1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu ý nghĩa hàm ẩn hội thoại trong truyện ngắn nguyễn công hoan

71 951 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 701,69 KB

Nội dung

Để viết được những tác phẩm có giá trị như thế, trong quá trình sáng tác, Nguyễn Công Hoan đã thể hiện tài năng của mình ở nhiều phương diện khác nhau: từ nghệ thuật tạo dựng tình huống

Trang 2

TR¦êNG §¹I HäC S¦ PH¹M Hµ NéI 2

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài……… ….1

2 Lịch sử vấn đề……… ……… 2

3 Mục đích, yêu cầu……… 4

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu……… ………4

5 Phương pháp nghiên cứu……… ……….4

6 Dự kiến đóng góp của khóa luận……….……… 5

7 Bố cục của khóa luận……….………5

NỘI DUNG Chương1: Cơ sở lí luận ……….6

1.1 Khái niệm nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn……… ……….6

1.2 Phân loại ý nghĩa hàm ẩn không tự nhiên……… ………7

1.2.1 Tiền giả định……… ………… 7

1.2.2 Hàm ngôn………9

1.3 Cơ chế tạo ra các hàm ẩn không tự nhiên……….……10

1.3.1 Sự vi phạm quy tắc chiếu vật và chỉ xuất… ……… ……….11

1.3.2 Các hành vi ngôn ngữ gián tiếp……… …….12

1.3.3 Sự vi phạm quy tắc lập luận ……… ……12

Trang 4

1.3.4 Sự vi phạm quy tắc hội thoại……… ……12

Chương 2: Ý nghĩa hàm ẩn hội thoại trong các tác phẩm truyện ngắn Nguyễn Công Hoan……… 21 2.1 Hàm ẩn hội thoại do vi phạm nguyên tắc cộng tác hội thoại………… 21

Trang 5

TÀI LIỆU THAM KHẢO ……… 51 PHỤ LỤC ……… 52

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành, sâu sắc của mình tới TS.GVC Phạm Thị Hòa, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận này

Trang 6

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ Ngôn ngữ, khoa Ngữ Văn, trường ĐHSP Hà Nội 2 đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành khóa luận này

Hà Nội, tháng 05 năm 2010

Sinh viên

Nguyễn Thị Huyền

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những nội dung mà tôi đã trình bày trong khóa luận này là kết quả quá trình nghiên cứu của bản thân mình dưới sự giúp đỡ của

Trang 7

thầy cô giáo, đặc biệt là TS.GVC Phạm Thị Hòa Những nội dung này không trùng với kết quả nghiên cứu của tác giả khác

Hà Nội, tháng 05 Năm 2010

Nguyễn Thị Huyền

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Nguyễn Công Hoan là một trong những đại biểu ưu tú nhất của trào lưu văn học Hiện thực phê phán trước Cách mạng Tháng Tám, là người có công khai phá mở đường cho khuynh hướng này

Nổi bật trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Công Hoan là mảng truyện ngắn, đặc biệt là truyện ngắn trào phúng Ông trở thành cây bút đặc sắc

và tài hoa về truyện ngắn Các truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan đã khẳng định vị trí và tài năng quan trọng đặc biệt của ông trong dòng văn học Hiện thực phê phán 30- 45

Phong cách trào phúng của Nguyễn Công Hoan không thâm trầm, kín đáo, tế nhị mà “bốp chát vỗ thẳng vào mặt đối phương”(6, tr111) trong thế trực diện Bởi vậy, các truyện ngắn của ông làm bật lên “tiếng cười đả kích là những đòn đơn giản mà ác liệt”(6, tr111) Cái tài của Nguyễn Công Hoan là bằng tiếng cười ông đã tái hiện và miêu tả một cách chân xác bức tranh xã hội đương thời với đầy đủ diện mạo của nó, đồng thời ông lấy tiếng cười làm vũ khí sắc bén để đả kích, bóc trần, phê phán cái xã hội “chó đểu” mà ông đang sống; cũng qua đó ta thấy tư tưởng nhân văn của tác giả

Để viết được những tác phẩm có giá trị như thế, trong quá trình sáng tác, Nguyễn Công Hoan đã thể hiện tài năng của mình ở nhiều phương diện khác nhau: từ nghệ thuật tạo dựng tình huống truyện đến nghệ thuật xây dựng nhân vật hay cách lựa chọn ngôn từ Trong các thành công đó phải kể đến nghệ thuật tạo ý nghĩa hàm ẩn hội thoại của ông Việc tạo ý nghĩa hàm ẩn hội thoại trong truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan góp phần to lớn tạo ra những giá trị nghệ thuật đặc sắc, tạo nên phong cách trào phúng Nguyễn Công Hoan

Trang 9

Nói bằng hàm ý hoặc hàm ngôn người nói sẽ nói được nhiều hơn so với các phương tiện ngôn ngữ có hạn khi sử dụng Nói bằng hàm ngôn cũng làm cho lời nói của người nói ra sinh động hơn, uyển chuyển hơn, nội dung lời nói phong phú, ý nhị và sâu sắc hơn Về phía người nghe các hàm ngôn vốn là những lời nói kín đáo, tế nhị nên giúp họ nhận thức sâu sắc hơn, thấm thía hơn nhờ sự kích thích của quá trình nhận thức, trí tuệ, tình cảm

Vì những lí do trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu ý nghĩa hàm ẩn hội thoại trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan” Chúng tôi hy vọng qua việc nghiên cứu này sẽ mang đến cho người dạy- học và nghiên cứu văn chương Nguyễn Công Hoan ở trường phổ thông một cái nhìn thiết thực và bổ ích

2 Lịch sử vấn đề

Hội thoại là một hoạt động thường xuyên và phổ biến giữa con người trong xã hội Nó chính là hoạt động mà người nói dùng ngôn ngữ để tương tác, nhằm trao đổi về một vấn đề hoặc một thông tin nào đó Hội thoại là biểu hiện cụ thể một chức năng của ngôn ngữ: chức năng làm công cụ để giao tiếp

Trước đây ngôn ngữ học cấu trúc với ngữ pháp tiền dụng học thường nghiên cứu ngôn ngữ cũng như các sự kiện ngôn ngữ độc lập với ngữ cảnh, độc lập với giao tiếp Người ta nghiên cứu các phát ngôn là phát ngôn một chiều (chiều của người nói) Do đó người ta không lí giải được tại sao lại dùng câu này và dùng nó với mục đích gì Vì thế cho nên, trong thời kì này hoạt động giao tiếp nói chung và hội thoại nói riêng ít được chú ý đến

Gần đây, ngôn ngữ học hiện đại đã nghiên cứu ngôn ngữ ở trạng thái động Lí thuyết dụng học cho phép người ta lí giải được mục đích, nguyên nhân của việc dùng từ cũng như dùng câu Rõ ràng đến thời kì này hoạt động giao tiếp và hội thoại mới thực sự trở thành vấn đề thu hút nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm nghiên cứu

Trang 10

Ngữ dụng học hay dụng học ngôn ngữ là một môn học nghiên cứu về vấn đề này Đây là bộ phận khoa học còn mới mẻ so với các bộ phận khoa học khác: Ngữ âm học, Từ vựng học, Ngữ pháp học, Ngữ nghĩa học, Phong cách học Nó ra đời và phát triển vào khoảng những năm 70- 80 của thế kỉ

XX Sự ra đời của môn học này gắn liền với sự nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ nổi tiếng trong nước cũng như thế giới: Nhà ngôn ngữ GS.TS Đỗ Hữu

Châu trong cuốn “Đại cương ngôn ngữ học”, tập 2; GS.TS Nguyễn Đức Dân tác giả cuốn “Ngữ dụng học”, tập 1; tác giả Nguyễn Thiện Giáp với cuốn “Dụng học Việt ngữ”, tác giả Nguyễn Thị Việt Thanh trong cuốn “Hệ

thống liên kết lời nói tiếng Việt” Các tác giả này đều nghiên cứu những nét

khái quát nhất về lí thuyết hội thoại và hàm ẩn hội thoại Trong các công trình này các tác giả đã làm sáng tỏ những vấn đề lí thuyết về bản chất của hàm ẩn hội thoại, cơ chế tạo hàm ẩn Minh chứng cho những vấn đề lí thuyết trên các tác giả đã phân tích các ví dụ từ hội thoại hàng ngày, từ một số tác phẩm văn chương tiêu biểu Gần đây có một số khoá luận tốt nghiệp cũng bàn đến vấn

đề này với đề tài: “Tìm hiểu ý nghĩa hàm ẩn trong giao tiếp tiếng Việt” của Lê Thị Tuyết Lan sinh viên K25D Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2, “Tìm

hiểu ý nghĩa hàm ẩn hội thoại trong tiếng Việt” của Nguyễn Thị Hương

K28C Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 Nhưng Lê Thị Tuyết Lan chỉ tìm hiểu ý nghĩa hàm ẩn một cách khái quát trên tất cả các quy tắc của ngữ dụng học : Quy tắc chiếu vật, chỉ xuất; Quy tắc chi phối hành vi ngôn ngữ; Quy tắc lập luận; Quy tắc hội thoại Và Nguyễn Thị Hương tuy tìm hiểu sâu và có hệ thống hơn ý nghĩa hàm ẩn hội thoại nhưng vẫn ở dạng điểm các ví dụ tiêu biểu trong tiếng Việt nói chung

Xuất phát từ một lí thuyết đã có, dựa trên kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước chúng tôi đi sâu xem xét hàm ẩn hội thoại trong sáng tác của một nhà văn cụ thể

Trang 11

3 Mục đích, yêu cầu

3.1 Mục đích

Chúng tôi lựa chọn đề tài này nhằm những mục đích sau:

- Thống kê, miêu tả, phân loại được các kiểu ý nghĩa hàm ẩn hội thoại

- Tìm hiểu cơ chế tạo lập hàm ẩn hội thoại và hiệu quả sử dụng chúng trong các tác phẩm truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung đi sâu tìm hiểu ý nghĩa hàm ẩn hội thoại thông qua ngữ liệu là các đoạn hội thoại trong các tác phẩm truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan

5 Phương pháp nghiên cứu

Chúng tôi chủ yếu sử dụng một số phương pháp cơ bản sau:

- Phương pháp khảo sát, thống kê tư liệu

- Phương pháp so sánh, đối chiếu tư liệu

- Phương pháp miêu tả, phân tích ngôn ngữ học

Để thực hiện được đề tài này chúng tôi tuần tự thực hiện theo các bước sau:

- Đọc tài liệu có liên quan

- Thống kê và dẫn tư liệu

- Xử lí tư liệu bằng các phương pháp trên

6 Dự kiến đóng góp của khóa luận

Trang 12

- Đóng góp về mặt lí thuyết: Những nội dung về lí thuyết hàm ẩn hội thoại

- Đóng góp về mặt nghệ thuật: Thông qua việc phân tích các đoạn hội thoại trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan đã thấy được tác dụng của hàm

ẩn hội thoại trong việc góp phần làm nổi bật phong cách nghệ thuật châm biếm trào phúng bậc thầy của nhà văn

7 Bố cục của khóa luận

Ngoài phần mục lục, tài liệu tham khảo, phụ lục, khóa luận tốt nghiệp gồm có 3 phần:

- Mở đầu ( 5 trang)

- Nội dung: 2 chương ( 44 trang)

+ Chương 1: Cơ sở lí luận ( 7 trang)

+ Chương 2: Ý nghĩa hàm ẩn hội thoại trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan ( 37 trang)

- Kết luận ( 2 trang)

Trang 13

NỘI DUNG

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.1 Khái niệm nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn

“Một phát ngôn ngoài cái ý nghĩa được nói ra trực tiếp nhờ các yếu tố

ngôn ngữ (âm, từ, kết cấu cú pháp ) còn có rất nhiều ý nghĩa khác nữa mà chúng ta phải dùng đến thao tác suy ý dựa vào ngữ cảnh, ngôn cảnh, và các quy tắc điều khiển hành vi ngôn ngữ, điều khiển lập luận, điều khiển hội thoại mới nắm bắt được Ý nghĩa trực tiếp do các yếu tố ngôn ngữ đem lại được gọi là ý nghĩa tường minh, có tác giả gọi là hiển ngôn, còn được gọi là ý nghĩa theo câu chữ của phát ngôn Các ý nghĩa nhờ suy ý mới nắm bắt được gọi là ý nghĩa hàm ẩn”

( Đỗ Hữu Châu Đại cương ngôn ngữ học, tập 2, Ngữ dụng học, NXB GD, 1993)

Để nắm rõ hơn hai khái niệm này ta tìm hiểu qua một số ví dụ:

Nghĩa tường minh: Phản ánh sự tình anh ta hút thuốc

Nghĩa hàm ẩn: Trước đây anh ta đã hút thuốc, sau đó bỏ thuốc được một thời gian, nhưng bây giờ lại hút lại

Nói về ý nghĩa hàm ẩn ta thấy rằng trước một phát ngôn người nghe có quyền dựa vào các yếu tố khác để suy ra nghĩa hàm ẩn nhưng cần phân biệt và hạn định các ý nghĩa hàm ẩn Ngôn ngữ học, ngữ dụng học quan tâm trước hết đến những ý nghĩa hàm ẩn nào mà người nói có ý định thông báo cho người đối thoại biết mặc dù vì những lí do nào đó không nói nó ra một cách tường minh Vì thế người ta mới phân biệt ra các ý nghĩa hàm ẩn tự nhiên và

ý nghĩa hàm ẩn không tự nhiên

Trang 14

Hàm ẩn tự nhiên là ý nghĩa hàm ẩn được suy ra một cách tự nhiên, ngẫu nhiên, những ý nghĩa không được truyền đạt một cách có ý định, những

ý nghĩa này không thể hình thức hoá được vì nó không có quy ước thể chế

Hàm ẩn không tự nhiên là ý nghĩa hàm ẩn được Grice xác định như sau: Người nói A muốn truyền báo ý nghĩa không tự nhiên bằng phát ngôn U khi và chỉ khi:

(i) A có ý định thông qua phát ngôn U gây nên hiệu quả Z ở người nghe

1.2 Phân loại ý nghĩa hàm ẩn không tư nhiên

Nghĩa hàm ẩn không tự nhiên bao gồm: Tiền giả định và hàm ngôn (hàm ý)

1.2.1 Tiền giả định

Tiền giả định là những căn cứ cần thiết để người nói tạo ra ý nghĩa tường minh trong câu nói của mình Tiền giả định là những hiểu biết chung đã được các nhân vật tham gia giao tiếp mặc nhiên thừa nhận Dựa vào tiền giả định mà người nói, người viết tạo ra ý nghĩa tường minh trong phát ngôn của mình Tiền giả định có thể hiểu là những điều luôn luôn đúng, là cơ sở để nêu

ra nghĩa tường minh Hướng suy luận để tìm ra tiền giả định là suy luận để tìm ra những cơ sở để từ đó nói được những điều trong nghĩa tường minh

Ví dụ: Phát ngôn “ Hôm nay trời lại mưa”

Trang 15

Tiền giả định: Những ngày trước đó và cả hôm qua trời đều mưa

Tiền giả định giúp ta trong giao tiếp luôn luôn đưa ra một câu nói có nghĩa Tất cả mọi câu nói đều được xây dựng từ những tiền giả định, nếu tiền giả định đúng thì câu nói đó mới chuẩn xác Tiền giả định sai thì câu nói không chuẩn xác, không có nghĩa

Ví dụ: Thắng nói với Nga: “Cậu gả em gái Mai Hương cho tớ nhé”

Như vậy tiền giả định là Nga phải có người em gái tên là Mai Hương

và tiền giả định ở đây nói về sự tồn tại của Mai Hương (gọi đó là tiền giả định tồn tại) Còn nếu như là Nga không có em gái tên là Mai Hương thì người nói

đã tiền giả định sai Nếu tiền giả định sai sẽ dẫn đến những câu hỏi như sau:

+ Tớ làm gì có em gái

Những câu hỏi trên người ta gọi là dẫn ý được rút ra một cách logic từ những câu hỏi đã nói trong trường hợp này các câu hỏi có tác dụng phủ định tiền giả định

Tiền giả định có tính chất kháng phủ định tức là tiền giả định của phát ngôn luôn giữ nguyên khi phát ngôn chuyển từ dạng khẳng định sang phủ định

Ví dụ: Con Nam lại ốm (tiền giả định Nam đã có con)

Con Nam đâu có ốm (tiền giả định vẫn là Nam đã có con)

Tiền giả định không thay đổi khi phát ngôn thay đổi về hành vi ngôn ngữ tạo ra nó tức là khi phát ngôn xác tín chuyển thành phát ngôn hỏi thì tiền giả định vẫn giữ nguyên

Ví dụ: Trong giờ học toán tại lớp 12A1

+ Bảo Lan nghỉ học à? (tiền giả định tronh lớp 12A1 có người tên Bảo

Lan)

+ Bảo Lan không nghỉ học (tiền giả định trong lớp 12A1 có học sinh

tên Bảo Lan)

Trang 16

-Một số kiểu tiền giả định:

+ Tiền giả định tồn tại: Ví dụ “ Con anh Nam lại ốm”

+ Tiền giả định thực: Ví dụ“Em biết hôm qua anh đi xem phim”

+ Tiền giả định hư: Ví dụ “ Chúng ta mong ước một thế giới

không có chiến tranh”

+ Tiền giả định từ vựng: Ví dụ “ Nga đã tìm thấy chìa khoá”

+ Tiền giả định cấu trúc: Ví dụ “ Anh ấy đã đi khi nào?”

+ Tiền giả định phản thực: Ví dụ “ Nếu như Nam đến thì chúng

ta đã không bị nhỡ xe”

1.2.2 Hàm ngôn ( hàm ý)

Trong thực tế có rất nhiều trường hợp ý thức thường báo lại có thể nhiều hơn những gì được nói ra, cái phần định nói nhiều hơn đấy chính là hàm ý Hàm ý được dùng khi tình huống giao tiếp cho phép sử dụng hàm ý là nói mà coi như không nói

Hàm ý được hiểu là những gì người nói muốn nói ra mà không nói ra bằng lời, hàm ý phải được suy ra từ những cái đã biết trong lời nói Tức là suy

ra từ ý nghĩa tường minh và tiền giả định Sự suy luận này được thực hiện dựa trên cơ sở quan hệ logic nhưng chủ yếu là dựa vào các “ lẽ thường”

Ví dụ: Chị: Trời mưa rồi kìa!

Em: Để em ra cất quần áo

Trên câu chữ thì hai câu trên không ăn nhập với nhau nhưng theo lẽ thường của người Việt : Thường phơi quần áo ngoài trời, thì khi trời mưa cần phải cất quần áo vào Trong câu nói của người chị nghĩa hàm ngôn là “ trời mưa rồi mau cất quần áo vào đi”, người em hiểu được điều này là dựa vào lẽ thường đã nói trên

Trang 17

Hàm ý được sử dụng trong đời sống hàng ngày với nhiều mục đích có thể để tránh trách nhiệm, có thể là một đề nghị kín đáo, có thể là một lời nói thiếu thiện chí

Hàm ý được chia thành nhiều kiểu khác nhau, nhưng ở đây chúng tôi chỉ bàn đến hàm ý cơ bản đó là hàm ý hội thoại

Hàm ý hội thoại chỉ thành công khi người nói phải biết rõ rằng người nghe có chịu cộng tác với mình và có năng lực đoán định được hàm ý trong lời nói Sự suy luận của người nghe đã chứng tỏ có sự cộng tác và đang được duy trì trong hội thoại

- Hàm ý hội thoại dùng chung là loại hàm ý mà khi suy tính về phần ý nghĩa phụ thêm được truyền đạt trong lời nói thì người nghe không cần đến kiến thức nền, nói cách khác việc giải đoán những hàm ý dùng chung thực hiện được bên ngoài những hiểu biết riêng và một ngữ cảnh cụ thể nào đó

Ví dụ: Lan: Cậu ăn cơm chưa?

Nga: Em tớ đang nấu (hàm ý chưa ăn)

- Hàm ý hội thoại dùng riêng là loại hàm ý mà việc giải đoán về nó phải được thực hiện với những kiến thức riêng đối với một tình huống cụ thể

Ví dụ: Mai: Cậu đi siêu thị không?

Lan: Bà tớ đang ốm

( Hàm ý Lan phải ở nhà chăm sóc bà, Lan không đi siêu thị được)

- Hàm ý thang độ: Được hiểu là một kiểu nhỏ bên trong hàm ý dùng chung, hàm ý thang độ được nêu ra bằng cách lựa chọn một từ diễn đạt mọi giá trị nào đấy từ một thang độ các giá trị ( nhiều, một số, ít )

Ví dụ: Nga: Tớ chỉ còn 5 ngàn thôi

( Hàm ý còn ít tiền quá )

Trang 18

Như vậy trong giao tiếp muốn đạt hiệu quả cao thì cả người nói lẫn người nghe đều phải hiểu và tôn trọng các quy tắc của hoạt động giao tiếp Khi mà người nói cố tình vi phạm các quy tắc đó và người nghe cũng nhận ra điều đó thì hàm ngôn xuất hiện

1.3 Cơ chế tạo ra các hàm ẩn không tự nhiên

Muốn tạo ra được ý nghĩa hàm ẩn không tự nhiên người nói một mặt phải tôn trọng các quy tắc: chiếu vật, chỉ xuất; quy tắc chi phối hành vi ngôn ngữ; quy tắc lập luận và quy tắc hội thoại Và giả định rằng người nghe cũng biết và tôn trọng chúng Mặt khác lại có ý vi phạm chúng và giả định rằng người nghe cũng ý thức được chỗ vi phạm đó của mình Ý nghĩa hàm ẩn không tự nhiên xuất hiện và được lí giải chính ở chỗ vi phạm đó

1.3.1 Sự vi phạm quy tắc chiếu vật và chỉ xuất

- Vi phạm quy tắc chiếu vật: Người nói sử dụng một biểu thức chiếu vật nhưng ứng với nhiều sự vật - nghĩa chiếu vật Đó chính là hiện tượng đa chiếu vật

Ví dụ: Trong “ Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương, hình ảnh chiếc

bánh trôi vừa là miêu tả chiếc bánh trôi thật vừa là hình ảnh tượng trưng cho người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến

- Vi phạm quy tắc chỉ xuất: Trong tiếng Việt hệ thống các từ xưng hô trong hội thoại hết sức phức tạp, phong phú Mỗi cặp xưng hô đều tiền giả định những kiểu quan hệ vị thế hội thoại nhất định và việc sử dụng cặp từ xưng hô nào sẽ quy định quan hệ giao tiếp cần phải giữ trong suốt cuộc hội thoại Thế nhưng để tạo ra hàm ẩn người ta sử dụng các từ xưng hô không theo quy ước hoặc thay đổi cách xưng hô

Ví dụ 1: Cặp từ xưng hô: bố/con tiền giả định giữa A và B có quan hệ gia

đình Hiện nay trong giao tiếp giữa hai người xa lạ không có quan hệ gia đình

huyết thống, lúc đầu cuộc thoại là bác/cháu bỗng nhiên A thay bằng cặp bố/con

Trang 19

Sự thay đổi này là cố ý, A ngầm tỏ ra rằng tôi đã xem quan hệ giữa ông và tôi là

bố/con, quan hệ xa lạ trước kia đã thay đổi bằng quan hệ thân mật

Ví dụ 2: Trong các cuộc cãi lộn giữa vợ chồng không ít trường hợp

người vợ hoặc chồng đột ngột chuyển từ xưng hô anh/em sang anh/tôi, cuối

cùng là mày/tao Sự thay đổi cách xưng hô như vậy tỏ ra rằng có sự thay đổi

trong quan hệ giữa hai người mà không cần tuyên bố tường minh nó ra

1.3.2 Các hành vi ngôn ngữ gián tiếp

Sử dụng các hành vi ngôn ngữ gián tiếp là biện pháp rất có hiệu lực để

truyền báo các ý nghĩa hàm ẩn, đặc biệt là các ý nghĩa hàm ẩn không tự nhiên

dụng học

Ví dụ: Thầy giáo hỏi một học sinh vào lớp muộn:

Bây giờ là mấy giờ rồi?

Đặt câu hỏi này thầy giáo rõ ràng đã vi phạm điều kiện chuẩn bị và điều

kiện chân thành của hành vi ở lời bởi vì thầy giáo đã biết giờ vào học của trường

Trong tình thế của mình, học sinh biết ngay ý định cảnh cáo của thầy về sự đi

muộn của mình nhờ tính “không đúng chỗ” của câu hỏi Đáp lại các kiểu câu hỏi

như vậy không phải là những câu: Thưa thầy 8h rồi, mà phải là những phát ngôn

xin lỗi, thanh minh: Em xin lỗi thầy xe em bị hỏng ngang đường

1.3.3 Sự vi phạm quy tắc lập luận

Cấu trúc của lập luận bao gồm các luận cứ và kết luận Sự vi phạm quy

tắc lập luận là không hoàn tất các bước lập luận Lập luận có thể không đủ các

thành phần, hoặc là không có các luận cứ hoặc là không có kết luận

Ví dụ: Bố ơi con học từ sáng đến giờ rồi Mệt quá!

Trang 20

Trong phát ngôn trên lập luận thiếu kết luận, lập luận hàm ẩn nhằm

hàm ý “xin cho con được nghỉ một lúc”

1.3.4 Sự vi phạm quy tắc hội thoại

Sự vi phạm quy tắc hội thoại thể hiện ở các mặt

1.3.4.1 Sự vi phạm quy tắc điều hành luân phiên lượt lời

Các quy tắc điều hành sự luân phiên lượt lời gồm có một hệ thống những điều khoản mà Searle và các đồng tác giả phát biểu như sau:

a Thứ nhất, vai nói thường xuyên thay đổi nhau (luân phiên) trong một

cuộc hội thoại

b Thứ hai, mỗi lần chỉ có một người nói

c Thứ ba, lượt lời của mỗi người thường thay đổi về độ dài do đó cần

có những biện pháp để nhận biết khi nào một lượt lời chấm dứt

d Thứ tư, vị trí ở đó nhiều người có cùng một lúc tuy thường gặp

nhưng không bao giờ kéo dài

e Thứ năm, thông thường lượt lời của đối tác này chuyển tiếp cho đối

tác kia diễn ra không bị ngắt quãng quá dài, cũng không bị dẫm đạp lên nhau

f Thứ sáu, trật tự (nói trước, nói sau) của những người nói không cố

định, trái lại luôn thay đổi Do đó một số phương tiện được dùng để chỉ định

và phân phối lượt lời là cần thiết

Như vậy, một cuộc hội thoại lý tưởng là cuộc hội thoại đảm bảo được những “điều khoản” vừa nêu ở trên Nhưng tùy theo hoàn cảnh giao tiếp và mục đích giao tiếp mà người ta đã vi phạm vào những điều khoản đó để tạo ra

ý nghĩa hàm ẩn Có thể:

- Lượt lời của người nói và người nghe không rõ ràng, trật tự: Lượt lời

là một lần nói xong của một người trong khi những người khác không nói, để rồi đến lượt một người tiếp theo nói Sẽ không thành lời nếu nhiều người cùng nói một lúc hoặc chỉ có một người nói

Trang 21

Ví dụ: Ông Lục: Chết! Anh nói mới dễ nghe sao!

Ông Lục: Này, chỗ thân, đằng này cam đoan xin hộ cho bằng

được Nhưng ít ra anh cũng lo lấy bát thập, thập nguyên, cho đằng này ăn với

(Thịt người chết- Nguyễn Công Hoan)

Trong ví dụ trên ông Lục đã nói liên tiếp hai lượt thoại nhằm hàm ý:

thân chủ muốn được ông giúp đỡ phải tạ ơn ông

- Người nghe cướp lời, ngắt lời của người đang nói: Ngắt lời, cướp lời

là nói “xen ngang” vào lời của người khác Trong hội thoại đặc biệt là trong song thoại, hiện tượng cướp lời chồng chéo lên nhau là không bình thường, là không lịch sự Nhưng việc người nghe cướp lời, ngắt lời của người đang nói

là mang ý nghĩa hàm ẩn riêng cho những cuộc thoại đó: cướp lời, ngắt lời hàm ý phản đối; cướp lời, ngắt lời hàm ý nhắc nhở

Ví dụ: Phong: Em đừng mắng anh mà oan! Thôi em cứ đi về

Nguyệt: Tôi không về đâu cả Sống gửi thác về, mả tôi đây rồi! (Oẳn tà rroằn- Nguyễn Công Hoan)

Nguyệt đã cướp lời của Phong nhằm thể hiện hàm ý phản đối ý kiến của Phong, Nguyệt nhất định không chịu về

- Ngừng quá lâu (độ im lặng quá dài) giữa hai lượt lời không có lời đáp Khoảng im lặng đó chứa hàm ngôn: Nó thường có hàm ẩn tôi không muốn nói chuyện với anh hoặc không muốn tiếp tục nói chuyện đó nữa

Ví dụ: Bắc: À, ai vừa vào đó?

Nguyệt;

Bắc: Mợ mệt à?

(Oẳn tà rroằn- Nguyễn Công Hoan)

Nguyệt đã im lặng không trả lời câu hỏi của Bắc, sự im lặng đó có hàm

ý Nguyệt không muốn cho Bắc biết người vừa vào đó là Phong

Trang 22

1.3.4.2 Sự vi phạm nguyên tắc cộng tác hội thoại

Nghiên cứu hàm ẩn, tác giả Đỗ Hữu Châu đã chia hàm ẩn thành hai loại: Hàm ẩn khái quát và hàm ẩn ngữ dụng Xét theo sự phân loại của P.Grice thì hàm ẩn ngữ nghĩa phần lớn là những hàm ẩn khái quát Còn những hàm ẩn ngữ dụng là những hàm ẩn do sự vi phạm các quy tắc ngữ dụng mà

có (bao gồm quy tắc chỉ xuất, chiếu vật, quy tắc lập luận, quy tắc chi phối các hành vi ngôn ngữ, quy tắc hội thoại, trong đó quan trọng nhất là các phương châm cộng tác hội thoại của P.Grice)

Cơ sở lý thuyết chính của ông là một cuộc thoại phải được xây dựng trên “nguyên lý hợp tác hội thoại” Mỗi thành viên tham gia hội thoại phải thể hiện cố gắng chung, phải phục vụ một mục đích và phương hướng đã được chấp nhận ở cuộc hội thoại Nguyên lý này được ông cụ thể hóa ở bốn phương châm là :

(1) Phương châm về lượng

a Hãy làm cho phần đóng góp của anh có lượng thông tin đúng như đòi hỏi

b Đừng làm cho phần đóng góp của anh có lượng thông tin lớn hơn đòi hỏi

(2) Phương châm về chất

a Đừng nói những điều mà anh tin là không đúng

b Đừng nói những điều mà anh không có bằng chứng xác thực (3) Phương châm quan hệ: Hãy quan yếu

(4) Phương châm cách thức

a Tránh lối nói tối nghĩa

b Tránh lối nói mập mờ (có thể hiểu nhiều nghĩa)

c Hãy nói ngắn gọn (tránh dài dòng)

d Hãy nói có trật tự

Trang 23

Nếu người nói cố tình vi phạm một trong những phương châm giao tiếp

kể trên, nghĩa là cố tình làm cho những lời đối thoại trở thành không bình thường thì chắc chắn có hàm ẩn Trong thực tế giao tiếp, đây là một cơ chế rất thường gặp để tạo nên hàm ẩn

Theo P.Grice (Đỗ Hữu Châu Đại cương ngôn ngữ học, NXB GD, H,

1993) phạm lỗi về nguyên tắc và phương châm hội thoại “chứng tỏ người

hội thoại vụng về”, sẽ làm cho người nghe hiểu sai mình còn “xúc phạm, vi phạm, từ bỏ” chúng là cố ý khai thác chúng để tạo ra các hàm ngôn

Để có cái nhìn tổng quát về các ý nghĩa hàm ẩn P.Grice đã đưa ra định nghĩa về ý nghĩa hàm ẩn gồm những điểm sau:

Phát ngôn P của A hàm ẩn hội thoại q nếu và chỉ nếu:

(i) A được xem như tuân thủ các quy tắc (hoặc ít nhất là phương châm trong trường hợp xúc phạm) cộng tác hội thoại

(ii) Để giữ vững tiền ước (i) phải giả định rằng A nghĩ đến q

(iii) A cho rằng cả A và B đều cho rằng để giữ vững tiền ước (i), phát hiện ra được rằng q thực sự là cái cần thiết

phải biết hoặc tin rằng mình biết các vấn đề sau đây:

(i) Nội dung quy ước (tức tường minh- Đỗ Hữu Châu) của p được phát ngôn ra

(ii) Nguyên tắc cộng tác và các phương châm của nó

(iii) Ngữ cảnh giao tiếp của P (tức quan yếu của P )

(iv) Một số những thông tin nền tảng ( có ý nghĩa là P sai trên bề mặt) (v) Rằng từ (i) đến (iv) là những hiểu biết chung mà cả A và B đều nắm được

Từ những điều kiện ở phía người nói và người nghe trên đây, cơ chế để tạo và phát hiện ra các hàm ẩn là:

Trang 24

(ii) Không có lí do gì để cho rằng A không tuân thủ các nguyên tắc hoặc ít nhất là phương châm cộng tác

(iii) Để có thể nói ra P và vẫn tuân thủ các nguyên tắc hoặc phương châm cộng tác hội thoại, A phải nghĩ tới q

(iv) A phải biết rằng cả hai phía( A: người nói, B: người nghe) đều biết rằng q phải được nghĩ đến để cho anh ta (A) được xem là thực sự cộng tác trong hội thoại

(v) B (người nghe) thấy rằng A không hành động để ngăn chặn mình (B) nghĩ rằng q

(vi) Do đó, A có ý định đưa mình (người nghe B) đến chỗ nghĩ rằng q

và khi nói P đã hàm ẩn q

Chính P.Grice đã phân chia các ý nghĩa hàm ẩn làm hai loại: hàm ẩn quy ước và hàm ẩn hội thoại Trong đó hàm ẩn hội thoại gồm hàm ẩn hội thoại khái quát và hàm ẩn hội thoại đặc thù, ở cơ chế này chúng tôi chỉ xin chú ý dừng lại ở việc khai thác ý nghĩa hàm ẩn hội thoại đặc thù

* Hàm ẩn do vi phạm phương châm về lượng: Nguyên tắc có lượng tin cần và đủ trong một tình huống giao tiếp cụ thể là nội dung trong phương châm về lượng của P.Grice Tuy nhiên, hội thoại luôn tiềm ẩn nguy cơ vi phạm nguyên tắc Có những điều không cần phải nói ra đôi khi phải nói ra hoặc ngược lại, có khi phải dùng đến một cách không thật lòng để che giấu điều gì đó Có thể vi phạm phương châm về lượng theo hai hướng: lượng tin nhiều hơn cần thiết và lượng tin ít hơn cần thiết

Ví dụ: Chủ nhiệm: Mịt mù à? Nó tên sách gì?

Việt Sỹ: Tên cuốn tiểu thuyết viết không sao ngửi được

(Nhân tài- Nguyễn Công Hoan)

Trang 25

Việt Sỹ đã cố tình đưa thêm lượng tin vào câu trả lời của mình nhằm thể hiện thái độ đánh giá của mình về chất lượng cuốn tiểu thuyết được hỏi đến: chê bai

* Hàm ẩn do vi phạm phương châm về chất: Người nói đã cố tình nói ra những điều không đúng sự thật và thừa biết như thế để tạo ra ý nghĩa hàm ẩn Người đọc phải tìm hiểu và suy ra mới hiểu được

Ví dụ: Ông Cụ: Không, tôi xem trong nhà như mất cái gì kia mà?

Bà Tham: Không ạ, cháu mất đồng xu, nhưng đã tìm thấy rồi ạ!

(Mất cái ví- Nguyễn Công Hoan)

Bà Tham đã nói sai sự thật, sự cố ý đó nhằm lảng tránh việc mất cái

ví vì bà không muốn ông Cụ biết việc cái ví bị mất

* Hàm ẩn do vi phạm phương châm quan hệ: Sự vi phạm phương châm này xảy ra khi phát ngôn nói đến những vấn đề không được đề cập đến trong cuộc thoại Sự vi phạm ấy là do cố ý người phát tin để thực hiện một hàm ẩn nào đó

Ví dụ: Tôi: Thế hiện trong két còn bao nhiêu?

* Hàm ẩn do vi phạm phương châm cách thức: Trong thực tế giao tiếp, không phải bất cứ điều gì cũng có thể diễn đạt một cách rõ ràng, rành mạch Nhiều khi trong những ngữ cảnh cụ thể ta cần phải nói dài dòng, nói

Trang 26

vòng, đa nghĩa để đạt được một mục đích nào đó Vì thế hàm ẩn do vi phạm phương châm cách thức cũng hay gặp trong hội thoại

Ví dụ: Vũ: Mày còn thuốc lá không?

Lê: Tao cũng sắp hỏi mày câu ấy

(Cái Tết của những nhà đại văn hào- Nguyễn Công Hoan)

Lê đã trả lời Vũ một cách vòng vo, không đi thẳng vào nội dung câu hỏi, cách trả lời đó nhằm dụng ý khẳng định mình cũng đã hết thuốc

1.3.4.3 Sự vi phạm quy tắc chi phối quan hệ liên cá nhân và phép lịch sự

Tương tác bằng lời là hoạt động tương tác có tính xã hội cao Nên ngoài quan hệ trao đổi về mặt thông tin thì những người tham gia hội thoại còn có quan hệ liên cá nhân Quan hệ liên cá nhân chi phối rất nhiều đến phép lịch sự Phép lịch sự cũng là một trong những quy tắc quan trọng trong hội thoại Lịch sự là biểu hiện những điều tốt đẹp, không gây tổn hại đến thể diện của người khác, là quy tắc có tính chất tâm lí xã hội Các nhà văn hoá quan niệm “ lịch sự là hành vi xã hội có lễ độ hay là phép xã giao trong phạm vi văn hoá” ( Nguyễn Thiện Giáp - “Dụng học Việt ngữ” NXB

ĐHQG, H, 2000, tr100); “ lịch sự là có thái độ nhã nhặn, lễ độ khi tiếp xúc

phù hợp với quan niệm phép tắc xã giao của xã hội” ( Từ điển tiếng Việt -

Hoàng Phê chủ biên)

Khi nói đến phép lịch sự, người ta còn nói đến thể diện trong giao tiếp Trong thể diện người ta chia thành thể diện dương tính va thể diện âm tính Nói cách khác mỗi người đều có hai dạng thể diện Thể diện tích cực là nhân cách địa vị xã hội biểu hiện bên ngoài mà qua đó chúng ta tác động đến người khác Thể diện tiêu cực là lãnh địa riêng, là chỗ yếu mà mỗi chúng ta đều không muốn cho người khác biết

Trang 27

Trong hội thoại, quy tắc này đòi hỏi người nói phải biết sử dụng ngôn ngữ sao cho phù hợp với vị thế xã hội và hoàn cảnh giao tiếp, thể hiện thái độ kính già yêu trẻ, chuộng khách nghĩa là phải khéo léo tránh những xúc phạm đến người khác và biết giữ thể diện cho mình, tránh tự khen mình

vì nếu bộc lộ cái tôi trong giao tiếp quá nhiều sẽ gây khó chịu cho người cùng đối thoại

Quy tắc chi phối quan hệ liên cá nhân và phép lịch sự được nhà ngôn ngữ G.N.Leech nghiên cứu và đưa ra qua 6 phương châm lớn dưới đây( xem Đỗ Hữu Châu, Đại cương ngôn ngữ, tập 2, Ngữ dụng học ):

(1) Phương châm khéo léo

a Giảm thiểu tổn thất cho người nghe

b Tăng tối đa lợi ích cho người

(2) Phương châm rộng rãi

a Giảm thiểu lợi ích cho ta

a Giảm thiểu sự chê bai đối với người

b Tăng tối đa khen ngợi người

a Giảm tối thiểu khen ngợi ta

b Tăng tối đa sự chê bai ta

a Giảm thiểu sự bất đồng giữa ta và người

b Tăng tối đa sự đồng ý giữa ta và người

a Giảm thiểu ác cảm giữa ta và người

b Tăng tối đa thiện cảm giữa ta và người

Trang 28

Người lịch sự là người biết diễn đạt một cách theo lối hàm ngôn Như vậy thể hiện sự lịch sự để tạo ra nghĩa hàm ngôn, người nói đã cố tình xúc phạm đến những yêu cầu trên đây và vi phạm vào 6 phương châm lịch sự mà G.N.Leech đã đưa ra ở trên

Ví dụ: “ Điêu! Người thế mà điêu Hôm ấy leo lẻo cái mồm hẹn xuống, thế mà mất mặt ”

( Vợ nhặt – Kim Lân )

Câu “ Hôm ấy leo lẻo cái mồm hẹn xuống, thế mà mất mặt” là lượt thoại làm mất thể diện của người đối thoại - lượt thoại đã vi phạm nguyên tắc tôn trọng thể diện trong hội thoại Tiền giả định ở đây là hai người đã có cuộc gặp mặt trước đó, vì thế hàm ẩn khẳng định mối quan hệ có từ trước giữa hai người Cơ sở hàm ẩn khẳng định quyền lực của người nói với người nghe Như vậy hàm ẩn của phát ngôn trên chính là sự bông đùa của những người như đã biết nhau

Chương 2

Ý NGHĨA HÀM ẨN HỘI THOẠI TRONG TRUYỆN

NGẮN NGUYỄN CÔNG HOAN

Hàm ẩn hội thoại được tạo nên do: sự vi phạm quy tắc điều hành luân phiên lượt lời, sự vi phạm nguyên tắc cộng tác hội thoại, sự vi phạm chi phối quan hệ liên cá nhân và phép lịch sự Khi khảo sát trên 70 tác phẩm truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan, có tới 29 tác phẩm có sử dụng hàm ẩn hội thoại (chiếm 40,8% tổng số tác phẩm) Tổng số phiếu thu được khi khảo sát là 80

Trang 29

phiếu với sự vi phạm nguyên tắc hội thoại là 45 phiếu (56%), sự vi phạm luân phiên lượt lời là 21 phiếu (26%), sự vi phạm quy tắc chi phối quan hệ liên cá nhân và phép lịch sự là 14 phiếu (8%) Ở chương này chúng tôi trình bày kết quả khảo sát và miêu tả số liệu khảo sát theo 3 loại đó ( lần lượt theo tần số xuất hiện của mỗi loại)

2.1 Hàm ẩn hội thoại do vi phạm nguyên tắc cộng tác hội thoại

Theo kết quả thống kê chúng tôi thấy có tới 45 phiếu (56%) biểu thị ý nghĩa hàm ẩn hội thoại do vi phạm nguyên tắc cộng tác hội thoại Dưới đây là những số liệu cụ thể về số phiếu biểu thị ý nghĩa hàm ẩn được tạo ra do vi phạm các phương châm cộng tác hội thoại của P.Grice

Bảng số 1:

Phương châm về lượng (tổng số phiếu 14)

Phương châm

về chất (tổng số phiếu7)

Phương châm quan

hệ (tổng số phiếu 13)

Phương châm cách thức (tổng số phiếu 11)

Trang 30

4 Báo hiếu: trả nghĩa

Trang 31

Nguyên tắc có lượng tin cần và đủ trong một tình huống giao tiếp cụ thể là nội dung trong phương châm về lượng của G.Price Tuy nhiên hội thoại luôn tiềm ẩn nguy cơ vi phạm các nguyên tắc Có thể vi phạm phương châm

về lượng theo hai hướng: Lượng tin nhiều hơn cần thiết hoặc lượng tin ít hơn cần thiết Khi khảo sát các tác phẩm truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan chúng tôi thấy ý nghĩa hàm ẩn hội thoại được tạo ra do vi phạm phương châm

về lượng khá nhiều và theo cả hai hướng (14/45 phiếu)

Dưới đây là những ví dụ tiêu biểu:

2.1.1.1 Lượng tin nhiều hơn cần thiết

Ví dụ 1: Truyện ngắn “Người ngựa và ngựa người” kể về một anh phu

xe nghèo khó, tối ba mươi Tết vẫn phải kéo xe chở khách kiếm tiền Anh đi lững thững khắp các phố phường cuối cùng cũng có ngưới khách thuê anh kéo Anh kéo khách qua rất nhiều phố, khi có tiếng pháo nổ anh bỗng hỏi người khách:

Anh phu xe: Mấy giờ rồi thưa bà?

Người khách: Phải gió nhà nào bây giờ đã đốt pháo giao thừa Mới có

mười hai giờ kém mười lăm.”

Trong đoạn thoại trên, người khách cố tình vi phạm “phương châm về lượng”, lẽ ra người đó chỉ cần trả lời rằng: “Bây giờ là mười hai giờ kém mười lăm” Nhưng chị ta cố tình nói thêm một phát ngôn không cần thiết với câu hỏi của người phu xe Xuất phát từ lẽ thường là đúng mười hai giờ đêm

ba mươi Tết người ta mới đốt pháo đón giao thừa, chính vì vậy phát ngôn của người khách có hàm ý: “anh phu xe không cần nóng ruột, vẫn còn sớm đồng thời để anh không đòi tiền của chị ta ngay lúc này” vì thế chị ta mới nói: “Mới

có mười hai giờ kém mười lăm”

Ví dụ 2: Trong truyện ngắn “Cụ Chánh Bá mất giày”

“Chủ nhà: Đôi giày của cụ Chánh thế nào, hở cậu?

Trang 32

Người nhà cụ Chánh Bá: Mới nguyên, kiểu Gia Định, đế Cờ-lếp, mua

những ngót ba đồng.”

Truyện kể về cụ Chánh Bá mất giày khi đến xơi tiệc rượu, cụ rất khó tính và nghiêm khắc, ai ai trong làng đều sợ Khi chủ nhà phát hiện ra đôi giày của cụ biến mất, ông ta sợ “xanh mắt” Đây là đoạn thoại giữa chủ nhà và người nhà cụ Chánh Bá theo hầu Rõ ràng người nhà cụ chánh Bá đã vi phạm

“phương châm về lượng” Lẽ ra anh ta chỉ cần trả lời: đôi giày kiểu Gia Định,

đế Cờ lếp, mới nguyên Nhưng anh ta cố tình nói thêm vào phát ngôn thông tin: “mua những ngót ba đồng” với hàm ý: đôi giày ấy không chỉ mới nguyên

mà còn rất giá trị, mua khá đắt, đồng thời hàm chứa sự chỉ dẫn để chủ nhà mua đền đôi giày y nguyên như thế cho cụ Chánh Bá

Như vậy bằng việc cố tình đưa thêm lượng tin vào phát ngôn, người nói thực hiện được ý đồ, mục đích của mình

Ví dụ 3: Trong truyện ngắn “Giá ai cho cháu một hào”

Thằng bé ăn mày đáng thương bị bắt giải về nguyên quán, trên tàu gặp những hành khách cảm thông:

“ Người đàn bà: Thế cậu anh làm gì?

Thằng bé: Cậu cháu làm ruộng, nhưng nghèo lắm, mà cũng chết mấy

tháng nay”

Người đàn bà trên tàu thương cảm, hỏi thăm gia cảnh thằng bé để biết

vì sao nó đến nông nỗi này, khi bà hỏi và biết được cha mẹ nó đã chết, nó sống với cậu nó, bà đã hỏi thăm cậu nó làm gì? Trong câu trả lời của thằng bé,

ta thấy nó đã cố tình đưa vào phát ngôn của mình lượng tin nhiều hơn cần thiết Đáng lẽ nó chỉ cần đi thẳng vào câu trả lời: “Cậu cháu làm ruộng” nhưng ở đây nó đã nói thêm “nhưng nghèo lắm, mà cũng chết mấy tháng nay rồi” Sự vi phạm đó nhằm hàm ý “khi cậu còn sống, cậu quá nghèo nên không nuôi được cháu, bây giờ cậu cũng chết nên chẳng có chỗ mà về nữa, nên phải

Trang 33

đi lang thang” Bằng việc tạo ra sự vi phạm phương châm về lượng trong lời thoại của nhân vật, tác giả đã giúp người đọc cảm nhận rõ tình cảnh “khốn nạn” của thằng bé

2.1.1.2 Lượng tin ít hơn cần thiết

Ví dụ 1: Quay lại tác phẩm “Người ngựa và ngựa người” ta thấy có

tới ba đoạn thoại giữa anh phu xe và người khách có sự vi phạm phương châm về lượng, lương tin ít hơn cần thiết

Đoạn A Anh phu xe: Bà tìm ai, thưa bà?

Người khách: Tôi tìm người quen

Anh phu xe: Người quen bà ở phố nào?

Người khách: Anh cứ kéo đi

Đoạn B Người khách: Nhà tôi ở ngay đầu ngõ hàng Bún, khi nào

anh đi qua thì tôi gửi tiền anh chứ gì?

Anh phu xe: Chứ gì! Một trăm ngõ hàng Bún, ai biết ngõ nào mà tìm!

Đoạn C Anh phu xe: Nhà cô ở đâu?

Người khách: Trên hàng Bún

Ba đoạn đối thoại trên, người khách đã cố tình trả lời không đủ lượng thông tin cần thiết của anh phu xe Cách trả lời đó chỉ được lượng tin chung chung, người nghe - anh phu xe không có được thông tin cụ thể mà anh cần Hàm ý bộc lộ rõ ở những lời nói của người khách là: chị ta muốn trốn tránh việc trả tiền cho anh phu xe và muốn kéo dài thêm thời gian để anh ta kéo mình tiếp đến các nhà săm xem có khách chơi không để kiếm tiền Cách hỏi

Trang 34

tội nghiệp của anh phu xe, cách trả lời hàm ý của người khách làm nên giá trị rất lớn của truyện ngắn

Ví dụ 2: Trong truyện ngắn “Mất cái ví”

“Ông cụ càng ngờ cháu nói cạnh, bèn hỏi:

Ông cụ : Anh mắng ai?

Ông Tham: Những đứa kia đấy ạ!”

Trong cuộc thoại giữa ông Cụ và ông cháu - ông Tham, ta thấy trong câu trả lời của ông cháu rõ ràng là lượng thông tin ông cháu đưa ra quá ít, quá chung chung Chính cái quá chung chung đó tạo ra ý nghĩa hàm ẩn: đánh đồng ông cụ với những kẻ ăn người ở trong nhà Từ ý nghĩa hàm ẩn đó người đọc thấy được bản chất xấu xa, vô đạo đức của đứa cháu với người cậu của mình, nó góp phần thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm, vạch trần bản chất xấu xa giả nhân giả nghĩa của bọn thượng lưu tư sản trong xã hội cũ Với bọn

có tiền thì chúng càng ki bo tính toán thiệt hơn, luôn đặt đồng tiền và lợi ích

cá nhân lên hàng đầu, cắt đứt cả tình thân nếu như nó ảnh hưởng đến lợi ích của bản chúng

Ví dụ 3: Trong tác phẩm “ Mánh khóe”

“ Tôi : Vậy đã chạy được bao nhiêu rồi?

Bạn : Ít lắm

Tôi : Bao nhiêu?

Bạn : Không khéo thì lỗ to Chỗ bạn cầm bút với nhau ta chẳng nên

giấu nhau điều ấy Anh có cách nào cứu tôi với.”

Trong đoạn thoại trên người bạn đã trả lời nhân vật “Tôi” quá ít thông tin, thông tin không rõ ràng, chính xác Sự vi phạm đó thể hiện hàm ý: số lượng quá ít, người trả lời không có ý định trả lời chính xác số lượng mà hướng tới cần sự giúp đỡ của “Tôi”

Trang 35

Như vậy qua các ví dụ đã phân tích ta thấy các tác phẩm truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan đã sử dụng khá nhiều sự vi phạm phương châm về lượng để tạo hàm ẩn Chính nhờ việc tạo hàm ẩn như vậy đã góp phần thể hiện tư tưởng, chủ đề tác phẩm, và tạo tính hấp dẫn bạn đoc

2.1.2 Hàm ẩn do vi phạm phương châm quan hệ

Hàm ẩn do vi phạm phương châm quan hệ tức là hàm ẩn được tạo ra do

sự không quan yếu giữa phát ngôn trước và sau Trong khi khảo sát các tác phẩm truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan chúng tôi thu được 13 phiếu hàm

ẩn hội thoại được tạo ra do vi phạm phương châm này Đây là số phiếu khá cao so với số phiếu hàm ẩn do vi phạm các phương châm khác

Dưới đây là một vài ví dụ tiêu biểu:

Ví dụ 1: Trong truyện ngắn: “Thằng ăn cắp”

“Đội Sếp: Nó lấy gì của bà?

Bà hàng bún: Các ông đưa nó lên… cẩm…hộ tôi!

Đội Sếp: Bà mất gì?

Bà hàng bún cố trả lời, nói rời rạc như sắp tắc thở: Nó ăn của tôi hai

xu bún riêu rồi nó quỵt nó chạy”

Trong đoạn thoại trên bà hàng bún đã trả lời Đội Sếp khi ông ta hỏi tên

ăn trộm lấy gì của bà ta bằng một câu rất không ăn khớp “ các ông đưa nó lên cẩm hộ tôi” Bà không trả lời mất cái gì Tuy nhiên câu trả lời của bà lại hàm ý: khẳng định nó chính là thủ phạm ăn cắp Đồng thời cũng lé tránh câu trả lời

nó ăn quỵt có hai xu bún riêu của bà ta

Ví dụ 2: Trong truyện ngắn “Báo hiếu: Trả nghĩa cha”

“Độ mười lăm phút sau Có người đập tay vào lưng, bà lão quay lại thì người ấy nói:

Người ở: Tôi đưa bà cụ đi vào cổng đằng này, ông tôi bảo thế

Bà lão: Không được đi lối này à?

Ngày đăng: 31/10/2015, 09:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w