Cái đói trong truyện ngắn nguyễn công hoan và truyện ngắn nam cao trước 1945 luận văn thạc sỹ ngữ văn

140 2.1K 8
Cái đói trong truyện ngắn nguyễn công hoan và truyện ngắn nam cao trước 1945 luận văn thạc sỹ ngữ văn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH Nguyễn Văn Chiến CÁI ĐÓI TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN CÔNG HOAN TRUYỆN NGẮN NAM CAO TRƯỚC 1945 LUẬN VĂN THẠCNGỮ VĂN Vinh - 2011 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Nguyễn Công Hoan Nam Cao là những nhà văn hiện thực phê phán xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại. Nguyễn Công Hoan được xem như người đặt nền móng xây những viên gạch đầu tiên cho trào lưu hiện thực Việt Nam đầu thế kỷ XX. Giới phê bình ngày ấy đã đặt cho ông nhiều tên khác nhau “Nhà văn hiện thực xã hội”, “Nhà văn tả chân”, “Nhà văn trào phúng hài hước”, “Nhà văn dân nghèo” .[1;52] Từ tập truyện ngắn Kép Tư Bền ra đời 1935 tên tuổi của ông đã được khẳng định trên văn đàn, truyện ngắn của ông đã được đóng đinh trong lòng bạn đọc. Lịch sử văn học hiện thực phê phán sẽ không đạt được những thành tựu rực rỡ, không đầy đủ nếu thiếu Nguyễn Công Hoan có thể hàng loạt những cây bút hiện thực xuất sắc thế hệ sau như Nguyên Hồng, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Kim Lân… cũng sẽ không xuất hiện. Nếu Nguyễn Công Hoan được ví như thế hệ nhà văncông mở đường thì Nam Cao được xem là người có công đưa văn xuôi hiện thực lên một tầm cao mới. Những sáng tác của Nam Cao có thể xem là đỉnh cao của văn học hiện thực Việt Nam đầu thế kỷ XX, đưa truyện ngắn hiện thực Việt Nam có thể sánh ngang với truyện ngắn hiện thực của một số nước có truyền thống văn học lâu đời trên thế giới. 1.2. Cũng như Nguyễn Công Hoan, ngòi bút của Nam Cao luôn hướng tới tầng lớp bình dân thấp cổ bé họng, nói thay tiếng nói, thay nỗi đau của họ. Trong sáng tác của mình đặc biệt là sáng tác trước cách mạng tháng Tám Nam Cao đã có những trang viết thành công đã tạo ra những kiệt tác thực sự từ chính những đề tài lấy từ cuộc sống dân nghèo. Xuất thân trong một gia đình trung nông ở Hà Nam ông hiểu hơn ai hết đời sống cơ cực miếng cơm 2 manh áo của người nông dân. Nếu Nguyễn Công Hoan dành nhiều trang viết của mình cho đời sống dân nghèo thành thị thì Nam cao lại dành nhiều ưu ái hơn cho tầng lớp dân nghèo ở thôn quê tầng lớp tri thức tiểu tư sản nghèo. Trong truyện ngắn của ông hình ảnh người nông dân, người tri thức nghèo đói khổ quay quắt vì cái ăn, cái đói trở thành nổi ám ảnh trở thành đề tài chính của hàng loạt truyện ngắn. 1.3. Cho nên, việc nghiên cứu đối sánh “cái đói” trong truyện ngắn của hai tac Nguyễn Công Hoan Nam Cao qua từng nhân vật, từng cảnh đời từng cuộc đời cụ thể…, Chúng tôi hi vọng sẽ giúp cho người đọc nhìn nhận lại một thời kỳ lịch sử có thể nói là đen tối trong lịch sử dân tộc đầu thế kỷ XX. Sự áp bức, bóc lột của bè lũ thực dân phong kiến rồi thiên tai lũ lụt, hạn hán đã đè nặng lên vai người dân nghèo khổ. Qua đó thấy được giá trị phản ánh hiện thực, sức tố cáo ghê ghớm cũng như tư tưởng quan niệm đạo đức luôn bênh vực, luôn đứng về phía dân nghèo của hai nhà văn này. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Lịch sử nghiên cứu Nguyễn Công Hoan 2.1.1. Tình hình nghiên cứu Nguyễn Công Hoan trước 1945 Có thể nói vận động là phương thức, là thuộc tính tồn tại của sự vật, hiện tượng đương nhiên văn học cũng không nằm ngoài quy luật khách quan đó. Có thể xem văn học Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX là một minh chứng hùng hồn cho quy luật vận động biến đổi này. Từ thơ, văn xuôi, kịch cho đến lý luận phê bình… Của văn học những năm đầu thế kỷ XX đã làm một cuộc cách mạng “lột xác” vượt thoát khỏi hệ thống thi pháp trung đại dữ dội nhất trong lịch sử văn học nước nhà, hòa mình cùng dòng chảy của văn học thế giới. Trong hành trình tự làm mới chính mình của văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX công lao to lớn nhất thuộc về thế hệ nhà văn dẫn đường, những người 3 đã đặt những viên gạch đầu tiên xây nên một giai đoạn văn học rực rỡ về cả hình thức lẫn nội dung. Cũng như những thể loại khác bên cạnh thơ, kịch… văn xuôi Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX cũng đã xác định cho mình một hướng phát triển hiện đại với lực lượng những cây bút sáng tác vừa có tâm, vừa có tầm. Từ thế hệ những tác giả dẫn đường đặt nền móng ban đầu như: Hồ Biểu Chánh, Phạm Duy Tốn, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố. Đến lực lượng kế cận như Tô Hoài, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng… Đã mang lại cho văn xuôi những bước phát triển có thể nói chưa từng có tiền lệ trong kịch sử văn học dân tộc. Trong thế hệ những nhà văn dẫn đường đặt nền móng cho văn xuôi hiện thực phê phán có thể xem Nguyễn Công Hoan như một đại biểu ưu tú nhất. Suốt hơn nửa thế kỷ sáng tác, vắt qua hai cuộc kháng chiến thần thánh chống thực dân Pháp đế quốc Mỹ, Nguyễn Công Hoan đã sáng tác miệt mài không ngừng nghĩ. Nhà văn có một sức sáng tạo dồi dào đã để lại cho chúng ta một di sản lớn trên 200 truyện ngắn, trên 30 tiểu thuyết chưa kể các thể loại khác . Sự nghiệp của Nguyễn Công Hoan như đã nói ở trên gồm nhiều mặt, trong luận văn này chúng tôi chỉ nói đến vấn đề “cái đói” trong truyện ngắn của ông trước cách mạng tháng Tám. Một thể loại thể hiện rõ ràng nhất, hội tụ đầy đủ nhất tài năng sở trường của nhà văn. Khi lược qua những bài viết, những bài nghiên cứu về Nguyễn Công Hoan truyện ngắn của ông. Chúng tôi thấy vấn đề “cái đói” hầu như chưa được đề cập một cách rõ ràng, cụ thể có hệ thống. Hải Triều trong Tiểu thuyết thứ 7 số 62, ngày 3/8/1935 khi bàn về “Kép Tư Bền một tác phẩm thuộc về cái triều lưu nghệ thuật vị nhân sinh ở nước ta”[38; 239]. Đứng trên lập trường “nghệ thuật vị nhân sinh” ông tập trung 4 chỉ ra những nét có tính chất hiện thực đầy bỉ ổi đen tối của xã hội Việt Nam trước cách mạng tháng Tám trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan: “Các ngài sẽ thấy trong xã hội một số đông người phải bán thân nuôi miệng hoặc các ngài sẽ thấy những đứa bé khốn quá quyết ăn lường để chịu đấm hoặc các ngài thấy một giai cấp đủ ăn đủ mặc chực mua cái cười cái vui bên cái khổ của kẻ nghèo khó”. Thiếu Sơn trong cuốn báo Sống số 21 ngày 3/7/1935 lại chú ý đến giọng văn, “vừa vui vừa nhạt bao giờ cũng có giọng khôi hài dễ dãi với cái cách trào phú sâu cay” [36;242]. Trong báo Bắc Hà số 17 ngày 19/8/1935 Trần Hạc Đình viết: “Nguyễn Công Hoan đã tả ra những cảnh khốn nạn của vài hạng người khốn nạn” [4;244] Sau 1945 trở lại đây việc nghiên cứu về tác phẩm của Nguyễn Công Hoan ngày càng toàn diện chuyên sâu hơn. Tất cả mọi vấn đề từ cuộc đời cho tới sự nghiệp sáng tác được xem xét một cách cụ thể có hệ thống hơn, nhiều công trình nghiên cứu có giá trị đã được công bố. 2.1.2. Tình hình nghiên cứu Nguyễn Công Hoan sau 1945 Hầu hết đều đánh giá, ghi nhận tầm vóc tầm ảnh hưởng của ông đối với nền văn xuôi Việt Nam đầu thế kỷ XX về phương diện nội dung, nghệ thuật số lượng tác phẩm Tô Hoài (Trong lời giới thiệu tiểu thuyết Một kiếp người Nhà xuất bản Hà Nội 1989) đã nhận xét Ngòi bút nhà văn Nguyễn Công Hoan lực lưỡng, dũng khí, lạ lùng. [12;161] Nhưng vấn đề “cái đói” vẫn chưa có một công trình cụ thể nào nghiên cứu, xem xét nó như một vấn đề có tính độc lập. Trong cuốn Lịch sử văn học Việt Nam 1930 – 1945 tập 5 phần I NXB Giáo dục 1976 Huỳnh Lý, Hoàng Dung, Nguyễn Hoành Khung, Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Trác đã có nhận xét: “Thế giới của Nguyễn Công Hoan là thế giới của những kẻ khốn khổ 5 đáng thương. Nhìn họ ông thấy cái tàn nhẫn của xung quanh thông cảm với nỗi đau khổ dày vò họ”. [29;192,193] Lê Thị Đức Hạnh trong Tìm hiểu truyện ngắn Nguyễn Công Hoan Nxb Xã hội, 1979 cũng nhận xét: “Đối với người lao động, những người nghèo khổ, những hạng người dưới đáy xã hội thì Nguyễn Công Hoan thường miêu tả bằng ngòi bút khách quan, đượm vẽ chua xót”.[9;117] Rõ ràng những nhận định trên đều đề cập tới những hình tượng nghèo khổ, đói ăn. Nhưng chưa xem nó là một hiện tượng độc lập có tính phổ biến trong khá nhiều truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan trước cách mạng tháng Tám. Nguyễn Đăng Mạnh trong: “Đọc lại trào phúng truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan”. Có ý kiến đánh giá đến cái nghèo, cái ăn: “Hầu hết truyện ngắn, truyện dài của Nguyễn Công Hoan đều xoay quanh sự đối chọi giữa cái giàu người nghèo, một đằng chẳng làm gì cả mà ăn ngập mày ngập miệng, không hết tiền, hết của, một đằng thì vất vả đủ đường mà suốt đời đói rách”. [21;179] Rất nhiều bài viết chuyên sâu về truyện ngắn tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan được nhiều nhà nghiên cứu tên tuổi xem xét, phân tích từ Phan Cự Đệ, Vũ Ngọc Phan, Trương Chính các nhà nghiên cứu khác trong cuốn: Nguyễn Công Hoan cây bút hiện thực sâu xắc, Nxb Văn Hóa Thông Tin, 2000. Đều mới chỉ dừng lại ở chỗ đánh giá những đóng góp, hạn chế trong bút pháp miêu tả hiện thực, nghệ thuật xây dưng nhân vật, nghệ thuật trào phúng… của Nguyễn Công Hoan. 2.2. Lịch sử nghiên cứu Nam Cao Nam Cao là một tài năng lớn của văn học Việt Nam hiện đại đầu thế kỷ XX. Sáng tác của ông là đỉnh cao của trào lưu văn học hiện thực phê phán Việt Nam. Ngay từ năm 1941 với sự ra đời của tác phẩm Chí Phèo (tên cũ 6 Đôi lứa xứng đôi NXB Đời Mới 1941) năm 1944 ông viết xong tiểu thuyết Sống mòn. Nam Cao đã thể hiện sự già dặn, sắc sảo, tinh tế trong bút pháp sáng tác của mình, đồng thời khẳng định tài tài năng vị trí của ông trong nền văn học nước nhà. Tuy nhiên sáng tác của ông trước cách mạng tháng Tám chưa được chú ý đánh giá xứng tầm với giá trị của nó. Ngoài “Lời tựa” Đôi lứa xứng đôi của Lê Văn Trương nhà xuất bản Đời Mới, 1941. Đánh giá Nam Cao như một cây bút hiện thực đầy bản lĩnh “ông Nam Cao đã không hạ mình xuống bắt chước ai, không nói những cái người ta đã nói, không tả theo lối người ta đã tả” [40;493]thì chưa có công trình nghiên cứu chính thức nào về Nam Cao cũng như tác phẩm của ông. Sau cách mạng tháng Tám tác phẩm của ông được nghiên cứu một cách sâu sắc, toàn diện liên tục. Những năm 50 của thế kỷ trước trong bài: Nam Cao Mấy vấn đề văn học NXB Văn Nghệ, 1956 Nguyễn Đình Thi đánh giá “Chí Phèo đã nói những cái khổ cùng cực của thôn quê dưới ách cường hào trước mắt với quan lại thực dân ở phía sau” [37;45] Trong thập niên 60 của thế kỷ XX Lê Đình Kỵ viết Nam Cao con người xã hội cũ (Văn Nghệ số 54, 1964) đã có những nhận xét chính xác về hiện tượng bần cùng hoá của của nông dân trí thức tư sản nghèo: “chính nghèo đói, cực nhọc, hà hiếp, vùi dập đã khiến con người nói năng, suy nghĩ, hành động trái với bản chất sâu kín của mình”. [14;60] Trong Lịch sử văn học Việt Nam 1930-1945 tập 5, phần I NXB giáo dục năm 1976. Đã dành một chương rất quy mô đánh giá về con người tác phẩm của Nam Cao. Trong đó tập trung làm nổi bật hai mảng để tài viết về tri thức tiểu tư sản nghèo, đã có nhận xét: “Viết về cuộc sống nghèo khổ tuỷ nhục của người tiểu tư sản, Nam Cao đặc biệt đi sâu vào những đau đớn, quằn quại trong tâm hồn, nhiều khi có tính bi kịch của họ”. [29;279] 7 Nhận xét về mảng đề tài nông thôn nông dân: “Nạn đói đang lảng vảng toả bóng đen trên những trang truyện, những khuôn mặt hết cả sinh khí. có nhiều cảnh chết đói” [29;293]. “Tác phẩm của Nam Cao không những đã vạch ra nổi khổ khôn cùng của người nông dân mà còn thể hiện cảm động cái bản chất đẹp đẽ cao quý trong tâm hồn của họ” . [29;296] Trong báo Văn nghệ số 29 ngày 28/7/1987 bài: Nam Cao nhà văn Nguyễn Minh Châu đã xem xét sáng tác của Nam cao trên bình diện cái đói miếng ăn “Nam Cao lật ra hết tất cả những tấm áo phủ ngoài đời sống con người Việt Nam để làm hiện lên cái chuyện muôn đời, nhức nhối nhất là chuyện thiếu đói, cũng xuyên qua cái vấn đề nhức nhối đơn giản nhất ấy mà Nam Cao định giá tư cách con người, vẽ lên muôn hình van trạng những diều bức xúc eo sèo của đời người do cái miếng ăn sinh ra”. [2;2] Cùng năm đó tháng 11/1987 nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh đã có những nhận xét xâu sắc lí thú trong bài Cái đói miếng ăn trong truyện Nam Cao. [18;271] Trong bài Phong cách truyện ngắn Nam Cao (Nghĩ tiếp về Nam Cao Nxb Hội nhà văn, 1992) Vũ Tuấn Anh đã xác lập được một mô-tip có tính chất quy luật của truyện ngắn Nam Cao xoay quanh bốn yếu tố: miếng ăn, cái đói, cái chết nước mắt. [1;365] Như vậy, “cái đói” truyện ngắn của Nam Cao trước cách mạng tháng Tám ít nhiều đã được một số nhà nghiên cứu đề cập tới. Nhưng hầu hết mới chỉ dừng lại ở tầm khái quát chưa có công trình cụ thể nào đi sâu xem xét nghiên cứu, khảo sát vấn đề cái đói miếng ăn trong sáng tác của Nam Cao một cách toàn diện, cụ thể. Trong luận văn này dựa trên cơ sở những ý kiến đánh giá có tầm khái quát, tổng hợp của các nhà nghiên cứa đi trước, chúng tôi tập trung tìm hiểu về “cái đói” trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan Nam Cao trước cách 8 mạng tháng Tám như một hiện tương, một vấn đề có tính chất độc lập cụ thể hệ thống qua truyện ngắn của hai ông. 3. Đối tượng nghiên cứu phạm vi khảo sát 3.1. Đối tượng nghiên cứu “Cái đói” trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan truyện ngắn Nam Cao trước 1945. 3.2. Phạm vi khảo sát Do điều kiện, yêu cầu quy mô của một Luận văn thạc sỹ, chúng tôi xác định phạm vi tư liệu khảo sát của mình là: Nguyễn Công Hoan toàn tập (truyện ngắn) tập 1, 2 của NXB Văn học năm 2003. Tuyển tập Nam Cao tập 1, 2 của NXB Văn học Hà Nội năm 2003. 4.Nhiệm vụ nghiên cứu Khảo sát những truyện ngắn tiêu biểu viết về “cái đói” trước 1945 của hai tác giả Nguyễn Công Hoan Nam Cao, để chỉ ra sự tương đồng nét khác biệt trong cách nhìn nghệ thuật miêu tả “cái đói” của hai tác giả này. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn này, chúng tôi sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, trong đó có các phương pháp chính như: - Phương pháp phân tích, tổng hợp. - Phương pháp thống kê, phân loại. - Phương pháp so sánh, đối chiếu. 6. Đóng góp cấu trúc luận văn 6.1. Đóng góp mới của luận văn Luận văn so sánh, đối chiếu một cách có hệ thống về “cái đói” được miêu tả thể hiện trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan Nam Cao. 9 Luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên ngữ văn những ai quan tâm truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan Nam Cao trước 1945. 6.2. Cấu trúc của luận văn Ngoài Mở đầu, Kết luận Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được triển khai trong ba chương: Chương 1. “Cái đói” đề tài phổ biến của văn học Việt Nam Chương 2. Sự tương đồng trong việc thể hiện đề tài “cái đói” của truyện ngắn Nguyễn Công Hoan truyện ngắn Nam Cao Chương 3. Sự khác biệt trong việc thể hiện đề tài “cái đói” của truyện ngắn Nguyễn Công Hoan truyện ngắn Nam Cao 10 . DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH Nguyễn Văn Chiến CÁI ĐÓI TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN CÔNG HOAN VÀ TRUYỆN NGẮN NAM CAO TRƯỚC 1945 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN. ngắn Nguyễn Công Hoan và truyện ngắn Nam Cao Chương 3. Sự khác biệt trong việc thể hiện đề tài cái đói của truyện ngắn Nguyễn Công Hoan và truyện ngắn Nam

Ngày đăng: 18/12/2013, 15:29

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan