Nghệ thuật miêu tả nhân vật

Một phần của tài liệu Cái đói trong truyện ngắn nguyễn công hoan và truyện ngắn nam cao trước 1945 luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 114 - 122)

3.2.1.1. Miêu tả nhân vật gắn liền với hành động là sở trường của Nguyễn Công Hoan

Nói đến sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Công Hoan phải nói đến lĩnh vực truyện ngắn. Ông có viết truyện dài “nhưng ít thành công”. Có thể nói lĩnh vực đưa ông lên tới vị trí “bậc thầy” của một nhà văn hiện thực phê phán xuất sắc, chính là truyện ngắn. Bởi truyện ngắn của ông là một tấn trò đời sinh động giàu màu sắc, giàu giá trị nhân văn, tất cả những thứ ông viết, ông

nghĩ và cả quan niệm nghệ thuật của ông đều bắt nguồn từ cuộc sống. Cuộc sống mà ông đề cập là hiện thực nhố nhăng, thối nát, bịp bợm, ăn bẩn của bọn thực dân phong kiến và còn là hiện thực đầy bi kịch, đầy đau đớn, quằn quại của tầng lớp nhân dân lao động nghèo khổ. Viết về những đối tượng này Nguyễn Công Hoan luôn tập trung miêu tả nhân vật của mình trong quan hệ với cái ăn, “cái đói” và “chết đói”. Như một thủ pháp để bóc trần bộ mặt bỉ ổi của giai thống trị, của bọn nhà giàu. Đã dồn những con người hiền lành, chất phác vào chốn nghèo đói bế tắc không có lối thoát.

Trong hơn hai trăm truyện ngắn mà ông để lại cho nền văn học nước nhà. Hệ thống nhân vật đói khát chiếm một vị trí quan trọng và đông đảo, họ đủ mọi thành phần từ những người nông dân, cho tới dân nghèo thành thị. Dù ở đâu và thuộc tầng lớp nào họ cũng luôn bị đe dọa bởi cái đói và chết đói. Trước sự ám ảnh có tính chất thường trực của cái đói, khá nhiều nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan cố gắng quẫy đạp, hành động để thoát khỏi cái đói. Chính vì vậy có thể xem nghệ thuật miêu tả cái đói xét ở góc độ nhân vật luôn gắn liền với hành động kiếm ăn hòng khỏa lấp phần nào sự đói khát của dạ dàylà sở trường của Nguyễn Công Hoan

Đó có thể là hành động một cách trực tiếp như cướp giật lấy miếng ăn (Thằng ăn cắp). “Nó ăn, phù phù, nóng ! xuỵt ! xoạt ! cay ! ngon quá !” và rồi một loạt hành động liên tiếp diễn ra gấp gáp, cuống cuồng : “thằng ấy cắm đầu cắm cổ chạy, nhanh như mũi tên” thế là “hàng chục người. Rồi không đếm được bao nhiêu người nữa. Họ chạy huỳnh huỵch”

“Chân nó bước đi, nó nghĩ. Nhưng chỉ nghĩ được, cách ăn giản dị ấy. Nó nuốt nước bọt. Nó thèm”… “Nó khuỵu cẳng, ngã phịch. Một củ khoai lang ở mẹt biến mất” (Bữa no … đòn). Cùng chung số phận với hai Thằng ăn cắp là cảnh bị bắt quả tang khi ăn trộm một tấm bánh của một thằng bé “đói quá” “mới dám liều”(Thế cho nó chừa). Và những người tự khoác lên mình

hai từ “ ăn cắp” đều bị những hành động đáp trả quyết liệt. “Huỵch ! Huỵch ! Bốp ! Bốp !” hoặc là “chửi ! kêu, đấm, đá, thụi, bịch” hay là “lấy bàn tay khổng lồ úp vào sọ nó ấn xuống” “người ta cầm tóc nó kéo lên” của những kẻ bắt bớ. Cả một chuỗi những câu chuyện bi thảm về những kẻ ăn xin đói quá làm liều thành những tên ăn cắp bị khinh bỉ, bị tra tấn. Mọi hành động đánh đập dã man cũng bắt nguồn từ cái ăn, cái đói. Cái đói chi phối hành động của nhân vật chính rồi kéo theo là hành động của vô số nhân vật khác. Những hành động đó đôi khi không còn đơn thuần là hành động trừng trị một tên ăn cắp, một thằng ăn cướp nữa, nó còn là hành động huỷ hoại chi phối cả nhân hình và nhân cách con người, biến con người thành những con vật không hơn không kém. Từ đó sức tố cáo của tác phẩm càng lớn, bộ mặt của xã hội nghèo đói và ngột ngạt càng hiện lên thê thảm theo một chu trình: Đói - ăn cắp - bị đánh đập và những hình hài, phẩm giá bị “vật hóa” trước cái ăn.

Trước cái đói tư duy của nhiều người đói khổ luôn hướng đến miếng ăn . Miếng ăn trở thành trung tâm của nhận thức, của suy nghĩ và những hành động của họ cũng xoay quanh khuôn khổ phạm vi của việc nhân thức đó. Hầu hết Nguyễn Công Hoan miêu tả nhân vật đói khổ của mình luôn gắn với hành động, ít có những dòng miêu tả tâm lý, diễn biến của tâm trạng. Nhân vật của ông thậm chí là hành động một cách quyết liệt bất chấp hoàn cảnh, bất chấp môi trường xung quanh, để có miếng ăn. Người ăn xin có thể liều mình với con chó, từ quan sát, rình rập, ao ước và vật lộn:

“Thành ra đĩa cơm ở giữa người tiến thì chó cũng tiến, ngươi lùi thì chó cũng lùi. Hai bên hầm hè nhau, người lườm chó, chó lườm người”

“Nhưng con chó nhanh hơn. Nó chồm vọt lại, nhảy xổ lên, há mồm nhe răng ra cắn. Người ăn mày giơ thẳng cánh tay nhằm giữa mồm con chó, ngoặm hòn đá một cái rõ mạnh” (Răng con chó tư sản)

Bên cạnh những hành động mang tính trực tiếp, nhân vật của Nguyễn Công Hoan cũng có những hành động gián tiếp, mang tính bắc cầu. Để có cái ăn hành động của các nhân vật của Nguyễn Công Hoan đôi khi có tính chất khủng khiếp, ghê rợn, bất chấp mạng sống. Như cảnh tượng người ăn mày (Cái vốn để sinh nhai) nhảy từ trên cao xuống cố làm cho thân thế của mình thảm hại đi. Mong nhận được nhiều miếng ăn hơn từ lòng thương hại người đời.

Bên cạnh những hành động mang tính chất thái quá này, là những hành động dắc díu nhau, lang thang từ làng này sang làng khác của hai cha con bác Lan và của cả một đám đông đói khát chạy lụt như mình trong Hai thằng khốn nạn. Cái hành động bán đứa con rứt ruột của mình, rồi khi bác nghe thấy lời ông Nghị sai thằng Bếp tìm bác để trả lại con ngay lập tức, làm bác bàng hoàng “co cẳng, ù té chạy bán sống bán chết” bác chạy, cố chạy thật nhanh. Đây hoàn toàn không phải hành động vô lương tâm, trốn tránh trách nhiệm của bản thân một người cha, mà đó là hành động chạy trốn “cái đói”, có lẽ nhờ hành động đó mà bác Lan cứu được mạng sống cho đứa con và cho chính mình thoát khỏi cảnh đói khát trong ngày lũ lụt.

Cũng có những hành động cam chịu, nhịn nhục. Bác Khóa Lan chấp nhận chui vào cũi chó, bởi bác chẳng kiếm đâu ra mấy đồng bạc để trả nợ cho bà Lý Tư (Tôi nói dối bà tôi làm kiếp ….). Là hành động hèn mạt của anh công chức nghèo trước sự hách dịch, ngang ngược của ông xếp tư sản, nhằm bảo vệ việc làm, bảo vệ miếng cơm manh áo cho bản thân (Tôi cũng không hiểu tại làm sao).

Trước “cái đói” nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan luôn hành động bất chấp hành động đó có thể dẫn tới sự dày vò về thể xác và tinh thần. Tuy nhiên một trong những truyện ít ỏi viết về hình tượng người công nhân ở những năm trước cách mạng tháng tám 1945 là Sáng ! Chị phu mỏ (1938) lại thể hiện tinh thần phản kháng mạnh mẽ của người phụ nữa phu

mỏ nghèo, đang lâm vào cảnh túng thiếu trước sức mạnh của đồng tiền, của quyền uy.

Nhìn chung việc xây dựng những hình tượng nhân vật nghèo đói, gắn liền với hành động như nhà nghiên cứu Phan Quang Long nhận xét: “đẩy nó tới một hành động mà tác giả đã lựa chọn” là một nét đặc trưng và khá thành công của truyện ngắn Nguyễn Công Hoan. Trong việc nói lên đời sống bi kịch của những người cùng đinh mạt hạng. Qua đó tố cáo trực tiếp chế độ thực dân phong kiến đã đẩy con người tới chỗ cùng đường.[17;382]

3.2.1.2. Miêu tả nhân vật gắn liền với chuyển biến của tâm lý là sở trường của Nam Cao

Xét ở góc độ miêu tả nhân vật dưới sự tác động, chi phối ghê gớm của cái đói. Các truyện ngắn của Nam Cao có những điểm khác biệt cơ bản. Nếu Nguyễn Công Hoan tập trung miêu tả nhân vật gắn liền với hành động để đạt được mục đích của mình là kiếm cái ăn, cố gồng mình lên để thoát khỏi cái đói và chết đói. Thì Nam Cao miêu tả nhân vật đói khổ của mình luôn gắn liền với sự lựa chọn và ý thức về bản thân. Nói cách khác đó là những “nhân vật tâm lý” luôn trăn trở luôn suy nghĩ trước hoàn cảnh bi đát, đói khát của mình.

Cái đói đương nhiên gắn liền với cái ăn và nhu cầu được ăn. Nhưng cái đói ở mức độ khủng khiếp như những đầu thế kỷ XX ở nước ta, lại là hiện tượng có tính chất nghiêm trọng chi phối hầu hết mọi thành phần trong xã hội, chi phối tới những giá trị được xem là cơ bản nhất của xã hội và của mỗi cá nhân.

“Hầu hết truyện ngắn của Nam Cao đều đặt nhân vật trước các tình huống xay ra nhiều cách lựa chọn, nhiều quyết định, nhiều hướng giải quyết. Khi đã rơi vào một tình huống nào đó, nhân vật bắt đầu liên tiếp của những nhận thức hoàn cảnh, bản thân, đánh giá mọi khả năng có thể xảy ra và lựa chọn thái độ ứng xử của mình. Mọi trạng thái tâm lý của nhân vật đều được tác giả phanh phui, lý giải đầy sức thuyết phục” [17;382]

Ở truyện ngắn Một bữa no Nam Cao kể lại quá trình đói khát của một bà cụ hơn bảy mươi tuổi đã qua cái thời tần tảo “chợ gần chợ xa”, “chạy xạc cả gấu váy” bây giờ bị cái đói dày vò, hành hạ suốt “mấy hôm nay bà nhịn đói”. Không có thời khắc nào bà không nghĩ tới cái ăn, cuối cùng bà quyết định gác lại sự mệt mỏi của cơ thể già nua, gác lại danh dự, nhân phẩm của một người suốt đời thờ chồng, nuôi con, nuôi cháu mà tìm lên tận nơi đứa cháu gái ở độ để ăn chực một bữa cơm. Trong bữa cơm ăn chực đầy tủi hổ đó, Nam Cao đã diễn tả sâu sắc, tài tình về trạng thái tâm lý của bà cụ. Đặc biệt sự tự ý thức về thân phận “ăn chực” của mình một cách rõ ràng.

“No dồn, đói góp. Người đói mãi vớ được một bữa, tất bằng nào cũng chưa thấm tháp. Nhưng người no mãi, người ta có cần ăn nhiều lắm đâu. Vậy thì bà cứ ăn đi. Ăn đến kỳ no. Đã ăn rình thì ăn ít cũng là ăn. Đàng nào cũng mang tiếng rồi thì dại gì mà chịu đói ? Bà ăn nữa thật”.

Bà lão cũng phân tích, cũng đánh giá hoàn cảnh của người và cũng mình. Bà ngộ ra rằng người ta ăn ít, người ta đứng dậy hết vì: “người no mãi, người ta có cần ăn nhiều lắm đâu” còn mình bà “người đói vớ được một bữa” có “thấm tháp gì”, rồi ra quyết định đã mang tiếng ăn rình rồi thì bà “ăn đến kỳ no”.

Nhưng đến khi bà hiểu được bản chất của vấn đề là nhà có giàu “nứt đố, đổ vách” như bà Phó Thụ cũng phải chia cơm: “mỗi người chỉ được ba vực cơm”. Thì bà cũng tự buông suôi mình theo cái lý cùn, cái lý liều lĩnh của kẻ đói “Vả đã đi ăn chực thì con danh giá gì mà làm khách. Bà cứ ăn như không biết gì”.

Nếu các nhân vật đói khát của Nguyễn Công Hoan trước cái ăn họ hành động quyết liệt. Thì ngược lại trước cái đói các nhân vật của Nam Cao luôn tự vận động, luôn tự ý thức vê bản thân mình trước cái ăn. Đôi lúc sự dày vò vì miếng ăn không xuất phát từ sự hành hạ của cái dạ dày. Mà đến từ sự thèm

thuồng, khao khát, trước sự cám dỗ ghê gớm từ cái ăn mình thích chứ chưa hẳn mình cần. Chúng ta thử xem quá trình tụ vấn chính bản thân của người bố trong Trẻ con không được ăn thịt chó để thấy được sự sắc sảo của Nam Cao trong việc xây dựng nhân vật tự ý thức trước cái ăn.

“Hắn đang đi bỗng giật mình. Một con chó đang thiu thiu trong một bụi dong ở đầu sân nhảy choàng ra. Một tí nữa thì đớp vào chân hắn. Hắn nhảy cẫng lên một cái. Và hắn sực nhớ ra rằng nhà hắn có một con chó vện, con chó vện ấy hay trông gà hoá cuốc, nên lắm khi trực đớp cả chân người nhà. Đó là một cái tật không thể tha thứ được. Bởi không ai nuôi chó để nó cắn què chân bao giờ. Ờ, mà lại còn điều này nữa: nuôi mèo hay nuôi chó thì cũng phải tuỳ gia cảnh; nhà giàu nuôi là phải, bởi nhà giàu sợ trộm mà lại nhiều cơm hớt; còn nghèo rớt mồng tơi như nhà hắn, nuôi làm gì? Giá thử nhà còn trẻ nhỏ, thì nuôi chó cũng còn được việc. Nhưng nhà không còn trẻ nhỏ. Thằng cu con đã lên ba. Nó đã có thể ra vườn được. Hạt gạo năm nay khó chuốc như hạt ngọc. Đến bữa ăn, phải tính đầu để chia cơm. Cứ tình hình ấy, thì phải dở hơi lắm lắm mới nuôi một con chó để chẳng có việc gì cho nó làm… Thế là đủ lắm. Hắn sung sướng vì đã nghĩ ra điều ấy. Hắn gật đầu luôn mấy cái. Rồi hắn đưa mắt nhìn trộm con chó vện”.

Ông bố thèm ăn thịt chó đã đưa ra vô số lý lẽ hết sức thuyết phục để bảo vệ cho thói thèm ăn của chính mình. Hắn phân tích cái lợi và cái hại của việc nuôi một con chó đối với hoàn cảnh gia đình hắn, đối với hoàn cảnh “thóc cao gạo kém” hiện tại và hắn thấy chẳng có lợi đâu chỉ toàn có hại “thế là đủ lắm. Hắn sung sướng vì đã nghĩ ra điều ấy. Hắn gật luôn mấy cái” Nam Cao đã bóc tần tầng lớp một ý định không cưỡng lại nổi của một kẻ thèm ăn và chắc chắn tìm mọi cách để được ăn.

Cũng là một kẻ bần cùng trong cảnh thất nghiệp đi năn nỉ xin việc, từng ông chủ một, như một kẻ ăn xin thế mà cứ bị đuổi thẳng cổ (Xem bói) hắn mệt

và cả đói nữa bởi “tối hôm qua nhịn; Sáng hôm nay chỉ ăn mỗi một dánh khoai lang bằng ngón chân cái rồi đi ngay”. Hắn cân nhắc, tính toán so đo giữa ăn cơm và ăn phở xem cái nào có lợi hơn: “Bởi vì phở thì ngon thật .nhưng mà đắt. Mà lại lỏng bỏng nhiều nước quá. Tiếng là một bát , nhưng nếu chỉ kể nguyên bánhvà thịt, khó mà được năm miếng thoả .Biết ăn mấy bát? Nhiều : không đào đâu ra tiền được, ít, dở miệng, càng them khổ, mà lát nữa ra ngoài kia, tiểu tiện đánh toẹt một cái, lại đâu vào đấy bụng đói hoàn đói …Thà làm mấy hào cơm cho chắc dạ”.

Cái cách tư duy vê cái ăn của hắn hoàn toàn phù hợp với hoàn cảnh của kẻ nghèo mà lại đang thất cơ lỡ vận. Cứ tưởng với cách tư duy ấy kiểu gì hắn cũng “làm mấy hào cơm cho chắc dạ”. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhưng với Nam Cao nhân vật của ông đôi khi bị cái đói đeo bám dai dẳng, nhưng chưa hẳn đã tìm tòi cái ăn, thậm chí không ăn và cũng không hành động mang tính cướp giật lấy cái ăn như trong nhiều truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan. Mà nhân vật của ông nhiều khi còn bị chi phối bởi những tư tưởng nguy hại hơn cả cái đói. Như thói sĩ diện hão (Mua danh), tham ăn (Trẻ con không được ăn thịt chó) hay mê tín (Xem bói). Ở góc độ nào Nam Cao cũng đi đến tận mọi ngõ ngách và thể hiện những khám phá mới bên trong bản chất con người trước hoàn cảnh. Đây không phải là điều mà bất cứ nhà văn nào cũng đủ tầm để làm được. Nam Cao không chỉ dừng tại hình hài cử chỉ mà hình như còn xoáy sâu vào tâm can của nhân vật.

Hắn cố biện minh, cố chiêu thuyết cho suy nghĩ của mình rồi hắn bằng lòng với chính ý nghĩ đó. Ý nghĩ tưởng đúng đắn ấy, đúng đã đưa hắn sống khỏe khoắn như một người no say, phơi phới cùng bao hi vọng trong một chốc lát ngắn ngủi. Để rồi cái chết ấy đến với hắn như một hậu quả tất yếu của một cái đói kéo dài.

Với Nam Cao việc xây dựng những hình tượng nhân vật chết đói, chết

Một phần của tài liệu Cái đói trong truyện ngắn nguyễn công hoan và truyện ngắn nam cao trước 1945 luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 114 - 122)