Cái đói và bi kịch “chết mòn” của tầng lớp tri thức tiểu tư sản trong truyện ngắn Nam Cao

Một phần của tài liệu Cái đói trong truyện ngắn nguyễn công hoan và truyện ngắn nam cao trước 1945 luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 107 - 114)

truyện ngắn Nam Cao

Trong bối cảnh xã hội mà sự bế tắc, túng quẫn, đen tối, bần cùng đã đạt tới đỉnh điểm của nó. Cuộc sống của quần chúng nhân dân lao động nghèo chẳng khác gì một vũng bùn đen quánh. Thì cuộc sống của tầng lớp tri thức tiểu tư sản cũng chẳng lấy gì làm sáng sủa. Tuy không đến nỗi đói rét thê thảm như những người nông dân như anh đĩ Chuột (Nghèo), Bà cái đĩ (Một bữa no)… cũng không phải đến nối ê chề như những thằng ăn xin đầu đường xó chợ như trong Cái vốn để sinh nhai hay Răng con chó tư sản. Trong các sáng tác của Nam Cao, những bi kịch do cái đói, cái ăn đối với tầng lớp tri

thức tiểu tư sản lại là một dạng bi kịch về tinh thần, nỗi tủi nhục dày vò của những “đời thừa” những con “người thừa”đang chứng kiến về sự “chết mòn” về tinh thần của chính mình.

Khi tiếp xúc với truyện ngắn của Nam Cao chúng ta đều thấy hầu hết các nhân vật tiểu tư sản trong những truyện ngắn của ông đều khá giống nhau về cảnh ngộ, tính cách…Bởi ít nhiều đều là hình ảnh của Nam Cao, bản thân từng là giáo khổ trường tư, nhà văn nghèo… Phải chăng, vì thế mà những học sinh thất nghiệp, những viên chức hạng bét những “giáo khổ trường tư”, những nhà văn nghèo bất đắc dĩ là những hình ảnh lặp di lặp lại trong nhiều truyện ngắn của ông.

Giới trí thức tiểu tư sản, cụ thể là những nhà văn, nhà báo, nhà giáo. Họ là những người có học, có trí thức, có tâm hồn, có hoài bảo lớn lao, những ước mơ bay bỗng do đó họ cũng là những người hết sức đau khổ, dằn vặt khi sống trong một xã hội ngột ngat đầy rẫy những bất công . Khi chạm tới những cảnh đời xấu xa ti tiện rằng xé giữa cái sống và kiếm sống với cái làm nghệ thuật và phụng sự nghệ thuật. Họ phải đấu tranh phải cân nhắc vừa để giữ nhân cách vừa để duy trì sự tồn tại của chính mình và gia đình. Bi kịch của họ là bi kịch giữa một bên là thoát li những cái dung tục hàng ngày để “phụng sự nghệ thuật” một bên là ngánh nặng cơm áo gạo tiền của suộc sống đời thường. Mâu thuẩn ở chổ họ không thể thoát ly hiện thực vì miếng cơm manh áo nhưng cũng không thể để hiện thực cay nghiệt bóp chết bản chất nhân văn của mình, biến mình thành kẻ nhỏ nhen, tệ mạt. Những Điền, Hộ, Thứ, Hài đã cố gắng vùng vẫy trong cái vòng vây ngày càng thắt lại của hoàn cảnh, họ buộc phải chấp nhận và quy thuận vừa chống đối vừa tìm cách thoát ra…Nỗi day dứt, đau buồn nhất của họ là cuộc đời “sẽ mốc lên”, sẽ rỉ đi, sẽ mòn, sẽ mục ra “và rồi họ sẽ chết” mà chưa làm được gì cả, chết mà “chưa sống”. “Cái đói” đối với người nông dân có thể đưa đến mất nhân tính thì với nhà

giáo, nhà văn “cái đói” có nguy cơ phá huỷ nhân cách. Người trí thức tiểu tư sản phải chống đỡ bằng cách giày vò, đay nghiến mình, nhân cách nhiều khi méo mó, nhỏ lại đến thảm hại. Đó là nỗi buồn cắn xé, nỗi đau nhức từ mỗi trang truyện của Nam Cao.

Trong mảng sáng tác về đề tài trí thức tiểu tư sản của Nam Cao Đời thừa có một vị trí đặc biệt bởi giá trị của Đời thừa không phải chỉ ở chỗ miêu tả chân thực cuộc sống nghèo khổ của trí thức tiểu tư sản vì đói. Viết về người trí thức không phải với tư cách là một tầng lớp định hướng dẫn dắc các tầng lớp lầm than đói khổ khác. Mà là những con người rất thực, rất gần gủi, hiện diện hàng ngày cùng những lo toan vặt vảnh bình dị : tiền dầu, tiền thuốc, tiền nhà…thường nhật, thậm chí còn vạch ra những thói xấu của họ…

Truyện đề cập đến nhân vật Hộ một nhà văn, một người trí thức nghèo. Hộ là một người rất mê văn, anh luôn ôm ấp một “hoài bão lớn” về nghề văn và sau một phút cao hứng anh tuyên bố với các bạn văn “Rồi các anh xem… cả một đời tôi, tôi sẽ chỉ viết một quyển thôi nhưng quyển ấy sẽ ăn giải Nô ben và dịch ra đủ thứ tiếng trên toàn cầu”.

Nhưng cái cái mộng Nô-ben không thể thực hiện càng không bao giờ thực hiện được nửa . Bởi vì Hộ đã tự nguyện giang tay cứu vớt một cô gái ngây thơ trong trắng bị lừa gạt “đau đớn không bờ bến”, gã sở khanh bỏ rơi Từ với đứa bé mới đẻ. Trước số phận đau khổ của con người, anh không còn có thể coi “Nghệ thuật là tất cả” và chính từ đây. Hộ có hẳn cả một gia đình phải chăm lo. Hắn hiểu thế nào là giá trị đồng tiền. Hắn hiểu những nỗi khổ đau của một kẻ đàn ông khi thấy vợ con mình đói rách. Hộ vẫn viết những tác phẩm lẽ ra phải “chứa đựng một cái gì đó lớn lao” góp phần xây dựng nhân loại thì giờ đây để kiếm tiền nuôi vợ con, anh đã viết “Toàn những cái vô vị, nhạt nhẽo, gợi những tình cảm rất nhẹ, rất nông diễn một vài ý thông thường quấy lõng trong những thứ văn bằng phẳng và dễ dãi”.

Hộ ý thức được điều đó mà ý thức rất rõ nữa là đằng khác, chính điều này Hộ cay đắng nhận ra mình là một kẻ vô ích, một “người thừa”, “còn gì đau đớn cho một kẻ vẫn khát khao làm một cái gì để nâng cao giá trị đời sống của mình mà kết cục chẳng làm được gì”. Mà càng ngày càng lấn sâu hơn vào bi kịch của sư túng quẩn vì nghèo đói : “đau đớn thay những kiếp sống khao khát muốn lên cao nhưng lại bị cơm áo ghì sát đất!”.

Nhân vật Hài trong truyện Quên điều độ lại thể hiện một dạng thức khác của người tri thức tiểu tư sản nghèo đói về cả vật chất lẫn sức khỏe. Cái nghèo của vật chất và cái nghèo về sức khỏe đã giúp truyện hài tìm đến một lối sống điều độ. Hài dùng cái nghèo của vật chất để trị cái nghèo của sức khỏe. “Không có tiền nằm ở các bệnh viện, hắn về nhà quê để chạy chữa ở nhà quê có đủ cơm ăn đã là may. Tiền đâu lo thuốc thang? hắn chỉ chữa bệnh bằng nghệ sống, bằng nước rau má tía, bằng nước tiểu trẻ con. Ba món ấy của ba người. Mỗi người mách một môn, chẳng ai hay hắn dùng cả ba món một lúc được cái những vị ấy không đắt lắm”.

Thế rồi tự nhiên hắn khỏi bệnh sau “ba năm” miệt mài “điều độ” hắn “xin phép mở trường tư” “bởi không ai có thể sống mà không ăn”. Hài tự ý thức được thái độ của việc y sĩ miễn cưỡng cho hắn cái giấy chứng nhận sức khỏe. Hắn buồn, thất vọng rồi tuyệt vọng hắn nghĩ tới cái chết “thà chết ngay ! Hài nghĩ thế để có can đảm mà dạy học, thật ra thì cũng chẳng cần can đảm. Hắn không dạy thì chết đói”. Nên Hài đánh liều với tính mạng của mình để cái bụng được no. Hài “bán dần sự sống đi để giữ cho mình khỏi chết” “bởi chết đói là một cách chết mà ta sợ nhất trong bao nhiêu cái chết” thế là Hài có dịp nâng cao lối sống điều độ của bản thân “Hắn dè sức khỏe để dè tiền”. Cho tới một ngày hắn gặp lại một người bạn và hắn tự rời bỏ tư tưởng điều độ của mình để dấn thân vào sự cuộc sống vô độ và trong chốc lát vô độ

ấy khiến hắn nghiền hắn muốn cứ vô độ mãi. Bao lý thuyết, bao lý tưởng điều độ hắn “vất xó”. Hắn tìm cách cầu cạnh người khác giúp hắn sống “vô độ”.

Khi viết về người tri thức nghèo Nam Cao chua chát nhận ra rằng “Đôi khi những triết lý có vẻ rất thực tế như cách sống điều độ của Hài lại phát sinh từ cái nghèo, bởi cái nghèo giúp con người ta tập cách bóp mồm bóp miệng”. Những thói quen hưởng thụ, ăn chơi của một bộ phận trí thức nghèo như Hài bị hạn chế bởi cái nghèo chứ chưa hẳn xuất phát từ tư tưởng điều độ rởm kia. Cho nên khi có cơ hội Hài cứ muốn “phá lệ” nhưng sự phá lệ trong cảnh túng thiếu không có một xu của Hài chỉ nhận được sự nhục nhã, bẽ bàng.

Nhân vật Điền trong Giăng sáng là một nhà văn luôn có những ước muốn thoát li thực tại, đeo đuổi những cái đẹp ở chốn xa xôi. Điền thích “ngắm một vầng trăng đẹp, mở tưởng một mái tóc thơm tho, một làn da mịn, một bàn tay vuốt ve”, anh thoáng có ý tưởng ruồng rẫy vợ con vì “thị chỉ biết rằng người ta cần cơm ăn, áo mặc và uống thuốc khi đau ốm. Thị chỉ cố lo cho chồng ba thứ ấy . Thị tưởng thế chồng sung sướng lắm. Nhưng không phải, Điền đã quen với những tình cảm nồng nàn và những lời nói vuốt ve. Nét mặt cau có, ngôn ngữ cục cằn, và nhất là cái lối yêu quá đơn sơ, có thể nói thô sơ, của vợ Điền làm Điền khổ”.

Nhưng cuộc sống thực tại không có Điền thoát li quá xa như vậy. Thực tế đã kéo Điền về với cảnh con khóc vì đau ốm không có tiền mua thuốc, vì Điền đang gắt gỏng. Đầu óc Điền bây giờ chỉ nghĩ đến tiền như một cách để lấp đi những khổ cực, túng thiếu của bản thân và gia đình, nhưng tiền kiếm được đâu phải dễ, đâu phải cứ cố là có ngay. Kể cả khi Điền sẵn sàng hi sinh tất cả chắc gì đã mang lại sự ấm no, đã mang lại không khí trong lành trong gia đình khi không tiền, con khóc, vợ gắt gỏng. Cuộc sống bi thảm của những người tri thức nghèo như Điền có khát khao, có ước mơ điều đó không xấu. Nhưng cuộc sống cơm áo, những tính toán chi li cho từng bữa ăn, từng khoản

tiền đã làm phá tan đã làm phá tan cái khát vọng, ước mơ tốt đẹp đó. Thậm chí khi từ bỏ ước mơ, khao khát đó rồi thì người tri thức nghèo cũng đâu thoát khỏi được cái đói, cái nghèo. Hơn nữa khi toàn tâm toàn lực để kiếm tiền thì họ cũng nhận ra rằng “Điền thở dài , Điền tự an ủi có tiền rồi sẽ viết. Nhưng Điền biết chẳng bao giờ Điền viết nữa, bởi chắc chắn suốt đời Điền cũng chẳng có tiền”.

Không có tiền Điền cũng cứ phải viết những thứ văn chương “quên ngay” để kiếm lấy từng bát cơm cho vào bụng. Con Điền gầy yếu và khổ sở từ bé. Vợ Điền tuy có lúc nóng nảy cục cằn nhưng rất mực thương chồng. Sau bao nhiêu vất vả, Điền chua chát nhận thấy rằng: “Vợ Điền khổ, con Điền khổ, cha Điền khổ. Chính Điền cũng khổ. Bao nhiêu người nữa cùng cảnh khổ như Điền ! Cái khổ làm héo một phần lớn những tính tình tươi đẹp của người ta” Ước mơ bị phá sản, con người tinh thần trong Điền và trong bao nhiêu tri thức nghèo đã chết. Những cái chết để lại những cuộc “đời thừa” mà nguyên nhân cũng chỉ tại cái đói.

Ở nhân vật tôi trong truyện ngắn Những chuyện không muốn viết Nam Cao xây dựng một hình tượng nhân vật muốn được “phụng sự nghệ thuật”. “Trọn đời tôi , tôi chỉ sợ chết đói. Như thế bảo còn nghĩ đến cái to tát làm sao được? Nguyện vọng của tôi? ấy là làm thế nào cho vợ có tiền đong gạo, mua nước mắm và mua ba xu thuốc chốc đầu của bà lang Lùn về cho con”.Từ ước mơ cho đến lời thú nhận thảm hại của nhân vật tôi. Cũng bao trăn trở của những Thứ, những Điền, những Hộ… Đã góp phần khẳng định tài năng đóng góp mới của Nam Cao trong việc khám phá và phát hiện ra sự hủy diệt của cái đói đem lại một dạng thức chết mòn của con người tinh thần trong một cơ thể sống biết hành động và tư duy.

Cái đói làm biến dạng bao giá trị tinh thần đẹp đẽ. Mà bé Hồng trong truyện ngắn Bài học quét nhà là một nan nhân tiêu biểu

Bé Hồng có “đôi mắt lung linh như cái hai cái hạt nhãn, cái miệng chúm chím, đôi hàm răng trắng và nhỏ như răng chuột , đôi bàn tay nhỏ xíu nhưng múp míp, làm những điệu bộ xinh xinh, rất đáng yêu. Thầy rất yêu Hồng. Cả u cũng thế”. Vậy mà khi cuộc sống sa sút, nhà Hồng phải ăn đói, quần áo vải nhuộm nâu để mặc cho đỡ tốn xà phòng, thì Hồng liên tục bị mẹ mắng mỏ, hắt hủi. Đứa bé làm sao có thể hiểu được cái đói, cái nghèo đang làm cho bố Hồng ngày càng trở nên trầm tư, khó tính hơn, Làm cho u Hồng vốn trước thường “nói với Hồng rất nhẹ nhàng” giờ cũng toàn cáu gắt với Hồng.

Cái đói còn làm biến dạng những suy nghĩ tốt đẹp đầy nhân văn của nhân vật ông giáo (Lão Hạc) khi nghe tin Lão Hạc chết nhưng vợ ông lại có suy nghĩ.

“Cho lão chết ! Ai bảo lão có tiền mà chịu khổ ! Lão làm khổ lão chứ ai làm khổ lão ! Nhà mình sung sướng gì mà giúp lão? Chính con mình cũng đói…”. Vì sao người phụ nữ lại có thái độ như vậy? Nhân vật ông giáo đã lý giải hết sức có lí: “Vợ tôi không ác,nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình dể nghĩ đến một cái khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nổi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất”

Rồi ông giáo cũng chợt nhận ra rằng lời thị nói không phải là không có lý. Trong hoàn cảnh túng quẫn con người ta chỉ nghĩ tới giải pháp kiếm cái ăn để tồn tại và không có một lý thuyết một tư tưởng nào có thể thắng được cái lý của thực tế nghèo đói.

“Chết mòn” hay “sống mòn” “đời thừa hay” hay “người thừa” là những bi kịch khủng khiếp nhất mà những tri thức tiểu tư sản phải gánh chịu. Họ nỗ lực, cố gắng thực hiện hoài bão của mình hoặc làm sống lại nó. Nhưng mọi cố gắng đó đều bị cái đói đập tắt không để lại một tia hi vọng. Bất chấp mọi hành động “tự ý thức” của người tri thức tiểu tư sản, cái đói vẫn bủa vây, nhấn

chìm sự “tự ý thức” vào đêm đen đặc quánh của cái đói. Mọi sự “tự ý thức” tiếp theo của người tri thức tiểu tư sản nghèo như một minh chứng sự tồn tại của bản thân cùng bị cái đói đẩy tới chỗ tận cùng của sự bế tắc, càng dấn thân xa hơn trên con đường tha hóa. Những con người “sống mòn” đó không ai khác là sản phẩm của một xã hội bất công và nghèo đói đã bóp chết mọi lương tri, nhân phẩm, danh dự của những con người ý thức sâu sắc về điều đó và cố ra sức bảo vệ chúng nhưng bất lực.

Tóm lại, hầu hết các truyện ngắn của Nam Cao trước cách mạng đều thể hiện cuộc sống nghèo khổ, tù túng của người nông dân trí thức. Mỗi gia đình là một hình ảnh riêng, nhưng chung quy lại đều bắt đầu từ “cái đói”. Vì đói mà xảy ra bao hoàn cảnh thương tâm, chết mòn về tinh thần. Bởi vậy “cái đói” trong cảm nhận của ông thật thảm khốc và tàn bạo. Nó có khả năng huỷ diệt mọi giá trị tốt đẹp nhất của sự sống “cái đói” đang cận kề, đang đe đoạ cuộc sống của con người. Nó không chỉ cướp đi bao nhiêu tính mạng của con người tội nghiệp đáng thương mà còn làm héo úa bao ước mơ, lý tưởng hoài bảo vốn vươn cao cống hiến. Song “cái đói”, buộc con người trở thành những kẻ thô bỉ, khốn nạn. Từ mỗi trang văn, mỗi hình tượng nhân vật của Nam Cao đều ẩn hiện một nỗi lo lắng của nhà văn trước “cái đói”,trước thời cuộc.

Một phần của tài liệu Cái đói trong truyện ngắn nguyễn công hoan và truyện ngắn nam cao trước 1945 luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 107 - 114)