Thiên nhiên đặt trong mối quan hệ với con người

Một phần của tài liệu đặc điểm bút ký nguyễn bắc sơn (Trang 33 - 40)

6. Đóng góp và cấu trúc của luận văn

2.1.2. Thiên nhiên đặt trong mối quan hệ với con người

Bút ký Nguyễn Bắc Sơn là những trang thời sự nóng bỏng, hiện thực nhưng cũng rất cảm động . Tinh thần chủ đạo trong bút ký là cái nhìn nhân đạo, tấm lòng của một con người không ngồi yên trước những điều đã xảy ra. Điều này được chứng minh qua

các bài bút ký viết về các vùng đất nơi ông đặt chân đến. Mỗi địa danh là một cảnh đẹp

nhưng dưới cách nhìn của tác giả lại trở thành những vấn đề mang tính thời sự. Thiên nhiên vẫn đẹp như cái bản chất mà tạo hóa đã an bài, ông vẫn thưởng thức, vẫn chiêm ngưỡng nhưng sự lãng mạn của nghệ sĩ dường như đang chờ đợi một cá tính khác nổi trội hơn. Chúng tôi cho rằng đó là “con người thế sự”. Không thể phủ nhận rằng ông cũng là nhà báo, nhưng trên hết niềm đam mê văn chương cháy mạnh hơn bao giờ hết. Nỗi trăn trở này được thể hiện ngay cả tựa đề của từng bài bút ký, tạo nên không khí ngay từ đầu đưa ta vào những tuyệt cảnh của đất nước và bên trong nó là những suy nghĩ của tác giả.

Nước ta đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì vậy, những vấn đề phải đối mặt là không tránh khỏi như ô nhiễm môi trường, chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, cơ sở hạ tầng…tất cả đặt ra cho mọi người phải làm gì để khắc phục tồn tại này. Điều đó không nằm ngoài sự trăn trở của tác giả, bước chân người nghệ sĩ đã viết và

khám phá về nó một cách trọn vẹn. Thiết nghĩ, thiên nhiên và con người là đề tài muôn

thuở nhưng ở mỗi người sẽ có cách nhìn, tư duy khác nhau. Với Nguyễn Bắc Sơn, bức tranh thiên nhiên vẫn lung linh sắc màu, chan chứa cảm xúc làm nao nao lòng người, mà quan trọng có lẽ ảnh hưởng của nó là không thể thay thế được trong đời sống con người.

Ông viết về một con sông: “Từ ngàn xưa sông Hồng vẫn thế, bên lở bên bồi thế kia. Bây giờ không còn những cánh buồm nâu non, dòng sông có bớt mộng mơ và có rộng thêm ra? Hình như dòng sông đã chật lại, hẹp đi. Nó đã phải chồng chất trên lưng mình thêm bao nhiêu gánh nặng với đất nước, với cuộc đời, nên cũng bề bộn hơn, ngổn ngang hơn và có phần nhếch nhác hơn. Những cơn mưa ngắn ngủi, hiếm hoi đầu hè chưa đủ tưới cho đất no nước, nên chưa có lũ. Nước sông Hồng vẫn còn rất trong. Từ mặt sông ngước lên, ở chỗ bị sạt lở, những thớ đất phù sa màu mỡ, ngon như những miếng gan gà trên mâm cỗ tết, cứ như khoe công sức mình ngày đêm hút nước mát dưới lòng sông, làm nên màu xanh tươi non của những vạt ngô, đỗ, lạc mấy xã thuộc huyện Gia Lâm bên tả ngạn”[1;19]. Lấy con sông Hồng làm mạch cảm xúc tuôn chảy nhưng tân sâu tâm hồn con người ấy vẫn canh cánh bên lòng nỗi niềm của cuộc sống. Chính dòng sông này đã chảy nặng phù sa bồi đắp cho bờ bãi thêm xanh, cho nông dân thêm mùa bội thu.

Chắc hẳn, chúng ta sẽ không ngờ con sông ấy là nhân chứng lịch sử, đi qua bao thăng trầm lịch sử thủ đô. Và bây giờ lại thay đổi khiến người ta không khỏi chua xót: “Con sông nào cũng có đời sống của riêng nó. Dòng chảy nào cũng có quy luật riêng của nó. Những bãi cát tự nó bồi lên, là kết quả của quy luật của dòng chảy của nó, nên những đơn vị được phép có thể mặc sức khai thác. Còn việc tùy tiện lập bến, tùy tiện khai thác như thế, là sự can thiệp vô lối vào đời sống của dòng chảy, phá vỡ qui luật của dòng chảy, là sự chọc tức thiên nhiên. Nếu nó trả thù? Và nó đã trả thù. Mùa lũ năm 1997, chính con sông Hồng này đã lôi tuột cả một trạm bơm ở Hà Tây và cả mấy ngôi nhà ở tổ 76 phường Bạch Đằng, Hà Nội, xuống hà bá là gì?”[3;20]. Rõ ràng, chúng ta thấy sự trăn trở của tác giả là hoàn toàn có cơ sở. Nếu mọi việc không được lên tiếng thì hậu quả đều do con người gánh chịu. Trước vẻ êm đềm của dòng sông nhưng mấy ai hiểu được những đợt sóng ngầm đã xảy ra, chúng ta vẫn thờ ơ trước nạn khai thác như thế. Dù sao, con sông vẫn chảy như ngày nào, mọi người cần nhìn nhận và thức tỉnh trước việc làm này. Ở một góc nhìn khác, sông Hồng như bị vắt kiệt sức có hạn của nó, vẻ thơ mộng được thay bằng rác– những bãi rác như muốn vùi lấp con sông này: “Nhưng điều đáng nói hơn nữa, sông Hồng bị coi là bể rác của một bộ phận dân cư ven sông, ngày càng có chiều hướng tăng lên. Chả thế mà ngồi trên tàu cứ có cảm tưởng như ở dưới đáy của một bể rác, dưới chân của một núi rác khổng lồ. Còn bến tàu du lịch thì không bậc lên xuống, không biến hiệu, cỏ mọc lan, nhìn đâu cũng thấy rác, cũng giống như những bến đò

ngang của một vùng quê nào đó. Khách du lịch, trong đó có nhiều khách nước ngoài nếu không nhìn vô tấm biển hướng dẫn du lịch sông Hồng, không thể tin rằng, đây là bến tàu của một tuyến du lịch hấp dẫn bậc nhất Hà Nội”[16;21]. Dường như, cây bút ấy vẫn miệt mài khám phá những hiện thực của cuộc sống. Hà Nội đấy – thủ đô ngàn hoa rực rỡ nhưng bên trong đó chúng ta cần phải nhận thức nhiều hơn, hành động nhiều hơn nữa để gìn giữ cảnh quan thiên nhiên của vùng đất này. Là người con thủ đô, nỗi trăn trở ấy như xoáy sâu vào tận lòng người. Có lẽ, khi đặt vấn đề này thì Hà Nội cũng đã thay đổi và khoác lên mình bộ áo mới, nhiều công trình đã được xây dựng để “khúc sông của mình cho xứng đáng là tà áo dài tha thướt của cô gái Hà Nội”. Các bạn thấy không, nếu chúng ta biết trân trọng và bảo vệ thiên nhiên thì đó là nguồn lợi rất dồi dào để chúng ta khai thác, phục vụ lợi ích phát triển về sau.

Người ta thường nói “tức cảnh sinh tình”, với Nguyễn Bắc Sơn chưa hẳn là vậy. Những nơi ông đến luôn là vùng đất thân thiện tươi đẹp, là thiên nhiên hoang sơ hùng vĩ, là rừng vàng biển bạc nhưng bức tranh ấy chỉ dừng lại màu sắc vừa đủ. Nếu cho rằng, có

tình khi thấy cảnh thì tác giả đã có những giây phút thăng hoa cùng cảm xúc, sự tự hào

của một cá tính nghệ sĩ. Quan trọng hết, những cảm xúc ấy không đưa con người chìm đắm say mê mà lại ở một cung bậc cao hơn, muốn khám phá chinh phục hoàn toàn. Bởi

cách nhìn rộng hơn như thế, chúng ta mới thấy rõ từng con sông, từng cánh rừng, từng

ngọn núi, quần đảo có tầm quan trọng như thế nào đối với sự phát triển của địa phương và đất nước. Nó không những tô điểm cho non sông tươi đẹp, hùng vĩ mà còn là tài sản

quí giá của một quốc gia. Tác giả đã đi rất nhiều, hiểu biết cũng nhiều. Sự từng trải ấy đã

giúp ông có những lời văn vừa nhẹ nhàng thuyết phục, vừa sống động bộc lộ nội tâm của nhân vật trữ tình. Ta thử lướt xem một đoạn văn sau: “Năm 1952, bộ đội ta hành quân lên giải phóng Tây Bắc, còn hát “Tây Bắc chốn rừng núi, ngàn năm trông về xuôi …”. Thế mà đến giờ, nói một cách châm biếm thì về cơ bản, ta đã “cạo trọc đồi xanh” rồi. Độ tán che đất chỉ còn 16,2% diện tích. Hơn 2 triệu ha rừng đã bị phá hủy. Cả bốn tỉnh miền núi Tây Bắc: Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai chỉ còn Hoàng Liên Sơn đủ tiêu chuẩn để thành vườn quốc gia. Những trận mưa rừng gió núi sầm sập đổ ngòi, xuống sông, bào mòn hàng triệu tấn đất mặt, không tích giữ được bao nhiêu nước trong lòng đất. Đấy là nguyên nhân làm nên những trận lũ đột ngột của con sông có tiềm năng thủy điện lớn nhất nước ta – sông Đà. Đấy là nguyên nhân làm lòng hồ Hòa Bình hiện tại, hồ

Sơn La nay mai bị bồi lắng nhanh”[1; 111]. Hiện tượng này nếu không khắc phục sớm sẽ là một tai hại rất lớn, đe dọa tới đời sống và phát triển nơi đây. Ông viết như lời trách móc, phơi bày hiện thực để mọi người chung tay ngăn chặn. Đấy là điều đáng quý trong con người ông, một nhà văn đã không đứng ngoài đời sống nhân dân, đi đến đâu là muốn

xông vào tìm hiểu vấn đề. Đó không còn là sự diễm lệ của thiên nhiên mà điều tất yếu và

nên làm nhất là phải làm sao cho nó càng đẹp hơn và tồn tại mãi mãi. Đây là sự lo lắng của ông: ”Ta tự hào đất nước mình có rừng vàng biển bạc, nhưng giờ đây các nhà sản xuất đã phải tính đến nước đi mua gỗ tận Nam Mỹ về chế biến làm hàng xuất khẩu thì báo động cấp nào cho xứng”[11;111]. Chúng tôi thật sự thuyết phục với cách đặt vấn đề của ông. Phát huy từ sự thành công ở thể loại tiểu thuyết, bút ký đã đi thẳng vào mọi thử thách khuất mắt còn tồn tại. Không phải chỉ mình ông nói về vấn đề này nhưng cách lập luận là rất riêng. Bởi điều mà ông muốn hướng tới chính là cách giải quyết như thế nào để người dân có một cuộc sống an toàn, để thiên nhiên mãi là người bạn tốt của con người. Muốn vậy, tất cả phải chung tay hành động, không còn là chuyện của riêng ai, tất cả vì cộng đồng, vì sự nghiệp phát triển của đất nước.

Là một công chức nhà nước nên Bắc Sơn có cái nhìn rất kĩ và sâu sắc trong mọi vấn đề. Số liệu và sự kiện đã minh chứng điều đó: “Ở đây chỉ nhìn dưới góc độ hộ gia đình, rừng nguyên liệu (như keo làm giấy chẳng hạn) phải mất 6 năm mới khai thác được. Giỏi ra cũng chỉ được 150m3/ha, thu mua tại cửa rừng cao nhất cũng chỉ 200ngàn/ m3. Nếu bị đầu nậu ép giá còn thấp hơn”[19;116], hay ở một nơi khác: “Lại cứ cho là thành rừng đi, hoặc là rừng tái sinh thì những năm trước đây kinh phí mỗi năm nhà nước cấp cho 1 ha rừng chỉ là 25.000 đ/ năm. 25 ngàn/ năm, chi cho cả bộ máy từ tỉnh xuống huyện, xã. Đến tay người dân chỉ còn 9- 10 ngàn, giỏi ra mới được 15 ngàn”[23;117]. Đây chỉ là một trong những chi tiết rất nhỏ thể hiện trong bút ký của ông. Bức tranh thiên nhiên thật sự ấn tượng bởi nét đơn sơ mộc mạc, in xuống biết bao nhọc nhằn của người dân quê. Từng trang bút ký nhắc nhở chúng ta nhìn lại sự sống xung quanh, cần được quan tâm nhiều hơn nữa.

Con người tác động vào thiên nhiên đã tạo nên hai mặt của đời sống. Nếu chúng ta khai thác đúng cách thì hiệu quả mang lại là rất lớn. Ngược lại, nó sẽ là hậu quả không thể lường trước đươc. Đó là nỗi lo canh cánh bên lòng của nhà văn. Dường như, ông chưa bao giờ đứng ngoài những hiện tượng ấy. Với nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao

cho người nghệ sĩ, ngoài cảm xúc văn học, “con người thế sự” ấy vẫn đêm ngày miệt mài với sáng tác với quan niệm xông thẳng vào trực diện, nhìn thẳng vào sự thật để có biện pháp khắc phục. Theo ông, chuyện gì cũng có nguyên nhân và quan trọng nhất phải cùng nhau đưa ra cách khắc phục tốt nhất. Tôi còn nhớ trong một bài bút ký có đoạn: “Bảo vệ được rừng là bảo vệ được khí hậu, bảo vệ được nguồn nước cho thủy điện, thủy lợi. Thế thì vì sao ngành điện, ngành thủy lợi và cả ngành du lịch nữa, không ghé vai vào đỡ đần cho dân miền núi, để họ bảo vệ chăm sóc tất cả rừng quanh họ, như bảo vệ chăm sóc những khu rừng thiêng của làng bản họ”[12;118]. Lời trách móc hay lời kêu gọi như thế chỉ có thể là Bắc Sơn. Thật không quá nếu chúng ta nghĩ về ông như thế, bởi giọng điệu và cách viết thẳng thắn nhưng chân thật gần gũi, thắm đượm tình người. Có thể thấy, ông hiểu được cuộc sống vất vả của người dân nơi đây, bằng trái tim nhạy cảm, chỉ phút chốc biết mình cần làm những gì. Bởi bảo vệ được thiên nhiên chính là bảo vệ được sự sống của chúng ta. Đó là điều mà tác giả muốn hướng tới, nguồn lợi mà tự nhiên ban tặng cho con người là không thể chối cãi, điển hình của một vùng quê: “Sông rạch chia cắt, cản trở đi lại, nhưng cũng làm nên màu xanh mát mắt của miệt vườn cây trái, làm nên kinh té vườn. Vườn cả nhà anh Nguyễn Việt Hải rộng một công đất. Ngoài cây ăn quả, anh dành nhiều khoảnh đất cho việc ươm cây giống và một khoảng rất rộng cho mấy chục cây mai cảnh mê người”[24; 186]. Xuôi ngược miền sông nước phương Nam, người con Hà Thành vẫn là tấm lòng nặng trĩu với đời. Ông mang đến vùng đất này hơi thở phóng khoáng, và có lẽ mảnh đất này nó đang chờ người đến khai phá và tìm hiểu. Con sông Cửu Long cuồn cuộn chảy vào mùa nước nổi lại mang những hạt phù sa về bồi đắp cho cồn thêm bãi, cây trái trĩu cành, cho lòng người thêm phơi phới mùa màng bội thu. Sông nước miền Tây có nét rất lạ, đôi khi người địa phương nhiều người vẫn chưa hiểu hết con nước lớn nước ròng hay mùa nước nổi. Ấy vậy, Bắc Sơn đã viết rất hay: “Mương máng nhà nào cũng thông ra sông ngòi, được hưởng phù sa mùa nước nổi. Lũ lụt ở đồng bằng sông Cửu Long không chỉ hại mà còn rất lợi cho đời sống, vì thế, mới có chuyện phải tìm mọi cách sống chung với lũ”[2;186]. Cụm từ “sống chung với lũ”chứng minh cho việc phải khắc phục được thiên nhiên và biến nó thành công cụ đem lại lợi ích cho con người.

Thiên nhiên và con người trong bút ký Nguyễn Bắc Sơn có sự ràng buộc lẫn nhau.

nghệ sĩ muốn mượn nơi đây chút kí ức của thời đã qua. Dòng dời vẫn chảy, mấy ai trong chúng ta biết sống chậm lại để tận hưởng cuộc đời thi vị này. Phải chăng tác giả cũng là người như thế? Đứng trước cảnh vật con người bất chợt nhận ra: “Giữa mênh mông trời mây non nước, mà gặp tàu thuyền đã vui. Gặp một nếp nhà, một xóm nhỏ càng vui. Tôi không thể nào hình dung ra, ở một khe đá của một hòn đảo nhô ra từ một dãy đảo, lại có một mái nhà bé tí tẹo, ẩn mình dưới bống núi thế kia”[5;205]. Khám phá và bất ngờ được khám phá là sự may mắn của tác giả. Dường như, bước chân ông chưa muốn dừng lại ở phương trời nào. Chúng tôi vẫn luôn dõi theo từng trang bút ký của ông với tấm chân tình dành cho con người nặng nợ với đời: “Dựa vào thế núi, nơi con sông đổ về, tạo thành một vực nhỏ, các nhà thiết kế đang biến nó thành một cảnh quan đẹp cho con người thưởng ngoạn và vui chơi giải trí. Càng leo ngược lên thượng nguồn, rừng càng rậm rạp âm u. Con đường men theo bờ suối vẫn là đường mòn của người đi rừng kiếm củi, song mây, cho du khách cảm giác rờn rợn. Thế mới thích”[13; 246]. Bức tranh thiên nhiên đã được con người tạo nên vẻ đẹp theo của riêng, nó vẫn còn mang phong thái của sự hoang sơ hùng vĩ nhưng chính bàn tay con người đã chỉnh sửa lại phục vụ cho họ.

Cuối cùng, có thể nói rằng, thiên nhiên mà tác giả đề cập đến đều đặt trong mối quan hệ với con người. Chúng tôi thực sự thuyết phục bởi tài năng quan sát nhạy bén nắm bắt tình hình của tác giả. Thiết nghĩ, tồn tại mối quan hệ này, xuất phát từ hiện thực nên khi đưa vào tác phẩm là hoàn toàn thuyết phục. Điều đáng nói, tác giả đã không cho

Một phần của tài liệu đặc điểm bút ký nguyễn bắc sơn (Trang 33 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)