1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đối sánh ngôn ngữ trào phúng trong truyện ngắn nguyễn công hoan và tiểu thuyết số đỏ của vũ trọng phụng

109 2,6K 23

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 344,5 KB

Nội dung

Với t cách một ngời cầm bút, Nguyễn Minh Châu cũng bày tỏ sự thánphục của mình đối với một nhà văn bậc thầy: “Ngày nay đọc lại truyện ngắnNguyễn Công Hoan, ở trong cái khối đồ sộ về số l

Trang 1

trần thị thủy

đối sánh ngôn ngữ trào phúng

trong truyện ngắn nguyễn công hoan

và tiểu thuyết số đỏ của vũ trọng phụng

Luận văn thạc sĩ ngữ văn

Vinh-2008

Trang 2

trần thị thủy

đối sánh ngôn ngữ trào phúng

trong truyện ngắn nguyễn công hoan

và tiểu thuyết số đỏ của vũ trọng phụng

Trang 3

1.1 Đặc trng và các sắc thái thẩm mỹ của ngôn từ nghệ thuật trong tác

phẩm văn học 14

1.1.1 Đặc trng của ngôn từ nghệ thuật 14

1.1.2 Những sắc thái thẩm mỹ của ngôn từ nghệ thuật 18

1.2 Từ cái hài – một phạm trù mĩ học - đến văn học trào phúng một phạm trù mĩ học - đến văn học trào phúng 19

1.2.1 Cái hài – một phạm trù mĩ học - đến văn học trào phúng một phạm trù mĩ học 19

1.2.2 Văn học trào phúng 22

1.3 Vài nét về truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan và tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng 25

1.3.1 Truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan 25

1.3.2 Tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng 29

Chơng 2 : So sánh tính chất trào phúng của ngôn ngữ kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật ở truyện ngắn Nguyễn Công Hoan và tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng 34

2.1 So sánh ngôn ngữ kể chuyện trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan và tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng 34

2.1.1 Ngôn ngữ kể chuyện và đặc điểm ngôn ngữ kể chuyện trong tác phẩm trào phúng 34

2.1.2 Ngôn ngữ kể chuyện với việc xây dựng mâu thuẫn trào phúng và tình huống trào phúng trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan và tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng 35

2.1.3 Ngôn ngữ kể chuyện với việc xây dựng nhân vật trào phúng trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan và tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng 43

2.2 So sánh ngôn ngữ nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan và Số đỏ của Vũ Trọng Phụng 50

2.2.1 Khái niệm ngôn ngữ nhân vật 50

Trang 4

thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng 64

2.3.1 Giọng hài hớc mỉa mai 65

23.2 Giọng châm biếm đã kích 67

2.3.3 Giọng giễu nhại 71

Chơng 3: So sánh tính chất trào phúng của truyện ngắn Nguyễn Công Hoan và tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng trên các cấp độ ngôn từ nghệ thuật 77

3.1 Hiệu quả trào phúng trong sử dụng từ ngữ 77

3.1.1 Dùng từ thông dụng, thông tục mang phong cách khẩu ngữ 77

3.1.2 Từ láy 83

3.1.3 Dùng từ Hán Việt 89

3.2 Hiệu quả trào phúng trong cách diễn đạt tạo câu 94

3.2.1 Sự đối chọi về nội dung giữa các vế trong câu 94

3.2.2 Câu chứa đựng lập luận phi lôgic 96

3.2.3 Câu có sự đồng nhất khái niệm 99

3.2.4 Dùng câu tỉnh lợc 102

3.3 Hiệu quả trào phúng của một số biện pháp tu từ .105

3.3.1 Biện pháp so sánh 105

3.3.2 Biện pháp phóng đại 111

3.3.3 Biện pháp chơichữ 116

Kết luận 121

TàI liệu tham khảo 123

Trang 5

Mở đầu

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Nguyễn Công Hoan (1903 - 1977) và Vũ Trọng Phụng (1912 - 1939)

thuộc số những tác giả có vị trí quan trọng trong nền văn học Việt Nam hiện

đại Hai nhà văn này vừa có những nét tơng đồng, vừa có những nét khác biệt.Nếu ngay từ khi vừa xuất hiện, Nguyễn Công Hoan đã đợc khẳng định, đợc coi

là một trong những ngời khơi dòng cho văn xuôi hiện đại, ngời có công khaiphá, mở đờng cho chủ nghĩa hiện thực phê phán Việt Nam, thì ngợc lại, VũTrọng Phụng lại trở thành một hiện tợng văn học gây ra bao cuộc tranh cãiquyết liệt trên văn đàn Tuy nhiên, trải qua bao thăng trầm, đến nay, nhữngcây bút nh Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng đã đợc định vị chắc chắn Sự

định vị này có đợc bởi một trong những nguyên nhân quan trọng: cả hai nhà

văn đều là những cây bút trào phúng xuất sắc nhất của nền văn học hiện đại Việt Nam Tác phẩm của họ đã đợc nghiên cứu trên các bình diện khác nhau

và đã đợc đánh giá khá thoả đáng Tuy nhiên, nếu đặt hai nhà văn trên trong sự

đối sánh (cả phơng diện nội dung t tởng lẫn hình thức nghệ thuật), ta còn cóthể khám phá nhiều điều mới mẻ Đây là lí do trớc hết thúc đẩy chúng tôi đivào vấn đề so sánh ngôn ngữ trào phúng trong truyện ngắn của Nguyễn Công

Hoan và tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng.

1.2 Hiện nay, trong việc nghiên cứu tác giả, tác phẩm, hớng tìm hiểu

những đóng góp riêng của các nhà văn về mặt hình thức có nhiều chuyển động

đáng kể Do đó, càng ngày, vai trò của ngôn ngữ nghệ thuật càng đợc chútrọng Quan niệm về ngôn ngữ nghệ thuật đã có những thay đổi căn bản Việcnghiên cứu ngôn từ nh là con đờng đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn là

một đòi hỏi cấp thiết Đặt ngôn ngữ trào phúng của Nguyễn Công Hoan và Vũ

Trọng Phụng trong sự đối sánh là một hớng tiếp cận mới mẻ, đầy thử thách

nh-ng cũnh-ng có nhiều ý nh-nghĩa

1.3 Nguyễn Công Hoan và Vũ Trọng Phụng là những tác giả không chỉ

đợc nghiên cứu ở chơng trình bậc đại học mà còn có mặt trong chơng trìnhngữ văn phổ thông, kể cả trung học cơ sở và trung học phổ thông, với những

tác phẩm: Đồng hào có ma, Mất cái ví, Tinh thần thể dục (của Nguyễn Công Hoan) và Số đỏ (của Vũ Trọng Phụng) Do vậy, việc nghiên cứu sâu hơn về

Nguyễn Công Hoan và Vũ Trọng Phụng là điều hết sức cần thiết Những kết

Trang 6

quả nghiên cứu của chúng tôi qua đề tài này nếu có đợc, sẽ ít nhiều có giá trịứng dụng thiết thực.

2 Lịch sử vấn đề

Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng là những nhà văn lớn Sự nghiệpvăn học của hai cây bút này đã là đề tài cho biết bao công trình nghiên cứu đadạng, xuất phát từ nhiều điểm nhìn, nhiều phơng pháp, chú ý đến nhiều phơngdiện khác nhau Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, dới đâychúng tôi chỉ giới hạn trong việc điểm lại những bài viết đề cập đến đặc điểmngôn ngữ nghệ thuật của hai tác giả

2.1 Về tác giả Nguyễn Công Hoan

2.1.1 Trớc 1945

Do sớm xuất hiện trên văn đàn và cũng sớm gây đợc ảnh hởng, truyệntrào phúng của Nguyễn Công Hoan đã lọt vào “tầm ngắm” của một số cây bútphê bình nhạy bén thời ấy Trên tạp chí Nam Phong số 7/ 1932, Trúc Hà với

bài Lợc khảo về sự tiến hoá của Quốc văn trong lối viết tiểu thuyết đăng đã

nhận ra giọng văn mới mẻ pha chút hài hớc của Nguyễn Công Hoan: “Văn ôngHoan có cái hay, rõ ràng, sáng sủa, thiết thực, hơi văn nhanh và gọn Lời vănhàm một giọng trào phúng, lại thờng hay đệm vào một vài câu hay một vài chữ

có ý khôi hài, bông lơn, thú vị Ngời ta đọc văn cũng phải buồn cời nhng là cái

cời đắng cay chua chát” [47, tr.47] Thiếu Sơn trong Phê bình Kép T Bền, nhận

xét: “Văn ông Hoan vừa vui, vừa hoạt, bao giờ cũng có giọng khôi hài dễ dãivới cái cách trào phúng sâu cay…”, “cái đặc sắc của ông Hoan…biết vấn đáp”, “cái đặc sắc của ông Hoan…”, “cái đặc sắc của ông Hoan…biết vấn đápbiết vấn đápbằng những giọng hoạt kê lý thú và biết kết cấu bằng những tấn bi hài kịch”

[47, tr 274 - 275] Cũng bàn về tác phẩm Kép T Bền, Hải Triều - một trong

những ngời chủ trơng phái “nghệ thuật vị nhân sinh” - đã khẳng định: “xem

văn của Kép T Bền chúng ta nhận thấy rõ tác giả đứng về mặt tả thực chủ

nghĩa Với những câu văn rất thành thực, chắc chắn, hí hởn, ngộ nghĩnh, nhiềukhi cục cằn thô lỗ nữa, chúng ta phải phục Nguyễn Công hoan là một nhà kểchuyện rất thực và rất có duyên” [44, tr 17] Trần Hạc Đình thì cho rằng, vềcách viết, văn Nguyễn Công Hoan “không tỉ mỉ, lôi thôi, nhng nhân vật sinh

động” [47, tr 283] Trong Nhà văn hiện đại, nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan đã

đánh giá những giá trị của tiểu thuyết và truyện ngắn Nguyễn Công Hoan,những thành công và hạn chế của từng tác phẩm Theo ông, văn của NguyễnCông Hoan là “một lối văn vui và giản dị, không giống một nhà văn nào”…”, “cái đặc sắc của ông Hoan…biết vấn đáp,

Trang 7

“thứ văn mà có lẽ từ ngày nớc Việt Nam có tiểu thuyết viết theo lối mới, ngời

ta chỉ thấy ở ngòi bút ông thôi…”, “cái đặc sắc của ông Hoan…biết vấn đáp” [50, tr 979]

Nhìn chung, trớc 1945, việc nghiên cứu về Nguyễn Công Hoan cha thểnói là đã sâu sắc và toàn diện, nhng hầu hết các cây bút khi đánh giá về tácphẩm của nhà văn trào phúng này đều bị thu hút ít nhiều bởi một thứ ngôn ngữ

có nhiều nét mới so với các tác phẩm văn xuôi thời ấy

2.1.2 Sau 1945

Các công trình nghiên cứu về Nguyễn Công Hoan càng dày dặn hơn cả về

số lợng và chất lợng Các tác phẩm của Nguyễn Công Hoan đợc soi chiếu từnhiều góc nhìn, có cả khẳng định lẫn phê phán (dù đó là phê phán theo kiểu xãhội học) Trong số những công trình, bài viết về Nguyễn Công Hoan, có không

ít những lời bàn về ngôn ngữ trong tác phẩm của ông

Trong Giáo trình Lịch sử văn học Việt Nam, Nguyễn Trác đã nhận xét về

một số đặc điểm nổi bật về hình thức trong văn Nguyễn Công Hoan, trong đó

có ngôn ngữ: “Văn của Nguyễn Công Hoan giản dị, tự nhiên và đậm đà bảnsắc dân tộc Ông biết sử dụng ngôn ngữ hợp với tâm lí nhân vật thuộc nhiềudạng khác nhau trong xã hội Ông có những chữ thần tình để tả một dáng điệu,

để ghi một trạng thái…”, “cái đặc sắc của ông Hoan…biết vấn đápông cũng có một lối tả bằng ẩn dụ đặc biệt để nói đếncái tục cho thanh thoát Cách dùng phúng dụ để chửi đời cũng độc đáo Vềcách sử dụng một số kĩ thuật gây cời khác nh đặt tên truyện, cách láy lại một

ý, một từ, cách dùng phân ngữ…”, “cái đặc sắc của ông Hoan…biết vấn đáp ng đều tỏ ra là một nhà văn trào phúng lànhônghề” [69, tr 204-208] Nhóm tác giả Trần Đình Hợu - Lê Chí Dũng trong

Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời 1900 - 1930 cho rằng: “Câu văn của

ông gọn, sáng sủa Đọc ông, độc giả phân biệt rõ đâu là ngôn ngữ của tác giả,

đâu là ngôn ngữ của nhân vật, và mỗi nhân vật, đều có ngôn ngữ riêng củamình Với Nguyễn Công Hoan, có thể nói, truyện ngắn hiện đại và ngôn ngữnghệ thuật hiên đại đã hình thành” [27, tr.386] Nghiên cứu về Nguyễn CôngHoan, Nguyễn Hoành Khung khái quát: “Về ngôn ngữ văn học, ngòi bútNguyễn Công Hoan có những đặc sắc, góp phần đáng kể vào sự phát triển củavăn xuôi Việt Nam hiện đại” [28, tr 127] Theo nhà nghiên cứu, trong truyệnngắn từ 1929 - 1930 trở đi, Nguyễn Công Hoan “đã có một ngôn ngữ phongphú sống động rất gần với đời sống, khác hẳn với thứ ngôn ngữ sạch sẽ, kiểucách của Tự lực văn đoàn khi đó Văn Nguyễn Công Hoan là thứ văn rất tựnhiên, thoải mái, linh hoạt vô cùng Ông mạnh dạn đa lời ăn tiếng nói hàng

Trang 8

ngày của quần chúng vào văn chơng một cách rộng rãi, khiến văn chơng mấthết vẻ đài các, văn chơng mà trở thành ngôn ngữ của đời sống hằng ngày đậm

đà” [28, tr 127] Trên Văn nghệ số 41, ngày 21/10/1978, Nguyễn Đăng Mạnh

trong bài Nhớ Nguyễn Công Hoan, đọc lại truyện ngắn trào phúng của ông đã

cho rằng thành công của Nguyễn Công Hoan trong truyện ngắn “do nhiềunguyên nhân: phơng thức kể chuyện biến hoá, tài vẽ hình, vẽ cảnh sinh động,khả năng dựng đối thoại có kịch tính, giọng kể chuyện tự nhiên, hoạt bát, lối vívon so sánh độc đáo, cách chơi chữ táo bạo, dí dỏm…”, “cái đặc sắc của ông Hoan…biết vấn đáp”, “nhìn chung tiếng nóivăn học của Nguyễn công Hoan là thứ tiếng nói giản dị, trong sáng, linh hoạt,

mới mẻ và rất đỗi Việt Nam” [47, tr.172] Trong bài viết Xã hội cũ trong tiểu

thuyết Đống rác cũ của Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Bắc khẳng định: lời văn

của Nguyễn Công Hoan là “lời văn giản dị, gọn ghẽ, mộc mạc rất Việt Nam.Nguyễn Công Hoan có một lối tả ngời với phong cách riêng của mình khá độc

đáo” [47, tr 342]

Lê Minh - con gái nhà văn Nguyễn Công Hoan, ngời hết sức gần gũi và

thấu hiểu cha mình - đã viết trong bài Sức trẻ một cây bút: “Ngôn ngữ của ông

là ngôn ngữ ta nói hằng ngày đợc chọn lọc và nâng cao, có khi ông đa ca daotục ngữ vào truyện một cách tự nhiên, thoải mái Chữ ông dùng giàu hình ảnh,từng nhân vật mang sắc thái ngôn ngữ riêng, bộc lộ tâm lý xã hội.” [44, tr.167]

Với t cách một ngời cầm bút, Nguyễn Minh Châu cũng bày tỏ sự thánphục của mình đối với một nhà văn bậc thầy: “Ngày nay đọc lại truyện ngắnNguyễn Công Hoan, ở trong cái khối đồ sộ về số lợng (200 truyện ngắn) đãnói lên hết t chất con ngời lẫn văn tài của ông,…”, “cái đặc sắc của ông Hoan…biết vấn đápTả từ một mụ me Tây đếnmột tên quan phủ, quan huyện, những kiểu cách con ngời lai căng…”, “cái đặc sắc của ông Hoan…biết vấn đáp ông cũngmô tả bằng ngôn ngữ dân tộc, bằng cái lối nói nôm na đầy ý vị của ngời ViệtNam” [44, tr 257]

Ngời có công nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống thế giới truyệnngắn Nguyễn Công Hoan là Lê Thị Đức Hạnh Dới góc độ mỹ học, dựa vàophạm trù cái hài, bà đã có những kiến giải rất thuyết phục về truyện ngắn củanhà văn Về đặc điểm chung của ngôn ngữ truyện ngắn Nguyễn Công Hoan,nhà nghiên cứu nhận xét: “Ngôn ngữ của Nguyễn Công Hoan là ngôn ngữ củaquần chúng đợc chọn lọc và nâng cao, đậm hơng vị của ca dao tục ngữ, có khitác giả đa ca dao tục ngữ vào tác phẩm một cách tự nhiên, thoải mái Những

Trang 9

chữ dùng của ông thờng giản dị, giàu hình ảnh, cụ thể hay so sánh ví von làmcho ngời đọc dễ có liên tởng thú vị” [13, tr 117] “Nguyễn Công Hoan luôngiữ cho lời văn, ngôn ngữ trong truyện trong sáng, chính xác, mang bản sắctiếng nói dân tộc” [13, tr 118] Lê Thị Đức Hạnh còn chỉ ra tính chất cá thểhoá sâu sắc trong ngôn ngữ nhân vật của Nguyễn Công Hoan: “Ngôn ngữ cácloại nhân vật trong truyện Nguyễn Công Hoan cũng mang sắc thái riêng, bộc

lộ đợc tâm lí xã hội của từng nhân vật, trộn cũng không lẫn” [13, tr 117]

Đáng chú ý là trong công trình nghiên cứu của mình, nhà nghiên cứu còn sosánh sự khác nhau giữa văn phong của Nguyễn Công Hoan với những nhà vănhiện thực phê phán khác với nhiều nhận xét chính xác và tinh tế [13, tr 119– một phạm trù mĩ học - đến văn học trào phúng 121]

Năm 1993, nhân hội thảo kỷ niệm 90 năm ngày sinh Nguyễn Công Hoan(1903 - 1993), khi đề cập đến sự đóng góp to lớn của ông đối với văn học dântộc, một số ý kiến đánh giá cao phơng diện ngôn ngữ trong văn của NguyễnCông Hoan

Hoài Anh cho rằng: “văn Nguyễn Công Hoan mang tính chất đặc biệtViệt Nam, giản dị sáng sủa mà hóm hỉnh Ông sử dụng khẩu ngữ một cáchlinh hoạt nhng vẫn có sự chắt lọc, hiện đại” [44, tr 295] Đại tớng Võ NguyênGiáp thừa nhận: “Tôi cũng rất quý Nguyễn Công Hoan về mặt ngôn ngữ Ngônngữ của anh rất dễ hiểu Anh đã làm giàu ngôn ngữ Việt Nam” [44, tr 284].Phong Lê phát biểu: “Nghĩ về Nguyễn Công Hoan tôi luôn luôn nhớ đến mộttiếng cời riêng, tiếng cời Nguyễn Công Hoan, tiếng cời gây cời, lập tức làm tabật cời, cời không cản đợc, cời to hay tủm tỉm, nhng rồi ngay sau đó là một vịchát, có lúc nh nghẹn đắng, có lúc làm cay đôi mắt ta Ngẫm ra thật là “sợ”cho ngữ ngôn, cho văn tự, cho chữ nghĩa Nguyễn Công Hoan” [44, tr 290]

Tác giả Nguyễn Thanh Tú trong một bài viết có tên: Chất hài trong câu

văn Nguyễn Công Hoan đã chỉ ra một số đặc điểm nổi bật về ngôn ngữ của

truyện ngắn Nguyễn Công Hoan nh sau: “Ngôn ngữ của Nguyễn Công Hoan

là một thứ ngôn ngữ suồng sã để “lật ngửa, lộn trái, nhòm ngó từ dới và từtrên, đập vỡ vỏ ngoài để nhìn vào bên trong…”, “cái đặc sắc của ông Hoan…biết vấn đáp”, “trong nội bộ câu văn NguyễnCông Hoan thờng mang mâu thuẫn hài hớc đối chọi ở bên trong…”, “cái đặc sắc của ông Hoan…biết vấn đáp NguyễnCông Hoan có những lối ví von so sánh độc đáo, những liên tởng bất ngờ, thú

vị…”, “cái đặc sắc của ông Hoan…biết vấn đáp” [59, tr.38]

Trang 10

Gần đây, trên báo Văn nghệ số 10 ngày 06/03/1999, Nguyễn Thị Nam với

bài viết Những kỷ niệm của một ngời đọc Nguyễn Công Hoan cũng khẳng

định: “Đọc những trang viết cách đây hơn nữa thế kỷ mà giọng văn không cổ,câu chữ mạch lạc, sáng sủa, giản dị, mộc mạc và sắc sảo” [44, tr 353]

Qua những gì mà chúng tôi đã điểm lại trên đây, có thể thấy, ngôn ngữtrong tác phẩm của Nguyễn Công Hoan nói chung, trong truyện ngắn nói riêng

đã đợc các nhà phê bình nghiên cứu trớc và sau cách mạng chú ý Tuy nhiên,các bài viết thờng thiên về điểm bình hơn là khảo cứu, phân tích Có thể xem

đây là lối ngỏ để các thế hệ sau còn có thể tiếp tục tìm hiểu sâu hơn về vấn đềnày

2.2 Về tác giả Vũ Trọng Phụng

Sáng tác của Vũ Trọng Phụng quả thực thu hút sự quan tâm của ngời đọcnhiều thế hệ Có lẽ ít có nhà văn hiện đại nào mà sự đánh giá của giới nghiêncứu, phê bình và của ngời đọc lại phong phú và phân lập nh Vũ Trọng Phụng.Theo Nguyễn Quang Trung, tới nay đã có hơn 200 bài tiểu luận văn học cùngnhiều cuốn sách, tạp chí, chuyên đề về Vũ Trọng Phụng Đối với nhà văn này,càng về sau, ngời ta không chỉ quan tâm đến t tởng, nội dung, quan điểm xãhội- đạo đức, xu hớng chính trị xã hội hay nghệ thuật phản ánh (những vấn đềgây nên những tranh cãi triền miên), mà còn chú ý đến phơng diện nghệ thuậttrong tác phẩm của ông Ngôn ngữ trào phúng của Vũ Trọng Phụng cũng trởthành đối tợng tìm hiểu của không ít công trình, bài viết Nhìn chung, vấn đềngôn từ Vũ Trọng Phụng trong tầm quan sát của các nhà văn, nhà phê bình,nghiên cứu có thể chia thành hai chặng lớn nh sau:

2.2.1 Trớc 1945

Trên báo Ngày nay số 51 ra ngày 14/03/1937, Nhất Chi Mai tỏ ra rất dịứng với tác phẩm của Vũ Trọng Phụng Sự dị ứng này không chỉ bộc lộ quaviệc đánh giá nội dung tác phẩm, mà còn qua sự cảm nhận về lời văn: “Trongvăn Vũ Trọng Phụng có nhiều chỗ nhơ nhớp, những câu sống sợng, trầntruồng…”, “cái đặc sắc của ông Hoan…biết vấn đáp Không ai có quyền cấm nhà văn Vũ Trọng Phụng dùng những chữbẩn thỉu để tả sự bẩn thỉu Nhng trong khi viết những câu văn mà mình cho làkhoái trá, tởng cũng nên nghĩ đến độc giả một chút” [46, tr 147 – một phạm trù mĩ học - đến văn học trào phúng 148] Thái

độ khó chịu kiểu này còn đợc thể hiện ở một số tác giả khác nh Lê Thanh,Mộng Sơn, Trơng Chính…”, “cái đặc sắc của ông Hoan…biết vấn đáp Trong bài báo Dới mắt tôi, Trơng Chính có nhận

xét: “Lỗi lớn ở Vũ Trọng Phụng là đã hy sinh nghệ thuật để chiều theo một số

Trang 11

độc giả truỵ lạc…”, “cái đặc sắc của ông Hoan…biết vấn đáp ông viết những câu văn bẩn thỉu, khiếm nhã, ngang nhiên,sống sợng làm cho ngời đọc có giáo dục căm tức…”, “cái đặc sắc của ông Hoan…biết vấn đáp (dẫn theo Nguyễn Văn”Phợng [51, tr 4]).

Sau khi Vũ Trọng Phụng mất (tháng 10/1939), nhiều ngời trong giới cầmbút lúc bấy giờ đã tập hợp nhau lại tổ chức những hoạt động sôi nổi tởng niệmnhà văn tài hoa yểu mệnh Tạp chí Tao Đàn ra số đặc biệt về Vũ Trọng Phụngvới nhiều bài viết thuộc nhiều thể loại nh tiểu luận, phê bình, chân dung vănhọc, hồi ký, câu đối…”, “cái đặc sắc của ông Hoan…biết vấn đápđể đề cao, ngợi ca tầm vóc và sự đóng góp của VũTrong Phụng Về vấn đề ngôn từ, đáng lu ý có nhận xét của Nguyễn Tuân:

“Giấy bút mực là giấy bút mực của học trò Thật là bình dị quá Thế mà nhờivăn dùng bút ấy mà ký thác lên giấy lại chẳng xoàng xĩnh một chút nào” [46,

tr 49]

Mấy năm sau, Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại có những nhận định

tơng đối khách quan: “Ngời ta sỡ dĩ ham đọc văn ông là vì ngòi bút tả châncủa ông Ngọn bút ấy thật là sắc sảo, nó tả nh vẽ, chỉ vài ba nét ngời ta đã hìnhdung đợc sự vật mà tác giả định tả với những màu sắc linh động vô cùng…”, “cái đặc sắc của ông Hoan…biết vấn đápTuy

đời văn của ông ngắn ngủi nhng ông đã để lại một lối văn riêng, gây nên đợcnhiều đồ đệ, trong số đó có ngời gần đợc nh thầy” [50, tr 544 – một phạm trù mĩ học - đến văn học trào phúng 545]

đủ hơn Đi liền với việc xuất bản Tuyển tập Vũ Trọng Phụng, Toàn tập Vũ

Trọng Phụng là hàng loạt bài báo, công trình ra đời, cùng những cuộc hội

thảo, những hội nghị khoa học đợc tổ chức hớng tới tôn vinh con ngời và tácphẩm Vũ Trọng Phụng đã tạo nên một chặng mới trong tiến trình tìm hiểu,nghiên cứu về di sản của ông

Nhà phê bình Văn Tâm, trên tạp chí Kiến thức ngày nay đã nhấn mạnh

nét đặc sắc của ngôn ngữ hài Vũ Trọng Phụng trong cách dùng bút phápphóng đại, tơng phản, nói ngợc, tự trào…”, “cái đặc sắc của ông Hoan…biết vấn đáp[56]

Vũ Bằng với bài viết Vũ Trọng Phụng - nhà văn dơ dáy hay trong sạch đã

khẳng định bằng cách đặt ra câu hỏi: “bây giờ đọc truyện và phóng sự của Vũ

Trang 12

Trọng Phụng, ta có thể coi là “thờng”nhng vào thời đó, văn Phụng bị coi là

“dơ dáy”và bị kết án gắt gao Tội nghiệp cho Phụng, đề cập đến những “ungnhọt thối tha” của xã hội nh làm đĩ, lục xì, cờ bạc bịp, lấy Tây…”, “cái đặc sắc của ông Hoan…biết vấn đáp mà bảo viếtcho sạch sẽ, cho đẹp đẽ thì viết làm sao đợc” [46, tr 177]

Trong Lời giới thiệu Tuyển tập Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Đăng Mạnh đã

chỉ ra mối quan hệ tất yếu giữa t tởng và ngôn từ nghệ thuật của Vũ TrọngPhụng: “Niềm phẫn uất không lúc nào nguôi ở Vũ Trọng Phụng thấm cả vàonhững cách đặt câu, dùng từ, những lối ví von so sánh theo lối tạt ngang, đámóc rất ác, y nh tiện đâu đánh đấy, tiện đâu chửi đấy, tạo nên một lối hànhvăn đặc biệt gai góc chỉ thấy ở nhà văn này” [40, tr 22] Nói về tài nghệ tràophúng của Vũ Trọng Phụng, tác giả đã nhấn mạnh vai trò của các thủ phápngôn từ : “Tài nghệ trào phúng của Vũ Trọng Phụng đặc biệt tập trung ở tiểu

thuyết Số đỏ Mỗi chơng là một màn hài kịch Mỗi nhân vật là một chân dung

hài hớc Hài hớc ở mọi chi tiết, ở hành văn, ở giọng điệu, ở cách ví von, lối chơichữ…”, “cái đặc sắc của ông Hoan…biết vấn đáp ở đây, tiếng cời thật lắm cung bậc: cời vui thoải mái, cời đã kích ác liệt,cời giễu mỉa mai…”, “cái đặc sắc của ông Hoan…biết vấn đápNgời ta thấy chất dân gian cũng rất đậm, thể hiện ở nhữngthủ pháp thờng thấy ở những truyện dân gian, tiếu lâm, hề chèo…”, “cái đặc sắc của ông Hoan…biết vấn đáp thủ phápnh

“ông nói gà, bà nói vịt”, “thằng ngốc gặp may” [40, tr 67]

Phong Lê trong bài viết 50 năm ngày mất của Vũ Trọng Phụng trong sự

nghiệp đổi mới của chúng ta, cho rằng: “Trong gia tài Vũ Trọng Phụng quả có

lẫn lộn vài thứ, bên cạnh những cái thật có giá trị cũng có những cái ít đáng giáhay có những lệch lạc”, nhng Vũ Trọng Phụng “thuộc vào con số ít ngời cócông đầu trong việc làm giàu cho văn chơng trong đó không những có cả “mộtthế giới nhân vật cực kỳ sống động” mà còn để dấu ấn mãnh liệt về văn phong

đặc biệt là ở “sự huyền diệu sắc nhọn của ngôn ngữ tiếng Việt” [46, tr 248]

Nghiên cứu tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng, nhà nghiên cứu Đỗ

Đức Hiểu đã chỉ ra nguồn chất liệu ngôn từ cũng nh tính chất tơng tác về chứcnăng thẩm mỹ của ngôn từ trong đó Theo ông, “Lớp sóng ngôn từ phát đi từ

Số đỏ là lớp sóng ngôn từ đô thị Hà Nội là đô thị ấy, đô thị Hà Nội có một

linh hồn Vũ Trong Phụng diễn đạt cái linh hồn ấy - cái bề ngoài và cái bêntrong, những động lực và những yếu tố cấu thành, bằng một hệ thống ngôn từgồm những đơn vị xô đẩy nhau, cãi nhau, xung đột nhau, chửi bới nhau, gồmnhững lý luận phi lý, những lý thuyết bát nháo, đầu Ngô mình Sở, những luận

Trang 13

điểm đạo đức lộn nhào, những hiểu lầm, những câu đặt rối ren, lắm nghĩa, gà

mờ, ngu ngốc” [46, tr 449]

Trong khuynh hớng khẳng định phần di sản đáng giá của Vũ TrọngPhụng, Lê Thị Đức Hạnh lu ý với ngời đọc phẩm chất nghệ thuật độc đáo củatruyện ngắn và kịch ngắn của nhà văn, trong đó phần ngôn từ đợc nhận định:

“Ông đa vào văn chơng những câu chuyện chân thực, sống động bằng một lốivăn mới mẻ, sáng sủa, khác với nhiều ngời viết đơng thời còn chuộng lối văn

du dơng, trầm bổng, đầy sáo ngữ” [46, tr 347], đặc biệt là lối viết “có một vẻgai góc, sắc cạnh bất kỳ gặp đâu có thể xen ngang, chửi chơi, nói móc, nhữnggì đáng khinh, đáng ghét, đáng căm hờn là ông không tha” [46, tr 352]

Cùng tập trung làm rõ những đặc điểm khá nổi bật của ngôn từ Vũ TrọngPhụng ở nghệ thuật trần thuật nh lối ví von, so sánh gai góc, sắc cạnh hoặcnghệ thuật sử dụng thủ pháp phóng đại, nghịch ngữ, lộng ngữ…”, “cái đặc sắc của ông Hoan…biết vấn đáp, ở góc độ mộtthể loại hay qua một số tác phẩm tiêu biểu là các bài viết của Nguyễn QuangTrung [62], Nguyễn Thành [58]…”, “cái đặc sắc của ông Hoan…biết vấn đáp

Gần đây, Thanh Thảo trong bài tởng niệm nhà văn tài danh với nhan đề

Vũ Trọng Phụng nghe và nhìn in trong tạp chí Văn nghệ Quãng Ngãi số

8/1998 đã nhận định: “nhà văn có một hệ thống ngôn ngữ mới mẻ vào bậcnhất so với những nhà văn cùng thời với ông Trong khi nhiều nhà văn tài danhkhác còn véo von chữ nghĩa, hoặc cho chữ ra vào khụng khiệng, hay tô son trátphấn cho chữ, hoặc khiến chữ èo uột uốn éo, hay cho chữ đứng ngồi đạomạo…”, “cái đặc sắc của ông Hoan…biết vấn đápthì Vũ Trọng Phụng để chữ “quậy” thả dàn Nhân vật của ông, tuỳ kiểungời, đều có cách nói riêng rất tự do, rất “đời”, rất “bụi” (dẫn theo NguyễnVăn Phợng) [51, tr 12]

Nguyễn Văn Phợng, một trong những ngời nghiên cứu vấn đề ngôn ngữ

nghệ thuật của Vũ Trọng Phụng một cách hệ thống nhất trong luận án Ngôn từ

nghệ thuật của Vũ Trọng Phụng trong phóng sự và tiểu thuyết, đã đề cập đến

đặc trng và giá trị biểu hiện của các lớp ngôn từ trong tác phẩm của Vũ TrọngPhụng Trong công trình này, các kiểu lời nói nh lời kể, đối thoại, độc thoạinội tâm, đợc phân tích một cách chi tiết, cụ thể Nguyễn Văn Phợng nhấnmạnh sự chi phối của đặc điểm thể loại và quan niệm sáng tác đối với ngôn từcủa Vũ Trọng Phụng: “ở trờng hợp Vũ Trọng Phụng, toàn bộ ngôn từ của ông

bị chi phối sâu sắc bởi những thể loại mà ông lựa chọn Tuy nhiên ngoài điều

đó, ngôn từ Vũ Trọng Phụng in đậm dấu ấn của cách nhìn đời mang tính bạo

Trang 14

liệt nên hầu nh trên mọi cấp độ đơn vị ngôn ngữ của sáng tác Vũ Trọng Phụng

đều bộc lộ một cờng độ lớn, cháy bỏng và dữ dội, hệ quả của một bút pháp tảchân theo khuynh hớng cực thực, đặc tả tàn nhẫn, khiến cho ngôn từ của ông

có vẻ nh luôn luôn thiếu chừng mực, lệch chuẩn, thậm chí trắng trợn, tàn nhẫn,mang tính chất nổi loạn…”, “cái đặc sắc của ông Hoan…biết vấn đáp” [51, tr 70]

Trên đây, chúng tôi đã điểm lại những công trình nghiên cứu về hai nhàvăn Nguyễn Công Hoan và Vũ Trọng Phụng Có thể là cha bao quát đợc đầy

đủ, nhng qua đó cũng đủ thấy các công trình nghiên cứu về hai nhà văn nàykhá phong phú, đa dạng Điều chúng tôi nhận thấy là, ở những mức độ khácnhau, các bài viết, các công trình đều đóng góp những ý kiến xác đáng vềngôn ngữ nghệ thuật của hai nhà văn Song hầu hết họ chỉ viết riêng về từngtác giả và cũng thờng chỉ phân tích một số khía cạnh cơ bản nhng cha có hệthống Trong khi đó, theo chúng tôi, nghiên cứu ngôn từ Nguyễn Công Hoan

và Vũ Trọng Phụng, đặc biệt là ngôn ngữ trào phúng trong quan hệ đối sánhmột cách toàn diện, trực tiếp sẽ là một công việc thú vị và bổ ích Hy vọngcông trình sẽ góp thêm một tiếng nói nhỏ vào công việc nghiên cứu ngôn ngữnghệ thuật của hai nhà văn lớn này

3 Nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu

Khảo sát các cấp độ ngôn từ nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Công

Hoan và tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng, đối chiếu, nhận ra những nét

tơng đồng và khác biệt về sắc thái trào phúng của chúng

4 Phơng pháp nghiên cứu

Luận văn sẽ sử dụng phơng pháp thống kê ngôn ngữ học, phơng pháp

phân tích, tổng hợp, phơng pháp đối chiếu

5 Cái mới của luận văn

Có thể nói, đây là công trình đầu tiên đặt nhiệm vụ so sánh đặc điểmngôn ngữ trào phúng trong các tác phẩm thuộc hai thể loại khác nhau của hainhà văn trào phúng bậc thầy của văn học Việt Nam hiện đại Sự so sánh sẽ chothấy những nét tơng đồng và những đặc sắc riêng của từng tác giả, từ đó, nhậnthức đầy đủ hơn những đóng góp của mỗi tác giả trong tơng quan chung củanền văn học Việt Nam ở một thời kì

6 Cấu trúc luận văn

Trang 15

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn sẽ triển khai 3 chơng.

Chơng 1: Giới thuyết một số vấn đề liên quan đến đề tài

Chơng 2: So sánh tính chất trào phúng của ngôn ngữ kể chuyện và ngôn

ngữ nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan và tiểu thuyết Số đỏ của

Vũ Trọng Phụng

Chơng 3: So sánh tính chất trào phúng của truyện ngắn Nguyễn Công

Hoan và tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng trên các cấp độ ngôn từ nghệ

thuật

Sau cùng là Tài liệu tham khảo

Trang 16

Chơng 1

Giới thuyết một số vấn đề liên quan đến đề tài

1.1 Đặc trng và các sắc thái thẩm mĩ của ngôn từ nghệ thuật trong tác phẩm văn học

1.1.1 Đặc trng của ngôn từ nghệ thuật

Ngôn ngữ là công cụ, là chất liệu cơ bản của văn học Thông qua ngônngữ, các tác giả đã chuyển tải những thông điệp thẩm mĩ cũng nh những tâm ttình cảm của mình đến với bạn đọc Vì vậy, văn học đợc gọi là loại hình nghệthuật ngôn từ M.Gorki đã từng nói “ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học”còn Edward Sapir thì khẳng định “ngôn ngữ là phơng tiện của văn học cũng

nh đá, đồng hay đất sét là những vật liệu của nhà điêu khắc”

Ngôn ngữ là công trình sáng tạo vĩ đại của con ngời trải qua hàng nghìnnăm lịch sử Ngôn ngữ tiêu biểu bậc nhất cho bản chất và sức mạnh của conngời Bằng ngôn ngữ, con ngời nhận thức thế giới, tự thể hiện mình và giaotiếp với nhau Sử dụng ngôn ngữ để biểu đạt, văn chơng có những đặc điểm,những u thế mà các nghệ thuật khác không có đợc Mặt khác, có thể nói, trongtác phẩm, ngôn ngữ văn học là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện cátính sáng tạo, phong cách, tài năng của mỗi một nhà văn Nó thể hiện sự hiểubiết sâu sắc về ngôn ngữ nhân dân, sự lao động cần cù không mệt mỏi để chọnlọc, gọt dũa, mài sắc ngôn ngữ dân tộc, sự vận dụng một cách sáng tạo, làmphong phú thêm vốn ngôn ngữ toàn dân…”, “cái đặc sắc của ông Hoan…biết vấn đáp Ngôn ngữ cũng là yếu tố góp phầntạo nên cái giọng điệu riêng, diện mạo riêng không thể trộn lẫn giữa nhà vănnày với nhà văn khác

Ngôn ngữ nghệ thuật là “một mã phức tạp đợc tạo nên từ hệ thống tínhiệu thứ nhất (từ ngôn ngữ tự nhiên) Chức năng thẩm mĩ của ngôn ngữ trongcác tác phẩm nghệ thuật đợc thể hiện ở chỗ: tín hiệu ngôn ngữ (tức đặc trngnghĩa và đặc trng âm thanh) trở thành yếu tố tạo thành của hình tợng” [31,tr.140] Ngôn ngữ nghệ thuật vì thế mà mang những đặc trng riêng thể hiện ở

một số thuộc tính cơ bản nh: tính cấu trúc, tính hình tợng, tính cá thể và tính

cụ thể hoá…”, “cái đặc sắc của ông Hoan…biết vấn đáp

1.1.1.1 Tính cấu trúc

Trang 17

Tính cấu trúc của ngôn ngữ nghệ thuật là tính chất theo đó, “các yếu tốngôn ngữ trong một tác phẩm phải gắn bó qua lại với nhau để cùng thực hiệnnhiệm vụ chung, phải phù hợp với nhau, giải thích cho nhau và hỗ trợ chonhau để đạt tới một hiệu quả diễn đạt chung” [31, tr.140] Tất cả các yếu tốvới các quan hệ nh thế làm cho văn bản nghệ thuật trở thành một “bản hoàtấu”, “có một tổng hợp lực mạnh mẽ”, tác động đến ngời tiếp nhận văn bản.Một yếu tố ngôn ngữ chỉ có đợc ý nghĩa thẩm mĩ khi nằm trong tác phẩm.Trên cái nền văn bản phù hợp, từ có thể “thay đổi ý nghĩa cũ kỹ hay mới mẻ,dịu dàng hay thâm độc, trang trọng hay hài hớc” (X Antônốp) [31, tr 140] Vìvậy, không chỉ các đoạn văn, khổ thơ mà những từ bình thờng cũng có thể lànhững nhân tố tạo nên tính hiệu quả trong văn bản và liên kết nội dung cũng

nh hình thức thành một chỉnh thể thống nhất

Nói đến nghệ thuật ngôn từ không thể không nói đến tác giả - ngời trựctiếp sáng tạo ra thế giới nghệ thuật của tác phẩm Hơn thế, đó là ngời đại diệncho những quan niệm t tởng, quan niệm nghệ thuật đợc thể hiện trong tácphẩm và cấu trúc lời nói ngôn từ vốn là trung tâm tổ chức của tác phẩm nghệthuật Tác giả còn là ngời quyết định những chỗ nhấn mạnh của tác phẩm,

đem đến một “điệu tính” chung cho tác phẩm Cấu trúc của lời nói ngôn từ tạo

ra tính hiệu lực cho văn bản bên cạnh sự liên kết các ngôn từ nghệ thuật

Tuy vậy, ngôn từ không bị hạn chế trong ngôn ngữ lời nói tác giả thật sự,vì trong một số thể loại văn học không có lời nói tác giả thật sự mà chỉ có lờinói của ngời kể chuyện, của ngời trần thuật, của nhân vật Khi ngời kể chuyệnkhông thay thế tác giả thì lời nói thực sự của tác giả diễn đạt trực tiếp và đầy

đủ “hình tợng tác giả”, phản ánh lập trờng, sự đánh giá và cảm xúc của tác giả.Nhng khi ngời kể chuyện thay thế tác giả thì nội dung và t tởng của tác giảbiểu hiện qua hình tợng ngời kể chuyện

Trang 18

Trong ngôn ngữ học, tính hình tợng có thể đợc xác định là thuộc tính củalời nói nghệ thuật, truyền đạt không chỉ thông tin lôgic mà còn cả thông tin đ-

ợc tri giác một cách cảm tính nhờ hệ thống những hình tợng ngôn từ

Ngôn ngữ của tác phẩm nghệ thuật không phải là cái vỏ ngoài của hình ợng mà là hình thức duy nhất trong đó hình tợng có thể tồn tại đợc Vai tròquyết định trong việc diễn đạt hình tợng nghệ thuật thuộc về những đơn vịngôn ngữ mà sự phức hợp chức năng của chúng trong tác phẩm nghệ thuật thểhiện ở sự biến đổi nội dung khái niệm và đơn vị ngôn ngữ diễn đạt cái đặc trngchung đợc thực tại hoá trong ngữ cảnh Sự biến đổi nội dung khái niệm và sựthực tại hoá đặc trng ngữ nghĩa chung là hai giai đoạn của một quá trình thốngnhất của cải biến chức năng thẩm mĩ của các đơn vị ngôn ngữ trong tác phẩmnghệ thuật

t-Tính hình tợng xuất hiện do kết quả của sự đối chiếu hai khái niệm hay

do kết quả của sự thay thế một khái niệm này bằng một khái niệm khác.Những phơng tiện của tính hình tợng theo nghĩa hẹp là những phơng tiện tu từ

và những biện pháp tu từ, song tính hình tợng này nảy sinh không phải chỉ doviệc sử dụng nhiều phơng tiện và biện pháp này Những từ thông thờng cũng

có thể trở thành những từ có tính hình tợng, khi trong quá trình sử dụng ngời taphát hiện ra cá tính của chủ thể tác giả hay nhân vật

1.1.1.3 Tính cá thể

Ngôn ngữ trong tác phẩm văn học còn là ngôn ngữ có tính cá thể sâu sắc,nghĩa là nó mang đậm dấu ấn tác giả Thuộc tính này không có trong văn họcdân gian truyền miệng, nó chỉ có thể có trong tác phẩm nghệ thuật với t cách

là một thể thống nhất của cấu trúc tu từ học kết cấu, một hệ thống tu từ họchoàn chỉnh đợc liên kết lại bởi hình tợng tác giả, bởi ý định thẩm mĩ, bởi chủ

đề t tởng của tác phẩm

Tính cá thể hoá của ngôn ngữ tác phẩm nghệ thuật thể hiện ở tính cá thểhoá của ngôn ngữ tác giả Vì rằng, ngôn ngữ là của chung, nhng sự vận dụngngôn ngữ là tuỳ thuộc cá nhân Do xu hớng, sở trờng, thị hiếu, tập quán, tâm líxã hội, cá tính , mà mỗi nhà văn lại hình thành giọng nói riêng, cái vẻ riêngtrong lời văn của mình Có thể nói, đối với nhà văn, cái giọng nói riêng đó làcái có giá trị quyết định “Nếu tác giả nào không có lối nói riêng của mình thìngời đó sẽ không bao giờ là nhà văn cả” (Schê khốp) [31, tr.151] Và đã là mộtnhà văn lớn thì bao giờ anh ta cũng có một thứ ngôn ngữ nghệ thuật riêng,

Trang 19

không lặp lại trong lịch sử văn học Giọng riêng của tác giả thể hiện ở sở trờngngôn ngữ, ở sự vận dụng những loại phơng tiện ngôn ngữ nhất định và rõ nhất

là ở sự sáng tạo ngôn ngữ

Cá thể hoá trong ngôn ngữ nghệ thuật chính là cái độc đáo, đặc sắc,không lặp lại, là cái riêng của tất cả các yếu tố trong sáng tác: lối nghĩ, lốicảm, lối thể hiện, những đặc điểm riêng trong cách sử dụng từ ngữ, cú pháp,kết cấu đoạn mạch, thủ pháp tu từ…”, “cái đặc sắc của ông Hoan…biết vấn đáp Ngôn ngữ riêng của một nhà văn, bútpháp riêng của một nhà văn không phải là một sự kiện rời rạc bao gồm một sốlợng đổi mới ở các cấp độ Nó “là sự đi chệch của một cái toàn thể có hệthống, so với cái toàn thể của ngôn ngữ chung” [31, tr.153]

1.1.1.4 Tính cụ thể hoá

Ngôn ngữ nghệ thuật có một nét chung nhất, một thuộc tính rộng nhất là

sự cụ thể hoá nghệ thuật – một phạm trù mĩ học - đến văn học trào phúng hình tợng, tức là sự di chuyển từ bình diện kháiniệm của ngôn ngữ sang bình diện hình tợng Sự cụ thể hoá này đợc diễn đạttrong hệ thống hoàn chỉnh của các phơng tiện ngôn ngữ thuộc các cấp độ khácnhau Và đây đợc xem là một thuộc tính lớn nhất của lời nói nghệ thuật Nógiải thích bản chất sự tác động của từ ngữ nghệ thuật đến ngời đọc Nó giảithích đặc trng của lời nói nghệ thuật nh đặc trng của hoạt động sáng tạo, đồngthời nó giải thích những bí mật của các quy luật sáng tạo nghệ thuật Sự cụ thểhoá ngôn từ đợc thực hiện nhờ cách lựa chọn và tổ chức các phơng tiện ngônngữ, nhất là trong việc sử dụng từ ngữ, kết cấu, hình thức giao tiếp độc thoại,

đối thoại, các phơng thức diễn đạt, các phơng tiện tu từ, các biện pháp tu từthuộc các cấp độ

Ngoài ra, khi bàn về đặc trng của ngôn ngữ nghệ thuật ngời ta còn đề cập

đến một số thuộc tính khác nh : tính chính xác, tính hàm súc, tính đa nghĩa,tính tạo hình và biểu cảm…”, “cái đặc sắc của ông Hoan…biết vấn đáp Nói một cách khái quát, trên cơ sở những nét đặctrng ấy ta có thể khẳng định ngôn ngữ văn học là một hình thái hoạt độngngôn ngữ mang ý nghĩa thẩm mỹ Nó đợc sử dụng để phục vụ nhiệm vụ trungtâm, là xây dựng hình tợng văn học và giao tiếp nghệ thuật Và ở mỗi thể loạivăn học, các thuộc tính này cũng có nhiều sắc thái khác nhau Những nét riêngnày cũng là đặc điểm căn bản để chúng ta phân biệt đâu là ngôn ngữ nghệthuật đâu là ngôn ngữ phi nghệ thuật

1.1.2 Những sắc thái thẩm mĩ của ngôn từ nghệ thuật

Trang 20

Những đặc trng đã nêu trên đợc xem là thuộc tính chung của ngôn từtrong tác phẩm văn học Tuy nhiên, tác phẩm văn học là sản phẩm của mộtchủ thể sáng tạo nhất định, đợc chi phối bởi một lối tiếp cận đời sống, mộtquan niệm nghệ thuật, một t tởng thẩm mĩ, một cảm hứng sáng tạo, một nhãnquan ngôn ngữ riêng; và dĩ nhiên, tác phẩm phải thuộc về một thể loại nhất

định Chính điều này đã khiến cho ngôn từ trong những tác phẩm văn học cụthể tất yếu mang những sắc thái thẩm mĩ khác nhau

Sự khác nhau rất tinh vi của ngôn từ văn học trớc hết biểu hiện ở mỗi tácphẩm đơn lẻ Với một nhà văn tài năng thì “mỗi tác phẩm là một khám phá vềnội dung và một phát minh về hình thức” (Lê-ô-nít Lê-ô-nôp) Điều này càngthể hiện rõ ở những cây bút a tìm tòi, thể nghiệm về bút pháp và ngôn ngữ.Tuy nhiên, sự độc đáo, riêng biệt của từng tác phẩm đặc sắc không loại trừ

“tính cộng đồng” của chúng Nghĩa là, dựa vào những tiêu chí khoa học,chúng ta có thể xếp các tác phẩm vào những “nhóm”, những “loại” khác nhau

Có nhiều tiêu chí để phân loại tác phẩm văn học: tiêu chí về kiểu sángtác, tiêu chí về thể loại, tiêu chí về loại hình ở các phơng diện nghiên cứunày, lí thuyết về văn học đã đạt đợc những thành tựu đáng kể Ngoài ra, dựavào thái độ của chủ thể sáng tạo đối với đối tợng đợc nói tới, và tơng ứng với

điều đó là những sắc thái thẩm mĩ của ngôn từ trong tác phẩm, ta có thể nhận

ra loại tác phẩm có ngôn ngữ trữ tình, loại tác phẩm có ngôn ngữ tái hiện hiệnthực khách quan, loại tác phẩm có ngôn ngữ trào phúng Tất cả cho thấy sự

đa dạng, lắm hình nhiều vẻ, làm nên sự phong phú của ngôn từ nghệ thuật

1.2 Từ cái hài - một phạm trù mĩ học - đến văn học trào phúng

1.2.1 Cái hài – một phạm trù mĩ học - đến văn học trào phúng một phạm trù mĩ học

Cũng nh cái bi, cái hài có mặt từ rất sớm với t cách là một phạm trù thẩm

mĩ, trở thành đối tợng thu hút sự chú ý, sự lý giải của nhiều học giả Trong lịch

sử t tởng mỹ học, cái hài đợc nhận định nh là kết quả của sự tơng phản, sự bất

đồng, sự mâu thuẫn giữa cái xấu và cái đẹp (theo Arixtốt), cái thấp hèn và cáicao cả (theo Kant), tính bất lực bên trong và vẻ bề ngoài cố tỏ ra là thực chất,giữa bản chất và hiện tợng (theo Hêghen), cái vô lý và cái hữu lý (Jean PaulSar)…”, “cái đặc sắc của ông Hoan…biết vấn đápViệc tìm hiểu cái hài, thể hiện nguyện vọng khám phá bản chất của mộtkiểu quan hệ đặc thù của con ngời đối với thế giới, một hình thức độc đáo củanhận thức và đánh giá hiện thực

Trang 21

“Cái hài là một phạm trù mĩ học cơ bản dùng để nhận thức về một phơngdiện trong quan hệ thẫm mĩ của con ngời với hiện thực Cái hài tồn tại phổbiến trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội nhng đợc phản ánh tập trung và

điển hình trong thể loại hài kịch” [10, tr.115]

Bản chất của cái hài là “sự mâu thuẫn, sự không tơng xứng mà ngời ta cóthể cảm nhận đợc về phơng diện xã hội – một phạm trù mĩ học - đến văn học trào phúng thẩm mỹ (chẳng hạn giữa hình thứcvới nội dung, hành động với tình huống, mục đích và phơng tiện, bản chất vàbiểu hiện) Trong đó, hoặc là chính bản thân mâu thuẫn hoặc là một trongnhững mặt của nó đối lập với những lý tởng thẩm mĩ cao đẹp” [12, tr.35] Nó

đợc bật lên từ mâu thuẫn giữa “sự trống rỗng và sự vô nghĩa bên trong đợc che

đậy bằng một cái vỏ huênh hoang tự cho rằng có nội dung và ý nghĩa thực sự”(Secnsepxki) [12, tr.36]

Cái hài thờng gắn với tiếng cời Tiếng cời là yếu tố không thể vắng mặttrong cái hài, bởi đó là dấu hiệu xác nhận mối quan hệ khách thể – một phạm trù mĩ học - đến văn học trào phúng chủ thể.Nếu cái hài là một hiện tợng khách quan thì cái cời là phản ánh chủ quan củacon ngời trớc đối tợng khách quan đó Cái hài, do vậy thuộc về khách thể thẩm

mĩ, còn cái cời lại thuộc chủ thể thẩm mĩ Cái cời là kết quả của cái hài, do cáihài gây nên Song không phải tiếng cời nào cũng mang tính hài Khi bị cù, khitrong lòng cảm thấy vui sớng, thoả mãn, ngời ta có thể cời, nhng đó là cái cờibản năng sinh lý Tiếng cời mang tính hài đòi hỏi trớc hết phải có đối tợng

đáng cời, tức là cái có thể gây cời và bị cời Đối tợng của cái hài chủ yếu lànhững hiện tợng thẩm mĩ tiêu cực, chứa đựng những mâu thuẫn có khả nănggây cời Những hiện tợng ấy tồn tại một cách khách quan trong con ngời vàtrong cuộc sống xã hội Đó là những gì không phù hợp với lí tởng thẩm mĩ, vớinhững chuẩn mực về cái đẹp đã đợc xã hội thừa nhận, là những gì đi chệchkhỏi quy luật phát triển bình thờng của cuộc sống Cụ thể, đó là những thói htật xấu, những thiếu sót, điểm yếu, những mặt trái, mặt tiêu cực trong con ngời

và cuộc sống nh: thói xu nịnh, háo danh, giả dối, độc ác, dốt nát, tham lam,khoác loác, ích kỉ, nhỏ nhen, ngốc nghếch, vụng về…”, “cái đặc sắc của ông Hoan…biết vấn đáp

Ngoài đối tợng gây cời lại còn phải có chủ thể cời Đây là mặt thứ hai mặt chủ quan – một phạm trù mĩ học - đến văn học trào phúng của cái hài, không có nó, không có cái hài Bản thân đối tợngcời không thể gây nên tiếng cời nếu chủ thể không nhận thức đợc những mâuthuẫn chứa đựng trong nó Đặc điểm của nhận thức gắn với tiếng cời là sựkhám phá một số loại mâu thuẫn nào đó trong sự vật, hiện tợng và quan sát

Trang 22

-chúng ở một bình diện khác, từ một phía khác, từ góc độ của cái buồn cời Xéttheo phép biện chứng, điều này có ý nghĩa rất quan trọng Platon đã từng viết:

“Trong thực tế, không thể nhận thức đợc cái nghiêm chỉnh nếu thiếu cái buồncời, và nói chung, cái đối lập đợc nhận thức nhờ cái đối lập với nó” Dĩ nhiên,

để có thể nhận thức, đòi hỏi ở chủ thể một năng lực trí tuệ sắc sảo, linh hoạt,nhạy cảm với các mâu thuẫn và các sự tơng phản

Từ những cơ sở trên, có thể khái quát rằng: “Cái hài là một phạm trù mĩhọc cơ bản dùng để nhận thức và đánh giá về một loại hiện tợng đời sống, đó

là những cái xấu nhng cố sức chứng tỏ là đẹp Khi mâu thuẫn này bị phát hiện

đột ngột sẽ tạo nên tiếng cời tích cực, có ý nghĩa phê phán, phủ định cái xấunhân danh cái đẹp Tiếng cời trong cái hài - đó là sự chiến thắng của cái đẹp

đối với cái xấu” [10, tr.126]

Trong cái hài, tiếng cời thờng có nhiều cung bậc và mang những sắc tháikhác nhau Ngời ta thờng coi u-mua, hài hớc là cung bậc đầu tiên và châmbiếm là cung bậc cuối cùng Trong u-mua, phép biện chứng của trí tởng tợngphóng khoáng hé mở cho ta thấy đằng sau cái tầm thờng là cái cao quý, saucái buồn cuời là nỗi đau Hài hớc có mức độ phê phán nhẹ nhàng, chủ yếu gâycời mua vui, trên cơ sở vạch ra sự mất hài hoà, cân đối giữa nội dung và hìnhthức, bản chất và hiện tợng, đặc biệt là lý tởng và thực tế Hài hớc khéo léonhẹ nhàng vạch ra cái mâu thuẫn, tạo ra tiếng cời bất ngờ, giúp ngời ta nhận ra

sự trớ trêu của tình huống, mỉm cời mà phân biệt đúng sai

Trái lại, trong châm biếm, đối tợng của tiếng cời là thói h tật xấu nên nổibật lên là cái giọng đả kích, phủ định, tố cáo; dùng lời lẽ sắc sảo, cay độc,thâm thuý để vạch trần thực chất xấu xa của những đối tợng này hay đối tợngkhác trong xã hội Châm biếm khác với u-mua, hài hớc ở mức độ gay gắt của

sự phê phán và ý nghĩa sâu sắc của hình tợng nghệ thuật Về phơng diện xãhội, phần lớn châm biếm thờng chĩa mũi nhọn vào kẻ thù của t tởng tiến bộtrong lịch sử

Cái hài trong đời sống biểu hiện vô cùng phong phú, đa dạng, thuộc mọilĩnh vực Còn cái hài trong nghệ thuật là sự phản ánh cái hài trong cuộc sống ởdạng tiêu biểu, tinh tuý và ổn định hơn Trong hầu hết các loại hình nghệthuật, cái hài đều có mặt Đặc biệt, trong văn học, nó tồn tại rất phổ biến vàmạnh mẽ Thông qua hàng loạt những thủ pháp nghệ thuật biểu hiện mangtính đặc thù nh: phóng đại, cờng điệu…”, “cái đặc sắc của ông Hoan…biết vấn đápthêm vào đó là sự sắc bén, ý nhị, hóm

Trang 23

hỉnh của ngời thể hiện nên tác phẩm văn học có khả năng thâm nhập sâu vàocái hài, tập trung tô đậm, khắc sâu những mâu thuẫn mang tính hài, khiến cho

nó nổi bật hơn, tiếng cời trong tác phẩm vì vậy nổ ra giòn giã, sảng khoái hơn,

ý nghĩa phê phán cũng vì vậy mà thấm thía, sâu sắc hơn

1.2.2 Văn học trào phúng

Một trong những loại hình văn học lấy cái hài làm tiêu chí hàng đầu, làyếu tố không thể vắng mặt nhằm chuyển tải những thông điệp thẩm mỹ, đó

chính là văn học trào phúng Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán, Trần

Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi chủ biên định nghĩa: “Trào phúng là một loại đặcbiệt của sáng tác văn học và đồng thời cũng là một nguyên tắc phản ánh nghệthuật, trong đó, các yếu tố của tiếng cời mỉa mai, châm biếm, phóng đại, khoatrơng, hài hớc…”, “cái đặc sắc của ông Hoan…biết vấn đáp ợc sử dụng để chế nhạo, chỉ trích, tố cáo, phản kháng…”, “cái đặc sắc của ông Hoan…biết vấn đáp đnhững cái tiêu cực, xấu xa, lỗi thời, độc ác trong xã hội” [12, tr.306]

Văn học trào phúng bao hàm một lĩnh vực rộng lớn, với những cung bậccái hài khác nhau, từ những truyện cời, truyện thiếu lâm đến tiểu thuyết, từ các

vở hài kịch cho đến những bài thơ trào phúng, châm biếm…”, “cái đặc sắc của ông Hoan…biết vấn đáp Đó là một kháiniệm bao trùm lĩnh vực văn học của tiếng cời Trong văn học trào phúng, tiếngcời đợc thể hiện ở nhiều sắc thái, đó không đơn thuần là tiếng cời để mua vui,giải trí mà còn là thứ vũ khí chủ đạo và đắc lực Đằng sau tiếng cời phải là sựphê phán một vấn đề có ý nghĩa xã hội Tiếng cời ấy hớng vào tất cả những gìgọi là xấu xa, đê tiện, giả dối, có ý nghĩa tiêu cực trong xã hội, làm băng hoạigiá trị đạo đức, nhân cách con ngời, cản trở bớc tiến của xã hội loài ngời.Tiếng cời trào phúng, do vậy, bao giờ cũng là tiếng cời của trí tuệ, của công lý

và chính nghĩa Secnsepxki có nói “khi cời cái xấu, chúng ta trở nên cao hơnnó” [10, tr.130]

Văn học trào phúng luôn hớng ngòi bút của mình tấn công, phê phán cáixấu bằng một xúc cảm thẩm mĩ đặc biệt Nhng không phải bất cứ cái xấu nàocũng đều là đối tợng của văn học trào phúng Đó phải là những cái xấu, cáitiêu cực về đạo đức, nhân cách, về lối sống, những cái không phù hợp với hoàncảnh bình thờng xung quanh, lại đợc che đậy dới một vỏ bọc tởng là tốt đep,

có ý nghĩa

Lý luận mỹ học chia mâu thuẫn trào phúng ra hai cấp độ lớn và gắn liềnvới nó là các đối tợng tơng ứng, bao gồm:

Trang 24

Thứ nhất, “loại mâu thuẫn do không hài hoà, không tơng xứng, không cân

đối giữa những mặt nào đó trong một con ngời hay một hiện tợng xã hội so vớinhững hiện tợng bình thờng của cuộc sống, những biểu hiện lệch lạc nhất thời

so với những chuẩn mực đạo đức thẩm mĩ của xã hội” [10, tr.122]

Thứ hai, “loại mâu thuẫn mang tính chất đối kháng đợc bắt nguồn từ bảnchất sâu xa của đối tợng với những lý tởng xã hội – một phạm trù mĩ học - đến văn học trào phúng thẩm mĩ tiến bộ và cácchuẩn mực đạo đức tốt đẹp” [10, tr.122]

Theo đó, ở loại thứ nhất sẽ có cái cời hài hớc (u-mua, khôi hài) và ở loạithứ hai sẽ có cái cời châm biếm, đả kích

Thực ra, việc phân loại đối tợng trào phúng và đi kèm với các cấp độ sắcthái của cái hài chỉ có tính tơng đối, nó phụ thuộc vào ý đồ nghệ thuật của tácgiả, vào cảm nhận chủ quan của ngời đọc và những điều kiện khách quan nh:yếu tố thời đại, trình độ nhận thức, địa vị xã hội…”, “cái đặc sắc của ông Hoan…biết vấn đáp

Từ xa đến nay nền văn học nhân loại vẫn lu giữ và truyền tụng nhiều tácphẩm trào phúng, nhiều vở hài kịch kinh điển gắn liền với những tên tuổi nhXecvantex, Rabơle, Môlie…”, “cái đặc sắc của ông Hoan…biết vấn đáp Đặc biệt là Môlie, nhà hài kịch vĩ đại Pháp.Môlie nổi tiếng không chỉ vì nghệ thuật xây dựng tính cách mà còn vì nghệthuật gây cời bậc thầy Với sự tinh tế, nhạy cảm của ngời nghệ sĩ tài ba, ông đãphát hiện ra khía cạnh hài hớc trong các hiện tợng, tính cách – một phạm trù mĩ học - đến văn học trào phúng kể cả những

đối tợng có vẻ trang trọng, tôn nghiêm, đáng kính; khám phá ra đợc nhữngmâu thuẫn kín đáo, những nét kệch cỡm trong cái xã hội đang lỗi thời dần,

đáng cời để mà tống tiễn nó vào quá khứ

Nằm trong nguồn mạch chung của văn chơng thế giới, với sự phát huy cátính sáng tạo độc đáo, các tác giả trào phúng Việt Nam cũng đã tạo cho mìnhmột vị trí riêng trong lịch sử văn học dân tộc Những Hồ Xuân Hơng, NguyễnKhuyến, Tú Xơng…”, “cái đặc sắc của ông Hoan…biết vấn đáplà những tên tuổi nổi bật trong văn học trung đại Đặcbiệt, giai đoạn văn học 1930 – một phạm trù mĩ học - đến văn học trào phúng 1945 xuất hiện một loạt các cây bút văn xuôi,thơ, báo chí có tài năng, tạo nên bộ phận văn học trào phúng khá phong phúnh: Ngô Tất Tố, Tam Lang, Tú Mỡ, Đồ Phồn, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng

Phụng Qua tác phẩm của mình, các tác giả đã làm nổi bật thực trạng xã hội

Việt Nam trớc cách mạng - cái xã hội mà Vũ Trọng Phụng thờng gọi là “khốnnạn”, “chó đểu”, “vô nghĩa lí”, trong đó kẻ giàu có, quyền thế đầy mu mô xảoquyệt ức hiếp, bóc lột ngời nghèo, thanh niên nam nữ đua đòi, chạy theo lốisống Âu hoá một cách lố lăng, kệch cỡm, mọi giá trị đạo đức truyền thống bị

Trang 25

chà đạp, xới tung bởi sự giả dối, lừa bịp, những mâu thuẫn trớ trêu, nhữngnghịch cảnh,…”, “cái đặc sắc của ông Hoan…biết vấn đápTất cả những thói tật, các mặt xấu đáng khinh, đáng cời đó đãtrở thành đối tợng, thành nguồn cảm hứng cho ngời nghệ sĩ khám phá, pháthuy cái sở trờng hài hớc, sáng tạo nên những tác phẩm có giá trị

Nh vậy, trong nền văn học nớc nhà, văn học trào phúng là một dòng chảy,khởi nguồn từ văn học dân gian, phát triển mạnh mẽ ở văn học viết, đợc tiếpsức bởi nhiều cây bút tài năng, trong đó, Nguyễn Công Hoan và Vũ TrọngPhụng là những tên tuổi sáng giá

1.3 Vài nét về truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan và tiểu

thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng

1.3.1 Truyên ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan

Là một trong những đại biểu u tú của trào lu văn học hiện thực phê phán,Nguyễn Công Hoan để lại cho hậu thế một di sản dày dặn, với nhiều thể loại

nh tiểu thuyết, truyện ngắn, hồi kí…”, “cái đặc sắc của ông Hoan…biết vấn đáp Tuy nhiên, truyện ngắn, đặc biệt làtruyện ngắn trào phúng là thể loại thành công nhất của ông Có thể nói, đây làphần tinh tuý nhất, làm nên gơng mặt độc đáo của nhà văn Điều này đã đợc

nhiều nhà nghiên cứu khẳng định Trong cuốn Nhà văn hiện đại, Vũ Ngọc

Phan viết: “Nguyễn Công Hoan sở trờng về truyện ngắn hơn truyện dài ở cáctruyện ngắn, ông tỏ ra là một ngời kể chuyện rất có duyên Phần nhiều, truyệncủa ông linh động lại có nhiều cái bất ngờ, làm ngời đọc khoái trá vô cùng”[50, tr.104]

Quả thật, với sự nhạy bén của mình, Nguyễn Công Hoan đã tạo nênnhững tiếng cời từ những phát hiện hết sức tinh vi ở những sự việc, hiện tợng t-ởng nh nhỏ nhặt, tủn mủn Từ đó, bằng nghệ thuật trào phúng hấp dẫn, ông đãkhái quát và liên hệ với những vấn đề đang diễn ra một cách nóng bỏng, gaygắt trong xã hội Trong truyện ngắn trào phúng, ông hớng ngòi bút đến nhiều

đối tợng: từ bọn địa chủ quan lại, bọn ngời t sản, nhà giàu đến những ngờithuộc tầng lớp nhà nho lỗi thời và có khi là cả những ngời dân lao động nghèokhổ Mức độ trào phúng ở mỗi đối tợng, mỗi tác phẩm cũng có những sắc thái,cung bậc khác nhau, thể hiện những thái độ khác nhau của tác giả Có truyện

khôi hài với nụ cời nhẹ nhàng nh Bộ ấm chén cổ, ngộ nghĩnh nh Nỗi lòng ai

tỏ, có truyện châm biếm, mỉa mai sâu sắc nh Xin chữ cụ nghè, hay giễu cợt, tố

cáo mạnh mẽ nh Tôi tự tử…”, “cái đặc sắc của ông Hoan…biết vấn đáp Lắm lúc, chất trào phúng đợc nâng lên mức đãkích cay độc, gây cho ngời đọc thái độ phẫn nộ, khinh miệt hơn là hài hớc,

Trang 26

giễu cợt nh Thịt ngời chết, hoặc chỉ cời bóng gió, ngụ ngôn, điểm huyệt hơn là công phá nh Đào kép mới…”, “cái đặc sắc của ông Hoan…biết vấn đáp Lại có lúc, tiếng cời nh lắng đọng thấm lẫn vào

bên trong, nhng cay đắng, xót xa nh Ngựa ngời và ngời ngựa…”, “cái đặc sắc của ông Hoan…biết vấn đáp

Có thể nói, truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan đã mở ra một thế giớinghệ thuật mới lạ, hấp dẫn Một thế giới đa dạng, phong phú nh một “báchkhoa toàn th”, nh một “tấn trò đời” thâu tóm cái xã hội phong kiến nửa thựcdân ở Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX Một xã hội chẳng khác gì một sân khấuhài kịch, mà với Nguyễn Công Hoan, tất cả mọi giá trị từ đạo lý, công lý, lòngthơng, tình phụ tử, nghĩa vợ chồng…”, “cái đặc sắc của ông Hoan…biết vấn đáp đều đã trở thành trò hề Tất cả đều đợc

ông nắm bắt và thể hiện sắc nét trong các trang truyện Nhà nớc diễn trò mỵ

dân (Đào kép mới, Tinh thần thể dục) Quan lại làm trò công minh (Thật là

phúc) Đàn bà diễn trò tiết hạnh (Một tấm gơng sáng) Con cái diễn trò báo

hiếu (Báo hiếu: trả nghĩa cha, Báo hiếu: trả nghĩa mẹ) Kẻ giàu có, quyền thế chơi trò lờng gạt (Hé  Hé Hé) Trò ăn xin (Cái vốn để sinh nhai) Trò nữ công (Danh lợi lỡng toàn) Trò ăn cắp (Cụ chánh bá mất giày, Đồng hào có

ma) Trò tự tử (Tôi tự tử )… Thật là cả một thế giới làm trò Chính từ những

trò hề trên sân khấu cuộc đời ấy mà toát lên bản chất thực của những kẻ diễntrò, toát lên “sự trống rỗng và sự vô nghĩa đợc che đậy bằng cái vỏ huênhhoang hào nhoáng, tự cho rằng có nội dung và ý nghĩa thực sự” (Secnsep ki)

Đó chính là “chất muối hài mặn mòi” (chữ dùng của Nguyễn Thanh Tú) – một phạm trù mĩ học - đến văn học trào phúnghạt nhân trào phúng – một phạm trù mĩ học - đến văn học trào phúng chất hài Nguyễn Công Hoan

Đặc biệt, bằng sự am hiểu sâu sắc đối tợng, Nguyễn Công Hoan đã láchsâu ngòi bút trào phúng của mình, phanh phui mổ xẻ những xấu xa, ti tiện, đồibại đã trở thành bản chất của cả một xã hội Cái xã hội tối tăm, mục rỗng, hỗnloạn, thiếu một nền giáo dục đạo đức luân lí chính thống nên con ngời bị thahoá, bị vật hoá, bị đánh mất nhân tính một cách thảm hại Con ngời bị phơi ravới tất cả sự xấu xí, trống rỗng, vô hồn, vô cảm, đê tiện, thấp hèn Những kẻtha hoá ấy chủ yếu thuộc tầng lớp trên của xã hội – một phạm trù mĩ học - đến văn học trào phúng tầng lớp “phụ mẫu chidân”, là rờng cột của xã tắc: quan lại, ông chủ, bà chủ – một phạm trù mĩ học - đến văn học trào phúng những kẻ chuyên đeomặt nạ để làm trò bỉ ổi, đê tiện Nhà văn tố cáo sự đểu cáng, tàn bạo của bọnquan lại, bọn giàu có bằng cách lột mặt nạ, xé toạc những thứ mĩ miều che đậychúng Chính những kẻ “mũ cao áo dài” ấy lại ăn cắp đê tiện nhất, trắng trợnnhất Quan ức hiếp lơng dân, bóp nặn từng hào vì những luật lệ vô lý Quan ăncớp của dân ngay giữa chốn công đờng uy nghiêm Quan lớn bắt chẹt quan bé

Trang 27

Quan đánh vợ, bắt vợ đi ngủ với quan trên làm quà lễ tết nhằm dọn đ ờng muaquan bán tớc mà còn lớn miệng quát tháo: “luân lý để đâu, giáo dục để đâu”

(Xuất giá tòng phu) Quan bà thì lần hồi trèo hết lên giờng này giờng khác để

mua về cái bằng “danh tiết khả phong” lu danh hậu thế và làm gơng sáng chochị em phụ nữ…”, “cái đặc sắc của ông Hoan…biết vấn đáp Những ông chủ, ông cai mới phất thì ăn chơi xa hoa, coimạng ngời nh cỏ rác, những nhà t bản kếch xù tiền ngàn bạc vạn nhng coikhinh đạo lý truyền thống tốt đẹp, đối đãi với cha mẹ chẳng bằng ngời ăn kẻ ở,chúng chỉ mu cầu danh hiếu chứ không hiếu thảo, sẵn sàng giết mẹ rồi làm trò

đám ma cho mẹ cực to để đợc tiếng hiếu (Báo hiếu: trả nghĩa mẹ).

Không chỉ bọn nhà giàu, quan lại làm trò bị tha hoá mà những lớp ngờikhác cũng không nằm ngoài cái trục quay của xã hội Sự tha hoá của lớp ngờinày xuất phát từ cuộc sống nghèo đói Quả thực, cái đói, cái nghèo đã làm chocon ngời không còn biết liêm sĩ, kẻ vô học thì nãy sinh tâm lí liều lĩnh, đám

trí thức nh bốn văn sĩ trong Cái tết của những nhà đại văn hào thì tự hạ thấp nhân cách đi “ăn chực” ở nhà ngời khác, đứa trẻ ăn mày trong Cái vốn để sinh

nhai lấy làm giận vì mình còn lành lặn nên phải tự huỷ hoại bản thân mình

thành què quặt để có thể ăn xin dễ hơn

Có thể thấy, trong thế giới truyện ngắn của mình, xuất phát từ cách nhìn

đời chỉ là một sân khấu hài kịch, nhìn con ngời trên tinh thần giai cấp, con

ng-ời tha hoá nhân tính, Nguyễn Công Hoan đã có thái độ tiếp cận cuộc sống mộtcách hết sức suồng sã, xoá bỏ mọi khoảng cách, ngôi thứ, đạp đổ mọi tôn ti,trật tự, bóc trần mọi giáo lý giả tạo để trơ ra “một thế giới lộn trái” trên nhữngtrang viết đậm chất hài hớc Cũng với cách nhìn con ngời và cuộc sống chỉ cóhai mặt thật giả mà trong giai đoạn hiện thực phê phán trớc cách mạng, ông đãtạo cho mình một cách viết gây thật nhiều ấn tợng, những truyện của ông cósức tố cáo mạnh mẽ Hơn thế, với con mắt vừa cực đoan vừa trào lộng, ông “đãtạo nên phong cách truyện ngắn vô cùng độc đáo, đứng riêng một mình miếng

đất và không hề giống một ai” [47, tr.206] Một phong cách truyện ngắn, nhnhận xét của Nguyễn Đăng Mạnh: “không thiên về lối thâm trầm kín đáo Ôngthích bốp chát đánh vỗ ngay vào mặt đối tợng Tiếng cời đã kích của NguyễnCông Hoan vì thế là những đòn ác liệt…”, “cái đặc sắc của ông Hoan…biết vấn đáp Một phong cách trào phúng bạo khoẻrất gần với nghệ thuật dân gian” [47, tr.164]

Một điều dễ nhận thấy, trong khi viết truyện ngắn, Nguyễn Công Hoan tỏ

ra là ngời có nhiều khả năng và kinh nghiệm Truyện của ông thờng rất ngắn,

Trang 28

có kết cấu chặt chẽ, có kịch tính Cốt truyện thờng đợc dẫn dắt một cách cónghệ thuật để hấp dẫn ngời đọc Kết thúc thờng đột ngột, bất ngờ Mỗi truyện

nh một màn hài kịch có giới thiệu, thắt nút và mở nút Về văn phong, ông ờng sử dụng những lời văn khúc chiết, giản dị, đăc biệt cách sử dụng ngôn ngữrất linh hoạt Chính nghệ thuật sử dụng ngôn từ là một trong những yếu tố cơbản nhất, quan trọng nhất làm nên thành công cho truyện ngắn trào phúngNguyễn Công Hoan Trong tác phẩm của ông có cả một kho tàng thủ pháp tạotiếng cời bằng ngôn ngữ nh: đa ngôn ngữ bình dân, suồng sã vào truyện, cáchnói mập mờ, nớc đôi đa nghĩa; lối chơi chữ; nghệ thuật so sánh ví von…”, “cái đặc sắc của ông Hoan…biết vấn đáp

Chính bởi những lẽ đó mà truyện ngắn trào phúng của Nguyễn CôngHoan đã đợc đông đảo bạn đọc trong và ngoài nớc hào hứng đón nhận, yêuthích ở trong nớc, trên 200 truyện ngắn của nhà văn đã đợc tuyển chọn, xuấtbản và tái bản nhiều lần ở nớc ngoài, theo thống kê của Lê Thị Đức Hạnh,ngay từ những năm sáu mơi, truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan đã đợc chọnlọc, dịch và giới thiệu ra nhiều thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Bungari, Hunggari,Cộng hoà dân chủ Đức, ấn Độ, Tây Ban Nha, Trung Quốc…”, “cái đặc sắc của ông Hoan…biết vấn đáp và cả quốc tế ngữ[47, tr.40] Truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan quả là một “đặcsản” của nền văn học hiện thực Việt Nam, góp phần làm nên sự đa dạng, đặcsắc cho văn học dân tộc

1.3.2 Tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng

Số đỏ là một cuốn tiểu thuyết trào phúng nổi tiếng của nhà văn Vũ Trọng

Phụng Tác phẩm vừa giàu ý nghĩa thực tiễn, thể hiện đợc sắc thái của thời đại,

đồng thời bộc lộ rõ nét cá tính sáng tạo độc đáo của nhà văn

Ngay từ những trang đầu tiên đăng trên Hà Nội báo (1936), nó đã thực sựthu hút đợc sự chú ý của ngời đọc, tạo đợc tiếng vang lớn trên diễn đàn văn

học Số đỏ nh một mũi tên sắc nhọn bắn thẳng vào những ung nhọt của xã hội

Việt Nam đầu thế kỉ XX Nó là một chuỗi cời dài, cời nhạo vào những cái nhốnhăng, kệch cỡm, những cái tân thời nhng trống rỗng và dị hợm đang lũng

đoạn cả một xã hội trong một giai đoạn lịch sử đầy biến động

Bằng tài năng và tâm huyết của mình, trong tác phẩm Số đỏ, Vũ Trọng

Phụng đã dựng lên những con ngời, những mảnh đời, những số phận đangquay cuồng, trong một thế giới đảo điên, cuồng loạn Từ bà Phó Đoan, ôngVăn Minh, ông TYPN đến cụ cố Hồng hay, từ Xuân Tóc Đỏ đến s cụ TăngPhú, vị đốc tờ Trực Ngôn hay những cảnh sát đờng phố MinĐơ, MinToa…”, “cái đặc sắc của ông Hoan…biết vấn đáp tất

Trang 29

cả đều là những con rối giữa cái xã hội vừa dâm vừa đểu, vừa xảo trá Trong

đó, hình tợng đặc sắc nhất, đợc tác giả chú tâm nhào nặn nhất chính là nhânvật Xuân Tóc Đỏ

Xuân Tóc Đỏ vốn dĩ làm nghề nhặt ban quần vợt ở hội quán thể thao,thân thế của hắn chẳng lấy gì làm “to tát” lắm: một đứa trẻ mồ côi từng sốngbằng đủ hạng nghề trèo me, hái sấu, bán phá xa, nhật trình, chạy ở rạp hát,thổi loa quảng cáo thuốc lậu…”, “cái đặc sắc của ông Hoan…biết vấn đáp ợc hấp thụ và giáo dục bởi những luân lý vỉađ

hè Hà Nội Xuân chẳng khác mấy những kẻ du côn, ma cà bông thuộc tầng lớpdới đáy xã hội Đang lúc rơi vào tình thế bi đát: bị đuổi khỏi hội quán vì tộinhìn trộm me Tây thay đồ và bị bắt giam vào đồn cảnh sát vì tội đánh ngời,Xuân đợc bà Phó Đoan – một phạm trù mĩ học - đến văn học trào phúng một me Tây goá dâm đãng, đã từng thủ tiết với hai

đời chồng – một phạm trù mĩ học - đến văn học trào phúng ra tay cứu vớt Từ đây cuộc đời của Xuân hoàn toàn thay đổi.Hắn đợc giới thiệu đến tiệm may của vợ chồng Văn Minh, tham gia vào quátrình Âu hoá bắt đầu dự một phần vào việc “ cải cách xã hội”, có trách nhiệm

về việc xã hội “văn minh hay dã man” Hắn trở thành “Giáo s quần vợt” huấnluyện cho bà Phó Đoan và Văn Minh vợ, đợc Văn Minh giới thiệu là “sinhviên trờng thuốc”, là “Đốc tờ Xuân” …”, “cái đặc sắc của ông Hoan…biết vấn đáp Thế là từ một tên ma cà bông, Xuânngẫu nhiên bớc vào môi trờng mới giao thiệp với những nhân vật thuộc xã hộithợng lu nh hoạ sỹ TYPN, đốc tờ Trực Ngôn, nhà chính trị Bảo Hoàng Giô dépThiết …”, “cái đặc sắc của ông Hoan…biết vấn đáp ợc cô Tuyết – một phạm trù mĩ học - đến văn học trào phúng con gái cụ cố Hồng, em gái Văn Minh mê nh điếu, đ

đổ và rủ đi khách sạn Bồng Lai để đợc mang tiếng h hỏng với Xuân Xuân tóc

đỏ còn đợc bà Phó Đoan mời làm nhà giáo dục cho Cậu Phớc “con giời conphật” của bà, đợc nhà s Tăng Phú mời làm cố vấn cho báo Gõ mõ cổ động việcchấn hng Phật giáo Càng ngày, Xuân tóc đỏ càng đợc mọi ngời kính nể vàkiêng sợ, sự ngây thơ của hắn đợc coi là nhũn nhặn, hắn càng khinh ngời thìcàng đợc kính trọng Đến khi vô tình gây ra cái chết của Cụ tổ danh tiếngXuân tóc đỏ ngày càng lừng lẫy Sau đó Xuân tóc đỏ đợc Văn Minh đem đi

đăng ký làm tài tử quần vợt, tham gia giải vô địch trong dịp vua Xiêm sangthăm Bắc Kỳ Bằng mu kế Xuân đợc cử ra thi đấu với quán quân quần vợtXiêm la Khi trận đấu đang diễn ra quyết liệt thì Xuân đợc lệnh phải thua đểtránh thảm hoạ chiến tranh Cuộc thi đấu mang tính chất lịch sử đó đã đem lạivinh quang cho Xuân, biến hắn trở thành một bậc vĩ nhân, một anh hùng cứuquốc, một nhà hùng biện với những lời lẽ hùng hồn hống hách trớc một đámcông chúng ngu dại của một đất nớc đang trên đờng tiến hoá Và với những

Trang 30

việc làm này mà Xuân tóc đỏ đợc phủ toàn quyền tặng Bắc đẩu bội tinh, đợchội Khai trí tiến đức mời vào hội, đợc cụ Cố Hồng sung sớng hãnh diện gả congái cho.

Có thể thấy trong tiểu thuyết Số đỏ, Vũ Trọng Phụng đã dựng nên một xã

hội hài hớc, trong đó ai cũng buồn cời, ngớ ngẩn, ngô nghê, lố bịch giốngnhững anh hề trên sân khấu cuộc đời Mặt khác, sáng tạo thế giới nghệ thuật

nh vậy, mục tiêu trào phúng của tác giả là lên án gay gắt cái xã hội t sản thànhthị Việt Nam đang chạy theo lối sống văn minh rởm hết sức lố lăng đồi bại đ-

ơng thời Tác giả đã đả kích cay độc các phong trào Âu hoá, thể thao, giảiphóng phụ nữ, văn minh, tiến bộ; đả kích phong trào Thơ mới lãng mạn,khuynh hớng nghệ thuật “hũ nút”; đả kích những tổ chức do thực dân đỡ đầu

nh Hội chấn hng phật giáo, Hội khai trí tiến đức, tới cả bộ máy chính quyềnthực dân, từ bọn cảnh sát đến phủ toàn quyền, thậm chí các quan toàn quyền,

thống sứ, vua ta, vua Xiêm cũng bị đa lên cái sân khấu trò hề Số đỏ Đồng

thời, trong tác phẩm tác giả đã hí họa, biếm họa một loạt nhân vật sống động:

me Tây, chủ tiệm may, cụ cố Hồng hủ lậu, Victo Ban, Đốc tờ Trực Ngôn, nhàchính trị Bảo Hoàng Giôdép Thiết, lang băm, nhà s …”, “cái đặc sắc của ông Hoan…biết vấn đáp Trong đó Xuân Tóc Đỏ

là một phóng đại nghệ thuật rất sống động Xuân Tóc Đỏ là kết tinh, là điểmhội tụ tập trung của mọi thói tật, tệ nạn xã hội, nhng mỉa mai thay chính nhữnggì đốn mạt, bẩn thỉu Xuân Tóc Đỏ thu lợm đợc trong quảng đời lăn lóc dới đáyxã hội đã nâng hắn lên, cung kính đặt hắn vào thế giới giàu sang, danh giánhất Hà Thành Và rồi, Xuân Tóc Đỏ cứ nhảy những bớc dài trên con đờngdanh vọng Chỉ trong vòng năm tháng, Xuân từ một kẻ vô học, một tên lumanh bỗng trở thành một ngời trí thức, một nhà cải cách xã hội, một vĩ nhâncứu quốc, một bậc thợng lu…”, “cái đặc sắc của ông Hoan…biết vấn đáp Sự phóng đại của Vũ Trọng Phụng quả là quásức tởng tợng, nhng không ai cảm thấy là vô lý…”, “cái đặc sắc của ông Hoan…biết vấn đáp Xuân Tóc Đỏ là một điểnhình sinh động, có sự phát triển hợp với lô gíc nội tại – một phạm trù mĩ học - đến văn học trào phúng một nhân vật phóng

đại nhng hoàn toàn chân thật

Sự ra đời của tiểu thuyết Số đỏ đã đem lại một luồng gió mới cho đời

sống văn học Tác phẩm đợc các nhà phê bình, nghiên cứu đánh giá là một kiệttác Không chỉ có giá trị sâu sắc về mặt nội dung, mà về phơng diện nghệthuật, nhất là nghệ thuật trào phúng, tác phẩm cũng đã gặt hái đợc nhữngthành công đáng kể Vũ Trọng Phụng tỏ rõ sự sắc nét của mình trong việc lựachọn đối tợng trào phúng, nghệ thuật xây dựng tình huống trào phúng và việc

Trang 31

sử dụng ngôn ngữ trào phúng Có thể nói, mỗi chơng sách của cuốn tiểu thuyết

“vô tiền khoáng hậu” này đợc tổ chức nh một màn hài kịch chứa đựng mộtmâu thuẫn, một xung đột trào phúng Chẳng hạn nh cảnh một đồn cảnh sátbuồn đến ngao ngán vì không có ngời biên phạt (Chơng I); Cảnh hai thầy langbăm cãi nhau ở nhà cụ cố Hồng (Chơng VII); Cảnh Xuân Tóc Đỏ liếng thoắng

đọc bài thơ “tứ thời giải cảm” mà bỗng nhiên trở thành thi sĩ (Chơng X); Cảnh

đám ma cụ Tổ vui nh ngày hội, đúng là ngày “Hạnh phúc của một tang gia”(Chơng XV); Cảnh Xuân tặng bằng “Tiết hạnh khả phong” cho bà Phó Đoan,cảnh cụ cố Hồng tức tối vì không ai chịu đấm vào mặt mình cho đợc xứng

đáng là một ông bố vợ chân chính (Chơng XX) …”, “cái đặc sắc của ông Hoan…biết vấn đáp

Về ngôn ngữ, tác giả đã sử dụng “một hệ thống ngôn từ đặc sắc mangtính xã hội và tính lịch sử cụ thể” [46,tr.460] nhằm tái hiện lại không khí thời

đại, nhằm khắc hoạ tính cách nhân vật, cá thể hoá nhân vật bằng chính giọng

điệu của chúng và lột trần bộ mặt thật của chúng sau lớp mặt nạ hào nhoáng

đ-ợc tô điểm bằng tiền bạc và quyền uy, trí thức, văn minh Nổi lên trong tácphẩm là những cấu trúc ngôn từ nghịch lý, tơng phản, pha trộn nhiều phongcách mà rõ nhất là lớp “ngôn từ đô thị”, “gồm những đơn vị xô đẩy nhau, xung

đột nhau, chửi bới nhau, gồm những lí luận phi lý, những lí thuyết bát nháo,

đầu Ngô mình Sở, những luận điểm đạo đức lộn nhào, những hiểu lầm, nhữngcâu đặt rối ren gà mờ, ngu ngốc…”, “cái đặc sắc của ông Hoan…biết vấn đáp” [46, tr.449]

Tất cả những phơng diện nghệ thuật này đã tạo ra một hiệu quả lớn trongviệc gây cời Tiếng cời hả hê, khoái trá, phủ định cả một xã hội trởng giả thànhthị hết sức thối nát, giả dối, dâm ô, đểu cáng, lố lăng và rởm hợm, chỉ biếtchạy theo tiền và lối sống ăn chơi đồi bại, không còn chút đạo lý và tình nghĩa

ở đời Đó là cái xã hội “khốn nạn”, “chó đểu” nh cách nói quen thuộc của tác

giả Chính vì thế, tác phẩm Số đỏ đạt tới trình độ phổ quát, nó trở thành tiếng

nói lên án phê phán một loạt thói rởm, tật xấu có thể trở thành phổ biến ở mọichế độ xã hội

Với trình độ tiểu thuyết già dặn, bút pháp châm biếm đặc biệt sắc sảo, Số

đỏ là một trong những thành tựu nghệ thuật đặc sắc của văn xuôi Việt Nam

hiện đại, nhất là trong thể loại tiểu thuyết trào phúng Nó thực sự là tiếng cờilớn, một chuỗi cời dài “không ai bắt chớc đợc, không ai theo kịp đợc” (VũBằng ) của một nghệ sĩ đầy tài năng – một phạm trù mĩ học - đến văn học trào phúng nhà văn trào phúng bậc thầy Vũ TrọngPhụng

Trang 32

Chơng 2

So sánh tính chất trào phúng của ngôn ngữ kể chuyện

và ngôn ngữ nhân vật ở truyện ngắn Nguyễn Công Hoan

và tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng

2.1 So sánh ngôn ngữ kể chuyện trong truyện ngắn của Nguyễn Công

Hoan và tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng

2.1.1 Ngôn ngữ kể chuyện trong tác phẩm trào phúng

Ngôn ngữ là chất liệu, là phơng tiện biểu hiện mang tính đặc thù của văn

học Tuy nhiên, ở từng thể loại văn học nhất định, chúng lại có cách thức tổchức riêng Nếu nh kịch chủ yếu sử dụng ngôn ngữ đối thoại, thơ trữ tình dùngngôn ngữ để bộc lộ cảm xúc, thì lời tự sự thực chất là lời kể chuyện Ngôn ngữtrần thuật là ngôn ngữ nhà văn dùng để miêu tả bối cảnh, nhân vật, kết cấu tácphẩm, xây dựng cốt truyện, trong đó bao gồm ngôn ngữ kể chuyện và ngônngữ nhân vật

Ngôn ngữ kể chuyện chính là ngôn ngữ của nhân vật kể chuyện, ngônngữ của vai kể, là lời kể, lời dẫn chuyện, có nhiệm vụ thuật lại những diễn biếncủa câu chuyện cho ngời đọc, thuyết minh, dẫn dắt ngời đọc vào tình huống cụthể và xem xét đánh giá các nhân vật, sự kiện Trong truyện, ngời kể có thể lànhân vật có tên tuổi, chứng kiến hoặc tham gia vào các biến cố của câuchuyện, cũng có thể là nhân vật vô nhân xng, không có tên tuổi, không đợcmiêu tả trong tác phẩm, nhng sự tồn tại của nó hoàn toàn có thể cảm nhận đợcthông qua hoạt lực của lời trần thuật, qua cái nhìn đợc biểu hiện ra bằng lập tr-

Trang 33

ờng đạo đức, quan niệm thẩm mỹ, cách đánh giá đối với các nhân vật, tầm baoquát các sự kiện trong các tác phẩm…”, “cái đặc sắc của ông Hoan…biết vấn đáp Đây chính là kiểu vai kể trong tiểu

thuyết Số đỏ và các truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan.

Ngôn ngữ kể chuyện chiếm một vị trí hết sức quan trọng trong tác phẩm

tự sự Nó đóng vai trò tổ chức đối với ngôn ngữ toàn tác phẩm, nó là phơngtiện để bộc lộ chủ đề và t tởng tác phẩm, để khắc hoạ tính cách nhân vật, đểdẫn dắt quá trình phát triển của cốt truyện, để thực hiện nhiệm vụ kết cấu tácphẩm, do vậy, nó tác động rõ rệt đến thái độ của ngời đọc đối với đối tợng đợcmiêu tả trong tác phẩm Đặc biệt, thông qua ngôn ngữ kể chuyện, ngời đọc cóthể nhận biết phong cách, giọng điệu, cá tính sáng tạo của tác giả Nhờ đó,chúng ta có thể xác định đợc đâu là nhà văn lãng mạn, đâu là nhà văn hiệnthực, đâu là nhà văn trữ tình, đâu là nhà văn trào phúng…”, “cái đặc sắc của ông Hoan…biết vấn đáp

Mỗi một nhà văn, nhất là những nhà văn lớn, có phong cách, thờng cónhững thủ pháp, nghệ thuật kể và ngôn ngữ kể riêng biệt Họ luôn có ý thứclàm mới mình, khẳng định mình, tạo cho mình một cách nói, cách diễn đạtriêng không lặp lại, không bắt chớc ngời khác Ngôn ngữ kể chuyện trong tácphẩm tự sự có nhiều sắc thái thẩm mĩ phong phú Có khi lời kể đậm chất trữtình (ví dụ lời kể trong truyện ngắn Thạch Lam), có khi lời kể thiên về miêu tảkhách quan, phân tích tâm lí nhân vật (ví dụ lời kể trong tác phẩm của NamCao) Với tác phẩm trào phúng, lời kể thờng mang tính hài hớc, giễu cợt, châmchọc, đả kích…”, “cái đặc sắc của ông Hoan…biết vấn đáp tuỳ vào thái độ cụ thể của nhà văn đối với đối tợng đợc miêutả Năng lực của nhà văn trào phúng đợc thể hiện rõ nét qua lời kể ở nhữngtác phẩm xuất sắc, lời kể thờng rất linh hoạt, biến hoá, cầm giữ tiết tấu câuchuyện, gây nên những tiếng cời ở ngời đọc Dĩ nhiên, để có đợc điều này, đòihỏi ở nhà văn khả năng vận dụng ngôn ngữ, sử dụng các thủ pháp nghệ thuậtmột cách nhuần nhuyễn Về điểm này cả Nguyễn Công Hoan và Vũ TrọngPhụng đã tỏ ra già dặn, cao tay

2.1.2 Ngôn ngữ kể chuyện với việc xây dựng mâu thuẫn trào phúng và tình huống trào phúng trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan và tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng

Nguyễn Công Hoan và Vũ Trọng Phụng đợc biết đến không chỉ với t cách

là nhà văn hiện thực xuất sắc mà còn là những cây bút trào phúng bậc thầy.Tác phẩm của họ không chỉ phơi bày thực trạng xã hội đơng thời, mà cònkhiến ngời ta phải bật cời bởi những cái nhố nhăng, kệch cỡm Điều đó có đợc

Trang 34

một phần nhờ cách thức sử dụng ngôn ngữ Cái tài của Nguyễn Công Hoan và

Vũ Trọng Phụng là họ đã biến ngôn ngữ toàn dân thành thứ ngôn ngữ tràophúng mang đậm dấu ấn riêng của mình - một thứ ngôn ngữ kể chuyện độc

đáo, có vai trò hết sức to lớn trong việc tạo ra hiệu quả tiếng cời

Có thể nói, trong tác phẩm trào phúng, tiếng cời chỉ có thể bật ra trongkhi những mâu thuẫn trào phúng đợc bộc lộ trong những tình huống tràophúng nào đó Tình huống trào phúng là cách tổ chức tình tiết làm nổi bật mâuthuẫn trào phúng Nó đợc tạo nên từ những điều bất bình thờng, trong nhữnghoàn cảnh mang tính chất phi lý, trái khoáy, ngợc đời Trong truyện ngắn

Nguyễn Công Hoan và tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng, mâu thuẫn trào

phúng và tình huống trào phúng luôn gắn bó chặt chẽ với nhau

Khảo sát truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, chúng tôi thấy nhà văn thờng

sử dụng những mâu thuẫn giữa nội dung và hình thức để làm bật lên nhữngtiếng cời trong tác phẩm Có khi đó là mâu thuẫn giữa cái bản chất bên trong

và biểu hiện bên ngoài: bề ngoài tỏ ra tốt đẹp, có ý nghĩa, nhng thực chất bêntrong lại xấu xa, vô nghĩa Chẳng hạn nh cụ Chánh Bá ngoài miệng liêm khiết

“chúa ghét thói gian giảo” nhng lại mang trong mình bản chất kẻ ăn cắp, bày

ra trò mất giày để kiếm đôi giày mới (Cụ Chánh bá mất giày) Một bà chủ và

vợ quan lớn bề ngoài tỏ ra danh tiết nhng thực chất bên trong lại hết sức dâm

đãng (Bà chủ mất trộm, Đàn bà là giống yếu, Một tấm gơng sáng) Quan

huyện dáng vẻ uy nghi sang trọng nhng lại ăn cắp của dân một cách trắng trợn,

ti tiện (Đồng hào có ma) Vợ chồng ông chủ hãng ô tô Con Cọp tỏ ra đại hiếu nhng thực chất là đại bất hiếu (Báo hiếu: trả nghĩa cha, Báo hiếu: trả nghĩa

mẹ)…”, “cái đặc sắc của ông Hoan…biết vấn đáp

Có khi đó là mâu thuẫn giữa phúc và hoạ Nhân vật trào phúng trongnhững tác phẩm loại này thờng đợc mô tả nh những ngời gặp đợc điều maymắn, hạnh phúc nhng thực ra lại gặp phải những tai hoạ khôn lờng Chẳng hạn

nh bà Chánh Tiền tởng là gặp phúc khi đợc cụ Lớn đon đả thân mật nhng hoá

ra lại gặp hoạ bị biến thành con nợ của cụ lớn (Hé! Hé! Hé!)

Cũng có khi mâu thuẫn đợc xây dựng dựa trên nguyên tắc đối lập giữanguyên nhân và kết quả: nguyên nhân nhỏ nhặt, tầm thờng nhng kết quả lại totát nghiêm trọng Chẳng hạn: thằng ăn mày bị mọi ngời đuổi bắt và đánh đập

dã man chỉ vì nó ăn quỵt hai xu bún riêu của bà hàng bún rồi bỏ chạy (Thằng

ăn cắp) Cô Tuyết cả ngày "thở vắn, than dài, thút thít khóc” làm cho mẹ lo

Trang 35

lắng hoảng sợ nhng hoá ra cô buồn chỉ vì một nhân vật tiểu thuyết vừa chết

(Nỗi lòng ai tỏ) …

Thông thờng, các mâu thuẫn đều đợc đặt trong một tình huống cụ thể, đó

là những tình huống oái oăm, bất ngờ, trái lẽ thờng, có khi đợc đẩy đến mứcphi lý để nhằm lật tẩy, bóc trần cái mặt nạ xấu xa thuộc bản chất tính cáchnhân vật Điều quan trọng là với bất cứ mâu thuẫn hay tình huống nào thìNguyễn Công Hoan cũng đều sử dụng những lời dẫn chuyện mang đậm màusắc trào phúng để nhằm chuyển tải t tởng chủ đề tác phẩm

Truyện Một tấm gơng sáng kể về quan bà Nguyễn Thị Bống, ngời đàn bà goá bụa quyết nêu gơng sáng để kiếm bằng đợc bốn chữ Tiết hạnh khả

phong” “Quan bà, sau khi ma chay chu tất, lấy quân ông cụ vạch ngay vào

phần bài cầm trên tay, thề rằng sẽ thủ tiết thờ chồng” Chuyện thề nguyền vàtiết hạnh là chuyện trang nghiêm, vậy mà lại đợc thể hiện bằng hành động thậthài hớc Dĩ nhiên, đây là một việc không đơn giản nên bà đành phải cậy nhờtha chuyện với ông Phán: “mà có lẽ nó dài và kín lắm Câu chuyện ấy, quan bànói ban ngày chả hết, có khi lại cần cả đến khoảng trăng tà, sao lặn, một cănphòng kín đáo, một nếp giờng xinh xinh…”, “cái đặc sắc của ông Hoan…biết vấn đáp” Nhng cơ chừng vẫn không đợc

"thế là Quan bà lại đem tâm sự mình giải bày cùng ngời có thế lực hơn

Bà bò dần từng bậc thang, cứ lên mãi, hay muốn cho sát thực hơn, bà bòdần vào từng bộ giờng, cứ sang hơn mãi…”, “cái đặc sắc của ông Hoan…biết vấn đáp”

Nhẹ nhàng nhng thâm thuý, lời kể đã vạch rõ bộ mặt thật của quan bà:muốn rêu rao danh tiết, nhng cái danh tiết ấy thực chất lại đợc làm bằng chính

sự dâm dục bỉ ổi Mỉa mai thay!

Truyện Đồng hào có ma bắt đầu bằng một sự kiện ngẫu nhiên: con mẹ Nuôi

vì quá sợ hãi trớc vẻ oai nghiêm của quan huyện nên đánh rơi đồng hào đôi: "Nóliếc nhìn quan Ngài oai vệ quá Nó lại sợ nữa Nhng dù run hay sợ, nó cũngkhông quên đợc việc vi thiềng quan Nhng tiền trình diện quan, nó lại buộc vàogiải yếm Nó phải cởi ra, mới lấy đợc Nó mới lúi húi rút buộc ra Nó sợ quan chờlâu, nên phải vội vàng Mà vì vội vàng, lại lo quan gắt, nên nó lóng cóng Cái nútvừa xổ ra, thì loẻng xoẻng, cả món tiền rơi tiệt cả xuống gạch

Năm đồng hào đôi nẩy lên mấy cái, và từng ấy tiếng kêu làm nó giậtmình Tự nhiên, nó choáng cả ngời và hoa cả mắt…”, “cái đặc sắc của ông Hoan…biết vấn đáp”

Giản dị và chân thực, những câu văn ngắn nh một thớc phim quay chậm,

đặc tả những hành động, cử chỉ, vẻ mặt của con mẹ Nuôi, từ cái vẻ sợ sệt, sự

Trang 36

lúng túng, vội vàng cởi nút thắt cho đến cái giật mình, choáng váng hoa mắtkhi những đồng hào đôi lăn xuống đất Không tìm đợc đồng hào thứ năm, con

mụ Nuôi ôm lá đơn cun cút ra về, để lại sau lng một tuồng hài kịch:

“Ông huyện Hinh cứ ngồi yên sau bàn giấy để nhìn theo con mẹ khốn nạn.Rồi khi thấy nó đã đi khuất, ông mới đa mắt xuống chân, dịch chiếc giày ra một

tý Và vẫn tự nhiên nh không, ông cúi xuống, thò tay nhặt đồng hào đôi sángloáng, thổi những hạt cát nhỏ ở đế giày bám vào, rồi bỏ tọt vào túi.”

“Tự nhiên nh không”, tự nhiên đến mức trơ trẽn, ông "thò tay nhặt” "rồi

bỏ tọt vào túi” Chỉ những cử chỉ ấy thôi cũng đủ để ngời đọc thấy đợc bộ mặtthật của ông - bộ mặt của quý quan ăn cắp, "ăn bẩn”, tởng không thể nào bẩnhơn thế đợc!

ở truyện Báo hiếu: trả nghĩa cha, bằng thứ ngôn ngữ giản dị nhng đậmchất trào phúng, Nguyễn Công Hoan đã dựng lên một bức tranh với hai nét vẽhoàn toàn đối nghịch: một bên là bữa tiệc xa hoa trong gian phòng ấm cúngvới một ông chủ bộ dạng thơn thớt “miệng lúc nào cũng chực toé một chuỗi c-ời", vì ngày hôm nay bổn phận của ông là phải hay cời, "mà đã cời thì cời cực

to, ôm bụng mà cời, cời cả từ câu nói buồn cời cho đến câu nói không buồn ời” để lấy lòng những vị khách giàu có; một bên là bà mẹ quê nhếch nhác thấtthểu giữa tiết trời rét buốt, đi tìm nhà con, đến nơi rồi lại bị con hắt hủi, xua

c-đuổi quay về Thật chẳng khác gì một bức tranh biếm hoạ, đả kích trực diệnnhững kẻ bất nhân, bất nghĩa Bức tranh ấy đợc điểm thêm bằng một lời trữtình ngoại đề: “Ma để khóc, gió để rên Rét để cắt đứt ruột mẹ ngời con mà họ

đơng khen là hiếu tử” Câu văn nh một lời cáo trạng vạch tội đứa con bất hiếu,

đồng thời diễn tả nỗi xót xa đến cùng của ngời mẹ già bất hạnh Còn gì mỉamai và chua xót hơn! Rồi cũng chính vợ chồng ông chủ tìm cách giết mẹ rồi tổchức một đám ma thật to để che mắt thiên hạ Bằng cái nhìn cận cảnh của điện

ảnh, Nguyễn Công Hoan đã miêu tả một cách đầy đủ, chi tiết cái đám ma totát mà ông bà chủ đã dày công tổ chức, đạo diễn Đặc biệt, tác giả đã sử dụngnhững con số cụ thể: năm lá cờ, một đoàn trống, một cái kiệu, bốn chiếc xe,hai trăm câu đối…”, “cái đặc sắc của ông Hoan…biết vấn đáp nhằm thể hiện mục đích phô trơng của tang chủ Dĩ nhiên,

đây không cốt phô trơng sự giàu có mà là chủ yếu để phô trơng tấm lòng hiếunghĩa Cái mà trong tâm ông bà chủ không thể có đợc thì họ đành mợn đồ vật

để "diễn" với đời Và vì thiếu cái tâm, cái tình nên đám ma kia chẳng khác gìmột trò diễn lố bịch Đội kèn tây thuê tự Hà Nội về "ăn mặc nh lính tây mà

Trang 37

thổi những bài rất hùng hồn, nh muốn giục ngời hăng hái ra trận” "Thỉnhthoảng, để trả lời tiếng kèn rè, một hồi phách nổi lên, lách cách nh tiếng nháikêu” Và giữa những âm thanh hổ lốn ấy, nổi lên "tiếng khóc than kêu gàothảm thiết, ai nghe thấy cũng phải não lòng" dù "ngời ta bảo đấy là bọn khócmớn!”.

Đám ma quả là linh đình uy vệ Không chỉ phô trơng các đồ vật đẹp đẽsang trọng, thằng con bất hiếu còn tự mình đứng ra diễn trò báo hiếu:

“Ngời ấy mặc đồ xô gai Chứ còn bụng dạ nào mà nghĩ đến quần áo chảichuốt! Đi trớc cữu thì giật lùi mấy bớc Lúc nào cũng bng miệng mà khóc,còng lng xuống mà khóc, đến nỗi phải chống gậy!”

“Ngời ta lại sợ hiếu chủ thơng mẹ quá mà đập đầu vào quan tài, lỡ chếtthì hoài, vì lúc trong bụng bối rối vẫn hay sinh liều, nên phải bện cái nùi rơm

để chít quanh đầu, thì dù có đập mạnh đến đâu, cũng không đến nỗi vỡ sọ”.Bên cạnh bộ dạng hài hớc của ông con, cô con dâu cũng không kém phầnnổi bật:

“Cô con dâu trông mới lại đáng ái ngại nữa chứ! Khốn nạn, mấy hômnay, ngời này kêu khản cả tiếng, khóc hết cả hơi…”, “cái đặc sắc của ông Hoan…biết vấn đápLắm lúc lại nh thù giận lũphi nhân đạo, họ cứ nhẫn tâm khênh cữu đi, thì nàng dâu lại nằm lăn ra đờng

mà chắn lối, rồi lại kêu gào rầm rầm Lúc hạ huyệt mới càng thơng tâm…”, “cái đặc sắc của ông Hoan…biết vấn đápNgời

ấy nhảy đánh tụp xuống mà nằm thẳng cẳng ra, ôm chặt lấy mà hờ, mà khóc.Rồi quá lắm, đến nỗi ngất đi Nếu bốn năm ngời không lôi dậy và không tốtkhuyên, thì có lẽ ngời ấy còn muốn sống làm gì! Thà đi theo mẹ còn hơn chịubơ vơ nh chim mất tổ!”

ở đây, thủ pháp giễu nhại đã phát huy cao nhất hiệu quả nghệ thuật của

nó Thực ra, bộ đồ xô gai, hành động chống gậy, cái nùi rơm đội đầu cũng nhnhững hành động của con cái lúc đa tang bậc sinh thành…”, “cái đặc sắc của ông Hoan…biết vấn đáp đều gắn liền vớiphong tục ma chay của ngời Việt Nhng với những đứa con bất hiếu, độc ác,giả dối thì những cái đó đã trở thành một thứ vật dụng trang trí để làm lộ rõhơn bản chất của chúng

Sử dụng ngôn ngữ kể chuyện để làm nổi bật mâu thuẫn và tình huống tràophúng cũng là một trong những biệt tài của Vũ Trọng Phụng Trong tiểu

thuyết Số đỏ, Vũ Trọng Phụng đã tạo nên nhiều mâu thuẫn và tình huống trào

phúng nực cời Đó là những tình huống ngẫu nhiên, bất ngờ, kì quái đến phi

lý Về điểm này, Vũ Trọng Phụng có những nét tơng đồng với Nguyễn Công

Trang 38

Hoan Tuy nhiên, nếu ở truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan, thờng chỉ xuấthiện một tình huống trào phúng gắn với một mâu thuẫn trào phúng đơn giản,

thì trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng, có hàng loạt tình huống trào

phúng gắn với hàng loạt mâu thuẫn phức tạp Có khi là những mâu thuẫn giữabản chất bên trong và biểu hiện bên ngoài Chẳng hạn Văn Minh, Typn đi đâucũng rêu rao cải cách, cổ động Âu hoá nhng thực chất là những kẻ bảo thủ độc

đoán Xuân Tóc Đỏ tự nhận mình là giáo s quần vợt, đốc tờ, thi sĩ, anh hùngcứu quốc…”, “cái đặc sắc của ông Hoan…biết vấn đáp ng thực chất là kẻ lu manh, nhặt ban quần, thổi loa thuốc lậu BànhPhó Đoan bề ngoài tỏ ra danh tiết nhng bên trong lại là một bà goá dâm đãng.Gia đình cụ cố Hồng tỏ ra đau buồn trớc cái chết của cụ Tổ nhng thực ra aicũng vui mừng phấn khởi

Ngoài ra, Vũ Trọng Phụng còn xây dựng những mâu thuẫn giữa phúc vàhoạ Nhng khác với Nguyễn Công Hoan (nhân vật tởng gặp phúc lại bị hoạ),nhân vật của Vũ Trọng Phụng thờng ở trong tình huống tởng gặp họa nhng do

ngẫu nhiên, may mắn, do có "số đỏ” thành thử toàn gặp may Chẳng hạn,

Xuân Tóc Đỏ đang bị giam ở bóp thì tự nhiên đợc bà Phó Đoan đến nộp phạt

và rớc về nhà (chơng 2) Không tỏ ra là ngời thông minh, Xuân bị bà Phó

Đoan tống sang nhà may Âu hoá, nhng chính vì thế hắn lại đợc đặt chân vàothế giới thợng lu và dự vào cuộc cải cách xã hội với một vai trò ngày càngquan trọng (chơng 4) Là thủ phạm chính gây ra cái chết của cụ Tổ, nhngXuân lại trở thành ân nhân của tang gia (chơng 14)…”, “cái đặc sắc của ông Hoan…biết vấn đáp

Có thể nói, Vũ Trọng Phụng đã xây dựng một loạt mâu thuẫn, tình huốngphản ánh sự đảo ngợc của những lô-gic thông thờng nhằm giễu cợt tính chấtvô nghĩa lý của cuộc đời, của con ngời

Văn Minh là ngời chủ trơng cuộc Âu hoá, đi đâu cũng hô hào kêu gọi cảicách, đổi mới y phục, hăng hái cổ động cho thể thao và ra sức ủng hộ bìnhdân Tất cả những việc làm này chỉ với mục đích để "cái tên mới khỏi vônghĩa” Nhng nói là nói lớn vậy chứ "ông không thể thao, thể dục cũng không,vì không có thì giờ” Thậm chí, khi phải đối mặt với hậu quả của cuộc cảicách, nghe những câu xỉa xói của bà mẹ, ông đã vội chờn: “Những câu nói nhthế có một hiệu lực làm cho Văn Minh ở cấp tiến mà muốn quay hẳn về bảothủ” "Ông quay ra nhìn thấy cái quần đùi của vợ ông ngắn quá, cứ để phô ratrớc mắt một hạng ngời đáng nghi nh Xuân Tóc Đỏ, một bộ đùi nở nang vàtrắng nõn thì ông cũng thấy nản chí trong việc cải cách xã hội, không còn

Trang 39

muốn cấp tiến nữa, và muốn cái quần đùi của vợ ông cũng nên bảo thủ đi thì

có lẽ hơn”

Ông Typn - tôi yêu phụ nữ - đã sáng chế ra bao nhiêu bộ quần áo hởnách, hở vú cho chị em mặc để chứng tỏ cái quyền uy và sức mạnh của mìnhvới đấng nam nhi Mỗi khi đứng trớc một bà khách, ông không ngừng raogiảng những giá trị của công cuộc cải cách y phục Vậy mà khi bà vợ mặcchiếc quần trắng, áo cổ sen, tóc rẽ ngôi, thì ông lại phản ứng hết sức gay gắt:

“Nhà mỹ thuật giơ tay lên trời mà than dài: - Ôi! phong hoá suy đồi” “Saucùng thì ông lôi tay vợ, kéo sềnh sệch ra cửa, hầm hầm gắt mắng…”, “cái đặc sắc của ông Hoan…biết vấn đáp” Rõ thậtnực cời Hoá ra những kẻ tiên phong trong công cuộc Âu hoá lại là những kẻgiả dối, bảo thủ và độc đoán

Còn bà Phó Đoan luôn rao giảng tiết hạnh, nhng thực ra lại là ngời rấtdâm đãng Có thể nói bản chất dâm đãng đã ăn sâu vào máu thịt của bà Khichồng còn sống "bà vẫn ao ớc đợc – một phạm trù mĩ học - đến văn học trào phúng bị hiếp nữa mà không bao giờ cái dịphiếm có ấy lại tái hiện Thành thử, bà chỉ có hiếp chồng chứ quả thật - nói cóquỷ thần hai vai chứng giám - bà chẳng đợc - bị chồng hiếp cho lần nào” “Bàchính chuyên đến nỗi chồng bà kiệt lực, cạn lực, phải trốn xuống suối vàng”.Chồng chết, bà thề thốt nhất định thủ tiết với hai ông Thế nhng, khi gặp Xuân,

bà lại tìm cách ve vãn nó Trớc vẻ ngây ngô thành thực của Xuân, "bà Phó

Đoan đứng ngẩn ngời ra, nuốt sự thất vọng đánh ực một cái”, bà "hơi buồn”,

"hơi cáu” rồi bà vào buồng tắm "Vỗ vào bụng, vào đùi, bì bạch Rồi bà, than

ôi! Trái ngợc - bà nhòm qua lỗ khoá xem bên ngoài động tĩnh ra sao…”, “cái đặc sắc của ông Hoan…biết vấn đáp” Đếnlúc bị Xuân bắt đền: "rất tiếc cho cái công thủ tiết với hai đời chồng của mình,

Nh vậy, Nguyễn Công Hoan và Vũ Trọng Phụng đều đã tỏ ra rất khéo léotrong việc vận dụng ngôn ngữ tạo nên những lời kể hài hớc làm bật lên tiếng c-

ời trong khi xây dựng mâu thuẫn và tình huống trào phúng Cả hai nhà văn đều

sử dụng thứ ngôn ngữ suồng sã để lật ngửa, lộn trái, nhòm ngó từ dới và từtrên, đập vỡ vỏ ngoài để nhìn vào bên trong bản chất của sự vật hiện tợng Tuynhiên, ở Nguyễn Công Hoan ta thấy đó là thứ ngôn ngữ cay độc của một nhà

Trang 40

nho uyên thâm, còn ở Vũ Trọng Phụng là sự hài hớc giễu nhại của thứ ngônngữ vỉa hè gắn với tầng lớp thị dân tiểu t sản.

2.1.3 Ngôn ngữ kể chuyện với việc xây dựng nhân vật trào phúng trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan và tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng

Nói đến những tác phẩm tự sự nói chung, văn xuôi trào phúng nói riêng,không thể không nói đến nhân vật, bởi lẽ, nội dung t tởng của tác phẩm thờng đ-

ợc thể hiện chủ yếu ở nhân vật Nhân vật trào phúng góp phần không nhỏ trongviệc tạo sắc thái và hiệu quả tiếng cời Đây là chỗ có thể tìm ra nét tơng đồng vàkhác biệt của mỗi cây bút văn xuôi trào phúng Việc xây dựng nhân vật tràophúng thành công đến mức nào là tùy thuộc sở trờng của nhà văn

Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan hiện lên phongphú, đa dạng với đủ hạng ngời trong xã hội: từ ngời nông dân nghèo khổ cho

đến bọn quan lại, địa chủ, từ lớp dân nghèo thành thị nh phu xe, kép hát, ngời

ở, ăn mày, gái điếm, lu manh…”, “cái đặc sắc của ông Hoan…biết vấn đápđến các nhà t sản, các ông chủ, bà chủ giàu có,các cô gái mới…”, “cái đặc sắc của ông Hoan…biết vấn đáp Tất cả đều đợc ngòi bút Nguyễn Công Hoan chăm chút, tạohình, làm nổi bật những nét đặc thù về ngoại hình, tính cách, tâm lý, địa vị…”, “cái đặc sắc của ông Hoan…biết vấn đáp

Điều dễ nhận thấy là trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan, nhân vậtthờng đợc xây dựng theo nguyên tắc phân tuyến: quan lại - dân thờng, giàu -nghèo, thiện - ác, thật - giả,…”, “cái đặc sắc của ông Hoan…biết vấn đáp Hơn nữa, phần lớn đó là kiểu nhân vật chứcnăng (mặt nạ), tức là nhân vật có các phẩm chất, đặc điểm cố định không thay

đổi từ đầu đến cuối Tính cách của nhân vật thờng gắn với vị trí xã hội của nó

nh một kiểu mặc định: quan lại thì ăn tiền, đục khoét, lính tráng thì xỏ xiên,hào lý thì tham lam bần tiện, gái mới thì h hỏng…”, “cái đặc sắc của ông Hoan…biết vấn đáp

Khi xây dựng nhân vật, Nguyễn Công Hoan chủ yếu dùng bút pháp ngoạihiện chứ không thiên về khám phá nội tâm Nhà văn chú trọng vào việc nêubật và tô đậm chất hài của những chi tiết tạo hình bên ngoài nh chân dung, lờinói, cử chỉ, hành động Tuân theo nguyên tắc khách quan - đặc trng t duy nghệthuật của thể văn trào phúng - Nguyễn Công Hoan, bằng bút pháp biếm hoạxuất sắc, đã khai thác triệt để phơng thức phóng đại để dựng những chân dungnhân vật…”, “cái đặc sắc của ông Hoan…biết vấn đápHầu nh mọi nhân vật của Nguyễn Công Hoan đều xấu xí, xấu xíquá mức thông thờng Chính tác giả đã tự nhận thấy cái tạng riêng của mình:

“Tôi vẽ ngời xấu nhạy hơn ngời tốt Bởi vì tôi vốn bi quan nên nhìn mọi vậtbằng con mắt hoài nghi, chỉ thấy phía xấu” [26, tr.351]

Ngày đăng: 27/12/2013, 20:25

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 1999
2. M.Bakhtin (1998), Những vấn đề thi pháp của Đôtxtôiepxki, Nxb Giáo dôc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề thi pháp của Đôtxtôiepxki
Tác giả: M.Bakhtin
Nhà XB: Nxb Giáo dôc
Năm: 1998
3. M.Bakhtin (1992), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Phạm Vĩnh C dịch, Trêng viÕt v¨n NguyÔn Du Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận và thi pháp tiểu thuyết
Tác giả: M.Bakhtin
Năm: 1992
4. Nguyễn Tài Cẩn (1999), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia Hà Néi Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Tài Cẩn
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Néi
Năm: 1999
5. Đỗ Hữu Châu (1990), “Những luận điểm về cách tiếp cận ngôn ngữ học các sự kiện văn học”, TC Ngôn ngữ số 2, tr 8-11 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những luận điểm về cách tiếp cận ngôn ngữ học các sự kiện văn học
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Năm: 1990
6. Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán (1996), Đại cơng Ngôn ngữ học, tập 2, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cơng Ngôn ngữ học
Tác giả: Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1996
7. Trơng Chính (1990), “Từ ngôn ngữ đến văn chơng: dùng từ”, TC Ngôn ng÷, sè phô, tr. 23-26 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ ngôn ngữ đến văn chơng: dùng từ
Tác giả: Trơng Chính
Năm: 1990
8. Nguyễn Đức Dân, Đặng Thái Minh (1999), Thống kê ngôn ngữ học, một số ứng dụng, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thống kê ngôn ngữ học, một số ứng dụng
Tác giả: Nguyễn Đức Dân, Đặng Thái Minh
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1999
9. Đinh Trí Dũng (2005), Nhân vật tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng, Nxb Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhân vật tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng
Tác giả: Đinh Trí Dũng
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2005
10. Lê Văn Dơng, Lê Đình Lục, Lê Hồng Vân (1999), Mỹ học đại cơng, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mỹ học đại cơng
Tác giả: Lê Văn Dơng, Lê Đình Lục, Lê Hồng Vân
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1999
11. Đinh Văn Đức (2004), “Sự biến đổi và phát triển của ngôn ngữ văn học Việt Nam thế kỉ XX”, in trong sách Văn học Việt Nam thế kỉ XX, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự biến đổi và phát triển của ngôn ngữ văn học Việt Nam thế kỉ XX"”, in trong sách "Văn học Việt Nam thế kỉ XX
Tác giả: Đinh Văn Đức
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2004
12. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi chủ biên (2004), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi chủ biên
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2004
13. Lê Thị Đức Hạnh (1991), Nguyễn Công Hoan (1903 1977), – Nxb Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Công Hoan (1903 1977)
Tác giả: Lê Thị Đức Hạnh
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1991
14. Lê Thị Đức Hạnh (1979), Tìm hiểu truyện ngắn Nguyễn Công Hoan , Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu truyện ngắn Nguyễn Công Hoan
Tác giả: Lê Thị Đức Hạnh
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1979
15. Lê Thị Đức Hạnh (1989), “ Nhìn lại việc đánh giá Vũ Trọng Phụng, suy nghĩ về vấn đề đổi mới t duy trong nghiên cứu văn học”, Tạp chí Văn học số 1/1989 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhìn lại việc đánh giá Vũ Trọng Phụng, suynghĩ về vấn đề đổi mới t duy trong nghiên cứu văn học
Tác giả: Lê Thị Đức Hạnh
Năm: 1989
16. Kate Hamburger (2004), Lôgíc học về các thể loại văn học, Vũ Hoàng Địch, Trần Ngọc Vơng dịch, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lôgíc học về các thể loại văn học
Tác giả: Kate Hamburger
Nhà XB: Nxb Đại học quốc gia Hà Nội
Năm: 2004
17. Cao Xuân Hạo (2001), Tiếng Việt, văn Việt, ngời Việt, Nxb Trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếng Việt, văn Việt, ngời Việt
Tác giả: Cao Xuân Hạo
Nhà XB: Nxb Trẻ
Năm: 2001
18. Hoàng Ngọc Hiến (1992), Năm bài giảng về thể loại, Trờng viết văn NguyÔn Du Sách, tạp chí
Tiêu đề: Năm bài giảng về thể loại
Tác giả: Hoàng Ngọc Hiến
Năm: 1992
19. Hoàng Ngọc Hiến (1990), “ Trào phúng của Vũ Trọng Phụng trong Sốđỏ”, Tạp chí Văn học số 2/1990 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trào phúng của Vũ Trọng Phụng trong Số"đỏ
Tác giả: Hoàng Ngọc Hiến
Năm: 1990
20. Trần Văn Hiếu (2005), Ba phong cách trào phúng trong văn học Việt Nam thêi kú 1930 - 1945: Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ba phong cách trào phúng trong văn học Việt Nam thêi kú 1930 - 1945: Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao
Tác giả: Trần Văn Hiếu
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2005

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.3. Thống kê số lợng và tỉ lệ câu văn so sánh trong một số tác phẩm - Đối sánh ngôn ngữ trào phúng trong truyện ngắn nguyễn công hoan và tiểu thuyết số đỏ của vũ trọng phụng
Bảng 3.3. Thống kê số lợng và tỉ lệ câu văn so sánh trong một số tác phẩm (Trang 110)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w