Cuộc thoại thứ nhất

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ hội thoại trong truyện ngắn nguyễn khải (Trang 36 - 40)

TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN KHẢI

2.3. Phân tích ngôn ngữ nhân vật trong 5 truyện ngắn của Nguyễn Khải

2.3.1. Phân tích ngôn ngữ hội thoại trong truyện ngắn Nằm vạ

2.3.1.1. Cuộc thoại thứ nhất

Đây là cuộc thoại đầu tiên trong Nm vạ, giữa mụ Bột và anh Khái.

2.3.1.1.1. Tình hung xut hin cuc thoi

Cuộc thoại trên diễn ra sau khi vợ chồng anh Khái được ủy ban xã chia cho một thửa ruộng – lấy từ ruộng của nhà chung – trong chính sách cải cách ruộng đất. Nhưng những người không ưa chế độ lại xúi giục một số con chiên ngoan đạo ra đòi lại số thóc vụ này. Vì thế, lúa đã chín mà vợ chồng anh vẫn chưa dám gặt về. Cho đến khi ủy ban xã có lệnh lúa ai cấy thì người đó gặt, vợ chồng anh Khái mới yên trí ra gặt. Quá trưa thì mụ Bột từ trong làng đi ra, theo sau bảy, tám cô cầm hái. Đến ruộng Khái, mụ ngồi thụp xuống đầu bờ, nói chõ xuống:

2.3.1.1.2. Cuc thoi

- Cái s lúa hai sào này bà con đã có ý kiến là anh cho li để các thy đèn nến thánh đường.

- Rung này đã chia cho tôi ri, v chng tôi xi i, chăm bón mi được bông lúa thì chúng tôi phi gt ch. Lúa có t nhiên mc lên đâu.

- Đã đành thế, nhưng v tháng sáu anh đã ly không ngót hai chc thúng thóc còn gì. Lúa y anh chăm bón hay nhà chung?

- Đã có chính sách ch. Sao trong ci cách bà không nói bây gi li sinh chuyn vi tôi?

Mụ đứng thộc dậy, chít lại khăn vuông rồi quay lại bảo mấy cô đi theo:

- Đã thế c xung gt đi, ti v đâu tôi chu!

Anh Khái mặt đỏ gay, vừa tức, vừa luống cuống:

- Người cùng giai cp bn c c sao bà li làm thế! Thế nào cũng còn có y ban ch

2.3.1.1.3. Phân tích cuc thoi

Đến ruộng Khái, mụ ngồi thụp xuống đầu bờ, nói chõ xuống:

- Cái s lúa hai sào này bà con đã có ý kiến là anh cho li để các thy đèn nến thánh đường.

Hành động tạo lời của câu nói trên là sự kết hợp các từ để tạo nên một phát ngôn. Trong phát ngôn ấy, mụ Bột có sử dụng từ: “sào” – đơn vị đo diện tích của miền Bắc hay miền Trung, vậy qua hành động tạo lời, chúng ta xác định được bà Bột không phải là người miền Nam. Hành động trong lời của mụ Bột là thông báo (cho anh Khái)

bà con đã có ý kiến” anh Khái nên để số lúa ở hai sào ruộng này lại cho “thánh đường”, “để các thy” lo việc “đèn nến”. Cũng ở câu nói này, mụ Bột đã vi phạm

phương châm cách thức trong quy tắc cộng tác hội thoại, mụ chưa nói cụ thể là ai có ý kiến, mà chỉ nói chung chung qua từ “bà con”. Câu nói của mụ chưa rõ ràng. Qua sự cố tình vi phạm phương châm và hành động thông báo, mụ Bột muốn tìm cái cớ để buộc anh Khái giao lúa cho nhà chung.

Đáp lại ý định muốn giành lúa của mụ Bột, anh Khái nói:

- Rung này đã chia cho tôi ri, v chng tôi xi i, chăm bón mi được bông lúa thì chúng tôi phi gt ch. Lúa có t nhiên mc lên đâu.

Ta thấy lượt lời này được tạo nên bởi hai câu. Ở câu thứ nhất, anh Khái xác nhn khng định ruộng này là do ủy ban xã “chia cho” anh, cho nên vợ chồng anh có quyền “xi i”, “chăm bón” và “gt” lúa, đó là hành động trong lời. Qua đó, anh muốn mụ Bột thông cảm mà đừng ngăn cản hay giành lúa về cho nhà chung. Đó là điều mà anh Khái muốn thực hiện thông qua hành động trong lời. Ở câu thứ hai, anh Khái khng định một lần nữa, lúa này là của anh trồng chứ không phải tự nhiên mọc lên, đó là hành động trong lời. Ở phát ngôn này, ta thấy anh Khái đã cố tình vi phạm phương châm về lượng, nói những điều mà ai cũng biết, thông tin không có gì mới mẻ, tức nhiên, lúa phải trồng mới có, chứ lúa không mọc lên một cách tự nhiên (như cỏ). Qua hành động khng định và sự cố tình vi phạm phương châm, anh Khái muốn t chi đề nghị của mụ Bột. Đó là điều mà anh Khái thực hiện ở hành động qua lời.

Hiểu được ý của anh Khái, mụ Bột nói tiếp:

- Đã đành thế, nhưng v tháng sáu anh đã ly không ngót hai chc thúng thóc còn gì. Lúa y anh chăm bón hay nhà chung?

Lượt lời này được cấu tạo bởi hai câu. Ở vế thứ nhất của câu thứ nhất, mụ Bột đã xác nhn lúa này là của anh Khái, qua cụm ứng ngữ “Đã đành thế” ở đầu câu. Ngay sau đó, ở vế thứ hai, mụ cũng xác nhn khng định vụ trước anh Khái đã lấy “ngót hai chc thúng thóc” – số lúa mà nhà chung đã trồng sẵn trên phần ruộng mà anh Khái được ủy ban xã chia trong chính sách cải cách ruộng đất. Đó là hành động trong lời. Ở câu thứ hai, hành động trong lời của mụ Bột là hi (anh Khái), thể hiện qua cấu trúc câu nghi vấn: A hay B. Cũng tại câu này, ta thấy phát ngôn của mụ Bột có sự vi phạm phương châm về lượng một cách cố tình, mụ đã hỏi những điều mà mình đã biết rất rõ câu trả lời: tức nhiên, ai cũng biết lúa mà anh Khái gặt hồi tháng sáu là của nhà chung.

Tuy nhiên, thông qua hành động xác nhn khng định và hành động hi kết hợp với

việc “xúc phm” phương châm về lượng, mụ Bột muốn anh Khái trả bù lại số thóc anh lấy vụ trước. Đó là điều mà mụ Bột muốn thực hiện ở hành động qua lời.

Hiểu được hàm ý từ câu hỏi của mụ Bột, anh Khái đáp lời:

- Đã có chính sách ch. Sao trong ci cách bà không nói bây gi li sinh chuyn vi tôi?

Lượt lời này gồm hai câu. Hành động trong lời của phát ngôn thứ nhất của anh Khải là khng định (với mụ Bột) tất cả đều là do chính sách. Việc anh Khái lấy lúa vụ trước là do “chính sách” của ủy ban quy định, chứ không phải anh ngang nhiên mà lấy lúa của nhà chung. Ở câu thứ hai, hành động trong lời của anh Khái là hi (mụ Bột), thông qua vấn từ “Sao” đứng đầu cấu trúc câu nghi vấn: Sao…?. Qua hành động khng định và hành động hi đó, anh Khái khước từ đề nghị trả lúa của mụ Bột. Đó là hành động qua lời.

Hiểu được ý của anh Khải mụ Bột nói ngang:

- Đã thế c xung gt đi, ti v đâu tôi chu!

Ở vế thứ nhất của lượt lời, mụ Bột thực hiện hành động trong lời ra lnh cho người nhà xuống gặt lúa nhà anh Khái. Ở vế thứ hai, mụ cam đoan (với người nhà) nếu có tội vạ gì thì mụ sẽ chịu cho, thông qua cụm từ “tôi chu”, đó cũng là hành động trong lời. Lượt lời này của mụ Bột đã vi phạm phương châm quan hệ, lẽ ra mụ phải trả lời câu hỏi của anh Khái nhưng lại hướng lượt lời của mình sang một đối tượng khác.

Qua việc cố tình vi phạm phương châm trên và hành động ra lnh, cam đoan, ta thấy mụ Bột muốn tạo ra một niềm tin cho người nhà, để họ yên tâm xuống ruộng gặt lúa anh Khái. Lượt lời này cho ta thấy mụ Bột là một người ngang ngược.

Bất bình trước hành động của mụ Bột, anh Khái nói:

- Người cùng giai cp bn c c sao bà li làm thế! Thế nào cũng còn có y ban ch

Lượt lời này gồm hai câu, tương đương với hai phát ngôn. Hành động trong lời của anh Khái ở câu thứ nhất là trách gin mụ Bột cướp lúa của mình – người cùng giai cấp “bn cố” như mụ. Cùng lúc đó, anh Khái cũng muốn tác động vào tâm lí, ý thức về tình yêu giai cấp của mụ Bột, để mụ nghĩ cái tình mà ngừng hành động cướp lúa.

Đó là hành động qua lời. Ở câu thứ hai, hành động trong lời của anh Khái là khng định sự tồn tại của ủy ban xã, qua phó từ xác nhận sự tồn tại “còn” và tình thái từ

chứ”. Ngay lúc đó, anh Khái muốn đe da (mụ Bột), để mụ sợ cái lí mà dừng hành động cướp lúa. Đó là hành động qua lời.

Rõ ràng ta thấy cuộc thoại đã trở nên gây gắt vì hiệu lực qua lời của nhân vật chưa đạt được. Trạng thái tâm lí của mụ Bột và anh Khái có sự vận động, sự thay đổi theo từng lượt lời, ban đầu hai người đều hội thoại với nhau bằng trạng thái tâm lí ôn hòa, nhưng đến hết cuộc thoại cả hai người đều đang rất giận dữ. Cũng từ đó, chúng tôi nhận thấy anh Khái là người có tính cách thẳng thắn, bộc trực. Mụ Bột là một người có tính cách ngang ngược, hung hăng.

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ hội thoại trong truyện ngắn nguyễn khải (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)