trờng Đại học Vinh
Vinh 2006 - -
Lời cảm ơn
Để hoàn thành khóa luận này, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi còn đợc sựhớng dẫn tận tình, chu đáo và có phơng pháp của thầy giáo Lê Văn Tùng, sự gópý chân tình của các thầy cô trong tổ văn học Việt Nam hiện đại, sự động viên củagia đình và sự giúp đỡ của bạn bè.
Trang 2Với tình cảm chân thành nhất, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy
giáo hớng dẫn, toàn thể các thầy cô trong tổ văn học Việt Nam hiện đại, gia đình,bạn bè gần xa
Công trình nghiên cứu này mặc dù tôi đã rất cố gắng nhng chắc chắn khôngtránh khỏi những khiếm khuyết Vì vậy, tôi rất mong sự thông cảm, góp ý củacác thầy cô và các bạn
Thể loại là một vấn đề đáng quan tâm của công cuộc đổi mới và hiện đạihoá văn học yêu cầu đổi mới thể loại có thể nói đã trở thành một vấn đề cấp thiếtvà liên quan đến việc sáng tạo hàng ngày của nhà văn Tuy vậy, sức sống của thểloại văn học vẫn còn tồn tại dai dẳng Để giải quyết mối xung đột giữa truyềnthống và hiện đại xét về mặt thể loại, nhà văn Việt Nam trong những năm đầucủa thế kỉ XX đã tìm đến phơng án dung hoà thể loại, tức là tiếp tục sử dụngnhững thể loại truyền thống nhng thêm vào đó là những ý tởng cách tân, đổi mới.Nhng đó không phải là phơng án tối u Do vậy, một yêu cầu đợc đặt ra là phải
Trang 3học tập văn học phơng Tây để vận dụng các thể loại hiện đại vào việc sáng tác.Hiện đại hoá về mặt thể loại cũng là một phơng diện trung tâm của sự nghiệphiện đại hóa văn học Hiện tợng cộng sinh thể loại là một trong những thành tựuđộc đáo của quá trình hiện đại hoá văn học xét về mặt thể loại và góp phần quantrọng trong việc đại hóa văn học dân tộc.
Hiện tợng cộng sinh thể loại là một biểu hiện rõ ràng nhất của tính năngđộng của thể loại Đây là một hiện tợng mới mẻ và hấp dẫn Vậy nhng nó cha đ-ợc nghiên cứu một cách đầy đủ và thấu đáo Mà có chăng thì cũng chỉ nghiêncứu một cách chung chung, khái quát chứ cha đi sâu vào một hiện tợng cụ thể,cha đợc nghiên cứu một cách rõ ràng ở một tác giả, tác phẩm cụ thể nào Chínhvì vậy việc nghiên cứu hiện tợng cộng sinh thể loại ở những tác phẩm của một tácgiả cụ thể là vấn đề cần thiết.
Mặt khác Vũ Trọng Phụng là một nhà văn có vị trí quan trọng trong vănhọc Việt Nam nói chung và văn học hiện thực phê phán nói riêng Cái làm nênchỗ đứng của Vũ Trọng Phụng trên văn đàn chính là ở thể loại phóng sự và tiểuthuyết Ông là một “ông vua phóng sự đất Bắc” [8- 119] nhng đồng thời cũng làmột “nhà tiểu thuyết trác tuyệt của văn học Việt Nam” [3- 416] Và ở trong tácphẩm của ông hai thể loại tiểu thuyết và phóng sự xâm nhập lẫn nhau tạo ra“vùng nối thể loại” trong các tác phẩm Do đó muốn hiểu đợc tiểu thuyết của VũTrọng Phụng thì phải thấy đợc, phát hiện ra đợc chất phóng sự trong tiểu thuyếtvà ngợc lại muốn khám phá đợc giá trị các thiên phóng sự của Vũ Trọng Phụngthì phải thấy đợc màu sắc tiểu thuyết trong các phóng sự đó.
Hơn thế nữa, qua đề tài này, ngời viết có đợc kinh nghiệm cho việc tìmhiểu tính năng động của thể loại văn học Việt Nam Đồng thời đây cũng là mộttài liệu tham khảo giúp chúng tôi giảng dạy tốt hơn những tác phẩm của VũTrọng Phụng nói riêng và những tác phẩm văn học hiện đại có hiện tợng cộngsinh thể loại nói chung trong nhà trờng trung học phổ thông.
II Lịch sử vấn đề:
Hiện tợng cộng sinh thể loại là một đề tài mới mẻ nhng không kém phầnhấp dẫn và thu hút đợc sự quan tâm, chú ý đông đảo của giới nghiên cứu, phêbình văn học.
Trong một bài của cuốn sách: “Nhìn lại văn học Việt Nam thế kỉ XX” VũTuấn Anh có đề cập đến ảnh hởng, thâm nhập lẫn nhau giữa các thể loại vănxuôi, thơ và kịch Tác giả cho ta thấy rõ sự cộng sinh giữa các thể loại: “Các thể
Trang 4loại này thờng xuyên thâm nhập lẫn nhau trong tiến trình văn học Mỗi thể loại tựphong phú lên và gia tăng sự phát triển trong quá trình thâm nhập, tiếp nhận vàchuyển hoá này” [3 - 526] Sự xâm nhập của thơ vào văn xuôi tạo ra chất thơtrong văn xuôi và ngợc lại văn xuôi xâm nhập vào thơ tạo ra thể thơ- văn xuôi.Hoặc nh hiện tợng thơ xâm nhập vào kịch tạo ra hiện tợng kịch thơ Hoặc nhhiện tợng phóng sự xâm nhập vào tiểu thuyết tạo ra loại tiểu thuyết - phóng sự vàngợc lại đến lợt nó tiểu thuyết lại xâm nhập vào phóng sự tạo ra loại phóng sự -tiểu thuyết: “Phóng sự mở đờng cho tiểu thuyết và cũng để lại dấu vết rõ ràngtrong tiểu thuyết” [3, 258] Đây là một bài viết khá sắc sảo mà Vũ Tuấn Anh đãcung cấp cho chúng ta phần nào sự hiểu biết về “đời sống thể loại” của văn họcViệt Nam thế kỉ XX Đặc biệt sự xâm nhập của các thể loại đã đợc ông đa rathành một mục riêng để nghiên cứu Đối với chúng tôi đây là một bài viết có vaitrò gợi ý, mở đờng hết sức quan trọng để đi sâu vào nghiên cứu từng hiện tợng cụthể Tuy nhiên trong bài này tác giả mới chỉ đề cập đến hiện tợng cộng sinh thểloại một cách chung chung, khái quát, cha cụ thể.
Mặt khác Vũ Trọng Phụng là một trong những tên tuổi nổi bật hàng đầucủa nền văn xuôi trớc cách mạng tháng Tám D luận coi ông là kiện tớng xuất sắccủa khuynh hớng tả chân đơng thời.
Xung quanh Vũ Trọng Phụng đã có những cuộc tranh cãi nảy lửa và trongnhiều năm ông đã trở thành nhân vật của một “vụ án văn học” kéo dài Các tácphẩm của ông đợc d luận của công chúng văn học chú ý và đợc giới phê bình vănhọc đặc biệt quan tâm.
Ngay từ những sáng tác đầu tay, nhất là các phóng sự “Cạm bẫy ngời”,“Kỹ nghệ lấy Tây”, ngòi bút “tả chân” sắc sảo của Vũ Trọng Phụng đã đợc chúý Đến năm 1936, các tác phẩm “Giông tố “, “Số đỏ” ra đời làm chấn động dluận Và đồng thời các cuộc tranh luận sôi nổi xung quanh tác phẩm của VũTrọng Phụng nổ ra Thái Phỉ, trên báo “Tin Văn” số 25 (ra ngày 1/9/1936) với bài“Văn chơng dâm uế”, đã lớn tiếng cảnh cáo “nhiều nhà cầm bút” - rõ ràng là ámchỉ Vũ Trọng Phụng: “Hoặc là cố nhồi nhét cái dâm uế và bất cứ việc gì mìnhviết, hoặc là viện cái chủ nghĩa tả chân để dụng tâm tả cái dâm uế một cách táobạo ” Sau đó ít lâu tờ báo “Ngày nay” số 51 (14/03/1937) đăng bài “Dâm haykhông dâm” của Nhất Chi Mai lên án Vũ Trọng Phụng rất nặng nề: “Một nhà vănnhìn thế gian qua cặp kính đen, có một bộ óc đen và một nguồn văn cũng đennữa” Trớc những lời lên án chỉ trích đó, Vũ Trọng Phụng đã đáp lại bằng các bài
Trang 5báo với lời lẽ đanh thép và sắc sảo nhằm bảo vệ cho dòng văn học hiện thực đơngthời Và bài báo có tính chất nh một tuyên ngôn nghệ thuật của Vũ Trọng Phụng:“ Các ông muốn tiểu thuyết cứ là tiểu thuyết Tôi và các nhà văn có chí hớngnh tôi muốn tiểu thuyết là sự thực ở đời ( ) Tả thực cái xã hội khốn nạn, côngkích cái xã hội xa hoa dâm đãng của bọn ngời nhiều tiền, kêu ca sự thống khổcủa dân nghèo bị bóc lột, bị áp chế, bị cỡng hiếp là nhỏ nhen sao? ( ) Riêngtôi, tôi chỉ thấy cái xã hội này là khốn nạn quan tham lại nhũng, đàn bà h hỏng,đàn ông dâm bôn, một tụi văn sĩ đầu có xảo quyệt mà cái xa hoa chơi bời củabọn giàu thì thật là những câu chửi rủa vào cái xã hội dân quê, thợ thuyền bị lầmthan, bị bóc lột”.
Khi Vũ Trọng Phụng mất (13/10/1939) xung quanh đám tang của một nhàvăn nghèo chết yểu lại là hoạt động khá sôi nổi của giới văn sĩ Hà Nội khi đó.“Tao đàn” ra số đặc biệt viết về Vũ Trọng Phụng với các cây bút: Lu Trọng L,Nguyễn Tuân, Lan Khai thể hiện lòng thơng xót chân thành với một ngời bạnvăn, đồng thời ca ngợi tài năng, sự nghiệp và nhân cách của Vũ Trọng Phụng Cáichết của Vũ Trọng Phụng cũng nh cái chết của Tản Đà cách đó mấy tháng đãlàm nổi bật bi kịch của kiếp văn sĩ nghèo bị hắt hủi trong xã hội đồng tiền, càngnung nấu tâm sự chua xót phẫn uất của những kẻ cầm bút khi đó Và lúc này VũTrọng Phụng cũng đợc đề cao hơn bất kì nhà văn nào đơng thời, ngời ta gọi ônglà “nhà văn của thời đại”, “ngời chiến sĩ đấu tranh đến phút cuối cùng”, là một“Banzắc” ở Việt Nam
Sau cách mạng tháng Tám, vào năm 1946, một vấn đề nữa lại đợc đặt ravới các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng: Hiện thực trong các tác phẩm của ông cóphải là hiện thực xã hội không? Có phải là hiện thực cách mạng không? Xungquanh vấn đề này cũng có nhiều ý kiến bàn luận Tố Hữu nhận xét: “Lối hiệnthực của Vũ Trọng Phụng cha phải là hiện thực cách mạng nhng cách mạng cảmơn Vũ Trọng Phụng đã vạch rõ cái xấu xa của xã hội ấy” Nguyễn Đình Thi thìcho rằng: “Vũ Trọng Phụng cũng nh Banzắc chép đúng đợc thực tại nên có giátrị cách mạng”.
Đến khi hoà bình lập lại, do yêu cầu của công tác biên soạn sách giáokhoa, sách lịch sử văn học Vũ Trọng Phụng lại đợc chú ý đến nhiều Khuynhhóng chung là đề cao, coi Vũ Trọng Phụng là cây bút xuất sắc trớc cách mạng.
Song đến khi nhóm Nhân văn giai phẩm ra sức đề cao Vũ Trọng Phụng thìvấn đề lại chuyển sang một hớng khác, vấn đề về Vũ Trọng Phụng đợc nhìn nhận
Trang 6lại Ngời ta cho rằng vừa qua đã “đề cao Vũ Trọng Phụng một cách quá đáng”, vàở một khía cạnh nào đó, Vũ Trọng Phụng bị đánh giá là một nhà văn phảnđộng và đồng thời họ phủ nhận hoàn toàn giá trị, sự nghiệp văn học Vũ TrọngPhụng.
Từ khi đổi mới, vấn đề Vũ Trọng Phụng đợc nhìn nhận lại, đánh giá lại vàtên tuổi của nhà văn đợc khôi phục một cách nhanh chóng.
Năm 2002, nhân dịp kỉ niệm 90 năm ngày sinh Vũ Trọng Phụngviện vănhọc với sự tài trợ của quĩ Ford ở Việt Nam, đã tổ chức cuộc hội thảo văn học:“Bản sắc hiện đại trong tác phẩm Vũ Trọng Phụng” đã thu hút sự tham gia của 30giáo s, tiến sĩ trong và ngoài nớc Các bài tham luận đã tham gia đánh giá, nhìnnhận đóng góp của Vũ Trọng Phụng ở nhiều phơng diện: Thể loại, nhân vật,ngôn ngữ trong tiến trình hiện đại hoá văn học Việt Nam Trong đó có một sốbài đáng chú ý nh:
- Văn Tâm: “Vũ Trọng Phụng “ông vua phóng sự đất Bắc với thể kí” [8- 119].- TS Hồ Thế Hà: “Phóng sự Vũ Trọng Phụng - đặc điểm của không giannghệ thuật” [8 - 234]
- PGS - TS Trần Đăng Suyền: “Cá tính sáng tạo và đặc điểm tiểu thuyếthiện thực của Vũ Trọng Phụng” [8- 107]
- PGS - TS Nguyễn Ngọc Thiện: “Bàn về phóng sự và tiểu thuyết tả chân”[8 - 203].
ở những bài viết này tác giả mới chỉ dừng lại ở việc xem xét, đánh giá tácphẩm của Vũ Trọng Phụng ở góc độ bản sắc hiện đại của từng thể loại chứ cha đềcập đến mối quan hệ giữa các thể loại Hoặc có chăng thì cũng chỉ nhấn mạnh nónh một thế mạnh của thể loại mà thôi.
Trong cuốn chuyên khảo ''Nhân vật trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng”của PGS - TS Đinh Trí Dũng cũng chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu khảo sát cáctác phẩm của Vũ Trọng Phụng ở phơng diện xây dựng nhân vật và phân tuyếnnhân vật ra làm các loại, các dạng.
Gần đây nhất có khoá luận “Xu hớng tiểu thuyế hoá trong phóng sự VũTrọng Phụng” của Lê Thị Bình do PGS - TS Đinh Trí Dũng hớng dẫn (ĐH Vinh -2004) đề cập đến sự ảnh hởng tác động của tiểu thuyết đến phóng sự Vậy nhngkhoá luận này mới chỉ nghiên cứu một phơng diện của sự xâm nhập thể loại ở
Trang 7mảng phóng sự và coi nó nh một “xu hớng tiểu thuyết hoá” mà cha nói đến sự tácđộng qua lại, sự cộng sinh giữa hai thể loại phóng sự và tiểu thuyết.
Từ lịch sử vấn đề nh trên ta rút ra kết luận: Vấn đề Vũ Trọng Phụng đợcnghiên cứu nhiều, đề cập nhiều và ở đủ mọi khía cạnh, mọi phơng diện, mọi gócđộ: Nhân vật, thể loại, ngôn ngữ Tuy nhiên vấn đề về hiện tợng cộng sinh thểloại giữa phóng sự và tiểu thuyết đang là vấn đề còn bỏ ngỏ, cha đợc nghiên cứumột cách có hệ thống và có tính chuyên biệt.
Với khoá luận này, chúng tôi muốn đợc bớc đầu góp phần giải quyết vềvấn đề đó và nghiên cứu nó một cách có hệ thống hơn, khoa học hơn.
III Phơng pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu vấn đề: “Hiện tợng cộng sinh thể loại giữa phóng sự và tiểuthuyết trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng” là quan tâm đến đặc trng thể loạicủa phóng sự và tiểu thuyết, đồng thời phải thấy đợc sự tác động qua lại giữa haithể loại nh một qui luật thể hiện tính năng động thể loại của văn học Việt Namhiện đại Do đó trong quá trình nghiên cứu chúng tôi sử dụng phơng pháp phântích so sánh để đi sâu vào từng tác phẩm cụ thể.
Và để thấy rõ hiện tợng cộng sinh thể loại trong tác phẩm của Vũ TrọngPhụng là một hiện tợng độc đáo, đặc sắc, chúng tôi tiến hành so sánh tác phẩmcủa Vũ Trọng Phụng với tác phẩm của các nhà văn đơng thời nh: Nguyên Hồng,Nam Cao
Mặt khác, để nhấn mạnh rằng hiện tợng cộng sinh thể loại trong tác phẩmcủa Vũ Trọng Phụng độc đáo nhng không phải là cá biệt, là “quái đản” mà là mộthiện tọng phổ biến, hợp qui luật trong tiến trình phát triển thể loại văn học hiệnđại chúng tôi sẽ tiến hành so sánh khác loại, nghĩa là so sánh các tác phẩm củaVũ Trọng Phụng (thuộc dòng văn học hiện thực phê phán) với các tác phẩm củaThạch Lam, Thanh Tịnh (thuộc dòng truyện ngắn trữ tình).
Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng phơng pháp khảo sát, thống kê vào việcnghiên cứu khoá luận này.
IV Phạm vi và đối tợng nghiên cứu:
Với đề tài này, đối tợng mà chúng tôi đi vào nghiên cứu, tìm hiểu là hiện ợng cộng sinh thể loại giữa phóng sự và tiểu thuyết trong tác phẩm của Vũ TrọngPhụng, vậy nên chúng tôi chỉ dừng lại ở các phóng sự và tiểu thuyết tiêu biểu, thểhiện rõ nhất hiện tợng cộng sinh thể loại nh phongs sự: “Cạm bẫy ngời” (1933),“Kỹ nghệ lấy Tây” (1934), “Cơm thầy cơm cô” (1936) và các tiểu thuyết: “Sốđỏ” (1936), “Giông tố” (1936).
Trang 8t-V Đóng góp mới của đề tài này:
Qua việc đi sâu nghiên cứu hiện tợng cộng sinh thể loại trong một số tácphẩm của một tác giả cụ thể, chúng tôi một mặt muốn chứng minh cho tính năngđộng của thể loại văn học hiện đại Mặt khác, làm cho độc giả có cái nhìn biệnchứng, toàn diện, đa chiều trong việc tiếp nhận văn học ở góc độ thể loại: Phảithấy đợc sự xâm nhập tác động qua lại lẫn nhau giữa các thể loại để thấy đợc sựđộc đáo, đa dạng của thể loại văn học hiện đại Đồng thời qua đề tài này, ngờiviết muốn làm nổi bật nét đặc sắc, độc đáo của tác phẩm Vũ Trọng Phụng, cáilàm nên sự thành công của nhà văn qua các tác phẩm của mình là việc kết hợpđặc trng của hai thể loại: Tiểu thuyết và phóng sự.
VI Cấu trúc luận văn:
Chơng mở đầu:I Lí do chọn đề tài.II Lịch sử vấn đề.
III Phơng pháp nghiên cứu.
IV Phạm vi nghiên cứu của đề tài.V Đóng góp mới của đề tài.
VI Cấu trúc luận văn.
Chơng 1: Thể loại và hiện tợng cộng sinh thể loại trong văn học hiện đại.
I Khái niệm thể loại.
II Khái niệm và đặc trng thể loại tiểu thuyết và phóng sự.1.Tiểu thuyết.
Chơng 2: Chất phóng sự trong các tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng.
I Vài nét về tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng.
II Chất phóng sự trong các tiểu thuyết “Giông tố”, “Số đỏ”.1.Trần thuật ngời thật việc thật.
2 Không gian, thời gian hàng ngày trong “Số đỏ”, “Giông tố”.
Trang 93 Ngôn ngữ.
Chơng 3: Màu sắc tiểu thuyết trong phóng sự của Vũ Trọng Phụng.
I Một cái nhìn bao quát về phóng sự của Vũ Trọng Phụng.1 Môi trờng xã hội thuận lợi cho sự nảy mầm của phóng sự.2.Vũ Trọng Phụng với thể loại phóng sự.
II Màu sắc tiểu thuyết trong phóng sự của Vũ Trọng Phụng1 H cấu nghệ thuật.
2 Kết cấu.3 Cốt truyện 4 Nhân vật.
I Khái niệm thể loại:
Thể loại là một trong những khái niệm quen thuộc và ổn định của lý luậncũng nh thực tiễn sáng tácvăn học là các dạng tổ chức tác phẩm qui tụ nhữnghình thức nhìn nhận và phản ánh đời sống.
Chúng ta đều biết rằng tác phẩm văn học là sự thống nhất trọn vẹn của cácyếu tố đề tài, chủ đề, nhân vật, kết cấu, cốt truyện, lời văn nhng sự thống nhất ấylại đợc thực hiện theo những qui luật nhất định Thể loại tác phẩm văn học làkhái niệm chỉ qui luật loại hình của tác phẩm trong đó ứng với một loại nội dungnhất định thì có một loại hình thức nhất định, tạo cho hình thức một sự tồn tạichỉnh thể.
Trong thể loại tác phẩm văn học bao giờ cũng có sự thống nhất qui' địnhlẫn nhau của đề tài, chủ đề, cảm hứng, tình cảm, hình thức nhân vật, hình thứckết cấu, hình thức lời văn Chẳng hạn nhân vật kịch, kết cấu kịch, hành động kịchvới lời văn kịch, nhân vật trữ tĩnh, kết cấu thơ, lời thơ, luật thơ Sự thống nhấtnày lại do những phơng thức chiếm lĩnh đời sống khác nhau qui định, thể hiệnnhững quan niệm thẩm mĩ khác nhau với đời sống hiện thực, mang những khả
Trang 10năng khác nhau trong việc tái hiện đời sống Bởi vì các phơng thức ấy ứng vớicác hình thức hoạt động nhận thức của con ngời hoặc trầm t, hoặc chiêm nghiệm,hoặc qua những biến cố liên tục, hoặc qua xung đột, mâu thuẫn, hoặc qua các sựthực sinh động Đến lợt mình, các thể loại tạo cho nó một kênh giao tiếp với ng-ời đọc: giao tiếp thơ khác với giao tiếp kịch, giao tiếp tiểu thuyết khác với giaotiếp bằng các thể loại kí Mỗi kiểu giao tiếp nh vậy đòi hỏi những ngôn ngữ vàphơng tiện riêng.
Tuy vậy thể loại không chỉ là cái khuôn hình thức chung cho mọi nhà văn,cũng không chỉ là cái khuôn cơ giới, vô hồn Một nhà văn lựa chọn thể loại nàyhay thể loại khác để viết tác phẩm không phải là một lựa chọn máy móc, lãnhcảm mà thực sự là một lựa chọn theo quan niệm của anh ta về đời sống Thể loạicủa một tác phẩm là yếu tố thuộc về tác phẩm cho nên nó biểu hiện cách nhìn, ttởng của nhà văn Mặt khác việc vận dụng đặc trng thể loại ra sao khi viết tácphẩm và cả việc phối hợp đặc trng của hai hay nhiều thể loại trong một tác phẩmcũng phản ánh quan niệm của nhà văn về thế giới Chính vì vậy mà thông tin vềthể loại tác phẩm là rất cần thiết đối với sáng tác và tiếp nhận văn học Khôngphải ngẫu nhiên mà sau nhan đề tác phẩm ngời ta thông báo ngay tên thể loại:“Epghênhi ônhêghin- Tiểu thuyết bằng thơ”, “Những linh hồn chết- Trờng ca”,“Vờn anh đào- kịch”, “Tháng ba ở Tây Nguyên- kí sự” Hoặc ở thời kì trung đạitên thể loại không tách rời tên tác phẩm: “Bình Ngô đại cáo”, “Hịch tớng sĩ”,“Văn tế Trơng Quỳnh Nh”, ở đây nói thể loại là nói tới một cách tổ chức tácphẩm, một kiểu tái hiện đời sống, mô tả hiện thực nh cái hiện tại đơng thời củangời trần thuật.
Thể loại văn học là một hiện tợng loại hình của sáng tác và giao tiếp vănhọc, hình thành trên cơ sở lặp lại có qui luật của các yếu tố tác phẩm, cũng là cơsở để ngời ta tiến hành phân loại tác phẩm Nhng thể loại tác phẩm không giảnđơn là loại hình lặp lại Bản chất của sáng tạo nghệ thuật là tính độc đáo khônglặp lại Sự vận động của cuộc sống luôn luôn sản sinh và làm biến động vào nhau,đan bện vào nhau trong tác phẩm nghệ thuật độc đáo Vì vậy đối với từng tácphẩm văn học cụ thể có tầm cỡ thể loại là toàn bộ các phơng thức tổ chức, phảnánh và giao tiếp độc đáo của nó nh một hệ thống chỉnh thể Sự phân loại là mộtyêu cầu không thể thiếu để nhận thức các hiện tợng phức tạp, muôn vẻ của thếgiới và của cả văn học Sự phân loại thể loại cũng nh đề tài, chủ đề, cảm hứng,
Trang 11nhân vật, phân loại kết cấu lời văn dù có quan trọng đến đâu cũng chỉ là vấn đềthứ hai, có tính ớc lệ, nhằm hệ thống hoá các sự vật bề bộn.
Vấn đề có tính thứ nhất ở đây là hình thức tồn tại của chủ thể tác phẩm.Một hình thức nh vậy trên thực tế đa dạng hơn bất cứ hệ thống phân loại nào Ng-ời sáng tác khi xây dựng tác phẩm không giản đơn là làm cho tác phẩm của mìnhgiống với mẫu mực có trớc Rõ ràng, muốn nhận thức đợc đặc điểm thể loại củamột tác phẩm có giá trị, ngời ta phải có tri thức về các qui luật lặp lại của thểloại, lại vừa nhận ra tính độc đáo trong sự vận dụng sáng tạo thể loại của tác giả.
Thể loại văn học là “dạng thức của tác phẩm văn học đợc hình thành và tồntại tơng đối ổn định trong quá trình phát triển lịch sử của văn học, thể hiện sựgiống nhau về cách thức tổ chức tác phẩm, về đặc điểm của các loại hiện tợng đờisống đợc miêu tả và tính chất của mối quan hệ của nhà văn đối với các hiện tợngđời sống ấy" [4, 252, 253 ].
Thể loại văn học trong bản chất phản ánh những khuynh hớng phát triểnvững bền, vĩnh hằng của văn học và các thể loại văn học tồn tại để gìn giữ, đổimới thờng xuyên các khuynh hớng ấy Do đó mà thể loại văn học luôn luôn vừamới vừa cũ, vừa biến đổi vừa ổn định Vì vậy khi tiếp cận cần tính đến thời đạilịch sử của văn học và những biến đổi thay thế của chúng: “Thể loại văn học làmột phạm trù lịch sử- Nó xuất hiện vào một giai đoạn nhất định của văn học vàsau đó biến đổi và đợc thay thế” (D.LiKhaSôp).
II Khái niệm và đặc trng thể loại của tiểu thuyết và phóngsự:
Trang 12vào mình phơng pháp nghệ thuật của các thể loại khác đồng thời nó cũng đủnăng lực tác động, ảnh hởng, chi phối các thể loại khác Vì thế, để có một địnhnghĩa nhất quán về tiểu thuyết là điều không đơn giản.
Với sức khái quát, quy mô, độ dài tiểu thuyết dới con mắt của Hêghen là“ Sử thi t bản hiện đại Nhìn ở đối tợng miêu tả Biêlinxci gọi tiểu thuyết là “ Sửthi đời t” do chỗ nó “ miêu tả những tình cảm, dục vọng và những biến cố thuộcđời sống riêng t, nội tâm của con ngời”, là sự tái hiện thực tại với những sự thựctrần trụi của nó” Theo Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, Lê Bá Hán thì: “Tiểuthuyết là tác phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh hiện thực cuộc đời ở mọigiới hạn không gian và thời gian, tiểu thuyết có thể phản ánh những số phận cuộcđời, những bứic tranh phong tục, đạo dức xã hội, miêu tả điều kiện sinh hoạt giaicấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng” [4 - 277] Với Nguyễn Đình Thi thì: "Viếttiểu thuyết là tạo ra một thế giới, viết tiểu thuyết là một hoá công nhỏ” CònNguyễn Công Hoan lại cho rằng: “Tiểu thuyết là câu chuyện bịa y nh thật”.
1.2 Đặc trng của tiểu thuyết:
Là một thể của loại tác phẩm tự sự tiểu thuyết mang đặc trng của Loại ng đồng thời lại mang những đặc trng riêng của Thể.
nh-Đặc điểm tiêu biểu thứ nhất làm cho tiểu thuyết khác biệt sử thi, ngụ ngônlà ở cái nhìn cuộc sống dới góc độ đời t Đời t là một tiêu điểm để miêu tả cuộcsống một cách tiểu thuyết Yếu tố đời t càng phát triển chất tiểu thuyết càng tăng.Nét tiêu biểu thứ hai làm cho tiểu thuyết khác với truyện thơ, sử thi, tr ờngca là chất văn xuôi, tức là sự tái hiện cuộc sống không thi vị hoá, lãng mạn hoá,lí tởng hoá Miêu tả cuộc sống nh một thực tại đang sinh thành, đang vận động vàphát triển, tiểu thuyết hấp thụ vào bản thân nó mọi yếu tố ngổn ngang của cuộcđời, bao gồm cả cái cao cả và cái bình thờng, cả cái bi và cái hài
Đặc điểm thứ ba làm cho tiểu thuyết khác với sử thi, kịch, truyện ngắn làở nhân vật Nhân vật tiểu thuyết là “Con ngời nếm trải”, trong khi các nhân vật ởcác thể loại kia là nhân vật hành động Nhân vật tiểu thuyết gắn với hoàn cảnh,chịu sự tác động của môi trờng, hoàn cảnh và có khả năng cải tạo hoàn cảnh.Nhân vật tiểu thuyết biến đổi trong sự dằn vặt trởng thành của t duy và “ khôndần” sau những lần “vấp ngã”.
Thứ t, điều làm cho tiểu thuyết khác với truyện ngắn trung cổ, truyện vừa,tiểu thuyết đoản thiên là ở cốt truyện Trong các thể ấy, cốt truyện đóng vai tròchủ yếu cùng với nhân vật Mọi yếu tố của tác phẩm đợc tổ chức sát với sự vận
Trang 13động của cốt truyện và tính cách, hầu nh không có gì “thừa”, tất cả nằm trọntrong các quan hệ nhân quả Lời nói nhân vật cũng là một khâu thúc đẩy cốttruyện phát triển hoặc mở nút Tiểu thuyết thì không nh vậy Ngoài cốt truyện vànhân vật ra nó còn bao chứa nhiều yếu tố khác nữa, mà những yếu tố này lại làcái chính yếu trong thành phần của thể loại tiểu thuyết nh: Các đoạn trữ tìnhngoại đề, các đoạn miêu tả cảnh thiên nhiên
Đặc điểm thứ năm là tiểu thuyết xoá bỏ khoảng cách giữa ngời trần thuậtvà nội dung trần thuật nh một khoảng cách về giá trị dẫn đến sự lí tởng hoá củaanh hùng ca, tiểu thuyết hớng về miêu tả hiện thực nh cái hiện tại đơng thời củangời trần thuật Là cái hiện tại đơng thời tiểu thuyết cho phép ngời trần thuật tiếpxúc, nhìn nhận các nhân vật một cách gần gũi, thờng tình, bình đẳng.
Năm đặc trng trên là những đặc trng khu biệt tiểu thuyết với các thể loạikhác nh: Kịch, Thơ, Truyện ngắn, Truyện vừa Còn cái làm nên sự khác biệt giữatiểu thuyết và phóng sự lại là những đặc trng sau:
Đó là tính tổng hợp, khái quát cao Tiểu thuyết có khả năng tổng hợp, kháiquát những vấn đề của hiện thực cuộc sống, bao quát những bức tranh toàn cảnhvề đời sống xã hội: “ đó là bức tranh phong tục, đạo đức xã hội, miêu tả nhiềutính cách đa dạng”, phản ánh cuộc sống ở nhiều chiều, nhiều phơng diện, ở mọigiới hạn không gian và thời gian, ôm chứa trong nó nhiều sự kiện, nhiều nhânvật, nhiều tình huống
Thứ hai là tính h cấu Tiểu thuyết là một thể văn đợc sử dụng phép h cấunhiều nhất: “ Tiểu thuyết trớc hết phải l;à tiểu thuyết trong đó h cấu, trí tởng tợngcủa nhà văn là chính” [1 - 428] Điều này khác hẳn với phóng sự, nếu quan niệmh cấu theo nghĩa là “ bịa dặt” là do nhà văn tởng tợng ra là không có h cấu trongphóng sự, trong lúc đó h cấu lại là đòi hỏi bắt buộc, là điều kiện cần phải cótrong tiểu thuyết.
Một đặc điểm nữa phân biệt tiểu thuyết với phóng sự là tính phân tích triệtđể các yếu tố, chi tiết hiện thực đời sống, đi sâu mổ xẻ, khám phá mọi ngõ ngách,mọi phơng diện của đời sống hiện thực, từ đó khái quát nên bức tranh toàn cảnhvề đời sống xã hội Trong lúc đó phóng sự chỉ đi qua, lớt nhanh, không dừng lại ởtrớc bất cứ sự kiện, chi tiết nào của đời sống để phân tích, khám phá, mổ xẻ mànó chỉ hớng tới việc tái hiện lại, trần thuật lại “ ngời thật, việc thật” một cáchchân thực nh cuộc sống vốn có, nh sự tồn tại với lôgic khách quan nội tại của nó.
Trang 142 Phóng sự:
2.1 Khái niệm:
Phóng sự là một thể của loại hình Kí Phóng sự ghi chép kịp thời những vụ,việc, nhằm làm sáng tỏ trớc công luận một sự kiện, một vấn đề có liên quan đếnhành động và số phận của một hoặc nhiều ngời có ý nghĩa thời sự với một địa ph-ong hoặc với toàn xã hội.
Mục đích của phóng sự là nhằm cung cấp cho công chúng những tri thứcphong phú, đầy đủ, chính xác để họ có thể nhận thức đánh giá đúng ngời và việcmà họ đang quan tâm, theo dõi Vì thế ngòi viết phóng sự thởng sử dụng nhữngbiện pháp nghiệp vụ báo chí nh: điều tra, đối thoại, ghi chép
Việc sử dụng một số phơng tiện biểu đạt của văn học nh các biện pháp tutừ, ngôn ngữ giàu hình ảnh, hớng vào thế giới bên trong của con ngời ( ở mộtmức độ nhất định) khiến cho phóng sự vốn là một thể loại báo chí trở thànhmột thể loại văn học.
Đặc trng này của phóng sự nó đối lập hoàn toàn với đặc trng của tiểuthuyết Nghĩa là một thể thì bắt buộc phải có h cấu, h cấu là cái chính của tácphẩm, yêu cầu đầu tiên đối với nhà văn khi viết tiểu thuyết là phải có trí tởng t-ợng, phải biết h cấu, phải biết cách “bịa đặt”, vẽ vời, thêm thắt, còn khi viết
Trang 15phóng sự, h cấu lại là điều cấm kị, nhà văn không đợc phép sử dụng, mà ngợc lạimỗi nhà văn khi đặt bút viết phóng sự là phải bám chặt vào “ ngời thật việc thật”,phản ánh đúng, chân thực hiện thực cuộc sống
Đặc trng thứ nhất của Kí kéo theo đặc trng thứ hai là: Trong tác phẩm Kíxuất hiện nhân vật trần thuật “ Tôi” - là chính tác giả: “Sự có mặt của nhân vậttrần thuật là chính tác giả, trớc hết đóng vai trò ngời chứng kiến để tăng cờngtính xác thực cao của con ngời và sự việc trong tác phẩm Kí, đồng thời cũng là đểbộc lộ tính khuynh hớng của mình” [1; 432].
Nếu nh tiểu thuyết hớng đến việc khái quát bức tranh toàn cảnh về đờisống xã hội, đi sâu khám phá số phận cá nhân, con ngời trong những mối quan hệxã hội bằng h cấu tởng tợng thì phóng sự lại nhằm ghi chép ngòi thật việc thật,nhằm cung cấp những thông tin thời sự nóng hổi Chính điều đó tạo ra sự khácbiệt giữa hai thể loại, chúng khu biệt nhau với những đơng biên rõ ràng bằngnhững đặt trng riêng Những đờng biên ấy không còn hoàn toàn biệt lập nữa,không còn rõ rệt nữa bởi có sự xâm nhập cộng sinh giữa hai thể trong quá trìnhhiện đại hoá văn học.
III Khái niệm cộng sinh thể loại và hiện tợng cộng sinh thểloại giữa phóng sự và tiểu thuyết:
1 Khái niệm cộng sinh thể loại và nhìn chung về hiện tợng cộng sinhthể loại trong văn học hiện đại:
1.1 Từ điển tiếng Việt định nghĩa:“ ” “Cộng sinh là sự hợp lại hai hoặcnhiều cơ quan khác nhau để sinh sống”.
Nh vậy ta có thể hiểu hiện tợng cộng sinh là hiện tợng của các yếu tố khácnhau hợp lại tạo ta một yếu tố khác phong phú hơn, đa chức năng hơn so với yếutố tạo ra nó Trong quá trình “hợp lại” đó cả hai cùng có lợi Và nếu chúng tatách nó ra nó có thể tồn tại độc lập.
Hiện tợng cộng sinh thể loại cũng vậy Mội thể loại có con đờng phát triểnriêng với yêu cầu định hình đặc trng và mở rộng khả năng của thể loại Nhng tacũng thấy rõ sự cộng sinh giã chúng: Các thể loại xâm nhập vào nhau tác độnglẫn nhau, chuyển hoá các đặc trng thể loại cho nhau tạo ra các khu trung gian vềthể loại, tạo ra “vùng nối thể loại”, tạo nên các “thể ghép” làm phong phú lên chomặt bằng thể loại Nói cách khác hoạt động tích cực này tạo ra bội số công năngthể loại.
Trang 16Chẳng hạn nh sự xâm nhập giữa văn xuôi và thơ tạo ra thể thơ văn xuôi,“thơđiệu nói”, đặc biệt là trong Thơ Mới có những câu thơ ngắt dòng, vắt dòngrấtđộc đáo :
Trời cao, xanh ngắt - ô kìa!
Hai con hạc trắng bay về bồng lai”
(Thế Lữ)
Cũng nh“ xa quá nên ta chỉ Thấy núi yên nh một miếng bìa”
(Xuân Diệu)
Hoặc là ta thấy có hiện tợng đối thoại trong thơ- một biểu hiện của hiện ợng cộng sinh thể loại Đối thoại vốn là một yếu quan trọng trong tác phẩm tự sự,nay nó xâm nhập vào thơ tạo nên hiện tợng đối thoại trong thơ, đặc biệt là trongcác tác phẩm thơ của phong trào Thơ Mới, tiêu biểu là bài “Chùa Hơng” củaNguyễn Nhợc Pháp Bài thơ ấy đợc xem là một thiên kí sự của cô gái đi “ChùaHơng”, bài thơ phát triển theo năm chặng cụ thể nh sau:
t-* Chặng một: Chuẩn bị đi chùa vấn tóc, trang điểm.* Chặng hai: Kể chuyện đi thuyền trên bến Đục.
* Chặng ba: Miêu tả cảnh thiên nhiên, chuyện nàng lên chùa và chàng lêntheo sau.
* Chặng bốn: “Mai mới vào chùa trong”.* Chặng năm: Đi vào chùa trong.
Diễn tình năm chặng ấy là tiến trình của thời gian tự sự, thời gian câuchuyện diễn ra trong hai ngày, thời gian tự sự trở thành môi trờng để nhân vật trữtình bộc lộ cảm xúc.
Hoặc nh ở trong bài “ Lời kĩ nữ” ta thấy có sự đối thoại giữa kĩ nữ và dukhách.
Đặc biệt là trong thơ Nguyễn Bính, mỗi bài thơi giống nh một câu chuyệnmà ta có thể tóm tắt đợc dễ dàng Bài “Ma xuân” nhân vật chính là cô gái “lòngtrẻ còn nh cây lụa trắng” đang tự kể chuyện về mình, về cuộc tình duyên dangdở của mình với chàng trai câu chuyện đợc kể lại theo trình tự thời gian.
Ta thấy có hiện tợng thơ xâm nhập vào văn xuôi tạo ra hiện tợng đặc biệtlà văn xuôi giàu chất thơ Văn xuôi có chức năng “tự sự” cho nên đặc trng của nólà một lối văn ngắn gọn , chính xác, để diễn tả cho đúng, cho thật hiện thực mànó miêu tả Vì vậy thờng dẫn tới hiện tợng văn khô khan, cộc cằn, do đó văn xuôi
Trang 17cũng có nhu cầu mở ra một lối để chất thơ tràn vào tạo ra bên cạnh cái đúng làcái “cảm” Từ đó mà hình thành nên loại truyện trữ tình.Tiêu biểu là dòng truyệntrữ tình 1930 – 1945 với các tác giả: Thạch Lam, Xuân Diệu, Thanh Tịnh, HồDzếnh.
Đây là một hiện tợng mang tính quy luật của sự phát triển và sự mở rộngthể loại, thể hiện tính năng động của thể loại văn học hiện đại.
2 Có hay không hiện tợng cộng sinh thể loại trong văn học trung đại:
Văn học trung đại Việt Nam sử dụng nhiều thể loại nh: hịch, cáo, chiếu,biểu ngay tên gọi của từng thể loại cũng cho chúng ta biết đợc chức năng xãhội mà nó đảm nhận Mỗi thể loại có chức năng riêng và cuộc sống độc lập của nó.
Văn học trung đại kéo đài trong suốt mời thế kỉ dới thời kì xây dựng quốcgia phong kiến độc lập Sáng tác văn thơ thời kì này mang đặc trng: “Thi dĩ ngônchí”, “Văn dĩ tải đạo” Ngời sáng tác thông qua tác phẩm của mình để nói lên cáichí, cái đạo của bản thân Thời kì trung đại Việt Nam văn chơng không đợc luhành rộng rãi Nó chỉ bó hẹp trong phạm vi bộ phận vua chúa, quan lại, nho sĩ Họ thờng mang t tởng lớn nh tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ vào văn ch-ơng Cho nên cái “chí” ở đây là cái “chí” của những bậc hiền nhân quân tử Còncác sáng tác của tầng lớp bình dân hầu nh không đợc thừa nhận là văn chơngchính đạo, chính thống.
Thời kỳ này ngời ta quan tâm nhiều hơn đến các thể văn hành chức Vănxuôi nghệ thuật cha đợc chú ý và bị đẩy xuống hàng thứ yếu Thơ ca phát triển vìphù hợp với tâm lí lúc bấy giờ là sáng tác thơ ca để ngâm vịnh Nhng thơ ca sángtác mang tính qui phạm nghiêm ngặt Dờng nh ngời sáng tác chỉ có việc lựa chọnnhững câu chữ phù hợp theo khuôn mẫu đã định sẵn Thơ càng chuẩn, càng đúngluật thì càng đợc đánh giá cao Nếu thơ ca sáng tác không đúng luật thì bị coi là“làm loạn” trong thơ ca Có thể nói sáng tác ít phát huy đợc tính sáng tạo của nhàvăn Ngời sáng tác không có những đột phá trong nghệ thuật mà nếu có thì bị coilà vợt ngoài khuôn phép, là văn học phi chuẩn và không đợc chấp nhận Mỗi thểloại văn học là một hệ thống khép kín yên tĩnh Vì vậy hiện tợng cộng sinh thểloại trong văn học trung đại cha có điều kiện phát sinh nảy nở Mặc dù trong cácsáng tác văn xuôi chẳng hạn các tác giả trung đại nhiều lúc cũng bộc lộ cảm xúccủa mình trớc sự kiện bằng những câu văn mềm mại có chất thơ Hoặc khi diễn tảnhững cảm xúc và tâm trạng bất hạnh của mình nhân vật của thể ngâm cũng nhắcthời gian làm nền cho tâm trạng của mình.
Trang 18Vậy còn hiện tợng “truyện thơ” hay còn gọi là “truyện Nôm” có phải làhiện tợng cộng sinh thể loại giữa văn xuôi và thơ hay không? Thực ra đây chỉ làhiện tợng kí sinh thể loại trong văn chơng Tâm lí của ngòi xa là thích sáng tácthơ và thế mạnh của họ là thơ chứ không phải là văn xuôi, do đó họ đã dùng hìnhthức thơ để sáng tác truyện Do vậy đây là hiện tợng truyện kí sinh vào trong thơchứ không phải là sự thâm nhập của truyện vào trong thơ.
Vì vậy có thể nói trong văn học trung đại cha có hiện tợng cộng sinh thểloại nếu xết từ quan điểm quan phơng chính thống về thể loại Còn nếu xét trongthực tế sáng tạo, thực ra cũng đã có những dự báo về hiện tợng cộng sinh thể loạiqua những câu thơ cách tân táo bạo của Hồ Xuân Hơng và Tú Xơng Trong cácbài thơ của Hồ Xuân Hơng ta thấy sự phá luật, sự “nổi loạn” trong thơ ở việccách tân thể thơ Đờng luật, đa những yếu tố tự sự vào trong thơ:
Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi
Dê cỏn buồn sừng húc dậu tha ”
Hoặc trong thơ Tú Xơng, ông thờng đa lời ăn tiếng nói hằng ngày vàotrong thơ, thậm chí cả tiếng chửi:
“ Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
Có chồng hờ hững cũng nh không”
(Thơng vợ)
Tóm lại hiện tợng cộng sinh thể loại cha phải là hiện tợng mang tính quiluật phổ biến trong văn chơng trung đại Hiện tợng này chỉ đến văn học hiện đạimới sinh thành, phát triển và thu đợc thành tựu rực rỡ
3 Hiện tợng cộng sinh thể loại giữa phóng sự và tiểu thuyết:
Phóng sự và tiểu thuyết là những thể loại mới mẻ của văn học hiện đại, dođó nó cũng mang những đặc điểm của thể loại văn học hiện đại Một trong nhữngđặc điểm nổi bật đó là tính năng động của thể loại, mà biểu hiện của nó là hiện t -ợng cộng sinh thể loại Giữa phóng sự và tiểu thuyết cũng vậy, chúng tác độngqua lại lẫn nhau, xâm nhập vào nhau, bổ sung, hỗ trợ cho nhau Phóng sự ban đầu
Trang 19mở đờng cho tiểu thuyết, để lại dấu ấn rõ ràng trong tiểu thuyết, có nghĩa lànhững tiểu thuyết dầu tiên mang chất phóng sự Chẳng hạn nh các tiểu thuyết nủaVũ Trọng Phụng nh “ Số đỏ” , “Giông tố” hay các tiểu thuyết của Nguyễn ĐìnhLạp: “Ngõ hẻm”, “Ngoại ô” Nhng sau đó tiểu thuyết thâm nhập vào phóng sự,truyền cho phóng sự một phần linh hồn của mình Điểu đó có nghĩa là có nhữngtác phẩm phóng sự dù phần t liệu vẫn còn giữ nguyên sự tơi mới, sắc cạnh thìcũng đã thấy xuất hiện tính tổng hợp, h cấu, phân tích để tạo nên chất tiểu thuyết.Từ đó hình thành nên chất tiểu thuyết trong phóng sự Điêù này thể hiện khá rõtrong các phóng sự của Vũ Trọng Phụng nh: “Cơm thầy cơm cô”, “Cạm bẫy ng-òi”, “Kỹ nghệ lấy Tây” hoặc trong các phóng sự của Ngô Tất Tố nh: “Dao cầuthuyền tán”, “Tập án cái đình”
Chơng 2
Chất phóng sự trong tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng
(Khảo sát qua hai tiểu thuyết: "Giông tố" và "Số đỏ")
I Một vài nét về tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng:
Bên cạnh những thiên phóng sự đặc sắc đã tôn Vũ Trọng Phụng lên ngôi"ông vua phóng sự đất Bắc" thì chính những tiểu thuyết nh "Giông tố", "Số đỏ","Vỡ đê" đã khắc tên ông vào lịch sử văn học Việt Nam với danh hiệu: "Nhàtiểu thuyết trác tuyệt của văn học Việt Nam".
Sau sự thành công của hàng loạt các phóng sự ở thời kì đầu (1930- 1935)nh: "Cạm bẫy ngời", "Kỹ nghệ lấy Tây", "Cơm thầy cơm cô" khiến cho tên tuổicủa Vũ Trọng Phụng "nổi lên nh cồn lừng lẫy trong chớp mắt" là sự thành côngcủa ông ở thể loại tiểu thuyết Giai đoạn 1935- 1936 là thời kì sáng tác ngắn nhấtnhng sung sức nhất, dồi dào nhất và đạt đến đỉnh cao nhất trong sự nghiệp sángtác của Vũ Trọng Phụng Các tiểu thuyết nh: "Giông tố", "Số đỏ", "Làm đĩ" lầnlợt ra mắt công chúng Sức lao động của Vũ Trọng Phụng đạt đến mức kỉ lục.Không khí sinh hoạt chính trị náo nhiệt, hào hứng khi bớc vào thời kì mặt trậndân chủ đã ảnh hởng mạnh mẽ đến ngòi bút Vũ Trọng Phụng, vốn đã đợc tíchluỹ, rèn luyện ở thời kì trớc để bớc vào thời kì sung sức, "chín" nhất, khiến ông
Trang 20có thể xông xáo tung hoành, phát huy cao nhất bút lực của mình và đạt thành tựucao nhất trong đời sống văn học.
Với một loạt tiểu thuyết ra đời khá đều đặn năm 1936, với hiện thực mở rakhá rộng lớn Dờng nh nhà văn muốn bao quát toàn thể xã hội để dựng lên bứctranh toàn cảnh về xã hội Việt Nam đơng thời.
Tiểu thuyết "Giông tố" bao trùm một địa bàn rất rộng từ thôn quê đếnthành thị với rất nhiều môi trờng sinh hoạt khác nhau làm nền hoạt động cho mấychục nhân vật thuộc đủ các tầng lớp, địa vị khác nhau, có tính cách và số phậnkhác nhau
Địa bàn "Số đỏ" có hẹp hơn, tác giả chỉ tập trung đi sâu miêu tả cái xã hộit sản thành thị đang chạy theo Âu hoá hết sức nhố nhăng đồi bại đơng thời Xãhội ấy khá đông đúc, phức tạp, đủ mặt các nhân vật thuộc mọi tầng lớp trong xãhội.
Trong nền văn xuôi quốc ngữ Việt Nam trớc cách mạng, cha có tác phẩmcủa tác giả nào có sức bao quát hiện thực trên bình diện rộng lớn, vẽ nên nhữngbức tranh qui mô về đời sống chính trị nh các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng.
Từ những điều đã nói ở trên, một vấn đề đợc đặt ra là: Tại sao Vũ TrọngPhụng lại chọn dạng thức tiểu thuyết? Nhờ đâu mà ông lại có những thành côngrực rỡ nh vậy? Và đâu là đặc trng khu biệt của tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng?
Đúng nh Vũ Trọng Phụng đã từng quan niệm : "Tiểu thuyết là sự thực ởđời", do đó "Giông tố", "Số đỏ" là hai kiệt tác đợc xây dựng theo dạng thức tiểuthuyết- phóng sự Khi viết hai tác phẩm này chắc chắn Vũ Trọng Phụng đã chịuảnh hởng từ hai nguồn văn học trong và ngoài nớc Những tác phẩm nh:
"Thợng kinh kí sự" (Lê Hữu Trác), "Vũ trung tuỳ bút" (Phạm Đình Hổ),"Hoàng Lê nhất thống chí" (Ngô Gia Văn Phái) không thể không đóng một vaitrò những ngời thầy văn chơng của nhà văn trong việc gợi mở những ý tởng tìmtòi, khám phá một hớng đi, một cách viết Song có lẽ ảnh hởng lớn nhất về mặtthể loại chính là nền văn học Âu - Mĩ đang tràn vào Việt Nam Những cuốnphóng sự - tiểu thuyết nổi tiếng của các nhà văn bậc thầy nh: "Khói lửa" (H.BacBuyt), "Mời ngày rung chuyển thế giới" (Giôn Rit) và hàng loạt tác phẩm u túkhác chắc chắn đã tác động mạnh mẽ đến nhận thức và t duy của nhà văn, gây ấntợng sâu sắc đến nhà văn Thêm vào đó những vấn đề có tính bức xúc và cấp thiếtđến ngột ngạt của xã hội đang từng giờ, từng phút thiêu đốt, thôi thúc trái tim ng-ời nghệ sĩ Giống nh một nhà thơ đang ở vào một khoảnh khắc dồn nén mạnh mẽ,
Trang 21tứ thơ vọt trào Sự sáng tạo xảy ra nh một tia chớp Dòng thác cảm xúc tự nó phávỡ mọi bức xúc, ràng buộc của thể loại để tìm cho mình một hớng đi mới để tớiđích tối u Đó là qui luật của sự sáng tạo Cái hình thức cuối cùng là vần điệu củathể loại sẽ xuất hiện nh một sự tức thời tự nhiên của nó- một nhu cầu tự thân nộitại Cũng giống nh vậy, cảm quan nghệ thuật của một nghệ sĩ lớn lại đợc nhânlên, đợc bổ sung với sự nhanh nhạy, năng động và sự tinh tế bức xúc của nhàvăn, nhà báo, Vũ Trọng Phụng đã nhanh chóng chớp lấy thời cơ, nhanh chóngchọn cho mình một hình mẫu biểu đạt tối u chuẩn với các tạng văn chơng củaông Đó là hình thức tiểu thuyết- phóng sự "Các tiểu thuyết nh "Giông tố", "Sốđỏ" hệt nh những cuốn phim thời sự Đơng thời ít có cuốn tiểu thuyết nào lại gầnvới không khí chính trị của thời đại đến vậy Tiểu thuyết mà nh muốn chạy đuavới thông tin báo chí Nhiều nhân vật trong "Giông tố", "Số đỏ", "Vỡ đê" đợcxem nh những" bức chân dung cha ráo mực của một số tên tuổi có thực lúc bấygiờ" [11,46].
Chất phóng sự in đậm trong các tiểu thuyết của ông, làm nên sức hấp dẫncho ngời đọc, tạo nên một nét phong cách độc đáo của Vũ Trọng Phụng và chínhnó tạo nên sức sống cho các tiểu thuyết ấy.
II Chất phóng sự trong các tiểu thuyết "Giông tố", "Số đỏ":
1 Trần thuật ngời thật việc thật:
1.1 Trần thuật ngời thật việc thật là đặc trng của thể loại Kí:
"Ký gần với báo chí ở chỗ viết về cuộc đời thực tại, viết về ngời thật việc thật.Do đó Kí không đợc h cấu hoặc là h cấu có mức độ Còn tiểu thuyết lại utiên cho h cấu, h cấu là "thủ pháp nghệ thuật mà mỗi nhà tiểu thuyết cần phảicó".
Vậy nhng trong các tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng ta thấy có sự đan xenhài hoà giữa đặc trng của phóng sự và đặc trng của tiểu thuyết ở các tiểu thuyết"Giông tố", "Số đỏ" ta thấy nó mang đậm tính thời sự, hiển hiện trên từng tranggiấy là hiện thực cuộc sống đơng thời với các kiện chính trị nóng hổi Đó lànhững mánh khoé tranh cử chốn nghị trờng, những thủ đoạn bóc lột câu kết giữacác thế lực thống trị, không khí cách mạng sôi sục, sự hình thành tầng lớp t sảnbản địa, sự suy đồi của đạo đức cùng với thế lực đáng sợ của đồng tiền, phongtrào văn minh Âu hoá rởm đang lan tràn khắp thị thành.
Sự xuất hiện của tầng lớp thị dân và lớp ngời vô sản lu manh hoá tất cả ợc phản kịp thời với lợng thông tin đầy ắp đã đợc viết ra dới ánh sáng chi phốicủa nhà phóng sự Mỗi cuốn tiểu thuyết giống nh một cuốn phim tàu liệu thể hiện
Trang 22đ-trung thành bộ mặt xã hội Nó lớt đi rất nhanh, không dừng lại bất cứ trớc mộtcảnh nào, không đi quá sâu vào tâm lí của nhân vật nào kể cả việc khắchoạ tínhcách, điển hình hoá nhân vật Do vậy, hầu hết các nhân vật trong tiểu thuyết củaVũ Trọng Phụng là nhân vật hành động.
Với quan niệm: "Tiểu thuyết là sự thực ở đời" Vũ Trọng Phụng đã bao quátđợc hiện thực xã hội Việt Nam vào những năm 30 của thế kỉ XX với tất cả nhữngxấu xa mục ruỗng, hỗn loạn, phức tạp của nó Và do đó ông đợc mệnh danh là"ngời th kí trung thành của thời đại" (Văn Tâm) và Lu Trọng L đã phải thán phụcvà nhận xét: "Vũ Trọng Phụng với thời địa của mình giống nh Banzăc với thời đạicủa ông ta".
Trần thuật "ngời thật việc thật" là một phơng diện biểu hiện chất phóng sựtrong các tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng.
1.2 Trần thuật "ngời thật việc thật" trong "Giông tố":
1.2.1 "Giông tố"- Bức tranh xã hội Việt Nam đầu thể kỉ XX:
"Ông Vũ Trọng Phụng đã dùng cái tài phóng sự của mình để viết "Giôngtố" và có thể nói "Giông tố" là một cuốn phim tài liệu cho nhà sử học tơng laimuốn tái hiện xã hội Việt Nam đơng thời ( ) "Giông tố"là bức tranh xã hộiphóng đại Lần lợt hiện ra trên màn ảnh tất cả các hạng ngời thuộc các giai cấp,địa vị khác nhau Mỗi nhân vật có một vẻ riêng và một cử chỉ thích hợp" (TrơngChính).
"Giông tố" đã bao quát hiện thực trên một phạm vi rộng Từ thôn quê "xôithịt" đến thành thị "bơ sữa" với đủ mọi khung cảnh, mọi hoạt động, mọi hạng ng-ời, mọi sự xấu xa của xã hội.
Đó là xã hội làng bịp trên tiệm hút Mã Mây, "một xã hội thất vọng, truỵlạc, muốn làm cho những điều thất vọng ta ra thành khói" gồm: "ông chủ sòngmà sở liêm phóng không thơng hại, mấy cậu học trò đã ra khỏi trờng đã oán giậnxã hội không trọng dụng nhân tài, cụ phán không đợc cới thêm vợ lẽ, ông nhàvăn có sách mới bị cấm, tay chủ báo bị kiện về tội phỉ báng, tay phóng viên thiếuđầu đề,cô gái nhảy vừa đánh mất nhân tình, nhà tài tử cải lơng không có ngờibao " [11, 341].
Đó là đám khách của Nghị Hách vào ngày nhà t bản tính số doanh thơng:"Bọn ngời mà bề ngoài tỏ ra doanh nghiệp, vẻ sắc sảo, vẻ gian hùng ở những cáimũ cat-ket, ở những đôi giày ống, ở những cái kính cặp, ở những cái răng vàng, ở
Trang 23cái máy chữ xách đợc, ở những cái cặp da to kếch xù, ở cái ống đựng nớc nónglạnh trong hai mơi t giờ
( ) Trong bọn ấy có anh coi đời nh một canh bạc lớn, làm việc thiện là đểquảng cáo cho mình, làm điều ác má bắt ngời khác phải nhớ ơn, tủ sách đầynhững tập kỉ yếu ái hữu những kì chung thật không có ai là bạn trên đời, cầm đếntờ nhật trình chỉ xem tin thơng trờng, tin gọi đấu thầu, các nghị định, tin xuấtcảng, tin nhập cảng, đã từng chủ toạ nhiều cuộc ban giải văn chơng mà cha hềđọc hết một quyển tiểu thuyết Lại có anh vừa cổ động kịch liệt cho hội phật giáolại vừa xây hàng dãy nhà săm " [11,384 - 385].
Đó là "xã hội thợng lu tri thức trởng giả quí phái" gồm đủ các quan chứcPháp - Nam trong tỉnh, đám thực khách quan trọng trong bữa tiệc linh đình ởphòng đại sảnh Tiểu vạn trờng thành vào dịp chủ nhân nhận thởng bội tinh.
Rồi cái xã hội ăn chơi trác táng một chầu hát xóm Khâm Thiên gồm "toànnhững thiếu niên tri thức, cử nhân, tú tài, giáo s" mà lăn lóc trong "một cuồngdâm dữ dội, một bữa dạ yến long trời lở đất"
Đó là một xã hội "chó đểu", xã hội đồi bại lai căng của Việt Nam thời kìđó Ai đã từng sống ở Hà Nội lâu năm nhất là vào khoảng những năm 1930- 1939chắc là có thể tìm thấy những con ngời bằng xơng bằng thịt đã làm giàu một cáchtrắng trợn và trở thành những kẻ tai to mặt lớn của xã hội đơng thời ẩn dới nhữngtên tuổi nh: Nghị Hách, Vạn Tóc Mai, Tú Anh, Long, Mịch
Quả thật, tác giả "Giông tố"đã dùng ngòi bút phóng sự của mình để tả cáicuộc đời bẩn thỉu, dâm đãng của những con ngời trong xã hội lúc bấy giờ Ngòibút của Vũ Trọng Phụng nh một ống kính của nhà làm phim tài liệu "quét" từ gócnày đến góc khác của xã hội, "lia" ống kính đến từng ngõ ngách của xã hội, ghilại một cách chân thực của xã hội, lúc thì bao quát toàn cảnh, lúc lại chiếu cậncảnh một vài nơi làm cho bức tranh thêm phần sinh động, chân thực nh cuộcsống vốn có.
Bây giờ, chúng ta, những con ngời của thế kỉ XXI, muốn tìm hiểu xã hộiViệt Nam giai đoạn những năm 30 của thế kỉ XX thì chúng ta chỉ việc giở nhữngtác phâm của Vũ Trọng Phụng ra là có thể "tái hiện lại" một cách sinh động,chân thực cả một xã hội đơng thời.
1.1.2 Nghị Hách- một tên t sản điển hình:
Nguyễn Tuân đã từng nhận xét: "Nhiều ngời sống sờ sờ ra kia oán thằngPhụng lắm, chúng nhìn thấy hình ảnh của chúng ở Nghị Hách, Xuân tóc đỏ "
Trang 24Và Lu Trọng L cũng thật tinh tế khi nhận xét: "Văn chơng Vũ Trọng Phụng làmcho kẻ trọc phú phải giật mình và kẻ trởng giả phải cáu kỉnh".
Điều đó muốn nói lên rằng, những nhân vật trong tiểu thuyết của VũTrọng Phụng có tính chân thực, điển hình Họ nh từ cuộc sống thực bớc vào trangsách, là những con ngời có thật ngoài xã hội đợc Vũ Trọng Phụng đa vào tácphẩm mà khi đọc, ta cứ thấy ngờ ngợ, quen quen hình nh đã gặp ở đâu đó Đó lànhững nhân vật mà ta có thể gọi tên, kiểm chứng một cách rõ ràng trong cuộcsông.
Nghị Hách là một nhân vật nh vậy.
Mặc dù Nghị Hách là một nhân vật của tiểu thuyết nhng nhân vật nàykhông đợc miêu tả một cách tỉ mỉ, kĩ càng về ngoại hình lẫn tính cách, tác giảcũng không đi sâu miêu tả thế giới nội tâm của nhân vật này Mà hình nh khikhắc hoạ nhân vật này thì Vũ Trọng Phụng đã sử dụng: "ngòi bút tả chân pha nétphóng sự" (Đinh Trí Dũng) Do vậy mà Nghị Hách hiện lên chân thực, điển hìnhcho tầng lớp t sản trong xã hội Việt Nam lúc bấy giờ Và do đó, nhân vật NghịHách mang nhiều đặc điểm của nhân vật phóng sự hơn là nhân vật tiểu thuyết.
Nh trên đã nói, nhân vật Nghị Hách không đợc miêu tả một cách tỉ mỉ, chitiết và ngoại hình mà chỉ hiện lên qua vài nét phác hoạ: "Đó là một ngời gần nămmơi, thân hình vạm vỡ, hơi lùn, trớc mặt có một cặp kính trắng gọng vàng, trênmôi có một ít râu lún phún kiểu Tây, cái mũ dạ đen hình quả da,cái áo đen bóngmột khuy, cái quần đen, sọc trắng, đôi giày láng mũi nhọn bóng lộn làm cho lãocó cái vẻ sang trọng và quê kệch, cái vẻ rất khó tả của những anh trọc phú họclàm ngời văn minh [11,172].
Chỉ qua vài nét phác hoạ, Nghị Hách hiện lên trên trang sách là cái vẻ của"anh trọc phú học làm ngời văn minh", là kẻ đại diện cho văn minh "rởm", chocái kệch cỡm, lố bịch của xã hội đơng thời Đó cũng là một bức chân dung biếmhoạ sinh động còn cha ráo mực.
Nhng với ngòi bút tả chân cộng với sự tài hoa của một ngòi bút phóng sự,Vũ Trọng Phụng không chỉ dừng lại ở việc phác hoạ chân dung nhân vật mà ôngđi sâu vào phân tích, khám phá quá trình t sản hoá ở nhân vật này.
Khác với những Nghị Quế, Nghị Lại, Bá Kiến - những địa chủ "nhà quê"của một vùng nông thôn nhỏ hẹp, Nghị Hách là một đại t bản cỡ "phú gia địchquốc" Tài sản của lão đại khái gồm : "Năm trăm mẫu đồn điền trên tỉnh này","một cái mỏ than ở Quảng Yên", "ba chục nóc nhà Tây ở Hà Nội", "bốn chụcnóc nhà nữa ở Hải Phòng", "bạc nhà nó cứ gọi là "gà ăn không hết" " [11,187].Lão sống xa hoa nh một bậc đế vơng với cái ấp Tiểu vạn trờng thành có những
Trang 25"Toà nhà nguy nga bề thế nh những cung điện" với 11 nàng hầu "địa vị chẳngkhác nào một cung phi" cùng hầu hạ một ngời chồng mà họ khiếp sợ nh một vịbạo chúa, với những tên Khuyển, ng mà lão có thể sai đi gieo tội ác ở bất cứ nơinào
Hai mơi sau năm trớc, Tạ Đình Hách mới chỉ là một bác cai thợ nề Ngaykhi đó cai Hách đã lừa thầy phản bạn có dã tâm cớp vợ bạn Và kẻ lừa đảo ấykhông từ một thủ đoạn nào, không ngần ngại trớc bất cứ một tội ác nào Lão đãtừng "bỏ bã rợu" vào ruộng lơng dân rồi báo cho nhà Đoan biết và chỉ bằng thủđoạn ấy "lão đã tậu đợc ba trăm mẫu ruộng rất rẻ tiền"; lão "đã đánh chết một ng-ời rồi vứt xác ngời ta xuống giếng mà khai ngời ta tự tử" Mỗi thứ tài sản trongnhà lão, cả mời một cô nàng hầu và cô vợ lẻ sống ở Quán Thánh nh một lãnhcung đều có nguồn gốc gắn với một tội ác bỉ ổi của chủ nhân ông già Hải Vânmới chỉ liệt kê qua loa một số tội ác của lão: "Thông dâm vợ ngời" "lừa ngời đợcsố bạc trăm", "hiếp dâm", "giết ngời" mà ta đã thấy sởn gai ốc, nổi da gà trớccon ngời ác hiểm nh con quỷ trá hình này Có thể nói, bằng ngòi bút phóng sự tàihoa, Vũ Trọng Phụng đã hé lộ ra cái sự thực về con đờng tích luỹ t bản Đó là conđờng đầy tội ác và hết sức bẩn thỉu mà "một lỗ chân lông đều đẫm máu" (K.Marx).
Miêu tả sinh hoạt xa hoa, dâm ô, đồi bại và những t cách đểu cáng là sở ờng của ngòi bút "tả chân" Vũ Trọng Phụng Mọi mặt trái của xã hội đều bị ônglật tẩy, mọi cái xấu xa, đen tối của xã hội đều bị ông đa ra ánh sáng Ông đã vạchtrần bản chất chính trị phản động mang tính giai cấp của " phái t bản cỡ lớn" nhTạ Đình Hách và một số quan lại khác Chơng IV của tác phẩm tả một cuộc đi"dạo" ô tô của Nghị Hách là một chơng khá sắc sảo Trớc hết lão đến dinh côngsứ " chắc tay vái dài, lng cúi thật khom" trớc vị quan " cai trị" đầu tỉnh ton hótvới " ngài" về cái " phong trào cộng sản sắp sửa lan đến tỉnh ta" Sau đó ô tô đaNghị Hách đến dinh tổng đốc - cánh hẩu của lão nhắc nhở quan " xúc tiến gấp"cái việc" bảo chú Tuần nó " nhận thông gia với lão, đồng thời xúi bậy ông " quantắt" vô học này ra tay cai trị viên tri huyện Cúc Lâm - ngời không chịu dập tắt vụkiện hiếp dâm theo ý lão.
ở chơng XXI có màn hội kiến giữa một nhà t bản "đại biểu cho một hộilý tài mới lập ở bên Pháp" và Nghị Hách để làm một áp phe lớn là " độc quyền n-ớc mắm ở Bắc kỳ và Trung kỳ "Chỉ vài trang sách với ngòi bút phóng sự vớ tàinăng thông tin nhanh nhạy Vũ Trọng Phụng đã phơi ra ánh sáng sự móc ngoặc
Trang 26bẩn thỉu giữa bọn t bản mại bản bản xứ với bọn thực dân, đã lật ra một cái gọi làviện bẩn thỉu,là đại hội đồng kinh tế đã phanh phui những thủ đoạn bịp bợmtrong cái trò hề bầu cử nghị viện, những mánh khoé của báo chí Đọc nhữngtrang tiểu thuyết này, nổi bật lên là những thông tin, những t liệu mang tính thờisự khiến cho ngời đọc có cảm giác nh đang đọc những phóng sự điều tra của mộtnhà chức năng.
Thế là vì "năm trăm cổ phần là hai nghìn phật lăng" vì "cái ghế nghị trởngcũng dắt đến cái mề đay Bắc đẩu", Nghị Hách đã hăng hái nhảy ra tranh cử, hànhđộng theo bài bản của tên cáo già thực dân đã vạch sẵn Lão đã bỏ ra "250 tạ gạovà một nghìn đồng bạc" để phát chẩn cho dân nghèo để báo chí ca ngợi " Côngđức triệu phú có óc bình dân" đợc quan sứ vui lòng " đại diện cho chính phủ bảohộ, chính phủ Nam triều gắn huy chơng cho một ngời rất xứng đáng " Trângtráo đến vô liên sỉ, đạo đức giả đến tột cùng, đó là nét nổi bật của bọn ng ời thamtài, bỉ ổi nh Nghị Hách, và đó cũng là nét chung của bọn t sản mại bản Việt Namvào những năm 30 của thế kỷ XX.
Miêu tả những mánh khoé lừa đảo, những chiêu bịp bợm của Nghị Hách,Vũ Trọng Phụng nh đang tận mắt chứng kiến, nh là ngời trong cuộc đang thamgia cùng Nghị Hách, hiện lên đằng sau câu chữ ta thấy Vũ Trọng Phụng nh mộtđiệp viên đang bám sát tên tình nghi Nghị Hách để ghi chép lại hành động đángnghi ngờ của hắn Đó cúng chính là một điểm mạnh của Vũ khi dùng " lối tảchân pha nét phóng sự" để xây dựng nhân vật này.
Tạ Đình Hách, tên t sản mại bản, một điển hình cho giai cấp t sản ViệtNam với đủ mọi xấu xa, trâng tráo, mánh khoé, bịp bợm, cơ hội Vạch ra nhữngnét tính cách đó của Nghị Hách, ngòi bútphóng sự Vũ Trọng Phụng đã tỏ ra chânthực, khách quan trong việc xây dựng điển hình nghệ thuật.
Nhân vật Nghị Hách hiện lên trong " Giông tố" nh một ngời bằng da bằngthịt, một nhân vật có thật, đầy rẫy trong xã hội Việt Nam đơng thời mà "ai tò mòcó thể tìm thấy tên và ảnh hắn - hay nói đúng hơn những ngòi giống nh hắn -trong cuốn "Những nhân vật ở Đông Dơng" của phủ Toàn Quyền in năm 1941"(Trơng Chính) và Nguyễn Đăng Mạnh cho biết: "Cuốn tiểu thuyết lần đầu đăngtrên "Hà Nội báo" từ số 1 (2/1/1936) đến hết chơng X thì phải dừng lại vì đụngphải một vị tai to mặt lớn đơng thời" [14 , 386].
Trang 27Có thể nói rằng Vũ Trọng Phụng bằng tài năng của bút pháp tả chân và sựsắc sảo của ngòi bút phóng sự đã xây dựng đợc một tên t sản điển hình trong xãhội Việt Nam đơng thời.
1.3 Trần thuật "ngời thật việc thật" trong "số đỏ":
1.3.1 "Số đỏ" - tái hiện một xã hội "ối a ba phèng", "chó đểu" của xã hộiViệt Nam thời Pháp thuộc:
1.3.1.1 Xã hội Việt Nam giai đoạn những năm 30 của thế kỉ XX là mộ xãhội đầy biến động Thực dân Pháp đã hoàn toàn đặt ách đô hộ lên đất nớc ViệtNam Chúng thống trị đất nớc ta từ kinh tế, chính trị đến văn hoá xã hội - Vănhoá Pháp tràn vào Việt Nam, len lỏi đến tận hang cùng, ngỏ hẻm làm thay đổi bộmặt văn hoá Việt xã hội Việt Nam lúc này là xã hội Âu hoá Ngời Việt Nam vừatiếp thu cái văn minh của văn hoá phơng Tây nhng đồng thời tiếp thu cả cái nhốnhăng, đồi bại, rởm đời của nó Văn hoá Việt Nam lúc này cực kì hỗn tạp: á -Âu lẫn lộn, cũ mới tranh nhau, tạo thành thứ hỗn dung văn hoá, tạo nên xã hội"ối a ba phèng" Mọi giá trị truyền thống bị đảo lộn, luân thờng đạo lý suy đồidẫn đến sự lừa dối, bịp bợm và các tệ nạn tràn lan trong xã hội.
Bằng sự quan sát tinh tờng, sự nhạy cảm trớc thời cuộc, đợc tận mắt chứngkiến những mặt trái của xã hội cộng với óc phê phán sâu sắc, ông đã đa lên tranggiấy tất cả sự phức tạp, bề bộn trong đời sống chính trị, văn hoá của Việt Namlúc bấy giờ.
Có ngời cho rằng: "Số đỏ" là một tấn đại hài kịch, điều ấy không sai Nhngxét trên toàn diện, thì có thể coi "Số đỏ" là một phóng sự trờng thiên về tấn tròđời của xã hội trởng giả thành thị đang quay cuồng trong cơn lốc Âu hoá Xã hộithành thị ấy là một sân khấu lớn, trong đó các nhân vật đang diễn cái trò hề củamình với tất cả cái lố lăng, đồi bại nhất của nó Vũ Trọng Phụng đã dựng lại chânthực, sinh động cái xã hội đó trong cuốn tiểu thuyết- phóng sự: "Số đỏ".
1.3.1.2 "Số đỏ" là một cuốn tiểu thuyết thành thị trong những đổi thaychao đảo của làn sóng Âu hoá" (Ni - cu - lin):
Phong trào Âu hoá, "vui vẻ trẻ trung" do nhóm "Ngày nay"đề xớng đợcthực dân Pháp nâng đỡ làm cho xã hội Việt Nam trở nên lố lăng, kệch cỡm Đó làsự "Âu hoá" về y phục của phụ nữ: " Những nguyên tắc về y phục đã thay đổi.Chúng tôi mà có chế ra kiểu này thì cũng là vì theo cái quan niệm của các nhàthợ may lớn ở phơng Tây Quần áo là để tô điểm, để làm tăng sắc đẹp chứ khôngphải là để che đậy Bao giờ Bao giờ … mà y phục tiến bộ đến cực điểm, đi đến mà y phục tiến bộ đến cực điểm, đi đến
Trang 28chỗ tận Thiện tận Mĩ thì có nghĩa là y phục không còn che đậy cái gì của ng ờiđàn bà nữa" [15,300].
Với quan niệm: "y phục là để trang điểm chứ không phải là để che đậy"tiệm may Âu hoá đã cho ra đời các kiểu quần áo "hở nách và nửa vú là ngây thơ","hở cánh tay và cổ là dậy thì", "hở ngực, hở tay, hở đùi là chinh phục", "thắt đáy,nở ngực, nở đít là Lời hứa" và trong xã hội Âu hoá đó, một ngời đàn bà văn minhlà "hạng đàn bà ăn mặc tân thời, nay khiêu vũ, mai chợ phiên, rồi về nhà chửi mẹchồng bằng những lí thuyết bình quyền với giải phóng" [15,312], đã là ngời tânthời thì phải có nhân tình, phải có bồ bịch: "có chồng thôi mà không có nhântình? Thế là hèn, là xấu, là không có đức hạnh gì cả, không có thông minh, nhansắc gì cả " [15,361], đã là một ngời hiện đại, một ngời của thế kỉ XX thì phải làngời phụ nữ "tân một nửa", "một bán s nữ hoàn toàn đáng mặt đàn bà nớc Namvào thế kỉ XX".
Đúng nh Vic to Ban- một nhân vật trong "Số đỏ"đã phát biểu: "Sóng vănminh tràn sang xứ ta bằng những vi trùng giang mai và lậu" Các khách sạn, nhàsăm mọc lên nh nấm sau ma, để phục vụ những đôi nhân tình, những cô gái đợcngời khác "làm hỏng một đời con gái, phục vụ những ngời muốn chồng mình"mọc sừng".
Vậy nhng "Số đỏ" không chỉ dừng lại ở việc đả kích phong trào "Âu hoá","vui vẻ trẻ trung" của nhóm "Ngày nay" Mà cuốn tiểu thuyết này muốn tái hiệnlại một cách chân thực xẫ hội bịp bợm , kệch cỡm lố lăng thời bấy giờ ở trongxã hội đó là những con ngời, những nhân vật hề đã diễn trò trên sân khấu Cácnhân vật từ cảch sát đờng phố nh Min- đơ, Min- toa đến các thành viên cao cấpcủa bộ máy thống trị nh: toàn quyền, thống sứ, vua ta, vua Xiêm đều mất hết cảuy nghiêm, tôn kính, đã biến thành những anh hề trên sân khấu cuộc đời.
Với ngòi bút châm biếm sắc sảo, tấn hài kịch "Số đỏ" đã vạch trần, phơibày "những sự giả dối buồn cời" của mọi chính sách mị dân bịp bợm, mọi thủđoạn xảo trá của bọn thực dân phong kiến.
Đó là hội: "Khai trí tiến đức"- cái hội của giai cấp t sản địa chủ tự xng là"Khai hoá cho quốc dân" cũng đợc Vũ Trọng Phụng dành cho những đòn đíchđáng Đó là cái hội "quí phái" xa nay nhng tôn chỉ "vẫn hớng về bình dân màchứng cớ đích xác là bấy lâu nay vẫn có gá tổ tôm một cách bình dân y nh bọnchủ sòng", là cái hội định xin đa những "ngôn ngữ bình dân của Xuân tóc đỏ vàotừ điển Việt Nam mà hội đang soạn nh: "Mẹ kiếp", "Nớc mẹ gì".
Trang 29Bộ máy chính quyền thực dân đợc miêu tả trong "Số đỏ" bằng mạng lớicảnh sát: "chúng tôi là cảnh binh thì cốt phạt chứ không cốt trái luật hay đúngluật! Ngời dân thờng mới sợ chứ ngời nhà nớc không sợ trái luật" [14,442] Vàbiên phạt cũng là một cách tăng thu chi ngân sách nhà nớc Đại hội đồng kinh tếnhà nớc và tài chính Đông Dơng chuẩn y bản dự thảo: "buộc sở cảnh sát phạt dânthành phố bốn vạn đồng để bù vào khoản ngân sách hao hụt do khủng hoảng kinhtế".
Thông qua việc đón rớc Bảo Đại ngự giá Bắc tuần và vua Xiêm ngự giáĐông tuần sang nớc Nam dự đại hội, dới hình thức hài hớc, Vũ Trọng Phụng đãlật mặt trái những chính sách chính trị bịp bợm, phản động của Pháp ở Đông D-ơng.
Không phải ở phơng diện nào cũng sâu sắc nhng có thể nói bằng tài năngcủa mình, Vũ Trọng Phụng đã đa tất cả cái bề bộn, phức tạp của đời sống, nhữngsự kiện chính trị nóng hổi trong xã hội lúc bấy giờ vào trong "Số đỏ", đó là cái xãhội "chó đểu", "ối a ba phèng" từ chính trị đến luật pháp, tôn giáo, đạo đức, từvăn học nghệ thuật đến y phục,sinh hoạt nhà văn đã lật tung xã hội này lên soirọi nó từ những chiều, nhiều góc cạnh khác nhau để bóc trần bản chất thật củanó.
1.3.2 Khi đọc "Số đỏ" Hoàng Cầm đã tâm sự:
" Tôi đã nhờ cuốn tiểu thuyết này mà hiểu thêm một mặt của xã hội xãhội ta dới sự thống trị của thực dân Pháp Cái xã hội của Xuân tóc đỏ, của ông bàVăn Minh, phó Đoan, thầy Minđơ, Min toa, cái xã hội của cụ cố Hồng, cô Tuyết,cậu Phớc đã làm tôi ghê tởm.
Đọc lại "Số đỏ" đối chiếu với cuộc sống thành thị lúc bấy giờ, tôi tìm thấyrất nhiều nhân vật ấy trong thực tế: Những Xuân tóc đỏ, những bà phó Đoan,những Min đơ, Min toa… mà y phục tiến bộ đến cực điểm, đi đến nhan nhản trên hè phố, trong tiệm nhảy và trong nhữngchỗ tối tăm nhất của xã hội
"Khi rời ghế nhà trờng, ra đời kiếm miếng cơm manh áo tôi chạm tránvới những nhân vật ấy" [8,165].
Điều đó có nghĩa là những nhân vật trong "Số đỏ" là "bức chân dung sống"trong thực tế, là nguyên mẫu bằng xơng bằng thịt trong cuộc sống thành thị lúcbấy giờ, mà bất cứ nơi nào, lúc nào ta cũng có thể bắt gặp, cũng có lúc "chạmtrán" với họ trong cuộc sống thờng nhật.
Trang 301.3.2.1 Quả vậy, đọc "Số đỏ", đọc những t liệu sống về xã hội Việt Namnhững năm 30 của thế kỉ XX ta dễ dàng tìm thấy những nhân vật trong "Số đỏ"và những con ngời thật bằng xơng bằng thịt ngoài cuộc đời
Nhân vật bà phó Đoan khiến ngời ta nghĩ tới bà Bé Tý ở Hàng Bạc Bà nàytừng lấy một ngời Pháp là Betty, sau giàu to xây một ngôi nhà đồ sộ trong chứađủ thứ đồ đạc quí giá, cây vàng cây bạc, rồi cũng có lần bà ra sở cẩm xin tha chomột thanh niên Tất cả những chi tiết ấy đều giống với bà phó Đoan trong "Sốđỏ", nhân vật này cũng lấy một ông chồng làm ở nhà Đoan, cũng là một mụ meTây, cũng giàu có, cũng dâm đãng, cũng có lần xin tha cho Xuân tóc đỏ ra khỏisở cẩm giống nh bà Bé Tý ở phố Hàng Bạc.
Nhân vật Văn Minh khiến ngời ta nghĩ ngay đến một số thanh niên đi duhọc bên Tây về và hô hào cải cách, Âu hoá Còn chuyện đi Tây về mở cửa hiệunh Văn Minh thì hồi đó có Phạm Tá, Lê Thăng Còn những ngời đi du học về hôhào cải cách xã hội, đề xớng phong trào "Âu hoá", "vui vẻ trẻ trung" thì cóNguyễn Tờng Tam, đỗ cử nhân ở Pháp về ra báo "Ngày nay" hô hào lập nhà"ánh sáng" "Khai hoá"
Nhân vật TYPN, "loa phát ngôn" cho phong trào cải cách, y phục, ngờisáng tạo ra các kiểu quần áo để "trang điểm" chứ "không phải để che đậy" vớicác mốt nh: "ngây thơ", "dậy thì", "chinh phục" khiến ngời ta liên tởng đến hoạsĩ Cát Tờng sáng chế ra kiểu quần áo LeMur- phô trơng thân thể của ngời phụ nữ.Nhân vật ông chủ báo "gõ mõ" khiến ngời ta nghĩ ngay đến "quan s"Nguyễn Năng Quốc, vừa làm tổng đốc, vừa làm chủ nhiệm tờ "Đuốc tuệ" Cònnhững lang Tỳ, lang Phế là những lang băm đơng thời, từng đợc Ngô Tất Tố miêutả trong phóng sự "Dao cầu thuyền tán" Đó là những thầy thuốc quanh năm thấtnghiệp, chỉ chờ có ngời ốm là đến tranh giành nhau, chửi mắng nhau, nhục mạnhau, bôi nhọ nhau Nhng chung qui lại họ đều là những thầy lang dốt nát, ô uế,chỉ là bọn thầy thuốc khi tham gia chữa bệnh cho ngời thì chỉ làm ngời ta thêmbệnh hoặc là chết, là loại "lắm thầy rầy ma"
Nhân vật Vic-to Ban khiến ngời ta nghĩ ngay đến ông vua thuốc lậu kiêmnhà xuất bản Hồng Khê một nhân vật tai tiếng đơng thời với nghề làm thuốclậu, mở nhà săm, buôn thuốc phiện
Những nhân vật đó là những con ngời có thực, có tên, có địa chỉ đang sốngtrong xã hội lúc bấy giờ, mà chúng ta có thể dễ dàng kiểm chứng Họ đã bớc vàotrang sách của Vũ Trọng Phụng, đợc Vũ Trọng Phụng khái quát hoá nó lên, tô vẽthêm và trở thành những nhân vật điển hình trong xã hội bịp bợm lúc bấy giờ.