1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đặc điểm bút ký nguyễn bắc sơn

94 1,7K 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 617,74 KB

Nội dung

Về nội dung, luận văn đã khai thác từ góc nhìn về đời sống như: hình ảnh thiên nhiên, quê hương đất nước và những suy tư và trăn trở của con người trước cuộc sống hiện tại, qua đó thể hi

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Văn Hòa

ĐẶC ĐIỂM BÚT KÝ NGUYỄN BẮC SƠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2013

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Văn Hòa

ĐẶC ĐIỂM BÚT KÝ NGUYỄN BẮC SƠN

Chuyên ngành: Lý luận văn học

Mã số: 60 22 01 20 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS PHÙNG QUÝ NHÂM

Thành phố Hồ Chí Minh - 2013

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến:

PGS.TS Phùng Quý Nhâm – người đã gợi ý và hướng dẫn, góp ý cho tôi hoàn thành luận văn

Phòng Sau đại học, Khoa Ngữ Văn trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học và thực hiện luận văn

Thư viện trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh giúp đỡ tôi về mặt tài liệu

Gia đình, bạn bè đã luôn ủng hộ và quan tâm trong suốt thời gian qua

Trân trọng cảm ơn!

Người viết Nguyễn Văn Hòa

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 1

MỤC LỤC 2

MỞ ĐẦU 4

1 Lí do chọn đề tài 4

2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 5

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi, giới hạn của đề tài 8

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 8

5 Phương pháp nghiên cứu 8

6 Đóng góp và cấu trúc của luận văn 9

CHƯƠNG 1: THỂ LOẠI BÚT KÝ VÀ BÚT KÝ TRONG SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN BẮC SƠN 10

1.1 Thể loại bút ký 10

1.1.1 Khái niệm 10

1.1.2 Phân loại bút ký 11

1.1.3 Sơ lược sự phát triển của bút ký trong nền văn học Việt Nam 12

1.2 Bút ký trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Bắc Sơn 15

1.2.1 Vài nét con người nhà văn Nguyễn Bắc Sơn 15

1.2.2 Văn nghiệp của Nguyễn Bắc Sơn 16

1.2.3 Khái quát bút ký Nguyễn Bắc Sơn 20

1.2.4 Hình tượng tác giả trong bút ký Nguyễn Bắc Sơn 21

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG TRONG BÚT KÝ NGUYỄN BẮC SƠN 26

2.1 Mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người trong bút ký Nguyễn Bắc Sơn 26

2.1.1 Thiên nhiên trong bút ký Nguyễn Bắc Sơn là sự khám phá sinh động độc đáo 26

2.1.2 Thiên nhiên đặt trong mối quan hệ với con người 31

2.2 Hiện thực đời sống và con người trong bút ký Nguyễn Bắc Sơn 38

2.2.1 Hiện thực đời sống trong chiến tranh và trong hòa bình 38

2.2.2 Khắc họa chân dung các nhân vật anh hùng và những con người thời đại mới 45

2.3 Truyền thống văn hóa, giáo dục, lịch sử, địa lí trong và ngoài nước 54

CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT NỔI BẬT TRONG BÚT KÝ NGUYỄN BẮC SƠN 61

3.1 Giọng điệu nghệ thuật trong bút ký Nguyễn Bắc Sơn 61

3.1.1 Khái niệm về giọng điệu nghệ thuật 61

Trang 5

3.1.2 Đặc điểm giọng điệu nghệ thuật trong bút ký Nguyễn Bắc Sơn 62

3.2 Ngôn từ nghệ thuật trong bút ký Nguyễn Bắc Sơn 71

3.2.1 Khái niệm ngôn từ nghệ thuật 71

3.2.2 Đặc điểm ngôn từ nghệ thuật trong bút ký Nguyễn Bắc Sơn 73

3.3 Chi tiết nghệ thuật trong bút ký Nguyễn Bắc Sơn 80

3.3.1 Khái niệm chi tiết nghệ thuật 80

3.3.2 Đặc điểm chi tiết nghệ thuật trong bút ký Nguyễn Bắc Sơn 82

KẾT LUẬN 87

TÀI LIỆU THAM KHẢO 90

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lí do ch ọn đề tài

Ngay từ những thông tin đầu tiên về nhà văn Nguyễn Bắc Sơn, chúng tôi đã thật

sự bị lôi cuốn bởi một tài năng “chín muộn”, với một khả năng quan sát, dự đoán Theo nhà thơ Vũ Duy Thông nhận xét: “Bằng trực cảm tiên tri, nhà văn dự báo những gì chưa tới nhưng sẽ tới” Xuất thân là một thầy giáo dạy Văn, cán bộ quản lý báo chí xuất bản, Nguyễn Bắc Sơn từng trải trong từng trang văn trang báo Sự thành công của bộ tiểu

thuyết hai tập Luật đời và cha con, và mới đây nhất tiểu thuyết Lửa Đắng của ông được

đánh giá là tiểu thuyết luận đề chính trị đầu tiên đề cập trực tiếp, trực diện về thể chế, cơ chế chính trị Với hơn năm mươi bài giới thiệu trao đổi trên báo in, báo hình, báo điện tử

và luận văn, phần nào cũng nói lên thành công của ông trong lĩnh vực này Tiếng vang

ấy không chỉ dừng ở nội dung đề cập thẳng thắng trực diện mà còn được đánh giá cao ở phương diện nghệ thuật thể hiện và giọng điệu cá tính của nhà văn

Bút ký được xem là một bộ phận của ký văn học, một thể ký có độ nhòe khá cao

về ranh giới thể loại Hoàng Phủ Ngọc Tường đã từng viết: “Cùng với cảm xúc văn học, bút ký còn chứa đựng tất cả sức nặng vật chất của các sự kiện được giữ lại” Sức hấp dẫn

và thuyết phục của bút ký tùy thuộc vào tài năng, trình độ quan sát, nghiên cứu khả năng biểu đạt của tác giả đối với các sự kiện được đề cập nhằm phát hiện những khía cạnh nổi bật, những ý tưởng mới mẻ và sâu sắc trong các mối quan hệ giữa tích cách và hoàn cảnh, cá nhân và môi trường Như vậy, bút ký chính là mảnh đất màu mỡ, để nhà văn được thể hiện cái tôi trữ tình cá tính, Nguyễn Bắc Sơn cũng không nằm ngoài dòng chảy

đó Bút ký của ông thể hiện sự từng trải, chiêm nghiệm với đời, đi nhiều hiểu nhiều, sự ghi chép với những phát hiện đầy thú vị Thiết nghĩ, đây là tiền đề quan trọng để khẳng định sự thành công của Nguyễn Bắc Sơn ở thể loại này

Nói như Bakhtin: “Một thái độ thẩm mỹ đối với hiện thực, một cách cảm thụ, nhìn nhận, giải minh thế giới và con người” Bút ký của nhà văn đã tạo nên một mảng sinh động của đời sống văn học Lật từng trang bút ký, với tôi là sự ám ảnh, ấn tượng bởi những lời văn lập luận đầy sức thuyết phục được xuất phát bởi một người nhiều trải nghiệm, nặng lời ghét đời nhưng cũng rất nặng lòng với nó Vì vậy, tôi đã chọn đề tài:

Trang 7

Đặc điểm bút ký Nguyễn Bắc Sơn”, với hy vọng có sự nhìn nhận cụ thể hơn về con

người và phong cách của ông

2 L ịch sử vấn đề nghiên cứu

Bút ký Nguyễn Bắc Sơn – lĩnh vực nghiên cứu khá mới mẻ trong thời gian gần đây Vì vậy, việc tìm kiếm tư liệu vẫn còn hạn chế, gồm một luận văn, một số bài viết trên báo mạng Cụ thể như sau:

Trần Thúy Hằng với cuốn luận văn “Đặc điểm bút ký Nguyễn Bắc Sơn” đã

nghiên cứu về hai phương diện nội dung và nghệ thuật trong bút ký Có thể nói, đây là công trình nghiên cứu toàn diện đầu tiên về bút ký của ông Tác giả luận văn đã cung cấp cho chúng ta một cái nhìn khái quát hiện thực đời sống và những điểm nổi bật trong nghệ thuật biểu hiện của tác phẩm

Về nội dung, luận văn đã khai thác từ góc nhìn về đời sống như: hình ảnh thiên nhiên, quê hương đất nước và những suy tư và trăn trở của con người trước cuộc sống hiện tại, qua đó thể hiện cái tôi trần thuật của nhà văn Người viết đã nhận định: “Những trang bút ký Nguyễn Bắc Sơn đã mang đến cho người đọc một cái nhìn chân thực, toàn diện, đa chiều và sâu sắc về đời sống và con người Ở đề tài viết về thiên nhiên, tác giả chú ý đến tính hai chiều trái ngược của nó Một bên là những hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp, đặc biệt là hình ảnh con sông Mã chở nặng phù sa …Nguyễn Bắc Sơn đã viết nhiều

về quê hương, đất nước trong quá khứ, hiện tại và tương lai bằng tất cả tình yêu chân thành, tha thiết của mình…Con người trong sáng tác của Nguyễn Bắc Sơn rất đa dạng, muôn màu muôn vẻ với những cách nghĩ, cách sống khác nhau…Mỗi con người đi qua đều để lại cho tác giả một ấn tượng không thể phai Ấn tượng xuất phát bởi chính tình yêu, niềm tin và sự quan tâm đối với con người tác giả”[24; 97]

Về nghệ thuật, luận văn được triển khai trên các mặt: lựa chọn chi tiết, giọng điệu, ngôn ngữ và kết cấu Tác giả đưa ra ý kiến: “Bút ký không phải là mảnh đất mà bất kỳ ai cũng thành công khi bước vào nhưng đó lại thực sự là một nơi ươm mầm cho Nguyễn Bắc Sơn Nhà văn quan tâm đặc biệt đến việc lựa chọn những chi tiết độc đáo, đặc sắc, xây dựng những dạng kết cấu phù hợp cho bút ký (kết cấu theo dòng sự kiện, kết cấu hồi tưởng), thể hiện sắc thái giọng điệu đa dạng và đặc biệt là với vốn ngôn ngữ phong phú, giàu chất trí tuệ Ngôn ngữ bút ký Nguyễn Bắc Sơn đã kết hợp nhuần nhuyễn ngôn ngữ

Trang 8

nghệ thuật với ngôn ngữ báo chí thể hiện những suy nghĩ, cách nhìn của mình về muôn mặt đời sống Cũng chính vì thế mà dấu ấn cá nhân thêm đậm nét”[23; 98]

Cuối cùng, tác giả khẳng định: “Bút ký là thể loại được Nguyễn Bắc Sơn viết nhiều nhất và góp phần đem lại thành công làm nên tên tuổi của Nguyễn Bắc Sơn Đọc bút ký của ông, ta dễ dàng nhận ra một ngòi bút nhiều suy tư trăn trở với cuộc đời, với những vấn đề của hiện tại Đọc bút ký của ông, người ta cũng thấy lối viết đầy sáng tạo, ấn tượng, có những độc đáo riêng Không quá khi khẳng định rằng Nguyễn Bắc Sơn là một trong những cây bút viết bút ký thành công của văn học thời kỳ đổi mới”[3; 99]

Tuy nhiên, với sự trùng lặp về đề tài nghiên cứu“Đặc điểm bút ký Nguyễn Bắc

Sơn”, chúng tôi vẫn tìm thấy được những khía cạnh mà tác giả Trần Thúy Hằng chưa

khai thác hay chuyên sâu Chẳng hạn, về nội dung, người viết vẫn bỏ ngỏ vấn đề mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, con người với con người trong xã hội ngày nay (nhìn từ bức chân dung các nhân vật được đề cập) Về nghệ thuật, chưa đi sâu về giọng điệu chủ đạo và nghệ thuật ngôn từ Về phương pháp, chúng tôi nhận thấy tác giả không

sử dụng phương pháp so sánh để làm rõ chất riêng trong bút ký Nguyễn Bắc Sơn so với nhà văn khác Thiết nghĩ, cùng một đề tài nhưng chúng tôi tin rằng sẽ có những hướng khai thác mới hơn từ nội dung và nghệ thuật biểu hiện

Ngoài ra, còn có một số bài báo, những ý kiến nhận xét, phê bình:

Trên tạp chí Cửa Biển (nguồn trang web: cuabien.vn), Nguyễn Long với bài viết

về những đề tài, nội dung mà Nguyễn Bắc Sơn đã viết Có thể nói, tác giả đã cung cấp cho bạn đọc tất cả những cái hay nhất, cảm động nhất trong từng trang bút ký Ông chia bút ký theo từng mảng đề tài như: bút ký về đất, bút ký về chiến tranh và những trang cảm động về con người và đời sống của họ

Ông viết: “Có đọc bút ký Nguyễn Bắc Sơn mới biết vốn sống, sự đọc của ông thế nào Cứ như ông đã từng lần mò từ cửa Ba Lạt (Nam Định) ngược sông Hồng đi mãi lên qua 556km trên đất Việt Nam, lại vượt 609km trên đất Trung Quốc đến tận dãy Nguy Sơn (1776m) ở cao nguyên Vân Nam Ông miêu tả những cuộc úp cá chép vật đẻ trên mạn ngược đến việc vớt cá bột dưới xuôi ngay trên đất Hà Nội, cảnh những người phụ

Trang 9

nữ cứ đuồn đưỡn cái lưng, ngay người ra, lấy hết gân cốt lừng lững, lầm lũi đi trên những tấm ngoèo trên thân đê Ông tả những “bà Nữ Oa” ngày ngày đội cát ấy đến nỗi bàn chân cứ bạnh ra, ngón chân cứ tòe ra, người thẳng đơ như cái cột nhà, mất hết cả cái dáng thon thả thắt đáy lưng ong…ông gọi sông Hồng là sông đời của lam lũ vất vả nhọc nhằn”[57]

Ngoài ra, ông còn đánh giá: “Bút ký về đất, về việc của Nguyễn Bắc Sơn khiến tôi kinh ngạc về vốn hiểu biết về lịch sử và đời sống nhưng vẫn thấm đẫm tính nhân văn về những thân phận con người Nó hấp dẫn lôi cuốn làm tôi đọc say sưa như khám phá những miền đất lạ, tưởng đã rất quen mà vẫn chưa biết đến tận cùng…Bút ký của ông tràn đầy những trang tươi rói sống động, đằm thắm tình đất, tình người cho ta thấy một người lữ hành mải miết đi, mải miết khám phá, mải miết viết làm tôi thẹn vì sự lười biếng của mình”[83]

Cuối cùng, ông khẳng định: “Nguyễn Bắc Sơn người lữ hành không mỏi mang trái tim Đanko rực cháy nặng tình trọn nghĩa với nhân dân, đất nước bằng những trang bút ký sâu sắc tuyệt vời của mình …”[157]

Trang baomoi.com, tác giả Phạm Hà với bài viết “Người trong tôi – Bút ký

Nguyễn Bắc Sơn” nhận xét: “Đọc bút ký “Người trong tôi” của nhà văn Nguyễn Bắc

Sơn, như đi vào một vườn hoa đẹp Có những bông hoa đẹp, ta đã biết rồi, nghe nhiều rồi, thế nhưng vẫn phát hiện ra những điều hay, cái mới Vẻ đẹp ở đây không phải từ hình thức bên ngoài Nó ngát hương từ nhân cách, đức độ của những con người”[42]

Trang baotienphong.vn, bài viết “Nguyễn Bắc Sơn sinh ba”, tác giả Trần Mạnh Thử nhận xét: “Sao lại là Gót thời gian? Nghề viết là nghề đi Thời gian để lại gót chân

mình trong trang đời, trang văn của ông chăng? Ông đi nhiều Càng có tuổi càng đi khỏe, hệt một gã trai lúc nào cũng say mê miền đất lạ, nhìn ngắm và liên tưởng bằng con mắt nhà văn Khám phá bằng thói quen tò mò Quan sát bằng mắt điều tra viên phá án Đọc bằng đức tính người nghiên cứu Nhờ vậy, những nơi in gót chân ông trong ngoài nước

đều hấp dẫn, xui ta tìm đến, tự mình cảm nhận”[5] Còn với Người trong tôi là: “Sự giầu

có trong quan hệ sống của tác giả Cô sinh viên trẻ -“nhà ngoại giao nhân dân” Chị vận động viên khuyết tật huy chương vàng bóng bàn Đông Nam Á Thầy giáo ngoài biên chế duy nhất được giải thưởng toán học Lê Văn Thêm Vị tướng già một đời coi súng là vợ, đạn là con kể chuyện bị làm tù binh ở Điện Biên Phủ…”[10] Và đưa ra kết luận: “Quan

Trang 10

trọng là đọc vào Ấn tượng Ám ảnh Văn ông trang nhã và không kém phần sang trọng, ngồn ngộn cái thật đời sống đã được chưng cất bởi một người nhiều trải nghiệm, nặng lời ghét đời, nhưng cũng rất nặng lòng với nó”[3]

Tóm lại, đây chỉ dừng lại ở phần giới thiệu sơ lược về nội dung , định hướng bước đầu cho người đọc tiếp nhận, chưa đi sâu vào tìm hiểu hay đưa ra đánh giá về thể loại này Vì vậy, vấn đề nghiên cứu về đặc điểm bút ký của nhà văn Nguyễn Bắc Sơn từ đặc điểm nội dung và nghệ thuật theo đặc trưng thể loại sẽ có đóng góp nhất định

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi, giới hạn của đề tài

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng luận văn nghiên cứu chính là đặc điểm nội dung và nghệ thuật trong bút ký Nguyễn Bắc Sơn

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Tài liệu nghiên cứu hai tập bút ký “Gót thời gian” và “Người trong tôi”, Nxb

Văn học - Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây, 2010

4 Nhi ệm vụ nghiên cứu

Qua việc khảo sát các văn bản trên chúng tôi tập trung vào các vấn đề:

4.1 Đặc điểm nội dung trong bút ký Nguyễn Bắc Sơn:

Mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người Hiện thực đời sống và con người

Truyền thống văn hóa, giáo dục, địa lí trong và ngoài nước

4.2 Đặc điểm nghệ thuật bút ký Nguyễn Bắc Sơn theo đặc trưng thể loại

5 Phương pháp nghiên cứu

Để triển khai đề tài luận văn: “Đặc điểm bút ký Nguyễn Bắc Sơn“, chúng tôi sử

dụng các phương pháp:

5.1 Phương pháp phân tích – tổng hợp

Trang 11

Trên cơ sở phân loại tìm hiểu các bài bút ký, sau đó phân tích theo từng nội dung chủ đề Cuối cùng là tổng hợp vấn đề nhằm làm sáng tỏ hơn những luận điểm đã được trình bày

5.2 Phương pháp so sánh – đối chiếu

Trong quá trình phân tích, chúng tôi có sử dụng so sánh – đồng đại những tác phẩm cùng thời, qua đó thấy được đóng góp và chất riêng của nhà văn

5.3 Phương pháp cấu trúc –hệ thống

Phương pháp này được chúng tôi sử dụng nhằm nhìn nhận lại tác phẩm của ông trong từng giai đoạn, cụ thể vị trí của bút ký so với các thể loại như tiểu thuyết và truyện ngắn mà ông đã sáng tác

6 Đóng góp và cấu trúc của luận văn

6.1 Đóng góp

Với đề tài luận văn đang được triển khai, chúng tôi phân tích về nội dung và nghệ thuật biểu hiện trong bút ký Nguyễn Bắc Sơn Thông qua đó, luận văn góp phần khẳng định giá trị của bút ký Nguyễn Bắc Sơn, tạo nên diện mạo hoàn thiện về một con người nặng nợ với đời

Với kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ một nguồn tư liệu tham khảo cho những công trình nghiên cứu sau này về bút ký Nguyễn Bắc Sơn nói riêng và sự phát triển của thể loại ký nói chung

6.2 Cấu trúc của luận văn

Ngoài mở đầu, kết luận, luận văn được triển khai trong ba chương:

Chương 1: Thể loại bút ký và bút ký trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Bắc Sơn

Chương 2: Đặc điểm nội dung trong bút ký Nguyễn Bắc Sơn

Chương 3: Đặc điểm nghệ thuật nổi bật trong bút ký Nguyễn Bắc Sơn

Tài liệu tham khảo

Trang 12

CHƯƠNG 1: THỂ LOẠI BÚT KÝ VÀ BÚT KÝ TRONG SỰ

NGHIỆP SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN BẮC SƠN 1.1 Th ể loại bút ký

Sơn Tùng viết: “Bút ký cũng là một thể ký miêu tả người thật việc thật như phóng

sự, ký sự nhưng trong bút ký nhà văn có thể phát biểu ý kiến, biểu hiện cảm xúc cá nhân nhiều hơn và không bị gò bó vào một vấn đề một câu chuyện nhất định Cần phân biệt loại bút ký có tính chất nghệ thuật với loại bút ký học thuật ghi lại những nhận thức, thu hoạch, phát hiện về mặt khoa học” [88]

Trần Đình Sử thì cho rằng: “Bút ký là một thể loại phóng khoáng , tự do mà cái tính nghệ sĩ trực tiếp tham gia vào đặc điểm thể loại”

Nhà thơ Phạm Hổ từng quan niệm: “Bút ký có thể xem như một thể loại nằm giữa hai thể loại truyện ngắn và thơ Cái dễ và cái khó của bút ký có lẽ là ở đó Dễ ở chỗ bút

ký không đòi hỏi nhất thiết xây dựng cho được nhân vật Khó là ở chỗ nếu không có cốt truyện để lôi cuốn người đọc thì phải quyến rũ họ bằng cái gì chứ Nói cách khác, bút ký đứng được phải dựa vào đâu Theo tôi nghĩ thì đó là những cảm xúc thơ, những suy nghĩ thơ” [41;13]

Từ các ý kiến trên, có thể thấy bút ký là loại văn tự sự nhằm trần thuật người thật việc thật Nổi trội trong đó chính là giọng điệu trữ tình, xúc cảm, suy nghĩ bằng ngôn ngữ cá nhân nhà văn và nó cũng thường bắt nguồn từ một sự kiện nào đó không bị gò bó trong một khuôn khổ, một quy tắc nào đó tùy theo sự liên tưởng, tưởng tượng của tác giả

để thể hiện được ý đồ cũng như mạch xúc cảm người viết muốn hướng tới

Thiết nghĩ, bút ký là mảnh đất màu mỡ đi cùng với sự thăng hoa trong cảm xúc và thể hiện cái tôi tác giả một cách rõ ràng nhất Đồng hành cùng với sự phát triển của các

Trang 13

thể loại văn học, bút ký cũng phát triển theo chiều hướng ngày càng đa dạng hơn Tuy nhiên, dù ở phương diện nào thì sự thể hiện của tác giả vẫn là trực tiếp và tuôn tràn theo

dòng cảm xúc, liên tưởng với các sự vật đã diễn ra

1.1.2 Phân lo ại bút ký

Từ điển văn học (bộ mới) đã phân bút ký thành ba loại :

Bút ký báo chí: “Chủ yếu nhằm thông tin – lượng thông tin là linh hồn của nó Do

đó, nó yêu cầu vừa phải rất xác thực, vừa có tính thời sự thường đề cập đến những vấn

đề cấp bách có khi hằng ngày, hằng giờ với một số suy nghĩ ban đầu”[29; 173]

Bút ký chính luận: “Một thể văn quen thuộc của báo chí trong đó thành phần nghị luận (về chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa …) là quan trọng, có khi là chủ yếu Giá trị của bút ký chính luận là ở tư tưởng chủ đạo, ở tính logic của lập luận ở sức thuyết phục của những dẫn chứng Nó mang tính tranh luận rõ rệt, ứng chiến kịp thời có tác dụng tuyên truyền cho một quan điểm nào đó”[ 29; 173]

Bút ký văn học: “Những tác phẩm bút ký có giá trị văn học khi: “ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, có khả năng tác động đến tâm hồn người” [ 29; 173] So với bút

ký báo chí, bút ký văn học không đòi hỏi tính xác thực ở mức tuyệt đối, tính cấp bách về thời sự Nó đi sâu vào trong thế giới nội tâm của con người, chú ý đến sự khắc họa tính cách thông qua một cốt truyện và những biện pháp tưởng tượng, liên tưởng, trữ tình với tất cả những nét riêng tư đặc sắc: “Nói cách khác bút ký văn học chú trọng hơn chất nhân văn và chất thẩm mĩ”[ 29; 173]

Rõ ràng, sự phân chia này không thể rạch ròi tuyệt đối Bất kì thể loại nào cũng đều có sự giao thoa lẫn nhau và toàn bộ thể ký đều do sự thâm nhập, kết hợp ở những mức độ khác nhau, trong nội bộ một thể loại cũng có tình trạng đó Bút ký có thể thiên

về khái quát các hiện tượng đời sống có vấn đề hoặc thiên về chính luận Nếu thiên về khái quát các hiện tượng đời sống thì tác giả chú ý nhiều đến việc điển hình hóa những tính chất bằng các biện pháp nghệ thuật như: xây dựng cốt truyện, sử dụng các yếu tố liên tưởng, trữ tình …Nếu thiên về chính luận thì thường nổi lên những hình ảnh của đời sống xã hội mà tác giả nắm bắt được cái thực chất bên trong của chúng mà mô tả nó một cách chính xác, sinh động có kèm theo những nhận xét riêng của mình hoặc của nhà văn,

Trang 14

phân tích đánh giá cuộc sống được miêu tả Ở đây yếu tố chính luận, châm biếm hài hước thường được sử dụng nhiều hơn

Như vậy, có thể thấy sức hấp dẫn thuyết phục của bút ký tùy thuộc vào tài năng, trình độ quan sát, nghiên cứu của tác giả, khám phá các khía cạnh “có vấn đề”, những ý nghĩa mới mẻ, sâu sắc trong các quan hệ giữa tính cách và hoàn cảnh, cá nhân và môi trường Quan trọng nhất là cảm xúc, giọng điệu trữ tình, ngôn từ và dấu ấn cá nhân đọng lại trong từng trang bút ký

Trên đây, chúng tôi giới thiệu sơ lược về thể loại bút ký, một lần nữa khẳng định đặc trưng cũng như đưa ra hướng nghiên cứu chính xác nhất khi tìm hiểu bút ký Nguyễn Bắc Sơn

1.1.3 Sơ lược sự phát triển của bút ký trong nền văn học Việt Nam

Trải qua ngần ấy thời gian, đồng hành với sự đấu tranh, xây dựng đất nước, đồng hành với văn học cách mạng, bút ký đã có những đóng góp nhất định trong việc đáp ứng yêu cầu của Đảng về văn học nghệ thuật và có dấu ấn riêng về mặt nghệ thuật trên chặng đường phát triển của thể loại này Điều này cũng góp phần làm phong phú diện mạo nền văn học nước nhà Có thể nói rằng, bút ký từ cách tiếp cận hiện thực, hệ thống đề tài, cảm hứng sáng tạo, tư tưởng nghệ thuật, đến những thủ pháp nghệ thuật, những bút ký

đã cùng với thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết …định hình một thi pháp thống nhất của cả thời đại văn học Qua đó, khẳng định được vị trí xứng đáng trong dòng chảy của văn học Việt Nam Các tác phẩm đã đáp ứng được những yêu cầu cơ bản đối với một tác phẩm văn học theo yêu cầu phát triển của cuộc sống hiện đại đó là bám sát hiện thưc đất nước, phản ánh đời sống chính trị, con người trong cuộc sống đổi mới Cùng với truyện ngắn

và tiểu thuyết, bút ký thể hiện đầy đủ sự thay đổi của con người, cảnh vật …tất cả trở nên tươi sáng, rộng mở hơn, đó là âm vang của những thắng lợi của đất nước Trong quá trình khảo sát, chúng tôi nhận thấy có hai vấn đề lớn: đề tài chiến tranh và xây dựng đất nước trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Bút ký viết về chiến tranh cách mạng chiếm số lượng lớn và cũng đạt được những chất lượng nghệ thuật đáng kể hòa mình vào nhiệm vụ của cả dân tộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm Đó là: “Hiện thực vĩ đại của cuộc kháng chiến với những kì tích, những chiến công rực rỡ ở cả hai miền, những điển hình tuyệt đẹp về người anh hùng, những

Trang 15

câu chuyện kể sinh động, hấp dẫn trong chiến đấu và sản xuất… tất cả như đón chờ, như“dâng sẵn”cho những sáng tạo về nghệ thuật” [16;144] Hoàn cảnh đó góp phần làm cho nội dung của bút ký vô cùng phong phú về tổ chức, bám sát, bám chắc vào hiện thực

và cất lên tiếng nói hùng hồn của quần chúng cách mạng Đấy là: Bùi Hiển, Thép Mới, Chế Lan Viên, Nguyễn Trung Thành, Nguyễn Thi …với bút lực dồi dào và khả năng nhạy bén đã kịp thời đáp ứng cho sứ mệnh của văn học Bên cạnh đó, các tác giả này còn được thừa nhận bởi những người trong nghề

Với tác giả Anh Đức, Phạm Văn Sĩ cho rằng: “Bút ký của Anh Đức giàu tính chất hiện thực và viết khá duyên dáng”[68;253]

Với Nguyễn Trung Thành, Phan Nhân viết: “Nguyễn Trung Thành suy nghĩ, lí luận và kể chuyện toàn bằng hình ảnh rút ra từ cuộc sống nên vừa chân thật đầy sức thuyết phục Anh chứng minh bằng những mẫu chuyện, đúng hơn là bằng những tính cách, những nét tiêu biểu có tính chất điển hình trong cuộc sống, nên nội dung càng phong phú, tư tưởng càng cao đẹp”[62]

Với Nguyễn Thi, Phan Nhân cho rằng : “Nguyễn Thi một cây bút giàu chất thơ, trước cảnh quê hương bị tàn phá, đã truyền cho ta tất cả những rung cảm đậm đà tình thương và lòng tự hào bằng những hình ảnh quen thuộc của đất nước rất nên thơ”[62]

Bút ký Cửu Long cuộn sóng của Trần Hiếu Minh cũng được Phạm Văn Sĩ đánh

giá: “Cửu Long cuộn sóng của Trần Hiếu Minh đã ghi lại được một khí thế cách mạng

chưa từng thấy trong mỗi con người và từng thôn xóm ở mảnh đất Bến Tre”[80]

Bút ký Bùi Hiển tập hợp trong hai tập Đường lớn và Trong gió cát đã được

Nguyễn Cương viết : “Ấn tượng sâu nhất còn để lại sau khi đọc tập bút ký này là những bài viết về tội ác đẫm máu của giặc Mĩ Những bài viết dó tuy chiếm số ít nhưng gây được nhiều xúc động ở người đọc Đó là nợ máu và đặc biệt: “Chúng nó là một lũ đê hèn”[8]

Với bút ký Những ngày nổi giận của Chế Lan Viên, Hoàng Như Mai cho rằng:

“Tôi thấy trong long mình bình tĩnh và tôi chắc rằng đó cũng là cảm tưởng của nhiều người” Và khẳng định: “Tập bút ký của Chế Lan Viên những điều anh nói, cái cách anh nói đều toát lên điều đó – đánh giặc Mĩ, đánh thắng” Phan Hồng Giang thì lại suy nghĩ:

“Đọc xong Những ngày nổi giận, ấn tượng sâu sắc để lại trong lòng người đọc là những

Trang 16

trang sách của Chế Lan Viên đã bám sát được thời sự và cuộc sống của chúng ta”[20;47]

Các tác giả này ít nhiều cũng đã khẳng định mình ở thể loại bút ký, tuy còn có những hạn chế nhất định, nhưng họ góp phần hoàn thành nhiệm vụ cách mạng trong từng giai đoạn, đi theo đúng đắn đường lối cách mạng của Đảng và của nhân dân ta Qua

đó, bút ký có vị trí xứng đáng trong sự phát triển của văn học nước nhà, góp phần sinh động tiếng nói của người nghệ sĩ với quê hương đất nước Tiếp bước chặng đường đó, bút ký luôn đồng hành nhiệm vụ đất nước trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa Những sáng tác luôn gắn với ca ngợi quê hương, là cái nhìn về quá khứ với sự biết ơn và trân trọng nhất, là những trang viết của cả tấm lòng về con người anh hùng thời đại mới,

là bước chuyển mình mạnh mẽ của đất nước sau chiến tranh

Đóng góp ở mảng đề tài này, chúng ta không thể không nhắc đến những cái tên: Hoàng Phủ Ngọc Tường, Đỗ Chu, Nguyễn Bắc Sơn …Mỗi nhà văn luôn tìm cho mình nét riêng, một hướng đi tạo nên tính cách người nghệ sĩ của thời đại Qua bao thăng trầm, cuộc đời nhiều thay đổi nhưng dấu ấn của họ luôn tạo nên những trang bút ký sống động, tuôn tràn cảm xúc, thông tin đầy khoa học

Nhà văn Nguyễn Tuân cho rằng: “Ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường có rất nhiều ánh lửa”[3] Nguyên Ngọc chia sẻ: “Trong một cuốn sách gần đây của anh và in ngay giữa những ngày anh đang vật lộn với cơn bệnh nặng – chứng tỏ ở anh một đức tính dũng cảm và một nghị lực phi thường của một người nghệ thuật – anh tự cho mình là

“người ham chơi” Quả thật, anh là một người ham sống đến mê mải, sống và đi, đi để được sống, với đất nước, với nhân dân, với con người, đi say mê và say mê viết về họ

…”[4] Nhà thơ Hoàng Cát: “Hoàng Phủ Ngọc Tường có một phong cách viết bút ký văn học của riêng mình Thế mạnh của ông là tri thức văn học, triết học, sâu và rộng, gần như ông đụng đến vấn đề gì, ở thời điểm nào và ở đâu thì ông vẫn có thể tung hoành thoải mái ngòi bút được …”[5]

Bút ký còn là mảnh đất màu mỡ trong sáng tác của Tô Hoài, Trần Hữu Tá đưa ra nhận xét: “Tô Hoài có khả năng quan sát tinh tế và nghệ thuật miêu tả sinh động Người, vật, thiên nhiên, cảnh sinh hoạt …tất cả lung linh, sống động, nói rõ với cái tinh thần của đối tượng và thường bàn bạc một chất thơ”[27;19]

Trang 17

Góp cùng dòng chảy của bút ký trong văn học đương đại, một tài năng “chín

muộn” – Nguyễn Bắc Sơn Với hai tập bút ký “Gót thời gian” và “Người trong tôi” đã

mang lại hơi thở mới cho thể loại này, đó là những lập luận sắc bén, cái nhìn chân thật trong từng chi tiết, thể hiện phong cách và con người của ông Đây cũng là lí do mà người viết chọn đề tài nghiên cứu về bút ký Nguyễn Bắc Sơn

Tóm lại, qua từng trang viết đã góp phần tạo nên bức tranh văn học sinh động,

thiếu trong nền văn học nước nhà Đồng thời, chúng tôi cũng mong muốn với cách nhìn mới, sự khám phá và học hỏi, những đặc trưng về thể loại này nói chung và bút ký Nguyễn Bắc Sơn nói riêng sẽ được làm sáng tỏ hơn, khẳng định giá trị sáng tạo của người nghệ sĩ

1.2 Bút ký trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Bắc Sơn

1.2.1 Vài nét con người nhà văn Nguyễn Bắc Sơn

Nguyễn Bắc Sơn đã từng viết: “Nghề báo chí xuất bản, gắn với sách vở chữ nghĩa

đời” lẩn quẩn nhưng mấy ai sẽ giữ được mình trong sạch Chính ông đã đi tìm cho câu trả lời ấy với những tác phẩm xuất sắc và nó cũng đã đưa tên tuổi của ông đến gần hơn với tất cả mọi người Một phần trong đó cũng đã thể hiện con người và phong cách của nhà văn

Con người sống bình dị, nhân ái Là một nhà văn nổi tiếng và được đánh giá cao trong văn học đương đại, nhưng Nguyễn Bắc Sơn sống rất bình dị, nhân ái, có thể nói đọc văn ông là thấy con người ông, nhất là trong mảng truyện ngắn và bút ký Ông đã đến với thực tế đời sống, cọ xát và va đập đến tận cùng với cuộc đời của một anh công chức ngành văn hóa, chứng kiến nhiều sự kiện quan trọng trong tiến trình đổi mới của đất nước, cơ chế thị trường đang xuất hiện, nhiều giá trị bị đảo lộn, đời sống con người,

tư duy và bản lĩnh cũng phải thay đổi chóng mặt đến thích ứng với thời cuộc, vì thế có

biết bao bi kịch đau đớn trong cái đời sống phức tạp ấy Chúng ta thấy một “Lửa đắng” với những vấn đề nóng bỏng gai góc mà hấp dẫn, hay “Luật đời và cha con” là sự phô

bày các vấn đề xã hội thông qua hình tượng nghệ thuật để nêu lên những bất cập của cơ chế, nêu độ vênh giữa lý luận và thực tiễn đời sống Sự bình dị còn làm không ít lần mọi

Trang 18

người phải “dị ứng” khi ông đưa vào trang văn xuôi của mình những lời nói thô tục, những lời mà nhiều khi bản thân tác giả cũng chỉ dám để nó sau dấu ba chấm kiểu ngôn ngữ giọng chửi của mấy bà quen thói chợ búa mắng mấy cô gái chưa quen thói chợ búa mắng nhau Nhưng trên hết, sự chuyển tải nội dung tư tưởng tác phẩm thì đấy chính là một biểu hiện quan trọng của sự gần gũi, xích lại phía đời sống đang sinh thành, biến đổi không ngừng Một phần đó là con người nhà văn sống giản dị hòa đồng nên tác phẩm của ông lúc nào cũng hừng hực khí thế của thời đại, cuộc sống nhân dân

Một con người thông minh, hài hước và hiền lành tốt bụng Sự thông minh thể hiện khả năng phát hiện, cách lập luận và cách giải quyết vấn đề rất trọn vẹn Chúng ta khám phá lối hành văn của ông bằng tất cả sự bất ngờ, bởi bút pháp tài hoa, hấp dẫn lôi cuốn được tái hiện sinh động Qua sự thành công của hai tập tiểu thuyết nhà văn Nguyễn Bắc Sơn tâm sự: “Điều tâm đắc của người viết là chủ đề ấy, tư tưởng ấy đã được thể hiện bằng tư duy tiểu thuyết, bằng hình tượng ngôn ngữ tiểu thuyết, bằng hình tượng ngôn ngữ tiểu thuyết có thể đọc liền mạch” Có thể thấy, ông luôn nắm vững con đường phía trước, dù ở khía cạnh nào, vẫn thể hiện sự sắc sảo pha chút hài hước của mình Còn bút

ký của ông là những trang viết đầy tiếng cười, đôi khi là sự tự hào, vỡ òa hạnh phúc, nhưng có khi lại là tiếng cười chua chát, nghiệt ngã trước những sự việc trớ trêu đã xảy

ra

Chúng ta vừa sơ lược về Nguyễn Bắc Sơn – người con ưu tú của đất Hà thành Ông tên thật là Nguyễn Công Bác, từng là giáo viên dạy Văn tại trường Trung học phổ thông Hoàn Kiếm trong 10 năm, sau đó là trưởng phòng quản lý báo chí xuất bản của Sở Văn hóa Thông tin Hà Nội Xuất thân này cũng đã ít nhiều góp phần làm nên tính cách một người nặng nợ, trăn trở với cuộc đời

1.2.2 Văn nghiệp của Nguyễn Bắc Sơn

Trong quá trình sáng tác của mình, Nguyễn Bắc Sơn tập trung vào thể loại bút ký, truyện ngắn, tiểu thuyết, tiểu luận và những bài báo Các tác phẩm đã được xuất bản như sau:

Thực hư – truyện ngắn, Nxb Hội nhà văn, 1998

Người dẫn đường trời – ký, Nxb Văn hóa Thông tin, 1999

Trang 19

Tản mạn với văn hóa thông tin – tiểu luận và những bài báo, Nxb Văn hóa Thông tin, 1999

Hoa lộc vừng – ký và tùy bút, Nxb Hội nhà văn, 1999

Hồng Hà ơi!- ký và tùy bút, Nxb Hội nhà văn, 2000 Quyền được không yêu – truyện ngắn, Nxb Hội nhà văn, 2000

Người đàn ông quỳ - truyện ngắn, Nxb Hội nhà văn, 2000

Nghề đi mây về gió – ký, Nxb Hội nhà văn, 2001 Luật đời – truyện vừa và ngắn, Nxb Thanh niên – 2003, tái bản 2004

Đá dậy thì – tập ký, Nxb Hội nhà văn, 2004

Luật đời và cha con – tiểu thuyết, Nxb Hội nhà văn , 8/2005 Lửa đắng – tiểu thuyết, Nxb Lao động, 2008

Nguyễn Bắc Sơn – truyện ngắn, Nxb Văn học, 2010

Gót thời gian – bút ký, Nxb Văn học, 2010

Người trong tôi – bút ký, Nxb Văn học, 2010

Sau hơn bốn mươi năm say mê với nghiệp văn chương, Nguyễn Bắc Sơn mới

thực sự bừng sáng với tiểu thuyết đầu tay Luật đời và cha con Báo chí viết bài bình

luận, phỏng vấn, mà điểm nhấn là hãng phim truyện truyền hình Việt Nam dựng thành phim “Luật đời” được khán giả nhiệt tình đón nhận và bình chọn là phim truyền hình

hay nhất năm 2007 Tác phẩm còn được đánh giá cao từ giới chuyên môn Nhà thơ Hữu Thỉnh viết: “Các nhà tiểu thuyết cần xông thẳng vào những vấn đề nóng bỏng, thậm chí

có thể là mạo hiểm của cuộc sống hiện đại Luật đời và cha con đã thành công về mặt thể

loại” Còn Lê Quang Trang nhận định: “Thành công đáng chú ý nhất của Luật đời và

hình tượng nghệ thuật để nêu những bất cập của cơ chế, nêu độ vênh giữa lý luận và thực tiễn đời sống…”

Có lẽ, con người khi tìm được đúng phương hướng thì tất nhiên họ sẽ biết mình phải làm gì và đó còn là con đường đi đến thành công Nguyễn Bắc Sơn là một người như thế, bao nhiêu trải nghiệm hòa cùng hơi thở hiện đại, là cuộc sống phải tìm đến

những cái văn minh hơn, là sự ra đời của “Lửa đắng” – mang lại hiệu ứng cao hơn cả

Trang 20

tác phẩm ra đời trước nó Vốn sống của một nhà báo lâu năm, của một người đã qua quản lý trong lĩnh vực báo chí văn nghệ đã đưa lại cho nhà văn nhiều kinh nghiệm thực tiễn, nhiều đúc kết bài học và nhất là nhiều sự kiện, hiện tượng được ghi nhận và lý giải

từ nhiều góc độ khác nhau Đó là phản ánh hàng loạt những vấn đề gai góc, nóng bỏng nổi cộm lên trong công cuộc cải tổ bộ máy hành chánh Nhà nước giai đoạn đổi mới cơ cấu kinh tế Nó biểu hiện rõ xu hướng gia tăng tính đối thoại trong tiểu thuyết Việt Nam thời kì hội nhập Nhà văn không còn là kẻ chỉ biểu phát ngôn, đề xuất những chân lí lớn

mà giữ vai trò một người nêu vấn đề, gợi nhiều khoảng trống cho hết thảy độc giả cùng suy ngẫm, phán xét, tìm hướng giải quyết

Sự thành công của Nguyễn Bắc Sơn là đã không biến nhân vật thành cái loa phát ngôn cho những tư tưởng của mình Đó là những tính cách sống động Mỗi nhân vật là một thế giới riêng và đã hợp thành những thế giới khác lớn hơn trong tổng thể xã hội đa diện Tiểu thuyết của nhà văn thể hiện một cái nhìn hiện thực về con người và thế giới bằng tâm huyết của một công dân, một Đảng viên, bằng sự trải nghiệm của một người đi qua nhiều quãng dốc cuộc đời nhiều thăng trầm sóng gió

Tiếp nối mạch sáng tác, Nguyễn Bắc Sơn lại sinh ba với hai tập bút ký và truyện

ngắn Ở đây, chúng tôi muốn nói hai tác phẩm “Gót thời gian”và “Người trong tôi”, bởi

vì nó ra đời khi tên tuổi ông đã trở thành hiện tượng trên văn đàn Một lần nữa khẳng định bút lực dồi dào, khả năng sáng tạo, sự dày dặn kinh nghiệm của một người từng trải, mang hơi thở của cuộc sống hiện đại Nội dung của hai tập bút ký được đánh giá là dày đặc về lượng thông tin khoa học, cung cấp cho độc giả những sự kiện, con người như những đóa hoa ngan ngát giữa đời thường Chất chứa trong đó bởi ngồn ngộn cái thật của cuộc sống, nhịp thở văn minh thời đại, lời lẽ trong đó thể hiện sự nặng lời ghét đời nhưng ông cũng rất nặng lòng với nó

Với Người trong tôi, tác giả đã khắc họa chân dung hàng loạt những nhân vật rất

đời thường nhưng những gì mà họ đã làm thì đáng để chúng ta suy nghĩ Nếu có một câu hỏi : Người trong bạn là ai? Hẳn sẽ có nhiều câu trả lời khác nhau Người trong tôi là

mẹ, là cha, là vợ, là chồng, là thầy, là cô, là diễn viên hay huyền thoại nào đó… Thế nhưng với nhà văn, người trong tôi không phải một, mà là rất nhiều người Từ vị đại tướng Võ Nguyên Giáp, ông lính già, thầy cô giáo, đại sứ ngoại giao, bác sĩ…Tất cả là những con người tuyệt vời, xã hội đương đại đang rất cần những tấm lòng như thế Đó là

Trang 21

câu chuyện về đời về người, về tất cả sự thật mà chúng ta muốn biết Nhìn chung, đề tài

mà bút ký đề cập đến chủ yếu là: người lính trong cuộc chiến tranh vĩ đại của nhân dân

ta, những tấm gương trong giáo dục và các lĩnh vực nghệ thuật Sự hấp dẫn của bút ký được thể hiện ngay từ cách đặt tên của tác giả - những cái tựa bài đầy chất triết lí và tình cảm Chẳng hạn, ngay trang đầu tiên, ông đã viết về đại tướng huyền thoại của quân đội nhân dân ta Có lẽ, sự huyền thoại và không phải là huyền thoại tạo nguồn khám phá thêm về cuộc đời của vị đại tướng đáng kính này Chúng ta đều cho rằng, vị đại tướng đã tạo nên những huyền thoại trong hai cuộc chiến thần thánh của dân tộc nhưng mấy ai ngờ bên trong đó còn là sự thông minh, quyết đoán, bản lĩnh của người cầm quân, là sự đấu trí với lãnh đạo, với đồng đội để có được sự chính xác kịp thời và mang đến thắng lợi Bên cạnh đó, sự hiểu biết rộng rãi đã mang đến cho người đọc nhiều thi vị của hơi thở thời đại, cuộc sống bộn bề nhưng xung quanh vẫn ngan ngát hương thơm, là những đóa hoa giữa đời thường Mỗi bài bút ký là một câu chuyện về cuộc đời, sự việc mà không phải ai cũng biết cũng hiểu

Với Gót thời gian, tác giả một lần nữa thể hiện tài năng hiểu biết của mình Mỗi

vùng đất là nơi in dấu bước chân của con người suốt đời nặng nghĩa tình Nó thể hiện sự tinh tế, liên tưởng, quan sát của người nghiên cứu, bởi từng trang bút ký là những cảm nhận, tư liệu số liệu được đề cập một cách chính xác Ông đi như một lữ khách giang hồ tìm đến vùng đất lạ Dù cuộc đời đã làm mái tóc phai màu, nhưng hình như ông càng viết khỏe viết nhiều hơn trước Cũng với giọng điệu ấy, Nguyễn Bắc Sơn tạo nên điều kích thích nơi độc giả và đương nhiên nó cũng xui người ta đến để chia sẻ và khám phá

Có ai đó đã từng nói: “Chúng ta tồn tại chỉ một lần duy nhất trên cõi đời này, vậy phải sống hết với tất cả niềm đam mê” Thật vậy, Nguyễn Bắc Sơn đã sống và sống rất mạnh mẽ với sự nghiệp sáng tác của mình Tác phẩm của ông ra đời ào ạt như tuôn dòng chảy bất tận, ẩn chứa bên trong là chất nghệ sĩ cá tính, là những hiện thực phơi bày Bức tranh ấy không phải lúc nào cũng đẹp, cũng ca ngợi mà đôi khi là sự thật khiến chúng ta phải suy nghĩ, nhìn lại cuộc sống đang trôi vội vã

Trang 22

1.2.3 Khái quát bút ký Nguy ễn Bắc Sơn

Không phải là áng văn chương bất hũ, lại càng không phải là sự thơ mộng, bút ký Nguyễn Bắc Sơn là sự trải nghiệm, bất chấp mọi thứ để lẽ phải cần được lên tiếng, với tình người bao la, lòng biết ơn và hơn hết sự ngưỡng mộ cảm phục những con người luôn cố gắng vượt qua thử thách Đi từ ngọn nguồn của cảm xúc văn học, nhưng ông khai thác đối tượng của mình một cách rất riêng, tình cảm có thể tuôn tràn nhưng lúc nào chúng ta cũng thấy sự lạnh lùng và có đôi lúc khó tính trước sự việc Ông khám phá, tìm hiểu đưa vào tác phẩm của mình những thông tin dày đặc, chi tiết rất “đắt” phải nói rất hiếm Chẳng hạn, trong bài viết về đại tướng Võ Nguyên Giáp, ông đã đưa vào cuộc tranh luận căng thẳng giữa đai tướng với đồng chí Lê Trọng Tấn về chiến dịch ở mặt trận Quảng – Đà: “Đại tướng phân tích Lập luận và lên phương án đánh địch theo tình huống ba ngày Đồng chí Lê Trọng Tấn vẫn giữ ý kiến của mình vì cho rằng không thể chuẩn bị kịp Đến lúc ấy, ông buộc phải dung quyền lực và quyết định: “Đánh Đà Nẵng theo phương án ba ngày [6;24]”

Cái được lớn nhất bút ký Nguyễn Bắc Sơn chính là cá tính của nghệ sĩ luôn thể hiện quan điểm, thái độ thẳng thắn Ông chọn đề tài phong phú đa dạng, không liền mạch giữa các bài bút ký, bởi mỗi trang sách là những cuộc đời, vùng đất và nét văn hóa khác nhau Nhưng không vì vậy mà mất đi tính hấp dẫn, nó thể hiện khả năng sáng tạo, sinh động của con người luôn hướng tới cái mới, cái đẹp.“Cây bút chín muộn” – cách

mà người ta thường gọi khi nhắc đến ông, những thành công hôm nay chứng minh khả năng viết ào ạt, sức thuyết phục bởi những lập luận chặt chẽ, dẫn chứng cụ thế và chan chứa tình cảm của “một cuộc đời” luôn trăn trở trước cuộc đời

Nhìn từ phương diện nội dung, Nguyễn Bắc Sơn đóng vai trò của một thầy giáo, một người đi trước truyền đạt lại những điều mắt thấy tai nghe Mỗi bài bút ký là thông điệp tác giả hướng đến, giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, sứ mệnh của thế hệ hôm nay phải suy ngẫm và giữ gìn Suy cho cùng, giá trị từng trang sách ở góc độ truyền thống lịch sử, văn hóa, giáo dục của dân tộc và các nước láng giềng Đối tượng của ông

là những con người đã cống hiến cho xã hội và có tầm quan trọng với cuộc sống chúng

ta, có khi là những vùng đất mà ông lên rừng xuống biển, ở nơi mà luôn in dấu bước chân ông là bức tranh hiện lên muôn vàn sinh động Qua từng trang bút ký, chúng tôi cảm giác như lạc vào rừng vàng biển bạc, non nước hữu tình và ấm lòng với những tấm

Trang 23

chân tình, sự hi sinh của con người đất Việt Nhưng cũng không ít lần, ngưỡng mộ về văn hóa con người các nước Lào, Campuchia, Trung Quốc…và cúi đầu thán phục sự hiểu biết của tác giả

Về nghệ thuật, bút ký Nguyễn Bắc Sơn tiếp tục phát huy giọng điệu triết lí kết hợp với giọng điệu trữ tình Bởi theo ông, bút ký trước hết phải đảm bảo được tính hiện thực và tính thông tấn của nó, bên cạnh yếu tố tình cảm được chia sẽ Văn phong trang nhã, nhẹ nhàng dung dị và giàu cảm xúc như chính con người thực của ông Nó là nền tảng tạo nên thành công của ông ở nhiều thể loại khác Những thiên bút ký đầy tính sáng tạo, cá tính mạnh mẽ đã tạo nên phong cách và con người luôn trăn trở với thế sự, cuộc đời

Nhìn từ đặc điểm của thể loại bút ký nói chung, bút ký Nguyễn Bắc Sơn nói riêng, chúng tôi nhận thấy rằng thể loại này có vị trí quan trọng và chiếm phần lớn trong sáng tác của ông Vì vậy, nghiên cứu bút ký Nguyễn Bắc Sơn là cần thiết làm sáng tỏ về mặt nội dung và nghệ thuật ẩn chứa trong từng trang bút ký

1.2.4 Hình tượng tác giả trong bút ký Nguyễn Bắc Sơn

Goethe đã viết:“Mỗi nhà văn, dù muốn hay không điều miêu tả chính mình trong các tác phẩm một cách đặc biệt” Đối với mỗi thể loại hình tượng tác giả sẽ được thể

hiện khác nhau, mà trong đó, tác phẩm bút ký, hình tượng xuất hiện một cách trực tiếp bằng sự lựa chọn chi tiết để ghi lại người thật, việc thật Do đó, hình tượng tác giả chính

là dấu ấn cá nhân của người sáng tác và phong cách sử dụng ngôn từ, giọng điệu và sự tự thể hiện mình thành hình tượng Đây là mảnh đất màu mỡ để tài năng của cái tôi hoặc cái ta rõ nhất Bên trong đó, chính là tư tưởng và tình cảm tác giả

Hòa cùng dòng chảy dạt dào của nền văn học đương đại, bút ký Nguyễn Bắc Sơn

đã góp phần tạo nên phong cách riêng cho ông Từng trang văn chính là sự quan sát, tìm tòi, đi nhiều, hiểu nhiều và bên trong nó chan chứa cả một tấm lòng ngồn ngộn với cuộc đời, với thời cuộc, với con người Ở đó, khắc họa chân dung của họ qua cảm nhận con người hôm nay bằng sự thán phục và trân trọng Đó còn là sự tinh tế tài năng trong từng chi tiết nhỏ nhất, tạo nên sức hút mạnh mẽ của thể loại này Đất Hà thành đã sinh ra một con người như thế Nguyễn Bắc Sơn năng động trong từng trang viết, đến với thực tế đời

Trang 24

sống, cọ xát và va đập tận cùng với cuộc đời một anh công chức ngành văn hóa, chứng kiến nhiều sự kiện quan trọng trong tiến trình đổi mới của đất nước

1.2.4.1 Con người tinh tế, sâu sắc, đầy trải nghiệm

Trên phương diện này, con người thể hiện sự tinh tế trong từng sự việc, thắm đậm sâu sắc những tình cảm và sự từng trải với cuộc đời Cùng với những giọng điệu được sử dụng, cái tôi ấy được từng trải mang bản sắc riêng của nhà văn

Nguyễn Bắc Sơn đã đưa chúng ta đến bất ngờ này đến bất ngờ khác, bởi sự tinh tế

và tỉ mỉ của ông Khai thác vấn đề ở nhiều khía cạnh, đi đến tận cùng của sự việc và giải quyết rất chính xác Có khi bút pháp của ông lại trở nên rất sắc sảo, mượn lời của người khác để làm nổi bật hơn cá tính của nhân vật, có khi là sự chu đáo trong cách thể hiện Tôi vẫn còn nhớ một chi tiết khi ông gặp phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp: “Mặt tôi

từ tái mét chuyển sang đỏ rừ Giá như đất nứt ra mà chui xuống được Trời đất ạ, tôi vốn

là sinh viên của bà hồi học Đại học sư phạm Hà Nội Thầy quên trò là chuyện thường Nhưng trò quên thầy thì quá tệ Tại thời gian đã đi qua hơn bốn mươi năm? Tại tôi không quan sát kĩ bà? Tôi cứ đinh ninh…Đành ấp úng xin lỗi bà, rằng , em là học trò cô năm ấy, lớp ấy…Bà độ lượng hỏi chuyện tôi, rồi lấy tờ giấy mời của ban tổ chức ghi số nhà, điện thoại, hẹn đến chơi”[14; 6] Chi tiết này còn thể hiện con người rất chân thật của ông, phải chăng mình có lỗi thì phải nhận lỗi

Viết về cuộc sống, chân dung giữa đời thường, làm cho nhân vật, sự việc trở nên gần gũi và gắn bó với nhịp sống hiện đại Nguyễn Bắc Sơn viết về họ bằng giọng điệu và ngôn từ đầy màu sắc triết lí, suy tưởng Điều này có được là do con người đã trải qua biết bao câu chuyện, chứng kiến biết bao sự ngang trái của cuộc đời Hầu hết, các sự lựa chọn của ông, ít nhiều cũng mang màu sắc triết luận, suy tư Chẳng hạn, nói về nạn rác thải ở Hà Nội: “Con người thải ra rác thải Con người có mặt ở đâu thì rác thải có ở đó:

cả trên đỉnh Evơ rét hơn 8000m, cả dưới đáy đại dương lẫn vụ trụ bao la Càng công nghiệp, hiện đại hóa , mức sống càng cao thì rác thải càng nhiều, thành phần rác thải càng phức tạp Rác thải là một phần cuộc sống con người Thái độ của mỗi người, mỗi cộng đồng với rác thải là biểu hiện trình độ văn minh, văn hóa người đó, cộng đồng đó Năng lực xử lý rác thải phần nào nói lên năng lực điều hành của chính quyền”[1; 56] Có thể nói, đọc văn ông thấy được con người ông, ngồn ngộn cái chất của hơi thở cuộc

Trang 25

sống, là sự thăng trầm của đời người biết cống hiến, biết vượt lên chính bản thân mình không trở thành gánh nặng cho xã hội

Trải qua bao thăng trầm của cuộc đời, Bắc Sơn trở nên già dặn về kinh nghiệm, về

sự hiểu biết Từng trang bút ký, có thể như một hoài bão, một ước mơ về xã hội luôn tốt đẹp Với cách sử dụng lấy giọng chính luận làm chủ đạo đã minh chứng con người đầy sức nặng về tinh thần, tư tưởng để nhìn nhận, đánh giá sự việc Chúng tôi thấy rằng, câu chuyện mà ông mang vào bút ký chính là những mảng nhỏ của cuộc sống hiện đại, hệ lụy của chính sách và sự phát triển kinh tế Dù đặt chân ở Hà Nội, Tuyên Quang, Tây Bắc Hay sông nước miền Tây…thì đôi mắt ấy vẫn nhìn nhận sự việc bằng tất cả sự nhiệt tình, đi đến từng ngõ ngách của sự việc, như một vị giám sát theo dõi từng bước đi của

nó Chẳng hạn, trong đoạn văn sau: “Một bên thì gánh nặng gia đình không thể nào kham nổi nữa Một bên thì niềm say mê giải toán, cứ ám ảnh thường trực như một thôi thúc của tình yêu lứa đôi, ngày vợ chồng mới quen nhau Sau bao nhiêu tính toán dằn vặt, Tấn quyết định rời quê cha đất tổ, bỏ hai suất lương còn biên chế giáo viên, với một niềm tin mãnh liệt vào sức mình Dù có chút mạo hiểm thì vợ chồng con cái vẫn bìu ríu

ra đi Phía trước là miền đất hứa: thành phố Hồ Chí Minh”[8; 143] Sự phân tích rất chân tình, cụ thể đi vào hoàn cảnh của gia đình Nguyễn Đức Tấn Điều này, cho thấy sự quan tâm tỉ mỉ thậm chí khá cặn kẽ của tác giả, con người thật sự chu toàn và đầy trải nghiệm trong mọi việc

Con người ấy, dù viết về chiến tranh hay hòa bình, khắc nghiệt, oan trái hay yên bình ấm áp đều đón nhận một cách chân thành, bằng triết lí của cuộc sống, nghĩ về nó bằng tất cả trái tim Bởi ông đã trót nợ với đời áng văn chương, nợ nhân dân trong nghiệp công chức, vì lời Bác dạy: “Phải là người đầy tớ trung thành của dân” Con người mẫu mực đã tiếp nên sức mạnh cho ngòi bút được tung tẩy khắp mọi miền quê hương, dạt dào tình cảm bằng sự trải nghiệm sâu sắc của thời cuộc Hiếm khi ông bộc bạch về bản thân: “Tôi vốn không uống rượu bia, chè tầu, thuốc lá Cà phê khoái khẩu cũng không nốt”[9; 272] Bên cạnh đó, chúng ta còn thấy một cái tôi rất thẳng thắn, đánh giá vấn đề theo cách có lợi cho đất nước, cho nhân dân Con người này như trong tiểu thuyết của ông, xông vào trực diện của vấn đề, va chạm và nói lên tiếng nói của người có trách nhiệm Khi chính quyền chưa lo trọn vẹn cuộc sống các em học sinh trường Nguyễn Đình Chiểu, ông đã lên tiếng: “Càng đau xót hơn vì rất nhiều người còn thờ ơ với các

Trang 26

em, chính quyền còn ít quan tâm, để các em đã mù lòa còn bị mắc thêm bệnh xã hội trầm trọng nữa: bệnh thiếu ăn Có ai tưởng tượng được, ngày ấy (1989), mức ăn của các em (mà em lớn nhất 14-15 tuổi , em nhỏ nhất 6-7 tuổi) chỉ là 500 đ/ ngày …Vậy mà có kẻ, chỉ một kẻ thôi, còn nhẫn tâm ăn bớt của các em Không biết bằng cách nào, các em phát hiện ra được chuyện ăn bớt ấy”[8; 149]

1.2.4.2 Co n người thông minh, hóm hỉnh và bình dị

Đọc văn ông, chắc hẳn trong chúng ta sẽ không ai phủ nhận tài năng của tác giả

Nó cho thấy một con người rất thông minh, khéo léo trong từng câu chuyện, mỗi lần bắt chuyện với ông, có cảm giác như nhân vật luôn được ông khơi gợi lại mạch cảm xúc của mình Họ trình bày, tâm sự cho ông những chi tiết nhỏ nhất, đời thường nhất Tìm hiểu

về sự phát triển của Tam Đảo, ông đã đưa ra chính kiến: “Chỉ nên có khu khách sạn dăm bẩy chục phòng và trung tâm hội nghị Theo thiết kế khu này cũng có sòng bạc nên mới

sử dụng hêt 10,7 ha Bỏ sòng bạc, cũng dôi ra không ít …còn nhiều chi tiết cần cắt bớt Cần điều chỉnh toàn bộ thiết kế để thu hẹp diện tích đất sử dụng Có vẻ những người thiết kế đều phóng bút theo tinh thần tha hồ sử dụng đất”[21;75] Trong công việc là vậy

đó, đòi hỏi phải có tầm nhìn xa, sâu rộng về mọi vấn đề và cái đầu lạnh, thông thái phân tích nó

Tuy nhiên, dù thế nào thì con người bình dị có chút gì đó hỏm hỉnh vẫn luôn thường trực trong tác phẩm của ông Nó thể hiện rõ nhất, trong cách chọn đề tài, chọn nhân vật, trong văn phong của ông Cái tôi đi vào nhẹ nhàng đầy cung bậc của cảm xúc: kính trọng, ngưỡng mộ, thương xót, vui mừng đều đã trải qua với một giọng điệu pha chút hóm hỉnh trong đó Tại sao lại như vậy? Thiết nghĩ, với cách viết chính luận là chủ yếu thì sự bày tỏ thái độ tình cảm là điều đương nhiên, mà hơn hết đó là giọng mỉa mai, phê phán hoặc khen ngợi thật sự Chúng tôi cho rằng nó đều bắt nguồn từ con người như thế Trong những tình huống dở khóc dở cười, ông viết: “Giời cao đất dầy ơi! Đáng khóc

mà chúng tôi cứ hát tràn”[5;276] Hay trong bài viết “Nguyễn Văn Dị - nhà Ghita độc

đáo”, cho thấy: “Bất ngờ, tôi chứng kiến anh đang chửi một ai đó Hình như là chửi hàng

xóm ăn cắp gà Chửi, đương nhiên là không văn hóa rồi Tàn tích của chế độ phong kiến rơi rớt đến tận hôm nay thì tệ quá! Nhưng anh chửi hay quá, đẹp quá, trí tuệ quá, bài bản quá Nghe chửi sướng cả tai, cứ muốn nghe chửi cả ngày thì đúng là anh đã nâng thành

…khoa học, hơn thế nữa thành nghệ thuật …Bây giờ bà chửi theo lối toán học đây này

Trang 27

Nếu bố mày là a, mẹ mày là b, cộng cả mày vào là abc, thì bà sẽ đưa tất cả vào khai căn rồi bà sẽ tích phân cả họ nhà mày chửi lên cho mà xem…”[1;256] Cách viết này cho thấy sự dí dỏm của tác giả, đưa nhân vật thành cây cười “trong rừng tiếu lâm đương đại”

Sự bình dị được thể hiện rất rõ trong việc khắc họa chân dung những con người trong thời đại mới Họ đều là những người sống rất bình dị, có tài năng, có ước mơ và luôn biến ước mơ thành sự thật Ông không đi tìm để ngợi ca những hào quang tỏa sáng,

mà chỉ chấp nhận cái đẹp ẩn chứa bên trong Người ta nói: “đôi khi giản dị là đỉnh cao”,

có lẽ trong trường hợp này là chính xác đối với Bắc Sơn Nhân vật của ông rất đa dạng là thầy giáo mù, vận động viên, nhà ngoại giao, nhà lí luận phê bình…họ gặp nhau tại một điểm cống hiến cho xã hội, sống mạnh mẽ với lí tưởng của mình

Tìm hiểu về bút ký Nguyễn Bắc Sơn, chúng tôi phần nào làm rõ được tính cách trong con người nhà văn Đó là con người có tấm lòng với quê hương đất nước, sự lo âu trăn trở trước những cuộc sống, những nơi còn gặp nhiều khó khăn Đó là sự tri ân, kính trọng với các nhân vật anh hùng, sự ngưỡng mộ về tài năng và đạo đức đối với con người trong thời đại mới Đó là con người chất chứa những tình cảm chân thành kết hợp

sự hiểu biết sâu rộng về lịch sử, văn hóa, địa lí Qua yếu tố này, Nguyễn Bắc Sơn chính

là con người luôn nặng trĩu giữa cuộc sống ồn ào, náo nhiệt với biết bao hoài bão xây dựng cho quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp hơn Tuy nhiên, ở khía cạnh nào đó thì bản thân tác giả vẫn còn cái nhìn chủ quan về một vài sự việc, chúng tôi cho rằng đó

là sự hạn chế về mặt nội dung trong bút ký của ông Vấn đề này chúng tôi sẽ làm rõ trong phần kết luận của luận văn

Trang 28

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG TRONG BÚT KÝ NGUYỄN

BẮC SƠN 2.1 M ối quan hệ giữa thiên nhiên và con người trong bút ký Nguyễn Bắc Sơn

Không biết tự bao giờ thiên nhiên trở thành đề tài muôn thuở của thi nhân, khơi nguồn cảm hứng và sáng tạo của tác giả Nguyễn Bắc Sơn đã hòa mình cùng dòng chảy

ấy, nhưng thiên nhiên trong từng trang bút ký là sự khám phá, đi tìm hiểu những cái đặc sắc và chưa được biết về nó Ông viết về mọi miền của đất nước từ Tuyên Quang, Hà Nội, Côn Đảo, Phú Quốc, là Tây Bắc,… khi là Lào, Campuchia, Trung Quốc…tất cả trở nên gần gủi và lung linh khi bước chân ông đi qua Nó là sự thể hiện bút pháp tài hoa, khả năng nhìn nhận vấn đề của ông rất sắc bén, có khi là sự tỉ mỉ tinh tế của một lữ khách muốn được chinh phục

Thiên nhiên trải dài trong mạch cảm xúc của nhà văn, từ quá khứ đến hiện tại, cảnh vật hiện ra như mạch nước tuôn trào, lúc nào cũng đẹp, cũng thơ mộng Ông viết về

nó với lòng tự hào cởi mở Chúng tôi cho rằng thiên nhiên thấp thoáng trong bút ký của Bắc Sơn luôn có mối quan hệ với cuộc sống hiện tại Ông ca ngợi nhưng cũng đặt vấn đề cần phải làm gì để bảo vệ nó Từng lời trong bút ký lúc ấy rất dạt dào và khó cưỡng trước những nét đẹp cuốn hút con người vào thế giới của ông Bức tranh đó là dòng sông, là biển đảo quê hương, là miền Tây Bắc thân yêu, là miền Tây chảy nặng phù sa Như một khúc tình ca, dòng sông xuất hiện trong bút ký Bắc Sơn là nhân chứng lịch sử cho thời cuộc, sử dụng biện pháp so sánh vô cùng ấn tượng đã làm nên cách viết rất phong phú và cho thấy ý nghĩa mà ông muốn hướng tới Chẳng hạn, viết về Tuyên Quang với dòng sông Lô “nhờ nhờ như nước lọc cua Đã qua mùa nước lũ, nhưng nước vẫn chưa trong Dòng sông hiền như cô thiếu nữ đang đánh rãnh tra ngô trên bờ đất thoai thoải, nghiêng nghiêng” [12;11] Dòng sông - minh chứng lịch sử cho thay đổi của một vùng đất, tràn đầy sức sống như thiếu nữ đôi mươi Sự việc đó làm cho ta liên tưởng đến mảnh đất Tuyên Quang đã thực sự phát triển sau chiến tranh, mảnh đất đã gắn với tuổi thơ của tác giả thời kì kháng chiến: “Tuyên Quang, miền đất lich sử, mà đẹp nhất là lịch

sử chống Pháp có đài liệt sĩ vào loại đẹp nhất nước, hình ngọn lửa cháy ngút, hay hình quả phật thủ trên bàn thờ người đã khuất”[5;15] Đến nơi này, không gian chìm đắm vào

Trang 29

lịch sử, từng gốc cây, ngọn đồi đều như hát vang khúc ca khải hoàn của người anh hùng:

“Quả đồi rợp bong mát sấu, bảng che lán trại chúng tôi độ nào, giờ chỉ còn là một đồi chè xanh ngắt, và một cái tên khắc trong lòng người Tuyên Quang: “Đồi âm nhạc” Rừng sở (một loại thân gỗ, quả cho dầu rất quí) có mấy cái để dàn kèn đồng của đoàn nhạc binh Trung ương mà chúng tôi vẫn vào tập cùng” [21;13] Mảnh đất này theo ông

đã thay đổi, cảnh vật thay đổi, con người đã hòa cùng phát triển của đất nước- niềm tự hào mọi người

Đôi khi dòng sông lại trở nên rất gần gũi, chứng kiến biết bao sự vất vả của cuộc đời Dòng sông Hồng: “Mùa khô, sông Hồng gầy guộc như người mẹ vắt kiệt sức lực sau một lần sinh nở Từ trên đê nhìn xuống, lòng sông cứ thăm thẳm, hun hút như cái giếng cạn, như thung lũng chết”[10;18] Có thể nói, dòng sông như biểu tượng cho mạch

cảm xúc của nhà văn Hình ảnh dòng sông xuất hiện trong văn học, khi là một “Tràng

giang” rộng lớn của Huy Cận, khi là dòng sông Hương thơ mộng hiền hòa: ”Sông

Hương vui tươi hẳn lên giữa những biền bãi xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long, kéo một nét thẳng thực yên tâm theo hướng tây nam- đông bắc, phía đó nơi cuối đường, nó

đã nhìn thấy chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như những

vành trăng non”[9;199] gắn liền với “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ

Ngọc Tường, còn với Nguyễn Tuân đó là sông Đà cuồn cuộn chảy “nước sông reo lên

như một trăm độ” trong tùy bút Người lái đò sông Đà Con người luôn trải qua mọi thử

thách khó khăn, sự thay đổi của thiên nhiên không phải là sự trùng hợp mà xuất phát từ dụng ý của tác giả Miền Bắc – nơi có thủ đô yêu dấu, là hội tụ biết bao truyền thống của dân tộc, nơi dòng sông Lô, sông Hồng vẫn cuồn cuộn ngày đêm Nhưng sự thay đổi ấy, chính là nhắc nhở số phận của con người, thế hệ hôm nay phải suy nghĩ về tương lai của chính mình

Nước ta “rừng vàng biển bạc”, danh lam thắng cảnh nơi nào cũng có Nguyễn Bắc Sơn như một lữ khách phiêu du khắp mọi miền tổ quốc Với ông, Tây Bắc là nơi không

thể nào bỏ qua Nguyễn Tuân nói “đi tìm cái thứ vàng mười trong màu sắc núi rừng

Tây Bắc” Nơi đây chứng kiến sự trưởng thành của cách mạng, cái nôi của cuộc kháng

chiến vệ quốc vĩ đại Mảnh đất hào sảng ngày nào vẫn chất chứa đầy đủ thi vị của cuộc sống mới, đang vươn mình thay đổi Đến với Tây Bắc – đến với những công trình vĩ đại của đất nước, nơi chan chứa tình cảm của con người, hương vị độc đáo ngày xưa còn

Trang 30

đọng lại trong từng ngõ ngách của buôn làng Từng trang bút ký đưa ta về với miền đất thân yêu “Tây Bắc của chúng ta”, âm thanh vang vọng cả một buổi chiều nắng đẹp:

“Chiều nắng Đẹp như chưa bao giờ đẹp đến thế, nắng đồng bằng vàng rực tất cả, không

có chỗ so sánh đối chiếu Tây Bắc, núi chồng núi, núi chen núi, nên nắng nửa có nửa không Nửa vạt núi dát vàng, nửa kia vẫn màu xanh sẫm ngàn đời của núi Nắng mùa hè chín đỏ quả cây Nắng mùa đông chín đỏ má em gái Thái, Mông chơi nắng túm tụm bên đường” [1;141] Nắng chiều Sơn La rờn rợn một khung cảnh núi non hùng vĩ, vẫn rạng ngời tuổi thanh xuân của các cô gái dân tộc, vẻ đẹp bình dị mà không gì có thể thay thể được Nó đúng như ông đã nói “không có chỗ so sánh đối chiếu”, nắng mùa đông xua tan đi cái lạnh mùa đông bởi được sưởi ấm bởi những chàng trai, cô gái đang tràn trề sức sống như chính mảnh đất này phát triển nhanh chóng bắt kịp xu hướng của thời đại Nhà văn lấy ánh nắng để làm màu chủ đạo trong bút ký, bày tỏ cả nỗi lòng của lữ khách, dường như dưới khung cảnh này, mọi vật trở nên rất sinh sôi: ”Nắng làm những chiếc ô hoa rực lên Màu đỏ, màu xanh lá chuối non trên những chiếc váy xanh chàm rực lên Người ta đẩy nắng mùa hè lên Người ta níu nắng mùa đông xuống, ôm ấp, vuốt ve như người tình Nắng mùa đông tái mặt lũ con trai Nhưng hai cánh tay trần, đôi dái ta, đôi

gò má bọn con gái lại cứ đỏ lựng mầu mận hậu như đang dậy tình”[7;141] Sự chọn lọc gây ấn tượng khi tiếp xúc với bút ký của ông, hòa nguyện giữa những con người đang dần chiếm lĩnh cuộc sống Họ biết lựa chọn cái nào phù hợp với chính mình như đất và người Sơn La đang vẫy gọi du khách về đây khám phá

Có thể nói, chúng tôi càng đi sâu tìm hiểu, càng phấn khích trước những cảm nhận tinh tế và thật sự sâu sắc Tiếp tục mạch cảm xúc về miền Tây Bắc, ông khám phá nhiều khía cạnh mà chính xác là giới thiệu những điều tuyệt nhất về nơi này Ông viết về dòng sông, về núi rừng, mọi thứ đều đẹp mà đẹp nhất có lẽ là những thứ mà nó đem lại phục vụ lợi ích con người Nói đến Tây Bắc không thể quên con sông Đà “hung dữ” đi vào thơ văn và cả lịch sử phát triển của đất nước Nó tạo nên sự phát triển của Tây Bắc

mà Sơn La ảnh hưởng nhiều nhất Nguyễn Tuân viết về sông Đà với cảm hứng để ca

ngợi vẻ hoang sơ, hùng vĩ, còn Bắc Sơn viết về nó: “Giữa bốn bề màu gạch cua của

dòng sông, là màu xanh ngọc bích, xanh da trời, xanh nước hồ Gươm xanh… Nước màu gạch cua lắng đọng từng ngày, trong vắt soi rõ mây trời Sơn La” [31; 150] Đó là sự ca ngợi trí tuệ con người, con sông ngày nào vẫn dạt dào dòng chảy mang ánh sáng đến mọi

Trang 31

miền đất nước Đúng như ông nói nước trong soi rõ cả bầu trời đất Sơn La, nhưng hơn hết là lòng người hân hoan trước sự hy sinh và sáng tạo để gây dựng nên những con đê, ngăn những dòng nước, xây dựng nên những nhà máy thủy điện trên con sông Đà

Thiết nghĩ, chiếm phần lớn trong tác phẩm viết về thiên nhiên của ông chính là thế giới động thực vật vô cùng phong phú và đa dạng Từng địa phương mà ông đi tới như bức tranh sống động về cuộc chiến giành sự sống nơi chốn núi rừng hoang dại này Ông như nhà khoa học với vai trò là hướng dẫn viên, đại diện cho họ để giới thiệu và phân tích cho mọi người hiểu hơn về sự việc đó Các bạn biết không? Thiên nhiên không bao giờ thơ mộng và lãng mạn như chúng ta thường thấy trong văn chương Với ông, điều ấy xuất hiện rất ít, dường như chỉ là thoáng qua, từng trang bút ký là cung cấp hàng loạt tư liệu số liệu làm rõ hàng loạt vấn đề mà ông hướng tới Chẳng hạn, viết về đỉnh Bạch Mã: “Mặt trời đội biển phía Vịnh Chân Mây nhô lên Nắng sóng sánh vàng như cốc bia tươi mời gọi lữ khách trưa nắng hạ Mây bồng bềnh phủ kín biển Đông, chạy tới chân trời qua 18km ăn vào tận chân Bạch Mã này Mây dâng kín các thung lũng sâu Đứng trên Vọng Hải Đài (đài ngắm biển) 1.370m, nếu cứ nắng thế này, màn mây vén lên…”[16;81] Vừa miêu tả bằng những ngôn từ mượt mà nhưng thấy dần hiện ra vị thế

và tầm quan trọng của ngọn núi này Có vậy, mới thấy hết tài năng của nhà văn, sự so sánh gần gũi đến lạ kì, thể hiện sự phóng khoáng rất bình dân trong con người ông

Ở một phương diện khác, ông như nhà thám hiểm chẳng những về địa lí mà còn là khả năng quan sát tận tường sự việc Ông cũng từng thốt lên: “Cái cảm giác được sống giữa thiên nhiên, giữa rừng cây um tùm, giữa non nước thế này thật lạ lùng Ta cứ muốn như đứa trẻ mười ba chạy lon ton trên con đường mòn vào rừng, leo lên cây cầu khỉ cho khách chụp ảnh”[9;165] Không chỉ là sự hiểu biết mà quan trọng hơn chính là đam mê, niềm yêu thích của một nghệ sĩ nghiêm túc, cống hiến với nghề và xã hội Đi sâu vào từng trang sách, chúng tôi nhận ra mọi sự việc không phải xuất hiện ngẫu nhiên mà đã được sự chăm chút lựa chọn rất kĩ lưỡng và tinh tế nữa Từng chi tiết đưa vào tạo ra cảm giác rất thực, rất gần gũi và có lẽ chỉ là Bắc Sơn mới hào sảng đến vậy: “Phía xa, bên kia

bờ hồ những đốm trắng như những bông hoa trắng toát trôi trên mặt nước xanh biếc, phẳng như gương Cái gì đấy? Cò trắng, cò kềnh đấy! Thật không? Anh ngừng chèo, vỗ tay bồm bộp, lập tức đàn cò bay lên, chấp chới đôi cánh rộng, rồi chầm chậm thả mình xuống đám rừng đước xanh non phía ấy”[27;166] Ông không viết nhiều về con cò như

Trang 32

thế nào, nhưng nó đã xuất hiện rất đẹp, phơi phới trong lòng người cảm nhận Bởi hình ảnh đó với con ngươi đó cho ta cảm nhận được về một Vàm Sác đa dạng sinh học, tiềm năng du lịch sinh thái Ở đây, có lẽ ông hi vọng nhiều nhất chính là vùng đất này sẽ phát

triển nhiều hơn, trở mình mạnh mẽ hòa cùng nhịp đập của thành phố mang tên Bác

Mọi vật qua bàn tay của ông trở nên tươi tắn và tràn đầy nhựa sống Nó như chính cuộc đời của một con người, dù hoàn cảnh nào cũng vươn lên thích nghi với cuộc sống mới Từng nơi ông đến như nơi ấy được khai sinh trở lại, mảnh đất ấy bỗng trở nên quyến rũ lạ lùng Ta có thể theo bước chân ông dọc miền Nam Bắc, đến miền Tây phù sa trái ngọt Một lần đến Bến Tre – quê hương phong trào Đồng khởi, nơi có những cây dừa cao vút đứng hiên ngang, nơi có những con người anh hùng đã cống hiến suốt cuộc đời cho cách mạng Nói đến Bến Tre, là nghĩ đến xứ dừa, ông phải thốt lên: “Đến quê dừa, tôi mới biết thế nào là vườn dừa, là miệt vườn Dừa Bến Tre trồng lên những liếp đất cao, nhờ đất được đào thành máng hai bên vật lên Máng nước dẫn nước vào ra theo mùa nước nổi“[9; 183] Điều này dường như trở nên rất bình dị, mọi vật dưới ngòi bút phù thủy của ông như nhẹ nhàng gần gũi đi vào lòng người Nó không bằng phù phép nào cả, ông viết văn mà như đang kể lại câu chuyện cổ tích, mộc mạc tha thiết về nơi ông đặt chân đến Mọi vật được miêu tả rất nhanh từ xa đến gần, từ khái quát đến cụ thể

Có thể nói, càng đi sâu thì sự tinh tế càng rõ, thể hiện con người tài hoa, hiểu biết rộng của ông Quần đảo có bao nhiêu đảo, có bao nhiêu loại cây, có bao nhiêu loài động vật, từng ngọn cây gốc rễ đều được quan sát rất kĩ “Phú Quốc có đủ núi, rừng, đồng bằng, sông, suối 99 ngọn núi lớn nhỏ mà cao nhất là ngọn núi Chùa 605m Phú Quốc có nhiều loại rừng: rừng ngập mặn, rừng tràm, rừng nham, rừng cỏ tranh, rừng nguyên sinh, rừng thứ sinh” [25;245] Sự sống luôn tạo ra những điều kì diệu, nhưng điều đó lại bắt gặp trong thế giới nghệ thuật của tác giả Dường như, chính ông đã chinh phục thiên nhiên

ấy, để mang đến cho chúng ta nhiều thi vị trong từng trang văn: “Kỳ lạ thay sự sống! Những quả đước thon dài hơn 20 cm, phía dưới to, vuốt nhọn lên phía cuống, lúc chín rụng xuống, trông hệt như quả bom cắm xuống bùn Thế là mọc dễ, nảy mầm thành cây”[11;158]

Nguyễn Bắc Sơn đã viết và thật sự cảm xúc trước vẻ đẹp của thiên nhiên Bức tranh mà ông vẽ nên không nhiều màu sắc, nhưng nó mang điểm nhấn tạo nên cảm giác

dễ chịu Những đoạn bút ký miêu tả như chính nguồn cảm hứng đang chảy của một nghệ

Trang 33

sĩ thực thụ Ông muốn được khám phá, chinh phục những vùng đất mà chưa biết về nó Thiết nghĩ, cuộc sống hôm nay cũng phải biết và gìn giữ tài sản của tự nhiên ban tặng cho con người Bởi vậy, ngọn nguồn của con người trăn trở như tác giả thì không thể nào quên những lời ca ngợi, và đánh thức mọi người có cách nhìn đúng hơn Xuyên xuốt những thiên bút ký, chúng tôi thấy rằng thiên nhiên không phải là đối tượng chủ yếu, mà qua đây ông muốn đề cập đến nhiều khía cạnh địa phương đang phải đối mặt Bởi dù cho tạo hóa có ưu đãi đến đâu nếu chúng ta không có nhận thức đúng đắn và bảo vệ thì đến một ngày nào đó cũng gây tác hại cho con người Vì vậy, theo chúng tôi vấn đề mà ông đặt ra chính là mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người

2.1.2 Thiên nhiên đặt trong mối quan hệ với con người

Bút ký Nguyễn Bắc Sơn là những trang thời sự nóng bỏng, hiện thực nhưng cũng rất cảm động Tinh thần chủ đạo trong bút ký là cái nhìn nhân đạo, tấm lòng của một con người không ngồi yên trước những điều đã xảy ra Điều này được chứng minh qua các bài bút ký viết về các vùng đất nơi ông đặt chân đến Mỗi địa danh là một cảnh đẹp nhưng dưới cách nhìn của tác giả lại trở thành những vấn đề mang tính thời sự Thiên nhiên vẫn đẹp như cái bản chất mà tạo hóa đã an bài, ông vẫn thưởng thức, vẫn chiêm ngưỡng nhưng sự lãng mạn của nghệ sĩ dường như đang chờ đợi một cá tính khác nổi trội hơn Chúng tôi cho rằng đó là “con người thế sự” Không thể phủ nhận rằng ông cũng là nhà báo, nhưng trên hết niềm đam mê văn chương cháy mạnh hơn bao giờ hết Nỗi trăn trở này được thể hiện ngay cả tựa đề của từng bài bút ký, tạo nên không khí ngay từ đầu đưa ta vào những tuyệt cảnh của đất nước và bên trong nó là những suy nghĩ của tác giả

Nước ta đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa Vì vậy, những vấn đề phải đối mặt là không tránh khỏi như ô nhiễm môi trường, chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, cơ sở hạ tầng…tất cả đặt ra cho mọi người phải làm gì để khắc phục tồn tại này Điều đó không nằm ngoài sự trăn trở của tác giả, bước chân người nghệ sĩ đã viết và khám phá về nó một cách trọn vẹn Thiết nghĩ, thiên nhiên và con người là đề tài muôn thuở nhưng ở mỗi người sẽ có cách nhìn, tư duy khác nhau Với Nguyễn Bắc Sơn, bức tranh thiên nhiên vẫn lung linh sắc màu, chan chứa cảm xúc làm nao nao lòng người, mà quan trọng có lẽ ảnh hưởng của nó là không thể thay thế được trong đời sống con người

Trang 34

Ông viết về một con sông: “Từ ngàn xưa sông Hồng vẫn thế, bên lở bên bồi thế kia Bây giờ không còn những cánh buồm nâu non, dòng sông có bớt mộng mơ và có rộng thêm ra? Hình như dòng sông đã chật lại, hẹp đi Nó đã phải chồng chất trên lưng mình thêm bao nhiêu gánh nặng với đất nước, với cuộc đời, nên cũng bề bộn hơn, ngổn ngang hơn

và có phần nhếch nhác hơn Những cơn mưa ngắn ngủi, hiếm hoi đầu hè chưa đủ tưới cho đất no nước, nên chưa có lũ Nước sông Hồng vẫn còn rất trong Từ mặt sông ngước lên, ở chỗ bị sạt lở, những thớ đất phù sa màu mỡ, ngon như những miếng gan gà trên mâm cỗ tết, cứ như khoe công sức mình ngày đêm hút nước mát dưới lòng sông, làm nên màu xanh tươi non của những vạt ngô, đỗ, lạc mấy xã thuộc huyện Gia Lâm bên tả ngạn”[1;19] Lấy con sông Hồng làm mạch cảm xúc tuôn chảy nhưng tân sâu tâm hồn con người ấy vẫn canh cánh bên lòng nỗi niềm của cuộc sống Chính dòng sông này đã chảy nặng phù sa bồi đắp cho bờ bãi thêm xanh, cho nông dân thêm mùa bội thu

Chắc hẳn, chúng ta sẽ không ngờ con sông ấy là nhân chứng lịch sử, đi qua bao thăng trầm lịch sử thủ đô Và bây giờ lại thay đổi khiến người ta không khỏi chua xót:

“Con sông nào cũng có đời sống của riêng nó Dòng chảy nào cũng có quy luật riêng của

nó Những bãi cát tự nó bồi lên, là kết quả của quy luật của dòng chảy của nó, nên những đơn vị được phép có thể mặc sức khai thác Còn việc tùy tiện lập bến, tùy tiện khai thác như thế, là sự can thiệp vô lối vào đời sống của dòng chảy, phá vỡ qui luật của dòng chảy, là sự chọc tức thiên nhiên Nếu nó trả thù? Và nó đã trả thù Mùa lũ năm 1997, chính con sông Hồng này đã lôi tuột cả một trạm bơm ở Hà Tây và cả mấy ngôi nhà ở tổ

76 phường Bạch Đằng, Hà Nội, xuống hà bá là gì?”[3;20] Rõ ràng, chúng ta thấy sự trăn trở của tác giả là hoàn toàn có cơ sở Nếu mọi việc không được lên tiếng thì hậu quả đều do con người gánh chịu Trước vẻ êm đềm của dòng sông nhưng mấy ai hiểu được những đợt sóng ngầm đã xảy ra, chúng ta vẫn thờ ơ trước nạn khai thác như thế Dù sao, con sông vẫn chảy như ngày nào, mọi người cần nhìn nhận và thức tỉnh trước việc làm này Ở một góc nhìn khác, sông Hồng như bị vắt kiệt sức có hạn của nó, vẻ thơ mộng được thay bằng rác– những bãi rác như muốn vùi lấp con sông này: “Nhưng điều đáng nói hơn nữa, sông Hồng bị coi là bể rác của một bộ phận dân cư ven sông, ngày càng có chiều hướng tăng lên Chả thế mà ngồi trên tàu cứ có cảm tưởng như ở dưới đáy của một

bể rác, dưới chân của một núi rác khổng lồ Còn bến tàu du lịch thì không bậc lên xuống, không biến hiệu, cỏ mọc lan, nhìn đâu cũng thấy rác, cũng giống như những bến đò

Trang 35

ngang của một vùng quê nào đó Khách du lịch, trong đó có nhiều khách nước ngoài nếu không nhìn vô tấm biển hướng dẫn du lịch sông Hồng, không thể tin rằng, đây là bến tàu của một tuyến du lịch hấp dẫn bậc nhất Hà Nội”[16;21] Dường như, cây bút ấy vẫn miệt mài khám phá những hiện thực của cuộc sống Hà Nội đấy – thủ đô ngàn hoa rực rỡ nhưng bên trong đó chúng ta cần phải nhận thức nhiều hơn, hành động nhiều hơn nữa để gìn giữ cảnh quan thiên nhiên của vùng đất này Là người con thủ đô, nỗi trăn trở ấy như xoáy sâu vào tận lòng người Có lẽ, khi đặt vấn đề này thì Hà Nội cũng đã thay đổi và khoác lên mình bộ áo mới, nhiều công trình đã được xây dựng để “khúc sông của mình cho xứng đáng là tà áo dài tha thướt của cô gái Hà Nội” Các bạn thấy không, nếu chúng

ta biết trân trọng và bảo vệ thiên nhiên thì đó là nguồn lợi rất dồi dào để chúng ta khai thác, phục vụ lợi ích phát triển về sau

Người ta thường nói “tức cảnh sinh tình”, với Nguyễn Bắc Sơn chưa hẳn là vậy Những nơi ông đến luôn là vùng đất thân thiện tươi đẹp, là thiên nhiên hoang sơ hùng vĩ,

là rừng vàng biển bạc nhưng bức tranh ấy chỉ dừng lại màu sắc vừa đủ Nếu cho rằng, có

tình khi thấy cảnh thì tác giả đã có những giây phút thăng hoa cùng cảm xúc, sự tự hào của một cá tính nghệ sĩ Quan trọng hết, những cảm xúc ấy không đưa con người chìm đắm say mê mà lại ở một cung bậc cao hơn, muốn khám phá chinh phục hoàn toàn Bởi cách nhìn rộng hơn như thế, chúng ta mới thấy rõ từng con sông, từng cánh rừng, từng ngọn núi, quần đảo có tầm quan trọng như thế nào đối với sự phát triển của địa phương

và đất nước Nó không những tô điểm cho non sông tươi đẹp, hùng vĩ mà còn là tài sản quí giá của một quốc gia Tác giả đã đi rất nhiều, hiểu biết cũng nhiều Sự từng trải ấy đã giúp ông có những lời văn vừa nhẹ nhàng thuyết phục, vừa sống động bộc lộ nội tâm của nhân vật trữ tình Ta thử lướt xem một đoạn văn sau: “Năm 1952, bộ đội ta hành quân lên giải phóng Tây Bắc, còn hát “Tây Bắc chốn rừng núi, ngàn năm trông về xuôi …” Thế mà đến giờ, nói một cách châm biếm thì về cơ bản, ta đã “cạo trọc đồi xanh” rồi Độ tán che đất chỉ còn 16,2% diện tích Hơn 2 triệu ha rừng đã bị phá hủy Cả bốn tỉnh miền núi Tây Bắc: Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai chỉ còn Hoàng Liên Sơn đủ tiêu chuẩn để thành vườn quốc gia Những trận mưa rừng gió núi sầm sập đổ ngòi, xuống sông, bào mòn hàng triệu tấn đất mặt, không tích giữ được bao nhiêu nước trong lòng đất Đấy là nguyên nhân làm nên những trận lũ đột ngột của con sông có tiềm năng thủy điện lớn nhất nước ta – sông Đà Đấy là nguyên nhân làm lòng hồ Hòa Bình hiện tại, hồ

Trang 36

Sơn La nay mai bị bồi lắng nhanh”[1; 111] Hiện tượng này nếu không khắc phục sớm

sẽ là một tai hại rất lớn, đe dọa tới đời sống và phát triển nơi đây Ông viết như lời trách móc, phơi bày hiện thực để mọi người chung tay ngăn chặn Đấy là điều đáng quý trong con người ông, một nhà văn đã không đứng ngoài đời sống nhân dân, đi đến đâu là muốn

xông vào tìm hiểu vấn đề Đó không còn là sự diễm lệ của thiên nhiên mà điều tất yếu và nên làm nhất là phải làm sao cho nó càng đẹp hơn và tồn tại mãi mãi Đây là sự lo lắng của ông: ”Ta tự hào đất nước mình có rừng vàng biển bạc, nhưng giờ đây các nhà sản xuất đã phải tính đến nước đi mua gỗ tận Nam Mỹ về chế biến làm hàng xuất khẩu thì báo động cấp nào cho xứng”[11;111] Chúng tôi thật sự thuyết phục với cách đặt vấn đề của ông Phát huy từ sự thành công ở thể loại tiểu thuyết, bút ký đã đi thẳng vào mọi thử thách khuất mắt còn tồn tại Không phải chỉ mình ông nói về vấn đề này nhưng cách lập luận là rất riêng Bởi điều mà ông muốn hướng tới chính là cách giải quyết như thế nào

để người dân có một cuộc sống an toàn, để thiên nhiên mãi là người bạn tốt của con người Muốn vậy, tất cả phải chung tay hành động, không còn là chuyện của riêng ai, tất

cả vì cộng đồng, vì sự nghiệp phát triển của đất nước

Là một công chức nhà nước nên Bắc Sơn có cái nhìn rất kĩ và sâu sắc trong mọi vấn đề Số liệu và sự kiện đã minh chứng điều đó: “Ở đây chỉ nhìn dưới góc độ hộ gia đình, rừng nguyên liệu (như keo làm giấy chẳng hạn) phải mất 6 năm mới khai thác được Giỏi ra cũng chỉ được 150m3/ha, thu mua tại cửa rừng cao nhất cũng chỉ 200ngàn/ m3 Nếu bị đầu nậu ép giá còn thấp hơn”[19;116], hay ở một nơi khác: “Lại cứ cho là thành rừng đi, hoặc là rừng tái sinh thì những năm trước đây kinh phí mỗi năm nhà nước cấp cho 1 ha rừng chỉ là 25.000 đ/ năm 25 ngàn/ năm, chi cho cả bộ máy từ tỉnh xuống huyện, xã Đến tay người dân chỉ còn 9- 10 ngàn, giỏi ra mới được 15 ngàn”[23;117] Đây chỉ là một trong những chi tiết rất nhỏ thể hiện trong bút ký của ông Bức tranh thiên nhiên thật sự ấn tượng bởi nét đơn sơ mộc mạc, in xuống biết bao nhọc nhằn của người dân quê Từng trang bút ký nhắc nhở chúng ta nhìn lại sự sống xung quanh, cần được quan tâm nhiều hơn nữa

Con người tác động vào thiên nhiên đã tạo nên hai mặt của đời sống Nếu chúng

ta khai thác đúng cách thì hiệu quả mang lại là rất lớn Ngược lại, nó sẽ là hậu quả không thể lường trước đươc Đó là nỗi lo canh cánh bên lòng của nhà văn Dường như, ông chưa bao giờ đứng ngoài những hiện tượng ấy Với nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao

Trang 37

cho người nghệ sĩ, ngoài cảm xúc văn học, “con người thế sự” ấy vẫn đêm ngày miệt mài với sáng tác với quan niệm xông thẳng vào trực diện, nhìn thẳng vào sự thật để có biện pháp khắc phục Theo ông, chuyện gì cũng có nguyên nhân và quan trọng nhất phải cùng nhau đưa ra cách khắc phục tốt nhất Tôi còn nhớ trong một bài bút ký có đoạn:

“Bảo vệ được rừng là bảo vệ được khí hậu, bảo vệ được nguồn nước cho thủy điện, thủy lợi Thế thì vì sao ngành điện, ngành thủy lợi và cả ngành du lịch nữa, không ghé vai vào

đỡ đần cho dân miền núi, để họ bảo vệ chăm sóc tất cả rừng quanh họ, như bảo vệ chăm sóc những khu rừng thiêng của làng bản họ”[12;118] Lời trách móc hay lời kêu gọi như thế chỉ có thể là Bắc Sơn Thật không quá nếu chúng ta nghĩ về ông như thế, bởi giọng điệu và cách viết thẳng thắn nhưng chân thật gần gũi, thắm đượm tình người Có thể thấy, ông hiểu được cuộc sống vất vả của người dân nơi đây, bằng trái tim nhạy cảm, chỉ phút chốc biết mình cần làm những gì Bởi bảo vệ được thiên nhiên chính là bảo vệ được

sự sống của chúng ta Đó là điều mà tác giả muốn hướng tới, nguồn lợi mà tự nhiên ban tặng cho con người là không thể chối cãi, điển hình của một vùng quê: “Sông rạch chia cắt, cản trở đi lại, nhưng cũng làm nên màu xanh mát mắt của miệt vườn cây trái, làm nên kinh té vườn Vườn cả nhà anh Nguyễn Việt Hải rộng một công đất Ngoài cây ăn quả, anh dành nhiều khoảnh đất cho việc ươm cây giống và một khoảng rất rộng cho mấy chục cây mai cảnh mê người”[24; 186] Xuôi ngược miền sông nước phương Nam, người con Hà Thành vẫn là tấm lòng nặng trĩu với đời Ông mang đến vùng đất này hơi thở phóng khoáng, và có lẽ mảnh đất này nó đang chờ người đến khai phá và tìm hiểu Con sông Cửu Long cuồn cuộn chảy vào mùa nước nổi lại mang những hạt phù sa về bồi đắp cho cồn thêm bãi, cây trái trĩu cành, cho lòng người thêm phơi phới mùa màng bội thu Sông nước miền Tây có nét rất lạ, đôi khi người địa phương nhiều người vẫn chưa hiểu hết con nước lớn nước ròng hay mùa nước nổi Ấy vậy, Bắc Sơn đã viết rất hay:

“Mương máng nhà nào cũng thông ra sông ngòi, được hưởng phù sa mùa nước nổi Lũ lụt ở đồng bằng sông Cửu Long không chỉ hại mà còn rất lợi cho đời sống, vì thế, mới có chuyện phải tìm mọi cách sống chung với lũ”[2;186] Cụm từ “sống chung với lũ”chứng minh cho việc phải khắc phục được thiên nhiên và biến nó thành công cụ đem lại lợi ích cho con người

Thiên nhiên và con người trong bút ký Nguyễn Bắc Sơn có sự ràng buộc lẫn nhau Điều này có nghĩa ông cũng nằm trong sự ảnh hưởng đó, đôi khi là tâm trạng của người

Trang 38

nghệ sĩ muốn mượn nơi đây chút kí ức của thời đã qua Dòng dời vẫn chảy, mấy ai trong chúng ta biết sống chậm lại để tận hưởng cuộc đời thi vị này Phải chăng tác giả cũng là người như thế? Đứng trước cảnh vật con người bất chợt nhận ra: “Giữa mênh mông trời mây non nước, mà gặp tàu thuyền đã vui Gặp một nếp nhà, một xóm nhỏ càng vui Tôi không thể nào hình dung ra, ở một khe đá của một hòn đảo nhô ra từ một dãy đảo, lại có một mái nhà bé tí tẹo, ẩn mình dưới bống núi thế kia”[5;205] Khám phá và bất ngờ được khám phá là sự may mắn của tác giả Dường như, bước chân ông chưa muốn dừng lại ở phương trời nào Chúng tôi vẫn luôn dõi theo từng trang bút ký của ông với tấm chân tình dành cho con người nặng nợ với đời: “Dựa vào thế núi, nơi con sông đổ về, tạo thành một vực nhỏ, các nhà thiết kế đang biến nó thành một cảnh quan đẹp cho con người thưởng ngoạn và vui chơi giải trí Càng leo ngược lên thượng nguồn, rừng càng rậm rạp âm u Con đường men theo bờ suối vẫn là đường mòn của người đi rừng kiếm củi, song mây, cho du khách cảm giác rờn rợn Thế mới thích”[13; 246] Bức tranh thiên nhiên đã được con người tạo nên vẻ đẹp theo của riêng, nó vẫn còn mang phong thái của

sự hoang sơ hùng vĩ nhưng chính bàn tay con người đã chỉnh sửa lại phục vụ cho họ

Cuối cùng, có thể nói rằng, thiên nhiên mà tác giả đề cập đến đều đặt trong mối quan hệ với con người Chúng tôi thực sự thuyết phục bởi tài năng quan sát nhạy bén nắm bắt tình hình của tác giả Thiết nghĩ, tồn tại mối quan hệ này, xuất phát từ hiện thực nên khi đưa vào tác phẩm là hoàn toàn thuyết phục Điều đáng nói, tác giả đã không cho phép mình chìm vào cảnh đẹp quyến rũ, ông vẫn miệt mài đi tìm và nhận ra những vấn

đề nóng bỏng của xã hội đang diễn ra nơi Chúng tôi cho rằng tác giả xử lý tình huống rất chuyên nghiệp và khéo léo để văn chương không khô khan cứng nhắc mà có sự duyên dáng của nghệ sĩ tài hoa này Thiên nhiên vẫn đẹp nhưng với ông thì nó phải đẹp vĩnh cửu Có thể, màu sắc trong bức tranh ấy không hài hòa lung linh, ẩn chứa bên trong

nó là cái tâm con người, đẩy mạnh tiếng nói trước sự thật Phơi bày sự thật chính là một cách nâng tầm thiên nhiên nơi ấy, đưa ra lời bình so sánh nhằm thấy vai trò con người trong sự phát triển này Suốt hành trình đi tìm, ông đi tìm cho mình từng vùng đất, từng nét văn hóa, cuộc sống con người nơi đây Dù bất cứ đâu, cái mà được đánh giá cao nhất

ở tác giả chính là sự thẳng thắn và chân thật của người nghệ sĩ Khi thấy một vấn đề đang tồn tại thì ông đã mạnh dạn lên tiếng để cùng nhau có cách khắc phục tốt nhất Người ta nói ông đi nhiều, biết nhiều, và có lẽ hơn hết chính là niềm khao khát đam mê

Trang 39

vì nghệ thuật, vì cái tâm của cuộc đời vốn trót nặng nợ Từng vùng đất mà ông đi qua là một nét chấm phá cho bức tranh thiên nhiên thêm phong phú Tôi nghe hơi thở của biển đảo quê hương, nghe tiếng kêu gọi của rừng núi Tây Bắc, nghe từng lời dân ca ngọt ngào của sông nước miền Tây , tất cả góp nên khúc ca tươi đẹp của đất nước Nhưng có thể, trong những âm thanh đó thì tiếng lòng trắc ẩn của con người mới đáng để lắng đọng, bởi lẽ, hơn nửa cuộc đời đã phiêu du mọi nẻo đường thì giờ tiếng lòng con người ấy vẫn vang vang trong từng lời văn Cảnh vật quyến rũ con người nhưng thuyết phục con người vẫn là cuộc sống sinh động ở nơi ấy Ông lúc nào cũng đưa con người vào cách hòa hợp với thiên nhiên Vì vậy, từng bài bút ký là sự trăn trở của tác giả, tác động mạnh

mẽ suy nghĩ của mỗi người Con người có thể cải tạo thiên nhiên nhưng phải biết quy luật của nó thì mới đem lại hiệu quả cao nhất

Bức tranh thiên nhiên là sự cảm xúc của tác giả trước những gì mà tạo hóa ban tặng cho loài người Cuộc sống bộn bề vất vả, chúng ta vẫn thường cho qua những điều tưởng chừng như rất đơn giản ấy Thật sự, chúng tôi có cảm giác dường như tác giả vẫn muốn nhìn cuộc đời nhiều hơn vẻ đẹp thiên nhiên Ông đặt mình là người lữ khách chiêm ngưỡng cảnh đẹp nhưng thực chất cái mà ông hướng tới ảnh hưởng của nó đến đời sống con người Sự vật đều phát triển theo quy luật của tạo hóa, con người phải tồn tại và đấu tranh cho sự sống của mình Bởi vậy, tác giả đã nhìn nhận theo cách rất riêng,

đó là màu sắc bình dị của thiên nhiên, lấy cái mộc mạc hoang sơ để chấm phá bức tranh Với tác dụng chính là không làm cho người đọc sa vào cảnh vật mà ông định hướng tới hiện tượng xảy ra Nó thể hiện rõ cái tôi nhà văn, một con người nặng nợ với đời, tình cảm để lại trong mỗi bài viết chính là nguồn động viên thôi thúc mỗi người Đó còn là niềm tự hào về quê hương, đất nước, lời nhắc nhở thế hệ hôm nay phải biết trân trọng và gìn giữ tài sản quí giá đó Nếu có ai cho rằng: “Thiên nhiên trong bút ký Nguyễn Bắc Sơn mang vẻ đẹp bình dị”, thì điều này hoàn toàn hợp lí Bởi chính con người nhà văn

đã cho ta thấy được phần nào phong cách cũng như tác phẩm của ông Đã từng đi đến nhiều nơi và dường như nơi nào cũng là quê hương của ông, là một bộ phận của mảnh đất hình chữ S này Gặp chuyện là ông đi thẳng vào vấn đề, tìm hiểu khám phá, giải thích cho mọi người hiểu trọn vẹn những gì đã và đang diễn ra Bức tranh thiên nhiên ấy còn thể hiện con người tài hoa hiểu biết rộng từ vốn sống, từ kinh nghiệm, cho đến kiến thức khoa học

Trang 40

2.2 Hi ện thực đời sống và con người trong bút ký Nguyễn Bắc Sơn

M.Gorki nói: “Văn học là nhân học”, điều này xuất phát từ thực tiễn của cuộc sống Tác phẩm văn học là khuôn mẫu thu nhỏ của xã hội đương thời, dù muốn hay không thì tác giả vẫn phải mang ý đồ phản ảnh đời sống của xã hội đó Vì thế, tồn tại dưới thể loại nào thì tác phẩm văn học phải bám sát hiện thực đời sống Bút ký Nguyễn Bắc Sơn là một minh chứng đó, với đặc trưng của thể loại hòa cùng đề tài mà ông lựa chọn đã tạo nên sắc màu cuộc sống thêm kì diệu Chúng tôi nghĩ rằng việc khai thác bút

ký của ông ở khía cạnh này là hoàn toàn hợp lí, bao quát và thể hiện được con người của nhà văn

2.2.1.1 Hiện thực đời sống trong chiến tranh

Chiến tranh đã lùi xa hơn mấy mươi năm, nhưng chắc hẳn trong tâm trí mỗi người con đất Việt sẽ không bao giờ quên lịch sử đấu tranh hào hùng của ông cha Có lẽ, tự do

và hạnh phúc không thể tự nhiên mà có, nhìn lại quá khứ mới thấy được nhân dân ta đã

hi sinh biết bao máu xương, bao vất vả mới có được cuộc sống của hôm nay Như vậy, viết về đề tài này là cảm hứng bất tận đối với nhà văn Nguyễn Bắc Sơn đã khai thác về chiến tranh dưới góc nhìn của tình đồng chí, đồng đội, của sự ngưỡng mộ trước những

sự hy sinh lớn lao của anh lính cụ Hồ

Đọc bút ký của ông mới hiểu hết thế nào là gian nan và khốc liệt của chiến tranh Ông không khai thác nhiều ở sự gian khổ như thế nào bằng giọng điệu khách quan của người từng tham gia cuộc chiến, ông đã đi tìm hiểu và tiếp cận những chi tiết mà có lẽ trong chúng ta phải “giật mình” Bởi trong cuộc chiến, thắng kẻ thù là chuyện không dễ nhưng chiến thắng bản thân mình thì lại càng không dễ dàng gì Ở đó, mới hiểu hết sự ác liệt của chiến tranh và để giành thắng lợi cần rất nhiều yếu tố khác nhau Con người luôn

là nhân tố quyết định, chúng ta đã có một vị tướng tài ba Nhưng cũng chính ông cũng đã trải qua nhiều thử thách của cuộc đời mình, không phải tìm đến vinh quang riêng cho bản thân mà hơn hết sự chính chắn và bản lĩnh của một con người đang đứng trước vận mệnh đất nước, gánh trên vai lời hiệu triệu của non sông Chắc hẳn, chúng ta không thể nào quên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ hay chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng để giải phóng miền Nam thống nhất đất nước Ở đây, có lẽ không ai hiểu hết muốn có sự

Ngày đăng: 02/12/2015, 07:37

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Thái thị Vàng Anh (2010), “Giọng điệu trần thuật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại”, Tạp chí khoa học (Đại học Huế) , (60) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giọng điệu trần thuật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại”, "Tạp chí khoa học (Đại học Huế)
Tác giả: Thái thị Vàng Anh
Năm: 2010
2. Lại Nguyên Ân (2003), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Đại học quốc gia Hà Nội
Năm: 2003
3. Lê Huy Bắc (1998), "Giọng và giọng điệu trong văn xuôi hiện đại", Tạp chí Văn học , (9) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giọng và giọng điệu trong văn xuôi hiện đại
Tác giả: Lê Huy Bắc
Năm: 1998
4. M.Bakhtin (Phạm Vĩnh Cư dịch và tuyển chọn), (2003), Lí luận và thi pháp tiểu thuyết, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận và thi pháp tiểu thuyết
Tác giả: M.Bakhtin (Phạm Vĩnh Cư dịch và tuyển chọn)
Nhà XB: Nxb Hội Nhà văn
Năm: 2003
5. Nguyễn Huệ Chi, Trần Hữu Tá, Đỗ Đức Hiểu, Phùng Văn Tửu ( đồng chủ biên) (2005), Từ điển văn học (bộ mới), Nxb Thế giới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển văn học
Tác giả: Nguyễn Huệ Chi, Trần Hữu Tá, Đỗ Đức Hiểu, Phùng Văn Tửu ( đồng chủ biên)
Nhà XB: Nxb Thế giới
Năm: 2005
6. Võ Thị Hải Chi (2010), Đặc điểm của tùy bút bút ký trong văn học cách mạng Việt Nam giai đoạn 1954- 1975, Luận văn thạc sĩ văn học, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm của tùy bút bút ký trong văn học cách mạng Việt Nam giai đoạn 1954- 1975
Tác giả: Võ Thị Hải Chi
Năm: 2010
7. Nguyễn Văn Dân (2003), Lí luận văn học so sánh, In lần 1, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận văn học so sánh
Tác giả: Nguyễn Văn Dân
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2003
8. Nguyễn Văn Dân (2004), Phương pháp luận nghiên cứu văn học , Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luận nghiên cứu văn học
Tác giả: Nguyễn Văn Dân
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 2004
9. Đào Thị Mỹ Dung (2010), Đặc sắc tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn, Luận văn thạc sĩ văn học, Đại học Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc sắc tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn
Tác giả: Đào Thị Mỹ Dung
Năm: 2010
10. Trương Đăng Dung (1998), Từ văn bản đến tác phẩm văn học, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ văn bản đến tác phẩm văn học
Tác giả: Trương Đăng Dung
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 1998
11. Đức Dũng (1994), "Thử phân biệt ký văn học và ký báo chí", Tạp chí Văn học , (6) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thử phân biệt ký văn học và ký báo chí
Tác giả: Đức Dũng
Năm: 1994
12. Ngô Thị Ngọc Diệp, “Hình tượng tác giả qua những trang hồi kí, hồi ức của Phùng Quán”, nguồn web: saigonact.edu.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hình tượng tác giả qua những trang hồi kí, hồi ức của Phùng Quán”
13. Xuân Diệu (1966), “Cần làm cho một dòng bút ký chảy xiết”, trích Tạp chí Văn học, (12) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cần làm cho một dòng bút ký chảy xiết”
Tác giả: Xuân Diệu
Năm: 1966
14. Đoàn Ánh Dương, “Những lớp sóng tư vi trong bút ký Cô Tô của Nguyễn Tuân” , Tạp chí Nhà văn 12.2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những lớp sóng tư vi trong bút ký Cô Tô của Nguyễn Tuân”
15. Hà Minh Đức (1998), Văn học Việt Nam hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội 16. Hà Minh Đức (chủ biên) (2002), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam hiện đại", Nxb Giáo dục, Hà Nội 16. Hà Minh Đức (chủ biên) (2002), "Lí luận văn học
Tác giả: Hà Minh Đức (1998), Văn học Việt Nam hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội 16. Hà Minh Đức (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2002
17. Hoàng Thu Giang, “Chi tiết nghệ thuật”, nguồn web baomoi.com Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chi tiết nghệ thuật”
18. Đông Hà, “Thiên nhiên và con người Huế trong ký Hoàng Phủ Ngọc Tường”, Tạp chí sông Hương, số đặc biệt 5.2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiên nhiên và con người Huế trong ký Hoàng Phủ Ngọc Tường”, "Tạp chí sông Hương
19. Phạm Hà (16.7.2011), “Người trong tôi – bút ký Nguyễn Bắc Sơn”, ng uồn web baomoi.com Sách, tạp chí
Tiêu đề: Người trong tôi – bút ký Nguyễn Bắc Sơn”
20. Thu Hà (12.2.2005), “Tản mạn trước đèn –Đỗ Chu”, nguồn web vietbao.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tản mạn trước đèn –Đỗ Chu”
21. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên), (1999), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên)
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1999

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w