Đặc điểm giọng điệu nghệ thuật trong bút ký Nguyễn Bắc Sơn

Một phần của tài liệu đặc điểm bút ký nguyễn bắc sơn (Trang 64 - 73)

6. Đóng góp và cấu trúc của luận văn

3.1.2. Đặc điểm giọng điệu nghệ thuật trong bút ký Nguyễn Bắc Sơn

3.1.2.1. Giọng điệu triết lí, suy tư

Giọng điệu triết lí được thể hiện qua tính chất khẳng định để nhấn mạnh những vấn đề mà nhà văn cần thông điệp, triết luận với người đọc. Nói cho cùng, lúc ấy ý kiến

trở thành chân lí và được thử thách trong hoàn cảnh thực tiễn. Sử dụng giọng điệu này giúp cho nhà văn mang hơi thở của của sự chiêm nghiệm, tinh tế và sâu sắc. Vấn đề đưa lên tính chung của sự vật, được chứng minh thực tiễn cuộc sống và nó luôn đúng ở góc độ nào đó.

Trong bút ký Nguyễn Bắc Sơn, giọng điệu được thể hiện một cách rõ ràng, khi là triết lí về chiến tranh, triết lí về thực tiễn, triết lí về cuộc đời…góp phần làm nên sự phong phú cho người đọc trong bản nhạc đa âm sắc như vậy. Viết về thực tiễn của cuộc chiến tranh, với niềm tin vào chiến thắng tự hào dân tộc: “Chớ có nói lịch sử không bao giờ lặp lại. Lịch sử kháng chiến của dân tộc ta chả đã nhiều lần lặp lại đó thôi. Trước hết là ba lần đánh thắng giặc trên cùng một địa danh nổi tiếng – Bạch Đằng, bằng cùng một chiến thuật, dùng trận địa cọc cắm xuống lòng sông. Lịch sử kháng chiến nước cộng hòa non trẻ thời đại Hồ Chí Minh cũng đã lặp lại thú vị: Điện Biên Phủ, kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp; Chiến dịch Hồ Chí Minh kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ và chính quyền Sài Gòn. Cuộc kháng chiến lần thứ nhất giải phóng nửa nước khỏi ách thực dân cũ. Cuộc kháng chiến lần thứ hai giải phóng nửa nước còn lại khỏi chế độ thực dân mới. Cả hai cuộc kháng chiến đều chung vào một thời điểm – mùa xuân, cùng một vị chỉ

huy – Võ Nguyên Giáp, cùng một thời gian diễn ra chiến dịch:55 ngày!”[8;25]. Người ta

thường có câu: “lịch sử không bao giờ lặp lại” nhưng với tác giả chứng minh cho chúng ta thấy “lịch sử có lặp lại”, có thể sự lập luận này chưa hẳn đã đúng hoàn toàn nhưng tại một thời điểm, góc độ nhìn nhận thì sự suy ngẫm của ông là phù hợp. Bởi, lịch sử hôm nay lặp lại những trang huy hoàng như thế chính là có một điểm chung – nhờ có sự lãnh đạo tài tình của đại tướng huyền thoại – Võ Nguyên Giáp. Những tình cảm mà ông dành cho Đại tướng chính là sự kính trọng, ngưỡng mộ một con người tài đức vẹn toàn. Hay ở một lần khác, ông cũng viết về Bác: “Thực tiễn là tiêu chuẩn chân lí. Lịch sử chiến tranh cách mạng Việt Nam đã chứng tỏ cái nhìn thấu thị chính trị và quân sự của Bác. Cách dùng người, cách bố trí sắp xếp cán bộ của Bác. Chưa bao giờ thấy ông kể gì về thanh gươm Đại tướng ấy”[10;23]. Rõ ràng, sự triết lí luôn song hành với yếu tố nghị luận để giải thích làm sáng tỏ mọi vấn đề trước đó. Nó thể hiện con người suy tư, triết lí, sâu sắc toàn vẹn vấn đề mà thường là thái độ tình cảm của tác giả.

Đôi khi, giọng văn ấy lại chuyển sang trải nghiệm với cuộc đời: “Tiền không thể làm nên sự chu đáo và vị tha. Phải là một cái gì thuộc về văn hóa và hiểu biết. Chắc các

bạn Mỹ ấy cho rằng, ở một nước tuy ra khỏi chiến tranh lâu rồi, nhưng vẫn còn là nước đang phát triển nên những tai nạn như cơm bữa như thế khó tránh khỏi. Nghĩ thế, ta càng thấy chua xót”[18; 238]. Vâng, cuộc sống không chỉ có tiền bạc vật chất mà quan trọng nhất chính là lòng vị tha, lòng nhân đạo trong mỗi con người. Chúng ta sẽ luôn thống nhất với nhau rằng: “hãy thương nhau để cuộc sống không có lối cụt, chỉ có lối rẽ”. Đâu đó là những con người biết ước mơ, dám thực hiện ước mơ bởi ước mơ không đợi tuổi,

những cánh cửa không bao giờ khép lại đối với bất cứ ai. Đó là Nguyễn Thu Thảo –

người đi trong thế giới phẳng” đã mang lại cho tác giả lòng nhiệt huyết về cuộc đời

như thế, với những chân lí mục đích sống như thế. Và trong thời đại hôm nay vẫn mong ngày càng những con người dám ước mơ và biến ước mơ thành sự thật.

Ở một khía cạnh khác, ta thấy Bắc Sơn trở nên hoài cổ, tâm sự: “Người ta cứ sợ lửa hơn sợ nước, nhưng thật ra lại dễ bị chết đuối hơn cháy bỏng”[1;209]. Đây là giọng điệu như lời trữ tình ngoại đề, làm cho mạch cảm xúc được tuôn chảy cho những phần sau. Ông là người triết lí theo kiểu luận đề, không ít lần xuất hiện lối văn như thế. Ví dụ như: “Đại tướng Võ Nguyên Giáp, huyền thoại và không phải huyền thoại hay người đi

trong thế giới phẳng, hay người góp cho rạng đông mãi bình minh…” ở những tiêu đề

như vậy luôn khơi gợi trong lòng người đọc sự kích thích và khám phá.

Giọng triết lí ấy khi là sự xót xa: “Cuộc sống với người mù là bóng đêm. Đêm tối với người mù là hai lần bóng đêm. Mà sao nó dài thế cơ chứ”[14; 155]. Nói về người thầy giáo với tất cả sự cảm thông, trong từng câu từng chữ như nghẹn lại làm xao động

bao trái tim con người. Cùng nói về thời gian, trong Tản mạn trước đèn, Đỗ Chu với

cách viết chân phương, nhẹ nhàng thể hiện sự trôi đi của thời gian: “Thời gian là gì vậy,

nó là thứ không nhìn thấy nhưng có thể đo đếm, có thể cảm nhận và nó rất nặng”[tr222].

Sự cảm nhận giữa hai người là khác nhau, một bên lấy con người làm trung tâm, còn một bên là nói về sự vật, nhưng nhìn chung họ có sự tương đồng về thời gian trong cuộc đời mỗi người. Bản thân tôi nghĩ rằng họ còn gặp nhau ở cách viết giản dị nhẹ nhàng. Nhưng với Bắc Sơn đó không phải là sự ủy mị thương hại mà nói lên sự dũng cảm vượt lên mọi khó khăn đó của thầy Thắng suốt cả cuộc đời cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Phải chăng, qua lời tâm tình này cho ta thêm nhiều nghị lực sống hơn, mạnh mẽ hơn trên con đường phía trước. Cũng với giọng điệu này, sự thông cảm của ông: “Cuộc

sống tình cảm của người nghệ sĩ không bao giờ là đơn giản. Đơn giản thì không thể làm một nghệ sĩ rồi”[13; 329].

Người ta thường hiểu theo kiểu người nghệ sĩ thường đa tình, phức tạp về tình cảm nhưng ở đây ông nói như thế không có nghĩa là đồng tình với nhận xét đó, mà đó là giọng lên xuống, đề cao cái này để cái khác được tỏa sáng hơn : “Chuyện tình của Hữu Loan là như vậy, nhưng rất rạch ròi, sòng phẳng, không có chuyện một mũi tên xuyên nhiều đích”[15; 329]. Có thể thấy, sự đa tài trong cách thể hiện của tác giả, mọi vấn đề đều được kết hợp giữa cách nêu vấn đề và giải quyết vấn đề thuyết phục mọi người. Đó là giọng điệu triết luận mang bản sắc của riêng Bắc Sơn.

Tuy nhiên, trong quá trình tìm hiểu chúng tôi nhận thấy đây không phải là giọng chủ đạo trong tác phẩm bút ký của ông. Nó xuất hiện rất ít, có một số bài viết không sử dụng giọng điệu này, đó là những bài viết về thiên nhiên, giới thiệu về một số nhân vật. Dù vậy, sự xuất hiện của nó góp phần tăng kịch tính cho bài viết thêm sinh động, tránh gây nhàm chán cho bạn đọc. Nó thể hiện một cái tôi chiều sâu, chiêm nghiệm về đời sống, trăn trở với cuộc đời đầy biến đổi như thế. Phải chăng, chúng ta cần có những cách nhìn đúng đắn hơn với sự vật, và muốn hoàn thiện bản thân cần phải học hỏi, vượt lên số phận, phấn đấu thành công trên mọi lĩnh vực.

3.1.2.2. Giọng điệu trữ tình

Cái tôi chiều sâu lắng đọng với sự việc được trình bày như chân lí, chúng ta còn thấy một Bắc Sơn đầy tính nghệ sĩ, đa cảm trước những sự vật, những con người của quá khứ và hiện tại.

Trước hết, giọng điệu trữ tình thường thấy với cách sáng tạo dẫn chứng các câu thơ đi vào lòng người, với phương châm mình nói mười câu không bằng các thi hào, thi sĩ viết về họ. Nhìn từ phương diện đó, những vần thơ thắm đậm tình cảm, sự kính phục và bản lĩnh của con người trong những thời khắc ác liệt nhất. Đó như một lời tri ân, giọng ân tình, thán phục: “Ông Tố Hữu tuy không đi chiến dịch, nhưng miêu tả đúng ra phết đấy. Nhưng mà năm mươi lăm ngày đêm thôi. “Năm mươi lăm ngày đêm khoét núi ngủ hầm, mưa dầm cơm vắt/ Máu trộn bùn non…”[16; 26]. Nói về chiến tranh cách mạng với giọng điệu ca ngợi hào sảng về hai cuộc chiến của dân tôc, ông lựa chọn sử dụng những vần thơ của Tố Hữu, bởi lẽ nhà thơ sinh ra để viết về cách mạng.

Ngoài ra, những trang bút ký còn là nơi chan chứa đầy tình cảm thương yêu kính trọng của tác giả đối với những con người anh hùng, sự ngưỡng mộ thán phục những con người trong thời đại mới. Giọng điệu xúc động, nghẹn ngào, bất ngờ khi gặp Đại tướng: “Tôi tuyệt đại đa số người không dám ao ước ấy. Vây mà …tự nhiên được mời tham gia vào đoàn đến chúc mừng Đại tướng nhân dịp thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam. Tôi được thỏa thuê, no nê ngắm nhìn, lắng nghe ông trò chuyện trong suốt hơn một giờ. Chỉ tiếc không được chào trực tiếp, không được bắt tay ông mà chỉ được cùng mọi người chụp ảnh với ông”[10; 5]. Ông như đứa trẻ được trở về bên người cha, người anh mà mình thần tượng, kính trọng. Những câu chuyện liên quan đến Đại tướng được ông viết đầy cảm xúc: “Tự hào quá! Sung sướng quá! Cứ như trời có mắt ấy. Đi đâu cũng thấy truyền nhau tin ấy. Mặt thì hân hoan. Có thế chứ! Mấy chục tờ báo từ Bắc vào Nam đều trân trọng đăng tin này”[20; 30]. Có thể thấy, tấm lòng mà mọi người dành cho vị Đại tướng to lớn như thế nào. Tình cảm ấy được thể hiện bằng giai điệu réo rắt vu vương như khúc hát ân tình của cả dân tộc dành cho những con người có công với nước, với dân. Giọng điệu trở nên chua chát, đau đớn, tiếc nuối cho sự hi vọng của mọi người dành cho Đại tướng, nhưng cũng là giọng đã kích bộ phận người vẫn thờ ơ trước vị anh hùng của đất nước. Bởi, theo ông, khi người ta còn sống mà còn bị lãng quên, đến khi mất rồi thì dù có phong chức vị gì nữa cũng đã là quá muộn. Mọi người vẫn tin nhau rằng thời điểm ấy, Đại tướng phải được tôn kính giống các bậc tiền nhân như Trần Hưng Đạo…

Nói đến giọng điệu trữ tình là mọi người đều nghĩ ngay đến cảm xúc, tình cảm của tác giả dành cho sự vật, sự việc nào đó. Với Nguyễn Bắc Sơn, chúng tôi cho rằng giọng điệu này được thể hiện rõ nhất ở cuối tác phẩm. Từng thiên bút ký như một bài nghị luận về xã hội, thiên nhiên và con người, trong từng phần chúng ta thấy luôn có luận điểm, dẫn chứng, có phê phán, có khen ngợi và có cả những biện pháp khắc phục. Như vậy, trong phần tổng kết chắc chắn cái tôi trữ tình sẽ lên tiếng mạnh mẽ hơn bao giờ

hết. Chẳng hạn, trong câu chuyện một người lính già Điện Biên, chúng ta thấy sự hụt

hẫng mất mát của nhà văn: “Sau chuyến đi công tác vài ngày về, tôi gọi điện hỏi thăm ông. Trả lời tôi không phải là cái giọng khô mộc quen thuộc mà là đứa cháu nội. Người

lính già sao không già thêm tháng nữa, đến ngày 7/5, để thêm một lần nhớ lại một thời

Điện Biên Phủ nữa, bác Chuông ơi!”[12;66]. Ông nói về sự ra đi của người lính già ấy, nhưng không văn chương bóng bẩy, không phô trương mà vẫn làm cho lòng ta nao nao.

Thiết nghĩ, họ cùng là những người từng đứng trong hàng ngũ anh bộ đội cụ Hồ nên phong cách vẫn luôn đĩnh đạc, cứng cỏi đến thế. Chỉ bấy nhiêu thôi, người ta vẫn luôn nhớ về người lính ấy, đã bao tháng năm chiến đấu vì độc lập dân tộc và hơn hết ông và những người hôm nay vẫn nhớ về chiến thắng Điện Biên Phủ vang danh cả địa cầu.

Chúng ta còn thấy một Bắc Sơn rất tình cảm và chân thành khi đến thăm Côn Đảo: “Với những người phiêu bạt giang hồ thì mỗi chuyến đi xa là một lần được thỏa niềm say mê miền đất lạ. Nhưng đến Côn Đảo, với tôi hoàn toàn không phải như thế! Tôi đến vì món nợ phải trả một người con gái sớm nặng lòng yêu thương, ngưỡng mộ từ thưở thiếu thời, gần nửa thế kỉ trước, mà đến giờ, khi đã sang nửa bên kia con dôc cuộc đời mới được gặp nhau”[1; 159].

Và một con người đầy nội tâm ấy như một đứa trẻ khi ông đứng trước sự bất hạnh

của các em khiếm thị trường Nguyễn Đình Chiểu: “Hỏi chuyện các em trong nước mắt. Nghe các em đàn hát trong nước mắt. Ghi chép trong nước mắt …Cảm thương xót xa cho những thân phận là nạn nhân của chiến tranh và những tai nạn xã hội đã đẩy các em vào đêm trường tăm tối”[4; 149]. Rất hiếm khi chúng ta thấy ông nói rõ cảm xúc đến vậy, con người với những lời lẽ lạnh lùng triết lí ấy đã dạt dào cảm xúc, không thể nào kiềm lại được. Nó cho thấy sự phức tạp của vấn đề đang xảy ra đối với các em ở đây, đau xót hoàn cảnh là một nhưng cái lớn hơn phải đối diện đó là “bệnh thiếu ăn”.

Nhìn chung, với nhiều cảm xúc trong sáng tác của mình, nhưng dường như giọng điệu trữ tình vẫn chỉ góp phần ở một khía cạnh nào đó, làm cho bài viết của ông trở nên mượt mà hơn, thăng hoa hơn. Điều này, cho chúng ta thấy, ngưỡng mộ, thán phục, xót xa, thương cảm…tất cả hòa vào giai điệu cái tôi trữ tình của nhà văn- một con người luôn nặng nợ với cuộc đời thì luôn ẩn bên trong mình những cảm xúc trào dâng như thế.

Cái khác của Nguyễn Bắc Sơn là điểm đó. Khi Hoàng Phủ Ngọc Tường dùng giọng

điệu trữ tình để suy tư, triết lí, có khi giọng điệu ấy bay bổng, say mê, có khi chừng xuống điềm tĩnh nhẹ nhàng, có khi giọng điệu tâm tình nhấn nhá, phảng phất hơi thở thiền tông. Ông dùng cái trữ tình để làm nền triết luận, vẫn một thái độ nhẹ nhàng chiêm nghiệm về cuộc đời con người, về lịch sử, văn hóa , về sự sống – cái chết, hữu hạn- vô

hạn, vô thường. Và giọng điệu trữ tình, suy tư triết lí trở thành giọng chủ đạo của nhà

văn. Điều này có thể minh chứng sự khác nhau từ trên phương thức biểu hiện của Bắc Sơn đối với các nhà văn khác.

3.1.2.3. Giọng chính luận mang màu sắc báo chí

Không phải ngẫu nhiên mà giọng điệu này xuất hiện rất nhiều trong sáng tác của nhà văn, bởi xuất thân là một nhà báo nên sự ảnh hưởng này là hoàn toàn hợp lí. Khi nghiên cứu bút ký Nguyễn Bắc Sơn, chúng tôi cho rằng đây là giọng chủ đạo trong các bài viết. Nó được tác giả sử dụng nhiều trường hợp nhấn mạnh và đầy tâm huyết trong tác phẩm. Thiết nghĩ, với con người sắc sảo, tỉnh táo trước hiện thực thì việc sử dụng bút pháp nghị luận là điều không thể bàn cãi. Nó thể hiện rất rõ phong cách cũng như con người của nhà văn. Ông nhìn nhận vấn đề trước hết bằng sự điềm tĩnh, đi tìm lí lẽ của sự vật một cách vẹn toàn nhất.

Chẳng hạn, trong bài viết Đại tướng Võ Nguyên Giáp – huyền thoại và không

phải là huyền thoại, ông viết: “Bên cạnh tài năng chỉ huy, thì đấy là đức độ quý nhất ở ông, đó cũng là tinh thần trách nhiệm cao nhất của một nhà cách mạng đích thực, chỉ biết lấy lợi ích đất nước, lợi ích nhân dân làm trọng. Phải là nhà chỉ huy quân sự có tư tưởng nhân đạo thế nào mới lấy xương máu người lính làm trọng . Không như thế, làm sao các

Một phần của tài liệu đặc điểm bút ký nguyễn bắc sơn (Trang 64 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)