Thời gian kể chuyện

Một phần của tài liệu Tìm hiểu cấu trúc thời gian trong truyện ngắn nguyễn công hoan từ góc độ tu từ học (Trang 30)

3. Xử lý phân tích kết quả thống kê

3.2. Thời gian kể chuyện

Thời gian kể là thời gian đã được định lượng rõ ràng và đó là thời gian tuyến tính của ngôn ngữ. Lấy các hình tuyến của lời kể để diễn đạt cái phi tuyến của không gian nhân vật và sự kiện là một nét đặc trưng của tiểu thuyết hiện đại nói

cũng là thời gian hiện tại, thời gian có thực. Chính vì thế nó làm cho câu chuyện dường như đang diễn ra trước mắt người đọc với tất cả vẻ tự nhiên sinh động vốn có của nó, câu chuyện mang tính hiện thực hóa cao.

Quan hệ giữa chuyện và hành động kể bộc lộ rõ trong mối quan hệ giữa thời

gian kể và điểm nhìn. Tác giả Nguyễn Thái Hòa đã khẳng định: “Điểm nhìn ở đây

không phải là lập trường chính trị xã hội mà là tọa độ thời gian được lựa chọn cho hành động kể chuyện phát triển nội dung, sắp xếp bố cục, hư cấu thành truyện”.

3.2.1. Điểm nhìn của nhân vật, điểm nhìn của người kể và việc xác định tọa độ thời gian cho hành động kể chuyện phát triển nội dung, sắp xếp bố cục của chuyện.

Trong một câu chuyện, người kể luôn có điểm nhìn bao quát để lựa chọn điều khiển các nhân vật hành động. Trong quá trình hành động, nhân vật lại có một điểm nhìn riêng, chọn một điểm xuất phát thích hợp để từ đó phát triển sự kiện theo hướng thuận hay hướng nghịch, khai triển hay rút ngắn sự kiện.

a. Đối với những truyện được kể theo ngôi thứ ba.

Truyện được kể theo ngôi kể thứ ba thường mang tính khách quan, câu chuyện diễn ra như có thực ở ngoài đời. Bởi khi kể theo ngôi kể thứ ba thì người kể giấu mình đi, gọi tên sự vật bằng những đại từ phiếm chỉ như: nó, hắn, ông ấy, bà

ấy… và kể như “người ta kể”. Với cách kể này, điểm nhìn của người kể mang tính

bao quát toàn bộ tác phẩm theo ý chủ quan của mình. Câu chuyện được trải ra trên nhiều bình diện, cả chiều dài, chiều rộng, chiều sâu… người đọc sẽ cảm nhận được tính hiện thực của câu chuyện thật hơn.

Tiếp cận với truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan, ta thấy ông chủ yếu sử dụng lời kể theo ngôi kể thứ ba (56 truyện ~ 71,8%). Đây cũng là cách thức để cho tác phẩm của Nguyễn Công Hoan có tính khách quan, tính cụ thể hóa cao. Kể truyện bằng ngôi kể thứ ba, câu chuyện không bị gò bó vào khuôn khổ mà nó diễn ra tự nhiên như bản thân nó vốn có. Qua đó nhà văn bộc lộ quan điểm tư tưởng nghệ thuật của mình. Tư tưởng đó được người đọc nhận ra qua hiện thực khách quan mà nhà văn phản ánh trong tác phẩm, hoàn toàn không do chủ ý áp đặt của tác giả. Một

tân thời, Hai cái bụng, Thịt người chết, Hai thằng khốn nạn… Ngay từ nhan đề

của truyện người đọc phần nào cũng nhận ra được tính khách quan đó. Từ những sự việc bình thường nhưng qua ngòi bút của Nguyễn Công Hoan nó trở thành một vấn đề nóng bỏng của xã hội. Điều đặc biệt là những vấn đề có tính “thời sự” đó lại được kể bằng một giọng văn nhẹ nhàng, hóm hỉnh nhưng châm biếm, sâu cay. Sau giọng văn đó là tấm lòng thương cảm của tác giả đối với những kiếp người lao động nghèo khổ trong xã hội.

Truyện ngắn “Hai cái bụng”, với cách dẫn truyện theo ngôi kể thứ ba cùng

với việc nhà văn rút gọn phần liên kết đã làm cho câu chuyện có sức hấp dẫn lạ kỳ. Lúc này người kể có hai điểm nhìn, tức đứng ở hai góc độ khác nhau để nói về hai hạng người tiêu biểu trong xã hội: đó là người giàu và người nghèo; người được ăn quá nhiều và người không có gì để ăn. Cách kể ở ngôi thứ ba được sử dụng đan lồng xoắn kép với những câu nhận xét, bình luận làm tăng tính hiện thực, giúp người đọc hiểu rõ hơn về nhân vật. Thứ nhất, điểm nhìn của tác giả dừng lại ở nhân vật “nó”:

“Hôm nay thì nó lả đi rồi. Tai nó ù. Mắt nó lóa. Nó nằm vật ra lề đường. Miệng nó há hốc ra mà thở…”. Hàng loạt những từ “nó” khiến cho nhân vật hiện lên chân

thực như ở ngoài đời. Nó là một đứa bé bị bỏ đói với hình thù kỳ dị: cái đầu lơ thơ vài sợi tóc, cái miệng khỉ, hàm răng to… Quần áo là những miếng giẻ người ta vứt đi, nó nhặt lại buộc với nhau để che thân. Nó là một thứ bù nhìn không hơn không kém. Tuy bị người đời xa lánh, hắt hủi nhưng vì cuộc sống mưu sinh mà nó phải cố

cầm cự: “Vậy mà nó phải đi hết chỗ này đến chỗ nọ, để kiếm cái nhét vào dạ dày.

Để nó sống Vì nó chưa chết”

Và “Nó chỉ thèm được ăn”.

Miêu tả cái đói của con người thật là khủng khiếp, và có lẽ chỉ Nguyễn Công Hoan mới phát hiện ra cái đói đáng sợ như thế. Ông không nghiêng về miêu tả quá trình tâm lý diễn ra của nhân vật trước cái đói mà nghiêng về miêu tả nhân vật hành động chống đỡ cái đói như thế nào. Cho nên những gì ông viết ra dường như có thật ở ngoài đời, chỉ hư cấu ít nhiều.

Song song cùng nhân vật “nó” là nhân vật “Bà ấy”. Trong đoạn văn thứ hai điểm nhìn của nhà văn chuyển sang miêu tả người giàu. Cái giàu không có chừng

phì mà không chữa nổi: “Bà ấy thì đến một tháng nay, cứ phải uống thuốc mãi”. Bà

ấy là ai? Là người như thế nào? Bà ấy mắc bệnh gì mà không thể chữa nổi? Nhà văn không chỉ mặt đặt tên rõ là người nào, mà chỉ gọi bằng một từ định danh “Bà ấy”,

khiến nhiều người thấy giống mình mà lại không phải là mình. Chỉ vì giàu “nứt đố

đổ vách”, ăn uống quá nhiều mà bà ta thành ra béo phì, cái béo đầy đọa “Bà ấy”.

Kết thúc câu chuyện là câu nói thật hài hước: “Bà ấy chỉ thèm ăn được”.

Như vậy, xuyên suốt toàn bộ tác phẩm người kể chỉ đóng vai trò là người dẫn truyện, còn mọi hành động của nhân vật hiện lên như có thật với vẻ tự nhiên mà nó vốn có. Với cách kể này, tác giả đã đánh giá, khái quát được hai hạng người trong xã hội bằng giọng văn khách quan. ở hai điểm nhìn ở hai góc độ khác nhau, Nguyễn Công Hoan đã thể hiện được thái độ của mình đối với kẻ giàu và người nghèo. Với người lao động, người nghèo khổ nhà văn viết bằng giọng văn ngậm ngùi thương xót, với kẻ giàu nhà văn thể hiện một thái độ châm chọc, đay nghiến. Hai điểm nhìn với hai nhân vật ở hai trạng thái khác nhau đã tạo nên bức tranh có giá trị tố cáo sâu sắc.

ở truyện ngắn “Cụ Chánh Bá mất giầy”, Nguyễn Công Hoan sử dụng ngôi kể thứ ba để đả kích thói ăn bẩn của những con người được coi là tiên chỉ cho làng.

Với cách gọi tên nhân vật “Cụ Chánh Bá” kết hợp với những lời nhận xét, bình giá,

người kể đã chỉ tận mặt, day tận tên nhân vật sẽ được nói tới. Bằng giọng văn lạnh lùng thản nhiên như những lời kể thuật lại một sự việc, Nguyễn Công Hoan đã chỉ tận nơi cái nguyên nhân cũng như hệ quả của việc cụ Chánh Bá mất giầy. Nhà văn dùng điểm nhìn từ xa để kể lại câu chuyện, tránh đi lối áp đặt chủ quan của mình:

“phải hiểu rằng cụ Chánh Bá có thương nhà này thế nào, cụ mới quá bộ đến xơi rượu, chứ như nhà khác, dễ mà mời cụ đấy hả ?”. Chính vì vậy, câu chuyện được

viết nên với nội dung khách quan chân thực về thói bóc lột kẻ nghèo, những mánh khóe của những tên quan hách dịch, keo kiệt, luôn coi đồng tiền là tất cả. Nhà văn hoàn toàn ẩn mình đi để nhân vật tự xuất hiện, tự hành động bộc lộ bản chất. Nội dung câu chuyện cứ thế tiếp tục diễn ra theo một trục hệ quả nguyên nhân qua giọng kể sắc bén, lạnh lùng, khách quan. Đến khi câu chuyện kết thúc thì người đọc đã hiểu tại làm sao cụ Chánh Bá mất giầy. Đôi giầy mới cụ đang có là kết quả của sự tính toán bài bản mà cụ đã dặn thằng đầy tớ. Nguyễn Công Hoan để nhân vật tự nói,

có thật đã xảy ra. Ta thấy lời văn trong tác phẩm được giao hòa bởi hai giọng: giọng người kể và giọng nhân vật. Sự giao hòa giọng văn này tạo nên hiệu quả nghệ thuật cao: giọng nhân vật đảm bảo được tính chân thực của việc cụ Bá mất giầy, giọng người kể chuyện góp phần nêu bật được mánh khóe bóc lột của cụ Chánh Bá, đại diện cho bọn tiên chỉ có chức có quyền trong làng. Với cách kể chuyện ở ngôi kể thứ ba, nhà văn hoàn toàn không tham gia vào việc nhận xét, bình giá hành động nhân vật, tác giả đã để khoảng trống đó cho người đọc tự đánh giá về những gì nhân vật làm. Tuy nhiên, độc giả vẫn nhận ra thái độ khinh bỉ của nhà văn đối với cách “ăn bẩn” của cụ Bá. Giọng văn lạnh lùng sắc cạnh, đó là con dao lách vào từng đường gân thớ thịt, phơi bày bản chất giả nhân giả nghĩa, tham lam keo kiệt của những tên nhà giàu hống hách.

Qua sự phân tích hai ví dụ trên, chúng ta đã phần nào thấy rõ tác dụng của lời kể theo ngôi kể thứ ba mà Nguyễn Công Hoan đã sử dụng rất hiệu quả. Bằng phương pháp tạo ra quá trình đồng sáng tạo nên hầu hết truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan luôn được các thế hệ bạn đọc đón nhận nhiệt tình, bởi đó là những tác phẩm được viết bằng chính tư tưởng, thái độ chân thành của nhà văn.

b. Đối với những truyện được kể theo ngôi kể thứ nhất.

Truyện được kể theo ngôi kể thứ nhất thường mang tính chủ quan của người kể. Bởi người kể xưng hô là “tôi”, mà cái “tôi” thường là cái cá nhân, cái riêng của mỗi con người. “Tôi” có thể là một nhân vật trong truyện, có thể là chính tác giả, cũng có thể là một nhân vật tự sự hư cấu nào đó mà nhà văn muốn xây dựng lên để gửi gắm tư tưởng của mình. Sử dụng cách kể chuyện theo ngôi kể thứ nhất không chỉ giúp người kể bộc lộ thái độ một cách trực tiếp mà còn nói được cả những suy nghĩ thầm kín trong lòng mình. Cách kể này giúp tác giả đi sâu đi sát vào thế giới nội tâm bên trong, cái sâu thẳm mà con người thường khó nói. Nguyễn Công Hoan đã sử dụng lối kể theo ngôi kể thứ nhất ở một số tác phẩm của mình và đã mang lại những hiệu quả nhất định. Các truyện ngắn của ông thể hiện cái “tôi” rất đa dạng,

đó là cái “tôi” đóng trò ngốc nghếch, dớ dẩn (Cái lò gạch bí mật, Mánh khóe,

Samandji…); cái “tôi” đểu cáng, khốn nạn (Tôi tự tử, Con ngựa già); cái “tôi” là

tôi thống kê được 22 truyện (~28,2%). Nguyễn Công Hoan đã tạo ra tiếng cười bằng chính lời kể của mình, bằng cách kể kéo người đọc vào truyện. Tác giả không ngần ngại khi nhập vào nhiều vai nhân vật làm nhiều trò với nhiều kiểu cách khác nhau:

“Lúc này điểm nhìn trần thuật là điểm nhìn nhân vật từ bên trong. Kẻ cao đạo nói về thằng lưu manh là giọng bề trên nói về kẻ dưới. Như vậy, tất yếu tạo lập một khoảng cách. Kẻ khốn nạn nói về kẻ khốn nạn, khoảng cách sẽ bị phá vỡ. Vì đó là cái nhìn từ bên trong, cái nhìn tận gan ruột. Do vậy, nó rất thật. Nếu có bịa cũng là “bịa y như thật””[13,Trang203] (Nguyễn Thanh Tú). Nhà văn xưng “tôi” hoặc cho

“tôi” xuất hiện là để phá vỡ khoảng cách trần thuật giữa chủ thể trần thuật và các sự kiện được trần thuật, tạo nên sự gần gũi trong lời kể.

Truyện ngắn “Tôi tự tử” là một trong số những tác phẩm hay khi được kể theo ngôi thứ nhất. Trong “Tôi tự tử”, “tôi” tự kể lại chuyện của mình về “ngày

ấy”, thời “tôi” “làm quan”: “Tính tôi thích chơi bời” và “Bởi cần kiếm thêm nhiều tiền, nên tôi phải bớt nhiều sự liêm chính ”. “Tôi” vô trách nhiệm đã đè vỡ, rồi trốn

tránh bằng cách giả vờ tự tự. Kết quả: “Nhờ việc tự tử tôi thoát nạn và sự gian dối

ấy có lợi cho tôi trong những lần thăng thưởng về sau”. Giả sử không có “tôi” trong

truyện mà thay vào đó là một nhân vật mang ngôi thứ, độc giả sẽ nghi ngờ: chắc là người viết tố cáo một tay đểu giả mà mình thù hằn. “Tôi” có mặt phá tan sự nghi

ngờ này độc giả càng tin hơn khi cuốn truyện chính là tôi bổ sung “sự thật”: “Bây

giờ đến tuổi về hưu tôi nhớ lại việc cũ, cho là có nói thật cũng không hại gì cho bước đường công danh của tôi”. Tác giả để cho nhân vật “tôi” đểu cáng, khốn nạn. Kể

xấu người mà lấy “tôi” ra kể thì “thâm” thật. Mà chỉ có Nguyễn Công Hoan mới có

đủ khả năng làm như vậy. Lối kể này vừa có cái chủ quan vừa có cái khách quan

khiến cho những ai “bị chạm nọc, họ cũng không giận tác giả đã lật tẩy họ”. (“Đời viết văn của tôi”, Nguyễn Công Hoan )

ở truyện “Thằng ăn cướp” lại thể hiện một cái “tôi” khác, đó là cái “tôi” đóng vai trò là nhân vật chính, tự kể lại chuyện mình. Lúc này nhân vật chính chiếm vị trí trung tâm, tập trung cao độ nhất xung đột của cốt truyện. Chính vì thế nó thể

hiện rõ nhất tư tưởng, chủ đề của truyện. Cách kể lại chuyện của mình trong

“ Thằng ăn cướp” không mang tính áp đặt vì có sự xuất hiện của những lời trò

dưới trường nhìn của nhân vật “tôi” . “Tôi ” đi ăn cướp. “Tôi” gặp thằng ăn cướp còn cao tay hơn nhiều, đó là viên quan huyện. Điểm nhìn trần thuật từ “tôi” chuyển thẳng ống kính sang viên quan. Như thế, viên quan huyện lại là đối tượng phản chiếu. Lúc này người chiếu ống kính mặc sức lia ống kính của mình dưới góc độ nào

là tùy thuộc vào ý muốn chủ quan. “Tôi” đã chiếu “ống kính” vào tận tim đen của tên quan: “Tao giữ kín cho mày tội này, và sẽ cho mày về nhà, đem tiền lên đây nộp

tao”. Đây là một truyện được nhà văn khách quan ghi lại từ câu chuyện chủ quan

của thằng ăn cướp. Hiện thực câu chuyện (viên quan) được khúc xạ qua nhân vật “tôi”, khúc xạ một lần nữa qua tác giả. Nếu hiện thực câu chuyện chỉ khúc xạ một

lần qua tác giả, nghĩa là không có nhân vật “tôi” thì tên truyện “ Thằng ăn cướp” là

chính nó, chính thằng ăn cướp. Trong truyện có “tôi” nghĩa là hiện thực được khúc

xạ qua hai lần, tên truyện “Thằng ăn cướp” không còn là thằng ăn cướp nữa mà

chính là viên quan ăn cướp kia. Ngay nhan đề câu chuyện đã thể hiện cái nhìn tinh tế sắc sảo, óc châm chọc tinh quái, sự già dặn trong đời viết của Nguyễn Công Hoan.

Với cách kể chuyện theo ngôi kể thứ nhất, truyện ngắn Nguyễn Công Hoan

đã đem lại tiếng cười bằng một hình thức nghệ thuật mới: “ Kịch hóa trần thuật”

(Nguyễn Thanh Tú). Tiếng cười của ông chĩa vào từng sự tha hóa trong xã hội, qua đó mà tầm phổ quát của nó là tố cáo trạng thái tha hóa toàn xã hội. Theo phương thức kể chuyện: người kể đóng vai nhân vật, nhà văn đã tự biểu diễn những tư tưởng tình cảm, thái độ của mình bằng ngôn ngữ, giọng điệu của một con người cụ thể. Vì thế, câu chuyện không chỉ lôi cuốn sự chú ý của người đọc theo dòng các biến cố mà còn lôi cuốn người đọc cả vào lời kể, cách kể. Điều đó tạo ra ảo giác ở độc giả về tính khách quan của nội dung câu chuyện và thể hiện đậm nét dấu ấn chủ quan người kể.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu cấu trúc thời gian trong truyện ngắn nguyễn công hoan từ góc độ tu từ học (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)