3. Xử lý phân tích kết quả thống kê
3.1.2. Thời gian đa tuyến
Thời gian đa tuyến là kiểu cấu trúc thời gian có nhiều tuyến nhân vật, mỗi tuyến nhân vật xuất hiện trong từng thời điểm khác nhau, có thể trùng tọa độ hoặc không trùng tọa độ.
a. Thời gian đa tuyến song song.
Khi tiếp cận với những tác phẩm mang cấu trúc thời gian này người đọc dễ dàng nhận thấy các tuyến nhân vật xuất hiện trong cùng một thời điểm song song lồng ghép vào nhau. Kiểu cấu trúc thời gian này được Nguyễn Công Hoan sử dụng
khá nhiều (16 truyện ~ 20,5%). Tiêu biểu như những truyện: Người ngựa ngựa
người; Thanh! Dạ; Oẳn tà roằn; Phành phạch; Con ve; Sáng, chị phu mỏ… Với
kiểu cấu trúc thời gian này, Nguyễn Công Hoan cho người đọc nhận thấy sự đa dạng của các tuyến nhân vật, được tiếp xúc với nhiều suy nghĩ của nhiều hạng người trong xã hội. Tuy trong cùng thời gian nhiều nhân vật xuất hiện nhưng nhà văn đã có cách xử lý tài tình về mặt cấu trúc thời gian nên các tuyến nhân vật không bị trùng nhau.
Truyện ngắn “Oẳn tà roằn” tiêu biểu cho kiểu cấu trúc thời gian này. Trong
cùng thời điểm là Nguyệt có thai, mà có biết bao nhân vật liên quan tới Nguyệt xuất hiện như: Bắc, Phong, đám thanh niên Hà Nội… Tuy những con người đó trên thực tế chẳng có liên quan gì với nhau, song song tồn tại độc lập, nhưng họ lại gặp nhau ở một điểm, đó là đểu có quan hệ ít nhiều tới Nguyệt. Nguyễn Công Hoan rút gọn phần liên kết khiến các đoạn văn có vẻ rời rạc khi viết về các sự việc khác nhau với các nhân vật khác nhau, nhưng xét về quan hệ logic những đoạn văn đó hoàn toàn liên kết chặt chẽ về mặt nội dung. Chúng có quan hệ bổ sung để làm nổi bật hình tượng nhân vật Nguyệt - một cô gái lẳng lơ, hư hỏng. Mở đầu câu chuyện là cuộc đối thoại giữa Nguyệt và Phong về cái thai trong bụng của cô. Giọng nói của Nguyệt như oán như hờn Phong đã bỏ rơi hai mẹ con cô. Còn Phong lại nghi ngờ đó không phải là con mình nên khuyên Nguyệt uống thuốc thôi thai. Hai con người với hai tâm trạng khác nhau đã phản ánh một cuộc tình không đi đến hạnh phúc. Còn với Bắc, Nguyệt cũng nói đó là con của anh. Cô đã dựa vào tâm lý mỗi người để thuyết phục. Nói như Phong, Nguyệt đã tỏ ra mình là một cô gái bị lừa. Nói với Bắc, Nguyệt thể hiện mình là người con gái được quý trọng. Cùng một lúc Nguyệt để trách nhiệm là cha đứa trẻ trong bụng mình cho Phong, Bắc và cả một “bọn người” ở Hà Nội. Phải chăng, đứa bé đang là sợi dây vô hình ràng buộc họ với nhau. Nhưng, thật bất ngờ thay, kết thúc câu chuyện lại là một bi hài kịch: đứa trẻ không có cha.
Bởi nó không phải giống ta mà là giống Tây “… nước da lại đen như cái cột nhà
cháy! Vậy nó không phải con Rồng cháu Tiên. Nó là giống “Oẳn tà roằn” không biết chống gậy”. Những điều phản ánh trong câu chuyện thể hiện nhiều cuộc tình
không chính đáng của Nguyệt. Nguyễn Công Hoan không ngần ngại chĩa thẳng ngòi bút vào sự phê phán những cô gái có tình yêu không trong sáng, chỉ chạy theo những cuộc say đắm thỏa mãn nhục dục mà lỡ đánh mất vẻ trinh trắng của mình và sự trong sạch một tâm hồn. Nhà văn tỏ ra thâm thuý khi sử dụng cấu trúc thời gian này để đả kích, châm biếm những đối tượng xấu xa trong xã hội.
Truyện ngắn “Báo hiếu: trả nghĩa cha” cũng làm nổi bật lên hai hình tượng
nhân vật xuất hiện song song tồn tại độc lập với nhau. Sự độc đáo của câu chuyện được thể hiện ở nhà việc nhà văn sử dụng hai tuyến thời gian đồng hiện: Thời gian của bà mẹ ăn xin, lang thang và thời gian của người con thành đạt - ông chủ. Họ gặp
Người mẹ bị đẩy ra ngoài đường để người con không xấu mặt (vì có mẹ đi ăn xin) khi “hiếu thảo” với cha trước quan khách. Với việc mở rộng phần nội dung, kết hợp biện pháp lặp cấu trúc câu, Nguyễn Công Hoan đã xây dựng nên hai con người với hai tính cách song song, độc lập để làm nổi bật một kết cục thấm đẫm nước mắt:
“Mưa để khóc, gió để rên. Rét để cắt đứt ruột mẹ người con, mà họ đương khen là hiếu tử”. Với cấu trúc thời gian song song như vậy, tác giả đã dựng nên trên cái
phông nền của tình mẫu tử là đạo làm người của đứa con đã mất, đã trượt dần vào bóng tối theo thời gian. Cuộc sống thời thượng đã làm người con quên đi tình mẫu tử mẹ con, chỉ chạy theo những vinh hoa phú quý. Nhà văn đã tố cáo sâu sắc cái xã hội không trọng đạo làm người, chỉ coi trọng vẻ hào nhoáng bên ngoài để lấp đi cái xấu xa của bản chất bên trong.
Điểm xuyết đôi nét qua những truyện ngắn tiêu biểu, ta thấy Nguyễn Công Hoan đã đặt ra nhiều vấn đề mang tính “thời sự” trong xã hội. Và vấn đề đạo đức con người được nhà văn nhìn nhận một cách sâu sắc, kín đáo nhưng cũng thật gay gắt, quyết liệt.
b. Thời gian đa tuyến nối tiếp.
Đây là kiểu thời gian có các tuyến nhân vật nối tiếp nhau, thể hiện quá trình phát triển của đối tượng phản ánh, của nhân vật, sự việc trong tác phẩm. Người đọc có thể đánh giá một cách khách quan chiều hướng phát triển của nhân vật qua việc tổ chức sắp xếp kiểu cấu trúc thời gian như vậy. Với cấu trúc thời gian này, chúng tôi thống kê được 5 truyện (~6,4%), trong mỗi truyện ông đều thể hiện được những
dụng ý sâu sắc của mình. Một số tác phẩm tiêu biểu như: Đào kép mới; Ông chủ
báo chẳng bằng lòng; Người thứ ba…
ở truyện ngắn “Đào kép mới”, Nguyễn Công Hoan miêu tả hai gánh đào kép nối tiếp nhau. Nói hai gánh đào kép nhưng thực chất chỉ là một, bởi đó là sự trá hình, giả dạng bề ngoài, còn về bản chất thì không thay đổi. Ngay ở nhan đề câu chuyện đã thể hiện một sự nối tiếp. Mở đầu truyện là cảnh tượng của gánh Đào kép cũ, với những âm thanh inh ỏi, trống giục báo hiệu sắp đến giờ diễn, mọi người nhốn nháo chuẩn bị xem, để hò hét. Bắt đầu buổi biểu diễn là cảnh triều đình với những vai: ông vua nói giọng Sài Gòn, những anh kép nhọ mồm, các bà quan… Họ đang nói líu lo, đang pha những trò nhảm nhí. Chẳng ai muốn nghe, họ bỏ về, chỉ còn
khách ra vào ở hàng ghế rẻ tiền. Mọi người vẫn đi lại ngoài đường nhưng chẳng ai muốn xem cả, vì họ đều chán tuồng cổ. Đó là hình ảnh chân thực của gánh Đào kép cũ, vậy gánh Đào kép mới có gì hấp dẫn người xem? Nguyễn Công Hoan chỉ ra cái khác của gánh Đào kép mới chỉ là sự tráo đổi vai giữa các nhân vật. Nếu như gánh Đào kép cũ diễn những trò lố bịch, nói năng nhảm nhí để lừa người dân đến xem mà thu tiền vé thì gánh Đào kép mới cũng chẳng kém, nó kế thừa về bản chất của gánh Đào kép cũ. Họ bẵng đi đâu một thời gian, không diễn, thế rồi bỗng lại xuất hiện với
khẩu hiệu: “Đào kép mới! Bản rạp chấn chỉnh! Đào kép mới!”. Mọi người dân
trông mong sự đổi mới ở gánh Đào kép mới này nhưng một lần nữa họ lại thất vọng ra về. Thì ra gánh Đào kép mới vẫn chỉ diễn lại những nội dung mà gánh Đào kép cũ đã làm. Thực chất bên trong cái cổng kết lá dừa với hàng chục lá cờ Pháp - Nam bay tíu tít, vẫn là cái màn lở sơn cũ, vẫn cái triều đình cũ, có khác cũng chỉ là sự hóa vai, tráo đổi giữa các nhân vật. Truyện kết thúc bằng một hình ảnh thảm hại, đầy dư vị:
“Từ hôm sau trở đi, chiều nào cũng vậy, cứ độ năm giờ, bọn đào kép ban An Lạc lại mũ măng, phấn sáp, râu ria ngồi trơ tráo trên chiếc xe cao su, đi diễu qua các phố để phơi nắng cái đời hát tuồng còn ngắc ngoải”.
Như vậy, nhà văn đã miêu tả sự nối tiếp nhau của các tuyến nhân vật trong hai gánh Đào kép mới và Đào kép cũ, để từ đó chỉ ra những trò bịp bợm đến lộ liễu của gánh Đào kép hát. Tác phẩm đả kích mạnh mẽ vào trò hề cải tổ Nam triều - một âm mưu thâm độc của thực dân Pháp, được tuyên truyền rầm rộ và không phải lừa bịp được một số người. Tuy viết những truyện ngắn có cấu trúc thời gian nối tiếp không nhiều song những truyện được ông sử dụng kiếu cấu trúc thời gian này đều có nội dung sâu sắc, đạt tính nghệ thuật cao. Ngòi bút châm biếm của Nguyễn Công Hoan tỏ ra sắc sảo hơn khi vạch trần những mặt trái của xã hội.
c. Thời gian đa tuyến xen kẽ.
Tiếp cận với những tác phẩm có kiểu cấu trúc thời gian đa tuyến xen kẽ, người đọc phần nào sẽ khó lĩnh hội. Những câu chuyện đó thường có sự đan cài, lồng ghép các tuyến nhân vật. Mỗi nhân vật không tồn tại độc lập với nhau một cách rời rạc mà có sự bổ sung làm nổi bật tính cách của nhau. Khi đọc tác phẩm, người đọc xâu chuỗi của tình tiết, sự kiện theo dòng chảy của nó thì mới hiểu được nội dung câu chuyện. Với cách xử lý thời gian tài tình , khéo léo, nhà văn đã làm cho
có nội dung phong phú và sâu sắc hơn. Loại cấu trúc thời gian này, chúng tôi thống
kê được 19 tác phẩm (~24,4%), trong đó có những tác phẩm tiêu biểu như: Sóng vũ
môn; Thật là phúc; Đồng hào có ma; Gánh khoai lang; Ngậm cười…
Chẳng hạn, ở truyện ngắn “Ngậm cười”, tác giả miêu tả xen kẽ nhiều tình
tiết nhằm làm nổi bật cuộc đời đau khổ, bất hạnh, bị đối xử bất công của người dân lao động. Để làm tăng sự vất vả của chị cu Bản, Nguyễn Công Hoan sử dụng xen kẽ cả thời gian quá khứ hiện tại và tương lai. Chị cu Bản có một quá khứ hạnh phúc bên chồng con, nhưng lại có một hiện tại đau buồn do chồng chết, và một tương lai mù mịt do sự bất công của nhà nước đối với gia đình chị. Bên cạnh sự xen kẽ của các tuyến thời gian, nhà văn còn miêu tả đan cài nhiều tuyến nhân vật với những nét tính cách khác nhau như: vợ chồng anh cu Bản, dân làng, đám quan lại… tạo nên một bức tranh xã hội sinh động, phong phú.
Câu chuyện được mở ra bằng một hệ quả: Anh cu Bản đã chết cho sự yên ổn của dân làng. Tiếp sau đó, tác giả miêu tả lại quá khứ tại làm sao anh cu Bản phải chết. Nguyên nhân chính là anh “dám” xung phong cùng đám lính nhà quan tình nguyện đi diệt bọn cướp lo cho mọi người. Với cách kể ngược dòng về quá khứ, nhà văn cho ta thấy được tính thật thà, chất phác của anh cu Bản nói riêng và những người dân lao động nói chung. Trở về thời gian hiện tại, người đọc được chứng kiến cảnh sống thực của chị cu Bản: chồng chết, một nách ba đứa con… Chính sự can đảm của anh chồng làm chị goá bụa. Đan xen vào cảnh ngộ đau khổ của chị là
những lời “hứa hươu hứa vượn” của tên quan huyện rằng: nhà chị sẽ được thưởng,
quan sẽ xét cho người có công… Nhưng chị đâu biết lời hứa đó chỉ nhằm che lấp đi bản chất thực dụng của bọn quan lại, nên chị đã hy vọng, đã chờ đợi… để rồi vẫn
“đầu tắt mặt tối” lo cho con và thương nhớ chồng. Khép lại trang văn là một kết cục
thật bi thương, người đọc cảm thất nhức nhối trước một xã hội đầy rẫy những bất công, tàn nhẫn và oan trái. Các tuyến thời gian quá khứ, hiện tại của các nhân vật khác nhau xen kẽ, đồng hiện, góp phần làm nổi bật tư tưởng, chủ để của tác phẩm.
Truyện ngắn “Thật là phúc” cũng là một tác phẩm sử dụng cấu trúc thời
gian đa tuyến xen kẽ. ở đó có sự lồng ghép của nhiều nét tính cách nhân vật, và chúng được đặt trong mối quan hệ bổ sung làm nền tảng cho nhau. Đây là câu chuyện tiêu biểu cho thói nhũng nhiễu, hống hách của đám nha lại, lính tráng, dựa thế làm quan làm mọi trò ngang ngược. Qua đó, nhà văn cũng phơi bày sự thối nát
của bộ máy pháp luật trong xã hội qua cách xử kiện của một ông quan về vụ án “lấy
thịt đè người”. Chú Ván cách vì thích chị Tam nên luôn tìm mọi cách tán tỉnh ve
vãn chị. Nhân một lần chồng chị đi vắng, chú Ván cách đã dở trò sàm sỡ, âu yếm chị. May sao chồng chị về kịp, nhưng vì sợ chú Ván cách là người nhà quan nên anh không dám làm gì, không dám lôi thôi. Song, chính sự nhũn nhặn của anh chồng chị Tam lại là điều kiện cho chú lính Ván cách lấn lướt, lên lớp dạy anh một bài học, cho anh một trận đòn nhừ tử. Dân làng thấy chuyện bất bình nên khuyên anh đi gặp quan, nhưng có ai ngờ quan cũng chỉ như chú lính Ván cách. Quan không chú ý đến sự chú ý đến sự thưa bẩm của vợ chồng anh Tam vì bận ván bài. Thế rồi không hiểu quan nghĩ gì mà không xử kiện chỉ sang sảng tiếng truyền xuống như ông Long thần
ban hạnh phúc cho chúng sinh mà dạy rằng: “Đáng lẽ đương đêm chúng bay đánh
nhau, thì không biết nếp tẻ ra sao ông hãy bỏ tù hãm bốn giờ cái đã! Nhưng ông tha cho về mà làm ăn lương thiện, không được lôi thôi nữa…”. Những lời như sấm
truyền của quan đối với vợ chồng anh Tam được coi là phúc vì họ thấy may khi không phải ngồi tù. Thế mới biết việc quan ghê gớm thế nào. Để dựng nên một bức tranh xã hội đầy rẫy những bất công, Nguyễn Công Hoan đã miêu tả nhiều tuyến nhân vật xen kẽ nhau, lính tráng thì đểu cáng trắng trợn; quan phụ mẫu thì vô trách nhiệm đến quái gở, không thèm đếm xỉa đến công lý, pháp luật; người dân lương thiện bị ức hiếp, không còn biết kêu van vào đâu.
Kiểu cấu trúc thời gian đa tuyến xen kẽ cho người đọc tiếp cận truyện ngắn Nguyễn Công Hoan ở nhiều phương diện. Đó không còn đơn thuần là một tuyến nhân vật, mà có nhiều tuyến nhân vật đan xen cùng tồn tại. Với tài năng xử lý tình tiết, sắp xếp sự kiện, Nguyễn Công Hoan đều làm cho các nhân vật nổi bật giữa đám đông với những nét tính cách đặc trưng, không trùng lặp. Qua những câu chuyện đó người đọc hiểu thấu đáo hơn thực trạng xã hội; hiểu được những nỗi vất vả, luôn bị ức hiếp của người dân lao động; sự hách dịch, thống trị, lộng quyền của những tên quan lại…