Khái niệm về giọng điệu nghệ thuật

Một phần của tài liệu đặc điểm bút ký nguyễn bắc sơn (Trang 63 - 64)

6. Đóng góp và cấu trúc của luận văn

3.1.1.Khái niệm về giọng điệu nghệ thuật

Từ điển Tiếng Việt, định nghĩa về giọng: “Giọng là độ cao thấp, mạnh yếu của lời nói, tiếng hát, là cách phát âm của một địa phương, là cách diễn đạt bằng ngôn ngữ, biểu thì thái độ, tình cảm nhất định, là gam đã xác định âm chủ”.

Từ điển Tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ biên soạn), viết về giọng điệu: “Giọng điệu

chính là giọng nói, lối nói biểu thị một thái độ nhất đinh”.

Qua hai định nghĩa trên có thể thấy rằng giọng và giọng điệu là hai yếu tố góp phần làm nên cuộc sống thêm muôn màu muôn vẻ.

Còn trong tác phẩm văn học, một trong những yếu tố cấu thành nét đắc trưng cho mỗi loại hình lời văn nghệ thuật là giọng và giọng điệu. Nó được tổ chức công phu, thể hiện cái tôi sáng tạo của nhà văn, và thông thường không chỉ một giọng điệu mà sự đa giọng hòa trong cấu trúc tác phẩm. Mỗi nhà văn sẽ lựa chọn cho nhân vật của mình mang phong thái khác nhau, cất lên tiếng nói của người nghệ sĩ đối với cuộc đời và số

phận. “Giọng điệu nghệ thuật không chỉ là yếu tố hàng đầu của phong cách, là phương tiện biểu hiện quan trọng của tác phẩm văn học mà còn là yếu tố có vai trò thống nhất mọi yếu tố khác của hình thức tác phẩm vào một chỉnh thể”(Trần Đình Sử).

Như vậy, giọng điệu như một kim chỉ nam cho việc khám phá giá trị tác phẩm của độc giả. Giọng điệu gắn với cảm hứng chủ đạo, góp phần tăng giảm hiệu suất của tác phẩm văn chương, được thể hiện ở nhiều cấp độ khác nhau như từ ngữ, cách thức tạo nhịp, kết cấu, gieo vần, sử dụng môtip và xây dựng hình tượng.

Văn học cách mạng trong những năm kháng chiến đã kiến tạo giọng điệu chủ thể đó chính là giọng điệu oai hùng, ca ngợi, niềm tin chiến thắng. Khi đấy, cái tôi cá nhân hòa chung vào cái tôi lớn nhất đó là Tổ quốc. Tất cả vì tiền tuyến, văn học cũng phải hoàn thành sứ mệnh thiêng liêng cùng dân tộc. Từ năm 1986 đến nay, đất nước tiến hành công cuộc đổi mới hòa nhập, văn học đã khoác lên mình chiếc áo rộng hơn, thoải mái hơn để cất tiếng reo vang cùng khúc ca tươi sáng của đất nước trong ngày mới. Đó là lúc cái tôi được lên tiếng mạnh mẽ hơn bao giờ hết và dĩ nhiên sự sáng tạo và thể hiện giọng điệu là không thể tránh khỏi, là sự đa dạng trong giọng điệu làm nên những tác phẩm đầy màu sắc như xã hội ta được tái hiện một cách linh hoạt và sinh động nhất. Bút ký không nằm ngoài dòng chảy ấy, mảnh đất màu mỡ của những cái tôi cá tính thỏa sức

tung hoành mang hơi thở của thời đại mới. Chúng ta có một Đỗ Chu giản dị, chân

phương nhẹ nhàng, thấm đượm chất triết lí, suy tư, một Hoàng Phủ Ngọc Tường luôn tìm tòi cách tân, một Tô Hoài giản dị, tỉnh táo, điềm tĩnh …tất cả là nên sự phong phú của thể loại bút ký trong văn học đương đại.

Tiếp bước những phong cách sáng tác đó, Nguyễn Bắc Sơn đã cho ra đời đứa con tinh thần mang sắc thái và giọng điệu của riêng mình. Ở ông, có sự pha trộn giữa nhiều tính cách khác nhau, mà hơn hết là sự kết hợp đặc biệt chính là cái tôi nhà văn và nhà báo đã góp phần làm nên tính đa giọng trong từng trang bút ký. Đó là giọng điệu triết lí, giọng trữ tình hóm hỉnh, và giọng nghị luận mang màu sắc báo chí.

Một phần của tài liệu đặc điểm bút ký nguyễn bắc sơn (Trang 63 - 64)