a. Tình huống xuất hiện cuộc thoại
Duệ đang trò chuyện với Đào thì Huân vào tới. Từ cánh cửa bên, Huân đã bước vào, tay cầm ống tiêu dài, chào mọi người rồi ngồi xuống cuối giường của Đào, nhìn Duệ hỏi không tự nhiên lắm.
b. Cuộc thoại
- Duệ tập nốt bài “Tình ca Tây Bắc” hôm nào còn hát chứ!
Huân nhắc lại:
- Thế nào?
Duệ đáp lí nhí:
- Em không tập đâu.
- Chịu khó một chút.
- Em không biết hát.
- Thì hát như hôm nọ là được, chỉ cần luyện thêm một chút nữa thôi.
Duệ thở dài:
- Em không hát được đâu.
Huân đưa tay vuốt ngược mái tóc óng mượt, anh định cười thật tự nhiên, nhưng môi đã đờ ra và hàm răng lạnh buốt.
- Cô giận tôi đấy ư?
- Anh có gì mà em giận.
Huân thở dài rất nhỏ, nhìn Đào nói gượng một câu:
- Chị không đi chơi một lúc cho đỡ buồn.
Đôi mắt hẹp của Đào loang loáng nhìn sang Duệ, cặp môi như mím chặt lại, gò má lại càng dồ lên đanh đá:
- À, khi buồn non nước cũng buồn. Khi vui gánh đá lên nguồn vẫn vui.
6. Cuộc thoại thứ sáu:
a. Tình huống xuất hiện cuộc thoại
Huân đang ngồi thổi tiêu thì giật mình vì có tiếng chân giẫm sào sạo lên đống vỏ lạc ở phía sau. Sau đó nhận ra là Đào, Huân rất bối rối. Đào đã đứng trước mặt anh, hỏi nhỏ.
b. Cuộc thoại
- Anh thổi tiêu đấy ư, em thích nghe lắm đấy nhé!
Đào đã đứng tựa người vào cột bương, cả thân người trên bị mái gianh che tối, tiếng nói dịu đi như một hơi thở:
- Anh Huân ạ, em muốn tâm sự với anh một câu chuyện.
Tiếng của Đào lại phảng phất tới:
- Anh biết anh Dịu chứ?
- Ông thiếu úy lò gạch ấy à. Có biết. Sao?
Giọng nói của Đào càng rụt rè, khác hẳn với cách nói sống sượng thường ngày.
- Anh ấy viết thư cho em, định xây dựng gia đình với em, em khó nghĩ quá...
Anh thấy anh Dịu là người thế nào?
Đào đứng nhích thêm về phía Huân, chị vắt một tay lên sạp nứa, hơi thở dồn dập dưới cái áo cánh trắng còn thoảng mùi khét của xà phòng.
- Em xem ra anh ấy cũng là người thành thật, còn con anh ấy thì mình quý nó tất nó phải quý mình. Chẳng ai ở vậy được suốt đời, chẳng ai muốn đi vất vưởng mãi, ai cũng muốn có một quê hương. Em nghĩ mãi rồi anh ạ, em định không về dưới xuôi nữa, em ở mãi đây với các anh. Anh nghĩ xem có được không?
7. Cuộc thoại thứ bảy
a. Tình huống xuất hiện cuộc thoại
Huân và Đào cùng khiêng một cáng lạc ngoài cánh đồng về khu máy tuốt, Huân quàng đoạn dây may bằng vải bạt vào vai, chiếc cáng nhẹ bẫng lao về phía trước, cặp chân của Đào loạng choạng như bị kéo đi, cái thân hình chắc nịch của chị cứ lắc lư ở phía sau. Chị kêu lên:
b. Cuộc thoại
- Ông mãnh ơi, đi ngắn bước chứ!
Huân vừa bước những bước dài, vừa nói to:
- Gió mát quá nhỉ. Thế là năm nay ở đất Điện Biên không có gió Lào!
8. Cuộc thoại thứ tám
a. Tình huống xuất hiện cuộc thoại
Giờ nghỉ sáng của các công nhân nông trường Điện Biên có một rá lạc luộc. Cả hai, ba tổ cùng kéo lại ăn chung trò chuyện cho vui, Huân cũng pha trò cho mọi người cùng vui. Lâm ngồi dạng chân, tay tách lạc, mắt nhìn Đào nhấm nháy.
b. Cuộc thoại
- Thế nào cô em, có bao giờ cô em về dưới xuôi cho tôi gởi nhờ cái này.
Đào vênh hẳn một bên mặt, môi chúm lại, mắt đưa đẩy:
- Về là về cửa về nhà. Một trăm năm nữa mới đà về quê.
Lâm vỗ đùi thét lên:
- Cô em tôi thay đổi thái độ rồi! Huân ơi, làm một tiết mục văn nghệ mừng bà chị, mày!
9. Cuộc thoại thứ chín
a. Tình huống xuất hiện cuộc thoại
Tối thứ bảy, tại nhà vợ chồng Lâm, Lựu, mọi người trong nông trường tập hợp rất đông đủ để ăn liên hoan. Có người đề nghị Lựu hát tặng anh em một đoạn chèo hoặc một khẩu tuồng gì đó, vì trước chị đã sinh hoạt trong đội tuồng chèo của xã.
Nhưng Lựu còn ngại ngùng. Cô em chồng lôi tay chị dâu năn nỉ.
b. Cuộc thoại
- Kìa, chị hát một bài cho chúng em nghe nào!
Hai con mắt Lựu sáng rực lên lóng lánh, chị co dúm người lại, cười ngặt nghẽo:
- Ôi giời ơi, các anh ơi, em không biết hát đâu!
Cái giọng miền trong ỏn ẻn, lên bổng xuống trầm, mới nói thường đã dễ nghe.
Lộ gật đầu:
- Cứ hát như câu vừa rồi là được, cũng còn hay hơn giọng chúng tôi nhiều.
Lựu đằng hắng, mím chặt môi để khỏi cười, nhưng các bắp thịt trên mặt chị vẫn động đậy.
- Vâng, vậy thì em xin hát hiến dâng các anh một bài.
Cô em chạy lại phát vào mông chị:
- Chị Lựu, chị làm trò hề đấy ư!
Lựu vẫn nức nở trong cơn cười bị nén lại.
- Ôi giời ơi, em ơi, sao em lại nỡ bảo chị thế!
Vừa lúc ấy, Đào và Duệ đứng lấp ló ở ngoài nhìn vào. Lựu cũng ngồi phắt dậy, vấn lại tóc.
- Chị Đào ơi, chị vào nhà em chơi, nay mai vợ chồng em lại đến nhà chị.
10. Cuộc hội thoại thứ mười
a. Tình huống xuất hiện cuộc thoại
Duệ và Đào cùng đến ăn liên hoan nhà Lâm, Duệ gặp Huân và hai người chưa dám nói chuyện với nhau, mặc dầu hai người đều hiểu được lòng nhau. Tuy nhiên, mọi người đầu hiểu chuyện của hai người, Lựu – vợ Lâm lên tiếng trêu chọc. Lựu nhìn nét mặt Duệ biến đổi rất lạ lùng, chị mỉm cười tinh quái.
b. Cuộc thoại
- Cô Duệ người khó chịu có phải không?
Tự nhiên nước mắt Duệ giàn giụa cả ra má, Duệ gục đầu vào cánh tay mình:
- Em về đây, người em làm sao thế này.
Lâm giúi vào tay Duệ mấy cái kẹo:
- Cô lại sợ chúng tôi bắt cô hát chứ gì.
Huân cũng ngước đôi mắt ánh nâu nhìn Duệ, nói dịu dàng:
- Hãy còn sớm Duệ ạ, ngồi chơi một lát đã.
Cô chỉ đưa mắt nhìn xuống và trả lời lạnh nhạt:
- Xin phép các anh, em phải về.
11. Cuộc hội thoại thứ mười một a. Tình huống xuất hiện cuộc thoại
Khi mọi người đều rõ câu chuyện của Huân và Duệ. Gian nhà của Lâm đang ồn ào bỗng lặng hẳn đi. Lộ nhìn Đào cất tiếng hỏi trước.
b. Cuộc thoại
- Chị Đào vẫn giữ lời thề ngày nọ đấy chứ?
Đào đu đưa cái đầu, mắt chị lóng lánh:
- Thề gì nào?
Tất cả cười phá lên. Lộ vẫn nói thủng thỉnh:
- Thề ở vậy suốt đời ấy mà.
Lựu hễ có dịp trêu trọc ai lại trở nên hoạt bát hẳn:
- Anh Lộ mà hỏi lần nữa thì chị ấy đã có cháu rồi.
Lộ uống một hớp nước, nói tiếp:
- Chuyện ấy tôi đã rõ cả rồi. Thế mới phải. Anh ấy nói với tôi là định sau mùa lạc đấy. Chị nghĩ thế nào?
TRUYỆN NGẮN MỘT NGƯỜI HÀ NỘI 1. Cuộc thoại thứ nhất
a. Tình huống xuất hiện cuộc thoại
Cô Hiền, là chị em đôi con dì ruột với mẹ Khải. Cũng như nhiều nhà người Hà Nội khác, nhà của cô Hiền cũng là một salon nổi tiếng để tiếp khách văn chương, không phải vì bố mẹ giàu mà vì cô Hiền quá đẹp, thông minh, trò chuyện rất duyên dáng. Khải biết được vô số những chuyện vặt vãnh của mấy ông Lan Khai, Đái Đức Tuấn tức Tchya, Phùng Tất Đắc, Lê Văn Trương, Hồ Dzếnh... là do cô Hiền kể lại cả.
Thậm chí ông Trương còn nhờ cô đọc giùm bản thảo của nhiều cây bút chưa thành danh. Để đùa với cô Hiền cho vui, Khải hỏi.
b. Cuộc thoại
- Vậy cái ông Nam Cao là do cô tìm được ra phải không?
Cô trả lời rất nghiêm trang:
- Ông Lê Văn Trương tìm ra. Là do ông nằm hút thuốc phiện ở nhà Trác Vỹ, tiện tay với lấy một chồng bản thảo để kê đầu, rồi tiện tay lôi ra một tập để đọc, cái tập ấy có tên "Cái lò gạch" do một cây bút hoàn toàn vô danh viết ra.
2. Cuộc thoại thứ hai:
a. Tình huống xuất hiện cuộc thoại
Được sống năm đầu ở Hà Nội vừa giải phóng, Khải cũng như bao thanh niên khác cực kỳ khoan khoái. Chín năm xa phố phường, xa ánh điện, không được vào rạp xem chiếu bóng hoặc cải lương, không được vào một cái chợ đông người giữa ban ngày, nhưng bây giờ những thứ đó đều ở Hà Nội, mãi mãi còn ở Hà Nội. Thế nhưng những người vốn sống ở Hà Nội chưa thật vui. Họ đang tìm cách thích ứng với chế độ mới, cách sống, cách làm việc, cả cách nói lần tôi đến thăm cô chú, thằng em trai đã 14, 15 tuổi chạy ra mở cửa rồi kêu ầm lên.
b. Cuộc thoại
- Mẹ ơi! Đồng chí Khải đến.
Cô tôi cau mặt gắt:
- Phải gọi là anh Khải, hiểu chưa?
Chú tôi cũng bước tới, nắm tay tôi rồi hỏi hồn nhiên:
- Tại sao chủ nhật trước đồng chí không ra chơi, cả nhà chờ cơm mãi.
Cô tôi thở dài, quay người đi. Tôi nói:
- Nước được độc lập vui quá cô nhỉ?
Cô trả lời:
Vui hơi nhiều, nói cũng hơi nhiều, phải nghĩ đến làm ăn chứ?
3. Cuộc thoại thứ ba
a. Tình huống xuất hiện cuộc thoại
Trước đây, nhà cô Hiền có hai người ở, một anh bếp và một chị vú. Chị vú là vợ anh bếp, đẻ được đứa con nào lại đưa về quê cho bà ngoại nuôi. Sau ngày giải phóng cô Hiền cho anh bếp về quê làm ruộng, còn chị vú vẫn ở lại, vì chủ tớ còn cần dựa vào nhau. Mỗi ngày chị đi chợ, đều có cán bộ bám theo, dò hỏi.
b. Cuộc thoại
- Chị có bị nhà chủ hành hạ không? Tiền công có đưa đều đặn không? Thái độ chính trị của họ là như thế nào?
Chị vú gắt ầm lên:
- Nếu họ không tử tế tôi đã xéo đi từ lâu rồi không cần anh phải xui.
4. Cuộc thoại thứ tư
a. Tình huống xuất hiện cuộc thoại
Trong lý lịch cán bộ Khải không ghi tên cô Hiền bởi vì Khải cho rằng cô Hiền là tư sản, dính líu vào thêm phiền. Đặc biệt là vì cô Hiền có gương mặt rất tư sản, càng già lại càng rõ. Thắc mắc vì sao cô Hiền không đi học tập cải tạo, Khải mới hỏi cô nửa đùa, nửa thật.
b. Cuộc thoại
- Tại sao cô không phải học tập cải tạo, cô giấu cũng tài nhỉ?
Cô Hiền cười rất tươi : - Tao chưa đủ tiêu chuẩn.
Tôi cũng cười : - Lại còn chưa đủ.
Cô nói thản nhiên :
- Tao có bộ mặt rất tư sản, một cách sống rất tư sản, nhưng lại không bóc lột ai cả thì làm sao thành tư sản được.
5. Cuộc thoại thứ năm
a. Tình huống xuất hiện cuộc thoại
Cửa hàng của cô Hiền chỉ bán có một thứ: hoa giấy, các loại hoa giấy và các lẵng hoa đan bằng tre, thêm ít bưu ảnh và sổ tay kỷ niệm. Hoa làm rất đẹp, bán rất đắt, nhưng chịu thuế rất nhẹ, chỉ có một mình cô Hiền làm, các con thì chạy mua vật liệu, hoặc làm giúp phần cuống lá vào dịp Tết ta và Tết tây. Cũng có thắc mắc như Khải, nhiều bạn bè của cô Hiền cũng hỏi những câu hỏi có nội dung như của Khải.
b. Cuộc thoại
- Trông bà như tư sản mà không bị học tập cũng lạ nhỉ?
Cô tôi trả lời thật nhẹ nhàng:
- Các bà không biết nhưng nhà nước lại rất biết.
6. Cuộc thoại thứ sáu
a. Tình huống xuất hiện cuộc thoại
Cô Hiền là người có tầm nhìn xa cũng thức thời hơn ông chồng. Sau ngày Hà Nội giải phóng cô vẫn có hai dinh cơ, một nhà đang ở và một nhà ở Hàng Bún cho thuê. Ông làm nghề dạy học, con đông, đủ ăn là may, có tiền dư để tậu nhà là do ông viết sách giáo khoa cấp tiểu học, được Nha Học chính công nhận và cho in bán. Năm 1956, cô bán ngôi nhà ở Hàng Bún cho một người bạn mới ở kháng chiến về. Cũng trong năm 1956, chồng cô Hiền muốn mua một cái máy in nhỏ để mở cơ sở kinh doanh trong ngành in vì chế độ mới không cho phép ông mở trường tư thục. Cô hỏi ông chồng.
b. Cuộc thoại
- Ông có đứng máy được không?
Ông chồng trả lời:
- Không.
- Ông có sắp chữ được không?
- Không.
- Ông sẽ phải thuê thợ chứ gì? Đã có thợ tất có chủ, ông muốn làm một ông chủ dưới chế độ này à?
7. Cuộc thoại thứ bảy
a. Tình huống xuất hiện cuộc thoại
Nghe vợ phân tích rằng dưới chế độ này mở cơ sở in là làm ăn lớn và sẽ bị coi là tư sản, ông chồng tính vốn nhát, rút lui ngay. Rồi, cô Hiền cũng phân tích vấn đề đó cho Khải nghe.
b. Cuộc thoại
- Chế độ này không thích cá nhân làm giàu, chỉ cần họ đủ ăn, thiếu ăn một chút càng hay, thiếu ăn là vinh chứ không là nhục, nên tao chỉ cần đủ ăn.
Làm hoa giấy không thể làm giàu được nhưng rất đủ ăn, lại nhàn, lại không phải lo sợ gì. Tôi hỏi lại:
- Còn chú, còn các em?
- Chú tuy chưa già nhưng đành để ngồi chơi, các em sẽ đi làm cán bộ, tao sẽ phải nuôi một lũ ăn bám, dầu họ có đủ tài để không phải sống bám.
8. Cuộc thoại thứ tám
a. Tình huống xuất hiện cuộc thoại
Khi các con còn nhỏ, ngồi vào bàn ăn, cô Hiền thường chú ý sửa chữa cách ngồi, cách cầm bát cầm đũa, cách múc canh, cả cách nói chuyện trong bữa ăn. Cũng có lần cô nói với mấy đứa con của Khải:
b. Cuộc thoại
- Chúng mày là người Hà Nội thì cách đi đứng nói năng phải có chuẩn, không được sống tùy tiện, buông tuồng.
Tôi cãi:
- Chúng tôi là người của thời loạn, các cụ lại bắt dạy con cái theo thời bình là khó lắm.
Cô ngồi ngẩn ra một lúc, rồi bảo:
- Tao chỉ dạy chúng nó biết tự trọng, biết xấu hổ còn sau này muốn sống ra sao là tùy.
9. Cuộc thoại thứ chín
a. Tình huống xuất hiện cuộc thoại
Đầu năm 1965, Hà Nội có đợt tuyển quân vào chiến đấu trong Nam, là đợt đầu tiên nên tuyển chọn rất kỹ càng, lứa tuổi từ 18 đến 25, diễn viên cải lương và kịch nói có, nhạc sĩ có, họa sĩ có, giáo viên trung học rất đông, là những chàng trai ưu tú của Hà Nội. Nghe nói khoảng 660 người. Người con trai đầu của cô Hiền vừa tốt nghiệp trung học, tình nguyện đăng ký xin đi đánh Mỹ. Khải hỏi cô.
b. Cuộc thoại
- Cô bằng lòng cho em đi chiến đấu chứ?
Cô trả lời:
- Tao đau đớn mà bằng lòng, vì tao không muốn nó sống bám vào sự hy sinh của bạn bè. Nó dám đi cũng là biết tự trọng.
10. Cuộc thoại thứ mười
a. Tình huống xuất hiện cuộc thoại
Ba năm cô Hiền không nhận được tin tức gì về đứa con đã ra đi, lại đến thằng con kế làm đơn xin tòng quân, cũng đòi vào chiến trường phía trong để gặp anh, nếu anh đã hy sinh thì nối tiếp chí hướng của anh. Khải lại hỏi cô.
b. Cuộc thoại
- Cô cũng đồng ý cho nó đi à?
Cô trả lời buồn bã:
- Tao không khuyến khích, cũng không ngăn cản, ngăn cản tức là bảo nó tìm đường sống để các bạn nó phải chết, cũng là một cách giết chết nó.
Rồi cô chép miệng:
- Tao cũng muốn được sống bình đẳng với các bà mẹ khác, hoặc sống cả hoặc chết cả, vui lẻ thì có hay hớm gì.
11. Cuộc thoại thứ mười một a. Tình huống xuất hiện cuộc thoại
Trong mấy chục năm sống dưới chế độ ta, mỗi tháng cô đều tổ chức một bữa ăn bạn bè, gồm khảng mười đến mười lăm cựu công dân Hà Nội, những tên tuổi đã thành danh của đất kinh kỳ. Cô Hiền hỏi Khải.
b. Cuộc thoại
- Xã hội nào cũng phải có một giai tầng thượng lưu của nó để làm chuẩn cho mọi giá trị. Theo anh, ở xã hội ta thì là tầng lớp nào?
Tôi cười phá lên:
- Thưa cô, là bọn lính chúng tôi, là giai cấp lính chúng tôi, chứ còn ai nữa.
12. Cuộc thoại thứ mười hai
a. Tình huống xuất hiện cuộc thoại
Nhiều năm đã trôi qua, Khải sống ở thành phố Hồ Chí Minh, thỉnh thoảng có việc phải ra Hà Nội đều ghé lại thăm cô Hiền. Cô đã yếu nhiều, đã già hẳn, nhưng nơi tiếp khách của cô sau tấm bình phong cao hơn đầu người bằng gỗ chạm suốt mấy chục năm không hề thay đổi. Cô Hiền hỏi Khải.
b. Cuộc thoại
- Anh ra Hà Nội lần này thấy phố xá thế nào, dân tình thế nào?
Tôi vừa cười vừa nói :
- Chưa bao giờ Hà Nội vui như bây giờ. Phố xá vui, mặt người vui.
- Nhiều người nói Hà Nội đã sống lại.
Tôi nói :
- Có đúng một phần, phần xác thôi, còn phần hồn thì chưa. Cứ nhìn nghe những người Hà Nội buôn bán, ăn uống, nói năng, cư xử với nhau ở ngoài đường là đủ rõ.
13. Cuộc thoại thứ mười ba
a. Tình huống xuất hiện cuộc thoại
Ông Khải đạp xe ở đường Phan Đình Phùng, vừa đạp chậm, vừa nghĩ ngợi. Một thanh niên đạp xe như gió thúc mạnh bánh xe vào đít xe Khải, may mà gượng kịp.
Khải quay lại nói cũng nhẹ nhàng.
b. Cuộc thoại
- Cậu đi đâu mà vội thế?
Hắn không trả lời, đạp vượt qua xe tôi, rồi quay mặt lại chửi một câu đến sững sờ:
- Tiên sư cái anh già!
14. Cuộc thoại thứ mười bốn
a. Tình huống xuất hiện cuộc thoại