Cơ chế tạo hàm ngôn hay hàm ý hội thoại

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ hội thoại trong truyện ngắn nguyễn khải (Trang 29 - 34)

1.2. Lí thuyết hội thoại

1.2.5. Cơ chế tạo hàm ngôn hay hàm ý hội thoại

Trong giao tiếp dạng nói, chúng ta nên hạn chế nói những điều không đáng nói, nói sai sự thật, hay nói những chuyện không ăn nhập gì tới ai, cũng như nói mập mờ

tối nghĩa. Tuy nhiên, trong hội thoại, vì một số lí do nào đó, người nói có thể vi phạm phương châm. Grice phân ra làm hai kiểu vi phạm phương châm:

- Vô tình: do người nói vụng về, hay sơ ý.

- C ý: là những việc làm có ý thức, nhằm ưu tiên cho một phương châm khác hoặc cài đằng sau phát ngôn của mình những hàm ý hội thoại, tạo ra những ý nghĩa hàm ẩn không tự nhiên. Grice – tác giả của các phương châm hội thoại – gọi tên cho sự vi phạm này là “xúc phm” hay là sự “khai thác” các phương châm hội thoại. Bằng cách này, người nói buộc người nghe phải vận dụng các thao tác suy ý một cách căng thẳng để giải mã ý nghĩa của lời nói. Hay nói cách khác, sự cố tình vi phạm các phương châm hội thoại thường mang một hàm ý dụng học. Người nói rất có ý thức về những quy tắc dụng học nhưng lại cố tình vi phạm chúng và giả định rằng người nghe cũng nhận thức được sự vi phạm của mình thì lúc đó hàm ý hội thoại sẽ nảy sinh.

Vấn đề vi phạm phương châm để tạo ra hàm ý là một trong những vấn đề cơ bản của ngữ dụng học và luôn được các nhà nghiên cứu quan tâm.

Trong cuốn Tiếng Vit: My vn đề v ng âm, ng pháp, ng nghĩa, Cao Xuân Hạo đã đề cập đến cơ chế hình thành ca lc ngôn trung gián tiếp: “Có nhng quy tc hi thoi mà khi b vi phm thì làm ny sinh nhng hàm ý làm cho s giao tiếp b lch lc đi” [13; tr.509]

Nguyễn Đức Dân giải thích sự cố tình vi phạm các phương châm hội thoại “là chiến thut giao tiếp: Lúc đó, người ta đã dùng công c ngôn ng để th hin điu mình mun nói, tc là hàm ý” [8; tr.134].

Như vậy, sự vi phạm phương châm hội thoại được các tác giả trên xem xét là cố ý vi phạm, nó được xem là cơ chế tạo hàm ý hội thoại. Từ đó, chúng ta có các cơ chế tạo hàm ngôn sau:

1.2.5.1. S vi phm c ý phương châm v lượng

Trong giao tiếp, để tuân thủ phương châm về lượng, người nói phải nói những điều đáng nói, không được nói ít hơn, hay nhiều hơn cái nội dung đáng nói. Nhưng trong thực tế, cũng có khi người nói cố tình vi phạm phương châm này để thực hiện mục đích giao tiếp. Sự vi phạm phương châm này diễn ra theo hai hướng: Hoặc lượng

thông tin nhiều hơn cần thiết hoặc lượng thông tin ít hơn cần thiết. Hàm ý hội thoại sẽ nảy sinh từ đó.

Ví dụ (19):

Trong Làng của Kim Lân, sau khi nghe đám người tản cư nói giặc đã quay sang khủng bố chợ Dầu, ông Hai lắp bắp hỏi:

- Nó… nó vào ch Du h bác? Thế ta giết được bao nhiêu thng?

Người đàn bà ẵm con cong môi lên đỏng đảnh:

- Có giết được thng nào đâu. C làng chúng nó Vit gian theo Tây còn giết gì na.

Ở cặp thoại trên, ta thấy lời hồi đáp của người đàn bà có sự vi phạm phương châm về lượng, lượng thông tin mà bà cung cấp nhiều hơn lượng thông tin mà ông Hai muốn biết ở lượt lời trước đó. Để trả lời câu hỏi của ông Hai, người đàn bà chỉ cần nói H không giết được thng gic nào hết chú ạ, là đã đủ. Tuy nhiên, bà ta lại cố tình nói nhiều hơn: “C làng chúng nó Vit gian theo Tây còn giết gì na. Qua sự cố tình vi phạm phương châm về lượng, người đàn bà tản cư muốn chửi bọn Việt gian bán làng, bán nước làm cho dân tình điêu đứng.

Như vậy, người ta nói những điều không đáng nói, nói không đầy đủ, mà có chủ đích thì đều chứa đựng hàm ý.

1.2.5.2. S vi phm c tình phương châm v cht

Trong hội thoại, yêu cầu người nói phải nói đúng sự thật, không được nói những điều mà mình tin rằng không đúng sự thật. Nếu chúng ta chưa nói hết sự thật thì đó chưa phải là sự thật. Một sự thật chỉ nói ra một nửa là một sự che giấu. Nhưng trong thực tế, người nói có thể “xúc phm” phương châm này để tạo ra những hàm ý sâu xa nào đó.

Ví dụ (20):

Trong Nm vạ của Nguyễn Khải, ngay sau khi mụ Bột giả chết thì những người đi chung với mụ bắt đầu phản ứng với bộ đội. Những cô gái gặt lúa lúc nảy lại xô về phía bộ đội nói léo xéo:

- Mt tôi thy rõ ràng là cái anh b đội đứng kia, anh y ly tay thi vào mng m bà lão, bà y ngã ra ri anh ta còn thúc mũi giy bi thêm my cái na.

Ở lượt lời này, người nhà mụ Bột đã cố tình vi phạm phương về chất, nói sai sự thật, trong khi người nói biết rất rõ sự thật – bộ đội không hề đánh mụ Bột – mà lại nói

Mt tôi thy” anh bộ đội kia “ly tay thi vào mng m bà lão”, lấy mũi giầy thúc

bi thêm my cái na”. Người nhà mụ Bột đã cố tình vi phạm phương châm về chất nhằm mục đích vu khống và ăn vạ bộ đội.

1.2.5.3. S vi phm c tình phương châm quan h

Quy tắc nói vào đề là quy tắc quan trọng nhất trong giao tiếp, nhất là khi trả lời những câu hỏi, nó đóng vai trò quyết định trong việc di trì cuộc thoại. Khi người nói muốn chuyển sang những đề tài khác, người nói phải có sự thương lượng với nghe và ngược lại, ít nhất là bằng những khởi ngữ như: à này, nhân th tôi xin nói, còn vic này na là,…Trong thực tế, vì một lí do nào đó, có rất nhiều trường hợp người tham hội thoại lại cố tình nói không ăn nhập gì với vấn đề đang diễn ra. Trường hợp này buộc người nghe phải suy nghĩ, phân tích mới hiểu được hàm ý của người nói.

Ví dụ (21):

Trong truyện ngắn Người mơ mng của Nguyễn Khải, sau khi con mình nhắc lại chuyện văn chương của bố, anh Q nói với K:

- Văn ca tao khác, văn ca chú mày khác. Chú mà không thích văn tao?

K chỉ cười rồi lảng sang một chuyện khác:

- Trong ba cháu có cháu nào thích theo đui s nghip văn chương không?

Ở lời hồi đáp của nhân vật K, chúng ta thấy K đã sự vi phạm phương châm quan hệ, K đã cố tình hướng lượt lời của mình tới một đối tượng khác (con anh Q) trong khi chưa hồi đáp lượt lời của anh Q. Việc cố tình vi phạm phương châm quan hệ giúp K lảng tránh việc nêu những nhận xét, suy nghĩ của mình về văn chương của bạn.

K không muốn nói với anh Q những lời nhận xét “sự thật mất lòng” về văn chương của anh.

1.2.5.4. S vi phm c tình phương châm cách thc

Yêu cầu của phương châm cách thức là phải nói ngắn gọn và nói rõ ràng. Song trong thực tế, có khi người ta lại cố tình chọn cách nói dong dài, lấp lửng, bóng gió, nước đôi để thực hiện hàm ý.

Ví dụ (22):

Trong truyện ngắn Mt thi gió bi của Nguyễn Khải, sau khi nghe bố con ông Trung hỏi nhau về vụ án “giết người” ở trong xã, Tú hỏi:

- Ai b giết thế cán b hay dân?

Thành nói:

- Mt bà già, mt hoàng phi.

Trong cặp thoại giữa Tú và Thành, ta thấy lời hồi đáp của Thành đã vi phạm phương châm cách thức, vì Thành trả lời lấp lửng, chưa rõ ràng. Để trả lời câu hỏi của Tú, lẽ ra phải nói rõ: K trm đã đào m ct ly đầu mt bà hoàng phi ca chúa Trnh Doanh, để ly châu báu trong ming bà. Tuy nhiên, câu trả lời của Thành đã gây cho Tú một cảm giác mơ hồ là bà già nào, bà hoàng phi nào bị giết. Thành đã cố tình vi phạm phương châm này nhằm mục đích đùa giỡn và kích thích sự tò mò của Tú.

Trên đây là bốn cơ chế tạo hàm ý hội thoại từ việc cố tình vi phạm các phương châm hội thoại. Trong các tác phẩm văn chương tự sự, nhiều tác giả thường khai thác cơ chế tạo hàm ý hội thoại trong các cuộc thoại của nhân vật, để góp phần bộc lộ tâm lí, tính cách nhân vật cũng như gián tiếp gửi gắm vào đó những tư tưởng, tình cảm của mình.

Ch ươ ng 2

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ hội thoại trong truyện ngắn nguyễn khải (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)