại song thoại là 40, chiếm tỉ lệ 81,63%; số lượng cuộc tam thoại là 8, chiếm tỉ lệ 16,32%; số lượng cuộc đa thoại là 1, chiếm tỉ lệ 2,04%

2.2.2 Giới hạn ngữ liệu phân tích

Qua thống kê, chúng tôi thấy có 49 cuộc thoại lớn nhỏ trong 5 truyện ngắn trên Tuy nhiên, do dung lượng đề tài và thời gian thực hiện đề tài có giới hạn, người viết chỉ phân tích 16 cuộc thoại tiêu biểu, chủ yếu là những cuộc thoại có sự cố tình vi phạm phương châm:

Ở truyện ngắn Nằm vạ: cuộc thoại đầu và cuộc thoại cuối

Ở truyện ngắn Mùa lạc: cuộc thoại thứ 2, 8

Ở truyện ngắn Một người Hà Nội: cuộc thoại thứ 6, 8, 9, 13

Ở truyện ngắn Đất mỏ: cuộc thoại thứ 2, 3, 7, và cuộc thoại cuối

Ở truyện ngắn Đàn bà: cuộc thoại thứ 1, 3, 5 và cuộc thoại cuối

Ở mỗi cuộc thoại, để phục vụ cho đề tài của mình, người viết có thể phân tích

cả cuộc thoại, nhưng cũng có khi phân tích một vài lượt lời

2.3 Phân tích ngôn ngữ nhân vật trong 5 truyện ngắn của Nguyễn Khải

Ở cùng một truyện ngắn, trong quá trình phân tích, người viết xếp cuộc thoại theo trật tự mà mình phân tích, chứ không phải theo thứ tự cuộc thoại xuất hiện trong tác phẩm Khi cần dẫn thêm lời dẫn truyện của tác giả, nhưng vì lời dẫn truyện quá dài, người viết sẽ rút ngắn lại và sử dụng dấu (…)

2.3.1 Phân tích ngôn ngữ hội thoại trong truyện ngắn Nằm vạ

Trong Nằm vạ có tất cả 8 cuộc thoại, nhưng để khai thác theo mục đích của đề

tài này, người viết chỉ phân tích hai cuộc thoại gắn với nhân vật chính của tác phẩm –

mụ Bột

2.3.1.1 Cuộc thoại thứ nhất

Đây là cuộc thoại đầu tiên trong Nằm vạ, giữa mụ Bột và anh Khái

2.3.1.1.1 Tình huống xuất hiện cuộc thoại

Trang 37

Cuộc thoại trên diễn ra sau khi vợ chồng anh Khái được ủy ban xã chia cho một thửa ruộng – lấy từ ruộng của nhà chung – trong chính sách cải cách ruộng đất Nhưng những người không ưa chế độ lại xúi giục một số con chiên ngoan đạo ra đòi lại số thóc vụ này Vì thế, lúa đã chín mà vợ chồng anh vẫn chưa dám gặt về Cho đến khi ủy ban xã có lệnh lúa ai cấy thì người đó gặt, vợ chồng anh Khái mới yên trí ra gặt Quá trưa thì mụ Bột từ trong làng đi ra, theo sau bảy, tám cô cầm hái Đến ruộng Khái, mụ ngồi thụp xuống đầu bờ, nói chõ xuống:

Mụ đứng thộc dậy, chít lại khăn vuông rồi quay lại bảo mấy cô đi theo:

- Đã thế cứ xuống gặt đi, tội vạ đâu tôi chịu!

Anh Khái mặt đỏ gay, vừa tức, vừa luống cuống:

- Người cùng giai cấp bần cố cả sao bà lại làm thế! Thế nào cũng còn có ủy ban chứ…

2.3.1.1.3 Phân tích cuộc thoại

Đến ruộng Khái, mụ ngồi thụp xuống đầu bờ, nói chõ xuống:

- Cái số lúa ở hai sào này bà con đã có ý kiến là anh cho lại để các thầy đèn nến ở thánh đường

Hành động tạo lời của câu nói trên là sự kết hợp các từ để tạo nên một phát

ngôn Trong phát ngôn ấy, mụ Bột có sử dụng từ: “sào” – đơn vị đo diện tích của miền

Bắc hay miền Trung, vậy qua hành động tạo lời, chúng ta xác định được bà Bột không

phải là người miền Nam Hành động trong lời của mụ Bột là thông báo (cho anh Khái)

“bà con đã có ý kiến” anh Khái nên để số lúa ở hai sào ruộng này lại cho “thánh đường”, “để các thầy” lo việc “đèn nến” Cũng ở câu nói này, mụ Bột đã vi phạm

Trang 38

phương châm cách thức trong quy tắc cộng tác hội thoại, mụ chưa nói cụ thể là ai có ý

kiến, mà chỉ nói chung chung qua từ “bà con” Câu nói của mụ chưa rõ ràng Qua sự

cố tình vi phạm phương châm và hành động thông báo, mụ Bột muốn tìm cái cớ để

buộc anh Khái giao lúa cho nhà chung

Đáp lại ý định muốn giành lúa của mụ Bột, anh Khái nói:

- Ruộng này đã chia cho tôi rồi, vợ chồng tôi xới ải, chăm bón mới được bông lúa thì chúng tôi phải gặt chứ Lúa có tự nhiên mọc lên đâu

Ta thấy lượt lời này được tạo nên bởi hai câu Ở câu thứ nhất, anh Khái xác nhận khẳng định ruộng này là do ủy ban xã “chia cho” anh, cho nên vợ chồng anh có quyền “xới ải”, “chăm bón” và “gặt” lúa, đó là hành động trong lời Qua đó, anh muốn

mụ Bột thông cảm mà đừng ngăn cản hay giành lúa về cho nhà chung Đó là điều mà anh Khái muốn thực hiện thông qua hành động trong lời Ở câu thứ hai, anh Khái

khẳng định một lần nữa, lúa này là của anh trồng chứ không phải tự nhiên mọc lên, đó

là hành động trong lời Ở phát ngôn này, ta thấy anh Khái đã cố tình vi phạm phương châm về lượng, nói những điều mà ai cũng biết, thông tin không có gì mới mẻ, tức nhiên, lúa phải trồng mới có, chứ lúa không mọc lên một cách tự nhiên (như cỏ) Qua

hành động khẳng định và sự cố tình vi phạm phương châm, anh Khái muốn từ chối đề

nghị của mụ Bột Đó là điều mà anh Khái thực hiện ở hành động qua lời

Hiểu được ý của anh Khái, mụ Bột nói tiếp:

- Đã đành thế, nhưng vụ tháng sáu anh đã lấy không ngót hai chục thúng thóc còn gì Lúa ấy anh chăm bón hay nhà chung?

Lượt lời này được cấu tạo bởi hai câu Ở vế thứ nhất của câu thứ nhất, mụ Bột

đã xác nhận lúa này là của anh Khái, qua cụm ứng ngữ “Đã đành thế” ở đầu câu Ngay sau đó, ở vế thứ hai, mụ cũng xác nhận khẳng định vụ trước anh Khái đã lấy “ngót hai chục thúng thóc” – số lúa mà nhà chung đã trồng sẵn trên phần ruộng mà anh Khái

được ủy ban xã chia trong chính sách cải cách ruộng đất Đó là hành động trong lời Ở

câu thứ hai, hành động trong lời của mụ Bột là hỏi (anh Khái), thể hiện qua cấu trúc câu nghi vấn: A hay B Cũng tại câu này, ta thấy phát ngôn của mụ Bột có sự vi phạm

phương châm về lượng một cách cố tình, mụ đã hỏi những điều mà mình đã biết rất rõ câu trả lời: tức nhiên, ai cũng biết lúa mà anh Khái gặt hồi tháng sáu là của nhà chung

Tuy nhiên, thông qua hành động xác nhận khẳng định và hành động hỏi kết hợp với

Trang 39

việc “xúc phạm” phương châm về lượng, mụ Bột muốn anh Khái trả bù lại số thóc anh

lấy vụ trước Đó là điều mà mụ Bột muốn thực hiện ở hành động qua lời

Hiểu được hàm ý từ câu hỏi của mụ Bột, anh Khái đáp lời:

- Đã có chính sách chứ Sao trong cải cách bà không nói bây giờ lại sinh chuyện với tôi?

Lượt lời này gồm hai câu Hành động trong lời của phát ngôn thứ nhất của anh

Khải là khẳng định (với mụ Bột) tất cả đều là do chính sách Việc anh Khái lấy lúa vụ trước là do “chính sách” của ủy ban quy định, chứ không phải anh ngang nhiên mà lấy lúa của nhà chung Ở câu thứ hai, hành động trong lời của anh Khái là hỏi (mụ Bột), thông qua vấn từ “Sao” đứng đầu cấu trúc câu nghi vấn: Sao…? Qua hành động khẳng định và hành động hỏi đó, anh Khái khước từ đề nghị trả lúa của mụ Bột Đó là

hành động qua lời

Hiểu được ý của anh Khải mụ Bột nói ngang:

- Đã thế cứ xuống gặt đi, tội vạ đâu tôi chịu!

Ở vế thứ nhất của lượt lời, mụ Bột thực hiện hành động trong lời ra lệnh cho người nhà xuống gặt lúa nhà anh Khái Ở vế thứ hai, mụ cam đoan (với người nhà) nếu có tội vạ gì thì mụ sẽ chịu cho, thông qua cụm từ “tôi chịu”, đó cũng là hành động

trong lời Lượt lời này của mụ Bột đã vi phạm phương châm quan hệ, lẽ ra mụ phải trả lời câu hỏi của anh Khái nhưng lại hướng lượt lời của mình sang một đối tượng khác

Qua việc cố tình vi phạm phương châm trên và hành động ra lệnh, cam đoan, ta thấy

mụ Bột muốn tạo ra một niềm tin cho người nhà, để họ yên tâm xuống ruộng gặt lúa anh Khái Lượt lời này cho ta thấy mụ Bột là một người ngang ngược

Bất bình trước hành động của mụ Bột, anh Khái nói:

- Người cùng giai cấp bần cố cả sao bà lại làm thế! Thế nào cũng còn có ủy ban chứ…

Lượt lời này gồm hai câu, tương đương với hai phát ngôn Hành động trong lời

của anh Khái ở câu thứ nhất là trách giận mụ Bột cướp lúa của mình – người cùng giai cấp “bần cố” như mụ Cùng lúc đó, anh Khái cũng muốn tác động vào tâm lí, ý thức

về tình yêu giai cấp của mụ Bột, để mụ nghĩ cái tình mà ngừng hành động cướp lúa

Đó là hành động qua lời Ở câu thứ hai, hành động trong lời của anh Khái là khẳng định sự tồn tại của ủy ban xã, qua phó từ xác nhận sự tồn tại “còn” và tình thái từ

Trang 40

“chứ” Ngay lúc đó, anh Khái muốn đe dọa (mụ Bột), để mụ sợ cái lí mà dừng hành

động cướp lúa Đó là hành động qua lời

Rõ ràng ta thấy cuộc thoại đã trở nên gây gắt vì hiệu lực qua lời của nhân vật chưa đạt được Trạng thái tâm lí của mụ Bột và anh Khái có sự vận động, sự thay đổi theo từng lượt lời, ban đầu hai người đều hội thoại với nhau bằng trạng thái tâm lí ôn hòa, nhưng đến hết cuộc thoại cả hai người đều đang rất giận dữ Cũng từ đó, chúng tôi nhận thấy anh Khái là người có tính cách thẳng thắn, bộc trực Mụ Bột là một người có tính cách ngang ngược, hung hăng

2.3.1.2 Cuộc thoại thứ hai

Để thấy rõ hơn tính cách của mụ Bột, người viết sẽ đi phân tích một cuộc thoại

nữa trong truyện ngắn Nằm vạ Đó là cuộc thoại cuối cùng (cuộc thoại thứ 8) trong tác

phẩm, giữa con dâu của mụ Bột và mụ Bột

2.3.1.2.1 Tình huống xuất hiện cuộc thoại

Cuộc thoại này diễn ra sau khi mọi người về hết vì họ đã thấy rõ sự thật là mụ Bột đang nằm vạ Trời tối mụ bắt đầu bò dậy rồi tấp tễnh về nhà Con dâu ngồi ẵm con

ở ngưỡng cửa thấy mẹ chồng về hỏi một câu:

2.3.1.2.2 Cuộc thoại

- Bà đã về!

- Chúng bay có để phần cơm cho tao không?

- Định nấu cháo đem ra cho bà nhưng ông Lưu ngăn lại, ông ấy bảo cứ để bà nằm nốt đêm nay thì ngay mai có đứa chết

Mụ quay lại rít lên:

- Ngày mai đứa nào chết, chỉ có đứa này chứ còn đứa nào? Chúng mày muốn cho bà chết nhưng bà còn sống để hưởng phúc Chúa, bà chẳng phải dại!

2.3.1.2.3 Phân tích cuộc thoại

Con dâu ngồi ẵm con ở ngưỡng cửa thấy mẹ chồng về hỏi một câu:

- Bà đã về!

Lượt lời này được cấu tạo bằng một câu cảm thán Hành động trong lời của câu

nói trên là xác nhận khẳng định mụ Bột đã về nhà, cùng lúc đó, cô con dâu thực hiện

Ngày đăng: 16/12/2015, 08:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w