1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghệ thuật tiểu thuyết vũ trọng phụng

174 3,2K 20

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 174
Dung lượng 1,45 MB

Nội dung

Dẫu sao đó cũng là những sự khai phá cần thiết, có tính cách mở đường cho những gì mà luận văn nghiên cứu và sẽ là thiếu sót khi nghiên cứu nghệ thuật tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng mà không

Trang 1

B Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trang 3

L ỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong

bất kỳ công trình nào khác

Tác gi ả luận án

ĐINH LỰU

Trang 4

M ỤC LỤC

L ỜI CAM ĐOAN 3

MỤC LỤC 4

M Ở ĐẦU 7

1 Lý do ch ọn đề tài 7

2 L ịch sử vấn đề 9

3 Ph ạm vi và phương pháp nghiên cứu 19

4 Đóng góp của luận án 21

5 B ố cục của luận án 22

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG 23

1.1 Hoàn c ảnh xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX, đặc biệt giai đoạn 1930 - 1945 23 1.2 Tình hình văn học giai đoạn 1930 -1945 24

1.3 Tình hình ti ểu thuyết giai đoạn 1930 - 1945 26

1.4 Trường phái văn học tả chân 28

1.5 V ị trí, vai trò của Vũ Trọng Phụng trong trường phái tả chân 29

1.6 Sáng tác c ủa Vũ Trọng Phụng 31

CHƯƠNG 2: TƯ TƯỞNG NGHỆ THUẬT, QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT, MÔ HÌNH TI ỂU THUYẾT VŨ TRỌNG PHỤNG 35

2.1 Tư tưởng nghệ thuật 35

2.1.1 Tư tưởng nghệ thuật của Vũ Trọng Phụng 35

2.1.2 Diễn biến tư tưởng nghệ thuật của Vũ Trọng Phụng trong tiểu thuyết 37

2.2 Quan ni ệm nghệ thuật 39

2.2.1 Quan niệm của Vũ Trọng Phụng về sáng tác 39

2.2.2 Quan niệm của Vũ Trọng Phụng về tiểu thuyết 40

2.3 Mô hình ti ểu thuyết Vũ Trọng Phụng 41

2.3.1 Tiểu thuyết tả chân xã hội 41

2.3.2 Tiểu thuyết phanh phui cái xấu, cái ác 43

2.3.3 Tiểu thuyết của nỗi đau đời và lòng xót thương 45

2.3.4 Tiểu thuyết trào phúng châm biếm, đả kích 47

CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN, TÌNH TIẾT TRONG TI ỂU THUYẾT VŨ TRỌNG PHỤNG 51

3.1 Ngh ệ thuật xây dựng cốt truyện 51

3.1.1 Khái niệm cốt truyện 51

3.1.2 Các loại hình cốt truyện 51

Trang 5

3.1.3 Các mô típ cốt truyện 56

3.2 Ngh ệ thuật xây dựng tình tiết 66

3.2.1 Các kiểu nghệ thuật xây dựng tình tiết 66

3.2.2 Hệ thông tình tiết 70

3.2.3 Mạch truyện và các đường dây nối kết 73

CHƯƠNG 4 NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT VŨ TRỌNG PHỤNG 77

4.1 V ị trí nhân vật trong tiểu thuyết 77

4.2 Th ế gioi nhân vật và các cách tiếp cận nhân vật trong tiểu thuyết Vũ Trọng Ph ụng 79

4.2.1 Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng 79

4.2.2 Các cách tiếp cận nhân vật trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng 82

4.3 Các th ủ pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật 83

4.3.1 Xây dựng nhân vật qua miêu tả ngoại hình 84

4.3.2 Xây dựng nhân vật qua miêu tả nội tâm 88

4.3.3 Xây dựng nhân vật qua miêu tả tính cách 97

4.3.4 Xây dựng nhân vật qua miêu tả hành động 102

CHƯƠNG 5: KHÔNG GIAN, THỜI GIAN NGHỆ THUẬT NGÔN NGỮ NGH Ệ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT VŨ TRỌNG PHỤNG 112

5.1 Không gian - th ời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng 112

5.1.1 Không gian – thời gian nghệ thuật 112

5.1.2 Trục di động của tọa độ không - thời gian trong nghệ thuật kể chuyện của Vũ Trọng Phụng 113

5.2 Ngôn ng ữ nghệ thuật trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng 117

5.2.1 Ngôn ngữ kể 118

5.2.2 Ngôn ngữ tả 124

5.2.3 Ngôn ngữ đối thoại 130

5.2.4 Một số đặc điểm ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng 139

K ẾT LUẬN 157

DANH M ỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 161

TÀI LI ỆU THAM KHẢO 162

PH Ụ LỤC MĐ.1 173

PH Ụ LỤC 4.1 174

Trang 7

M Ở ĐẦU

Với 27 năm tuổi đời, 9 năm cầm bút, Vũ Trọng Phụng đã để lại một gia tài văn học đồ sộ

với đủ các thể loại gồm 71 tác phẩm (8 tiểu thuyết, 1 truyện vừa, 41 truyện ngấn, 4 di cảo truyện ngắn, 8 phóng sự, 1 ký sự, 7 vở kịch và 1 tác phẩm dịch)

Năm 18 tuổi, Vũ Trọng Phụng bắt đầu sự nghiệp văn chương với truyện ngắn Chống

n ạng lên đường (1930), 22 tuổi với tiểu thuyết đầu tay Dứt tình (1934) Hai năm sau Vũ Trọng

Phụng gặt hái một mùa vàng bội thu với hàng loạt tác phẩm tiêu biểu (Giông tố, Vỡ đê, Số đỏ,

Làm đĩ, Cơm thay cơm cô ) và xác định dứt khoát một tài năng, một địa vị hiếm hoi trong lịch

sử văn học Việt Nam

Trọng Phụng, có thể nói thành vấn đề ngay từ khi vừa xuất hiện trên văn đàn” [72, tr 303]

Đã biết bao người bỏ công “ngậm ngãi tìm trầm” để tránh cho Vũ Trọng Phụng khỏi vòng trầm luân mà có lần Nguyễn Đăng Mạnh đã nói đến một cách hình ảnh: “Nếu ví dư luận

của giới văn học như một dòng nước thì Vũ Trọng Phụng giống như một vật nổi trong dòng xoáy của nó Vật nổi này cứ trôi nổi dập dềnh, có khi chìm xuống tưởng chừng như đã mất tăm ” [92, tr 15]

Những gì viết về Vũ Trọng Phụng có khi dày hơn nhiều so với những trang Vũ Trọng

Phụng đã viết Thế nhưng phần lớn những đánh giá lại thiên về con người chính trị hơn con người văn học, đặt nặng vấn đề nội dung tư tưởng hơn đi sâu nghiên cứu nghệ thuật Một khi

tượng bôi nhọ người cộng sản, coi khinh lao động thì việc định giá văn chương, nghệ thuật

tất yếu có những hạn chế nhất định

Nguyễn Hoành Khung trong phần kết luận bài Nhìn lại và suy nghĩ xung quanh một vụ

án văn học viết: “Sau khi giải quyết vấn đề thái độ chính trị của nhà văn thì đầu mối gây ra

sóng gió lâu nay được gỡ ” [72, tr 329] Nhận định này giống ý kiến Nguyễn Đăng Mạnh:

“vật nổi này cuối cùng lại hiện lên theo đúng qui luật Ácsimét” [92, tr 15] Cả hai ông đều

nghiệt đeo đẳng hằng mấy chục năm trời với Vũ Trọng Phụng đã được cởi bỏ

Trang 8

Điểm lại trên dưới 200 bài, sách viết về Vũ Trọng Phụng phần lớn các tác giả ít nói đến khía cạnh nghệ thuật Có chăng tỉ lệ này cũng là con số ít với Hoàng Ngọc Hiến [43], Nguyễn Đăng Mạnh [94], Hoàng Thiếu Sơn [138], Nguyễn Duy Diễn [18], Đỗ Long Vân [178], Đỗ Đức Hiểu [47] Như vậy vấn đề nghệ thuật tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng chưa được các nhà nghiên cứu quan tâm đầy đủ, chưa tương xứng với những gì mà nó đã đem lại, đã làm nên một

Vũ Trọng Phụng - tiểu thuyết gia trác việt Ngoài Nguyễn Đăng Mạnh, có lẽ Văn Tâm là

người nghiên cứu Vũ Trọng Phụng một cách dài hơi, có hệ thống Với tiểu luận Vũ Trọng

Ph ụng nhà văn hiện thực dài 236 trang, tác giả dành hẳn một chương nói về Đặc tính nghệ thu ật Vào những năm 80 bắt đầu có những luận văn cao học đi vào lĩnh vực nghiên cứu nghệ

thuật tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng nhưng chỉ mới là bước đầu Phải đến những năm 90 việc nghiên cứu Vũ Trọng Phụng mới sôi nổi hẳn lên với trên chục luận văn cao học, thạc sĩ, luận

án PTS đi tìm những ẩn số nghệ thuật trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng Xét về mặt tác phẩm, các luận văn tập trung vào 3 tác phẩm tiêu biểu Giông tố, Vỡ đê, Số đỏ Xét nội dung nghiên

cứu, vấn đề được các tác giả quan tâm nhiều như nhân vật, ngôn ngữ, trào phúng, thời gian nghệ thuật

Phải chăng đã đến lúc như cách nói của Phong Lê: “ không nên lấy nhà văn làm cái cớ

để nhằm vào các mục tiêu khác [ ] Điều đơn giản và hợp lẽ để lấy lại thế cân bằng và trả lại

sự công bằng là phải trở về với Vũ Trọng Phụng ở tư cách nhà văn” [79]

Để có nhận xét , đánh giá một cách hệ thống, toàn diện, có cái nhìn tổng quan, chúng tôi quan niệm không chỉ đi sâu nghiên cứu một tác phẩm, một mặt riêng lẻ nào mà phải xem xét

ở cấp độ tổng thể các tiểu thuyết và mổ xẻ phân tích ở mọi khía cạnh nghệ thuật Có như vậy

mới tránh được cái nhìn phiến diện, dễ dẫn đến mâu thuẫn, xung đột, mới cho phép thâm nhập

một cách đầy đủ sâu sắc vào tư tưởng, nghệ thuật sáng tạo của nhà văn

Sẽ là rất nặng nề và không ít khó khăn, phức tạp khi nghiên cứu nghệ thuật tiểu thuyết

Vũ Trọng Phụng vì vốn dĩ văn Vũ Trọng Phụng đã hàm chứa nhiều ẩn số và mang dấu ấn đặc trưng của văn chương: “khả giải và bất khả giải” Việc giải mã nghệ thuật do vậy không thể làm được một sớm một chiều, không phải công việc của một người mà phải cần thời gian, công sức của nhiều người góp lại

Cũng có rất nhiều bài viết, nhiều nhận xét xác thực về văn tài Vũ Trọng Phụng được nhìn ở nhiều phương diện, nhiều khía cạnh, nhiều mức độ nên tự nhận mình như người xem tranh đến sau, chỉ xem lưng của người đứng trước mà chẳng thấy được tranh

Trang 9

Dẫu vậy, với nhiệt tình mong muốn chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu:

Ngh ệ thuật tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng

Vũ Trọng Phụng từ khi xuất hiện trên văn đàn đến nay đã gần 2/3 thế kỷ (1930 - 2002) Nhiều cuộc hội thảo, lễ kỷ niệm được tổ chức tại Hà Nội, Hồ Chí Minh và có trên dưới 200 bài

viết về ông đăng trên các báo, tạp chí; gần vài chục luận án thạc sĩ, tiến sĩ nghiên cứu đề tài Vũ

phẩm viết riêng về Vũ Trọng Phụng Văn Tâm tuy viết trên 40 năm nhưng công trình nghiên

cứu khá công phu với những đánh giá nhận định đến nay vẫn còn nguyên giá trị Dẫn chứng trên cho thấy sự quan tâm đặc biệt của giới nghiên cứu, phê bình, sáng tác với văn phẩm và con người Vũ Trọng Phụng vượt xa hơn nhiều so với những tác giả cùng thời

Lịch sử vấn đề xét trên 2 góc độ: góc độ thời gian và góc độ nghệ thuật

Sở dĩ chúng tôi nghiên cứu trên hai góc độ ấy bởi các lý do sau:

- Xét ở góc độ thời gian: dựa trên những mốc lớn của lịch sử để thấy không khí chính trị

- xã hội có ảnh hưởng và chi phối cách đọc Vũ Trọng Phụng Hơn nữa với bất cứ tác phẩm văn

học nào thời gian là sự trải nghiệm, sàng lọc công minh, nghiêm túc nhất giá trị thực của nó Đặc biệt với tác phẩm của Vũ Trọng Phụng, thời gian trở nên thật cần thiết Chẳng thế

đều Đọc lại Giông tố Điều mà với tác giả khác, tác phẩm khác ít xảy ra (Vũ Hạnh có Đọc lại

Truy ện Kiều, Phong Lê Đọc lại và lại đọc Sống mòn) Xét ở góc độ thời gian để loại bỏ yếu tố

phi lịch sử, làm cho việc thẩm định đánh giá tác phẩm được công bình, cận nhân tình và chân

lý hơn Đó cũng la cơ sở cho việc tiếp cận nghệ thuật

- Xét ở góc độ nghệ thuật: những bài viết nghiên cứu về nghệ thuật tiểu thuyết chiếm

một tỉ lệ khá khiêm tốn so với những gì viết về Vũ Trọng Phụng Đó cũng là kết quả thiên về đánh giá con người chính trị hơn con người văn học Vũ Trọng Phụng, đã xảy ra trong một thời gian dài Tuy ít nhưng những trang viết về nghệ thuật tỏ ra nhanh nhạy, đột phá vào những vùng bí ẩn, những tầng sâu của nghệ thuật Có điều những cảm nhận nghệ thuật còn dừng lại

ở một phương diện, một khía cạnh hoặc một số tác phẩm nào đó chứ không hề có ý đồ nghiên

Trang 10

cứu một cách hệ thống, toàn cục mang tính tổng thể của tiểu thuyết Dẫu sao đó cũng là những

sự khai phá cần thiết, có tính cách mở đường cho những gì mà luận văn nghiên cứu và sẽ là thiếu sót khi nghiên cứu nghệ thuật tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng mà không nhìn lại những đánh giá về nghệ thuật đã dược đề cập tới trước đó

2.1 Xét ở góc độ thời gian

Có nhiều cách phân chia thời gian để làm cơ sở xem xét những nhận định đánh giá về Vũ

Trọng Phụng Thường có xu hướng phân chia dựa trên những mốc lớn của lịch sử chứ không

dựa trên “ thời gian sự cố”, “ thời gian tiểu sử” có liên quan đến bản thân tác giả Thời gian sự

đề cao Vũ Trọng Phụng Thế là tai bay vạ gió lại đến, người ta “bắt đầu vạch lá trong khu vườn sai quả của Vũ Trọng Phụng” (Văn Tâm) Đến năm 1960 một tai họa nữa đến với bài

viết Một vài ý kiến về vấn đề tác phẩm Vũ Trọng Phụng trong văn học Việt Nam của Hoàng

Văn Hoan dài 24 trang được gởi tới Tạp chí văn học Tuy không đăng nhưng tác dụng quả là

rất lớn: gần 25 năm (1960 - 1982) tác phẩm Vũ Trọng Phụng không được in lại và không đưa vào giảng dạy trong nhà trường ! Năm 1986 do không khí đổi mới, dân chủ hóa trong công tác nghiên cứu phê bình những ấm ức không nói ra được “cởi trói” và Vũ Trọng Phụng dần dần lộ

ra với giá trị vốn có của nó

Để có cái nhìn đầy đủ, toàn diện hơn ta xem xét việc nghiên cứu Vũ Trọng Phụng theo các giai đoạn lịch sử

2.1.1 Trước cách mạng tháng Tám 1945

Khi tác phẩm đầu tay ra đời, Vũ Trọng Phụng đã được dư luận quan tâm đặc biệt Lời

khen cũng lắm mà tiếng chê cũng nhiều Tiểu thuyết Dứt tình ra mắt năm 1934 đã có đến 5, 6 bài phê bình trên báo Đến năm 1936 hàng loạt tiểu thuyết xuất sắc ra mắt độc giả như Giông

t ố, Vỡ đê, Số đỏ, Làm đĩ thì không khí phê bình được hâm nóng hẳn lên và chia làm hai xu

hướng rõ rệt Về phía lên án, đả kích, phủ định có Nhất Chí Mai, Thái Phỉ, Lê Thanh, Mộng Sem, Hiếu Chi Những ý kiến sau đây được họ công khai trên sách, báo:

Đọc văn Vũ Trọng Phụng, thực sự không bao giờ tôi thấy một tia hi vọng, một tư tưởng

lạc quan Đọc xong ta phải tưởng tượng nhân gian là một nơi địa ngục và chung quanh mình toàn là những lũ giết người, làm đĩ, ăn tục nói càn, một thế giới khốn nạn vô cùng Phải chăng

đó là tấm gương phản chiếu tính tình lý tưởng của nhà văn, một nhà văn nhìn thế giới qua cặp kính đen, có một bộ óc cũng đen và một nguồn văn cũng đen nữa [86]

Trang 11

- Họ (bốn văn sĩ tả chân) thấy thiên hạ ưa thích cái dâm uế thì hoặc là cố nhồi nhét cái dâm uế vào bất cứ chuyện gì mình viết, hai là viện cái chủ nghĩa tả chân, dụng tâm tả cái dâm

uế một cách quá táo bạo và vì thế thành ra sống sượng khó coi, cố làm rung động giác quan

của người đọc hem là nghĩ đến nghệ thuật [114]

- Tất cả những bà vợ hiền ! Tất cả những bậc cha mẹ chăm sóc đến hạnh phúc của con

em ! Tất cả các cô các cậu còn ngây thơ và trong sạch ! Đừng đọc Làm đĩ.” [140]

Ta thấy gì qua những ý kiến trên ?

Phải chăng đằng sau chiêu bài “chống văn chương dâm uế, chống tư tưởng hắc ám của

Vũ Trọng Phụng” là sự đụng đầu giữa hai khuynh hướng sáng tác, hai quan niệm thẩm mỹ: lãng mạn trữ tình của nhóm Tự Lực Văn Đoàn và tả chân xã hội mà Vũ Trọng Phụng là tiêu

biểu

Cái xã hội, nhân vật trong Giông tố, Vỡ đê, Số đỏ, Làm đĩ v.v Là những cải chính hùng

hồn cái xã hội, nhân vật trong tiểu thuyết lãng mạn mà không sớm thì chầy người ta cũng sẽ

nhận ra là phi thực, không tưởng Như thấy trước điều gì sẽ xảy ra, nhóm Tự Lực Văn Đoàn

Phụng bằng hàng loạt bài luận chiến đăng trên các báo [127], [128], [126] đã đáp lại từng điểm một cho những kẻ giả danh, lên mặt đạo đức thấy rõ quan điểm sáng tác của mình và tránh cho độc giả cái nhìn ngộ nhận

Ngoài sự phê bình mang định kiến của nhóm Tự Lực Văn Đoàn, phần lớn các bạn văn,

quan Trước khi Vũ Trọng Phụng mất; Xuân Sa, Trương Chính viết về tác phẩm Giông

t ố; Nguyễn Thanh, Phùng Tất Đắc viết về Kỹ nghệ lấy Tây v.v Đặc biệt, sau khi Vũ Trọng

Phụng mất hai tháng trong Tao Đàn số đặc biệt tháng 12/1939 đã có đến 9 bài viết về Vũ

Nguyễn Tuân, Trần Triệu Luật, Trương Tửu Phần lớn bài viết đề cao tài năng, nhân cách

sống, những quan hộ và đạo đức Vũ Trọng Phụng Những nhận định mang tính khái quát của Ngô Tất Tố: “ ông Phụng tuy chết, mười mấy tác phẩm của ông vẫn còn sống với mai sau Thế

cũng là thọ”, cải chính của Lưu Trọng Lư: “Người nào bảo không tìm được ở Phụng

một lòng tin kẻ ấy đã lầm, kẻ nào không thấy ở Phụng một sức mạnh kẻ ấy lầm hơn nữa ”, thương tiếc của Nguyễn Vỹ: “Tôi muốn kêu lên: không phải chúng tôi mất Vũ Trọng Phụng

Trang 12

mà cả nước Việt Nam đều mất Vũ Trọng Phụng!” phần nào định giá được văn nghiệp, nhân cách Vũ Trọng Phụng

Riêng Vũ Ngọc Phan trong Nhà vãn hiện đại (quyển 3) có sự đánh giá sắc sảo: “Người ta

sở dĩ ham đọc văn ông là vì ngọn bút tả chân của ông Trong đời văn của ông ngắn ngủi nhưng ông đã để lại một lối viết riêng, gây nên được nhiều đồ đệ ”, nhưng lại có những nhầm

lẫn đáng tiếc khi nói về nghệ thuật trào phúng: “Số đỏ của Vũ Trọng Phụng là một quyển tiểu

thuyết hoạt kê nhưng một lối hoạt kê không lấy gì làm cao cho lắm Đọc Số đỏ không ai nhịn

cười được, người ta cũng phải cười như nghe mấy vai bông lơn trong một đám chèo hay xem

mấy tay tài tử pha trò trong một phim chớp bóng nhưng không phải cái cười thú vị và thấm thía như ta đọc hài kịch của Molière”

Tóm lại, trong giai đoạn này văn tài của Vũ Trọng Phụng đã sớm được khẳng định tuy nhiên phần lớn các tác giả chưa đào sâu nghiên cứu một cách có hệ thống về mặt nghệ thuật

mà tập trung nói đến mặt nhân cách, phẩm hạnh

Một số tập trung mũi nhọn phê phán, đả kích nhưng đó chẳng qua chỉ là một sự phản xạ,

một hành động tự vệ trước bóng ma “tả chân xã hội” của Vũ Trọng Phụng mà trong một tương lai không xa sẽ có khả năng làm lu mờ, che khuất lối sáng tác lãng mạn tư sản, phi thực của họ

2.1.2 Th ời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954)

Không khí chính trị - xã hội những ngày đầu sau cách mạng thành công tạo cơ sở khách quan, điều kiện thuận lợi cho cách đánh giá Vũ Trọng Phụng: Cách mạng tháng tám thành công, chế độ dân chủ nhân dân bước những bước đi tất yếu lớn lao Các giá trị tinh thần lần lượt đưa ra kiểm kê và bình giá theo tiêu chuẩn chân lý chân chính Riêng về Vũ Trọng

Phụng, khi thực tiễn cách mạng xác định cho nhân dân một chiến tuyến, đồng thời khi nhân dân tìm thấy qua tác phẩm, Vũ Trọng Phụng đã biểu lộ một thái độ như thế nào, thì cũng là lúc tên tuổi Vũ Trọng Phụng có xu hướng tiến tới một cương vị thích đáng một cách tự nhiên ” [145, tr.30]

Trong hoàn cảnh và điều kiện ấy, “Hội nghị tranh luận văn nghệ” được tổ chức vào tháng 9/1949 ở Việt Bắc, tác phẩm Vũ Trọng Phụng được đưa ra dẫn chứng cho hiện thực phê bình (Nội dung được dề cập trong hội nghị là hiện thực xã hội chủ nghĩa và hiện thực phê bình)

Trang 13

Ngoài những ý kiến tiếp tục khẳng định tài năng, địa vị Vũ Trọng Phụng trong văn đàn:

“Từ khi anh mất, cái thế ngồi của anh trong làng văn làng báo chưa có ai thay thế được” (Vũ

mốt cây tùng cây bách, khoảng đất trống kia còn trống mãi” (Ngọc Giao); giai đoạn này, phần nào đề cập đến mặt nội dung, nghệ thuật và đi vào từng tác phẩm Nguyên Hồng khẳng định giá tri phê phán của Số đỏ: “Sáng tạo số đỏ, Vũ Trọng Phụng đã có một thái độ không cổng

Trọng Phụng chưa phải là hiện thực xã hội chủ nghĩa, Vũ Trọng Phụng không phải là cách

mạng, nhưng cách mạng cảm ơn Vũ Trọng Phụng đã vạch rõ cái thực xấu xa của xã hội ấy” và Nguyễn Đình Thi so sánh cái hiện thực Vũ Trọng Phụng với hiện thực của Balzac: “nói đúng, chép đúng cái hiện tại thối nát, mục ruỗng của xã hội thời ấy cũng đã có giá trị cách mạng Vũ

Trọng Phụng cũng như Balzac chép đúng được thực tại nên có giá trị cách mạng” Nhìn chung không có ý kiến tranh luận, phản bác, Vũ Trọng Phụng vẫn được tiếp tục đề cao khẳng định và

dần có xu hướng đi sâu nghiên cứu nội dung, nghệ thuật của tác phẩm

2.1.3 Th ời kỳ kháng chiến chống Mỹ (1954 -1975)

Do điều kiện đất nước bị chia cắt nhưng ở cả hai miền Nam, Bắc giới nghiên cứu phê

bình văn dành cho Vũ Trọng Phụng sự quan tâm thích đáng

2.1.3.1 Ở miền Bắc

Trương Chính, Văn Tâm Nguyễn Đình Thi ca ngợi Vũ Trọng Phụng là “tiểu thuyết gia trác

việt của văn học Việt Nam” còn Trương Chính không do dự khi xếp chỗ ngồi cho Vũ trên văn đàn “người có địa vị không ai tranh giành được trong dòng văn học hiện thực trước cách

chương, 236 trang) của Văn Tâm Với cái nhìn tổng quát hơn ông đã phân tích lý giải đầy sức thuyết phục những vấn đề về hiện thực, nhân vật, trào phúng v.v và dành hẳn một chương

Phụng - nhìn dưới khía cạnh nghệ thuật chứ không nhìn dưới cái nhìn nặng cảm quan chính

trị Những chỉ trích trước đây của những “nhà đạo đức”, kiên quyết đấu tranh để con nhà

“lương gia tử đệ” khỏi bị tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng làm cho “hư hỏng” như Thái Phỉ, Lê

Bài viết của Lan Khai về Vũ Trọng Phụng trong Phê bình các nhân vật hiện thời [61] được

Văn Tâm thẳng thắn “sửa sai”: “Lan Khai cũng như một số người chung quan điểm không thể

Trang 14

hiểu được rằng: về thể chất cũng như vận mệnh, Vũ Trọng Phụng không có cái may mắn đạt được mức bình quân như mọi người, nhưng chính Vũ Trọng Phụng đã là một trong những người có não trạng cường tráng nhất, sáng suốt nhất đương thời.” [145, tr.15] Cái xu thế đồng

Phụng với Khái Hưng, Nhất Linh vào chung một rọ:” chỉ là hai mặt của cùng một dòng văn

học tư sản trước cách mạng Dòng văn học đó bắt nguồn từ lối sống mục nát của lớp những người trưởng giả bóc lột hoặc ăn bám bóp hầu bóp cổ nhân dân lao động” [157] Nguyên cớ gì

Trọng Phụng, Nhân văn cùng một duộc, cùng chung giai cấp tính” [72, tr.318] Có lẽ con đường trầm luân, chìm nổi của Vũ Trọng Phụng bắt đầu từ đó Kế đến bài viết của Hoàng Văn

Hoan M ột vài ý kiến về vấn đề Vũ Trọng Phụng trong văn học Việt Nam và với vị thế chính trị

của Hoàng đã làm cho giới nghiên cứu phê bình phải một thời im hơi lặng tiếng Tuy nhiên

những tiếng nói trung thực, thẳng thắn, có bản lĩnh của Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng đâu dễ chịu làm thinh Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng công khai đem vấn đề “chính trị” ra bênh vực cho Vũ:

- Vũ Trọng Phụng có cái thiệt là anh chết sớm chứ anh sống dai như chúng ta, thì chắc

một người viết văn nghèo như anh, biết hằn học với chế độ, biết bất mãn với thời cuộc, lại biết hướng ngòi bút vào người cùng khổ và những cảnh lố lăng, thì thế nào anh ta cũng theo Đảng [50, tr.393]

-“ lần nào Vũ Trọng Phụng cũng nói dứt khoát trước mặt anh em rằng anh rất kính

trọng những chiến sĩ cách mạng, những người làm chính trị chân chính, đặc biệt là những người cộng sản” [52, tr.164]

Có lẽ văn nghiệp cùng cuộc đời Vũ Trọng Phụng được đánh giá trong giai đoạn này là

nặng nề, oan nghiệt nhất Những lời “minh oan” chẳng khác nào ngôi sao băng vụt sáng để rồi

trả lại một bầu trời tối om, một khoảng lặng im đáng sợ

2.1.3.2 Ở miền Nam

Vũ Trọng Phụng được đánh giá cao cả văn nghiệp, cuộc đời và ý kiến khá thống nhất

Đó cũng là chuyện lạ Doãn Quốc Sỹ viết: “Giông tố, Số đỏ của Vũ Trọng Phụng là những hạt

trước Hạ viện” [143, tr.331] Từ những bài trên các tạp chí đến những công trình nghiên cứu

Trang 15

văn học của Nguyễn Duy Diễn [18], Phan Nguyên [105], Bùi Ngọc Dung [21], Đỗ Long Vân [178], Nguyễn Văn Trung [170], Phạm Thế Ngũ [104], Thanh Lãng [78] đều có cách tiếp cận, khai phá đúng hướng và đặc biệt thể hiện tính khách quan, trung thực:

Phụng đã trở nên văn chương dấn thân.” [170, tr.206]

Cái đáng giá, cái thường làm cho người ta ca tụng Vũ Trọng Phụng ấy là nhà văn có khuynh hướng xã hội, dám đi phanh phui những nhơ nhớp xã hội, nêu cao lá cờ tả chân triệt

để, vào lúc mà cơn gió lãng mạn êm đềm vẫn còn thổi lên nhiều tâm trí [174]

Thanh Lãng một nhà nghiên cứu văn học, một linh mục lại tỏ ra đồng tình trong lúc nhiều người lên tiếng phản bác “yếu tố” dâm trong Giông tố, Làm đĩ:

Vũ Trọng Phụng là người đầu tiên đề cập đến vấn đề phái tính, một vấn đề mà ông cho

rằng thiếu thốn hoàn toàn trong gia đình Việt Nam Giông tố, Làm đĩ là hai bảng cáo trạng gay

gắt qui tội và kết án giáo dục cũ Vũ Trọng Phụng đã đáp thẳng vào giáo đúc cựu truyền, một

nền giáo dục mà theo ý ông; tất nhiên phải sản xuất ra những hạng người như thị Mịch

trong Giông t ố, như con Huyền trong Làm đĩ [78]

2.1.4 T ừ sau năm 1975 đến nay

Sau thống nhất, cả nước tập trung xây dựng lại đất nước, trong đó lĩnh vực văn học nghệ thuật cũng được quan tâm chú ý nhưng phải đến năm 1986 trong không khí đổi mới, văn học

thấy ai nhắc đến Từ 1987 về sau hàng loạt bài viết được đề cập đến của Vũ Ngọc Phan [112], Nguyễn Đăng Mạnh [93], Văn Tâm [147], Hoàng Ngọc Hiến [43], hàng loạt buổi hội thảo, kỷ

ngày mất vào chiều 12/10/1989, Hội thảo nhân kỷ niệm 90 năm ngày sinh vào 19/10/2002),

3/10/1992) Tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng được in lại (Vỡ đê in 1982), dựng phim (Số đỏ năm

1989, Giông t ố năm 1991, Lấy nhau vì tình năm 1992), đưa vào các mục từ trong Từ điển văn

học (Giông tố, Vỡ đê, Số đỏ) và giảng dạy trong nhà trường Đặc biệt, Trần Hữu Tá, Lại

việc biên soạn cho ra mắt các tập sách: Vũ Trọng Phụng hôm qua và hôm nay [144], Vũ Trọng

Ph ụng tài năng và sự thật [4], Vũ Trọng Phụng con người và tác phẩm [72], Vũ Trọng Phụng

Trang 16

v ề tác gia và tác phẩm [159] Qua đó, những nghi vấn bấy lâu nay được giải tỏa, con người và

tác phẩm của Vũ Trọng Phụng lại thêm một lần khẳng định Những điều qui chụp, xuyên tạc,

sản, đả kích bình dân, ca ngợi thực dân, khiêu dâm cũng được Nguyễn Đãng Mạnh, Nguyễn Hoành Khung, Nguyễn Thành tranh luận công khai dân chủ:

Không nên qui kết Vũ Trọng Phụng qua nhân vật Hải Vân là xuyên tạc bôi nhọ người chiến sĩ cộng sản Thực ra, đương thời độc giả Giông tố cũng không ai nghĩ như thế cả Tác

động khách quan của hình tượng này là tích cực, có lợi cho cách mạng [94, tr.49]

Nói Vũ Trọng Phụng “chống Đảng cộng sản”, “đả kích phong trào bình dân” (mặt trận dân chủ) là hết sức xằng bậy Nói thế này phải lẽ hơn:

Giông t ố, Vỡ đê của Vũ Trọng Phụng, cũng như Bước đường cùng của Nguyễn Công

Hoan, T ắt đèn của Ngô Tất Tố, là sự hưởng ứng nhanh nhạy, tích cực tuy tự phát của cây bút

“tả chân xã hội”, “vị nhân sinh” đó trước phong trào Mặt trận dân chủ do Đảng cộng sản lãnh đạo bấy giờ [72, tr.323]

Xét kỹ có thể thấy rằng, dù nhà văn ca ngợi một công sứ thực dân hay một nhà cách

mạng quốc tế, dù hướng về Đảng cộng sản hay phát biểu ủng hộ phái “trực trị” Nguyễn Văn Vĩnh thì thực chất ông vẫn đứng trên lập trường cải lương mà thôi Mà chủ nghĩa cải lương có

thể nói là quan điểm chính trị phổ biến của toàn bộ giới trí thức đương thời [72, tr.320] “

Viết về cái dâm chỉ là phương tiện để trình bày hiện thực chứ không phải là cứu cánh đối với

Vũ Trọng Phụng Đây là điểm phân biệt giữa nhà văn hiện thực và nhà văn khiêu dâm.” [153] Cũng trong giai đoạn này những nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu tên tuổi đã để lại

những kết luận loại “vàng mười”, rất đáng giá:

“S ố đỏ, cuốn sách ghê gớm có thể làm vinh dự cho mọi nền văn học.” [63]

“Phải khẳng định Vũ Trọng Phụng là niềm tự hào của văn học Việt Nam [ ] Văn học Viêt Nam mà thiếu Vũ Trọng Phụng là thiệt cho chúng ta chứ không phải cho Vũ Trọng

Phụng.” [179]

“Một lúc nào đó, tôi ngờ rằng trong một cuốn từ điển làm riêng về văn học Việt Nam người ta sẽ gọi Vũ Trọng Phụng là một nhà văn tiêu biểu của thế kỷ 20.”

[109,tr 43]

Trang 17

Ngoài ra, trong những năm tám mươi, chín mươi có gần hai mươi luận văn nghiên cứu

về phương diện nghệ thuật đối với tác phẩm của Vũ Trọng Phụng (chỉ tập trung ở tiểu thuyết,

phóng sự) Hiện nay tuyển tập, toàn tập Vũ Trọng Phụng đã được ra mắt độc giả

Nhìn chung giai đoạn này, đặc biệt là sau thời kỳ đổi mới 1986, việc nghiên cứu Vũ

Trọng Phụng được tập trung cao nhất, nhiều nhất Bao nhiêu tâm huyết, nhiệt tình với tác

phẩm và tác giả Vũ Trọng Phụng bấy lâu bị dồn nén thì nay có dịp giải bày, bộc lộ Những

“phản đề”, những tố giác nanh nọc, phủ định sạch trơn không còn nữa

Bao nhiêu năm xuất hiện trên văn đàn thì gần như bấy nhiêu năm Vũ Trọng Phụng đã

phải gánh chịu số phận long đong, ba chìm bảy nổi Có lẽ trong lịch sử văn học Việt Nam chưa có nhà văn nào phải chịu nhiều cay nghiệt đến thế, nhưng cũng được nhiều người quan tâm đến thế

Từ khi Vũ Trọng Phụng bị “án oan” (1958) đến lúc được “ giải oan” (khi có đổi mới 1986) phải mất 28 năm trời Cái hạn này cũng bằng Boris Pasternak khi bị bọn phản động lợi

dụng tên tuổi và tiểu thuyết Bác sĩ Zhivago của ông để chống Liên Xô khiến ông bị khai trừ

khỏi Hội nhà văn Liên Xô cho đến 1987 (trào lưu cải tổ và dân chủ hóa) danh dự và tác phẩm

của ông mới được phục hồi Những gì của Sésar phải trả lại cho Sésar, giá trị đích thực của Vũ

Trọng Phụng - nhà tiểu thuyết thiên tài - có lẽ từ đây cũng được khẳng định

thuật tiểu thuyết nói riêng đã đầy đủ hay chưa Tất nhiên với một phong cách viết riêng mới

Không một nhận định, không một kiến thức uyên bác nào có thể lấy làm kết luận cuối cùng cho việc thẩm định giá trị nghệ thuật tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng

Trần Hữu Tá thật sự quan tâm: “ rất cần có những công trình khảo sát toàn diện văn nghiệp của ông ” [144, tr.27] và Nguyễn Hoành Khung nhận định: “Cho đến nay, một công trình nghiên cứu công phu khoa học về Vũ Trọng Phụng một cách toàn diện khả dĩ xứng đáng với tầm vóc của nhà văn, đang còn ở phía trước.” [72, tr.330]

Cũng phải thừa nhận rằng trước đây việc nghiên cứu, phê bình Vũ Trọng Phụng bị “dẫn

dắt” bởi ba “sự cố” cơ bản:

Trang 18

Một là, sự cố do chính Vũ Trọng Phụng gây ra Với cách viết tả thực, lột mặt nạ cuộc

Hai là, do muốn khai thác trong tác phẩm Vũ Trọng Phụng để phục vụ ý đồ đen tối của mình, Nhân Văn Giai Phẩm đề cao Vũ Trọng Phụng Trong lúc chúng ta tập trung loại trừ

nên bị “đánh” một cách oan ức

Ba là, Hoàng Văn Hoan với vị thế chính trị đương thời đã đặt Vũ Trọng Phụng vào “tầm

ngắm” nên có một số người “phụ họa”, còn lại ít ai làm chuyện “bẻ nạng chống trời” để minh oan cho Vũ

Chính bởi sự cố dẫn dắt ấy mà trong một thời gian dài Vũ Trọng Phụng bị phê phán chỉ trích tập trung vào bình diện chính trị - xã hội hơn là đi sâu vào vấn đề nghệ thuật

Phải đến sau thời kỳ đổi mới (1986) phương diện nghệ thuật mới được các nhà nghiên

cứu phê bình nhất là các luận án tập trung nghiên cứu Trước đó, kể cả ở miền Nam không

phải không có những công trình khảo cứu về nghẹ thuật nhưng còn ở số ít

Xét trên toàn bộ các công trình nghiên cứu cả qui mô lớn, vừa đến bài viết ngắn trên tạp chí ta thấy về thủ pháp nghệ thuật thường chỉ tập trung ở một số mặt như: Trào phúng

với Hoàng Thiếu Sem [138], Hoàng Ngọc Hiến [43], Văn Tâm [147], Nguyễn Văn Dữ [19],

274], Cù Đình Tú [172], Nguyễn Thị Minh Hương [57]; Nhân vật với Đinh Trí Dũng [22], Văn Tâm [145, tr.201 - 215], Đinh Thị Chúc [16]; Thời gian nghệ thuật với Bùi Văn Tiếng

[105], Nguyễn Duy Diễn [18], Đỗ Long Vân [178], Trịnh Hiền Lương [84] Đặc biệt Nguyễn

Đăng Mạnh bằng hàng loạt bài viết trong Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà

văn đã đề cập đến nhiều vấn đề về nghệ thuật và cả tư tưởng nghệ thuật của Vũ Trọng Phụng

Ngoài ra, mới đây Peter Zinoman, giáo sư đại học California có bài viết về Số đỏ của Vũ

Trọng Phụng và chủ nghĩa hiện đại Việt Nam (Tạp chí Văn học Việt Nam số 7/2002) soi rọi

một cái nhìn khá mới lạ về tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng và chủ nghĩa hiện đại

Trang 19

Điều đáng lưu ý là các tác giả đi sâu nghiên cứu từng mặt và phần lớn tập trung ở ba tác

phẩm tiêu biểu là Giông tố, Vỡ đê, Số đỏ còn các tác phẩm khác như Dứt tình, Làm đĩ, Trúng

s ố độc đắc, Lây nhau vì tình thường ít được nhắc đến

Dẫu đi vào từng mặt hoặc một số tác phẩm, tất cả những nghiên cứu, tìm tòi đều tỏ ra

tiếp cận được nghệ thuật tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng, đều có những phát hiện sâu sắc làm sáng tỏ thêm nhiều vấn đề, giải được những mã nghệ thuật trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng, tuy nhiên vẫn chưa phải là đầy đủ và chưa mang tính khái quát, tổng hợp được toàn bộ nghệ thuật tiểu thuyết

Bây giờ, có thời gian nhìn lại điều đặc biệt lý thú là tác phẩm của Vũ Trọng Phụng đã

gặp sóng gió và cũng gây ra không ít sóng gió Nó tập hợp được nhiều người có chung quan điểm, phân hóa những kẻ khác lập trường, chính kiến và bản thân nó cũng được tiếp nhận khác nhau ở từng thời điểm khác nhau trên cùng một người đọc Do vậy, tác phẩm Vũ Trọng

Phụng cho ta thấy nó vừa là quan hệ xã hội nhưng cũng vừa là quá trình xã hội

3.1 Ph ạm vi nghiên cứu

Mục đích của luận án là nghiên cứu “Nghệ thuật tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng” Nhưng

tiểu thuyết bao hàm những yếu tố nội tại cơ bản nào hay nói cách khác là đi tìm cái gì làm nên

diện mạo của tiểu thuyết ?

Nguyễn Xuân Nam trong mục từ “tiểu thuyết” có khái quát: “Tiểu thuyết có khả năng

phản ánh những cuộc đấu tranh giai cấp phức tạp, những mối quan hệ xã hội đan chéo vào nhau trong một cốt truyện chia thành nhiều tuyến với nhiều nhân vật Nhân vật trong tiểu thuyết cũng được mô tả tỉ mỉ từ ngoại hình đến nội tâm Kết cấu tiểu thuyết rất đa dạng, biến hóa thường kết hợp nhiều kiểu kết cấu Ngôn ngữ tiểu thuyết rất phong phú: ngôn ngữ người

kể chuyện, ngôn ngữ đối thoại, ngôn ngữ nội tâm các nhân vật (độc thoại nội tâm), những đoạn trữ tình ngoại đề Tiểu thuyết có khả năng dung nạp và hòa lẫn trong nó nhiều đặc điểm, nhiều biện pháp nghệ thuật của các loại hình nghệ thuật khác.” [100, tr.390] Nguyễn Thị Dư Khánh đề cập khi bàn đến thi pháp: “Những yếu tố nghệ thuật tạo thành tác phẩm như ngôn

ngữ, nhân vật, kết cấu, không gian, thời gian, giọng văn, giọng thơ.” [66, tr.15] Còn Doãn

Quốc Sỹ nêu lên ba căn cứ cho những nhà phê bình: “Bất kì một phê bình gia cổ, kim, đông, tây nào thì việc xây dựng tiểu thuyết cũng gồm ba yếu tố chính: cốt truyện, nhân vật, bối

Trang 20

cảnh.” [143] Lượm lặt trong những cuốn sách về lý luận văn học khi đề cập đến tiểu thuyết

Quốc Sỹ nêu lên ở trên Do vậy khi nghiên cứu nghệ thuật tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng chúng

tôi xem xét trên các mặt: cốt truyện, nhân vật, không gian, thời gian, ngôn ngữ Nhưng sẽ không đầy đủ nếu hoàn cảnh lịch sử xã hội, tình hình văn học khi tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng

ra đời, tư tưởng nghệ thuật của tác giả và sự so sánh với các khuynh hướng sáng tác đương

thời không được đặt ra Do vậy, trong luận án những vấn đề ấy được chúng tôi đề cập ở một chương riêng, về tác phẩm chúng tôi khảo sát toàn bộ tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng gồm 7 tác

phẩm: Dứt tình, Giông tố, Vỡ đê, Số đỏ, Làm đĩ, Lấy nhau vì tình, Trúng số độc đắc, Người tù

được tha theo chúng tôi xếp vào loại truyện vừa, còn Quý phái đăng dang dở trên Đông

Dương tạp chí được 5 số (từ số 33 đến số 37, khoảng 10 trang khổ lớn) nên không đưa vào nghiên cứu Ngoài ra, để thuận tiện trong việc theo dõi và tránh rườm rà luận án khi sử dụng tên nhân vật không chứa tên tác phẩm mà sử dụng phụ lục MĐ 1

3.2 Phương pháp nghiên cứu

Khi đặt vấn đề nghiên cứu, tiếp cận nghệ thuật tiểu thuyết điều cần thiết là phải vận dụng

tổng hợp nhiều phương pháp để làm phương tiện khai thác Chúng tôi sử dụng một số phương pháp cơ bản sau:

3.2.1 Phương pháp lịch sử

Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin, nghệ thuật là biểu hiện tập trung nhất của mối quan hệ thẩm mỹ giữa con người và hiện thực cho nên tìm hiểu tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng

phải gắn chặt với điều kiện lịch sử đã sản sinh ra nó Nếu thoát ly hoàn cảnh lịch sử, điều kiện

xã hội khi tiểu thuyết ra đời thì việc phân tích sẽ thiếu khách quan, trung thực Chúng tôi hoàn toàn nhất trí với Hyppolyte Taine:

Những sản phẩm của trí tuệ loài người cũng như những sản phẩm thiên nhiên chỉ có thể

giải thích được bằng hoàn cảnh Muốn hiểu một tác phẩm nghệ thuật, một nghệ sĩ, một nhóm nghệ sĩ phải khảo sát tường tận tình trạng đại cương của trí thức và của phong tục các thời đại

đẻ ra chúng Chỉ ở chỗ đó mới thấy được cái nguyên nhân sơ thúy nó quyết định mọi cái khác [ 150, tr 100]

3.2.2 Phương pháp hệ thống

Bản thân mỗi tác phẩm là một cấu trúc nghệ thuật Toàn bộ các tác phẩm nằm trong một

hệ thống cấu trúc Khi khảo sát luôn đặt mối quan hệ giữa bộ phận, cá thể với hệ thống, chỉnh

Trang 21

thể và cũng quan niệm hệ thống không thể thoát ly, tách biệt với bộ phận Dẫu xét cái cá thể,

cái riêng nhưng phải dựa trên cái chung, cái phổ quát hay ngược lại Chỉnh thể, hệ thống ở đây

được hiểu là cái toàn thể chất lượng cao Sử dụng phương pháp hệ thống để rút ra cái nhìn

tổng thể, khái quát về thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng

3.2.3 Phương pháp so sánh

Trọng Phụng Trong quá trình nghiên cứu quan tâm đến việc so sánh với các tác giả, tác phẩm cùng hay khác thời và có xu hướng mở rộng tiếp cận với vãn học thế giới Phương pháp sáng tác của Vũ Trọng Phụng là tả chân xã hội đương nhiên có sự khác biệt với phương pháp sáng tác lãng mạn của Tự Lực Văn Đoàn nhưng điều đó không có nghĩa hoàn toàn giống với những

cấy bút tả chân khác

Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi sử dụng các thao tác thống kê, phân loại, phân tích, tổng hợp Đ.X.Likhachôp đặc biệt lưu ý: “Nếu nghiên cứu văn học là khoa học chưa chính xác thì nó cần phải trở nên chính xác Các kết luận của nó cần phải được chứng minh” nên thường dựa vào thống kê để chứng minh các luận điểm

4 Đóng góp của luận án

thuyết, luận án đã có đóng góp:

4.1 Đưa ra cái nhìn tổng quan về tiểu tuyết Vũ Trọng Phụng Tất cả các khía cạnh đều được đề cập, xem xét tuy ở mức độ khác nhau vì còn tuy thuộc vào vị trí và tầm mức quan

trọng của nó trong khi khai thác

4.2 Cung cấp một cách có hệ thống những vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu: đi từ tình hình chung về hoàn cảnh xã hội, văn học, tư tưởng, quan niệm nghệ thuật, mô hình tiểu thuyết

của Vũ Trọng Phụng đến cách xây dựng tình tiết, cốt truyện, nhân vật, không - thời gian và ngôn ngữ nghệ thuật

4.3 Đóng góp cách tiếp cận mới trên lĩnh vực nghiên cứu, phân tích tác phẩm văn học Xem xét nhân vật trên những yếu tố cơ bản về xây dựng nhân vật: ngoại hình, nội tâm, tính cách, hành động Xem xét ngôn ngữ ở mọi góc nhìn khác nhau: kể, tả, đối thoại Với cách làm

đó những vấn đề cốt lõi được giải quyết, đánh giá một cách rốt ráo, toàn diện

Trang 22

4.4 Phát hiện những thành công mới mẻ đã góp phần không nhỏ vào quá trình hiện đại hóa nền tiểu thuyết Việt Nam của Vũ Trọng Phụng Đăc biệt nêu lên việc sử dụng ở mức độ điêu luyện đầy tính nghệ thuật về thành ngữ, điệp ngữ, giọng điệu mang phong cách độc đáo riêng có ở Vũ Trọng Phụng

Chương 5: Không gian, thời gian nghệ thuật Ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết Vũ

Trọng Phụng

Trang 23

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG

Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX từ một xã hội phong kiến trở thành xã hội thuộc địa, nửa phong kiến Trong xã hội, hai mâu thuẫn cơ bản ngày càng trở nên sâu sắc: mâu thuẫn dân tộc

với chủ nghĩa đế quốc, mâu thuẫn giữa nhân dân ta (chủ yếu là nông dân) với giai cấp địa chủ phong kiến Về chính trị, triều đình nhà Nguyễn đã đầu hàng thực dân Pháp Pháp đặt ra chính sách độc quyền về kinh tế, chuyên chế về chính trị Bộ máy cai trị từ thống sứ, khâm sứ, thống đốc, công sứ, cảnh sát trưởng, chánh án đến giám ngục đều do Pháp nắm giữ Một mặt, chúng đặt chính sách cai trị hà khắc lên dân ta, mặt ,khác chúng biến giai cấp phong kiến, bọn tư sản

mại bản thành công cụ, tay sai đắc lực cho chúng Tình trạng xã hội như vậy đẻ ra nhiều bi

kịch không chỉ với cá nhân, gia đình mà với mọi tầng lớp xã hội Ở nông thôn người nông dân

vốn đã khổ nay lại càng khổ hơn Đói rét, bệnh tật, sự nhũng nhiễu hà thu lam bổ của bọn quan

lại đã biến họ thành những con người “bất thành nhân dạng” Ở thành thị, lối sống “âu hóa”,

“vui vẻ trẻ trung” đã thâm nhập vào từng người, gõ cửa từng gia đình tạo sự nhốn nháo, lộn tùng phèo về lối sống và đạo đức

Cũng nên nhắc lại hiệp ước 1884 đã chấm dứt nhà nước phong kiến Việt Nam, đặt nền móng đô hộ của thực dân Pháp Đến đầu thế kỷ XX thì sự đô hộ đã đi vào qui cũ chặt chẽ

nhất), Albert Sarraut (lần thứ hai) đã làm thay đổi mọi cơ tầng của đời sống xã hội Việt Nam:

“Cơ cấu kinh tế thay đổi Cơ cấu giai cấp -xã hội thay đổi Văn hóa - giáo dục thay đổi Tư tưởng - tâm lý thay đổi Nghệ thuật - văn chương thay đổi.” [23, tr.16] Mọi sự thay đổi chỉ làm giàu cho “chính quốc”, làm lợi cho thực dân và biến tất cả mọi thứ thành phương tiện bóc

lột trấn áp:

“Rượu cồn và thuốc phiện cùng báo chí phản động của bọn cầm quyền bổ sung cho cái công cuộc ngu dân của chính phủ Máy chém và nhà tù làm nốt công việc còn lại.” [135, tr.93]

Đặc biệt giai đoạn 1930 - 1945 một sự kiện lịch sử trọng đại trong đời sống chính trị - xã

hội là sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930) Tác động chính trị - xã hội đối với văn nghệ sĩ là nhân tố khách quan, do vậy cũng cần đặc biệt lưu ý đến các thời điểm, các mốc

lịch sử quan trọng xảy ra trong hơn nửa đầu thế kỷ:

Trang 24

1930 - 1931 : Cao trào cách mạng đang lên

1932 - 1934 : Cách mạng ở giai đoạn thoái trào

1936 - 1938 : Mặt trận dân chủ Đông Dương, Hội truyền bá quốc ngữ (theo sáng kiến

của Đảng), báo chí công khai của Đảng và Mặt trận dân chủ ra đời

19 / 8 / 1945 : Cách mạng tháng tám thành công

2 / 9 / 1945 : Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoa

19 / 2 / 1946 : Hồ Chủ Tịch kêu gọi toàn quốc kháng chiến

7 / 5 /1954 : Chiến thắng Điện Biên Phủ

20 / 7 / 1954 : Hội nghị Giơ - ne - vơ, ta giành được độc lập, chủ quyền Riêng với Vũ

Trọng Phụng, cuộc đời quá ngắn ngủi, chỉ hơn một phần tư thế kỷ sống (1912 - 1939), mới sinh ra thì “nước đã mất, dân đã làm nô lệ” và đã phải chứng kiến nhiều biến cố chính trị dồn

dập: đổi thay ba đời vua (Duy Tân: 1907 - 1916, Khải Định: 1916 - 1925, Bảo Đại: 1926 -

1917 - 1918, Lạng Sơn của đội Ấn: 1912, Yên Bái: 1930) Đặc biệt là cuộc khủng bố trắng của

thực dân Pháp 1932 tạo ra một không khí xã hội ngột ngạt, buồn chán hơn bao giờ hết Trong hoàn cảnh xã hội chính trị như vậy của nửa đầu thế kỷ có ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình văn học nói chung, tiểu thuyết nói riêng

1.2 Tình hình văn học giai đoạn 1930 -1945

Văn chương cổ điển Việt Nam đã trải qua mười thế kỷ Mở đầu thế kỷ XX đồng thời cũng là mở đầu của nền văn chương hiện đại Trong tiến trình hiện đại hóa, ba mươi năm đầu

của thế kỷ XX (1900 - 1930) các thể loại thơ, văn xuôi (tiểu thuyết, ký sự, luận thuyết, thông

tấn), kịch có mặt nhiều trên sách, báo Đặc biệt sự ra đời của hàng loạt tờ báo (Đông Dương

1917 ) tạo điều kiện cho văn học phát triển:

“Báo chí đúng là trường rèn luyện quốc văn” [23, tr.53] Sự cách tân thể loại trong giai đoạn này phải kể đến thơ có Tản Đà, Phan Khôi; tiểu thuyết có Hoàng Ngọc Phách, Hồ Biểu

Trang 25

giai đoạn hoàn thành (hiện đại về nội dung, hình thức, tư tưởng, nghệ thuật) Ta hãy xem tình hình văn học trong giai đoạn 1930 - 1945 có những bước phát triển như thế nào

Trong những năm ba mươi nhiều hiện tượng văn học xảy ra dồn dập Tờ Nam Phong tạp chí đình bản (Phạm Quỳnh thôi chủ nhiệm năm 1932, đình bản năm 1934) mà theo Thanh

Nam Phong là tất cả của văn học thế hệ 1913 - 1932 [ ] nếu đem đốt hết Nam Phong đi thì

nền văn học thế hệ 1913 - 1932, có thể nói là rỗng tuếch” [78, tr.611] Tiếp đến những bậc đàn anh trong văn học, như Nguyễn Bá Ngọc, Phan Kế Bính, Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh,

“thượng thư lỗi thời” trong văn học để nhường chỗ cho thế hệ nhà văn mới có đầu óc, tư tưởng

cải tiến: hoài nghi mọi nền nếp xã hội, mọi giá trị cổ truyền, muốn đặt lại mọi vấn đề liên quan đến con người, đến xã hội Họ đoạn tuyệt, thoát ly khỏi những ràng buộc từ ngàn xưa của luân

lý Khổng Mạnh về gia đình, cá nhân, xã hội Họ chống đối không chỉ những tàn dư của chế độ

xã hội cũ đã ăn sâu bám rể vào đời sống mà còn kịch liệt chia mũi nhọn đấu tranh vào chế độ

xã hội đương thời: chế độ thuộc địa, nửa phong kiến Bên canh bộ mặt của bọn cường hào địa

chủ như Nghị Quế (Tắt đèn), Nghị Lại (Bước đường cùng), Nghị Đà (Những ngày vui) còn có

bộ mặt của bọn địa chủ, tư sản công nghiệp (Nghị Hách), bọn hãnh tiến làm tay sai cho thực dân và cả bọn thực dân (trong tác phẩm Giông tố, Vỡ đê của Vũ Trọng Phụng) Trước 1930

các nhà văn viết văn in trên báo, viết báo chứ chưa viết sách, in sách Giai đoạn này đã có nhà

xuất bản nên hoạt động văn học sôi nổi hẳn lên Các thể loại văn học phát triển mạnh Kịch thoát ly khỏi loại kịch cổ điển, đơn điệu, không thể hiện được chiều sâu tâm lý, nội tâm “Lòng

rỗng không” của Đoàn Phú Tứ đã lột tả tâm lý, tính tình của một cô gái mới Thế Lữ, Khái Hưng, Vũ Hoàng Chương có những đóng góp đáng kể vào thể loại này Thơ cũng có bước phát triển rầm rộ, tăng cả về lượng và chất Số người làm thơ ngày một nhiều và có cuộc cách

mạng về thơ ca: ý mới, lời mới, số câu, số chữ, cách giao vần đến tiết tấu, âm điệu cũng có

sự đổi khác, cái “tôi” được đề cao, giải phóng Ngoài những nhà thơ lãng mạn Thanh Tịnh,

Hanh, Anh Thơ Đặc biệt thơ ca cách mạng xuất hiện từ sau 1930 khá phong phú với những tác giả tên tuổi như Tố Hữu, Sóng Hồng

Chỉ riêng hoạt động phê bình cũng làm cho diện mạo văn học giai đoạn này trở nên khác

Trang 26

trương tôn chỉ, mục đích của nhóm mình Có thể kể đến nhóm cựu học (gồm những nhà văn

Trần Trọng Kim, Tản Đà, Phan Khôi ), nhóm Phong Hoa (cấp tiến, phê phán đả kích nhóm

cựu học như Nhất Linh, Thạch Lam, Thế Lữ, Hoàng Đạo ), nhóm đối lập với Phong Hoa (Lê

Các cuộc bút chiến kéo dài, thường xuyên trên báo Có thể kể:

Tr ọng Kim của Phan Khôi

+ Bút chiến giữa Phan Khôi - Tản Đà: Tống nho với phụ nữ của Phan Khôi Tản Đà đập

lại: Một cái tai nạn lưu hành ở Nam Kỳ: Phan Khôi

+ Bút chiến về thơ mới và thơ cũ:

Bênh vực thơ cũ đăng trên Văn học tạp chí, Văn học tuần san có Tản Đà, Huỳnh Thúc

+ Bút chiến giữa nghệ thuật vị nghệ thuật và nghệ thuật vị nhân sinh: kéo dài từ 1935 -

1939 đăng trên Tiểu thuyết Thứ Bảy, Đời Mới, Tràng An v.v giữa Thiếu Sơn, Lưu Trọng

Lư, Lê Tràng Kiều (phái nghệ thuật vị nghệ thuật) với Hải Triều, Hải Thanh, Hồ Xanh (phái nghệ thuật vị nhân sinh)

+ Bút chiến về duy tâm - duy vật: Đăng trên các báo Đông Dương, Đông Phương, Phụ

nữ Thời đàm, Phụ nữ Tân văn, Tiến bộ giữa Phan Khôi với Hải Triều, Thành Lâm, Hồ Xanh Trong hoạt động phê bình cũng có xu hướng rõ rệt như phê bình xã hội, văn học sử, duy vật

So với sự nở rộ của hàng loạt các hoạt động văn học vừa nêu, trên lĩnh vực tiểu thuyết giai đoạn này cũng không mấy kém Ta đi sâu phân tích trong phần sau

Trước 1930 lịch sử phát triển của tiểu thuyết có bước tiến khá chậm chạp Nếu tính từ quyển tiểu thuyết đầu tiên xuất bản năm 1887 (Thầy Laiarô Phiền của Nguyễn Trọng Quản)

đến 1930 tức non nửa thế kỷ nhưng số tiểu thuyết ra đời chẳng có là bao Với một số tác giả

Trang 27

quen thuộc như Nguyễn Chánh Sắt (1869 - 1947), Trương Duy Toan (1885 - 1957), Lê Hoang Mưu, Nguyễn Bá Học, Hoàng Ngọc Phách, Vi Huyền Đắc, Hồ Biểu Chánh cũng có trên tay

không quá mười đầu sách Nhưng đến sau 1930 thể loại tiểu thuyết phát triển nhanh chóng

thuyết cho ra mắt độc giả Thanh Lãng nhận định: “Lịch sử văn học Việt Nam của thời kỳ này

là lịch sử tiểu thuyết” không phải là không có lý

Với sự phát triển ồ ạt của thể loại tiểu thuyết, đã có nhiều khuynh hướng tiểu thuyết ra đời như khuynh hướng tiểu thuyết lãng mạn, khuynh hướng hiện thực phê phán, hiện thực xã

hội chủ nghĩa v.v

Từ 1930 đến 1945, tiểu thuyết lãng mạn rất phát triển và để lại nhiều giá trị trong lịch sử phát triển văn học nước nhà Giai đoạn đầu (1930 - 1935) loại tiểu thuyết luận đề của Khái

Hưng (với Nửa chừng xuân), Nhất Linh (với Đoạn tuyệt) tập trung phê phán một cách gay

gắt lễ giáo phong kiến, đòi đoạn tuyệt với những quan niệm lỗi thời lạc hậu trói buộc cá nhân trên các lĩnh vực tình yêu, hôn nhân, gia đình Ngoài những mặt còn hạn chế thì loại tiểu thuyết này mang ý nghĩa quan trọng trong cuộc chiến đẩy lùi những quan niệm lỗi thời, những

hủ tục để tiếp thu cái mới có giá trị

Sang thời kỳ 1936 - 1939, các tiểu thuyết của Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo vẫn

tiếp tục đi theo con đường đấu tranh giải phóng cá nhân (Thoát ly, Gia đình, Thừa tự v.v ),

nhưng lại bộc lộ dần bản chất tư sản: hưởng lạc, phóng đãng (Đời mưa gió, Tiếng mái,

Đẹp v.v ), cải lương (Con đường sáng) để đến giai đoạn 1940 - 1945 tiểu thuyết lãng mạn đi

nhanh đến khủng hoảng, bế tắc; chủ nghĩa cá nhân, tư sản đã đến thời kỳ thoái hóa, gây mầm

độc hại (Bướm trắng, Thanh Đức) Tuy nhiên, một số tác giả lãng mạn tiểu tư sản do gần gũi

tiếp xúc với nhân dân lao động nên cũng có những tác phẩm mang giá trị hiện thực như Lầm

than (Lan Khai), hướng tới người nghèo khổ như Gió đầu mùa (Thạch Lam), Con trâu, Sau

lũy tre làng (Trần Tiêu)

Tiểu thuyết hiện thực phê phán có khuynh hướng miêu tả cuộc sống một cách chân thực

Sự miêu tả chân thực, ngay bản thân nó đã nói lên một cái gì cách mạng, một sự tố cáo không khoan nhượng trước những bất công, ô trọc của đời sống xã hội Tiểu thuyết hiện thực phê phán ra đời cùng thời với tiểu thuyết lãng mạn, nhưng trong giai đoạn đầu còn phôi thai, đến

những năm 1935 - 1939 phát triển mạnh và đã có những tác phẩm đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác của lớp nhà văn hiện thực

Trang 28

Những tác phẩm Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê (Vũ Trọng Phụng); Bước đường cùng, Ông

ch ủ (Nguyễn Công Hoan); Tắt đèn (Ngô Tất Tố), Bỉ vỏ (Nguyên Hồng) đã dựng lên một bức

tranh xã hội rộng lớn, đầy đủ thời đó Những thành phần xã hội từ địa chủ, cường hào, quan lại (Tây có, ta có), bọn hãnh tiến, học đòi đến hạng cùng đinh, dân dã đều được mô tả rất chân

thực, mang sức công phá, tố cáo mãnh liệt giai cấp thống trị đương thời Đến giai đoạn 1940 -

1945, sức công phá không còn nữa, tiểu thuyết hiện thực phê phán không trực diện đấu tranh

người tiểu tư sản như Sống mòn (Nam Cao), Giăng thề (Tô Hoài); của dân nghèo thành thị như Ngoại ô, Ngõ hẻm (Nguyễn Đình Lạp) hoặc đời sống của người nông dân như Quê

người (Tô Hoài), Nằm vạ (Bùi Hiển) Ở giai đoạn cuối cùng văn học lãng mạn tiến vào ngõ

cụt, suy đồi, bế tắc Ngược lại, văn học hiện thực phê phán vươn lên tiếp cận văn học cách

mạng

những bước đi nhảy vọt, số lượng tác phẩm ra đời có hàng ngàn, và bước vào “giai đoạn cực

thịnh”, tồn tại đan xen giữa hai loại tiểu thuyết lãng mạn và hiện thực Ở vào những thời điểm, giai đoạn lịch sử nhất định tiểu thuyết lãng mạn hay hiện thực cũng đem lại những giá trị đích

thực (tiểu thuyết lãng mạn giai đoạn 1930 - 1935, tiểu thuyết hiện thực giai đoạn 1930 -1940), ngược lại cũng có những ảnh hưởng tiêu cực (tiểu thuyết lãng mạn 1935 - 1945)

1.4 Trường phái văn học tả chân

Theo Thanh Lãng:

Tả thực hay tả chân là khuynh hướng nghệ thuật muốn tránh mọi hình thức nghệ thuật Nghệ thuật theo họ là làm lại, sửa lại, gọt dũa, sắp xếp, tô điểm, lý tưởng Nói tóm lại là làm sai sự thực như nó có ở ngoài thiên nhiên, trong cuộc sống Đằng này, phái tả thực muốn khách quan: ghi lại sự thực như nó có, vẽ lại sự vật như nó hiện hữu ngoài xã hội Tả thực

chủ trương loại bỏ việc kết cấu Không còn phải là một sự tập trung về một ý tưởng hay xoay quanh một chủ đề mà là một sự diễn tiến, kéo dài Nó như một cuốn phim về một cảnh ngoài

phố vừa quay xong, chưa kịp sửa chữa, cắt xén, xếp đặt Người ta nổ lực tìm sự thực một cách nguyên vẹn, sao chép một cách trực tiếp, toàn diện tất cả cuôc sống [78, tr.769] và Nguyễn Hoành Khung nhận xét:

Trang 29

Trào lưu văn học hình thành và phát triển trên văn đàn hợp pháp Việt Nam từ những năm

20 cho đến sát trước cách mạng Tháng Tám, có khuynh hướng miêu tả chân thực cuộc sống lên án trật tự thực dân nửa phong kiến bất công thối nát đương thời, phơi bày hình ảnh khốn

khổ của quần chúng bị áp bức bóc lột [71, tr.515]

Ta thấy nhận định của Thanh Lãng còn ở giai đoạn đầu sơ khai của nghệ thuật tả chân,

tên gọi khác của hiện thực phê phán

Không thành lập văn đàn, không tuyên ngôn, nêu ra tôn chỉ như Tự lực văn đoàn nhưng

với tấm lòng bao dung nhân hậu, biết đời, hiểu đời và thương người rất mực, những nhà văn

Trọng Lang, Tam Lang, Ngô Tất Tố, Tô Hoài đã biết hướng ngòi bút của mình vào những cái thối tha, bỉ ổi của cuộc sống để vạch tội, tố cáo, phơi bày ra trước ánh sáng bằng những tác

phẩm có giá trị hiện thực sâu sắc hợp thành một trường phái có tên gọi: trường phái tả chân

Có thể kể một số tác phẩm tiêu biểu của trường phái này như Giông tố, Vỡ đê, Cơm thầy

cơm cô, Lục xì, Làm đĩ (Vũ Trọng Phụng); Việc làng (Ngô Tất Tố); Ồ chuột (Tô Hoài); Đêm sông Hương (Tam Lang); Đời bí mật của sư vãi (Trọng Lang); Bỉ vổ, Những ngày thơ

ấu (Nguyên Hồng); Thằng ăn cắp, Lò gạch bí mật (Nguyễn Công Hoan); Một mình trong đêm

t ối (Vũ Bằng) Điều đáng lưu ý là phần lớn những tiểu thuyết tả chân ra đời cùng thời với tiểu

thuyết lãng mạn như Nửa chừng xuân, Đoạn tuyệt, Lạnh lùng, Đời mưa gió của nhóm Tự lực

văn đoàn Phải chăng ngoài ý nghĩa, mục đích tố cáo xã hội còn là sự phản kích khuynh hướng sáng tác lãng mạn, phi thực Đặc biệt tiểu thuyết tả chân Việt Nam bắt nguồn từ phóng sự:

l ấy Tây v.v Vũ Trọng Phụng từ phóng sự chuyển sang viết tiểu thuyết tả chân, xây dựng

được những điển hình xuất sắc, những tác phẩm có giá trị

Vũ Trọng Phụng phải chịu nhiều thua thiệt từ tuổi thơ ấu đến lúc trưởng thành Cái đói, cái nghèo cùng bệnh tật cứ đeo bám dai dẳng cuộc đời ông và xã hội quanh ông chẳng mấy sáng sủa gì - mọi cái xấu xa, bẩn thỉu, bất công, thối nát đã gây cho ông những cú sốc về tinh

thần Trước thúc tế đó ông tỏ thái độ qua ngòi bút: vạch mặt, chỉ tên, bêu lên cho thiên hạ thấy

tất cả những ung nhọt, đểu cáng trong xã hội đương thời Bắt đầu bằng hàng loạt phóng sự về

Trang 30

con bạc, đầy tớ, gái điếm, me Tây (Cạm bẩy người, Cơm thầy cơm cô, Lục xì, Kỹ nghệ lấy

Tây) sau đó Vũ Trọng Phụng bước sang lĩnh vực tiểu thuyết cũng với vai trò phanh phui, tố giác, đánh cho ngã gục, tiêu tan cái ma quái, đểu cáng, giả dối đang tổn tại một cách đàng hoàng, có vai vế trong xã hội Tam Lang ghi lại kỷ niệm thời đứng chủ trương bộ biên tập Ngọ Báo:

và mấy hôm sau, tôi tiếp được luôn mấy bài nữa - bài nào cũng đánh máy cẩn thận -

dâm đãng Cái đề đã là quá bạo, mà lối văn lại tả chân một cách bạo hơn nữa, bạo đến sổ sàng

- thì sự thật, tự nó chẳng sổ sàng là gì? Hồi ấy, văn tả chân còn là một món hàng hiếm trong văn học Vì ưa lối tả chân của những bài ấy, tôi không thể đừng cho đăng lên tờ Ngọ Báo Một bài tả về chuyện dâm đãng đăng lên rồi, tôi liền bị ông Bùi Xuân Học, chủ nhân tờ báo tôi đang làm, cự kịch liệt [76]

Con người có “con mắt xanh” ấy sau này trở thành người cùng chí hướng với Vũ Trọng

Phụng trong trường phái tả chân và viết phóng sự

Bằng ngòi bút tả chân Vũ Trọng Phụng đã chỉ cho ta thấy những cái không nên tin,

những điều không nên theo, cảnh báo, dựng “biển cấm” với những cái “mốt”, “phong trào” đang dậy lên thời bấy giờ Không biết mệt mỏi từ phóng sự đến tiểu thuyết, ông tỏ ra xông xáo, kiên định, ngòi bút chẳng chịu để khô và không chút chùng tay, ông điểm mặt bằng hết cái nhân loại trân tráo, đểu giả Vị trí của ông, vai trò của ông trong trường phái tả chân được Trương Tửu đánh giá: Ông là đứa con trực tiếp của cuộc đời Tài nghệ của ông không làm

bằng sự bắt chước Nó làm bằng kinh nghiệm cá nhân và nỗ lực cá nhân Bởi vậy, trong đô thành văn học Việt Nam hiện đại, ông giữ riêng một ngọn cờ mà chính tay ông đã dệt thành Ông đã chiếm riêng một ghế ngồi - ở góc tận cùng bên trái Nghệ thuật tả chân phải nhận ông

là một phần tử tiên phong và can đảm [176]

Vũ: Vũ Trọng Phụng Nhà văn tả chân bất hủ [18, tr.22 - 27]; Kỹ thuật tả chân của Vũ Trọng

Ph ụng trong Số đỏ [178, tr.80 - 94]

Không cứ là truyện ngắn, kịch, phóng sự hay tiểu thuyết v.v tất cả những tác phẩm Vũ

Trọng Phụng đều in đậm dấu ấn hiện thực tả chân sắc sảo, ngoại trừ Dứt tình - quyển tiểu

thuyết đầu tay, viết theo bút pháp lãng mạn

Trang 31

1.6 Sáng tác c ủa Vũ Trọng Phụng

Phụng Với cái nhìn xuyên suốt, tài hoa, Vũ Trọng Phụng bước chân vào mọi lĩnh vực của văn

học Xét cho cùng lĩnh vực nào nếu không xuất sắc thì cũng chẳng phải hạng trung bình Ông

bắt đầu tham gia viết văn với truyện ngắn đầu tay Chống nạng lên đường năm 1930 và đều

đặn cho đến ngày ông mất có đến 41 truyện ngắn và 4 di cảo truyện ngắn Qua thống kê trước đây, năm 1934, bỗng dưng không thấy truyện ngắn nào xuất hiện Gần đây TS.Peter Zinoman (Mỹ) phát hiện thêm 9 truyện ngắn của Vũ Trọng Phụng ở Thư viện Quốc gia Pháp [7, tr.83]

Tất cả những truyện ngắn trên đều viết năm 1934 Không đặt lên những vấn đề to lớn như trong phóng sự và tiểu thuyết, truyện ngắn Vũ Trọng Phụng đi vào những chuyện nhỏ nhặt thường ngày nhưng đó là những chuyện thật sự làm động lòng tất cả chúng ta Truyện ngắn

Vũ Trọng Phụng mang lại giá trị thực tiễn, kêu gọi lòng yêu thương con người với con người, không nên vì hoàn cảnh mà trở nên xa lạ, khô cứng đến nhẫn tâm kể cả với những người thân yêu, ruột thịt Mỗi số phận, mỗi con người được nêu lên bên trong đó ẩn chứa một sự đồng

cảm, một nỗi lòng của chính tác giả Một số chuyện khác chuyên khai thác vấn đề tâm lý Đây cũng là đóng góp mới mẻ của Vũ Trọng Phụng vào sự hiện đại hóa thể loại truyện ngắn Qua truyện ngắn, ta bắt gặp ở Vũ Trọng Phụng một phong cách riêng biệt, gợi nhiều hơn

tả Đọc xong truyện ngoài cái buồn vẩn vơ nó còn bắt người đọc không thôi nghĩ suy, day dứt

phóng sự 8 tác phẩm (tác phẩm Hải Phòng viết năm 1934 mới tìm thấy), mà tác phẩm nào đọc

xong ta cũng không thể quên được Nó thời sự, nó hiện thực, tuy đã xảy ra gần 3/4 thế kỷ nhưng như thấy quanh quất, lởn vởn đâu đây, không nguyên vẹn thì cũng một phần con người

ấy, sự việc ấy trong cuộc sống Nó không phải chuyện của một thời, mà chuyện của mọi thời

Ai bảo thời nào lại không có nếu không nguyên mẫu, nguyên việc thì cũng một nét, một phần

phong tặng cho Vũ Trọng Phụng “ông vua phóng sự” thật chẳng quá

Cũng từ cây bút phóng sự lão luyện tạo điều kiện để ông gạt hái thành công hơn ở lĩnh

vực tiểu thuyết So với một đời văn thì 8 quyển tiểu thuyết (kể cả Quý phái không khảo sát)

chưa phải là nhiều nhưng so với 4 năm viết (1934, 1936 - 1938) thì 8 quyển cũng không phải

là ít Cũng chẳng cứ vào số lượng, có người bảo một đời văn chỉ cần viết thành công một quyển như Số đỏ hay Giông tố thôi cũng đủ Tiểu thuyết đầu tay của ông là Dứt tình viết năm

Trang 32

1934, nhiều người cho là tiểu thuyết lãng mạn Đến 1936 ông cho ra đời hàng loạt tiểu thuyết

hiện thực có giá trị như Giông tố, Vỡ đê, Số đỏ, Làm đĩ Trúng số độc đắc là quyển tiểu thuyết

cuối cùng mà Vũ Trọng Phụng trăn trối khi chết được đem mấy tờ bản thảo để lót đầu

kém Mọi chuyện của cuộc đời hầu như được bày lên đầy đủ trên mặt giấy - sắc nét, tinh tế, lôi

cuốn, hấp dẫn và thuyết phục Kẻ chê cũng nhiều nhưng khi bình tâm để xét thì dường như

những chỉ trích chê bai có phần nóng vội, cho nên người ta cứ phải đọc đi đọc lại tiểu thuyết

Vũ Trọng Phụng Thường cái gì sắc sảo quá đều phải vậy !

Vũ Trọng Phụng viết kịch cũng rất sớm, vào 1931 đã có Không một tiếng vang Nếu kể

cả di cảo, kịch Vũ Trọng Phụng có đến bảy vở Chẳng khác tiểu thuyết và phóng sự, kịch Vũ

thường được Vũ Trọng Phụng gọi tên, nó chẳng xa lạ là bao đối với con người Ông biết chọn

và xây dựng tình huống, xung đột và khi vở kịch hạ màn, mọi tình huống, xung đột được giải quyết một cách thỏa đáng

Với thể loại ký sự, tác phẩm dịch, đóng góp của Vũ Trọng Phụng không nhiều (1 ký sự,

1 tác phẩm dịch) Vở kịch dịch lấy tên Giết mẹ - nội dung cũng gần giống với tiểu thuyết và

phóng sự của Vũ Trọng Phụng: đầy rẫy những bi kịch

Một đời cầm bút không dài chỉ có chín năm nhưng Vũ Trọng Phụng đã tạo được một gia tài văn chương tương đối lớn, cho ra đời 71 tác phẩm đủ các thể loại từ truyện ngắn, tiểu thuyết, phóng sự đến kịch, ký sự và dịch Chỉ mỗi đóng góp trên lĩnh vực phóng sự và tiểu thuyết cũng thấy tài năng chẳng đợi tuổi Mới 24 tuổi (1936) ông đã cho ra đời 5 đứa con tinh

thần khá đồ sộ: Giông tố, Vỡ đê, Làm đĩ, Số đỏ, Cơm thầy cơm cô (chưa kể 5 truyện ngắn)

Văn chính luận, báo chí, tài liệu hiện không còn nhiều Theo thống kê của Nguyễn Đăng

Mạnh có 13 bài Bài đầu tiên Một người công dân, in trên Hà Nội báo năm 1936 Vũ Trọng

Phụng cũng như nhiều nhà văn cùng thời trước khi làm văn thường viết báo Có xảy ra chăng tình trạng như truyện ngắn, năm 1934 không thấy tác phẩm nào được thống kê thì sau này tìm

thấy được 9 truyện

Theo Đỗ Tất Lợi, Vũ Trọng Phụng còn có hàng loạt bài báo ca ngợi những người yêu nước lúc bấy giờ, và nội dung những bài ấy có thể bị Pháp bắt tù như các bài viết về Nguyễn

Ái Quốc, Ký Con, Đoàn Trần Nghiệp

Trang 33

Ngoài việc phản ảnh trung thực người thật việc thật, cái không thể thiếu trong văn chính

luận của Vũ Trọng Phụng là nêu ý kiến chủ quan của người viết: có xây, có chống với ngôn

ngữ ngấn gọn, chính xác, dễ hiểu, khoa học Bài Dư luận của một số đông thầy thuốc về mọi

h ạng phụ nữ trong nghề hoa nguyệt ở xứ ta, ngoài ý kiến đề dẫn, bố cục rõ ràng chặt chẽ gồm

các mục: gái đĩ có giấy, gái đĩ lậu, cô đầm, gái nhảy, me tây, đầm lai, đầm thật Bài báo phản ảnh sự thật nhưng sự thật nhói lòng: “một người đàn bà khốn nạn, đã có mang được mấy tháng, mà y phục che thân chỉ là một cái quần lĩnh tây cũ mà người đàn bà ấy mặc cao lên để che vú.” [124, tr.20], phản ảnh cuộc sống nhưng cuộc sống ấy cần phải đánh đổ, xóa bỏ đi:

“Bác sĩ Joyeux cam đoan với ta đại khái rằng - quan tân, chế độ tân - thanh lâu tân, chế độ tân” [124, tr.16], phản ảnh sự tiến bộ nhưng tiến thụt lùi: “ bọn khách làng chơi chen vai thích cánh; nhất là đám thanh niên tiến bộ họ coi nhảy đầm là thứ bằng sắc danh dự về giải phóng và thượng lưu” [124, tr.25] Nói chung những vấn đề nêu ra cần được thanh toán bởi lẽ như nhận định của tác giả bài báo: “Cái xã hội này thật vậy là xã hội khốn khổ khốn nạn quá đi mất Cái nghèo đói, sự bệ rạc về vật chất cũng như sự bệ rạc về tinh thần.” [124, tr.16] Và trước cái nạn gái đĩ ấy biết có ai làm gì, mà làm chắc được gì vì chung qui họ chỉ là những người dân mất nước: “Nhưng mà thành Thăng Long của vua Lê lại còn là Hà Nội dưới chế độ Đệ tam Dân

quốc của Pháp quốc Hải ngoại” [124, tr.22]

Bài báo Nhân s ự chia rẽ của đệ tam và đệ tứ quốc tế nhiều dẫn chứng nêu ra qui kết Vũ

Trọng Phụng chống Lênin, chống Đảng Cộng sản Về nội dung và phong cách bài báo mà Lại

Nguyên Ân đã phân tích lý giải trong bài viết Một khía cạnh ở nhà báo Vũ Trọng Phụng:

người lược thuật thông tin quốc tế [3] theo tôi vừa thấu tình vừa đạt lý “Nằm trên giường

bệnh, vẫn cứ thông minh sáng suốt như thường, Lênin vẫn nghĩ cách tổ chức xã hội chủ nghĩa cai trị nước Nga” [124, tr.7] thì bảo Vũ Trọng Phụng chống Lênin cũng hơi quá Hàng loạt bài báo trả lời Thái Phỉ, Nhất Chí Mai, cho một độc giả như đã nói ở trên, tỏ rõ tài biện bác sắc sảo

của Vũ Trọng Phụng Những lời chỉ trích lăng mạ của đối phương được Vũ Trọng Phụng đem làm chứng cứ và thẳng thắn đánh trả lại từng điểm một, không tránh né Bài báo được xem như tuyên ngôn nghệ thuật của Vũ Trọng Phụng

Luôn ôm ấp trong người một lý tưởng, một hoài bão làm cho xã hội tốt đẹp, hoàn thiện hơn, không bằng hình tượng nhân vật thì cũng qua ngôn ngữ người kể chuyện, Vũ Trọng

Phụng đã để cho con người, cá tính của riêng ông thẩm thấu qua từng trang sách Vương Trí Nhàn có kết luận rất hay đáng cho ta lưu ý:

Trang 34

Dù viết về cái gì ông cũng để lại dấu ấn con người mình, cách nghĩ mình, cá tính mình

Từ các trang sách ông mỉm cười với hậu thế: Tôi là thế đấy Tôi độc đáo và không lặp lại, như

một hiện tượng tự nhiên, tôi luôn luôn mời gọi người tới lý giải [Ì 10, tr.32] Tóm lại, trong

phần khái quát ta đã đi từ cái chung, tổng thể đến cái riêng, cá biệt Hoàn cảnh xã hội, lịch sử ảnh hưởng nhất định đến tình hình văn học nói chung và tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng nói riêng

Sự ra đời của trường phái tả chân và với vai trò vị trí của Vũ Trọng Phụng trong trường phái đó có tính quyết định đối với toàn bộ sự nghiệp sáng tác của Vũ Trọng Phụng trong đó có

tiểu thuyết

Mỗi thể loại có tính độc lập riêng nhưng với dung lượng cho phép, tiểu thuyết Vũ Trọng

Phụng có sự lắp ghép thêm vào các thể loại khác cả nghệ thuật (kịch, phóng sự ) cả phi nghệ thuật (chính luận, báo chí )

Trang 35

CHƯƠNG 2: TƯ TƯỞNG NGHỆ THUẬT, QUAN NIỆM NGHỆ

2.1 Tư tưởng nghệ thuật

Các hoạt động tinh thần từ âm nhạc hội họa đến văn chương đều để lại dấu ấn tư tưởng

của tác giả mà ta gọi là tư tưởng nghệ thuật Không ai sáng tác mà không để nói lên một cái gì, không để thể hiện một mục đích nhất định nào đó của mình Tổng hợp, khái quát, nắm bắt toàn bộ nội dung tác phẩm là cơ sở tiếp cận tư tưởng nghệ thuật của tác giả Tư tưởng nghệ thuật là “một hình thái nhận thức đặc thù của người nghệ sĩ: nhận thức bằng toàn bộ con người tinh thần với tất cả nội dung phong phú và tính tổng thể toàn vẹn của nó” [95, tr.10] Tư tưởng nghệ thuật được hình thành từ sự cọ xát, “va đập” giữa tâm hồn'người nghệ sĩ với hiện thực

riêng, cái cá thể (individu), nên tư tưởng nghệ thuật là cái riêng của mỗi người Trong lĩnh vực văn chương nghệ thuật điều này càng thế hiện thật rõ nét Tư tương nghệ thuật của Nam Cao

đề cao danh hiệu con người đồng thời không thôi day dứt trước tình trạng con người bị lăng

nhục, bị huy hoại về mặt nhân tính Nếu Nam Cao băn khoăn lo sợ nhân tính bị huy hoại thì Nguyên Hồng tin tưởng sâu sắc vào sự bất diệt của nhân tính Ngược lại, con người dưới con

mắt của Nguyễn Công Hoan là con người phi nhân tính, vô hồn, trống rỗng, bị vật hóa, đồ vật hóa Còn với Nguyễn Tuân tư tưởng nghệ thuật luôn gắn với chữ “ngông”, cả trong cuộc săn tìm cái đẹp và thái độ khinh thế, ngạo đời

2.1.1 Tư tưởng nghệ thuật của Vũ Trọng Phụng

Vũ Trọng Phụng sinh ra trong một gia đình mà theo lời kể của Ngô Tất Tố là thuộc loại

“nghèo gia truyền” ở quê không có đất để cắm dùi, thân sinh mất lúc mới bảy tuổi Một bà mẹ nghèo đem thân, đem thế, phải lao động để nuôi mẹ, nuôi con trong thời buổi ấy chẳng mấy dễ dàng Lớn lên trong cảnh nhà như vậy cho đến hai mươi mốt tuổi trong thư gởi cho Nguyễn Văn Đạm để nói rõ nguyên nhân dẫn đến viết phóng sự, Vũ Trọng Phụng vẫn còn nhớ như in cái thời tối đen, u ám ấy: “Con người [ ] luôn luôn muốn gạt bỏ ra khỏi trí nhớ của mình

những kỷ niệm buồn , như ở tôi, những hình ảnh thời thơ ấu” Chỉ học đến bằng sơ học Vũ

Trọng Phụng phải đi làm nuôi thân, nuôi bà, nuôi mẹ, lại thêm mắc bệnh lao mà vào thời ấy thuộc loại “tứ chứng nan y” Gia đình đã vậy, hoàn cảnh xã hội xung quanh cũng chẳng sáng

sủa gì Cách mạng đi vào thoái trào, vào những năm 1932 - 1934 bọn thực dân Pháp đàn áp dã

Trang 36

man, kinh tế khủng hoảng 1929 - 1933 ảnh hưởng không nhỏ đến mọi tầng lớp nhân dân Thêm vào đó cuộc sống ăn chơi, hưởng lạc ở những tiệm hút, rạp hát, sòng bạc, nhà xăm là

Những điều kiện và hoàn cảnh ấy là yếu tố cơ bản tạo nên tư tưởng nghệ thuật của Vũ

Trọng Phụng: tư tưởng bi quan, căm hờn, phẫn uất, kèm với nỗi xót thương và niềm ước mơ cháy bỏng Điều này đã được chính Vũ Trọng Phụng xác nhận:

Vì tôi vốn là người bi quan, căm hờn cũng có, vì tôi cho rằng cái xã hội nước nhà mà không đáng căm hờn, mà lại cứ vui vẻ trẻ trung , trưởng giả, ăn mặc tân thời, khiêu vũ v.v , như các ông chủ trương thì một là không muốn cải cách gì xã hội, hai là ích kỷ một cách đáng

sỉ nhục [127]

Nhưng Vũ Trọng Phụng không bi quan để rồi buông xuôi, trốn chạy, ngồi than mây khóc gió, sống lối sống cá nhân, hưởng lạc Ông luôn luôn tìm con đường thoát, mở hướng ra nhưng do cái nhìn của một tiểu tư sản trí thức và do hoàn cảnh xã hội bưng bít lúc bấy giờ nên chưa có giải pháp vượt tình thế Xã hội thời Vũ Trọng Phụng đang sống là xã hội bất công,

thối nát, toàn những loại người “chó đểu”, “vô nghĩa lý”, đã ác thì ác đến tận cùng, đã dâm thì dâm vô hạng độ, có công lý là công lý của kẻ mạnh, đồng tiền quyết định mọi quan hệ xã hội

“trên tay đã sẵn đồng tiền ” Với khát vọng của một nhà văn tiến bộ, ý thức được vai trò cá nhân trong cuộc sống, Vũ Trọng Phụng muốn đập phá cái xã hội hiện tại để xây dựng một xã

hội công bằng: “Tóm lại để từng bước đưa xã hội ta nhích lại mỗi ngày một gần hơn cái thế quân bình về tài sản mà ai cũng biết là không bao giờ một xã hội nào đạt tới” [129] Ông muốn xây dựng hạnh phúc cho từng con người, đạo đức cho xã hội trên cơ sở lấy lương tâm, tấm lòng trong sạch làm gốc, kêu gọi hãy thương yêu lẫn nhau, ái nhân như ái kỹ:

Hạnh phúc và đạo đức trong gia đình và trong xã hội xuất phát từ loài người [ ] Hạnh phúc, đạo đức thật sự nâng cao được phẩm giá chúng ta, có những cội rễ trong những tình cảm cao đẹp của con người Nếu nó không xuất phát từ lòng người thì nó không thể có nguồn gốc nào khác [129]

Với tấm lòng yêu thương nhân hậu, ông hòa mình vào cuộc sống của hạng cùng đinh, dân nghèo thành thị, thấy hết những khổ đau cơ cực, lầm than, khốn khó của một kiếp người,

thương xã hội mau lành miệng thay da vì chính Vũ Trọng Phụng cũng là nạn nhân của cái xã

hội bóc lột, chó đểu đầy căm phẫn đó

Trang 37

Tư tưởng nghệ thuật của Vũ Trọng Phụng là tư tưởng đấu tranh, xoa bỏ cái “vô nghĩa lý”

để xây dựng một xã hội, con người “có nghĩa lý” công bằng, nhân ái và có tính người hơn

2.1.2 Di ễn biến tư tưởng nghệ thuật của Vũ Trọng Phụng trong tiểu thuyết

Tư tưởng nghệ thuật của nhà văn luôn có sự vận động, biến đổi Tư duy con người, nhận

thức cuộc sống, hoàn cảnh xã hội v.v không phải là cái gì nhất thành, bất biến Chính những

biến đổi đó làm thay đổi tư tưởng nghệ thuật Muốn nắm bắt sự thay đổi tư tưởng nghệ thuật căn cứ chủ yếu vẫn là thế giới nghệ thuật, thể hiện qua tác phẩm của nhà văn Có người sự thay đổi không lớn nên khó nhận biết, có người có những thay đổi có tính đột biến Khoảng cách giữa sự thay đổi có thể ngắn trong một vài năm, có thể tương đối lâu dài Việc nghiên

cứu diễn biến tư tưởng nghệ thuật Vũ Trọng Phụng dựa trên tiểu thuyết là chính nhưng phải xem sáng tác của ông trên các lĩnh vực khác như phóng sự, truyện ngắn, thư, báo và hoàn cảnh gia đình, bản thân Trong 9 năm, sáng tác của Vũ Trọng Phụng, những tác phẩm ra đời năm

1936 tạo ra chuyển biến rõ rệt nhất Năm 1936, Vũ Trọng Phụng cho ra đời bốn tiểu thuyết,

phóng sự: Giông tố, Vỡ đê, Số đỏ, Cơm thầy cơm cô là những tác phẩm có giá trị, tiêu biểu

cho sự nghiệp sáng tác của Vũ Trọng Phụng Tư tưởng nghệ thuật của Vũ Trọng Phụng diễn

biến qua ba giai đoạn:

Giai đoạn 1: 1930- 1935

Giai đoạn 2: năm 1936

Giai đoạn 3: 1937- 1939

Giai đoạn 1: Ra mắt 26 truyện ngắn, 5 phóng sự, 1 ký sự, 1 kịch và 1 tiểu thuyết Đóng

góp có giá trị nhất trong giai đoạn này là phóng sự Cạm bẫy người, Kỹ nghệ lấy Tây đã làm

nổi danh tức thì “ông vua phóng sự đất Bắc” Riêng về tiểu thuyết, tác phẩm đầu tay Dứt

tình còn mang hơi hướng lãng mạn và phần nào thể hiện xu hướng đòi tự do cá nhân, tự do hôn nhân Tuy có nhạy cảm trước diễn biến của thời cuộc, có căm ghét, có phẫn nộ nhưng Vũ

Trọng Phụng vẫn còn trong vòng quay (bế tắc Nhãn quan “vô nghĩa lý” như một biểu hiện

của tư tưởng nghệ thuật thể hiện thường xuyên trong tác phẩm Tiểu thuyết Dứt tình đã có 6

lần dùng từ “vô nghĩa lý” Nếu tính những từ tỏ thái độ phản đối, không đồng tình như “vô nghĩa”, “vô lý”, “nghĩa lý gì” thì có đến hai mươi lần sử dụng Tình hình chính trị lúc đó (khởi

Trang 38

nghĩa Yên Bái, phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh thất bại, cách mạng lâm vào thoái trào) ảnh hưởng không nhỏ đến tư tưởng nghệ thuật Vũ Trọng Phụng

Giai đoạn 2: Năm 1936, Mặt trận dân chủ Đông Dương được thành lập, Đảng Cộng sản

hoạt động công khai, phong trào bãi khoa, mitting, biểu tình lan rộng khắp nơi Những sự

kiện trọng đại đó đã thổi bùng lên trong tâm hồn bế tắc của Vũ Trọng Phụng ngọn lửa đấu tranh, niềm lạc quan tin tưởng

Trong truyện ngắn Lỡ lời bắt đầu xuất hiện nhân vật “có nghĩa lý”: Tùng và Lan Vũ

Trọng Phụng kết thúc chuyện bằng câu “ mới biết rằng sự đời vẫn thường có nghĩa lý lắm”

Rồi hàng loạt nhân vật “có nghĩa lý” xuất hiện sau đó: Tú Anh, Hải Vân, huyện Liên, Minh, Phú, trợ lý báo Lao Động, ông Hai, bà cố Hổng (luôn lo sợ cái gia phong bị ảnh hưởng), nhân

vật xưng tôi, Quý Qua thống kê bốn tiểu thuyết giai đoạn này, từ “vô nghĩa lý” vẫn còn dùng

ở mức độ tương đối cao (Giông tố:11 từ, Vỡ đê: 5 từ, Số đỏ: 3 từ, Làm đĩ: 4 từ), nhưng những

từ “nghĩa lý” cũng xuất hiện đều đặn {Giông tố: 3 từ, Vỡ đế: 1 từ, Làm đĩ: 3 từ)

Có thể nói tâm trạng phẫn uất, muốn đạp đổ những bất công, giả dối bị kìm nén, nay có

dịp bộ lộ Tư tưởng nghệ thuật trong giai đoạn này thể hiện rõ nhất chủ kiến, lý tưởng phục vụ, phá bỏ, tiêu diẽt những gì xấu xa, bỉ ổi, bóc trần những giả dối lừa bịp để từ đó xây dựng con người, xã hội có nghĩa lý, nhân bản và trọng đạo đức

Giữa cuộc đời phồn tạp, hỗn loạn nhơ nhớp trong Giông tố, Hải Vân là nhân vật lý tưởng

muốn xây dựng: trong sạch, giàu lương tri, không tự tư tự lợi, sống có ích, có lý tưởng, tài ba, thông minh Toàn bộ con người Hải Vân đối lập hoàn toàn với xã hội tư sản

Với nhãn quan hiện thực, Vũ Trọng Phụng có cái nhìn khá xác đáng về quần chúng nhân dân - lực lượng cách mạng, những người sáng tạo tương lai Trong Vỡ đê đầy tính “thời sự”,

toàn truyện ngập trong không khí đấu tranh chính trị Quần chúng nhân dân đã biết liên kết thành lực lượng, thành phong trào Trong thời kỳ này, Vũ Trọng Phụng đã tập trung vào chủ

đề chính tri, đặt trọng tâm sáng tạo nghệ thuật vào việc xây dựng nhân vật tích cực của thời đại

Giai đoạn 3: Phải tập trung cho hàng ngàn trang viết năm 1936, lại mắc bệnh lao, nên

cái thời sung sức đã qua đi Từ 1937 đến cuối đời, Vũ Trọng Phụng chỉ viết thêm được 2 quyển tiểu thuyết nữa là Lấy nhau vì tình, Trúng số độc đắc (Quý phái đãng dở dang trên

Trang 39

Đông Dương tạp chí) Cũng phải tính đến đầu năm 1938 (tháng 1) Vũ Trọng Phụng cưới vợ nên phải có thời gian đầu tư cho việc gia đình

Trong Trúng s ố độc đắc, Lấy nhau vì tình, Vũ Trọng Phụng chuyển địa bàn, lĩnh vực

hoạt động Ông đi sâu vào mặt tâm lý, tình cảm; vào quan hệ gia đình, quan hệ vợ chồng Chất đấu tranh, tố cáo của ông có phần dịu đi, ít gây gắt, nhưng vẫn còn đầy nhiệt huyết và xông xáo Cuối năm 1936 và đầu năm 1937, ba bài báo trả lời Thái Phỉ, báo Ngày Nay và một độc

giả cho thấy ông không từ bỏ tôn chỉ, mục đích xưa nay của mình, vẫn hăng hái, nhiệt tình đấu tranh cho lý tưởng đã đặt ra Nếu nói ông trở lại trạng thái bi quan lúc đầu e thiếu sức thuyết

phục Đặc biệt trong Trúng số độc đắc, Lấy nhau vì tình, cụm từ phản nghĩa với “vô nghĩa lý”

là “có nghĩa lý” lại xuất hiện (Trúng số độc đắc: 4 lần, Lấy nhau vì tình: 3 lần, giai đoạn 2

không có từ “có nghĩa lý” trong tiểu thuyết chỉ có ở truyện ngắn Lỡ lời)

Liêm trong L ấy nhau vì tình tràn trề niềm vui, tự tin và đầy hy vọng: “Bất cứ sự vật gì

đối với chàng, cũng đều có nghĩa lý cả, nếu nó không có một thú vị riêng của nó”

Tóm lại, tư tưởng nghệ thuật Vũ Trọng Phụng trong tiểu thuyết giai đoạn đầu còn trong tình trạng bế tắc, có hơi hướng lãng mạn; giai đoạn 2, nhờ những sự kiện chính trí quan trọng

ra đời vừa soi sáng tâm hồn vừa tạo môi trường thuận lợi để tài năng Vũ Trọng Phụng phát triển mạnh mẽ nhất; giai đoạn 3, có lẽ do sức khoe suy yếu nhiều nên ngòi bút tố cáo, phê phán

có phần dịu đi, nhưng nhiệt tình, ý thức trách nhiệm trước ngòi bút của ông không hề suy

giảm Ngọc Giao kể lại mấy hôm trước khi qua đời Vũ Trọng Phụng đã nhờ mình dẫn đến nhà

in xin mấy tờ bản thảo Trúng số độc đắc đã xếp chữ rồi, lấm lem mực và dấu tay thợ in, dặn

Ngọc Giao giữ lại để lót đầu cho mình khi đặt thi hài vào quan tài Vũ Trọng Phụng muốn

nhắn với hậu thế, đó là những gì tâm đắc mà ông để lại

Trang 40

ngây thơ lầm tưởng rằng những bất công, đau khổ mà nhân dân lao động phải chịu đựng trong

xã hội cũ là dễ thấy và dễ gợi lên sự thông cảm, ông khẳng định:

Tôi quan niệm văn chương là một phương tiện tranh đấu của những người cầm bút muốn

loại khỏi xã hội con người những bất công nhen lên trong lòng người nỗi xót thương đối với

kẻ bị chà đạp lên nhân phẩm, kẻ yếu, kẻ bị đày đọa vào cảnh ngu tối, bị bóc lột, mỗi ngày kiếm

ra đủ ăn bữa tối để nhịn sáng hôm sau Tôi sẽ cố gắng nhìn vào những nỗi đau khổ của xã hội, may ra tìm được những phương thuốc khiến những cái ung đó có thể hàn miệng lên da Tôi có ghi được câu sau đây của nhà hiền triết thời nay: “Cuộc sống của chúng ta có thể

ví được với một ngọn lửa Muốn cháy sáng, cháy to, ngọn lửa phải cháy lan ra Cuộc sống của con người chỉ thực có ý nghĩa khi ta phá vỡ cái vỏ cá nhân để sống cả vì người khác Mỗi khi

cẩm bút tôi lại tự nhắc nhở tôi làm theo lời răn cao thượng ấy” [129] Cao hơn và xa hơn cái

việc xóa bất công, áp bức bóc lột, Vũ Trọng Phụng hướng đến xây dựng đời sống đạo lý lấy

nó làm hạt nhân cho xã hội, góp phần tạo dựng tâm hồn, mà có lẽ theo ông đối với hạng người

chó đểu”, “vô nghĩa lý”, cần phải được tẩy rửa, thay thế: “Tôi ao ước được đọc Le

Disciple của Paul Bourget trong đó tác giả nêu lên trách nhiệm của nhà văn, nhà tư tưởng, trước thế hệ mà mình góp phần đào tạo tâm hồn và hun đúc nên đời sống đạo lý.” [129] Quan niệm như trên về nghệ thuật phần nào giúp cho ta đỡ nhầm lẫn khi nhận định, đánh giá về tác phẩm Vũ Trọng Phụng, nhất là khi ông tập trung miêu tả cái ác, cái xấu, những tệ

nạn nhức nhối của xã hội

2.2.2 Quan ni ệm của Vũ Trọng Phụng về tiểu thuyết

Hiện thực cuộc sống tồn tại một cách khách quan Nhưng phản ánh hiện thực, cái nhìn

hiện thực như thế nào là do chủ quan người sáng tác Đã đành, tồn tại xã hội qui định ý thức xã

hội nhưng một khi ý thức xã hội bị chi phối bởi những yếu tố thiếu trung thực sẽ làm sai lệch

nhận thức về tồn tại xã hội

Phái lãng mạn cho gái nhảy là phụ nữ tân thời, khiêu vũ là biểu hiện xã hội văn minh tiến

bộ, thì Vũ Trọng Phụng lại thấy đó là cái nhân loại ô uế bẩn thỉu, hư hỏng, dâm bôn, đáng sỉ

nhục Tiểu thuyết theo Vũ Trọng Phụng không phải là che đậy, cải trang để cái xấu xa tục tiu

trử thành văn minh, tiến bộ; cũng không phải né tránh hiện thực.Vũ Trọng Phụng quan niệm

“sự thực” là yêu cầu cơ bản của nghệ thuật viết tiểu thuyết Khi trả lời phái lãng mạn ông trực

Ngày đăng: 02/12/2015, 08:34

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w