Khắc họa chân dung các nhân vật anh hùng và những con người thời đại mới

Một phần của tài liệu đặc điểm bút ký nguyễn bắc sơn (Trang 47 - 56)

6. Đóng góp và cấu trúc của luận văn

2.2.2. Khắc họa chân dung các nhân vật anh hùng và những con người thời đại mới

mới

Thật thiếu xót nếu chúng ta không nhắc đến những con người xuất hiện trong bút ký của Bắc Sơn. Một phần cho thấy tình cảm của người nghệ sĩ, đó là sự ngưỡng mộ, tri ân của ông dành cho họ. Tất cả trở thành nhân vật anh hùng trong lòng tác giả, bởi tài năng vượt trội, sự cống hiến và hơn hết là hi sinh thầm lặng của những con người ấy. Với ông, họ là vị đại tướng tài ba, bộ đội, bác sĩ, thầy giáo, là nhà ngoại giao, là nghệ sĩ … góp nên bức tranh thêm sinh động. Bởi trong xã hội hôm nay đang rất cần những tấm

lòng như thế. Có thể chúng ta sẽ thấy một Bắc Sơn khác nữa – một con người luôn học

hỏi và lạc quan tin tưởng vào thế hệ tương lai. Nếu như phát hiện sự quan tâm của ông dành cho nhân dân mọi miền đất nước, đến khía cạnh này tác giả đưa ta đến không gian của những huyền thoại, của những tấm lòng vì nước vì dân. Chúng tôi thấy tác giả đã khéo léo đưa từng con người trong từng lĩnh vực khác nhau, một phần thể hiện sự ham học hỏi, mặt khác làm nên diện mạo của xã hội ta tràn đầy tinh thần tương thân tương ái

Có đọc hết từng dòng từng câu trong bút ký, mới cảm xúc hết được tình cảm của tác giả dành cho đại tướng Võ Nguyên Giáp huyền thoại: “Tôi thuộc tuyệt đại đa số người không dám ao ước ấy. Vậy mà …tự nhiên được mời tham gia vào đoàn đến chúc mừng Đại tướng nhân dịp thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam. Tôi được thỏa thuê, no nê ngắm nhìn, lắng nghe ông trò truyện trong suốt hơn một giờ. Chỉ tiếc không được chào trực tiếp, không được bắt tay ông mà chỉ được cùng mọi người chụp ảnh với ông”[1;5] . Không chỉ có ông mà tất cả ai cũng muốn được gặp vị đại tướng tài ba ấy, có cơ hội được gặp mặt trực tiếp thì hiển nhiên đó là niềm vinh dự rất lớn trong cuộc đời mỗi người. Ông dành sự tôn kính và quý trọng như một lời cảm ơn, thán phục trước tài năng cũng như cách sống của đại tướng. Ở đây, vấn đề ông làm sáng tỏ chính là con người “huyền thoại và không phải là huyền thoại”. Theo tôi, sự huyền thọai thể hiện tài chỉ huy và khả năng quân sự của đại tướng Võ Nguyên Giáp, trước những tình huống vô cùng cấp bách sự quyết đoán và nắm bắt tình hình đã đem lại chiến thắng oanh liệt ở Điện Biên Phủ. Tác giả cũng cung cấp nhiều tình tiết rất bất ngờ và đầy tính lịch sử. Đó là phải thay đổi chiến lược, mục tiêu, phải dời ngày đánh địch …tất cả đều phải trải qua những tranh cãi nảy lửa và chỉ có lòng quyết tâm cùng với khả năng phán đoán tình hình của đại tướng mới đưa chúng ta đến vinh quang hôm nay. Tôi lấy một ví dụ: “Ở Điện Biên Phủ, Đại tướng đã phân tích, tính toán thế nào? Đọc bài viết Quyết định khó khăn nhất của ông trong cuốn Điện Biên Phủ (nxb Chính trị, 1998) Có thể hình dung được những nét đại thể như sau: Điện Biên Phủ có nhiều điều bất ngờ với người Pháp. Bất ngờ đầu tiên là ta đưa được pháo vượt đèo cao, vực sâu vào đặt trên những triền đồi núi xung quanh lòng chảo Điện Biên để nả xuống các trận địa đối phương. Người Pháp yên chí là ta không thể làm được thì ta đã làm được. Nhưng sẽ không còn bất ngờ nữa khi ta nã xong loạt đạn đầu. Khói đầu nòng sẽ làm cho máy bay địch phát hiện ra trận địa pháo

ta – vốn đã phơi mình trên địa hình trống trải lại không thể di chuyển sang địa điểm khác

…”[9; 11]. Qua phân tích đó, chúng ta đã thấy tài năng của vị đại tướng, đồng thời cùng là những lập luận tinh tế mà tác giả muốn hướng chúng ta đến sự toàn diện của con người này. Ngoài ra, ông còn khai thác rất nhiều vấn đề: “Đêm 26 -5, ông thức trắng, suy nghĩ căng thẳng, tính toán một lần nữa, rà soát lại tất cả mọi diễn biến tình hình một lần nữa rồi nhất quyết đi đến một quyết định. Đầu nhức như búa bổ. Người bác sĩ thức cùng, nhìn gương mặt thủ trưởng thấy những cái nhăn trán nhíu mày liên tục, biết ông

đang căng óc suy nghĩ. Thời ấy làm gì sẳn thuốc như bây giờ….Cuối cùng, ông này cũng đồng ý với ý kiến của Đại tướng là thu quân về vị trí tập kết, chuẩn bị lại theo phương châm đánh chắc, tiến chắc”[22; 12]. Và tác giả cũng giải thích thêm về điều này: “Vì sao lại khó khăn nhất? Một, phải thuyết phục được trưởng đoàn cố vấn. Hai, phải thuyết phục được cả bộ chỉ huy chiến dịch. Ba, phải vượt qua chính mình. Phải có can đảm thế nào, bản lĩnh thế nào, tài năng thế nào mới dám tin mình đúng”[6; 14]. Vâng, chính là bản lĩnh và tài năng đã đưa Đại tướng trở thành huyền thoại, người đã góp phần làm nên sự huyền thoại của dân tộc ta. Qua những chi tiết đó, một lần nữa tác giả khẳng định giá trị của một con người suốt cuộc đời đã dành cho nhân dân.

Trở về từ cuộc chiến, Đại tướng như tùng bách sừng sững giữa non sông Việt Nam, không riêng gì tác giả mà mỗi thế hệ lớn lên, chúng tôi luôn hướng về ông với tất cả tấm lòng kính trọng và biết ơn. Năm nay, Đại tướng chúng ta đã tròn 103 tuổi, quãng đường dài cống hiến cho nhân dân, cho hòa bình của dân tộc. Tuy vậy, cuộc sống giữa đời thường lại mang đến sự thán phục ở mỗi người. Sự ân cần, giản dị luôn túc trực trong con người ông, tất cả mọi việc dù ở đâu vẫn luôn là tấm lòng vì nước vì dân. “Không phải là huyền thoại” chính là ở điểm đó, bởi huyền thoại gắn liền với những tưởng tượng kì ảo, còn với Đại tướng là người thật, việc thật. Chiến tranh chấm dứt, những vấn đề xảy ra khiến tất cả những ai kính yêu Đại tướng cũng phải chua xót: “Bẵng đi một thời gian, chả cứ gì người Việt Nam, đến người nước ngoài cũng sửng sốt khi biết Đại tướng được phân công làm Chủ nhiệm Ủy ban sinh đẻ kế hoạch hóa gia đình”[17; 29]. Nhưng đứng trước hoàn cảnh như thế chúng ta mới hiểu hết con người vẹn toàn ấy, chấp nhận bất kì nhiệm vụ nào miễn là có lợi cho dân, cho nước. Người chiến sĩ cộng sản ấy vẫn một lòng kiên trung với Đảng, không ngại ngần trước phân

công của tổ chức, dù biết rằng đó là những thị phi tranh giành. Nói như Bắc Sơn: “Bất

chấp cuồng phong, độc chướng xuyên tạc, vu cáo. Hình như ông cũng chẳng làm gì để tự bảo vệ mình. Cứ thế để cho sự thật trả lời, thời gian trả lời”[16; 31]. Đó là trong công việc, ngoài ra sự ân cần, bình dị hằng ngày đã làm cho Đại tướng gần gũi hơn với đồng chí, đồng bào và bạn bè quốc tế. Cái chân tình của Đại tướng không lúc nào rời khỏi đời sống của người dân, dù bất kì cán bộ nào đến thăm, ông luôn động viên họ cố gắng phấn đấu phục vụ nhân dân ngày tốt hơn. Điều này được tác giả nhắc đến với thái độ chân thành và bất ngờ: “Tôi hết sức ngạc nhiên trước thái độ ân cần chu đáo ấy. Ở một cán bộ

cao cấp khác thì điều đó có thể là bình thường, tuy không phải ai cũng làm được như thế. Có người còn bộc lộ khiếm khuyết trong ứng xử. Một cụ già 93 tuổi, hết sức bận rộn và cả mệt mỏi vì phải đáp lại tình cảm quý mến, kính trọng của mọi người Việt Nam và bạn bè thế giới những dịp này. Vậy mà tuyệt đối không để lại trong lòng khách một gợn nhỏ nào. Thật là tuyệt vời”[5;35]. Tôi cho rằng không chỉ riêng tác giả có cách nhìn đầy thiện cảm như vậy mà là một cá nhân đại diện hàng triệu trái tim luôn hướng về ông – vị đại tướng huyền thoại của dân tộc Việt Nam. Đọc bài viết về Đại tướng có rất nhiều điều để chúng ta suy ngẫm về những thăng trầm của cuộc đời, về sự lạc quan, niềm tin và trân trọng. Hi vọng rằng với những tình cảm của toàn dân tộc, Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ tràn đầy sức khỏe để nhìn thấy được đất nước ngày càng giàu đẹp hơn.

Qua những trang viết nhiều xúc động ấy, chúng tôi càng thấy phục hơn về những con người được tác giả nhắc đến. Đó là hành trình tìm kiếm những nhân tài của xã hội hôm nay. Dường như, trong tác giả những con người ấy vẫn luôn hiện diện và họ là những anh hùng của thời đại mới. Có bao giờ chúng ta lại suy nghĩ về một ai đó, để học hỏi và dành cho họ sự ngưỡng mộ hay chưa. Nhưng tác giả đã xuôi ngược tìm kiếm phát hiện những con người kiệt xuất ấy. Điều quan trọng là tất cả họ đều hi sinh thầm lặng, cống hiến cho xã hội, với nhiều lĩnh vực khác nhau. Nó cho chúng ta thấy một Bắc Sơn tràn đầy nhiệt quyết, đức tính giản dị và ham học hỏi. Viết về Huỳnh Văn Nghệ với hai câu thơ nổi tiếng mà dường như tên tuổi của ông được người ta nhắc đến nhiều hơn với

hai câu thơ :

“Từ thuở mang gươm đi mở cõi Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long”

Nguyễn Bắc Sơn đã bình luận: “Không ai thống kê được, có bao nhiêu tài liệu, diễn văn, cuốn sách đã trân trọng dẫn hai câu thơ ấy, như là một minh chứng tiêu biểu nhất cho tình cảm Bắc Nam, cho tinh thần con một cha, nhà một nóc, cho tấm lòng của đồng bào Nam bộ, từ ngày xưa dắt díu nhau đi khẩn hoang phương Nam, mở mang bờ cõi cho đến bây giờ mà mãi mãi về sau, bao giờ cũng vẫn mang trong huyết quản mình nỗi nhớ về cội nguồn nhớ về Thăng Long – Hà Nội, từ ngàn năm đã là khói óc, trái tim, gương mặt của dân tộc, của đất nước thống nhất” [9; 37]. Đó là những lời bình của tác giả đối với người con của đất Thăng Long thuở nào. Sự ca ngợi ấy chính là hướng về nguồn cội, những anh hùng đã cống hiến cuộc đời cho đất nước.

Là người trở về từ cuộc chiến, ông dành cho các chiến sĩ những tình cảm nồng hậu, những trang văn viết về họ là cả tấm lòng của tình đồng đội, đồng chí thân yêu. Trong đó, là sự thấu hiểu của ông dành cho những con người dành cả cuộc đời hi sinh cho độc lập tự do của dân tộc. Vì thế, chân dung của anh bộ đội Cụ Hồ càng thêm oai nghiêm và chân thật. Từng câu chuyện là sự xúc động về những chiến sĩ hết sức kiên cường, họ vẫn cầm chắc tay súng để chiến đấu hết mình, vượt lên mọi gian lao vất vả của cuộc sống hằng ngày. Đây hình ảnh của người lính già Điện Biên: “Tôi ngắm người lính già 80 tuổi, gầy gò, gương mặt khắc khổ với những nếp nhăn, như chân ruộng hạn nẻ chân chim, nhưng tóc còn đen lắm, đi đứng còn nhanh nhẹn hoạt bát, cười nói hồ hởi, phấn khích chẳng khác gì chàng lính trẻ đúng nửa thế kỉ trước, mang vác đầy người đang nóng lòng đợi lệnh xuất phát”[2:48].

Con người ấy sau bao cay đắng ngọt bùi đều trải qua, đứng trước lựa chọn, người thanh niên ngày nào đã hăng hái lên đường theo tiếng gọi của Tổ quốc, để bước trên con

đường như Tố Hữu viết “Đường ta rộng thênh thang tám thước”. Thế hệ ấy ra đi vì

nghĩa lớn, cùng gánh trên vai một nhiệm vụ, cùng đi theo tiếng vọng của non sông. Vâng, người chiến sĩ ấy là một trong những chân dung tiêu biểu cho hàng vạn, hàng ngàn những trái tim đã ngừng đập mãi mãi. Ở đây, nhìn lại hình ảnh của người lính già để thấy rõ sự hi sinh của những đồng đội của ông càng thêm oanh liệt, sự tưởng nhớ và tri ân về người đã ngã xuống. Họ cũng từng có hoàn cảnh tương tự như ông: “Cách mạng tháng Tám thành công, chàng trai nông dân mới bước vào tuổi mười sáu, vì bố mất sớm nên đành lấy vợ chiều lòng mấy ông chú. Nhưng ngay lập tức, anh thực hiện cùng một lúc hai cuộc trốn, trốn vợ và trốn cả nghĩa vụ làm chồng, gia nhập quân giải phóng. Cuộc đời chinh chiến đưa anh đến trận đầu tiên đánh đồn Khau Co, rồi giải phóng Bắc Hà, Lào Cai, Nghĩa Lộ, rồi tham gia chiến dịch Thượng Lào, chiến dịch Lý Thường Kiệt, rồi chiến dịch Nà Sản và bây giờ…”[8;48]. Bắc Sơn viết về hoàn cảnh này như khắc họa đầy đủ hơn về tính cách của các chiến sĩ. Dường như, khí phách và hoài bão luôn thường trực trong mỗi chúng ta để khi: “Khi tổ quốc bốn bề lên tiếng gọi” (Tiếng

hát con tàu – Chế Lan Viên). Mỗi thế hệ tiếp bước nhau, để đưa đến sự thắng lợi chung

cho cả dân tộc.

Bảo vệ tổ quốc không chỉ là các đấng nam nhi, mà còn nhiều lắm những nữ anh hùng. Đó là chị Võ Thị Sáu, Thiều Thị Tân, Lê Thị Răm, Nguyễn Thị Bình… họ là

những con người ở hoàn cảnh khác nhau, nhưng có một điểm chung là sự bất khuất, kiên trung và anh hùng. Tác giả đã đưa hình ảnh những người phụ nữ Việt Nam với sự chân thành xúc động và ngưỡng mộ dành cho họ. Thế hệ hôm nay sẽ thấy được tầm vóc vĩ đại của thế hệ trước đã làm, dù rơi vào hoàn cảnh như thế nào thì với họ vẫn lạc quan và đặt niềm tin vững chắc vào tình yêu, tương lai của mình. Sự trân trọng của tác giả viết về chị Sáu: “Nhưng em vẫn nằm trong niềm kính trọng và yêu thương của anh, của tôi, của tất cả mọi người Việt Nam. Nếu không, làm sao anh có thể viết được một khúc tráng ca xúc động đến thế hay đến thế ?”[20; 160]. Đó là người con gái đất đỏ anh hùng, ra đi khi bước vào cái tuổi xuân xanh nhưng trong lòng thì vẫn rạng ngời hào khí của người chiến sĩ cách mạng. Dường như, bản lĩnh và tài năng không đợi tuổi, họ chỉ cần tấm lòng muốn làm và phải làm vì nhân dân cần, vì đất nước đang gọi.

Có đi nghiên cứu về tác phẩm của Bắc Sơn, tôi mới thật sự hiểu tấm lòng của ông dành cho mọi người. Trong khía cạnh nào đó, việc đánh giá này có phần chủ quan nhưng

tin rằng đó là những trải nghiệm, ý chí cầu tiến của ông đối với xã hội đương thời. Nó

thể hiện bức chân dung tổng thể trong con người tác giả, ông đã viết về nhiều đối tượng khác nhau, ở lĩnh vực khác nhau và hơn hết sự ngưỡng mộ chân thành trước những sự

cống hiến của những con người này. Đồng thời, ông còn bình luận đánh giá các sự việc,

đưa vào những chi tiết nổi bật tôn vinh vẻ đẹp của họ. Dù các nhân vật này tồn tại ở những môi trường khác nhau, nhưng giữa họ có sự gặp gỡ tình cờ, đó là những tính cách nổi trội về trí tuệ và sự cống hiến thầm lặng với công việc của bản thân mình. Có lẽ, quan trọng nhất chính là học ở họ bên ngoài công việc, bởi về chuyên môn, tài năng là không thể phủ nhận nhưng đời sống thực tại đã mang đến cho chúng ta nhiều điều thú vị hơn. Dù ở cương vị nào thì đó là những con người rất bình dị trong suy nghĩ của tác giả. Chẳng hạn khi viết về đại sứ - nhà văn Constantinu Lupeanu: “Thảo nào, trong đời thường tôi không tìm thấy ở ông một tí cái đạo mạo nào, kiểu cách ngoại giao, chỉ thấy một con người có tâm hồn, trẻ trung, dáng điệu rất trẻ, và hồn nhiên hóm hỉnh, dễ gần, dễ mến. Những người như thế hẳn phải có niềm tin yêu cuộc sống ghê gớm lắm, phải có một đức tin ghê gớm lắm. Đức tin ấy, trước tiên phải là tin vào chính mình, vào lẽ đời”[22;95]. Những con người ấy được nhắc đến như một lời nhắc nhở thế hệ hôm nay

Một phần của tài liệu đặc điểm bút ký nguyễn bắc sơn (Trang 47 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)