NAM CAO
NAM CAO
2.1.1. “Cái đói”, sự ám ảnh chết chóc của người nông dân
Trong quá trình sáng tạo mỗi nhà văn phải tự xác định cho mình phương pháp, quan niệm sáng tác và chỉ thực sự làm chủ ngòi bút của mình khi có sự thống nhất giữa phương pháp và quan niệm nghệ thuật của bản thân. Tuy nhiên có thể nhiều nhà văn có chung phương pháp thậm chí là quan niệm sáng tác. Nhưng trong cái chung, cái điểm tương đồng đó. Họ vẫn tạo ra những nét khác biệt, đặc trưng riêng qua phong cách sáng tác cá nhân. Với Nguyễn Công Hoan và Nam Cao cũng vậy, ở hai nhà văn này chúng ta bắt gặp sự tương đồng về phương pháp sáng tác. Nếu Nguyễn Công Hoan được xem là một trong những nhà văn đặt nền tảng cho phương pháp sáng tác chủ nghĩa hiện thực phê phán, là lá cờ đầu của nền văn suôi hiện thực. Thì với Nam Cao ông bắt đầu sáng tác theo phong cách lãng mạn nhưng rồi nhanh chóng từ bỏ con đường nghệ thuật thoát li hiện thực và kiên quyết lựa chọn “nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than” (Giăng sáng) . Nếu sự so sánh về quá trình, thời gian cầm bút giữa Nguyễn Công Hoan và Nam Cao là sự so sánh thiếu lệch và đầy khập khiễng. Nhưng xét về thời đại và quan niệm cũng như ý thức trách nhiệm của người cầm bút thì ở Nguyễn Công Hoan và Nam Cao lại có những điểm tương đồng.
Trong giai đoạn lịch sử đầu thế kỷ XX đầy biến động của dân tộc giai đoạn mà nước mất nhà tan, dân đói khổ lầm than thì một người có lương tâm