3.2.2.1. Xây dựng tình huống giàu xung đột, kịch tính trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan
Có thể xem việc chọn lựa được một tình huống truyện hấp dẫn là hồn cốt của tác phẩm văn học. Một tác phẩm có giá trị thường gắn liền với những tình huống truyện đặc sắc. Điều này với Nguyễn Công Hoan luôn được nhà văn chú ý, tập trung khai thác.
Trong xã hội với đầy đủ các cảnh đời nhốn nháo, đầu mâu thuẫn xung đột với tất cả mọi cung bậc bi hài của xã hội thực dân phong kiến đã trở thành một kho tư liệu sống động với hàng loạt tình huống đắt giá mà một ngòi bút nhạy cảm và tinh tế như Nguyễn Công Hoan không thể bỏ qua.
Những xung đột phổ biến nhất và cũng là trọng tâm nhất trong xã hội Việt Nam trước 1945 là những tình huống giàu xung đột giữa “người ăn không hết kẻ lần không ra”. Nguyễn Công Hoan cũng lấy chính xung đột đó làm nền tảng cho những truyện ngắn của mình. Đúng như nhà nghiên cứu Nguyến Văn Đấu. nhận xét:
“Xung đột giàu nghèo vốn là vấn đề xã hội rất cơ bản từ khi xã hội phân chia giai cấp. Bản thân vấn đề đó luôn mang kịch tính gay gắt, một mất một còn. Xung đột ấy đã in đậm trong sáng tác của dân gian như truyện cổ tích, truyện cười … và sau này là sáng tác của trào lưu hiện thực phê phán.
Trong sáng tác của Nguyễn Công Hoan để làm nổi bật xung đột mang ý nghĩa xã hội muôn thuở này, ở khuôn khổ một truyện ngắn, ông đã đi theo mẫu mực truyện cười dân gian. Mỗi truyện ngắn của ông là một tình huống, một xung đột giàu kịch tính nhất”. [5;430]Sự giàu nghèo được thể hiện rõ nét qua những thiên truyện ngắn viết về tầng lớp cùng đinh mạt hạng. Tình huống truyện luôn có sự trái ngược đầy xung đột, được đẩy lên tới đỉnh điểm. Một người ăn xin (Răng con chó tư sản) ước ao làm kiếp chó rồi quần nhau kịch liệt với nó để giành miếng ăn xung đột tiếp tục được leo thang đẩy lên mức cao nhất khi tên tư sản tắt đèn pha, phóng xe hết sức nhanh đuổi theo. Lấy mạng người ăn xin đồi bằng hai chiếc răng của con chó và ba chục bạc.
Một trận đòn nhừ tử vì “nó ăn … hai xu bún riêu, rồi nó quỵt” (Thằng ăn cắp), một bữa no đòn vì thằng Canh “nó ăn cắp khoai của tôi”, trở thành tên tù tội vì ăn cắp một cái bánh (thế cho nó chừa). Một người cha khốn khổ phải bỏ chạy thục mạng “co cẳng ù té” chạy “bán sống bán chết” vì kẻ mua người khốn nạn định bớt thêm mấy xu nữa chỉ vì trên người đứa con của bác “có nhiều nốt ruồi quá” (Hai thằng khốn nạn) tất cả những tình huống đó đều gắn liền với những xung đột giàu kịch tính. Một anh kéo xe tranh thủ những thời khắc cuối năm kiếm thêm được một chuyến lại gặp phải một khách giang hồ cũng tranh thủ như mình, sự gặp gỡ oái oăm đó là một tình huống dở khóc dở cười , xung đột của truyện cứ tăng lên khi con “người ngựa” kéo con ngựa người qua từng con phố vắng tanh của đêm ba mươi. Để đến khi hai con người khốn nạn đó kéo nhau đi sâu hơn vào sự bất hạnh, tăm tối.
Kép Tư Bền là một truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Công Hoan cũng là một tác phẩm giàu kịch tính nhất. Nhân vật Kép Tư Bền rơi vào tình thế cực kỳ nghiệt ngã mà không có quyền được chọn lựa. Trong khi cha anh đang ở vào phút lâm chung, thì anh phải pha trò cười cho thiên hạ. Xung đột giữa kẻ giàu người nghèo được khoét sâu giữa một bên là anh Kép hát có tài, có
hiếu và ông chủ rạp hát nhẫn tâm chỉ biết có tiền. Xung đột lên đến đỉnh điểm khi anh phải diễn lại đoạn cuối theo yêu cầu của những khán giả “ở hàng ghế hạng nhất” thì cha anh cũng “Hỏng từ ban nãy mất rồi” xung đột được cởi bỏ trong tiếng khóc nghẹn ngào của anh Kép Tư Bền và của cả độc giả.
Mọi xung đột giàu kịch tính trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan luôn là hiện tượng có tích trái ngược nhằm tạo nên tiếng cười trào phúng. Từ tình huống đó các xung đột diễn ra nhanh và gấp gáp xoay quanh cái ăn, cái đói của những tầng lớp nghèo khổ trong xã hội.
Với Nam Cao việc xây dựng, chọn lựa, chắt lọc tình huống không đúng vai trò quyết định và quan trọng như trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan hầu hết các cốt truyện, các tình huống truyện của Nam Cao đều được thêu dệt bởi những chuyện không đáng viết, những chi tiết có tính vặt vãnh. Thế nhưng khi khắc họa những nhân vật những con người đói khát. Từ những tình huống, chi tiết tưởng chừng vặt vãnh đó như: việc bị chồng đánh (Đòn chồng), chuyện về một con chó chết (Cái chết của con mực), xem bói (Xem bói),chuyện vợ chồng cắn rứt nhau (Con mèo)… Nam Cao lại nói lên được những điều vô cùng lớn lao, mang tính quy luật.
Đó là “Quy luật bần cùng hóa diễn ra gấp rút và loang rộng vào những năm tiền cách mạng, việc ghi nhận những cái chết như một kết thúc khó tránh, cùng với quá trình vật lộn cưỡng lại của người lao động trên mọi địa bàn, rồi sẽ thành một hiện tượng bình thường. Những cái chết như một sự báo hiệu, như một lực lượng tiền trạm cho cái chết dồn của hai triệu người vào tháng Ba năm Ất Dậu 1945”[15;29]
3.2.2.2. Xây dựng tình huống gắn liền với quá trình vận động của ý thức trong truyện ngắn Nam Cao
Cái đói, chết đói và những vấn đề liên quan tới cái đói trong truyện ngắn Nam Cao nó không gắn liền với những tình huống xung đột có tính chất
cơ bản là như trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan. Ngược lại nó được xây dựng khắc họa một cách bài bản qua sự chuyển biến, vận động của ý thức của tâm trạng. Đó là sự nhận thức đấy bi đát và bế tắc của anh đĩ Chuột (nghèo) trước hoàn cảnh của bản thân và của gia đình để rồi tự tìm đến cái chết như một sự giải thoát nghèo. Đó là quá trình vận động tâm trạng của một người cha (Lão Hạc)đầy trách nhiệm và giàu lòng tự trọng thà chết chứ không hề đụng vào hoa lợi của mảnh vườn, lão đã cho thằng con trai đang đi phu:
“Ta bán vườn của nó, cũng nên để ra cho nó; đến lúc nó về, nếu nó không đủ tiền cưới vợ thì ta thêm vào với nó, nếu nó có đủ tiền cưới vợ, thì ta cho vợ chồng nó để có chút vốn mà làm ăn”
Luôn mấy hôm lão ăn khoai, rồi lão tự chế tạo được món gì lão ăn món đó. Rồi khi biết mình không thể sống mà ăn mãi, mà lão sống thì cũng chẳng biết lấy gì mà ăn. Lão tự giải thoát cho mình khỏi chết đói bằng bả chó.
Nếu Nguyễn Công Hoan ưa sự vận động có tính chất leo thang dồn dập rồi dẫn tới cao trào của các xung đột đầy mâu thẫn thì Nam Cao lại ưa sự vận động có tính chất bên trong nội tại của tâm trạng, của ý thức nhân vật trước hoàn cảnh. Có thể nói đó là những xung đột không nhanh và gấp gáp nhưng cũng đầy sự dằn vặt, trăn trở của chính nhân vật, đặc biệt là trước cái nghèo và cái đói bao vây.
Đã nhiều phen anh cu Lộ (Tư cách mõ) trăn trở, dằn vặt, anh “bắt đầu hối hận” ,nhưng lại “tặc lưỡi” như sự chấp nhận thất bại trước hoàn cảnh. Nhưng vẫn “tấm túi” chưa chịu buông suôi trước sự khinh rẻ của ngươi đời lên danh phận “thằng mõ” của anh. Hắn muốn trả lại tất cả cho làng nhưng hắn tiếc và hắn lại “tặc lưỡi”. Lần này là sự chấp nhận hoàn toàn thất bại của hắn trong công cuộc cứu vãn tư cách của mình trước bàn dân thiên hạ.
Những Điền, Hộ, Thứ cũng dằn vặt, cắn rứt, loay hoay trong vòng tròn luẩn quẩn của cái đói, cái nghèo. Họ cũng quẫn đạp cũng cố thoát ra khỏi tính
toán chi li của từng đồng tiền gạo, tiền thuốc, tiền nước, mắm để “phụng sự nghệ thuật”… Nhưng rồi hiện thực lại kéo họ về cùng gánh nặng cơm áo gạo tiền trong sự xót xa cay đắng.
Như vậy xung đột gay gắt và mâu thuẫn giữa hình thức và nội dung của những tinh huống không phải là vấn đề trọng tâm của Nam Cao khi viết về những con người nghèo khổ. Mà Nam Cao đặt nhân vật của mình trong sự xung đột của tâm lý, của ý thức trước cái đói. Nam Cao để nhân vật của mình ý thức được hoàn cảnh nghèo đói và bản thân của chính nhân vật đó trước hoàn cảnh. Giúp họ thấy được đâu là nguyên nhân đâu là hậu quả, giúp họ cân nhắc và hướng tới những cách giải quyết khác nhau. Nhưng nhân vật “thường không làm được những điều mình muốn và bắt buộc phải làm những điều không muốn”.[14;59]
Đấy cũng là điểm yếu của chính Nam Cao như GS. Lê Đình Kỵ nhận xét: “Nhược điểm của Nam Cao là không nhìn thấy hướng đi đến tương lai của lịch sử và những lực lượng quần chúng làm nên điều ấy” [14;60]. Với chân lý có áp bức sẽ có đấu tranh, tức nước thì vỡ bờ. Cách mạng tháng Tám thành công đã minh chứng cho chân lý ấy.