Nhận xét chung

Một phần của tài liệu Tìm hiểu cấu trúc thời gian trong truyện ngắn nguyễn công hoan từ góc độ tu từ học (Trang 45)

3. Xử lý phân tích kết quả thống kê

3.3. Nhận xét chung

Qua việc khảo sát, phân tích kết quả thống kê các truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan chúng tôi nhận thấy: Việc xử lý cấu trúc thời gian trong tác phẩm truyện không phải là một việc làm đơn thuần, ngẫu hứng, mà nó mang rất nhiều dụng ý nghệ thuật của nhà văn. Cách xử lý thời gian trong truyện làm nên những dấu ấn phong cách riêng của mỗi tác giả. Nằm trong số các nhà văn thuộc trường phái văn học hiện thực phê phán, nhưng Nguyễn Công Hoan đã tìm cho mình một lối đi, một cách viết riêng.

Là một nhà văn thuộc dòng văn học hiện thực phê phán, các tác phẩm của Nguyễn Công Hoan cũng nhằm phơi bày hiện thực xã hội từ đó bày tỏ thái độ của mình trước thực trạng xã hội. Nếu như Ngô Tất Tố tập trung viết về nông thôn, Vũ Trọng Phụng đả kích vào giai cấp tư sản thì đóng góp chủ yếu của truyện ngắn Nguyễn Công Hoan là đã xây dựng thành công một phòng tranh châm biếm và đả kích các kiểu quan lại, địa chủ cường hào ở nông thôn. Viết về những vấn đề tưởng như không mới này, Nguyễn Công Hoan vẫn mang lại cho người đọc nhiều dư âm, nhiều trăn trở. Chính cấu trúc thời gian đã là một trong những yếu tố góp phần làm nên những điều mới mẻ, hấp dẫn trong các tác phẩm của ông.

Việc lựa chọn, sắp xếp thời gian trong mỗi truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan đều nhằm làm bật lên tiếng cười trào phúng. Nếu như tiếng cười trong phần lớn truyện ngắn Nam Cao là tiếng cười xót xa, gần với sự đắng cay bi thảm, nhẹ nhàng, thâm trầm thì tiếng cười trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan là tiếng cười giòn giã, sảng khoái ném thẳng vào mặt kẻ thù.

Đặc biệt việc chọn thời gian để tạo ra kết thúc bât ngờ ở cuối truyện là một thế mạnh của Nguyễn Công Hoan. Với kết thúc như thế, tài năng của nhà văn được thể hiện trong việc kể chuyện biến hóa biến hóa nghệ thuật dẫn dắt tình tiết để tạo

nên một thế giới hài hước bật ra ở cuối tác phẩm một cách đột ngột (Thế là mợ nó

đi Tây; Oẳn tà roằn; Đồng hào có ma…). Cách kết thúc truyện bắng sự tương phản

bất ngờ làm cho truyện ngắn Nguyễn Công Hoan gần với truyện cười dân gian.

Tiếng cười đến bất ngờ ở phần kết thúc làm cho “truyện ngắn của Nguyễn Công

Hoan trở thành một con dao lợi hại của nhà giải phẫu xã hội, trở thành một lời buộc tội không thể chối cãi được”. (Phan Cự Đệ). Tiếng cười ấy là sự kế thừa và

phát huy tiếng cười lạc quan, giàu tính chiến đấu trong truyền thống trào phúng của văn học dân tộc.

Phần kết luận

1.“Tìm hiểu cấu trúc thời gian trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan từ

góc độ tu từ học” là một vấn đề còn mới mẻ nhưng nó thực sự có vai trò quan trọng,

là một trong những hướng đi cần thiết để đánh giá tư tưởng quan điểm và cách nhìn của nhà văn. Quá trình khảo sát, xử lý phân tích kết quả thống kê chúng tôi nhận thấy Nguyễn Công Hoan thực sự khéo léo trong việc sắp xếp thời gian trong truyện của mình. Chính cấu trúc thời gian giúp cho tác phẩm của ông hiện lên cụ thể ở nhiều khía cạnh, được soi sáng ở nhiều góc độ, qua đó thể hiện được chủ đề, tư tưởng nghệ thuật của nhà văn. Với cấu trúc thời gian đơn tuyến, nhà văn đã tạo dựng nên những bức chân dung nhân vật sống động với đầy đủ bản chất vốn có của nó. Ngược lại với thời gian đa tuyến ông lại tập trung ngòi bút vào việc tạo dựng bức tranh xã hội rộng lớn với đầy đủ các hạng người trong xã hội, qua đó thể hiện tài châm biếm, hài hước của nhà văn. Để tạo cho người đọc niềm tin vào tính chân thực của câu chuyện, Nguyễn Công Hoan chủ yếu sử dụng ngôi kể thứ ba. Ngược lại, ông sử dụng ngôi kể thứ nhất để tạo ảo giác ở độc giả về tính khách quan của nội dung truyện và thể hiện đậm nét dấu ấn chủ quan của người kể… Có thể nói, sự tinh tế trong việc xử lý cấu trúc thời gian của Nguyễn Công Hoan là một trong những điều kiện đưa ông trở thành nhà viết truyện ngắn trào phúng bậc thầy trong nền văn xuôi hiện đại. Biểu hiện cụ thể của tài năng truyện ngắn trào phúng bậc thầy đó là tiếng cười muôn hình nghìn vẻ, đặc biệt sảng khoái trong các tác phẩm của ông.

2. Đề tài của chúng tôi là một vấn đề còn rất mới, và được tiến hành trong một

thời gian có hạn nên việc nghiên cứu không tránh khỏi những hạn chế. Tuy nhiên, với việc nghiên cứu đề tài này chúng tôi hi vọng được góp một phần nhỏ bé vào việc cụ thể hóa và khẳng định lý thuyết phong cách học văn bản của tác giả Nguyễn Thái Hòa và Đỗ Hữu Châu.

3.Thực tế giảng dạy văn ở trường phổ thông, người giáo viên phải giúp học sinh nhận thức và thẩm thấu tác phẩm văn học một cách đầy đủ và sâu sắc. Để tiếp cận một tác phẩm văn học học sinh cần nắm được nội dung cũng như hình thức của tác phẩm để thấy được những ý đồ nghệ thuật mà nhà văn muốn gửi gắm. Ngoài nhưng

một phương thức để đi gần đến cái đẹp của văn chương và nó trở thành một cơ sơ lý luận để tìm hiểu bất cứ một tác phẩm văn học cụ thể nào. Nghiên cứu đề tài này chúng tôi hi vọng nó sẽ là cơ sở cho sự hiểu biết của chính bản thân về cách tiếp cận tác phẩm văn chương theo hướng đi từ cấu trúc thời gian. Việc nghiên cứu đó sẽ tạo điều kiện cho việc giảng dạy sau này khi hướng dẫn học sinh đọc hiểu và cảm thụ một tác phẩm văn học. Điều đó sẽ phục vụ đắc lực cho việc khám phá tác phẩm nhằm chiếm lĩnh các giá trị nghệ thuật một cách khoa học, thiên về hướng nghiên cứu theo phương diện cảm nhận.

4.Việc nghiên cứu cấu trúc thời gian trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan nói riêng và trong truyện ngắn hiện đại nói chung còn là khoảng trống hấp dẫn đang thu hút các bạn sinh viên và những người quan tâm đến nghệ thuật văn chương tiếp tục đào sâu nghiên cứu. Đi sâu tìm hiều vấn đề này sẽ là một công việc thú vị và bổ ích đang chờ đón sự nhiệt tình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu và những người muốn tìm hiểu cái hay, cái đẹp của nghệ thuật. Do thời gian và hiểu biết của người viết có hạn nên đề tài không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Chúng tôi mong được sự góp ý của các thầy cô và bạn bè để có thể tiếp tục hoàn thiện đề tài trong quá trình học tập và công tác sau này.

Tài liệu tham khảo

A. Sách nghiên cứu:

1. Diệp Quang Ban (2005), Văn bản và liên kết trong văn bản, Nxb Giáo

Dục, Hà Nội.

2. Nguyễn Trọng Báu, Nguyễn Quang Linh, Trần Ngọc Thêm (1951), Ngữ

pháp văn bản và việc dạy làm văn, Nxb Giáo Dục, Hà Nội.

3. Hà Minh Đức (2000), Lý luận văn học, Nxb Giáo Dục, Hà Nội.

4. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi… (2006), Từ điển thuật ngữ

Văn học, Nxb Giáo Dục, Hà Nội.

5. Nguyễn Thái Hòa (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, Nxb Giáo

Dục, Hà Nội.

6. Đinh Trọng Lạc (1994), Phong cách học văn bản, Nxb Giáo Dục, Hà Nội. 7. Đinh Trọng Lạc (1999), Phong cách học Tiếng Việt, Nxb Giáo Dục, Hà

Nội.

8. Trần Đình Sử (2000), Thi pháp Truyện Kiều, Nxb Giáo Dục, Hà Nội.

B. Sách tham khảo.

1. Lê Thị Tuyết Hạnh (1995), “Thời gian như một yếu tố cấu trúc nghệ thuật

của truyện”, Tạp chí Ngôn ngữ, (3), tr 63-68.

2. Nguyễn Công Hoan (1971), Đời viết văn của tôi, Nxb Văn học, Hà Nội. 3. Nguyễn Đăng Mạnh (2000), Nhà văn hiện đại Việt Nam chân dung và

phong cách, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.

4. Nguyễn Đăng Mạnh (2000), Giảng văn Văn học Việt Nam, Nxb Giáo Dục,

Hà Nội.

5. Vũ Thanh Việt (2002), Nguyễn Công Hoan cây bút hiện thực xuất sắc,

Mục lục Trang Phần mở đầu...1 1. Lý do chọn đề tài………...1 2. Lịch sử vấn đề...2 3. Mục đích và nhiệm vụ...6

4. Phương pháp nghiên cứu...7

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...7

Phần nội dung...8

1. Cơ sở lý luận...8

2. Kết quả - khảo sát - thống kê - phân loại...11

3. Xử lý - phân tích kết quả thống kê...13

3.1. Thời gian của truyện...14

3.1.1. Thời gian đơn tuyến...14

3.1.2. Thời gian đa tuyến...25

3.2. Thời gian kể chuyện...30

3.2.1. Điểm nhìn của nhân vật và điểm nhìn của người kể...31

3.2.2. Thời gian là phương tiện bộc lộ cái nhìn nghệ thuật của tác giả...36

3.3. Nhận xét chung...45

Phần kết luận...47

Một phần của tài liệu Tìm hiểu cấu trúc thời gian trong truyện ngắn nguyễn công hoan từ góc độ tu từ học (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)