1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu cấu trúc thời gian trong truyện ngắn nguyễn công hoan từ góc độ tu từ học

50 700 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 429,75 KB

Nội dung

Dựa trên cơ sở những gợi ý về mặt lý luận của hai tác giả Nguyễn Thái Hoà và Đỗ Hữu Châu, khóa luận này sẽ đi sâu tìm hiểu về cấu trúc thời gian trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan một cá

Trang 1

Phần mở đầu

1 Lý Do chọn đề tài

1.1 Văn bản là sản phẩm hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ,trong cuốn

“Văn bản và liên kết trong văn bản”, tác giả L.Hjelmslev (nhà ngôn ngữ học Đan

Mạch) đã viết: “Cái duy nhất đến với người nghiên cứu ngôn ngữ với tư cách khởi

điểm […] đó là văn bản trong tính hoàn chỉnh tuyệt đối và không tách rời của nó”[4,Trang5]

ở lĩnh vực “phong cách học văn bản” tác giả Đinh Trọng Lạc khẳng định:

“Văn bản được nghiên cứu với tư cách là sản phẩm của hoạt động lời nói, không phải là chuỗi câu hoặc đoạn văn được tạo lập một cách tuỳ tiện, mà là một thể thống nhất toàn vẹn, xây dựng theo những quy tắc nhất định” [5,Trang7]

Xét ở phương diện mục đích giao tiếp, người ta có thể chia văn bản thành các loại như: Văn bản nghệ thuật, Văn bản khoa học, Văn bản Báo-Công luận, Văn bản chính luận… Trong đó, văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật được giới văn chương nghiên cứu nhiều hơn cả Và trong Văn bản nghệ thuật thì truyện-một loại hình quan trọng đã và đang được các nhà nghiên cứu Văn học, Lý luận Văn học, Ngôn ngữ học quan tâm

Trong tác phẩm truyện, ngoài những biện pháp tu từ, những phương thức tổ chức văn bản, bố cục văn bản… thì vấn đề cấu trúc thời gian cũng là một trong những yếu tố làm nên sức lôi cuốn, hấp dẫn của truyện

Nếu như thời gian là một “vấn đề có tính thời sự” (B.S Maylac), là yếu tố

quan trọng góp phần tạo nên giá trị diện mạo tác phẩm thì vấn đề cấu trúc thời gian lại góp phần tạo nên phong cách riêng của mỗi tác giả

Vì vậy, việc nghiên cứu truyện ngắn từ góc độ cấu trúc thời gian là một hướng tiếp cận mới mẻ và đầy hấp dẫn, mà hai tác giả Nguyễn Thái Hoà và Đỗ Hữu Châu là những người đặt nền móng Trong phạm vi khoá luận này, chúng tôi vận dụng lý thuyết phong cách học văn bản của tác giả Nguyễn Thái Hoà để đi sâu tìm hiểu cấu trúc thời gian trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan từ góc độ tu từ học

Đây là một công việc thú vị và bổ ích, hứa hẹn một hướng nghiên cứu có nhìêu triển vọng trong việc khai thác và tìm hiểu truyện

Trang 2

1.2 Nguyễn Công Hoan là một trong những nhà văn tiêu biểu của Chủ nghĩa hiện thực phê phán Việt Nam Trong cuốn “Nguyễn Công Hoan cây bút hiện thực

xuất sắc ”, nhà nghiên cứu Nguyễn Hoành Khung đã viết: “Nhiều tác phẩm của ông

thuộc vào những tác phẩm “cổ điển” trong nền văn xuôi trước Cách mạng, được in lại nhiều và được dịch ra nhiều thứ tiếng nước ngoài” [9,Trang230] Nguyễn Công

Hoan đặc biệt ở tài năng kể chuyện hấp dẫn, vì vậy mà riêng truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan chưa từng thấy có cây bút kế thừa (chữ dùng của Nguyễn

Đăng Mạnh) Một trong những yếu tố làm cho lối kể chuyện của Nguyễn Công Hoan trở nên hấp dẫn là nhờ việc hư cấu thời gian, sử dụng cấu trúc thời gian linh hoạt, sáng tạo

Trong nhà trường phổ thông, một số truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan đã

được đưa vào giảng dạy Chính vì vậy, việc đi sâu khai thác cấu trúc thời gian truyện ngắn Nguyễn Công Hoan là một hướng tiếp cận có ý nghĩa đối với sự chuẩn bị tích luỹ tư liệu cho quá trình giảng dạy sau này của bản thân ở nhà trường phổ thông

Từ ý nghĩa khoa học và thực tiễn trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài:

“Tìm hiểu cấu trúc thời gian trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan từ góc độ tu

từ học”.

2 Lịch sử vấn đề

Tác phẩm văn học là công trình nghệ thuật ngôn từ do một cá nhân hoặc tập thể sáng tạo nhằm khái quát bằng hình tượng về cuộc sống con người, biểu hiện tâm tư tình cảm, thái độ của chủ thể trước thực tại

Tác phẩm văn học có ba loại hình cơ bản: tự sự, trữ tình, kịch Theo “Từ điển

thuật ngữ Văn học” thì “Truyện được xem là một thể loại văn học lớn, thuộc loại tự

sự, có hai thành phần chính là cốt truyện và nhân vật” [18,Trang385] Còn truyện

theo quan điểm của ngôn ngữ học là “một văn bản chiếu vật diễn tiến theo thời

gian” (Jea Ricardou, dẫn theo Katiewales) Theo quan điểm đó, thì chiều thời gian

trật tự trước sau của các sự kiện là một nhân tố quyết định một văn bản là truyện hay

là một văn bản tường thuật, miêu tả Thời gian là nhân tố quyết định tổ chức các sự kiện thành một truyện Truyện là sản phẩm của hành vi ngôn ngữ kể chuyện (tự sự) Trong ngôn ngữ, thời gian được coi như là một phạm trù phổ quát Đó là một trong

Trang 3

Nếu như thời gian nghệ thuật đang là một vấn đề được sự quan tâm của giới nghiên cứu thì vấn đề cấu trúc thời gian của tác phẩm lại là một vấn đề còn nhiều mới mẻ, và nó cũng không kém phần hấp dẫn khi trở thành đối tượng nghiên cứu của văn chương

2.1 ở lĩnh vực lý luận văn học, nhà lý luận văn học người Nga

Đ.X.Likhachop đã khẳng định: “Thời gian nghệ thuật là nhân tố nằm trong mạng

lưới nghệ thuật của tác phẩm văn học” Từ đó ông cho rằng: “Thời gian vừa là khách thể, vừa là chủ thể, lại đồng thời vừa là công cụ phản ánh của văn học Văn học ngày càng thấm nhuần ý thức và cảm giác của sự vận động của thế giới trong các hình thức hết sức đa dạng của thời gian”

Nói như vậy có nghĩa là thời gian nghệ thuật là phạm trù của nghệ thuật, là thời gian mà ta có thể thể nghiệm được trong tác phẩm nghệ thuật với độ dài của nó, với nhịp độ nhanh hay chậm, với chiều dài thời gian là hiện tại, quá khứ hay tương lai

Theo “Từ điển thuật ngữ văn học” thì: “Trong thế giới nghệ thuật, thời gian

nghệ thuật xuất hiện như một hệ quy chiếu có tính tiền đề được giấu kín để miêu tả

đời sống trong tác phẩm, cho thấy đặc điểm tư duy của tác giả” [6,Trang323] Cũng

trong cuốn sách đó, các tác giả: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi… cũng

khẳng định: thời gian là “hình thức nội tại của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính

chỉnh thể của nó” [7,Trang322] Nói chung, thời gian nghệ thuật bao giờ cũng gắn

liền với tổ chức bên trong của hình tượng nghệ thuật, chính vì vậy mà nó trở thành một trong những phạm trù quan trọng nhất của thi pháp học, nó thể hiện thực chất

sáng tạo của người nghệ sĩ Nói như N.Gây thì thời gian nghệ thuật là “Một trong

những phương tiện hữu hiệu nhất để tổ chức nội dung của nghệ thuật”

Trong cuốn giáo trình “Lý luận văn học” tác giả Hà Minh Đức cho rằng:

“Thời gian là cái có tính quá trình, có tính tiếp nối, có bắt đầu, có kết thúc và chủ yếu qua biện pháp kể Thời gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học (chủ yếu qua tác phẩm tự sự) có thể nhận dạng thông qua các bình diện như: nhịp điệu thời gian, trình tự thời gian, hiện trạng thời gian…”[15,Trang50]

Trang 4

Giáo trình “Lý luân văn học” của tác giả Hà Minh Đức cũng đã đề cập đến thời gian trong văn học nhưng đó chỉ là thời gian nói chung, chưa cụ thể: “Văn học

chủ yếu tái hiện quá trình đời sống diễn ra trong thời gian ”

Như vậy ở lĩnh vực Lý luân văn học, các nhà nghiên cứu hoàn toàn chưa đề cập đến cấu trúc thời gian của truyện, mà chỉ đề cập đến thời gian nghệ thuật nói chung

2.2 ở lĩnh vực ngôn ngữ, cụ thể là từ góc độ Phong cách học văn bản, đã có

một số tác giả đề cập đến vấn đề cấu trúc thời gian trong truyện

2.2.1 Trong Tạp chí Ngôn ngữ, tác giả Lê Thị Tuyết Hạnh viết bài: “Thời

gian như một yếu tố cấu trúc nghệ thuật của truyện”[Trang63-68] đã đề cập đến

cấu trúc thời gian Bài viết đã khái quát việc phân chia thời gian của các nhà thi pháp học, chẳng hạn như G.Genetie phân chia thời gian trong truyện kể thành ba trục: thời gian lịch sử, thời gian tự sự, thời gian phát ngôn

-Thời gian lich sử: là thời gian diễn tiến của các sự kiên hình thành nên truyện Đó có thể là thời gian thực nếu như các sự kiên có thực trong hiện thưc Đối với các truyện hư cấu thì thời gian lịch sử là thời nối tiếp các sự kiện hư cấu để thành một truyện(đây là thời gian ảo.)

-Thời gian tự sự: thời gian lịch sử là không thể thay đổi trong thực tế Song trong sự kể lại của truyện các lôgic thời gian của sự kiện ( thực hay là hư cấu ) đó có thể thay đổi Như vậy, thời gian lịch sử có thể sắp xếp lại thành thời gian tự sự Căn

cứ vào quan hệ thời gian lịch sử và thời gian tự sự, G.Vigner đã phân biệt hai kiểu

xử lý thời gian trong truyện:

* Truyện đẳng tuyến: các sự kiện được trình bày theo trật tự mà chúng diễn ra

trong truyện trong thời gian lịch sử Mỗi thời điểm trong thời gian tự sự là tương ứng với một thời điểm trong thời gian lịch sử

* Truyện đảo tuyến: Thời gian tự sự xê dịch so với thời gian lịch sử, một sự

kiện của thời gian lịch sử có thể được đưa ra trước hoặc sau khi thời điểm lịch sử của

Trang 5

-Thời gian phát ngôn: là thời gian mà người kể thực hiện hành động kể chuyện tức là thời gian nói hoặc viết Thời gian phát ngôn cũng là thời gian mà người kể kể lại câu chuyện cho các thính giả hoặc độc giả của mình Nói khác đi, thời gian phát ngôn là thời gian đối thoại giữa người kể và bạn đọc

Xét theo thời gian phát ngôn, cấu trúc thời gian của truyện được chia thành

ba kiểu:

* Thời gian phát ngôn sau thời gian lịch sử và thời gian tự sự (thời gian trong sử thi)

* Thời gian phát ngôn trước thời gian lịch sử và thời gian tự sự

( thời gian trong truyên khoa học viễn tưởng.)

* Thời gian phát ngôn đồng thời với thời gian lịch sử và thời gian tự sự

2.2.2 Giáo sư Đỗ Hữu Châu trong chuyên đề “Ngôn ngữ và văn học” đã

phân chia thời gian trong truyện theo ba trục:

-Thời gian lịch sử : là thời gian của chuỗi các sự kiện Trong thời gian của truyện, thời gian tuyến tính (theo trật tự trước sau) bị cài vào thời gian tuyến tính của các nhân vật

-Thời gian tự sự: là cách bố trí thời gian lịch sử theo cấu trúc mà tác giả định

ra, thời gian tự sự có thể trùng với thời gian lịch sử hoặc có thể không trùng với thời gian lịch sử Thời gian tự sự có hai dạng:

* Thời gian tự sự đẳng tuyến: thời gian tự sự và thời gian lịch sử trùng làm

2.2.3 Tác giả Nguyễn Thái Hoà trong “Những vấn đề thi pháp của truyện”

đã giành chương V “Thời gian như một nhân tố cấu trúc của truyện”để phân tích

tác dụng nghệ thuật của yếu tố thời gian trong truyện Tác giả khảo sát nhưng vấn đề như: các loại thời gian của truyện (thời gian của chuyện, thời gian của truyện, thời gian kể chuyện), thời gian của truyện (tự sự), các kiểu thời gian, thời gian kể và

điểm nhìn… Và tác giả đi đến khẳng định:“Thời gian là nhân tố hư cấu đầu tiên

Trang 6

trong truyện, xuất hiện đồng thời với các sự kiện, nhân vật và sự phân bố để dựng thành truyện”

Như vậy, ta thấy các tác giả trên đã có chung quan điểm trong việc thống nhất tên gọi các loại thời gian, nêu được các dạng cấu trúc thời gian và phân tích chúng với tư cách là các yếu tố nghệ thuật Tuy nhiên, các tác giả đó mới chỉ dừng lại ở việc xây dựng hệ thống lý thuyết về cấu trúc thời gian mà chưa đi vào thực tế của tác phẩm

2.2.4.ở góc độ ngôn ngữ, qua khảo sát chúng tôi thấy đã có khoá luận tốt

nghiệp đi sâu nghiên cứu về cấu trúc thời gian Đó là khoá luận: “Tìm hiểu cấu trúc

thời gian trong truyện ngắn Nam Cao từ góc độ tu từ học” của tác giả Phạm Thị

Lệ Chi-Sinh viên K25H

Xuất phát từ thực tiễn khoa học và thực tế của những công trình đã nghiên cứu về cấu trúc thời gian, chúng tôi nhận thấy: Phần lớn những bài nghiên cứu trên mới chỉ dừng lại ở các bài viết khái quát, mang tính chất khám phá, minh hoạ cho một nhận xét, một ý kiến, mà chưa đi vào một tác phẩm cụ thể Đã có công trình khoa học nghiên cứu về cấu trúc thời gian nhưng mới chỉ ở tác giả Nam Cao Như vậy, việc nghiên cứu cấu trúc thời gian trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan vẫn

đang là vấn đề còn mới mẻ, chưa được đào sâu tìm hiểu Cho đến nay trong số các tài liệu mà chúng tôi thống kê được, chưa có tài liệu nào trùng tên với đề tài khóa luận này

Dựa trên cơ sở những gợi ý về mặt lý luận của hai tác giả Nguyễn Thái Hoà

và Đỗ Hữu Châu, khóa luận này sẽ đi sâu tìm hiểu về cấu trúc thời gian trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan một cách hệ thống cụ thể Đồng thời góp phần khẳng định hơn những tiền đề lý thuyết của các nhà ngôn ngữ học đã mở đường

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích:

Nghiến cứu đề tài: “Tìm hiểu cấu trúc thời gian trong truyện ngắn Nguyễn

Công Hoan từ góc độ tu từ học”, chúng tôi nhằm khám phá ra một khía cạnh mới

mẻ về giá trị nội dung cũng như nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan từ góc độ tu từ học Từ đó khẳng định phong cách cũng như tài năng viết truyện ngắn

Trang 7

Trong phạm vi khóa luận này, trên cơ sở những nhận xét cơ bản bước đầu

được rút ra, chúng tôi hy vọng được khẳng định thêm vai trò của yếu tố thời gian nghệ thuật nói chung và cấu trúc thời gian nói riêng trong tác phẩm văn chương

Đồng thời góp phần củng cố lý thuyết về phong cách học văn bản

Những kiến thức được tập hợp trong khóa luận này sẽ là một trong những tư liệu cần thiết để phục vụ cho công tác giảng dạy văn sau này ở trường phổ thông 3.2 Nhiệm vụ:

Nắm vững hơn những vấn đề lý thuyết trong phong cách học văn bản của tác giả Nguyễn Thái Hoà, vận dụng lý thuyết đó để nghiên cứu một tác giả cụ thể, nhằm tìm ra những giá trị nghệ thuật mới của tác phẩm văn học Đồng thời tập hợp được những vấn đề có liên quan đến đề tài

Tiến hành khảo sát và phân loại cấu trúc thời gian trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, phân tích hiệu quả sử dụng từ góc độ phong cách học, từ đó rút ra những kết luận cơ bản về giá trị truyện ngắn Nguyễn Công Hoan

Khẳng định tài năng nghệ thuật trào phúng của Nguyễn Công Hoan đối với văn học nói chung và thể loại truyện ngắn nói riêng

4 Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp khảo sát thống kê, phân loại

- Phương pháp phân tích

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu: là tên đề tài mà chúng tôi đã lựa chọn “Tìm hiểu cấu

trúc thời gian trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan từ góc độ tu từ học”

- Phạm vi nghiên cứu: Khảo sát cấu trúc thời gian qua 78 truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan trong hai cuốn:

1 “Truyện ngắn chọn lọc Nguyễn Công Hoan” Nxb Văn học, 2005

2 “Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan - Tác phẩm văn học trong nhà

trường” Nxb Văn học, 2003

Trang 8

Phần nội dung

1 Cơ sở lý luận

Khi nghiên cứu “Thời gian như một nhân tố cấu trúc nghệ thuật của

truyện” từ góc độ tu từ học, tác giả Nguyễn Thái Hoà khẳng định: “Truyện thuộc loại hình nghệ thuật thời gian và thời gian trong truyện là thời gian trong thời gian” Để có cái nhìn cụ thể hơn về yếu tố thời gian tác, giả Nguyễn Thái Hoà đã

phân chia thành các loại thời gian như sau:

1.1 Thời gian của chuyện (Thời gian lịch sử)

Thời gian của chuyện được coi như là sự diễn tiến của các sự kiện trong tính

kế tiếp hay đồng thời, nghiêm ngặt như là chúng đã được hoàn thành xét về mặt chiếu vật, là trật tự niên biểu của các sự kiện hình thành nên truyện

Người kể (hay viết) truyện hình dung ra nhân vật, sự kiện, đồng thời cũng là

đóng khung thời gian của nhân vật và sự kiện vận động trong khung thời gian đó Và người đọc (hay nghe) truyện khi tiếp nhận một truyện nào dù thời gian xáo trộn đến mấy cũng phải lập lại được khung thời gian này, trên cơ sở đó mà đối chiếu với thời gian của truyện và để phân tích giá trị nghệ thuật

Đây là cảm thức chung về thời gian của người kể và người đọc Người kể tưởng tượng ra người đọc hàm ẩn và người đọc cũng hình dung một người kể hàm ẩn

có kinh nghịêm và cảm thức về thời gian như mình Sự thống nhất giữa một người kể hàm ẩn và người đọc hàm ẩn là cơ sở để xây dựng thành truyện

Tóm lại, thời gian của chuyện (hay cốt truyện) là thời gian được đóng khung trong những sự kiện, những nhân vật được kể vận động theo trật tự niên biểu, thống nhất trong cảm thức chung của người kể hàm ẩn và người đọc hàm ẩn và là cơ sở để

đối chiếu, phân tích truyện

Thời gian của chuyện giúp người đọc nắm bắt rõ ràng cốt truyện và nội dung cơ bản của truyện Đó là nền tảng để nhận biết giá trị nghệ thuật và phân tích tác phẩm một cách cụ thể

Trang 9

1.2 Thời gian của truyện (Thời gian tự sự)

Tất cả các truyện ít nhiều đều có tính hư cấu Vì mọi truyện kể đã xảy ra trong quá khứ đều thông qua hồi tưởng, liên tưởng, xếp đặt lại các sự kiện dưới góc nhìn chủ quan của người kể

Như vậy, thời gian là nhân tố hư cấu đầu tiên trong truyện, xuất hiện đồng thời với sự kiện nhân vật và sự phân bố để dựng thành truyện

Thời gian của truyện là thời gian chủ quan của người kể thể hiện rõ qua các hình thức kể chuyện đương đại, khi mà người kể đóng vai trò là người chứng kiến hay một nhân vật tham gia vào truyện

Trật tự thời gian trong truyện xáo trộn, không trùng với thời gian của chuyện

Sự việc xảy ra sau đưa lên trước, sự việc xảy ra trong quá khứ lại đưa về sau Hiện tại, quá khứ và tương lai xen kẽ vào nhau, không theo trật tự niên biểu mà theo trật

1.2.1 Thời gian đơn tuyến

Truyện kể chỉ có một tuyến thời gian của nhân vật chính, thuộc loại truyện có dạng một tiêu điểm Người kể có thể là “tôi” (ngôi một), có thể là ở ngôi ba (hắn), trong đó người kể giấu mình đi, chỉ có nhân vật và hành động xuất hiện Thời gian

đơn tuyến chia thành hai kiểu nhỏ:

a Thời gian đơn tuyến đẳng tuyến:

Mỗi thời điểm trong chuyện tương ứng với mỗi thời điểm của truyện, người

kể không xáo trộn, không phân chia lại thời gian Những sự kiện (tình tiết) này nối tiếp các sự kiên khác theo vận động nhân quả

Với người đọc, kiểu truyện này phổ biến và dễ tiếp nhận, dễ liên hội Để định danh truyện và nhân vật chỉ cần đi theo một mạch thời gian Kiểu thời gian đơn tuyến, đắng tuyến chỉ thích hợp với truyện ngắn, còn với truyện dài thì nó thường gây đơn điệu, tẻ nhạt, khó tiếp nhận

Trang 10

b Thời gian đơn tuyến, đảo tuyến:

Các thời điểm trong truyện ngược hướng với thời điểm của chuyện Người kể xếp đặt xáo trộn thời gian từng thời điểm hoặc toàn bộ truyện

Truyện có thời gian đơn tuyến đảo tuyến gặp nhiều ở tiểu thuyết, truyện hồi

ức, tưởng tượng, hay những cây bút tâm lý…

Thời gian đảo tuyến có sức hấp dẫn người đọc vì sự phong phú của con người

và cảnh vật, bởi mỗi lần đảo tuyến thời gian thì đồng thời tạo ra một số không gian mới, hình ảnh mới Đặc biệt là luôn tạo ra những bất ngờ thú vị, người đọc khó mà

dự đoán được những gì sẽ diễn ra tiếp theo

1.2.2 Thời gian đa tuyến

Đây là loại thời gian xuất hiện trong truyện có nhiều nhân vật, mỗi nhân vật xuất hiện trong từng thời điểm, có thể trùng tọa độ hoặc không trùng tọa độ

Thời gian đa tuyến có thể chia thành các loại như:

- Đa tuyến song song

- Đa tuyến đảo tuyến

- Đa tuyến xen kẽ

1.3 Thời gian kể truyện (Thời gian phát ngôn)

Thời gian kể và thời gian của truyện là một thể xoắn kép, chập đôi mà không phải người đọc lúc nào cũng nhận ra được

Khi chúng ta bắt đầu đọc hay nghe một truyện cũng tức là chúng ta đang đối thoại với người kể (dù người kể xa cách về thời gian và không gian) Đọc cũng tức là

đồng hành với tác giả từ cảnh này tới cảnh khác, gặp gỡ từ nhân vật này đến nhân vật khác cho tới lúc kết thúc

Bất kể thời gian của truyện xảy ra lúc nào, nhưng thời gian của người đọc

đồng hành với người kể được tính thời điểm hiện tại vào lúc mở đầu truyện Thời gian kể truyện liên quan đến điểm nhìn của nhân vật và điểm nhìn của người kể

Người kể có một điểm nhìn bao quát để lựa chọn, điều khiển các nhân vật hành động Trong quá trình hành động, nhân vật lại có điểm nhìn riêng, chọn một

điểm xuất phát theo hướng thiện hay hướng nghịch để triển khai hoặc rút ngắn sự kiện, có tác dụng cô đặc hay vươn ra ngoài cốt truyện

Trang 11

Điểm nhìn của nhân vật chia cắt từng khúc đoạn thực tế, nhưng điểm nhìn của người kể thì luôn luôn thấu suốt trên một trục thời gian được lựa chọn trước và xâu chuỗi lại nhờ sự liên hệ với người đọc

Từ việc phân loại cấu trúc thời gian của truyện như trên ta có thể rút ra những kết luận chung:

-Thời gian là phương tiện bộc lộ cái nhìn nghệ thuật của tác giả

-Thời gian trong truyện là thời gian trong thời gian, có nghĩa là thời gian

được xử lý lại theo góc độ chủ quan của người kể truyện, nét đặc trưng nhất của nghệ thuật thời gian

- Điểm nhìn của người kể và điểm nhìn của nhân vật không phải lúc nào cũng trùng khớp với nhau Trong khi kể, người kể có thể dừng lại, tách ra khỏi truyện để

đối thoại với nhân vật hoặc đối thoại với người đọc hàm ẩn, hoặc là những đoạn độc thoại nội tâm của nhân vật, hoặc dừng lại để miêu tả ngoại cảnh… Vì vậy, thời gian

kể có thể kéo dài ra hoặc co rút lại trong vài dòng vắn tắt

- Thời gian chẳng những là nhân tố cấu trúc nghệ thuật của truyện mà hiệu quả của cách xử lý thời gian là sự hình thành các thể loại truyện, hoặc phân chia các loại truyện Mỗi loại truyện có cách xử lý thời gian riêng Nói cách khác là mối quan hệ giữa truyện và chuyện, giữa truyện và hành vi kể truyện có thể có những biến thể riêng, làm thành cấu trúc nghệ thuật của mỗi tác phẩm Cấu trúc nghệ thuật của truyện, nói một cách tổng quát là cấu trúc thời gian, bao gồm cách phân bố và

xử lý sự kiện: nhân-quả/ phi nhân-quả; tuyến tính/phi tuyến tính; đơn tuyến/đa tuyến; đảo thời/phi đảo thời; hậu kết/phi hậu kết Cấu trúc ấy bị chi phối cái nhìn chủ quan của người kể

Thời gian và cách tổ chức thời gian có thể là chiếc chìa khoá để mở ra cánh cửa đi vào thế giới của truyện như một dấu hiệu hình thức của nguyên tắc nghệ thuật làm nên văn bản truyện

Với quan niệm truyện là một văn bản của ngôn ngữ học, thời gian trong truyện có một ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt Đó chính là một nhân tố quyết

định mà văn bản có được coi là truyện hay không Mặt khác, trong quá trình sáng tạo và tiếp nhận văn bản cũng tức là quá trình sáng tạo và tiếp nhận truyện với tư cách là một tác phẩm nghệ thuật

Trang 12

Trên đây là những cơ sở lý luận mà chúng tôi lấy làm nền tảng để phân tích thời gian trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan

2 Kết quả khảo sát - thống kê - phân loại

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát 78 truyện ngắn trong hai tập truyện: “Truyện

ngắn chọn lọc Nguyễn Công Hoan” (Nxb Văn học, Hà Nội 2005) và “Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan - Tác phẩm Văn học trong nhà trường” (Nxb Văn học, Hà

Nội 2003) Bằng thao tác phân tích phân loại, chúng tôi nhận thấy: Căn cứ vào cấu trúc thời gian từ góc độ tu từ học có thể phân thành hai loại lớn; Căn cứ vào tác dụng của từng loại có thể chia hai loại lớn thành các loại nhỏ Kết quả cụ thể được chúng tôi thể hiện ở bảng phân loại sau:

Trang 13

2.Thời gian là phương tiện bộc lộ cái nhìn nghệ thuật của tác giả

2.1.1 Chọn thời gian mở đầu truyện trực tiếp 36 46,2 2.1.2 Chọn thời gian mở đầu truyện gián tiếp 42 53,8

2.2.1 Chọn thời gian kết thúc truyện có hậu 10 12,8 2.2.2 Chọn thời gian kết thúc truyện không có

Trang 14

3.Phân tích kết quả thống kê

Thời gian là khái niệm thuộc phạm trù triết học và khoa học, nó vô hình tồn tại khách quan và có tác động đến mọi sự vật hiện tượng trong thế giới tự nhiên Đối với nhà văn, thời gian lại là một yếu tố quan trọng góp phần tạo nên giá trị và diện mạo tác phẩm.Cách tổ chức thời gian trong một tác phẩm văn học thể hiện phong

cách của tác giả Chính vì vậy mà thời gian nghệ thuật được coi là “sáng tạo của tác

giả” (Trần Đình Sử) Vì là sáng tạo của tác giả nên thời gian trong tác phẩm nghệ

thuật mang tính chủ quan nghệ sĩ.Cả chiều dài, quy mô, hướng vận động của thời gian trong tác phẩm đều phụ thuộc vào nhận thức của tác giả Nhờ sự cảm thụ tinh tế

và nhạy bén, trí tưởng tượng phong phú, các nhà văn đã làm cho thời gian hiện lên như một hình tưọng thời gian sinh động, gợi cảm Do đó, nó thoát khỏi sự vận động một chiều của thời gian tự nhiên, khách quan

Nguyễn Công Hoan là nhà văn có cách xử lý thời gian trong tác phẩm của mình rất độc đáo Ông không chỉ phản ánh trung thực thời gian khách quan của đời sống hiện thực mà còn làm cho thời gian đó xuất hiện như một hệ quy chiếu có tính tiền đề được giấu kín để miêu tả đời sống trong tác phẩm Từ đó người đọc thấy

được đặc điểm tư duy nghệ thuật của tác giả Hầu hết các truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan đều được xử lý bề mặt cấu trúc thời gian rất linh hoạt, mềm dẻo, thể hiện rõ tài năng viết truyện ngắn bậc thầy của ông Tuy những câu chuyện Nguyễn Công Hoan viết là những chuyện hàng ngày, chuyện đời thường, với đủ hạng người trong xã hội… Xong nhờ việc sắp xếp thời gian theo những nét riêng mà những

chuyện đời thường đó, theo Vũ Ngọc Phan (“ Nguyễn Công Hoan cây bút hiện

thực xuất sắc”), lại “Có nhiều cái bất ngờ làm cho người đọc khoái trá vô cùng Những truyện ngắn của ông tiêu biểu cho một thứ văn rất vui, thứ văn mà có lẽ từ ngày nước Việt Nam có tiểu thuyết viết theo lối mới, người ta chỉ thấy ngòi bút của

ông thôi” [31,Trang383]

3.1 Thời gian của truyện

3.1.1 Thời gian đơn tuyến

a Thời gian đơn tuyến, đẳng tuyến

Trang 15

Thời gian đơn tuyến, đẳng tuyến là thời gian của truyện trùng với thời gian lịch sử, tức là mỗi thời điểm trong truyện tương ứng với mỗi thời điểm của truyện, người kể không xáo trộn không phân chia lại thời gian Kiểu thời gian này phổ biến

và người đọc dễ lĩnh hội Để định danh truyện và nhân vật người đọc chỉ cần đi theo một mạch thời gian Nói khác đi, những sự kiện, những nhân vật được vận động theo một trật tự niên biểu nhất định Kiểu cấu trúc thời gian này, chúng tôi thống kê được

24 truyện (~ 30,8%)

a 1 Thời gian đơn tuyến, đẳng tuyến theo trục tuyến tính thời gian

Đây là kiểu thời gian một trục đường thẳng, phản ánh đúng diễn biến thời gian thực mà sự việc xảy ra Do vậy, dạng thời gian này thường bắt gặp ở những truyện ngắn có cốt truyện đơn giản hoặc không có cốt truyện Vì thế người đọc có thể hiểu ngay được nội dung mà tác giả muốn nói Song nó cũng không kém sức thu hút người đọc vào điều nhà văn muốn gửi gắm

Với biệt tài viết truyện ngắn của mình, Nguyễn Công Hoan có khả năng làm cho những truyện có vẻ như một dòng chảy mờ nhạt nhưng bên trong lại là dòng chảy ngầm ẩn chứa bao nỗi xót xa về các vấn đề xã hội Tuy đó chỉ là những chuyện

vặt vãnh như: một người vợ đi du học ở Tây (Thế là mợ nó đi Tây), một người bị

điên (Thằng điên), sự hồn nhiên giản dị của một anh da đen (Samandji), hay một thông tin mang đến sự hụt hẫng cho con người (Một tin buồn)… thế nhưng lại có

sức khái quát lớn cho nhiều vấn đề của xã hội Những tác phẩm đó không chỉ đơn thuần là những chuyện có trong truyện, mà sâu xa là tư tưởng của nhà văn Đối với cấu trúc thời gian này, chúng tôi thống kê được 6 truyện (~7,7%)

Truyện ngắn “Thế là mợ nó đi Tây” viết dưới dạng hình thức những lá thư

mà người vợ đi du học gửi về cho chồng Truyện được kể lại theo trục thời gian

đường thẳng, đó là sự nối tiếp của chín lá thư (thể hiện qua các mốc thời gian trên mỗi đầu lá thư) Trên trục thời gian đó, Nguyễn Công Hoan để cho bản chất của nhân vật tự bộc lộ Theo mạch thời gian có thực thì tám lá thư đầu là nói về nỗi nhớ chồng con,và lòng biết ơn chồng của người vợ…Nói cách khác những lá thư này thể hiện tình cảm mặn nồng đằm thắm của người vợ dành cho chồng, và đó cũng là tình cảm của một con người khi mới đặt chân đến xứ lạ còn nhớ về người thân Thế nhưng tác giả gây cho người đọc sự bất ngờ ở lá thư thứ chín Lá thư này đã đảo ngược tất cả, đó không còn là nỗi nhớ chồng con, quan tâm đến chồng, biết ơn

Trang 16

chồng mà nó là sự phản bội của người vợ Vẫn trên một trục thời gian đó nhưng tính cách, tâm hồn người vợ đã đổi thay Cuộc sống bên Tây, những thành đạt trong công việc, sự gặp gỡ những người giàu sang… làm người vợ sẵn sàng quên đi quá khứ, quên đi những gì mình đã viết cho chồng:

“… Tôi bất đắc dĩ cầm bút viết bức thư này để tạ tội cùng cậu, xin cậu tha thứ cho người vợ bạc bẽo, phản bội này… Nay vĩnh quyết” Chỉ với một chi tiết nhỏ,

chỉ với một tuyến nhân vật trên một trục thời gian đơn tuyến không hư cấu nhưng có

biết bao vấn đề triết lý về cuộc sống được nảy sinh Từ lá thư đầu tiên (A bord du

Chantilly, le 10 Décembre 1927) đến lá thư cuối cùng (Aix, le 4 Septembre 1931) là

khoảng thời gian có thực Qua trục thời gian đó, tác giả đã khẳng định: thời gian trôi

đi, lòng người thay đổi Người vợ đã không còn giữ được sự thủy chung của mình,

đã quay lưng phản bội chồng để đi theo “một người bạn”… Kết hợp với việc sử

dụng biện pháp tạo sự hụt hẫng bất ngờ, Nguyễn Công Hoan đã thể hiện một ý tưởng sâu xa Nhà văn kín đáo phê phán người vợ bạc bẽo chạy đua theo lối sống thời thượng, âu hóa mà quên đi tình nghĩa vợ chồng Đó là vấn đề suy thoái đạo đức

con người mà nhà văn muốn lên án Nhan đề “Thế là mợ nó đi Tây” thể hiện một sự

ngỡ ngàng, một thái độ xót xa cho lối sống du nhập Âu Tây của những người con gái trong xã hội đương thời

Sống trong thời buổi Tây Tàu “nhố nhăng” Nguyễn Công Hoan đề cập đến

rất nhiều vấn đề đạo đức, cách cư xử , mối quan hệ con người với con người trong xã

hội Truyện ngắn “Thằng điên” thể hiện rõ điều này Tác phẩm được xây dựng theo

một trật tự thời gian tuyến tính, cốt truyện đơn giản song bằng cái nhìn sắc lạnh, tỉnh táo nhà văn đã giúp người đọc thấy rõ bản chất nham hiểm của bọn nhà giàu, sự lương thiện, tấm lòng nhân hậu trong tâm hồn người lao động Câu chuyện bắt đầu bằng việc anh đĩ Mùi giúp đỡ một người gặp khó khăn trên đường giữa trời trưa, nắng gắt Anh đã gánh giúp họ chiếc va ly mà không lấy tiền chỉ với một suy nghĩ

rất chân thành:“… ăn ở ở với nhau cốt lấy tình, chứ tiền thì làm gì” Đáp lại tấm

lòng của anh người lạ mặt có ý mời anh ra tỉnh chơi Anh đâu biết rằng, đó chỉ là

“một câu mời rơi”, “một câu hứa vượn” cho nên khi anh đĩ Mùi ra tỉnh sắm tết, anh

đã tìm đến ngôi nhà của người lạ mặt kia, song thật đau buồn là anh đã bị họ đuổi,

họ chửi anh là “thằng điên” Hình ảnh anh đĩ Mùi hiện nên rõ nét trên một trục thời

Trang 17

thành giản dị bao nhiêu thì càng làm nổi bật sự giả nhân giả nghĩa của tên nhà giàu lạ mặt kia bấy nhiêu Câu chuyện tưởng như đơn giản, không tạo xung đột kịch tính, song nó lại có sức mạnh vạch trần lối sống thực dụng của một người giàu sang cậy

đồng tiền mà bóc lột sức lao động người khác, sống không có tình nghĩa Bên cạnh

đó, cũng là thái độ xót xa thương cảm của nhà văn đối với những người có tấm lòng nhân hậu tốt bụng luôn bị đối xử bất công chỉ vì họ thuộc tầng lớp dưới cùng của xã hội

Như vậy, những truyện có cấu trúc thời gian đơn tuyến đẳng tuyến theo trục tuyến tính thời gian của Nguyễn Công Hoan tuy có cốt truyện đơn giản, thời gian không hư cấu song nó đã để lại nhiều dư âm trong lòng người đọc Bởi những tác phẩm đó đã thể hiện tài năng của nhà văn trong việc nắm bắt, xử lý, phân tích thời gian giúp cho câu chuyện không đơn điệu nhàm chán Với giọng văn nhẹ nhàng mà thâm thuý, Nguyễn Công Hoan đã viết nên những trang văn đanh thép, có sức tố cáo mạnh mẽ trước nhiều vấn đề của xã hội

a 2 Thời gian đơn tuyến, đẳng tuyến theo trục nguyên nhân - hệ quả

Đây là kiểu thời gian có sự kiện này nối tiếp sự kiện khác theo sự vận động nhân - quả Nguyên nhân thường diễn ra trong khoảng thời gian dài, còn hệ quả kết thúc ngắn gọn, đột ngột, hàm chứa ý đồ nghệ thuật của tác giả Đây là cách xây dựng kiểu cấu trúc thời gian của phần lớn truyện hiện đại Nguyễn Công Hoan sử dụng kiểu thời gian này rất thành công trong tác phẩm của mình Với kiểu thời gian kéo dài về nguyên nhân, kết thúc ngắn gọn về hệ quả, tác giả đã tạo nên những tác phẩm độc đáo từ những chi tiết, sự việc có thật trong cuộc sống Những tác phẩm

tiêu biểu cho cấu trúc thời gian này có: Cái nạn ô tô, Một tấm gương sáng, Tôi tự

tử, Bữa no…đòn, Anh Xẩm…

ở truyện ngắn “Bữa no…đòn” thời gian mà tác giả kể câu chuyện là theo trục đi từ nguyên nhân đến hệ quả Trong quá trình đi tìm cái nguyên nhân cho một

hệ quả tất yếu, Nguyễn Công Hoan bao giờ cũng xây dựng nên sự đối lập giữa

nguyên nhân với hệ quả, tạo bất ngờ cho người đọc Trong “Bữa no…đòn”, độc giả

phải theo dõi từ đầu thì mới hiểu được cái hệ quả ghê gớm mà nguyên nhân nêu ở phần trên tạo nên Trận đòn dữ dội mà thằng Canh phải chịu xuất phát từ một

Trang 18

nguyên nhân rất nhỏ nhặt: do nó ăn trộm củ khoai Và như vậy người đọc bị thu hút bởi sự tò mò với cách dẫn truyện này

Thằng Canh trong mắt mọi người thì nó không phải là giống người, mà là

“một con ma đói, một con quỷ gian”, và nó làm một nghề xấu nhất trong các nghề

đó là đi ăn cắp Nhưng có ai hiểu hoàn cảnh và thương cảm nó Con người muốn sống được thì phải nhờ vào một cái nghề và no bụng khi có cái ăn, thì ngược lại nó một cái nghề cũng không có, bụng lúc nào cũng đói ăn Thằng Canh là con người, song lại thiếu những điều kiện tồn tại làm một con người Để duy trì sự sống nó phải làm cái nghề ăn cướp cứu thân Cũng như mọi người, thằng Canh xuống chợ là để mong có một cái gì ăn Hàng khoai lang đã nằm trong tầm ngắm, vốn bản năng nó

làm những cử chỉ điệu bộ của một đứa chết đói, một đứa ăn cắp chuyên nghiệp: “Nó

khuỵu cẳng Ngã phịch Một củ khoai ở mẹt biến mất” Tưởng rằng thằng Canh đã

được một củ khoai ngon lành, ai ngờ cái hành động chuyên nghiệp của nó lại không che được mắt bà bán hàng khoai Bà ta đã hô to mọi người khi thấy nó ăn cướp Sau cái nguyên nhân ấy dẫn đến một hệ quả tất yếu xảy ra trước tấm thân gầy guộc, xơ

xác của nó là trận mưa đòn mỗi lúc một tăng: “Chửi Kêu Đấm Đá Thụi Bịch

Như mưa vào đầu Như mưa vào lưng Như mưa vào chân nó” Những hành động

mạnh nối tiếp nhau được thể hiện bằng các câu đặc biệt tô thêm trận mưa đòn mà thằng Canh đang phải chịu Một trận đòn nên thân chỉ vì một củ khoai Kịch tính câu chuyện tăng lên khi Nguyễn Công Hoan để cho hậu quả mà nhân vật phải chịu quá lớn so với cái nguyên nhân mà nó gây ra Với kiểu cấu trúc thời gian này, Nguyễn Công Hoan đã thẳng thắn lên án chế độ xã hội bất nhân, mất tình người để thấy rằng: người nghèo trong xã hội ấy không những khổ vì đói rách mà còn khổ vì

bị xúc phạm nhân phẩm và bị trà đạp phũ phàng Dư luận thành kiến bất công trút lên kẻ nghèo đói đủ mọi thứ tội lỗi xấu xa, trong khi họ chỉ có “tội”… nghèo đói Vì

đói quá mà thằng Canh phải ăn cắp một củ khoai luộc rồi bị đánh đập rất dã man, trở thành một con thú dữ, một kẻ nguy hiểm trong mắt mọi người Từ cách miêu tả

đó, Nguyễn Công Hoan đã vạch trần thực trạng xã hội: Cái đói nghèo dìm con người xuống đáy cùng của cuộc sống, ở đó họ chỉ có thế đứng giữa hai ranh giới cái đói và cái chết, tình người đã không còn ở trong xã hội đó

Số phận nghèo khổ của con người trở thành đối tượng miêu tả trung tâm trong

Trang 19

người Điều đặc biệt là sự nghèo khổ (hệ quả) lại bắt nguồn từ những nguyên nhân

rất bình thường Truyện ngắn “Anh Xẩm” cũng miêu tả nỗi khổ của người lao động

như anh Xẩm, và nỗi khổ đó xuất phát từ một nguyên nhân: chỉ vì trận mưa gió, không có người ra đường nên anh không xin được gì Với việc đi theo trình tự thời gian từ nguyên nhân tới hệ quả đó mà Nguyễn Công Hoan muốn lên án sự quay lưng của xã hội đối với một kiếp người Cái lạnh lùng của những con người đối với anh Xẩm trong đêm mưa gió đó còn lạnh hơn cả một trận mưa.Và nguyên nhân sâu

xa gây nên là nỗi khổ cho con người chính là xã hội phong kiến

Mở đầu tác phẩm, Nguyễn Công Hoan miêu tả một không gian ảm đạm, não nùng bằng những câu văn đặc biệt:

“Gió

Mưa

Não nùng.”

Đường phố trở nên vắng ngắt, không một bóng người Ngoài trời mưa vẫn

như rây bột, như chăng lưới Gió vẫn giật lên từng hồi: “Hơi lạnh thấm buốt đến tận

xương Cây và cột đèn rú lên” Sự khắc nghiệt của thời tiết đã làm cho anh Xẩm khổ

sở hơn Trong khi mọi người được ở nhà ấm cúng bên nhau, thì anh Xẩm một mình

đối mặt với mưa gió để hát, để được cái gì cho vào chiếc chậu nhôm của mình Bằng việc mở rộng phần nội dung kết hợp với biện pháp lặp cấu trúc ngữ pháp, nhà văn đã

làm tăng thêm cái khó khăn, sự lạnh lẽo mà anh Xẩm đang phải đối mặt: “Thau anh

không một tiếng vang động Một xu cũng chẳng có Một trinh to cũng chẳng có Một trinh con cũng chằng có” Tác giả đưa ra hệ quả rồi lại lồng ghép bằng những

nguyên nhân, cả khách quan và chủ quan Sau những chữ “Bởi vì” chỉ nguyên nhân

là hệ quả mà anh Xẩm phải chịu Chỉ vì một cơn mưa, một trận gió rét mà anh phải

quay về với một chiếc thau không: “Và khi đã hiến hết tất cả các bài anh thuộc, anh

ngồi im lặng để chờ và để nghe Và sau hết sờ tay vào lòng thau không để vét” Đấy

chính là những nguyên cớ đẩy anh đến sự kiệt cùng của sức lực Cái lạnh của cơn mưa rây bột, của trận gió giật từng hồi làm lạnh da thịt anh, nhưng nó chưa lạnh lẽo, tàn nhẫn bằng cái lạnh lùng xã hội đối với anh Đó mới là cái lạnh thật sự, cái lạnh

đủ để lòng anh tái tê đau đớn Con người bé nhỏ của anh nổi bật để đối trọi lại cả với không gian lạnh lẽo vắng vẻ của thời tiết, đối mặt với sự bạc bẽo của cả một xã hội quay lưng lại với anh Bằng việc sử dụng biện pháp đối lập giữa một bên là nguyên

Trang 20

nhân với một bên là hệ quả nghiêm trọng, Nguyễn Công Hoan dường như muốn chỉ

ra cái đói nghèo cứ bám lấy những kiếp người, như muốn dìm con người xuống sâu hơn tận cùng của cái đói Họ khao khát được ấm no, được sưởi ấm bằng tình thương nhưng không bao giờ được Với cách dẫn truyện theo cấu trúc thời gian nguyên nhân - hệ quả, Nguyễn Công Hoan đã đặt ra một vấn đề trong xã hội.Đó là tình cảnh khổ cực của người nghèo, cái khổ dường như đã lên tới đỉnh điểm, không thể khổ hơn được nữa

Với hai truyện ngắn tiêu biểu: “Bữa no… đòn”, “Anh Xẩm” ta thấy truyện

ngắn viết theo cấu trúc thời gian nguyên nhân - hệ quả phần nào giúp Nguyễn Công Hoan thể hiện được tư tưởng của mình Đó là tư tưởng nhân đạo, yêu thương con người của nhà văn Bên cạnh đó ông muốn lên án xã hội phong kiến, một xã hội tàn

ác, vô nhân đạo, không có tình thương

b Thời gian đơn tuyến, đảo tuyến

Đây là kiểu thời gian có các thời điểm trong truyện ngược hướng với thời

điểm của chuyện Người kể xếp đặt, xáo trộn thời gian trong từng thời điểm hoặc trong toàn bộ truyện Thời gian đảo tuyến tạo được sự hấp dẫn bởi sự phong phú của con người và cảnh vật Mỗi lần đảo tuyến thời gian thì đồng thời tạo ra một không gian mới, hình ảnh mới, từ đó tạo ra những bất ngờ, thú vị Người đọc khó mà đoán

được những gì sẽ diễn ra tiếp theo

b 1 Thời gian đơn tuyến, đảo tuyến chỉ hệ quả-nguyên nhân

Kiểu thời gian này có các sự kiện, tình tiết của truyện nối tiếp nhau theo sự vận động của hệ quả-nguyên nhân ở kiểu cấu trúc thời gian này, Nguyễn Công Hoan thường mở đầu truyện bằng việc đặt ra một hệ quả và sau đó là một quá trình

đi tìm những nguyên nhân gây nên hệ quả đó Lối kể này thu hút người đọc ở chỗ: muốn hiểu nội dung câu chuyện, phải theo dõi phần nguyên nhân sau đó của nó Những truyện ngắn tiêu biểu theo kiểu cấu trúc thời gian này của ông không nhiều (11 truyện ~ 14,1%) Song mỗi tác phẩm viết theo lối thời gian này đều có những

nét thú vị riêng Một số tác phẩm tiêu biểu như: Thằng ăn cướp, Thịt người chết,

Nỗi lòng ai tỏ, Đi giầy, Cái thú tổ tôm…

Truyện ngắn “Thằng ăn cướp” đi thẳng vào hệ quả của câu chuyện: “Phải

đòn trận này thì nó cạch đến già Nhưng đáng kiếp! Ai thương ? Ai bảo mới nứt ra

Trang 21

giành cho nó, rồi họ xa lánh, tránh mặt nó: “Người ta gớm mặt nó! Người ta sợ nó!”

Cái hệ quả mà Nguyễn Công Hoan đưa ra thật to lớn, nó đủ sức khái quát cho số kiếp con người nghèo khổ, bị ruồng bỏ, bị hắt hủi phũ phàng Vậy nguyên nhân nào làm nên hệ quả đó? Thật bất ngờ khi người đọc biết được cái nguyên nhân gây ra hệ quả này lại quá bình thường, đơn giản Thằng bé chỉ vì đói, vì không có cái ăn mà

nó phải làm cái việc là phải ăn quỵt hai xu bún riêu Từ hệ quả đến nguyên nhân là một khoảng cách quá xa Có ai ngờ vì hai xu bún riêu mà nó trở nên khổ sở như vậy Câu chuyện tiếp diễn có sự đan lồng của các cặp hệ quả-nguyên nhân, nguyên nhân-

hệ quả khác Vì đói mà nó phải xin ăn, chẳng ai thương, mọi người coi nó như là một con chiên ghẻ rồi xua đuổi Trước tình thế đó nó phải sử dụng mánh khóe Nó giả vờ như mình có tiền để được ăn bát bún riêu nóng hổi kia Cái việc nó làm dựa trên một nguyên nhân tất yếu có thực Khi đã được ăn rồi thì nó quên đi cái “nghĩa vụ” mình phải trả tiền, và nó chạy Vì thực tình nó chỉ có sáu trinh, làm sao mà đủ trả Từ việc làm đó tất yếu dẫn đến một hệ quả: nó bị người ta đuổi bắt Hàng trăm người đổ ra đường đuổi theo một thằng bé dưới sự hô hào của ông đội sếp, mọi người tra tấn nó bằng những cú đánh, những tiếng chửi Họ đánh vào mạng mỡ,

đánh vào ngực làm nó không thở được Những động từ mạnh liên tiếp vang lên:

“Huỵch! Huỵch! Bốp! Bốp!” Nó van xin không ai tha:“ Họ càng ghét, túm lại đánh như mưa” Trận đón làm nó đau, nó không nói được nữa, nó trở thành một“con chó

bị trói giật bốn cẳng ra đằng sau lưng” Nó còn bị nghi ngờ là cắt đứt ruột tượng, lần túi, giật khăn… rồi tẩu tang vật đi, nhưng kỳ thực nó chỉ ăn quỵt hai xu bún riêu

Điều đó được làm sáng tỏ khi bà hàng bún riêu chạy tới, hổn hển nói:“nó ăn của

tôi…hai xu…bún riêu…rồi…nó quỵt…nó chạy” Nguyên nhân thì nhỏ nhưng kết

quả nó phải gánh chịu thì qúa lớn Chỉ vì hai xu bún riêu mà lại bị một bữa no đòn

Sự đối lập giữa hệ quả và nguyên nhân đó khiến người đọc sửng sốt trước cánh cư xử của những con người với nhau trong xã hội thời phong kiến Thì ra con người cũng chẳng bằng sinh mạng một con vật, cái đói, miếng ăn sẵn sàng khiến họ trà đạp lẫn nhau, không còn lòng tốt, không còn đủ tâm trí để chở che bênh vực nhau

Ngòi bút trào phúng của Nguyễn Công Hoan không chỉ tập trung miêu tả sự bần cùng của tầng lớp người lao đông mà còn đi sâu đi sâu đả phá cái khổ “dởm

hợm” của tầng lớp con nhà giầu Điều này thể hiện rất rõ trong truyện ngắn “Nỗi

lòng ai tỏ”

Trang 22

Nhà văn mở đầu câu chuyện bằng một hành động rõ nguyên nhân của một cô tiểu thư: sau bữa ăn không hiểu sao cô Tuyết cứ thở vắn thở dài, rồi chờ cho mẹ đi chơi, cô lên giường đắp chăn, thút thít khóc mãi Với một người bình thường thì đây

là một hành động không có gì nghiêm trọng, chẳng đáng quan tâm, nhưng cô Tuyết

là con nhà giàu, là tiểu thư thì việc này quả là đáng bàn Và Nguyễn Công Hoan đã

chỉ ra cái cớ làm cho cô Tuyết “thở vắn thở dài” phải “thút thít khóc”, đó là: nhân vật Vân trong tiểu thuyết bị chết Việc này khiến cô thương hại, cô lo lắng, cô buồn:

“Gớm! Mình xem đến chỗ tả Vân chết mà mình buồn - buồn là!” Ai cũng phải bật

cười khi hiểu nguyên nhân gây ra nỗi buồn của cô Tuyết Chỉ vì cái nguyên nhân đó

mà cô phải khóc, rồi trở nên cáu gắt với mọi người, ngay cả với mẹ, cô cũng không muốn tâm sự… Từ một chi tiết rất đỗi quen thuộc của những cô tiểu thư đài các, Nguyễn Công Hoan đã chỉ ra phần nào bản chất, sự ẻo lả của những cô tiểu thư được yêu chiều quá đáng Câu chuyện tưởng như đơn giản nhưng kết thúc bất ngờ đã tạo tiếng cười cho người đọc ẩn sau tiếng cười đó là cả triết lý về cuộc sống Ngòi bút trào phúng của Nguyễn Công Hoan đã tỏ ra thật sắc xảo khi miêu tả đám “gái mới” lãng mạn con nhà giàu nhõng nhẽo, có những thứ tình cảm yêu đương lãng mạn Kết thúc câu chuyện là nụ cười châm biếm của Nguyễn Công Hoan Nhà văn đã dứt khoát lên án cái kỳ dị, không bình thường, cái thứ nước mắt nửa chừng không đáng

có của những cô tiểu thư con nhà giàu Ông đã phê phán không khoan nhượng với lối sống tự do cá nhân quá trớn của xã hội tư sản “Âu hóa” Điều đó trái ngược đối với nề nếp đạo lý truyền thống cũng như với tình cảnh lầm than của đám dân đen nghèo khổ

Với cấu trúc đơn tuyến, đảo tuyến chỉ hệ quả-nguyên nhân, các truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan luôn tạo cho người đọc sự hồi hộp , bất ngờ thú vị Qua đó thể hiện chiều sâu trong cách nhìn hiện thực của nhà văn

b 2 Thời gian đơn tuyến, đảo tuyến đồng hiện

Đây là loại thời gian mà nhà văn cho ta thấy quá khứ, tương lai trong cái nhìn hiện tại Hay nói khác đi, bằng tài năng của mình, nhà văn có thể tìm cách san phẳng thời gian theo bình diện của không gian làm cho quá khứ, hiện tại, tương lai

đồng hiện cùng một lúc Từ đó giúp người đọc có cái nhìn đa chiều đối với từng nhân vật, từng sự việc, hiểu được những gì đã diễn ra trong quá khứ, phát triển trong

Trang 23

quát nhân vật trong cái nhìn tổng thể, từ đó biết được chiều hướng con đường đời của nhân vật sẽ đi đến đâu

Tiêu biểu cho cấu trúc thời gian đồng hiện, có thể kể các tác phẩm như: Con

ngựa già; Người vợ lẽ bạn tôi; Thằng ăn cướp… ở mỗi truyện, Nguyễn Công

Hoan đều thể hiện rõ tài năng của mình trong việc lồng ghép, đan chéo các thể thời gian quá khứ, hiện tại, tương lai Nhờ bút pháp đảo dòng thời gian như vậy mà chân dung nhân vật hiện lên sinh động như có thật ở ngoài đời

“Con ngựa già” là một trong những truyện ngắn tiêu biểu cho cấu trúc thời

gian hồi tưởng Câu chuyện kể bằng phương pháp xen lẫn quá khứ trong hiện tại Kể lại chuyện con ngựa, Nguyễn Công Hoan không chỉ muốn nói về con ngựa đó đã có quá trình sống với chủ nó như thế nào, mà qua đó nhà văn muốn đề cập tới vấn đề con người tha hoá, phi nhân tính Nhờ có cấu trúc thời gian đồng hiện mà người đọc mới thấu hiểu hết nội dung câu chuyện và tư tưởng sâu sắc mà Nguyễn Công Hoan

muốn phản ánh Hình ảnh “con ngựa ô” được hiện lên trong trí tưởng tượng của nhân vật “tôi” một cách cụ thể và sinh động “Hồi ấy tôi mới độ chín, mười tuổi”,

chính trong thời gian đó “tôi” đã được thấy con ngựa ô - một con ngựa bất kham của

ông Huyện Đó là con ngựa Tây, nó dữ tợn, khoẻ mạnh và hung hăng: ba bốn người lính túm lại mới đóng nổi nó vào xe, anh bồi không thể điều khiển khi chưa quen tính nó, nó đã từng đua ngang với xe lửa Nó không những khoẻ mà còn rất khôn:

“Ai lại gần nó thì nó hục hặc, cắn đá nhưng đến ông Huyện đứng cạnh thì nó lại hiền lành như con bò” Đám lính huyện phải trầm trồ, ca tụng mãi cái việc nó cứu

chủ Hai lần ông Huyện thoát nạn nhờ nó, có lẽ thế mà ông Huyện quý nó vô cùng Nhưng thời gian trôi đi, quá khứ đó không còn Hiện tại con ngựa đang trở nên già

và yếu đi: Nó kém hung hăng và bớt cắn đá Nó bị ốm, không thể cứu được, mà có khỏi nó cũng không thể kéo xe và cưỡi được nữa Tưởng rằng con ngựa sẽ được chữa trị, nuôi dưỡng sống trong những ngày tháng còn lại, nhưng có ai ngờ… con ngựa

đó đã bị tra tấn trước khi chết bằng chính bàn tay của những con người thù hằn nó Ngay cả chủ nó cũng quay lưng, mặc cho sự tra tấn kéo dài Nó bị đem chôn sống,

bị trói bốn cẳng rồi kéo đi Con ngựa trở thành trò mua vui cho đám lính trước khi chết, họ được trận cười hả hê khi thấy nó đau đớn, giãy giụa Kết thúc câu chuyện là

hình ảnh thấm đẫm nước mắt: Con ngựa bị quẳng xuống hố khi mắt nó vẫn “mở

trừng trừng và bụng nó vẫn phập phồng thở” Với cấu trúc thời gian đồng hiện,

Trang 24

Nguyễn Công Hoan cho người đọc tìm thấy trong quá khứ hình ảnh một con ngựa

có sức khỏe phi thường, cái khôn ngoan của một con tuấn mã, trung thành với chủ

Đối lập với quá khứ là thời gian hiện tại, tác giả lại cho người đọc thấy cảnh ngộ trớ trêu của con ngựa Câu chuyện khép lại như một lời tố cáo đanh thép đối với bản chất bội bạc của những con người như tên quan Huyện Tác phẩm được dựng nên không phải bằng mối xung đột giữa con người với con người mà có sự đối lập giữa con người với con vật về phương diện nhân cách Từ đó làm nổi bật sự vô ơn bạc nghĩa của những con người sống không có tình nghĩa Đó là sự đả kích sâu cay của nhà văn vào bộ mặt thật của những tên quan lại

Truyện ngắn “Người vợ lẽ bạn tôi” cũng được xây dựng theo kiểu cấu trúc

thời gian đồng hiện Vấn đề mà Nguyễn Công Hoan đặt ra trong tác phẩm này cũng không nằm ngoài sự thay đổi bản chất, tính cách một con người, để từ đó khái quát lên thực trạng xã hội và tính cách của một tầng lớp người trong xã hội xưa Thời gian, quá khứ, hiện tại lồng ghép, xoắn kép nhau trong tác phẩm Mở đầu câu

chuyện là thời gian quá khứ: “Cái lần tôi đến thăm anh Quý ở Bắc Ninh vào hồi

tháng 6 trước đây là lần tôi thấy anh ấy đối với tôi nhạt nhẽo và ngượng nghịu nhất” Nguyên nhân tại làm sao như vậy được tác giả kể lại bằng hồi ức của nhân

vật “tôi” Trong hồi tưởng đó thì Huệ - vợ hai Quý được nói đến nhiều nhất Đó là một cô gái nhút nhát, suốt ngày chỉ ngồi dưới bếp Theo lời Quý thì lúc nào Huệ

cũng “len lét”, “cả ngày chẳng dám lên nhà trên” Huệ sợ cả thằng Bếp sợ đi: “cô

ấy chả dám nhờ con làm việc gì cả… Ăn cơm cô ấy cũng mời con một cách lễ phép” Tác giả để cho Huệ hiện lên chân thật qua những lời bình giá, nhận xét của

nhiều người Dường như cô mặc cảm với thân phận thấp hèn của mình nên không dám ngẩng cao đầu Chỉ thu mình ở xó bếp

Sau đó hai tháng, Huệ trong lời kể của nhân vật “tôi” đã thay đổi hẳn: “Huệ

hôm nay không phải là Huệ của hai tháng về trước Huệ hôm nay hoàn toàn là một thiếu phụ tân thời, vợ ông Phán trẻ” Huệ đâu còn nhút nhát sợ sệt, mà ngược lại cô

đã có giọng trịch thượng của một người đàn bà có quyền: ra vẻ mắng thằng Hương,

bà vú khi họ không làm được việc.Tất cả sự thay đổi của Huệ làm nhân vật tôi

không hết ngạc nhiên: “Hôm ấy, thật tôi ngạc nhiên về sự thay đổi từ cử chỉ cho đến

cách ăn nói của Huệ” Từ một người đàn bà mặc cảm, tự ti, Huệ trở thành một

Trang 25

biết sợ ai mà ngược lại ai cũng phải sợ Huệ Trở về thời gian thực tại, Huệ vẫn là một con người như thế, cậy quyền thế để ra lệnh mọi người Huệ làm mọi thứ trong gia đình đảo lộn: thằng Hương nhiều lần bị đánh đập tàn nhẫn, thằng Bếp phải bỏ đi vì bị Huệ nghi ngờ ăn trộm tiền, ngay cả Quý cũng phải sống khép nép theo lời vợ Với cấu trúc thời gian đồng hiện, Nguyễn Công Hoan để cho Huệ hiện lên một cách

tự nhiên với đầy đủ bản chất vốn có qua lời kể của nhân vật “tôi” Tính cách Huệ

được đánh giá một cách khách quan qua lời các nhân vật trong tác phẩm Qua câu

chuyện này, nhà văn đã chỉ rõ thực trạng cảnh sống “gì ghẻ con chồng”, phê phán

những người phụ nữ chỉ biết vun vén cho hạnh phúc cá nhân Sau thái độ mỉa mai, châm biếm dường như là cả một sự xót xa của nhà văn trước sự tha hóa của phẩm chất con người

Qua những truyện ngắn viết theo kiểu cấu trúc thời gian đồng hiện, Nguyễn Công Hoan đã cho người đọc có cái nhìn nhiều chiều trong việc đánh giá tìm hiểu truyện Tính cách nhân vật được hiện lên qua sự trải dài của thời gian từ quá khứ đến hiện tại và tương lai Qua những trang văn sinh động đó nhà văn muốn chỉ cho người

đọc thấy sự xuống dốc không phanh của tình người và tính người Dường như con người luôn không có điểm dừng luôn muốn thể hiện quyền uy, sức mạnh riêng nên

đã đánh mất đi phần tốt đẹp trong tâm hồn và nhân phẩm của chính mình

3.1.2 Thời gian đa tuyến

Thời gian đa tuyến là kiểu cấu trúc thời gian có nhiều tuyến nhân vật, mỗi tuyến nhân vật xuất hiện trong từng thời điểm khác nhau, có thể trùng tọa độ hoặc không trùng tọa độ

a Thời gian đa tuyến song song

Khi tiếp cận với những tác phẩm mang cấu trúc thời gian này người đọc dễ dàng nhận thấy các tuyến nhân vật xuất hiện trong cùng một thời điểm song song lồng ghép vào nhau Kiểu cấu trúc thời gian này được Nguyễn Công Hoan sử dụng

khá nhiều (16 truyện ~ 20,5%) Tiêu biểu như những truyện: Người ngựa ngựa

người; Thanh! Dạ; Oẳn tà roằn; Phành phạch; Con ve; Sáng, chị phu mỏ… Với

kiểu cấu trúc thời gian này, Nguyễn Công Hoan cho người đọc nhận thấy sự đa dạng của các tuyến nhân vật, được tiếp xúc với nhiều suy nghĩ của nhiều hạng người trong xã hội Tuy trong cùng thời gian nhiều nhân vật xuất hiện nhưng nhà văn đã có cách

xử lý tài tình về mặt cấu trúc thời gian nên các tuyến nhân vật không bị trùng nhau

Ngày đăng: 31/10/2015, 09:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w