Nhìn chung, trước 1945, việc nghiên cứu về Nguyễn Công Hoan chưa thể nói là đã sâu sắc và toàn diện, nhưng hầu hết các cây bút khi đánh giá về tác phẩm của nhà văn trào phúng này đều bị
Trang 1
TRUGNG DAI HOC VINH
TRAN THI THUY
D601 SANH NGON NGU TRAO PHUNG
TRONG TRUYEN NGAN NGUYEN CONG HOAN
VA TIEU THUYET SO DO CUA V0 TRONG PHUNG
LUAN VAN THAC Si NGU VAN
VINH-2008
Trang 2
TRAN THI THUY
ĐỔI SÁNH NGÔN NBỮ TRÀ0 PHÚNG
TRONG TRUYEN NGAN NGUYEN CONG HOAN
VA TIEU THUYET SO DO CUA VO TRONG PHUNG
CHUYEN NGANH: LY LUAN NGON NGU
MA SO: 60.22.01
LUAN VAN THAC Si NGU VAN
Người hướng dẫn khoa học:
TS ĐẶNG LƯU
VINH - 2008
Trang 3CHUONG I : GIỚI THUYẾT MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 14
1.1 Đặc trưng và các sắc thái thẩm mỹ của ngôn từ nghệ thuật trong tác
PL n7Ẻ78Ẻ 14 1.1.1 Đặc trưng của ngôn từ nghệ thuậtt Ă 653233111 5555555555552 14
1.1.2 Những sắc thái thẩm mỹ của ngôn từ nghệ thuật - 5: 18
1.2 Từ cái hài — một phạm trù mĩ học - đến văn học trào phúng 19 1.2.1 Cái hài — một phạm trù mĩ hỌC 55555 + + + +93 33115EE5.555555555 19
I AM Giáo sàn cào 0 o— 22 1.3 Vài nét về truyện ngắn trào phúng của Nguyên Công Hoan và tiểu
thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng Hs s2 ke, 25
1.3.1 Truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan . - -<<<- 25
1.3.2 Tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng . 2-5 5< << << ceseczss 29
CHƯƠNG 2 : SO SÁNH TÍNH CHẤT TRÀO PHÚNG CỦA NGÔN NGỮ KỂ
CHUYỆN VÀ NGÔN NGỮ NHÂN VẬT Ở TRUYỆN NGẮN NGUYỄN CÔNG
HOAN VÀ TIỂU THUYẾT SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG 34
2.1 So sánh ngôn ngữ kể chuyện trong Huyện ngắn của Nguyễn Công Hoan và tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng 5c ccccccccceee2 34
2.1.1 Ngôn ngữ kể chuyện và đặc điểm ngôn ngữ kể chuyện trong tác phẩm
TAO PUNY 11ẼẺẼee.-aa - 34 2.1.2 Ngôn ngữ kể chuyện với việc xây dựng mâu thuẫn trào phúng va tinh huống trào phúng trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan và tiểu thuyết Số đỏ lÀ) 0 48849150 giììì:1-0110770777 35 2.1.3 Ngôn ngữ kể chuyện với việc xây dựng nhân vật trào phúng trong truyện
ngắn Nguyễn Công Hoan và tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng 43
2.2 So sánh ngôn ngữ nhân vật trong truyện ngắn Nguyên Công Hoan va
Số đỏ của Vũ Trọng Phụng - n cnH HH HT HH kg ng kệc 50
2.2.1 Khái niệm ngôn ngữ nhân Vật S335 1351 1111115555555 50
Trang 4thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng .- GQ TT Hsnn nà, 64
"PIN EPI€: (i8 i80 s6 0 65
23.2 Giong cham biém d@ kich.u 67
2.3.3 Giọng giễu nạ1 - + c 55313 338836559538 89935051 1899930555 18 850 1 cv 71 CHƯƠNG 3: SO SÁNH TÍNH CHẤT TRÀO PHUNG CUA TRUYEN NGAN NGUYỄN CÔNG HOAN VÀ TIỂU THUYẾT SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG TRÊN CÁC CẤP ĐỘ NGÔN TỪNGHỆ THUẬT - 22+ +s+2EE+EE2EE+EEtEEErEezreez 77 3.1 Hiệu quả trào phúng trong sử dụng từ ngĩ S- SG Ă ST SSSSse sa 77 3.1.1 Dùng từ thông dụng, thông tục mang phong cách khẩu ngữ 77
S2 02 83
SP) ác ¿na 89
3.2 Hiệu quả trào phúng trong cách diễn đạt tạo câu . e5 - 94 3.2.1 Sự đối chọi về nội dung giữa các vế trong câu .-. -s «<<<<<<<+ss 94 3.2.2 Câu chứa đựng lập luận phi ÏÔgIC - «<< << << s<<< S555 55555 96 3.2.3 Câu có sự đồng nhất khái niệm - 55+ + £++2+ 3E Se+zssseeseessssss 99 3.2.4 Ding cau tinh 1U0C e 102
3.3 Hiệu qud trào phúng của một số biện pháp tu từ 105
3.3.1 Bién phap SO Sanh 4 105
SN oi 00):ì309)((6):1 5001077 111
3.3.3 Bién phap CHOI CHT 116
KET LUAN oiocccccccccccsccscssecscssesscssessesusssesscssesessessessesacssesassueesessessssuesseateseatesuesesseeseenes 121
TAI LIEU THAM KHAO 00 cccccccccccecessescscsececececscacsvevevsvessucacacecavacavarevaveeseseees 123
Trang 5đại Hai nhà văn này vừa có những nét tương đồng, vừa có những nét khác biệt Nếu ngay từ khi vừa xuất hiện, Nguyễn Công Hoan đã được khẳng định, được coI là một trong những người khơi dòng cho văn xuôi hiện đại, người có công khai phá, mở đường cho chủ nghĩa hiện thực phê phán Việt Nam, thì ngược lại, Vũ Trọng Phụng lại trở thành một hiện tượng văn học gây ra bao cuộc tranh cãi quyết liệt trên văn đàn Tuy nhiên, trải qua bao thăng trầm, đến nay, những cây bút như Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng đã được định vi
chắc chắn Sự định vị này có được bởi một trong những nguyên nhân quan
trong: cd hai nha van déu là những cây bút trào phúng xuất sắc nhất của nền văn học hiện đại Việt Nam Tác phẩm của họ đã được nghiên cứu trên các bình diện khác nhau và đã được đánh giá khá thoả đáng Tuy nhiên, nếu đặt hai nhà văn trên trong sự đối sánh (cả phương diện nội dung tư tưởng lẫn hình
thức nghệ thuật), ta còn có thể khám phá nhiều điều mới mẻ Đây là lí do trước
hết thúc đẩy chúng tôi đi vào vấn dé so sánh ngôn ngữ trào phúng trong truyện
ngắn của Nguyễn Công Hoan và tiểu thuyết Số đở của Vũ Trọng Phụng
1.2 Hiện nay, trong việc nghiên cứu tác giả, tác phẩm, hướng tìm hiểu những đóng góp riêng của các nhà văn về mặt hình thức có nhiều chuyển động
đáng kể Do đó, càng ngày, vai trò của ngôn ngữ nghệ thuật càng được chú trọng Quan niệm về ngôn ngữ nghệ thuật đã có những thay đổi căn bản Việc nghiên cứu ngôn từ như là con đường ởi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn là một đòi hỏi cấp thiết Đặt ngôn ngữ trào phúng của Nguyễn Công Hoan và Vũ Trọng Phụng trong sự đối sánh là một hướng tiếp cận mới mẻ, đầy thử thách
nhưng cũng có nhiều ý nghĩa
Trang 6tác phẩm: Đồng hào có ma, Mất cái ví, Tỉnh thần thể dục (của Nguyễn Công
Hoan) và Số đỏ (của Vũ Trọng Phụng) Do vậy, việc nghiên cứu sâu hơn về Nguyễn Công Hoan và Vũ Trọng Phụng là điều hết sức cần thiết Những kết quả nghiên cứu của chúng tôi qua đề tài này nếu có được, sẽ ít nhiều có giá trị ứng dụng thiết thực
2 Lịch sử vấn đề
Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng là những nhà văn lớn Sự nghiệp văn học của hai cây bút này đã là đề tài cho biết bao công trình nghiên cứu đa
dạng, xuất phát từ nhiều điểm nhìn, nhiều phương pháp, chú ý đến nhiều
phương diện khác nhau Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, dưới đây chúng tôi chỉ giới hạn trong việc điểm lại những bài viết đề cập đến đặc
điểm ngôn ngữ nghệ thuật của hai tác giả
2.1 Về tác giả Nguyễn Công Hoan
2.1.1 Trước 1945
Do sớm xuất hiện trên văn đàn và cũng sớm gây được ảnh hưởng, truyện trào phúng của Nguyễn Công Hoan đã lọt vào “tầm ngắm” của một số cây bút phê bình nhạy bén thời ấy Trên tạp chí Nam Phong số 7/ 1932, Trúc Hà với bài Lược khảo về sự tiến hoá của Quốc văn trong lối viết tiểu thuyết đăng đã nhận ra giọng văn mới mẻ pha chút hài hước của Nguyễn Công Hoan: “Văn ông Hoan có cái hay, rõ ràng, sáng sủa, thiết thực, hơi văn nhanh và gọn Lời văn hàm một giọng trào phúng, lại thường hay đệm vào một vài câu hay một vài chữ có ý khôi hài, bông lơn, thú vị Người ta đọc văn cũng phải buồn cười nhưng là cái cười đắng cay chua chát” |47, tr.47] Thiếu Sơn trong Phê bình Kép Tư Bền, nhận xét: “Văn ông Hoan vừa vui, vừa hoạt, bao giờ cũng có
23 6c
giọng khôi hài dễ dãi với cái cách trào phúng sâu cay ”, “cái đặc sắc của ông
Trang 7đã khẳng định: “xem văn của Kép Tư Bền chúng ta nhận thấy rõ tác giả đứng
về mặt tả thực chủ nghĩa Với những câu văn rất thành thực, chắc chan, hi hon, ngộ nghĩnh, nhiều khi cuc can thô lỗ nữa, chúng ta phải phục Nguyễn Công
hoan là một nhà kể chuyện rất thực và rất có duyên” [44, tr 17] Trần Hac Đình thì cho rằng, về cách viết, văn Nguyễn Công Hoan “không tỉ mỉ, lôi thôi, nhưng nhân vật sinh động” [47, tr 283] Trong Nhà văn hiện đại, nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan đã đánh giá những giá trị của tiểu thuyết và truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, những thành công và hạn chế của từng tác phẩm Theo ông, văn của Nguyễn Công Hoan là “một lối văn vui và giản dị, không giống một nhà văn nào” , “thứ văn mà có lẽ từ ngày nước Việt Nam có tiểu thuyết viết theo lối mới, người ta chỉ thấy ở ngòi bút ông thôi ” [50, tr 979]
Nhìn chung, trước 1945, việc nghiên cứu về Nguyễn Công Hoan chưa thể nói là đã sâu sắc và toàn diện, nhưng hầu hết các cây bút khi đánh giá về tác
phẩm của nhà văn trào phúng này đều bị thu hút ít nhiều bởi một thứ ngôn ngữ
có nhiều nét mới so với các tác phẩm văn xuôi thời ấy
2.1.2 Sau 1945
Các công trình nghiên cứu về Nguyễn Công Hoan càng dày dặn hơn cả về
số lượng và chất lượng Các tác phẩm của Nguyễn Công Hoan được soi chiếu
từ nhiều góc nhìn, có cả khẳng định lẫn phê phán (dù đó là phê phán theo kiểu
xã hội học) Trong số những công trình, bài viết về Nguyễn Công Hoan, có
không ít những lời bàn về ngôn ngữ trong tác phẩm của ông
Trong Giáo trình Lịch sử văn học Việt Nam, Nguyễn Trác đã nhận xét về
một số đặc điểm nổi bật về hình thức trong văn Nguyễn Công Hoan, trong đó
có ngôn ngữ: “Văn của Nguyễn Công Hoan giản dị, tự nhiên và đậm đà bản sắc dân tộc Ông biết sử dụng ngôn ngữ hợp với tâm lí nhân vật thuộc nhiều
Trang 8cách sử dụng một số kĩ thuật gây cười khác như đặt tên truyện, cách lay lai một ý, một từ, cách dùng phân ngữ ông đều tỏ ra là một nhà văn trào phúng lành nghề” [69, tr 204-208] Nhóm tác giả Trần Đình Hượu - Lê Chí Dũng trong Vốn học Việt Nam giai đoạn giao thời 1900 - 1930 cho rằng: “Câu văn của ông gọn, sáng sủa Đọc ông, độc giả phân biệt rõ đâu là ngôn ngữ của tác
giả, đâu là ngôn ngữ của nhân vật, và mỗi nhân vật, đều có ngôn ngữ riêng của
mình Với Nguyễn Công Hoan, có thể nói, truyện ngắn hiện đại và ngôn ngữ nghệ thuật hiên đại đã hình thành” [27, tr.386] Nghiên cứu về Nguyễn Công
Hoan, Nguyễn Hoành Khung khái quát: “Về ngôn ngữ văn học, ngòi bút Nguyễn Công Hoan có những đặc sắc, góp phần đáng kể vào sự phát triển của
văn xuôi Việt Nam hiện đại” [28, tr 127] Theo nhà nghiên cứu, trong truyện ngắn từ 1929 - 1930 trở đi, Nguyễn Công Hoan “đã có một ngôn ngữ phong
phú sống động rất gần với đời sống, khác hẳn với thứ ngôn ngữ sạch sẽ, kiểu
cách của Tự lực văn đoàn khi đó Văn Nguyễn Công Hoan là thứ văn rất tự nhiên, thoải mái, linh hoạt vô cùng Ông mạnh dạn đưa lời ăn tiếng nói hàng ngày của quần chúng vào văn chương một cách rộng rãi, khiến văn chương mất hết vẻ đài các, văn chương mà trở thành ngôn ngữ của đời sống hằng ngày đậm đà” [28, tr 127] Trên Văn nghệ số 41, ngày 21/10/1978, Nguyễn Đăng Mạnh trong bài Nhớ Nguyễn Công Hoan, đọc lại truyện ngắn trào phúng của
ông đã cho rằng thành công của Nguyễn Công Hoan trong truyện ngắn “do
nhiều nguyên nhân: phương thức kể chuyện biến hoá, tài vẽ hình, vẽ cảnh sinh động, khả năng dựng đối thoại có kịch tính, giọng kể chuyện tự nhiên, hoạt
bát, lối ví von so sánh độc đáo, cách chơi chữ táo bạo, di dom ”, “nhin chung
tiếng nói văn học của Nguyễn công Hoan là thứ tiếng nói giản dị, trong sáng,
linh hoạt, mới mẻ và rất đỗi Việt Nam” [47, tr.172] Trong bài viết XZ hội cũ
Trang 9mình khá độc đáo” [47, tr 342]
Lê Minh - con gái nhà văn Nguyễn Công Hoan, người hết sức gần gũi và
thấu hiểu cha mình - đã viết trong bài Sức frẻ một cây bút: “Ngôn ngữ của ông
là ngôn ngữ ta nói hằng ngày được chọn lọc và nâng cao, có khi ông đưa ca đao tục ngữ vào truyện một cách tự nhiên, thoải mái Chữ ông dùng giàu hình ảnh, từng nhân vật mang sắc thái ngôn ngữ riêng, bộc lộ tâm lý xã hội.” [44,
tr 167]
Với tư cách một người cầm bút, Nguyễn Minh Châu cũng bày tỏ sự thán phục của mình đối với một nhà văn bậc thầy: “Ngày nay đọc lại truyện ngắn
Nguyễn Công Hoan, ở trong cái khối đồ sộ về số lượng (200 truyện ngắn) đã
nói lên hết tư chất con người lẫn văn tài của ông, Tả từ một mụ me Tây đến một tên quan phủ, quan huyện, những kiểu cách con người lai căng ông cũng mô tả bằng ngôn ngữ dân tộc, bằng cái lối nói nôm na đầy ý vị của người Việt Nam” [44, tr 257]
Người có công nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống thế giới
truyện ngắn Nguyễn Công Hoan là Lê Thị Đức Hạnh Dưới góc độ mỹ học,
dựa vào phạm trù cái hài, bà đã có những kiến giải rất thuyết phục về truyện
ngắn của nhà văn Về đặc điểm chung của ngôn ngữ truyện ngắn Nguyễn
Công Hoan, nhà nghiên cứu nhận xét: “Ngôn ngữ của Nguyễn Công Hoan là ngôn ngữ của quần chúng được chọn lọc và nâng cao, đậm hương vị của ca dao tục ngữ, có khi tác giả đưa ca dao tục ngữ vào tác phẩm một cách tự nhiên, thoải mái Những chữ dùng của ông thường giản dị, giàu hình ảnh, cụ thể hay
so sánh ví von làm cho người đọc dễ có liên tưởng thú vị” [13, tr 117]
“Nguyễn Công Hoan luôn giữ cho lời văn, ngôn ngữ trong truyện trong sáng, chính xác, mang bản sắc tiếng nói dân tộc” [13, tr 118] Lê Thị Đức Hạnh còn
Trang 10không lẫn” [13, tr 117] Đáng chú ý là trong công trình nghiên cứu của mình, nhà nghiên cứu còn so sánh sự khác nhau giữa văn phong của Nguyễn Công Hoan với những nhà văn hiện thực phê phán khác với nhiều nhận xét chính xác
và tinh tế [13, tr 119 — 121]
Năm 1993, nhân hội thảo kỷ niệm 90 năm ngày sinh Nguyễn Công Hoan (1903 - 1993), khi đề cập đến sự đóng góp to lớn của ông đối với văn học dân tộc, một số ý kiến đánh giá cao phương diện ngôn ngữ trong văn của Nguyễn Công Hoan
Hoài Anh cho rằng: “văn Nguyễn Công Hoan mang tính chất đặc biệt Việt Nam, giản dị sáng sủa mà hóm hỉnh Ông sử dụng khẩu ngữ một cách linh hoạt nhưng vẫn có sự chất lọc, hiện đại” [44, tr 295] Đại tướng Võ Nguyên Giáp thừa nhận: “Tôi cũng rất quý Nguyễn Công Hoan về mặt ngôn
ngữ Ngôn ngữ của anh rất dễ hiểu Anh đã làm giàu ngôn ngữ Việt Nam” |44,
tr 284] Phong Lê phát biểu: “Nghĩ về Nguyễn Công Hoan tôi luôn luôn nhớ
đến một tiếng cười riêng, tiếng cười Nguyễn Công Hoan, tiếng cười gây cười, lập tức làm ta bật cười, cười không cản được, cười to hay tủm tim, nhưng rồi ngay sau đó là một vị chát, có lúc như nghẹn đắng, có lúc làm cay đôi mắt ta
Ngẫm ra thật là “sợ” cho ngữ ngôn, cho văn tự, cho chữ nghĩa Nguyễn Công
Hoan” [44, tr 290]
Tác giả Nguyễn Thanh Tú trong một bài viết có tên: Chất hài trong câu
văn Nguyễn Công Hoan đã chỉ ra một số đặc điểm nổi bật về ngôn ngữ của truyện ngắn Nguyễn Công Hoan như sau: “Ngôn ngữ của Nguyễn Công Hoan
là một thứ ngôn ngữ suồng sã để “lật ngửa, lộn trái, nhòm ngó từ dưới và từ trên, đập vỡ vỏ ngoài để nhìn vào bên trong ”, “trong nội bộ câu văn Nguyễn Công Hoan thường mang mâu thuẫn hài hước đối chọi ở bên trong Nguyễn
Trang 11bài viết Những kỷ niệm của một người đọc Nguyễn Công Hoan cũng khẳng định: “Đọc những trang viết cách đây hơn nữa thế kỷ mà giọng văn không cổ, câu chữ mạch lạc, sáng sủa, giản dị, mộc mạc và sắc sảo” [44, tr 353]
Qua những gì mà chúng tôi đã điểm lại trên đây, có thể thấy, ngôn ngữ
trong tác phẩm của Nguyễn Công Hoan nói chung, trong truyện ngắn nói riêng
đã được các nhà phê bình nghiên cứu trước và sau cách mạng chú ý Tuy nhiên, các bài viết thường thiên về điểm bình hơn là khảo cứu, phân tích Có
thể xem đây là lối ngỏ để các thế hệ sau còn có thể tiếp tục tìm hiểu sâu hơn
về vấn đề này
2.2 Về tác giả Vũ Trọng Phụng
Sáng tác của Vũ Trọng Phụng quả thực thu hút sự quan tâm của người đọc nhiều thế hệ Có lẽ ít có nhà văn hiện đại nào mà sự đánh giá của giới nghiên cứu, phê bình và của người đọc lại phong phú và phân lập như Vũ Trọng Phụng Theo Nguyễn Quang Trung, tới nay đã có hơn 200 bài tiểu luận
văn học cùng nhiều cuốn sách, tạp chí, chuyên đề về Vũ Trọng Phụng Đối với
nhà văn này, càng về sau, người ta không chỉ quan tâm đến tư tưởng, nội dung, quan điểm xã hội- đạo đức, xu hướng chính trị xã hội hay nghệ thuật phản ánh
(những vấn đề gây nên những tranh cãi triển miên), mà còn chú ý đến phương
diện nghệ thuật trong tác phẩm của ông Ngôn ngữ trào phúng của Vũ Trọng
Phụng cũng trở thành đối tượng tìm hiểu của không ít công trình, bài viết
Nhìn chung, vấn đề ngôn từ Vũ Trọng Phụng trong tầm quan sát của các nhà văn, nhà phê bình, nghiên cứu có thể chia thành hai chặng lớn như sau:
2.2.1 Trước 1945
Trên báo Ngày nay số 51 ra ngày 14/03/1937, Nhất Chi Mai tỏ ra rất dị ứng với tác phẩm của Vũ Trọng Phụng Sự dị ứng này không chỉ bộc lộ qua
Trang 12ban thiu dé ta su ban thiu Nhưng trong khi viết những câu văn mà mình cho là
khoái trá, tưởng cũng nên nghĩ đến độc giả một chút” [46, tr 147 — 148] Thái
độ khó chịu kiểu này còn được thể hiện ở một số tác giả khác như Lê Thanh, Mộng Sơn, Trương Chính Trong bài báo Dưới mốt tôi, Trương Chính có nhận xét: “Lỗi lớn ở Vũ Trọng Phụng là đã hy sinh nghệ thuật để chiều theo
một số độc giả truy lạc ông viết những câu văn bẩn thỉu, khiếm nhã, ngang nhiên, sống sượng làm cho người đọc có giáo dục căm tức ” (dẫn theo
Nguyễn Văn Phượng [Š1, tr 4])
Sau khi Vũ Trọng Phụng mất (tháng 10/1939), nhiều người trong giới
cầm bút lúc bấy giờ đã tập hợp nhau lại tổ chức những hoạt động sôi nổi tưởng
niệm nhà văn tài hoa yểu mệnh Tạp chí Tao Đàn ra số đặc biệt về Vũ Trọng
Phụng với nhiều bài viết thuộc nhiều thể loại như tiểu luận, phê bình, chân
dung văn học, hồi ký, câu đối để đề cao, ngợi ca tầm vóc và sự đóng góp của
Vũ Trong Phụng Về vấn đề ngôn từ, đáng lưu ý có nhận xét của Nguyễn
Tuân: “Giấy bút mực là giấy bút mực của học trò Thật là bình dị quá Thế mà nhời văn dùng bút ấy mà ký thác lên giấy lại chẳng xoàng xĩnh một chút nào”
[46, tr 49]
Mấy năm sau, Vũ Ngọc Phan trong Nhà vấn hiện đại có những nhận định tương đối khách quan: “Người ta sỡ dĩ ham đọc văn ông là vì ngòi bút tả chân của ông Ngọn bút ấy thật là sắc sảo, nó tả như vẽ, chỉ vài ba nét người ta đã hình dung được sự vật mà tác giả định tả với những màu sắc linh động vô cùng Tuy đời văn của ông ngắn ngủi nhưng ông đã để lại một lối văn riêng, gây nên được nhiều đồ đệ, trong số đó có người gần được như thầy” [50, tr
544 — 545]
Trang 13ông để lại Chỉ từ lúc đất nước bước vào công cuộc đổi mới, cùng với những
hiện tượng văn học khác, Vũ Trọng Phụng đã được nghiên cứu một cách khách quan, đầy đủ hơn Đi liền với việc xuất bản Tuyển tập Vũ Trọng Phụng, Toản tập Vũ Trọng Phụng là hàng loạt bài báo, công trình ra đời, cùng những cuộc hội thảo, những hội nghị khoa học được tổ chức hướng tới tôn vinh con người và tác phẩm Vũ Trọng Phụng đã tạo nên một chặng mới trong tiến
trình tìm hiểu, nghiên cứu về di sản của ông
Nhà phê bình Văn Tâm, trên tạp chí Kiến thức ngày nay đã nhấn mạnh
nét đặc sắc của ngôn ngữ hài Vũ Trọng Phụng trong cách dùng bút pháp phóng đại, tương phản, nói ngược, tự trào [56]
Vũ Bằng với bài viết Vũ Trọng Phụng - nhà văn do day hay trong sạch đã khẳng định bằng cách đặt ra câu hỏi: “bây giờ đọc truyện và phóng sự của Vũ
pn 66
Trọng Phụng, ta có thể coi là “thường”nhưng vào thời đó, văn Phung bị coi là
“dơ dáy”và bị kết án gắt gao Tội nghiệp cho Phụng, đề cập đến những “ung nhọt thối tha” của xã hội như làm di, luc xi, co bac bip, lấy Tây mà bảo viết cho sạch sẽ, cho đẹp dé thi viét lam sao duoc” [46, tr 177]
Trong Lời giới thiệu Tuyển tập Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Đăng Mạnh đã chỉ ra mối quan hệ tất yếu giữa tư tưởng và ngôn từ nghệ thuật của Vũ Trọng Phụng: “Niềm phẫn uất không lúc nào nguôi ở Vũ Trọng Phụng thấm cả vào những cách đặt câu, dùng từ, những lối ví von so sánh theo lối tạt ngang, đá móc rất ác, y như tiện đâu đánh đấy, tiện đâu chửi đấy, tạo nên một lối hành
văn đặc biệt gai góc chỉ thấy ở nhà văn này” [40, tr 22] Nói về tài nghệ trào phúng của Vũ Trọng Phụng, tác giả đã nhấn mạnh vai trò của các thủ pháp
ngôn từ : “Tài nghệ trào phúng của Vũ Trọng Phụng đặc biệt tập trung ở tiểu thuyết Số đỏ Mỗi chương là một màn hài kịch Mỗi nhân vật là một chân dung
Trang 14hài hước Hài hước ở mọi chi tiết, ở hành văn, ở giọng điệu, ở cách ví von, 16i chơi chữ ở đây, tiếng cười thật lắm cung bậc: cười vui thoải mái, cười đã kích
ác liệt, cười giễu mỉa mai Người ta thấy chất dân gian cũng rất đậm, thể hiện ở
những thủ pháp thường thấy ở những truyện dân gian, tiếu lâm, hề chèo như
thủ pháp “ông nói gà, bà nói vịt”, “thằng ngốc gặp may” [40, tr 67]
Phong Lê trong bài viết 50 năm ngày mất của Vũ Trọng Phụng trong sự nghiệp đổi mới của chúng ta, cho rằng: “Trong gia tài Vũ Trọng Phụng quả có lẫn lộn vài thứ, bên cạnh những cái thật có giá trị cũng có những cái ít đáng giá hay có những lệch lạc”, nhưng Vũ Trọng Phụng “thuộc vào con số ít người có công đầu trong việc làm giàu cho văn chương trong đó không những có cả “một thế giới nhân vật cực kỳ sống động” mà còn để dấu ấn mãnh liệt về văn phong đặc biệt là ở “sự huyền diệu sắc nhọn của ngôn ngữ tiếng Việt” [4ó, tr 248] Nghiên cứu tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng, nhà nghiên cứu Đỗ
Đức Hiểu đã chỉ ra nguồn chất liệu ngôn từ cũng như tính chất tương tác về
chức năng thẩm mỹ của ngôn từ trong đó Theo ông, “Lớp sóng ngôn từ phát
đi từ Số đỏ là lớp sóng ngôn từ đô thị Hà Nội là đô thị ấy, đô thị Hà Nội có một linh hồn Vũ Trong Phụng diễn đạt cái linh hồn ấy - cái bề ngoài và cái bên trong, những động lực và những yếu tố cấu thành, bằng một hệ thống ngôn
từ gồm những đơn vị xô đẩy nhau, cãi nhau, xung đột nhau, chửi bới nhau, gồm những lý luận phi lý, những lý thuyết bát nháo, đầu Ngô mình Sở, những
luận điểm đạo đức lộn nhào, những hiểu lầm, những câu đặt rối ren, lắm
nghĩa, gà mờ, ngu ngốc” [4ó6, tr 449]
Trong khuynh hướng khẳng định phần di sản đáng giá của Vũ Trọng
Phụng, Lê Thị Đức Hạnh lưu ý với người đọc phẩm chất nghệ thuật độc đáo
của truyện ngắn và kịch ngắn của nhà văn, trong đó phần ngôn từ được nhận định: “Ông đưa vào văn chương những câu chuyện chân thực, sống động bằng một lối văn mới mẻ, sáng sủa, khác với nhiều người viết đương thời còn chuộng lối văn du dương, trầm bổng, đây sáo ngữ” [4ó, tr 347], đặc biệt là lối
Trang 15viết “có một vẻ gai góc, sắc cạnh bất kỳ gặp đâu có thé xen ngang, chửi chơi, nói móc, những gì đáng khinh, đáng ghét, đáng căm hờn là ông không tha” [46, tr 352]
Cùng tập trung làm rõ những đặc điểm khá nổi bật của ngôn từ Vũ Trọng
Phụng ở nghệ thuật trần thuật như lối ví von, so sánh gai góc, sắc cạnh hoặc nghệ thuật sử dụng thủ pháp phóng đại, nghịch ngữ, lộng ngữ , ở góc độ một
thể loại hay qua một số tác phẩm tiêu biểu là các bài viết của Nguyễn Quang
Trung [62], Nguyễn Thành [58]
Gần đây, Thanh Thảo trong bài tưởng niệm nhà văn tài danh với nhan đề
Vũ Trọng Phụng nghe và nhìn In trong tạp chí Văn nghệ Quãng Ngãi số 8/1998 đã nhận định: “nhà văn có một hệ thống ngôn ngữ mới mẻ vào bậc nhất so với những nhà văn cùng thời với ông Trong khi nhiều nhà văn tài danh khác còn véo von chữ nghĩa, hoặc cho chữ ra vào khụng khiệng, hay tô son trát phấn cho chữ, hoặc khiến chữ èo uột uốn éo, hay cho chữ đứng ngồi đạo mạo thì Vũ Trọng Phụng để chữ “quậy” thả dàn Nhân vật của ông, tuỳ kiểu
người, đều có cách nói riêng rất tự do, rất “đời”, rất “bụi” (dẫn theo Nguyễn
Văn Phuong) [51, tr 12]
Nguyễn Văn Phượng, một trong những người nghiên cứu vấn đề ngôn ngữ nghệ thuật của Vũ Trọng Phụng một cách hệ thống nhất trong luận án Ngôn fừ nghệ thuật của Vũ Trọng Phụng trong phóng sự và tiểu thuyết, đã đề cập đến đặc trưng và giá trị biểu hiện của các lớp ngôn từ trong tác phẩm của Vũ Trọng
Phụng Trong công trình này, các kiểu lời nói như lời kể, đối thoại, độc thoại nội tâm, được phân tích một cách chi tiết, cụ thể Nguyễn Văn Phượng nhấn mạnh sự chi phối của đặc điểm thể loại và quan niệm sáng tác đối với ngôn từ
của Vũ Trọng Phụng: “Ở trường hợp Vũ Trọng Phụng, toàn bộ ngôn từ của ông bị chi phối sâu sắc bởi những thể loại mà ông lựa chọn Tuy nhiên ngoài điều đó, ngôn từ Vũ Trọng Phụng in đậm dấu ấn của cách nhìn đời mang tính bạo liệt nên hầu như trên mọi cấp độ đơn vị ngôn ngữ của sáng tác Vũ Trọng
Trang 16Phụng đều bộc lộ một cường độ lớn, cháy bỏng và dữ dội, hệ quả của một bút pháp tả chân theo khuynh hướng cực thực, đặc tả tàn nhẫn, khiến cho ngôn từ của ông có vẻ như luôn luôn thiếu chừng mực, lệch chuẩn, thậm chí trắng trợn,
tàn nhẫn, mang tính chất nổi loạn ” [51, tr 70]
Trên đây, chúng tôi đã điểm lại những công trình nghiên cứu về hai nhà văn Nguyễn Công Hoan và Vũ Trọng Phụng Có thể là chưa bao quát được đầy
đủ, nhưng qua đó cũng đủ thấy các công trình nghiên cứu về hai nhà văn này khá phong phú, đa dạng Điều chúng tôi nhận thấy là, ở những mức độ khác
nhau, các bài viết, các công trình đều đóng góp những ý kiến xác đáng về ngôn ngữ nghệ thuật của hai nhà văn Song hầu hết họ chỉ viết riêng về từng
tác giả và cũng thường chỉ phân tích một số khía cạnh cơ bản nhưng chưa có
hệ thống Trong khi đó, theo chúng tôi, nghiên cứu ngôn từ Nguyễn Công Hoan và Vũ Trọng Phụng, đặc biệt là ngôn ngữ trào phúng trong quan hệ đối sánh một cách toàn diện, trực tiếp sẽ là một công việc thú vị và bổ ích Hy vọng công trình sẽ góp thêm một tiếng nói nhỏ vào công việc nghiên cứu ngôn ngữ nghệ thuật của hai nhà văn lớn này
3 Nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu
Khảo sát các cấp độ ngôn từ nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan và tiểu thuyết Số đở của Vũ Trọng Phụng, đối chiếu, nhận ra những nét tương đồng và khác biệt về sắc thái trào phúng của chúng
4 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sẽ sử dụng phương pháp thống kê ngôn ngữ học, phương pháp
phân tích, tổng hợp, phương pháp đối chiếu
5 Cái mới của luận văn
Có thể nói, đây là công trình đầu tiên đặt nhiệm vụ so sánh đặc điểm
ngôn ngữ trào phúng trong các tác phẩm thuộc hai thể loại khác nhau của hai
Trang 17nhà văn trào phúng bậc thầy của văn học Việt Nam hiện đại Sự so sánh sẽ cho thấy những nét tương đồng và những đặc sắc riêng của từng tác giả, từ đó, nhận thức đầy đủ hơn những đóng góp của mỗi tác giả trong tương quan chung
của nền văn học Việt Nam ở một thời kì
6 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Äở đầu và Kết luận, luận văn sẽ triển khai 3 chương
Chương 1: Giới thuyết một số vấn đề liên quan đến đề tài
Chương 2: So sánh tính chất trào phúng của ngôn ngữ kể chuyện và ngôn
ngữ nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan và tiểu thuyết Số đổ của
Vũ Trọng Phụng
Chương 3: So sánh tính chất trào phúng của truyện ngắn Nguyễn Công Hoan và tiểu thuyết Số đở của Vũ Trọng Phụng trên các cấp độ ngôn từ nghệ thuật
Sau cùng là Tài liệu tham khảo
Trang 18Chuong 1
GIGI THUYET MOT SO VAN DE LIEN QUAN DEN DE TAI
1.1 Đặc trưng và các sắc thái thẩm mĩ của ngôn từ nghệ thuật trong tác
phẩm văn học
1.1.1 Đặc trưng của ngôn từ nghệ thuật
Ngôn ngữ là công cụ, là chất liệu cơ bản của văn học Thông qua ngôn
ngữ, các tác giả đã chuyền tải những thông điệp thẩm mĩ cũng như những tâm
tư tình cảm của mình đến với bạn đọc Vì vậy, văn học được gọi là loại hình nghệ thuật ngôn từ M.Gorki đã từng nói “ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học” còn Edward Sapir thì khẳng định “ngôn ngữ là phương tiện của văn học cũng như đá, đồng hay đất sét là những vật liệu của nhà điêu khắc”
Ngôn ngữ là công trình sáng tạo vĩ đại của con người trải qua hàng nghìn năm lịch sử Ngôn ngữ tiêu biểu bậc nhất cho bản chất và sức mạnh của con người Bằng ngôn ngữ, con người nhận thức thế giới, tự thể hiện mình và giao
tiếp với nhau Sử dụng ngôn ngữ để biểu đạt, văn chương có những đặc điểm,
những ưu thế mà các nghệ thuật khác không có được Mặt khác, có thể nói, trong tác phẩm, ngôn ngữ văn học là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện cá tính sáng tạo, phong cách, tài năng của mỗi một nhà văn Nó thể hiện
sự hiểu biết sâu sắc về ngôn ngữ nhân dân, sự lao động cần cù không mệt mỏi
để chọn lọc, gọt dũa, mài sắc ngôn ngữ dân tộc, sự vận dụng một cách sáng
tạo, làm phong phú thêm vốn ngôn ngữ toàn dân Ngôn ngữ cũng là yếu tố góp phần tạo nên cái giọng điệu riêng, diện mạo riêng không thể trộn lẫn giữa nhà văn này với nhà văn khác
Ngôn ngữ nghệ thuật là “một mã phức tạp được tạo nên từ hệ thống tín hiệu thứ nhất (từ ngôn ngữ tự nhiên) Chức năng thẩm mĩ của ngôn ngữ trong
các tác phẩm nghệ thuật được thể hiện ở chỗ: tín hiệu ngôn ngữ (tức đặc trưng
Trang 19nghĩa và đặc trưng âm thanh) trở thành yếu tố tạo thanh cua hinh tuong” [31, tr.140] Ngôn ngữ nghệ thuật vì thế mà mang những đặc trưng riêng thể hiện ở
một số thuộc tính cơ bản như: fính cấu trúc, tính hình tượng, tính cá thể và tính cụ thể hoá
1.1.1.1 Tính cấu trúc
Tính cấu trúc của ngôn ngữ nghệ thuật là tính chất theo đó, “các yếu tố
ngôn ngữ trong một tác phẩm phải gắn bó qua lại với nhau để cùng thực hiện
nhiệm vụ chung, phải phù hợp với nhau, giải thích cho nhau và hỗ trợ cho nhau để đạt tới một hiệu quả diễn đạt chung” [31, tr.140] Tất cả các yếu tố với các quan hệ như thế làm cho văn bản nghệ thuật trở thành một “bản hoà tấu”,
“có một tổng hợp lực mạnh mẽ”, tác động đến người tiếp nhận văn bản Một yếu tố ngôn ngữ chỉ có được ý nghĩa thẩm mĩ khi nằm trong tác phẩm Trên
cái nên văn bản phù hợp, từ có thể “thay đổi ý nghĩa cũ kỹ hay mới mẻ, dịu
dàng hay thâm độc, trang trọng hay hài hước” (X Antônốp) [31, tr 140] Vi
vậy, không chỉ các đoạn văn, khổ thơ mà những từ bình thường cũng có thể là
những nhân tố tạo nên tính hiệu quả trong văn bản và liên kết nội dung cũng như hình thức thành một chỉnh thể thống nhất
Nói đến nghệ thuật ngôn từ không thể không nói đến tác giả - người trực tiếp sáng tạo ra thế giới nghệ thuật của tác phẩm Hơn thế, đó là người đại diện cho những quan niệm tư tưởng, quan niệm nghệ thuật được thể hiện trong tác
phẩm và cấu trúc lời nói ngôn từ vốn là trung tâm tổ chức của tác phẩm nghệ
thuật Tác giả còn là người quyết định những chỗ nhấn mạnh của tác phẩm, đem đến một “điệu tính” chung cho tác phẩm Cấu trúc của lời nói ngôn từ tạo
ra tính hiệu lực cho văn bản bên cạnh sự liên kết các ngôn từ nghệ thuật
Tuy vậy, ngôn từ không bị hạn chế trong ngôn ngữ lời nói tác giả thật sự,
vì trong một số thể loại văn học không có lời nói tác giả thật sự mà chỉ có lời
nói của người kể chuyện, của người trần thuật, của nhân vật Khi người kể
chuyện không thay thế tác giả thì lời nói thực sự của tác giả diễn đạt trực tiếp
Trang 20và đầy đủ “hình tượng tác giả”, phản ánh lập trường, sự đánh giá và cảm xúc của tác giả Nhưng khi người kể chuyện thay thế tác giả thì nội dung và tư
tưởng của tác giả biểu hiện qua hình tượng người kể chuyện
1.1.1.2 Tính hình tượng
Tính hình tượng là một trong những thuộc tính quan trọng của ngôn ngữ nghệ thuật Hình tượng trong văn học được xem xét theo ba nghĩa: hình tượng
như là một chi tiết có màu sắc, hình ảnh, một ẩn dụ hay một hình thức chuyển
nghĩa khác gắn với nghĩa bóng ; hình tượng như là nhân vật văn học và hình tượng như là một kiểu đặc biệt của nhận thức và phản ánh thế giới khách quan Trong ngôn ngữ học, tính hình tượng có thể được xác định là thuộc tính của lời nói nghệ thuật, truyền đạt không chỉ thông tin lôgic mà còn cả thông tin được tri giác một cách cảm tính nhờ hệ thống những hình tượng ngôn từ Ngôn ngữ của tác phẩm nghệ thuật không phải là cái vỏ ngoài của hình tượng mà là hình thức duy nhất trong đó hình tượng có thể tồn tại được Vai trò quyết định trong việc diễn đạt hình tượng nghệ thuật thuộc về những đơn vị ngôn ngữ mà sự phức hợp chức năng của chúng trong tác phẩm nghệ thuật thể hiện ở sự biến đổi nội dung khái niệm và đơn vị ngôn ngữ diễn đạt cái đặc trưng chung được thực tại hoá trong ngữ cảnh Sự biến đổi nội dung khái niệm
và sự thực tại hoá đặc trưng ngữ nghĩa chung là hai giai đoạn của một quá trình thống nhất của cải biến chức năng thẩm mĩ của các đơn vị ngôn ngữ
trong tác phẩm nghệ thuật
Tính hình tượng xuất hiện do kết quả của sự đối chiếu hai khái niệm hay
do kết quả của sự thay thế một khái niệm này bằng một khái niệm khác
Những phương tiện của tính hình tượng theo nghĩa hẹp là những phương tiện
tu từ và những biện pháp tu từ, song tính hình tượng này nảy sinh không phải chỉ do việc sử dụng nhiều phương tiện và biện pháp này Những từ thông thường cũng có thể trở thành những từ có tính hình tượng, khi trong quá trình
sử dụng người ta phát hiện ra cá tính của chủ thể tác giả hay nhân vật
Trang 211.1.1.3 Tính cá thể
Ngôn ngữ trong tác phẩm văn học còn là ngôn ngữ có tính cá thể sâu sắc, nghĩa là nó mang đậm dấu ấn tác giả Thuộc tính này không có trong văn học
dân gian truyền miệng, nó chỉ có thể có trong tác phẩm nghệ thuật với tư cách
là một thể thống nhất của cấu trúc tu từ học kết cấu, một hệ thống tu từ học hoàn chỉnh được liên kết lại bởi hình tượng tác giả, bởi ý định thẩm mĩ, bởi
chủ đề tư tưởng của tác phẩm
Tính cá thể hoá của ngôn ngữ tác phẩm nghệ thuật thể hiện ở tính cá thể
hoá của ngôn ngữ tác giả Vì rằng, ngôn ngữ là của chung, nhưng sự vận dụng ngôn ngữ là tuỳ thuộc cá nhân Do xu hướng, sở trường, thị hiếu, tập quán, tâm
lí xã hội, cá tính , mà mỗi nhà văn lại hình thành giọng nói riêng, cái vẻ riêng trong lời văn của mình Có thể nói, đối với nhà văn, cái giọng nói riêng đó là cái có giá trị quyết định “Nếu tác giả nào không có lối nói riêng của mình thì người đó sẽ không bao giờ là nhà văn cả” (Schê khốp) [31, tr.151] Và đã là một nhà văn lớn thì bao giờ anh ta cũng có một thứ ngôn ngữ nghệ thuật riêng, không lặp lại trong lịch sử văn học Giọng riêng của tác giả thể hiện ở sở trường ngôn ngữ, ở sự vận dụng những loại phương tiện ngôn ngữ nhất định và
rõ nhất là ở sự sáng tạo ngôn ngữ
Cá thể hoá trong ngôn ngữ nghệ thuật chính là cái độc đáo, đặc sắc, không lặp lại, là cái riêng của tất cả các yếu tố trong sáng tác: lối nghĩ, lối
cảm, lối thể hiện, những đặc điểm riêng trong cách sử dụng từ ngữ, cú pháp,
kết cấu đoạn mạch, thủ pháp tu từ Ngôn ngữ riêng của một nhà văn, bút pháp riêng của một nhà văn không phải là một sự kiện rời rạc bao gồm một số
lượng đổi mới ở các cấp độ Nó “là sự đi chệch của một cái toàn thể có hệ
thống, so với cái toàn thể của ngôn ngữ chung” [31, tr.153]
1.1.1.4 Tính cụ thể hoá
Ngôn ngữ nghệ thuật có một nét chung nhất, một thuộc tính rộng nhất là
sự cụ thể hoá nghệ thuật — hình tượng, tức là sự di chuyển từ bình diện khái
Trang 22niệm của ngôn ngữ sang bình diện hình tượng Sự cụ thể hoá này được diễn đạt trong hệ thống hoàn chỉnh của các phương tiện ngôn ngữ thuộc các cấp độ khác nhau Và đây được xem là một thuộc tính lớn nhất của lời nói nghệ thuật
Nó giải thích bản chất sự tác động của từ ngữ nghệ thuật đến người đọc Nó giải thích đặc trưng của lời nói nghệ thuật như đặc trưng của hoạt động sáng tạo, đồng thời nó giải thích những bí mật của các quy luật sáng tạo nghệ thuật
Sự cụ thể hoá ngôn từ được thực hiện nhờ cách lựa chọn và tổ chức các phương
tiện ngôn ngữ, nhất là trong việc sử dụng từ ngữ, kết cấu, hình thức giao tiếp
độc thoại, đối thoại, các phương thức diễn đạt, các phương tiện tu từ, các biện
pháp tu từ thuộc các cấp độ
Ngoài ra, khi bàn về đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật người ta còn đề
cập đến một số thuộc tính khác như : tính chính xác, tính hàm súc, tính đa nghĩa, tính tạo hình và biểu cảm Nói một cách khái quát, trên cơ sở những nét đặc trưng ấy ta có thể khẳng định ngôn ngữ văn học là một hình thái hoạt
động ngôn ngữ mang ý nghĩa thẩm mỹ Nó được sử dụng để phục vụ nhiệm vụ trung tâm, là xây dựng hình tượng văn học và giao tiếp nghệ thuật Và ở mỗi
thể loại văn học, các thuộc tính này cũng có nhiều sắc thái khác nhau Những
nét riêng này cũng là đặc điểm căn bản để chúng ta phân biệt đâu là ngôn ngữ
nghệ thuật đâu là ngôn ngữ phi nghệ thuật
1.1.2 Những sắc thái thẩm mĩ của ngôn từ nghệ thuật
Những đặc trưng đã nêu trên được xem là thuộc tính chung của ngôn từ
trong tác phẩm văn học Tuy nhiên, tác phẩm văn học là sản phẩm của một
chủ thể sáng tạo nhất định, được chi phối bởi một lối tiếp cận đời sống, một quan niệm nghệ thuật, một tư tưởng thẩm mĩ, một cảm hứng sáng tạo, một
nhãn quan ngôn ngữ riêng: và dĩ nhiên, tác phẩm phải thuộc về một thể loại
nhất định Chính điều này đã khiến cho ngôn từ trong những tác phẩm văn học
cụ thể tất yếu mang những sắc thái thẩm mi khác nhau
Trang 23Su khác nhau rất tinh vi của ngôn từ văn hoc trước hết biểu hiện ở mỗi tác
phẩm đơn lẻ Với một nhà văn tài năng thì “mỗi tác phẩm là một khám phá về
99
nội dung và một phát minh về hình thức” (Lê-ô-nít Lê-ô-nôp) Điều này càng
thể hiện rõ ở những cây bút ưa tìm tòi, thể nghiệm về bút pháp và ngôn ngữ
Tuy nhiên, sự độc đáo, riêng biệt của từng tác phẩm đặc sắc không loại trừ
“tính cộng đồng” của chúng Nghĩa là, dựa vào những tiêu chí khoa học,
chúng ta có thể xếp các tác phẩm vào những “nhóm”, những “loại” khác nhau
Có nhiều tiêu chí để phân loại tác phẩm văn học: tiêu chí về kiểu sáng tác, tiêu chí về thể loại, tiêu chí về loại hình Ở các phương diện nghiên cứu này,
lí thuyết về văn học đã đạt được những thành tựu đáng kể Ngoài ra, dựa vào
thái độ của chủ thể sáng tạo đối với đối tượng được nói tới, và tương ứng với
điều đó là những sắc thái thẩm mĩ của ngôn từ trong tác phẩm, ta có thể nhận
ra loại tác phẩm có ngôn ngữ trữ tình, loại tác phẩm có ngôn ngữ tái hiện hiện thực khách quan, loại tác phẩm có ngôn ngữ trào phúng Tất cả cho thấy sự
đa dạng, lắm hình nhiều vẻ, làm nên sự phong phú của ngôn từ nghệ thuật 1.2 Từ cái hài - một phạm trù mĩ học - đến văn học trào phúng
1.2.1 Cát hài — một phạm trù mĩ học
Cũng như cái bị, cái hài có mặt từ rất sớm với tư cách là một phạm trù thẩm mĩ, trở thành đối tượng thu hút sự chú ý, sự lý giải của nhiều học giả Trong lịch sử tư tưởng mỹ học, cái hài được nhận định như là kết quả của sự
tương phản, sự bất đồng, sự mâu thuẫn giữa cái xấu và cái đẹp (theo Arixtốt),
cái thấp hèn và cái cao cả (theo Kant), tính bất lực bên trong và vẻ bề ngoài cố
tỏ ra là thực chất, giữa bản chất và hiện tượng (theo Hêghen), cái vô lý và cái hữu lý (Jean Paul Sar) Việc tìm hiểu cái hài, thể hiện nguyện vọng khám phá bản chất của một kiểu quan hệ đặc thù của con người đối với thế giới, một hình thức độc đáo của nhận thức và đánh giá hiện thực
“Cái hài là một phạm trù mĩ học cơ bản dùng để nhận thức về một phương diện trong quan hệ thẫm mĩ của con người với hiện thực Cái hài tồn tại phổ
Trang 24biến trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội nhưng được phản ánh tập trung và
điển hình trong thể loại hài kịch” [10, tr.115]
Bản chất của cái hài là “sự mâu thuẫn, sự không tương xứng mà người ta
có thể cảm nhận được về phương diện xã hội — thẩm mỹ (chẳng hạn giữa hình
thức với nội dung, hành động với tình huống, mục đích và phương tiện, bản chất và biểu hiện) Trong đó, hoặc là chính bản thân mâu thuẫn hoặc là một
trong những mặt của nó đối lập với những lý tưởng thẩm mĩ cao đẹp” [12,
tr.35] Nó được bật lên từ mâu thuẫn giữa “sự trống rỗng và sự vô nghĩa bên trong được che đậy bằng một cái vỏ huênh hoang tự cho rằng có nội dung và ý nghĩa thực sự” (Secnưsepxkl) [L2, tr.36 |
Cái hài thường gắn với tiếng cười Tiếng cười là yếu tố không thể vắng
mặt trong cái hài, bởi đó là dấu hiệu xác nhận mối quan hệ khách thể — chủ thể Nếu cái hài là một hiện tượng khách quan thì cái cười là phản ánh chủ quan của con người trước đối tượng khách quan đó Cái hài, do vậy thuộc về
khách thể thẩm mĩ, còn cái cười lại thuộc chủ thể thẩm mĩ Cái cười là kết quả
của cái hài, do cái hài gây nên Song không phải tiếng cười nào cũng mang tính hài Khi bị cù, khi trong lòng cảm thấy vui sướng, thoả mãn, người ta có thể cười, nhưng đó là cái cười bản năng sinh lý Tiếng cười mang tính hài đòi hỏi trước hết phải có đối tượng đáng cười, tức là cái có thể gây cười và bị cười Đối tượng của cái hài chủ yếu là những hiện tượng thẩm mĩ tiêu cực, chứa
đựng những mâu thuẫn có khả năng gây cười Những hiện tượng ấy tồn tại một
cách khách quan trong con người và trong cuộc sống xã hội Đó là những gì
không phù hợp với lí tưởng thẩm mĩ, với những chuẩn mực về cái đẹp đã được
xã hội thừa nhận, là những gì đi chệch khỏi quy luật phát triển bình thường
của cuộc sống Cụ thể, đó là những thói hư tật xấu, những thiếu sót, điểm yếu,
những mặt trái, mặt tiêu cực trong con người và cuộc sống như: thói xu nịnh,
háo danh, giả dối, độc ác, dốt nát, tham lam, khoác loác, ích kỉ, nhỏ nhen,
ngốc nghếch, vụng về
Trang 25Ngoài đối tượng gây cười lại còn phải có chủ thể cười Day là mặt thứ hai
- mặt chủ quan — của cái hài, không có nó, không có cái hài Bản thân đối
tượng cười không thể gây nên tiếng cười nếu chủ thể không nhận thức được những mâu thuẫn chứa đựng trong nó Đặc điểm của nhận thức gắn với tiếng
cười là sự khám phá một số loại mâu thuẫn nào đó trong sự vật, hiện tượng và quan sát chúng ở một bình diện khác, từ một phía khác, từ góc độ của cái buồn cười Xét theo phép biện chứng, điều này có ý nghĩa rất quan trọng Platon đã từng viết: “Trong thực tế, không thể nhận thức được cái nghiêm chỉnh nếu thiếu cái buồn cười, và nói chung, cái đối lập được nhận thức nhờ cái đối lập
với nó” Dĩ nhiên, để có thể nhận thức, đòi hỏi ở chủ thể một năng lực trí tuệ
sắc sảo, linh hoạt, nhạy cảm với các mâu thuẫn và các sự tương phản
Từ những cơ sở trên, có thể khái quát rằng: “Cái hài là một phạm trù mĩ học cơ bản dùng để nhận thức và đánh giá về một loại hiện tượng đời sống, đó
là những cái xấu nhưng cố sức chứng tỏ là đẹp Khi mâu thuẫn này bị phát hiện đột ngột sẽ tạo nên tiếng cười tích cực, có ý nghĩa phê phán, phủ định cái xấu nhân danh cái đẹp Tiếng cười trong cái hài - đó là sự chiến thắng của cái đẹp đối với cái xấu” [10, tr.126]
Trong cái hài, tiếng cười thường có nhiều cung bậc và mang những sắc thái khác nhau Người ta thường coi u-mua, hài hước là cung bậc đầu tiên và châm biếm là cung bậc cuối cùng Trong u-mua, phép biện chứng của trí tưởng tượng phóng khoáng hé mở cho ta thấy đằng sau cái tâm thường là cái cao quý, sau cái buồn cười là nỗi đau Hài hước có mức độ phê phán nhẹ nhàng, chủ yếu gây cười mua vul, trên cơ sở vạch ra sự mất hài hoà, cân đối giữa nội dung và hình thức, bản chất và hiện tượng, đặc biệt là lý tưởng và thực tế Hài hước khéo léo nhẹ nhàng vạch ra cái mâu thuẫn, tạo ra tiếng cười bất ngờ, giúp người ta nhận ra sự trớ trêu của tình huống, mim cười mà phân biệt đúng sai Trái lại, trong châm biếm, đối tượng của tiếng cười là thói hư tật xấu nên nổi bật lên là cái giọng đả kích, phủ định, tố cáo; dùng lời lẽ sắc sảo, cay độc,
Trang 26thâm thuý để vạch trần thực chất xấu xa của những đối tượng này hay đối tượng khác trong xã hội Châm biếm khác với u-mua, hài hước ở mức độ gay
gắt của sự phê phán và ý nghĩa sâu sắc của hình tượng nghệ thuật Về phương
diện xã hội, phần lớn châm biếm thường chĩa mũi nhọn vào kẻ thù của tư tưởng tiến bộ trong lịch sử
Cái hài trong đời sống biểu hiện vô cùng phong phú, đa dạng, thuộc mọi lnh vực Còn cái hài trong nghệ thuật là sự phản ánh cái hài trong cuộc sống ở
dạng tiêu biểu, tỉnh tuý và ổn định hơn Trong hầu hết các loại hình nghệ
thuật, cái hài đều có mặt Đặc biệt, trong văn học, nó tồn tại rất phổ biến và mạnh mẽ Thông qua hàng loạt những thủ pháp nghệ thuật biểu hiện mang tính đặc thù như: phóng đại, cường điệu thêm vào đó là sự sắc bén, ý nhị,
hóm hỉnh của người thể hiện nên tác phẩm văn học có khả năng thâm nhập sâu vào cái hài, tập trung tô đậm, khắc sâu những mâu thuẫn mang tính hài, khiến cho nó nổi bật hơn, tiếng cười trong tác phẩm vì vậy nổ ra giòn giã, sảng khoái
hơn, ý nghĩa phê phán cũng vì vậy mà thấm thía, sâu sắc hơn
1.2.2 Văn học trào phúng
Một trong những loại hình văn học lấy cái hài làm tiêu chí hàng đầu, là
yếu tố không thể vắng mặt nhằm chuyển tải những thông điệp thẩm mỹ, đó
chính là văn học trào phúng Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi chủ biên định nghĩa: “Trào phúng là một loại đặc biệt của sáng tác văn học và đồng thời cũng là một nguyên tắc phản ánh nghệ thuật, trong đó, các yếu tố của tiếng cười mỉa mai, châm biếm, phóng đại,
khoa trương, hài hước được sử dụng để chế nhạo, chỉ trích, tố cáo, phản kháng những cái tiêu cực, xấu xa, lỗi thời, độc ác trong xã hội” [12, tr.306]
Văn học trào phúng bao hàm một lĩnh vực rộng lớn, với những cung bậc cái hài khác nhau, từ những truyện cười, truyện thiếu lâm đến tiểu thuyết, từ các vở hài kịch cho đến những bài thơ trào phúng, châm biếm Đó là một khái niệm bao trùm lĩnh vực văn học của tiếng cười Trong văn học trào
Trang 27phúng, tiếng cười được thể hiện ở nhiều sắc thái, đó không đơn thuần là tiếng cười để mua vui, giải trí mà còn là thứ vũ khí chủ đạo và đắc lực Đằng sau tiếng cười phải là sự phê phán một vấn đề có ý nghĩa xã hội Tiếng cười ấy hướng vào tất cả những gi gọi là xấu xa, đê tiện, giả dối, có ý nghĩa tiêu cực trong xã hội, làm băng hoại giá trị đạo đức, nhân cách con người, cản trở bước tiến của xã hội loài người Tiếng cười trào phúng, do vậy, bao g1ờ cũng là tiếng cười của trí tuệ, của công lý và chính nghĩa Secnưsepxkl có nói “khi cười cái
xấu, chúng ta trở nên cao hơn nó” [10, tr.130]
Văn học trào phúng luôn hướng ngòi bút của mình tấn công, phê phán cái xấu bằng một xúc cảm thẩm mĩ đặc biệt Nhưng không phải bất cứ cái xấu nào cũng đều là đối tượng của văn học trào phúng Đó phải là những cái xấu, cái
tiêu cực về đạo đức, nhân cách, về lối sống, những cái không phù hợp với hoàn
cảnh bình thường xung quanh, lại được che đậy dưới một vỏ bọc tưởng là tốt dep, có ý nghĩa
Lý luận mỹ học chia mâu thuẫn trào phúng ra hai cấp độ lớn và gắn liền với nó là các đối tượng tương ứng, bao gồm:
Thứ nhất, “loại mâu thuẫn do không hài hoà, không tương xứng, không cân đối giữa những mặt nào đó trong một con người hay một hiện tượng xã hội
so với những hiện tượng bình thường của cuộc sống, những biểu hiện lệch lạc
nhất thời so với những chuẩn mực đạo đức thẩm mĩ của xã hội” [10, tr.122] Thứ hai, “loại mâu thuẫn mang tính chất đối kháng được bắt nguồn từ bản
chất sâu xa của đối tượng với những lý tưởng xã hội - thẩm mĩ tiến bộ và các
Trang 28giả, vào cảm nhận chủ quan của người đọc và những điều kiện khách quan như: yếu tố thời đại, trình độ nhận thức, địa vị xã hội
Từ xưa đến nay nền văn học nhân loại vẫn lưu giữ và truyền tụng nhiều tác phẩm trào phúng, nhiều vở hài kịch kinh điển gắn liền với những tên tuổi
như Xecvantex, Rabơle, Môlie Đặc biệt là Môlie, nhà hài kịch vĩ đại Pháp Môlie nổi tiếng không chỉ vì nghệ thuật xây dựng tính cách mà còn vì nghệ thuật gây cười bậc thầy Với sự tinh tế, nhạy cảm của người nghệ sĩ tài ba, ông
đã phát hiện ra khía cạnh hài hước trong các hiện tượng, tính cách — kể cả những đối tượng có vẻ trang trọng, tôn nghiêm, đáng kính; khám phá ra được những mâu thuẫn kín đáo, những nét kệch cỡm trong cái xã hội đang lỗi thời dần, đáng cười để mà tống tiễn nó vào quá khứ
Nằm trong nguồn mạch chung của văn chương thế giới, với sự phát huy
cá tính sáng tạo độc đáo, các tác giả trào phúng Việt Nam cũng đã tạo cho mình một vị trí riêng trong lịch sử văn học dân tộc Những Hồ Xuân Hương,
Nguyễn Khuyến, Tú Xương là những tên tuổi nổi bật trong văn học trung
đại Đặc biệt, giai đoạn văn học 1930 — 1945 xuất hiện một loạt các cây bút văn xuôi, thơ, báo chí có tài năng, tạo nên bộ phận văn học trào phúng khá
phong phú như: Ngô Tất Tố, Tam Lang, Tú Mỡ, Đồ Phồn, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng Qua tác phẩm của mình, các tác giả đã làm nổi bật
thực trạng xã hội Việt Nam trước cách mạng - cái xã hội mà Vũ Trọng Phụng
33 có
thường gọi là “khốn nạn”, “chó đều”, “vô nghĩa lí”, trong đó kẻ giàu có, quyền thế đầy mưu mô xảo quyệt ức hiếp, bóc lột người nghèo, thanh niên nam nữ đua đòi, chạy theo lối sống Âu hoá một cách lố lăng, kệch cỡm, mọi giá trị đạo đức truyền thống bị chà đạp, xới tung bởi sự giả dối, lừa bịp, những mâu thuẫn trớ trêu, những nghịch cảnh, Tất cả những thói tật, các mặt xấu đáng khinh, đáng cười đó đã trở thành đối tượng, thành nguồn cảm hứng cho người nghệ sĩ khám phá, phát huy cái sở trường hài hước, sáng tạo nên những tác
phẩm có giá trị
Trang 29Như vậy, trong nền văn học nước nhà, văn học trào phúng là một dòng chảy, khởi nguồn từ văn học dân gian, phát triển mạnh mẽ ở văn học viết, được tiếp sức bởi nhiều cây bút tài năng, trong đó, Nguyễn Công Hoan và Vũ Trọng
Phụng là những tên tuổi sáng giá
1.3 Vài nét về truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan và tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng
1.3.1 Truyên ngắn trào phúng của Nguyên Công Hoan
Là một trong những đại biểu ưu tú của trào lưu văn học hiện thực phê phán, Nguyễn Công Hoan để lại cho hậu thế một di sản dày dặn, với nhiều thể loại như tiểu thuyết, truyện ngắn, hồi kí Tuy nhiên, truyện ngắn, đặc biệt là
truyện ngắn trào phúng là thể loại thành công nhất của ông Có thể nói, đây là phần tinh tuý nhất, làm nên gương mặt độc đáo của nhà văn Điều này đã được
nhiều nhà nghiên cứu khẳng định Trong cuốn Nhà văn hiện đại, Vũ Ngọc
Phan viết: “Nguyễn Công Hoan sở trường về truyện ngắn hơn truyện dài Ở các truyện ngắn, ông tỏ ra là một người kể chuyện rất có duyên Phần nhiều, truyện của ông linh động lại có nhiều cái bất ngờ, làm người đọc khoái trá vô cùng” [50, tr.104]
Quả thật, với sự nhạy bén của mình, Nguyễn Công Hoan đã tạo nên những tiếng cười từ những phát hiện hết sức tính vi ở những sự việc, hiện
tượng tưởng như nhỏ nhặt, tủn mủn Từ đó, bằng nghệ thuật trào phúng hấp dẫn, ông đã khái quát và liên hệ với những vấn đề đang diễn ra một cách nóng
bỏng, gay gắt trong xã hội Trong truyện ngắn trào phúng, ông hướng ngòi bút đến nhiều đối tượng: từ bọn địa chủ quan lại, bọn người tư sản, nhà giàu đến
những người thuộc tầng lớp nhà nho lỗi thời và có khi là cả những người dân lao động nghèo khổ Mức độ trào phúng ở mỗi đối tượng, mỗi tác phẩm cũng
có những sắc thái, cung bậc khác nhau, thể hiện những thái độ khác nhau của
tác giả Có truyện khôi hài với nụ cười nhẹ nhàng như Bộ ấm chén cổ, ngộ
nghĩnh như Nỗi lòng ai tổ, có truyện châm biếm, mỉa mai sâu sắc như Xin chit
Trang 30cụ nghè, hay giễu cợt, tố cáo mạnh mẽ như Tôi f tử Lắm lúc, chất trào phúng được nâng lên mức đã kích cay độc, gây cho người đọc thái độ phẫn nộ, khinh miệt hơn là hài hước, giễu cot như Thị người chết, hoặc chỉ cười bóng gió, ngụ ngôn, điểm huyệt hơn là công phá như Đào kép mới Lại có lúc,
tiếng cười như lắng đọng thấm lẫn vào bên trong, nhưng cay đắng, xót xa như
Ngựa người và người ngựa
Có thể nói, truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan đã mở ra một thế giới nghệ thuật mới lạ, hấp dẫn Một thế giới đa dạng, phong phú như một “bách khoa toàn thư”, như một “tấn trò đời” thâu tóm cái xã hội phong kiến nửa thực
dân ở Việt Nam nửa đầu thế ki XX Một xã hội chẳng khác gì một sân khấu
hài kịch, mà với Nguyễn Công Hoan, tất cả mọi giá trị từ đạo lý, công lý, lòng
thương, tình phụ tử, nghĩa vợ chồng đều đã trở thành trò hề Tất cả đều được ông nắm bắt và thể hiện sắc nét trong các trang truyện Nhà nước diễn trò my dân (Đào kép mới, Tỉnh thân thể dục) Quan lại làm trò công minh (Thật là phúc) Đàn bà diễn trò tiết hạnh (Một tấm gương sáng) Con cái diễn trò báo hiếu (Báo hiếu: trả nghĩa cha, Báo hiếu: trả nghĩa mẹ) Kẻ giàu có, quyền thế
chơi trò lường gạt (Hé 7 Hé! Hé!) Trò ăn xin (Cái vốn để sinh nhai) Trồ nữ
công (Danh lợi lưỡng toàn) Trò ăn cắp (Cụ chánh bá mất giày, Đồng hào có ma) Trò tự tử (Tói tự tử ) Thật là cả một thế giới làm trò Chính từ những trò
hề trên sân khấu cuộc đời ấy mà toát lên bản chất thực của những kẻ diễn trò, toát lên “sự trống rỗng và sự vô nghĩa được che đậy bằng cái vỏ huênh hoang hào nhoáng, tự cho rằng có nội dung và ý nghĩa thực su” (Secnusep ki) Đó chính là “chất muối hài mặn mòi” (chữ dùng của Nguyễn Thanh Tú) — hạt
nhân trào phúng — chất hài Nguyễn Công Hoan
Đặc biệt, bằng sự am hiểu sâu sắc đối tượng, Nguyễn Công Hoan đã lách sâu ngòi bút trào phúng của mình, phanh phui mổ xẻ những xấu xa, ti tiện, đồi
bại đã trở thành bản chất của cả một xã hội Cái xã hội tối tăm, mục rỗng, hỗn
loạn, thiếu một nền giáo dục đạo đức luân lí chính thống nên con người bị tha
Trang 31hoá, bị vật hoá, bị đánh mất nhân tính một cách thảm hại Con người bị phơi ra với tất cả sự xấu xí, trống rỗng, vô hồn, vô cảm, đê tiện, thấp hèn Những kẻ tha hoá ấy chủ yếu thuộc tầng lớp trên của xã hội — tầng lớp “phụ mẫu chi
Am”?
dân”, là rường cột của xã tắc: quan lại, ông chủ, bà chủ - những kẻ chuyên đeo
mặt nạ dé lam tro bi 6i, dé tiện Nhà văn tố cáo sự déu cáng, tàn bạo của bọn
quan lại, bọn giàu có bằng cách lột mặt nạ, xé toạc những thứ mĩ miều che đậy
chúng Chính những kẻ “mũ cao áo dài” ấy lại ăn cắp đê tiện nhất, trắng trợn
nhất Quan ức hiếp lương dân, bóp nặn từng hào vì những luật lệ vô lý Quan
ăn cướp của dân ngay giữa chốn công đường uy nghiêm Quan lớn bắt chẹt
quan bé Quan đánh vợ, bắt vợ đi ngủ với quan trên làm quà lễ tết nhằm dọn
đường mua quan bán tước mà còn lớn miệng quát tháo: “luân lý để đâu, giáo dục để đâu” (Xuất giá tòng phu) Quan bà thì lần hồi trèo hết lên giường này
giường khác để mua về cái bằng “danh tiết khả phong” lưu danh hậu thế và
làm gương sáng cho chị em phụ nữ Những ông chủ, ông cai mới phất thì ăn chơi xa hoa, coi mạng người như cỏ rác, những nhà tư bản kếch xù tiền ngàn bạc vạn nhưng coi khinh đạo lý truyền thống tốt đẹp, đối đãi với cha mẹ chẳng bằng người ăn kẻ ở, chúng chỉ mưu cầu danh hiếu chứ không hiếu thảo, sẵn sàng giết mẹ rồi làm trò đám ma cho mẹ cực to để được tiếng hiếu (Báo hiếu: tra nghia me)
Không chỉ bọn nhà giàu, quan lại làm trò bi tha hoá mà những lớp người khác cũng không nằm ngoài cái trục quay của xã hội Sự tha hoá của lớp người này xuất phát từ cuộc sống nghèo đói Quả thực, cái đói, cái nghèo đã làm cho con người không còn biết liêm sĩ, kẻ vô hoc thi nay sinh tâm lí liều lĩnh, đám trí thức như bốn văn sĩ trong Cái tết của những nhà đại văn hào thì tự hạ thấp nhân cách đi “ăn chực” ở nhà người khác, đứa trẻ ăn mày trong Cái vốn để sinh nhai lấy làm giận vì mình còn lành lặn nên phải tự huỷ hoại bản thân
mình thành què quặt để có thể ăn xin dễ hơn
Trang 32Có thể thấy, trong thế giới truyện ngắn của mình, xuất phát từ cách nhìn đời chỉ là một sân khấu hài kịch, nhìn con người trên tinh than giai cấp, con người tha hoá nhân tính, Nguyễn Công Hoan đã có thái độ tiếp cận cuộc sống một cách hết sức suồng sã, xoá bỏ mọi khoảng cách, ngôi thứ, đạp đổ mọi tôn
ti, trật tự, bóc trần mọi giáo lý giả tạo để trơ ra “một thế giới lộn trái” trên những trang viết đậm chất hài hước Cũng với cách nhìn con người và cuộc sống chỉ có hai mặt thật gia ma trong giai đoạn hiện thực phê phán trước cách mạng, ông đã tạo cho mình một cách viết gây thật nhiều ấn tượng, những truyện của ông có sức tố cáo mạnh mẽ Hơn thế, với con mắt vừa cực đoan vừa trào lộng, ông “đã tạo nên phong cách truyện ngắn vô cùng độc đáo, đứng riêng một mình miếng đất và không hề giống một ai” [47, tr.206] Một phong cách truyện ngắn, như nhận xét của Nguyễn Đăng Mạnh: “không thiên về lối thâm trầm kín đáo Ông thích bốp chát đánh vỗ ngay vào mặt đối tượng Tiếng cười đã kích của Nguyễn Công Hoan vì thế là những đòn ác liệt Một phong cách trào phúng bạo khoẻ rất gần với nghệ thuật dân gian” [47, tr.164]
Một điều dễ nhận thấy, trong khi viết truyện ngắn, Nguyễn Công Hoan tỏ
ra là người có nhiều khả năng và kinh nghiệm Truyện của ông thường rất
ngắn, có kết cấu chặt chẽ, có kịch tính Cốt truyện thường được dẫn dắt một
cách có nghệ thuật để hấp dẫn người đọc Kết thúc thường đột ngột, bất ngờ Mỗi truyện như một màn hài kịch có giới thiệu, thắt nút và mở nút Về văn phong, ông thường sử dụng những lời văn khúc chiết, giản dị, đăc biệt cách sử dụng ngôn ngữ rất linh hoạt Chính nghệ thuật sử dụng ngôn từ là một trong những yếu tố cơ bản nhất, quan trọng nhất làm nên thành công cho truyện ngắn trào phúng Nguyễn Công Hoan Trong tác phẩm của ông có cả một kho tàng thủ pháp tạo tiếng cười bằng ngôn ngữ như: đưa ngôn ngữ bình dân, suồng sã vào truyện, cách nói mập mờ, nước đôi đa nghĩa; lối chơi chữ; nghệ thuật so sánh ví von
Trang 33Chính bởi những lẽ đó mà truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan đã được đông đảo bạn đọc trong và ngoài nước hào hứng đón nhận, yêu thích Ở trong nước, trên 200 truyện ngắn của nhà văn đã được tuyển chọn, xuất bản và tái bản nhiều lần Ở nước ngoài, theo thống kê của Lê Thị Đức Hạnh, ngay từ những năm sáu mươi, truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan đã được chọn lọc, dịch và giới thiệu ra nhiều thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Bungari, Hungsari, Cộng hoà dân chủ Đức, Ấn Độ, Tây Ban Nha, Trung Quốc và cả quốc tế ngữ [47, tr.40] Truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan quả
là một “đặc sản” của nền văn học hiện thực Việt Nam, góp phần làm nên sự đa
dạng, đặc sắc cho văn học dân tộc
1.3.2 Tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng
Số đỏ là một cuốn tiểu thuyết trào phúng nổi tiếng của nhà văn Vũ Trọng
Phụng Tác phẩm vừa giàu ý nghĩa thực tiễn, thể hiện được sắc thái của thời
đại, đồng thời bộc lộ rõ nét cá tính sáng tạo độc đáo của nhà văn
Ngay từ những trang đầu tiên đăng trên Hà Nội báo (1936), nó đã thực sự thu hút được sự chú ý của người đọc, tạo được tiếng vang lớn trên diễn đàn văn
học Số đỏ như một mũi tên sắc nhọn bắn thẳng vào những ung nhọt của xã hội
Việt Nam đầu thế kỉ XX Nó là một chuỗi cười dài, cười nhạo vào những cái
nhố nhăng, kệch cỡm, những cái tân thời nhưng trống rỗng và dị hợm đang lũng đoạn cả một xã hội trong một gia1 đoạn lịch sử đầy biến động
Bằng tài năng và tâm huyết của mình, trong tác phẩm Số đỏ, Vũ Trọng Phụng đã dựng lên những con người, những mảnh đời, những số phận đang quay cuồng, trong một thế giới đảo điên, cuồng loạn Từ bà Phó Đoan, ông Van Minh, ông TYPN đến cụ cố Hồng hay, từ Xuân Tóc Đỏ đến sư cụ Tăng Phú, vị đốc tờ Trực Ngôn hay những cảnh sát đường phố MinÐơ, MinToa tất cả đều là những con rối giữa cái xã hội vừa dâm vừa đểu, vừa xảo trá Trong đó, hình tượng đặc sắc nhất, được tác giả chú tâm nhào nặn nhất chính
là nhân vật Xuân Tóc Do
Trang 34Xuân Tóc Đỏ vốn dĩ làm nghề nhặt ban quần vợt ở hội quán thể thao,
thân thế của hắn chẳng lấy gì làm “to tát” lắm: một đứa trẻ mồ côi từng sống bằng đủ hạng nghề trèo me, hái sấu, bán phá xa, nhật trình, chạy ở rạp hát,
thổi loa quảng cáo thuốc lậu được hấp thụ và giáo dục bởi những luân lý vỉa
hè Hà Nội Xuân chẳng khác mấy những kẻ du côn, ma cà bông thuộc tầng lớp dưới đáy xã hội Đang lúc rơi vào tình thế bị đát: bị đuổi khỏi hội quán vì tội
nhìn trộm me Tây thay đồ và bị bắt giam vào đồn cảnh sát vì tội đánh người,
Xuân được bà Phó Đoan — một me Tây goá dâm đãng, đã từng thủ tiết với hai đời chồng — ra tay cứu vớt Từ đây cuộc đời của Xuân hoàn toàn thay đổi Hắn được giới thiệu đến tiệm may của vợ chồng Văn Minh, tham gia vào quá trình
Âu hoá bắt đầu dự một phần vào việc “ cải cách xã hội”, có trách nhiệm về việc xã hội “văn minh hay dã man” Hắn trở thành “Giáo sư quần vợt” huấn luyện cho bà Phó Đoan và Văn Minh vợ, được Văn Minh giới thiệu là “sinh viên trường thuốc”, là “Đốc tờ Xuân” Thế là từ một tên ma cà bông, Xuân ngẫu nhiên bước vào môi trường mới giao thiệp với những nhân vật thuộc xã hội thượng lưu như hoạ sỹ TYPN, đốc tờ Trực Ngôn, nhà chính trị Bảo Hoàng Giô dép Thiết ., được cô Tuyết — con gái cụ cố Hồng, em gái Văn Minh mê
như điếu đổ và rủ đi khách sạn Bồng Lai để được mang tiếng hư hỏng với
Xuân Xuân tóc đỏ còn được bà Phó Đoan mời làm nhà giáo dục cho Cậu Phước “con giời con phật” của bà, được nhà sư Tăng Phú mời làm cố vấn cho báo Gõ mõ cổ động việc chấn hưng Phật giáo Càng ngày, Xuân tóc đỏ càng được mọi người kính nể và kiêng sợ, sự ngây thơ của hắn được coi là nhũn nhặn, hắn càng khinh người thì càng được kính trọng Đến khi vô tình gây ra cái chết của Cụ tổ danh tiếng Xuân tóc đỏ ngày càng lừng lẫy Sau đó Xuân tóc đỏ được Văn Minh đem đi đăng ký làm tài tử quần vợt, tham gia giải vô địch trong dịp vua Xiêm sang thăm Bắc Kỳ Bằng mưu kế Xuân được cử ra thi đấu với quán quân quần vợt Xiêm la Khi trận đấu đang diễn ra quyết liệt thì Xuân được lệnh phải thua để tránh thảm hoạ chiến tranh Cuộc thi đấu mang
Trang 35tính chất lịch sử đó đã đem lại vinh quang cho Xuân, biến hắn trở thành một bậc vĩ nhân, một anh hùng cứu quốc, một nhà hùng biện với những lời lẽ hùng hồn hống hách trước một đám công chúng ngu dại của một đất nước đang trên đường tiến hoá Và với những việc làm này mà Xuân tóc đỏ được phủ toàn quyền tặng Bắc đầu bội tinh, được hội Khai trí tiến đức mời vào hội, được cu
Cố Hồng sung sướng hãnh diện gả con gái cho
Có thể thấy trong tiểu thuyết Số đở, Vũ Trọng Phụng đã dựng nên một xã
hội hài hước, trong đó ai cũng buồn cười, ngớ ngẩn, ngô nghê, lố bịch giống
những anh hề trên sân khấu cuộc đời Mặt khác, sáng tạo thế giới nghệ thuật
như vậy, mục tiêu trào phúng của tác giả là lên án gay gắt cái xã hội tư sản thành thị Việt Nam đang chạy theo lối sống văn minh rởm hết sức lố lăng đồi bại đương thời Tác giả đã đả kích cay độc các phong trào Âu hoá, thể thao, giải phóng phụ nữ, văn minh, tiến bộ; đả kích phong trào Thơ mới lãng mạn,
khuynh hướng nghệ thuật “hũ nút”; đả kích những tổ chức do thực dân đỡ đầu
như Hội chấn hưng phật giáo, Hội khai trí tiến đức, tới cả bộ máy chính quyền thực dân, từ bọn cảnh sát đến phủ toàn quyền, thậm chí các quan toàn quyền,
thống sứ, vua ta, vua Xiêm cũng bị đưa lên cái sân khấu trò hề Số đỏ Đồng
thời, trong tác phẩm tác giả đã hí họa, biếm họa một loạt nhân vật sống động:
me Tây, chủ tiệm may, cụ cố Hồng hủ lậu, Victo Ban, Đốc tờ Trực Ngôn, nhà chính trị Bảo Hoàng Giôdép Thiết, lang băm, nhà sư Trong đó Xuân Tóc
Do là một phóng đại nghệ thuật rất sống động Xuân Tóc Đỏ là kết tinh, là điểm hội tụ tập trung của mọi thói tật, tệ nạn xã hội, nhưng mỉa mai thay chính những gì đốn mạt, bẩn thỉu Xuân Tóc Đỏ thu lượm được trong quảng đời lăn
lóc dưới đáy xã hội đã nâng hắn lên, cung kính đặt hắn vào thế giới giàu sang,
danh giá nhất Hà Thành Và rồi, Xuân Tóc Đỏ cứ nhảy những bước dài trên con đường danh vọng Chỉ trong vòng năm tháng, Xuân từ một kẻ vô học, một tên lưu manh bỗng trở thành một người trí thức, một nhà cải cách xã hội, một
vĩ nhân cứu quốc, một bậc thượng lưu Sự phóng đại của Vũ Trọng Phụng
Trang 36quả là quá sức tưởng tượng, nhưng không ai cảm thấy là vô lý Xuân Tóc Đỏ
là một điển hình sinh động, có sự phát triển hợp với lô gíc nội tại - một nhân
vật phóng đại nhưng hoàn toàn chân thật
Sự ra đời của tiểu thuyết Số đỏ đã đem lại một luồng gió mới cho đời sống
văn học Tác phẩm được các nhà phê bình, nghiên cứu đánh giá là một kiệt
tác Không chỉ có giá trị sâu sắc về mặt nội dung, mà về phương diện nghệ
thuật, nhất là nghệ thuật trào phúng, tác phẩm cũng đã gặt hái được những thành công đáng kể Vũ Trọng Phụng tỏ rõ sự sắc nét của mình trong việc lựa chọn đối tượng trào phúng, nghệ thuật xây dựng tình huống trào phúng và việc
sử dụng ngôn ngữ trào phúng Có thể nói, mỗi chương sách của cuốn tiểu
thuyết “vô tiền khoáng hậu” này được tổ chức như một màn hài kịch chứa đựng một mâu thuẫn, một xung đột trào phúng Chẳng hạn như cảnh một đồn cảnh sát buồn đến ngao ngán vì không có người biên phạt (Chương I); Cảnh
hai thầy lang băm cãi nhau ở nhà cụ cố Hồng (Chương VII); Cảnh Xuân Tóc
Đỏ liếng thoáng đọc bài thơ “tứ thời giải cảm” mà bỗng nhiên trở thành thi sĩ (Chương X); Cảnh đám ma cụ Tổ vui như ngày hội, đúng là ngày “Hạnh phúc của một tang gia” (Chương XYV); Cảnh Xuân tặng bằng “Tiết hạnh khả phong” cho bà Phó Đoan, cảnh cụ cố Hồng tức tối vì không ai chịu đấm vào mặt mình cho được xứng đáng là một ông bố vợ chân chính (Chương XX)
Về ngôn ngữ, tác giả đã sử dụng “một hệ thống ngôn từ đặc sắc mang
tính xã hội và tính lịch sử cụ thể” [46,tr.460] nhằm tái hiện lại không khí thời đại, nhằm khắc hoạ tính cách nhân vật, cá thể hoá nhân vật bằng chính giọng
điệu của chúng và lột trần bộ mặt thật của chúng sau lớp mặt nạ hào nhoáng
được tô điểm bằng tiền bạc và quyền uy, trí thức, văn minh Nổi lên trong tác
phẩm là những cấu trúc ngôn từ nghịch lý, tương phản, pha trộn nhiều phong cách mà rõ nhất là lớp “ngôn từ đô thị”, “gồm những đơn vị xô đẩy nhau, xung đột nhau, chửi bới nhau, gồm những lí luận phi lý, những lí thuyết bát nháo,
Trang 37đầu Ngô mình Sở, những luận điểm đạo đức lộn nhào, những hiểu lầm, những
câu đặt rối ren ga mờ, ngu ngốc ” [4ó, tr.440]
Tất cả những phương diện nghệ thuật này đã tạo ra một hiệu quả lớn
trong việc gây cười Tiếng cười hả hê, khoái trá, phủ định cả một xã hội trưởng
giả thành thị hết sức thối nát, giả dối, dâm ô, đều cáng, lố lăng và rởm hợm,
chỉ biết chạy theo tiền và lối sống ăn chơi đổi bại, không còn chút đạo lý và tình nghĩa ở đời Đó là cái xã hội “khốn nạn”, “chó đểu” như cách nói quen
thuộc của tác giả Chính vì thế, tác phẩm Số đỏ đạt tới trình độ phổ quát, nó trở thành tiếng nói lên án phê phán một loạt thói rởm, tật xấu có thể trở thành phổ
biến ở mọi chế độ xã hội
Với trình độ tiểu thuyết già dặn, bút pháp châm biếm đặc biệt sắc sảo, Số
đỏ là một trong những thành tựu nghệ thuật đặc sắc của văn xuôi Việt Nam
hiện đại, nhất là trong thể loại tiểu thuyết trào phúng Nó thực sự là tiếng cười
lớn, một chuỗi cười dài “không ai bắt chước được, không ai theo kịp được” (Vũ Bằng ) của một nghệ sĩ đầy tài năng — nhà văn trào phúng bậc thầy Vũ Trọng Phụng
Trang 38Chuong 2
SO SÁNH TÍNH CHẤT TRAO PHUNG CUA NGON NGU KE CHUYEN
VA NGON NGU NHAN VAT Ở TRUYEN NGAN NGUYEN CONG HOAN
VA TIEU THUYET S6 DO CUA VU TRONG PHUNG
2.1 So sánh ngôn ngữ kể chuyện trong truyện ngắn của Nguyễn Công
Hoan và tiểu thuyết Số đổ của Vũ Trọng Phụng
2.1.1 Ngôn ngữ kể chuyện trong tác phẩm trào phúng
Ngôn ngữ là chất liệu, là phương tiện biểu hiện mang tính đặc thù của văn học Tuy nhiên, ở từng thể loại văn học nhất định, chúng lại có cách thức
tổ chức riêng Nếu như kịch chủ yếu sử dụng ngôn ngữ đối thoại, thơ trữ tình
dùng ngôn ngữ để bộc lộ cảm xúc, thì lời tự sự thực chất là lời kể chuyện
Ngôn ngữ trần thuật là ngôn ngữ nhà văn dùng để miêu tả bối cảnh, nhân vật, kết cấu tác phẩm, xây dựng cốt truyện, trong đó bao gồm ngôn ngữ kể chuyện
và ngôn ngữ nhân vật
Ngôn ngữ kể chuyện chính là ngôn ngữ của nhân vật kể chuyện, ngôn
ngữ của vai kể, là lời kể, lời dẫn chuyện, có nhiệm vụ thuật lại những diễn biến của câu chuyện cho người đọc, thuyết minh, dẫn dắt người đọc vào tình huống
cụ thể và xem xét đánh giá các nhân vật, sự kiện Trong truyện, người kể có
thể là nhân vật có tên tuổi, chứng kiến hoặc tham gia vào các biến cố của câu chuyện, cũng có thể là nhân vật vô nhân xưng, không có tên tuổi, không được miêu tả trong tác phẩm, nhưng sự tồn tại của nó hoàn toàn có thể cảm nhận
được thông qua hoạt lực của lời trần thuật, qua cái nhìn được biểu hiện ra bằng lập trường đạo đức, quan niệm thẩm mỹ, cách đánh giá đối với các nhân vật,
tâm bao quát các sự kiện trong các tác phẩm Đây chính là kiểu vai kể trong
tiểu thuyết Số đỏ và các truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan
Ngôn ngữ kể chuyện chiếm một vị trí hết sức quan trọng trong tác phẩm
tự sự Nó đóng vai trò tổ chức đối với ngôn ngữ toàn tác phẩm, nó là phương
Trang 39tiện để bộc lộ chủ đề và tư tưởng tác phẩm, để khắc hoạ tính cách nhân vật, để dẫn dắt quá trình phát triển của cốt truyện, để thực hiện nhiệm vụ kết cấu tác phẩm, do vậy, nó tác động rõ rệt đến thái độ của người đọc đối với đối tượng được miêu tả trong tác phẩm Đặc biệt, thông qua ngôn ngữ kể chuyện, người
đọc có thể nhận biết phong cách, giọng điệu, cá tính sáng tạo của tác giả Nhờ
đó, chúng ta có thể xác định được đâu là nhà văn lãng mạn, đâu là nhà văn hiện thực, đâu là nhà văn trữ tình, đâu là nhà văn trào phúng
Mỗi một nhà văn, nhất là những nhà văn lớn, có phong cách, thường có
những thủ pháp, nghệ thuật kể và ngôn ngữ kể riêng biệt Họ luôn có ý thức
làm mới mình, khẳng định mình, tạo cho mình một cách nói, cách diễn đạt
riêng không lặp lại, không bất chước người khác Ngôn ngữ kể chuyện trong tác phẩm tự sự có nhiều sắc thái thẩm mĩ phong phú Có khi lời kể đậm chất trữ tình (ví dụ lời kể trong truyện ngắn Thạch Lam), có khi lời kể thiên về miêu tả khách quan, phân tích tâm lí nhân vật (ví dụ lời kể trong tác phẩm của Nam Cao) Với tác phẩm trào phúng, lời kể thường mang tính hài hước, giễu
cợt, châm chọc, đả kích tuỳ vào thái độ cụ thể của nhà văn đối với đối tượng
được miêu tả Năng lực của nhà văn trào phúng được thể hiện rõ nét qua lời kể
Ở những tác phẩm xuất sắc, lời kể thường rất linh hoạt, biến hoá, cầm giữ tiết tấu câu chuyện, gây nên những tiếng cười ở người đọc Dĩ nhiên, để có được điều này, đòi hỏi ở nhà văn khả năng vận dụng ngôn ngữ, sử dụng các thủ
pháp nghệ thuật một cách nhuần nhuyễn Về điểm này cả Nguyễn Công Hoan
và Vũ Trọng Phụng đã tỏ ra già dặn, cao tay
2.1.2 Ngôn ngữ kể chuyện với việc xây dựng mâu thuẫn trào phúng và tình huống trào phúng trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan và tiểu
thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng
Nguyễn Công Hoan và Vũ Trọng Phụng được biết đến không chỉ với tư
cách là nhà văn hiện thực xuất sắc mà còn là những cây bút trào phúng bậc thầy Tác phẩm của họ không chỉ phơi bày thực trạng xã hội đương thời, mà
Trang 40còn khiến người ta phải bật cười bởi những cái nhố nhăng, kệch cỡm Điều đó
có được một phần nhờ cách thức sử dụng ngôn ngữ Cái tài của Nguyễn Công Hoan và Vũ Trọng Phụng là họ đã biến ngôn ngữ toàn dân thành thứ ngôn ngữ trào phúng mang đậm dấu ấn riêng của mình - một thứ ngôn ngữ kể chuyện độc đáo, có vai trò hết sức to lớn trong việc tạo ra hiệu quả tiếng cười
Có thể nói, trong tác phẩm trào phúng, tiếng cười chỉ có thể bật ra trong
khi những mâu thuẫn trào phúng được bộc lộ trong những tình huống trào
phúng nào đó Tình huống trào phúng là cách tổ chức tình tiết làm nổi bật mâu
thuẫn trào phúng Nó được tạo nên từ những điều bất bình thường, trong những hoàn cảnh mang tính chất phi lý, trái khoáy, ngược đời Trong truyện ngắn
Nguyễn Công Hoan và tiểu thuyết Số đở của Vũ Trọng Phụng, mâu thuẫn trào
phúng và tình huống trào phúng luôn gắn bó chặt chế với nhau
Khảo sát truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, chúng tôi thấy nhà văn thường
sử dụng những mâu thuẫn giữa nội dung và hình thức để làm bật lên những tiếng cười trong tác phẩm Có khi đó là mâu thuẫn giữa cái bản chất bên trong
và biểu hiện bên ngoài: bề ngoài tỏ ra tốt đẹp, có ý nghĩa, nhưng thực chất bên trong lại xấu xa, vô nghĩa Chẳng hạn như cụ Chánh Bá ngoài miệng liêm khiết “chúa ghét thói gian giảo” nhưng lại mang trong mình bản chất kẻ ăn cắp, bày ra trò mất giày để kiếm đôi giày mới (Cụ Chánh bá mất giày) Một bà chủ và vợ quan lớn bề ngoài tỏ ra danh tiết nhưng thực chất bên trong lại hết sức dâm đãng (Bà chủ mất trộm, Đàn bà là giống yếu, Một tấm gương sáng) Quan huyện dáng vẻ uy nghi sang trọng nhưng lại ăn cắp của dân một cách
trắng trợn, ti tiện (Đồng hào có ma) Vợ chồng ông chủ hãng ô tô Con Cop td
ra đại hiếu nhưng thực chất là đại bất hiếu (Báo hiếu: trả nghĩa cha, Báo hiếu: trả nghia me)
Có khi đó là mâu thuẫn giữa phúc và hoạ Nhân vật trào phúng trong những tác phẩm loại này thường được mô tả như những người gặp được điều may mắn, hạnh phúc nhưng thực ra lại gặp phải những tai hoạ khôn lường