2.2.1.1. “Cái đói”, một sản phẩm tất yếu của chế dộ thực dân phong kiến
Xã hội Việt Nam trước 1945 qua hai ngòi bút Nguyễn Công Hoan và Nam Cao là một bức tranh rộng lớn góp mặt đầy đủ mọi giai tầng trong xã hội cũ: “Nông dân, công dân, tiểu tư sản, tri thức làm nghề tự do như thầy thuốc, nhà làm báo, nhà văn, nhà giáo, các nghệ sĩ, rồi tư sản, nhà buôn, nhà thầu khoán địa chủ, quan lại, cường hào, nghị viện, công chức, học sinh, cô đào, nhà thổ, đứa ở, phu xe, kẻ cắp, anh hát xẩm, chị bán hàng rong, binh lính, bồi bếp … từ các giai cấp bị áp bức bóc lột, các giai cấp thống trị và các tầng lớp trung gian cho đến những người dưới đáy của một xã hội hết sức phức tạp. Tất cả đều có vai trò trong tấm bi hài kịch đồ sộ với bao nhiêu màn lớp”. [3;91]
Bao nhiêu đó giai tầng, bao nhiêu đó con người, bao nhiêu đó số phận được nhồi nhét vào xã hội từ cơ sở hạ tầng, đến kiến trúc thượng tầng, đều
mục rỗng thối nát. Trong xã hội đen tối, bất công và bẩn thỉu ấy lớp người nghèo khổ, đói khát trở thành đối tượng bị nô dịch, bị bóc lột dã man nhất.
Họ trở thành những con ma đói, méo mó về cả nhân hình và nhân tính. Có nhiều nguyên nhân khác nhau, đưa những người nghèo khổ đó tới cảnh chết đói. Nhưng nguyên nhân chính yếu nhất không nằm ngoài sự thống trị, áp bức hà khắc của chế độ thực dân phong kiến.
Với Nguyễn Công Hoan ông luôn có biệt tài trong việc lột tả bản chất xấu xa bỉ ổi của chế độ quan lại thời Pháp thuộc. Giáo sư Phong Lê từng nhận xét: “Điểm đặc sắc của Nguyễn Công Hoan là những đòn công kích chế độ quan trường, công kích bộ mặt quan lại. Ấy là những đòn rất mạnh mẽ, cay đọc nghe rất sướng tai”. Quả đúng như vậy rất nhiều hình tượng quan lại trong truyện ngắn của ông hiện lên mỗi tên một vẻ nhưng tên nào cũng gớm ghiếc, khốn nạn.[16; 316]
Những trang truyện ngắn Cấm chợ của Nguyễn Công Hoan khiến người đọc không khỏi phẫn nộ:
“Quan bà cau mặt đáp:
- Thì ông ra lệnh cấm chợ kia mà ? Quan ông trợn mắt, ngạc nhiên nhìn vợ - Tôi cấm chợ à ? có đâu ?”
Những câu hỏi vô trách nhiệm, thái độ thờ ơ của vị quan phụ mẫu “Thế mà làm cho nhân dân sống dở chết dở gần nửa tháng rồi”, đến nỗi phải:
“Vặt cả râm bụt, luộc lên để tống tạm vào dạ dày” làm cho nhân dân điêu đứng, đói khổ, thử hỏi chế độ đó có còn coi dân đen là con người nữa không? hay chỉ ngang tầm trâu ngựa hành xử sao cũng được.
Trong Đồng hào có ma ông lên án trực tiếp chế độ quan lại phong kiến ăn bẩn. Câu chuyện là một chuỗi bi hài kịch mà người thiệt thòi nhất ở đây chính là người nông dân thấp cổ bé họng: “Con mẹ nuôi” bị trộm “hết sạch cả
đồ đạc lẫn tiền nong vay mãi mới được đồng hai bạc để đi trình quan” thị bị ngay cậu Lê (một tên lính quèn) “móc” hết hai hào, bị quan rút ruột thêm “đồng hai đôi”. Hóa chính người mất trộm đi báo quan, lại bị trộm thêm lần nữa ngay chính ở cửa công đường, mà lần mất này trắng trợn, oan uổng hơn lần mất trước bởi chẳng thể trình báo với nhà chức trách nào được nữa. Bây giờ “con mẹ Nuôi” gánh thêm “đồng hai bạc” nợ. Đã nghèo lại hoàn nghèo, đã bị trộm đẩy vào cảnh trắng tay. Lại bị quan đẩy vào chốn đường cùng.
Ngòi bút tố cáo trực diện khiến cho sức công phá của tác phẩm đối với chế độ thực dân phong kiến càng thêm quyết liệt. Từ đó toát lên nhu cầu khẩn thiết phải thay đổi tận gốc rễ xã hội áp bức, bóc lột con người đó. Âu cũng là chặn đứng con đường bần hóa người dân vô tội. Chính vì lối miêu tả chân thực có phần bốp chát như vậy nên tác phẩm của ông bị thực dân phong kiến kiểm duyệt gắt gao thậm chí có những tác phẩm cấm lưu hành cấm tàng trữ.
Chưa dừng lại ở đó truyện ngắn Tinh thần thể dục II. Ông đã đánh thẳng vào bộ mặt lố bịch, mĩ dân, đểu cáng của lũ quan tây lẫn quan ta một đòn thật đau.
Thể dục gắn liền với ý thức tự giác rèn luyện cơ thể, tăng cường sức khỏe đấy là một điều tốt, ở hoàn cảnh bình thường là một điều đáng khuyến khích, nên nhân rộng, tạo thành phong trào rộng lớn. Nó thể hiện bộ mặt tiến bộ, văn minh của xã hội. Tuy nhiên ở đây Nguyễn Công Hoan miêu tả một thứ thể dục ngược đời, trái khoáy. Một thứ thể dục mà đối với dân làng “Ngũ Vọng” chẳng khác gì một thảm họa khủng khiếp, ông Lý đi tìm người tham gia cái gọi là “có cuộc đá bóng thi” mà như đi lùng bắt tử tù dẫn ra pháp trường. Từ anh Mịch, bác Phô gái, đến bà cụ Phó Bình đều ra sức van lạy, đun lót để được ông Lý miễn cho “vinh dự” tham gia vào ngày hội thể dục. Đến ngày thể hiện “tinh thần thể dục” của làng Ngũ Vọng thiếu “những mười tám người”. Ông cho mở ngay một đợt càn quét “Để đứa nào láo, cứ đánh sặc
tiết chúng nó ra, tội vạ ông chịu”. Thế là náo động cả một vùng tiếng chó sủa, tiếng trẻ con khóc, tiếng đạp cửa, tiếng quát tháo … Tất cả cũng chỉ bởi cái nghèo, cái đói. Họ thể hiện “tinh thần thể dục” thì không có cái mà ăn “Tôi đi mất cả ngày, mà mất buổi làm thì tôi với cháu nhịn đói”. Ở xã hội đó con người muốn yên ổn để kiếm ăn cũng không được, bè lũ thực dân phong kiến tìm mọi cách để nô dịch, đẩy họ vào con đường bần cùng hóa.
Trong truyện ngắn Thịt người chết. Cái chết của một con người say bí tỉ vì hồi chiều ra đình đánh chén. Ấy vậy mà bỗng chốc trở thành chỗ đục khoét của lũ quan lại sâu mọt từ Hương Lý, “Quan huyện tư pháp là một, cụ lục sư là hai, cậu lính lệ là ba”. Chúng cứ để mặc ông cứu bà Cứu rú lên, ngất lên ngất xuống, chúng để mặc cho xác của anh Xích “biến thành con bò thui: bụng phềnh to, má phềnh to, mắt phềnh to”, thân xác của anh trở thành miếng mồi ngon “của đàn cá, ruồi, nhặng, quạ”. Cũng tương tự như Thịt người chết
truyện ngắn Công dụng của cái miệng bộ mặt ăn bẩn, hạch sách bóc lột dân nghèo một cách trắng trợn và tinh vi. Ngay cả những chuyện vốn dĩ rất bình thường như việc chị Cu khóc người mẹ vừa mới chết cũng bị cấm:
“- Ai cho phép mày khóc ?
- Lạy cụ, mẹ con chết thì con khóc” …
Đến lúc “Hai mắt long lên, cụ Lý giơ năm đầu ngón tay:
- Ông thì vả vỡ tan họng mày ra bây giờ ! Mẹ mày chết, mày đã trình báo gì tao chưa, mà đã giám khóc”.
Mọi quyền sống cơ bản nhất, mọi sinh hoạt tối thiểu nhất của những người dân nghèo đều bị ép, bóc lột. Với lũ quan lại thực dân phong kiến, việc nghiền ngẫm làm sao để đục khoét, để móc họng dân đen là việc làm quan trọng nhất trong cuộc đời làm quan của bọn chúng.
Trong xã hội đầy rẫy bất công như vậy, những kẻ cùng đinh mạt hạng, không một tấc đất cắm dùi luôn bị đẩy vào bi kịch của sự đói khát, luôn bị
đẩy vào hoàn cảnh trớ trêu nhưng rồi cũng phải “ngậm cười” mà thôi. Có lẽ không riêng gì gia đình chị Cu Bản (Ngậm cười) mà thậm chí, là hàng loạt gia đình như chị Cu Bản bị chế độ thối nát đó lợi dụng và sau khi không còn giá trị để lợi dụng nữa họ lại bị dồn vào bước đường cùng.
Những người nghèo lương thiện, thật thà, quanh năm chỉ biết làm lụng quần quật cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc. Làm sao có thể lường hết được bộ mặt bỉ ổi đầy nham hiểm của lũ tham quan. Từ ước ao “ta sẽ không vất vả như thế này nữa” anh Cu Bản (Ngậm cười) đã tự tìm đến cái chết cho riêng mình và có thể là cả cái chết đói của vợ và con anh. Rõ ràng mọi hi vọng, trông chờ của những người nông dân nghèo khổ như chị Cu Bản và bộ mặt từ tâm của một xã hội được thống trị bởi lũ lang sói, khát máu là viển vong, không tưởng.
Bên cạnh khắc họa những hình tượng quan lại phản diện Nguyễn Công Hoan còn khắc họa khá đậm nét những tên tư sản hống hách, những ông bà chủ cay nghiệt, độc ác. Đó là tên tư sản ( Răng con chó tư sản), là Cô lớn trong (Mày ngu lắm), là vợ chồng bị hỏng xe (Thằng điên) là cô Tuyết, cô Nguyệt, bà chủ (Thanh ! Dạ !), là ông bà chủ của con Đỏ (trong Quyền Chủ) là bà chủ ( Phành ! Phạch) là Dự (Thằng Quýt I, Thằng Quýt II). Chúng ta thấy nhan nhảm những thế lực áp bức bóc lột con người trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan. Những thế lực đó đang nô dịch, bóp méo hình dạng, nhân cách con người.
Đối với Nam Cao truyện ngắn của ông trước cách mạng, số lượng quan lại phong kiến thực dân không nhiều như trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan. Nhưng những hình tượng của lũ cường hào ác bá ông xây dựng được thực sự đã mang tầm vóc của những hình tượng điển hình, có tính phổ quát rộng lớn.
Tiêu biểu cho lũ tham quan thực dân phong kiến phải kể đến hình tượng Bá Kiến. Một tay lý trưởng vừa gian xảo, vừa độc ác, vừa tàn bạo. Chính lão đã biến Chí Phèo từ một anh tá điền lương thiện có lòng tự trọng, có ước mơ nhỏ nhoi chân chính như bao con người bình thường khác thành một con quỷ của làng Vũ Đại. Bị chính cộng đồng, làng xóm của mình từ chối. Hắn rắp tâm đưa Chí vào tù vì cái thói ghen tuông vô cớ của mình. Để rồi nhà tù thực dân phong kiến “cải tạo và phục hồi nhân phẩm” cho Chí như thế nào. Mà để đến khi ra tù Chí trở thành một con người hoàn toàn khác, chìm trong những cơn say triền miên đến mình bao nhiêu tuổi cũng không nhớ nổi.
Ấy vậy mà lão đã buông tha cho Chí đâu, lão biến Chí thành một công cụ đắc lực để phục vụ cho những tính toán, những âm mưu đen tối của lão. Lão nhồi nhét, nhào nặn Chí từ một anh nông dân lương thiện thành một con quỷ khát máu chỉ biết rạch mặt ăn vạ đâm thuê chém mướn, không biết bao nhiêu gia đình hạnh phúc, êm ấm đã tan nát, đã bị chia lìa bởi Chí. Mà kẻ giật dây đằng sau không ai khác chính là Bá Kiến.
Có thể nói trong dòng văn học hiện thực phê phán Bá Kiến là hình ảnh đặc sắc nhất, đó cũng chính là hình ảnh đại diện cho bộ mặt quan lại của chế độ thực dân nửa phong kiến. Nếu không có Bá Kiến, không có bè lũ cường hào chia năm sẻ bảy ở làng Vũ Đại thì những anh nông dân hiền lành lương thiện như Chí ắt hẳn sẽ có một cuộc đời khác. Rõ ràng xã hội thực dân phong kiến nói chung và Bá Kiến nói riêng là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới những hình hài, những nhân cách méo mó, khủng khiếp như Chí Phèo, như Trạch Văn Đoành, như Lê Văn Rự …
Trong Lang Rận Nam Cao lại tập trung thể hiện sự tàn bạo của những kẻ nhà giàu khinh người đến mức đá bức tử những con người nghèo khổ, hèn mọn như lang Rận. Những người ăn trắng mặc trơn, giàu có như bà Cựu, cô Đỉnh xem những kẻ như lang Rận, mụ Lợi chẳng khác nào những loại người
rác rưởi, cặn bã chúng cười cợt trên hình hài xấu xí bẩn thỉu của họ. Chúng xem thứ tình cảm chân thành của những người như vậy là quái dị, là một trò vui, trò giải trí cho những ngày dài ăn không ngồi rồi. Trước sự xỉa xói, coi khinh, bêu rếu của chúng Lang Rận đã tự tìm đến cái chết như một sự giải thoát duy nhất.
Cũng tìm đến cái chết, bất lực trước hoàn cảnh như Lang Rận là anh Đĩ Chuột ( Nghèo), “Bu ơi con đói…” Mở đầu truyện là tiếng kêu nhăn nhó, đói ăn của thằng bé con anh chuột và kết thúc truyện ngoài sân là tiếng kêu khóc, van lạy của mẹ con nhà chị chuột do bị bắt mất mẻ gạo mới đong về để trừ nợ “Sáu hào nợ chị chuột vay từ hai tháng trước cho chồng bốc thuốc”, trong nhà là cái xác anh chuột đã tự giải thoát cho chính mình. Bên cạnh sự áp bức, bóc lột của tầng lớp quan lại thực dân phong kiến bọn tư sản, bọn chủ nợ cho vay với lãi xuất cắt cổ cũng ra sức đày đọa dân nghèo…
Hệ thống quan lại thực dân phong kiến và những kẻ lắm tiền nhiều của, xuất hiện trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan và trong truyện ngắn của Nam Cao. Như một tác nhân hàng đầu gây nên thản kịch khốn cùng của tầng lớp dân nghèo. Chúng vắt kiệt, bòn rút đến tận xương tuỷ những người dân lương thiện, vô tội cười cợt sung sướng trước thảm cảnh đói khổ của chính đồng bào mình.
2.2.1.2. “Cái đói” gắn liền với thiên nhiên khắc nghiệt.
Thiên nhiên là một yếu tố chi phối trực tiếp đến đời sống của tầng lớp dân nghèo. Đặc biệt với một đất nước thuần nông như nước ta trước 1945 thì thiên tai đã góp phần không nhỏ trong việc chi phối tới đại đa đời sống nhân dân lao động nghèo
Ở truyện ngắn Hai thằng khốn nạn vì lũ lụt mà lâm vào cảnh đói khát, bần cùng:
“Năm 1926 nước to đê vỡ tứ tung, nhân dân bêu rếch, khổ sở. Nhất là khi nước đá đi rồi, trông cảnh tượng mới lại càng đáng ngậm ngùi nữa”. Bởi thế nên bác Lan rơi vào cảnh “sạch sành sanh” buộc phải bán đứa con lấy “hai hào tám” như một cách giải quyết hữu hiệu nhất trong hoàn cảnh hiện giờ của bác. Chứng kiến cái cảnh “Bác bèn bế đứa con lần cuối cùng, hôn hít, dặn dò mãi, mới rứt”. Không ít bạn đọc thấy cảm thương, xót xa vô cùng. Nhưng trời làm tội lũ lụt cuốn hết chẳng còn gì, càng níu kéo nhau cha con bác càng sớm lâm vào bi kịch của những kẻ chết đói. Hoàn cảnh của bác Lan cũng chẳng khác là mấy so với Khóa Lan trong truyện ngắn Tôi nói dối bà thì tôi làm kiếp … Trước cái đói đang lởn vởn đe dọa gia đình vốn đã kiệt quệ của mình. Bác xoay xở, tính toán tìm phương hướng kiếm kế sinh nhai. Bác vạy nợ mấy đồng bạc với lãi suất cắt cổ đầu tư cho “giấy, bút, mực” ra tận Hà Nội viết câu đối tết. Nhưng than ôi ! câu đối đã ế ẩm lại gặp ngay “một trận mưa như trút nước giáng xuống, làm ướt cả giấy, nhòe cả chữ, rồi vừa mới hong ra gió được một lát chưa khô, thì bất thình lình đến gần mười một giờ, ông ấy lại chơi cho một trận mưa” thế là tan tành mây khói, sạch sành sanh. Rồi đây cả nhà bác chẳng biết lấy gì mà ăn, chứ chưa nói gì đến tết nhất cận kề. Nguy hại hơn mấy đồng bạc nợ của bà Lý Tư chẳng biết lầy gì ra mà trả.
Chưa có giai đoạn văn học nào lại phản ánh, miêu tả số phận người nông dân thê thảm như dòng văn học hiện thực phê phán thời kỳ này. Người nông dân quay quắt trước cái đói, họ cố xoay xở, cố bươn chải, nhưng càng xoay xở bao nhiêu họ lại bế tắc bấy nhiêu, càng hi vọng bao nhiêu càng thê thảm bấy nhiêu. Không phải bắt nguồn từ lũ quan lại lang sói, thì thiên nhiên thất thường củng dập tắt mọi ý chí của họ và dồn họ vào chân tường, không lối thoát.
Ở truyện ngắn Anh Xẩm hình ảnh người hát rong mù lòa vẫn cặm cụi ôm đồm “Hát hết bài xẩm chợ, anh xoay ra cải lương” chỉ biết đâu rằng quanh
anh phố xá vắng ngắt “Mưa vẫn như rây bột, như chăng lưới” “Gió giật từng hồi. Hơi lạnh thấm buốt đến tận xương”.
Trong thời tiết khắc nghiệt và trong một xã hội đói kém triền miên như vậy hi vọng kiếm được cái ăn của anh xẩm quả là xa vời. Rồi đây sau những