Hiện thực đời sống trong chiến tranh và trong hòa bình

Một phần của tài liệu đặc điểm bút ký nguyễn bắc sơn (Trang 40 - 47)

6. Đóng góp và cấu trúc của luận văn

2.2.1. Hiện thực đời sống trong chiến tranh và trong hòa bình

2.2.1.1. Hiện thực đời sống trong chiến tranh

Chiến tranh đã lùi xa hơn mấy mươi năm, nhưng chắc hẳn trong tâm trí mỗi người con đất Việt sẽ không bao giờ quên lịch sử đấu tranh hào hùng của ông cha. Có lẽ, tự do và hạnh phúc không thể tự nhiên mà có, nhìn lại quá khứ mới thấy được nhân dân ta đã hi sinh biết bao máu xương, bao vất vả mới có được cuộc sống của hôm nay. Như vậy, viết về đề tài này là cảm hứng bất tận đối với nhà văn. Nguyễn Bắc Sơn đã khai thác về chiến tranh dưới góc nhìn của tình đồng chí, đồng đội, của sự ngưỡng mộ trước những sự hy sinh lớn lao của anh lính cụ Hồ.

Đọc bút ký của ông mới hiểu hết thế nào là gian nan và khốc liệt của chiến tranh. Ông không khai thác nhiều ở sự gian khổ như thế nào bằng giọng điệu khách quan của người từng tham gia cuộc chiến, ông đã đi tìm hiểu và tiếp cận những chi tiết mà có lẽ trong chúng ta phải “giật mình”. Bởi trong cuộc chiến, thắng kẻ thù là chuyện không dễ nhưng chiến thắng bản thân mình thì lại càng không dễ dàng gì. Ở đó, mới hiểu hết sự ác liệt của chiến tranh và để giành thắng lợi cần rất nhiều yếu tố khác nhau. Con người luôn là nhân tố quyết định, chúng ta đã có một vị tướng tài ba. Nhưng cũng chính ông cũng đã trải qua nhiều thử thách của cuộc đời mình, không phải tìm đến vinh quang riêng cho bản thân mà hơn hết sự chính chắn và bản lĩnh của một con người đang đứng trước vận mệnh đất nước, gánh trên vai lời hiệu triệu của non sông. Chắc hẳn, chúng ta không thể nào quên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ hay chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng để giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Ở đây, có lẽ không ai hiểu hết muốn có sự

vinh quang ấy, Đại tướng Võ Nguyên Giáp với tư cách là quyền nhân danh người chỉ huy cao nhất cả quân sự lẫn chính trị phải đối mặt với biết bao quyết định khó khăn. Ông phải đổi ngày tấn công, phải đấu tranh tư tưởng để có được sự nhất trí toàn diện với cộng sự của mình. Đó là sự trăn trở, bao đêm thức trắng và quyết định kịp thời: “Để đảm bảo “đánh chắc thắng”, phải chuyển từ phương châm “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”. Hoãn tiến công, lui về địa điểm tập kết. Mệnh lệnh lui quân phải được chấp hành như mệnh lệnh chiến đấu”[26;13]. Và ông từng cho rằng đó là “một quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời chỉ huy của mình”, có thể đó là những quyết định mang tính lịch sử và nhờ những quyết định đúng đắn đó chúng ta mới có anh hùng như thế. Ấy vậy! Cuộc đời lại đưa đẩy, trong chúng ta sẽ không bao giờ hiểu được: “Bẵng đi một thời gian, chả cứ gì người Việt Nam, đến người nước ngoài cũng sửng sốt khi biết Đại tướng được phân công làm Chủ nhiệm Ủy ban sinh đẻ Kế hoạch hóa gia đình”[17;29]. Có thể thấy, sự phức tạp trong bộ máy chính trị mà chỉ ở chi tiết này dường như bản thân tôi chưa một lần được tiếp cận. Sức hấp dẫn của bút ký Nguyễn Bắc Sơn là chỗ đó.

Khi tổ quốc lên tiếng gọi, bao trái tim Việt Nam đã thổn thức cùng với non sông, họ là những anh lính cụ Hồ kiên trung bất khuất gánh trên vai sứ mệnh thiêng liêng ấy. Chúng tôi như được sống lại trong những ngày tháng hào hùng của dân tộc, tiếp cận với những trang bút ký của Bắc Sơn như được thấm thía trong từng câu chuyện, chia sẽ từng khó khăn mà các anh, các chú đã trải qua. Có những trận thắng vẻ vang thì cũng là mồ hôi, nước mắt, máu xương đổi lại. Những sự sống thần kì, có thể thế hệ hôm nay cũng không nào ngờ họ có một ý chí và sức mạnh đến vậy, chúng ta cùng xem lại đoạn trích về đào hào giao thông: “Các chiến sĩ đi thành hàng, người nọ cách người kia một đoạn hơn chiều cao cơ thể họ, họ bắt đầu đào. Chiếc xẻng (hoặc cuốc) cán ngắn, lưỡi chỉ nhỉnh hơn bàn tay xòe, vật bất li thân, người bạn đồng hành của người lính, được lấy ra. Nếu xa địch thì tha hồ đào không phải khổ như trong tầm đạn súng máy của chúng. Nếu gần chúng mà lại phải đào ban đêm thì phải mang theo sọt đất, bùi nhùi, rơm rạ, cỏ đặt ở vị trí nào đó sao cho có thể che đỡ cơ thể mình phòng khi đạn địch bắn thẳng”[16;55].

Đó là cách sơ lược về đào hào, nhưng mọi việc đâu dễ dàng đến vậy, thực hiện được nó là cả một quá trình gian nan: “Những trận mưa nặng hạt thì quá tệ. Nước dồn xuống lòng hào giao thông. Mới đầu còn nhão nhẹt, dính nhằng bê bết. Sau thì long bõng

những nước cùng bùn, cứ như theo trâu bừa ruộng chiêm ấy. Mọi việc đi lại, ăn, ngủ, vệ sinh và chiến đấu dĩ nhiên cũng diễn ra trong lõm bõm nước như thế. Thằng địch ở trên mặt đất, có cộng sự, lô cốt được dịp hùa với thằng mưa, thằng nước không ngừng dội bom, bắn pháo hằng giờ liền xuống chiến hào vây lấn của ta làm sạt lở, sập nhiều đoạn, gây không ít thương vong cho ta. Có những chiến sĩ bị sập hầm, bị sức ép, ù tai, điếc đặc”[2; 59]. Qua lời kể của người lính già ấy, chúng ta mới thấy giá trị của cuộc sống thanh bình hiện tại. Nguyễn Bắc Sơn nói về cuộc chiến, nhưng ông không đề cập nặng về những cái chết bi thương, mà là mảng nhỏ đời sống của đồng đội, đồng chí đã trải qua những năm tháng như thế. Họ mang trong mình tinh thần thép, trái tim hừng hực khí thế của người chiến sĩ cách mạng. Những nhân chứng ngày xưa giờ kể lại câu chuyện huyền thoại người lính, huyền thoại về cuộc đời đã cống hiến cho non sông, đất nước.

Đọc tiếp như nỗi trăn trở thêm nặng lòng và bút ký Bắc Sơn đã khai phá cho bức tranh ấy thêm hoàn chỉnh: “Cả tháng trời không được rửa, không biết tắm táp là gì. Tóc tai râu ria cứ như người rừng ấy. Ông là cán bộ tiểu đoàn mà chỉ hơn chiến sĩ có lọ mắm cao (nước mắm cô đặc) nhấm với con mắm. Anh em nhiều bữa chỉ có muối. Lên trung đoàn họp, vừa giở bản đồ ra nghe đã dựa lưng vào thành hầm, đầu ngoẹo xuống vai ngủ lúc nào không biết”[19; 59]. Lời kể sống động như cuộc chiến vẫn đang diễn ra đâu đó, có lẽ đó là kí ức một thời không thể nào quên của ông cha ta. Những đêm ngày đối mặt với hiểm nguy, có những cái chết trở nên rất bình thường, vì họ biết rằng hy sinh tất cả vì niềm tin ngày mai chiến thắng. “Máu trộn bùn non” – cụm từ mà Tố Hữu đã sử dụng để chỉ sự khó khăn gian khổ và hi sinh của chiến sĩ cách mạng, nhưng họ vẫn không hề nao núng vẫn là ý chí và niềm tin vào cuộc chiến của cả dân tộc.

Bút ký Nguyễn Bắc Sơn khai thác đề tài chiến tranh như một thước phim tư liệu lịch sử. Viết về người chiến sĩ, họ kể về cuộc sống của họ nên rất khách quan và làm cho chúng ta thật sự cảm động và thuyết phục. Bởi câu chuyện được viết lại chi li đến từng chi tiết, người thật việc thật không có gì để bàn cãi. Không phải là lời kêu gọi hay mỹ từ để ca ngợi về cuộc chiến mà chính người trong cuộc kể về hiện thực đã sống và chiến đấu. Với thái độ thản nhiên, có khi pha chút hóm hỉnh, người lính ấy cho chúng ta một niềm tin, sự tự hào, bình dị của anh bộ đội cụ Hồ. Thời gian đã lùi xa, nhưng trong cái khắc nghiệt của cuộc chiến vẫn thấy đâu đây tâm hồn như người nghệ sĩ: “Có không ít trường hợp hy sinh mà quần áo tả tơi hết cả. Trên mình chỉ còn độc cái quần đùi bọc cái

bụng lép kẹp. Nắng khổ đằng nắng. Mưa khổ vì mưa. Cứ thế mà hứng chịu và đánh nhau với đội quân nhà nghề Pháp trong mưa nắng ấy”[27; 59]. Quả thật, phong thái nhẹ nhàng, chúng ta thấy sự mất mát ấy không là gì cả, cùng hướng về ngày mai tươi sáng.

Đôi khi, cái chết không phải là nỗi ám ảnh đáng sợ nhất mà chính là khi trở thành tù binh của giặc. Có thể nói, sự căm phẫn, uất ức và hành hạ dã man đã tạo nên cuộc chiến khốc liệt hơn cả ngoài chiến trường – đó là cuộc chiến đấu về tinh thần trong các nhà tù. Bắc Sơn đã đưa hiện thực này vào bút ký của ông như chứng tích lịch sử, thể hiện sự anh hùng dân ta cũng như tội ác của kẻ thù được phơi bày mà điển hình nhất là “địa ngục trần gian”- Côn Đảo: “Chuồng cọp khủng khiếp không phải chỉ vì nó hết sức chật hẹp tù túng mà vì một lí do nữa: Nó được thiết kế bởi một ý đồ thâm hiểm phi nhân tính cùng cực. Ở những xà lim khác, khi cánh cửa sắt nặng nề khóa lại thì người tù chỉ còn một mình, muốn làm gì thì làm, nghĩ gì thì nghĩ. Đấy vẫn còn không gian tự do của riêng mình. Chuồng cọp thì không, trần xà lim để chống, có những chấn song sắt bằng ngón chân cái, cọp không phá được nữa là người”[8;169]. Và không biết bao nhiêu con người đã nằm xuống trong địa ngục ấy và đôi khi những người còn sống sót chính là nỗi ám ảnh đến suốt cuộc đời về hình ảnh đồng đội và về chính bản thân mình. Tác giả đã miêu tả trong chi tiết này, làm cho chúng ta có cảm giác đến rợn người và biết rằng chiến tranh là như thế đó, phải biết trân trọng cuộc sống hôm nay.

Người xưa có câu “hoạn nạn mới biết chân tình”, trong hoàn cảnh ấy, tình đồng đội ngày càng khắng khít, chia nhau từng miếng cơm, manh áo, động viên nhau vượt qua mọi khó khăn, trân trọng nhau vì những lí tưởng cao đẹp. Chiến tranh với Bắc Sơn

không chỉ là khó khăn, gian khổ, không chỉ có vinh quang mà còn có tình đồng chí,

nghĩa đồng bào, tình quân dân khắng khít che chở nhau. Để rồi dù xa nhau bao năm họ vẫn luôn trăn trở về đồng đội: “Cùng sống với anh em có mấy mươi ngày ấy mà tưởng như mấy mươi năm. Mà anh em toàn những người sắt đá trung kiên cả đấy. Không biết sau đó họ có thế nào, ai còn, ai mất. Bây giờ họ sống thế nào? Đời người bao thăng trầm, sướng khổ, buồn vui… Không thấy sách vở, báo chí nào nói đến họ …Hi sinh nhiều lắm mới có được một trang sử vàng cho dân tộc đấy. Giời mình sống đến bây giờ, càng nghĩ càng thương anh em”[26; 65]. Tác giả đã trích nguyên văn lời tâm sự của nhân vật, cho ta thấy cái chân tình càng thấm đậm vào lòng người. Thể hiện một con người tinh tế, ông hiểu đời và hiểu người đã tạo điều kiện cho người đối diện trải lòng mình bằng cảm xúc

thật nhất, chân thành nhất. Một lần nữa thuyết phục chúng ta bằng lối tư duy sáng tạo như thế.

Có thể nói, mảng đề tài này không phải xuyên suốt trong bút ký của Bắc Sơn. Vấn đề mà ông hướng đến chính là những con người trong hoàn cảnh như thế, đó là những người đã tạo nên điều kì diệu của cuộc sống hôm nay. Đây là tiền đề quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho chúng ta hiểu rõ hơn về bức chân dung sẽ được nhắc đến. Thiết nghĩ, những chiến thắng lịch sử của dân tộc đều có máu xương, sự hi sinh của ông cha ta, việc khai thác khía cạnh này sẽ một lần nữa nhắc nhở mỗi người con đất Việt hôm nay phải sống xứng đáng với cha ông ngày trước.

2.2.1.2.Hiện thực đời sống trong thời bình

Qua bao thăng trầm của lịch sử, đất nước ta đang vươn mình phát triển, hướng tới

tương lai tốt đẹp hơn. Tất cả hòa cùng nhịp đập của dân tộc, góp sức mình xây dựng quê hương giàu mạnh. Chiến tranh cũng đã lùi xa, mọi vất vả gian nan lùi vào quá khứ,

chúng ta cùng đưa đất nước bước vào kỉ nguyên mới “độc lập dân tộc gắn liền với chủ

nghĩa xã hội”. Với nhiệm vụ đó, có thể nói Nguyễn Bắc Sơn đã hoàn thành một cách thuyết phục. Những trăn trở của cuộc đời nghệ sĩ, tiếng nói của ông không ngừng vang vọng trong từng trang văn, từng tác phẩm. Nó là những cuộc hành trình xuôi ngược đi đến từng ngõ ngách, từng con đường, từng khu phố, bản làng. Ông vẽ nên bức tranh muôn màu của cuộc sống hiện đại, dù còn nhiều khó khăn nhưng vẫn giữ niềm tin vào tương lai và sự thay đổi của quê hương. Lật qua từng trang bút ký, chúng tôi như lắng đọng với đôi mắt quan sát tinh tế của nhà văn. Trái tim thổn thức trước đời sống vô cùng sinh động của người dân được tái hiện dưới ngòi bút tinh tế, sắc nét.

Trước hết, chúng ta sẽ thấy một trong những thay đổi của thủ đô: “Thành phố cũng đã cải tạo, mở rộng làm mới thêm nhiều tuyến phố. Bây giờ, bạn đi từ cửa ô nào vào thành phố cũng thấy đường thênh thang rộng mở. Trong nội thành, các trục đường mới bề thế, có hai chiều đường tách hẳn nhau, ở giữa là cây xanh, thảm cỏ, vườn hoa, đèn chiếu sáng như một dãy công viên đẹp chạy hút tầm mắt”[16; 29]. Có lẽ, chỉ là một người con Hà Thành mới có những cách nhìn sâu sắc đến vậy, những con đường mới hoàn thành góp phần đưa thủ đô thêm mới, khoác lên mình áo mới với sự phát triển mới, thủ đô sẽ cùng cả nước đi lên từ chính những con đường ấy. Ông vạch ra nhiều hơn cho cuộc sống thủ đô ngày mới, đó là sự cần thiết để nơi đây xứng đáng là trái tim tổ quốc.

Ngoài ra, chúng tôi nhận thấy những vấn đề được nhắc đến trong bút ký của Nguyễn Bắc Sơn là mảng rất nhỏ trong cuộc sống, dường như ít được ai nói đến. Đó chính là cái hay của tác giả. Xuyên suốt cuộc hành trình, cuộc trò chuyện, những cái mà được ông nhắc đến luôn khiến cho người ta thán phục và bất ngờ. Ở khía cạnh này cũng thế, ông vẫn tạo cho mình một phong cách rất riêng, là hiện thực đời sống hiếm khi được trọn vẹn màu hồng. Con người vẫn miệt mài đi tìm sự hoàn mỹ, bởi từng trang bút ký rất nặng nợ, rất trăn trở trước cuộc sống của đồng bào miền núi, nông thôn. Đôi khi, ông thở phào nhẹ nhõm vì địa phương nào đó có nhiều phát triển, lúc ấy lời văn rất bay bổng thanh thoát. Khi là những mảnh đời còn nương náu đâu đó chưa ổn định, ông lại cứng rắn và tìm ra con đường mới hơn giải quyết cùng với họ. Bút ký là sự trải lòng của nhà văn cùng với bạn đọc, cũng là điều dễ hiểu, bởi Bắc Sơn đã bôn ba trên vạn nẻo đường của quê hương, đã gặp rất nhiều người nên hiện thực trong bức tranh ấy có phần đặc biệt, mang cá tính của tác giả. Ông viết về cuộc sống của người dân Sơn La: “Nhà anh trên sườn đồi đã kín nhà mới xây, như chứng minh cho tốc độ đô thị hóa phố núi trẻ trung này. Nói nhà tầng đúp, vì nhìn bề ngoài nhà anh Muôn là một chỉnh thể kiến trúc hài hòa, cân đối, nhưng thật ra lại là hai căn nhà chung tường. Anh chị ở một bên, gia đình con trai ở một bên, giống như nhiều gia đình người Kinh bây giờ”[4;146]. Nếu gọi đây là minh chứng thì nhất thiết nó là sự thể hiện rõ ràng cho sự phát triển của vùng đất, người dân ấm no thì địa phương mới phát triển. Đâu đó, chúng tôi còn thấy sự quan tâm của ông: “Con đường trải nhựa không rộng nhưng phẳng lì, mấy năm trước hai bên chắc vẫn còn là rừng ngập mặn, giờ đây đô thị hóa rất nhanh. Nhà cửa đơn sơ lợp tôn buôn

Một phần của tài liệu đặc điểm bút ký nguyễn bắc sơn (Trang 40 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)