Đặc điểm ngôn từ nghệ thuật trong bút ký Nguyễn Bắc Sơn

Một phần của tài liệu đặc điểm bút ký nguyễn bắc sơn (Trang 75 - 82)

6. Đóng góp và cấu trúc của luận văn

3.2.2.Đặc điểm ngôn từ nghệ thuật trong bút ký Nguyễn Bắc Sơn

3.2.2.1. Ngôn từ mang màu sắc triết lí, suy tưởng và đậm chất thơ

Nói đến những trang bút ký Nguyễn Bắc Sơn, người ta dễ nhận ra bởi giọng điệu chính luận mạnh mẽ thuyết phục, nhưng trong đó, ngôn từ thể hiện không hề khô khan mà có những sự pha trộn, phá cách làm nên cái tôi trữ tình và triết lí. Điều này được thể hiện rõ qua cách sử dụng ngôn từ của ông. Cuộc sống là một vòng xoay, cuốn hút mọi người vào trong cái sự trăn trở, chiêm nghiệm và suy tưởng về nó. Bắc Sơn cũng không ngoại lệ, những lo toan, nặng nợ đã đưa ông đến với những lời văn như thế. Nói là triết lí nhưng cách thể hiện rất tự nhiên, chẳng hạn: “Có những người, một đời chỉ làm một nghề, gắn bó một nghề, say mê một nghề, được người trong vì nể, kính trọng, được nhà nước đánh giá cao, không phải chỉ bằng những huân chương niên hạn, mà bằng cả giải thưởng chính thức của nhà nước hẳn hoi. Vậy mà người đời không hề biết đến. Có những người cả đời hoạt động sân khấu, nhưng cả đời không lên sân khấu. Những vở trình diễn trên sân khấu, dù màn đã mở, đèn mầu đã lấp lóa, diễn viên đẹp như tiên giáng trần đã dàn cả ra, nhưng không có tác phẩm của họ tấu lên thì cũng đành chết cứng trong bộ xiêm áo lộng lẫy”[1; 110].

Ngôn từ được lặp lại nhưng không chói tai vẫn mượt mà và ý nghĩa được nhấn mạnh thêm, thể hiện sự tu duy logic của tác giả. Với cách đặt vấn đề như vậy làm cho

văn chương của ông gợi tính tò mò nơi người đọc. Trong bài viết “Ngọn lửa đam mê đã

thắp lên như thế”, cách viết này cũng được sử dụng: “Muốn có bài văn hay, phải có một cái đề hay. Một đề hay phải tạo cơ hội cho sức sáng tạo bay bổng. Muốn bay bổng, các đề phải mở ra một chân trời. Đề trên là một đề như thế. Muốn có một đề mở như thế, phải có một cô giáo Bích Thảo- chảy mãi một tình yêu”[13; 136]. Nó dường như làm cho phong cách nghị luận của ông thêm phần chặt chẽ mà trong đó nắm bắt được trong tâm vấn đề. Trong hai dẫn chứng trên, chúng ta hoàn toàn có thể thấy được ông hướng đến chính là con người phía sau sân khấu, hay chuyện cải cách vấn đề học Văn.

Ngoài ra, ngôn từ mang đậm chất thơ mang tính biểu cảm cũng được tác giả sử dụng. Nói chung là nó có xuất hiện nhưng rất ít nếu so với tất cả bài viết hơn bảy trăm trang sách như vậy. Điều này, chứng minh được sở trường của ông không nghiêng về chất bay bỗng thi vị. Sự xuất hiện tuy còn ít nhưng đã mang đến cho người đọc một sự tươi mát, mượt mà hơn. Chúng tôi phải nói lại rằng ông không muốn viết chứ không phải là hạn chế với cách viết như vậy.Một chi tiết đậm chất nghệ sĩ : “Và hoa. Hoa ban trắng, hoa ban đỏ, hoa ban tím, hoa đào, hoa chuối đỏ chói mầu cờ, và bao nhiêu thứ hoa rừng khác. Nguyễn Chuông thì không lạ, vì Tây Bắc vốn là miền đất anh từng dọc ngang trận mạc. Nhưng lính ta thì sướng rơn lên vì chưa bao giờ tận mắt thấy những cánh hoa như thế làm ông cũng vui lây. Rừng hoa trong sương sớm bồng bềnh, trong nắng vàng rực rỡ, trong mưa bụi lất phất. Cái đẹp của thiên nhiên, của đất trời Tổ quốc như một phép mầu, như những liều thuốc tăng lực, không phải cho cơ bắp mà cho tâm hồn, tình cảm nên có sức mạnh kì lạ lắm”[20; 49]. Đấy! những ngôn từ diễn tả vẻ đẹp núi rừng Tây Bắc với buổi sớm tinh mơ đầy chất thơ, chất bay bỗng lãng mạn như người lính trẻ bước vào cuộc hành quân đầy gian nan thử thách ấy, lời văn nhẹ nhàng và thanh thoát. Những ngôn từ này thường xuất hiện trong các bài viết về thiên nhiên hay danh lam thắng cảnh nào đó của đất nước, len lỏi trong một số trường hợp như phút giây để mọi người cùng ông có sự suy nghĩ về các sự kiện “thời sự” đang xảy ra. Ông có cách so sánh rất lạ như: “Nắng sóng sánh vàng như cốc bia tươi mời gọi lữ khách trưa nắng hạ,…Cái trong trẻo tinh khiết, cái khôn cùng của trời đất, màu xanh tinh khiết của núi, màu trắng tinh khôi của mây, niềm cực lạc của lòng người, rũ hẳn công việc và mọi quan hệ đời thường, được đứng trên đỉnh núi làm ta phải hét to đến rách cổ, hoặc là lặng im tuyệt đối mới tận hưởng được vẻ đep kì vĩ này”[19; 81]. Bắc Sơn là như vậy đấy, cách dùng từ so sánh rất bình dị, dễ hiểu như chính con người của ông. Mỗi lời văn là lời tâm tình ngọt ngào dành cho những ai trót nợ cuộc đời, sự thăng hoa trong cảm xúc sẽ đưa

chúng ta về với thực tại một cách lạc quan và thấu hiểu hơn. Nếu như Hoàng Phủ Ngọc

Tường đã có những trang viết khiến người đọc tưởng như có thể chạm vào một bức

tranh với đường nét, sắc màu tinh tế, có những câu văn đọc lên như những câu thơ. Với

Bắc Sơn, vẫn là vẽ nên bức tranh thiên nhiên nhưng trong tận sâu thẳm con người vẫn hơi nghiêng về thế sự, thiên nhiên nằm trong cuộc sống của con người. Vì vậy, chúng tôi

cho rằng mọi sự so sánh đều khập khiễng, nhưng cái có thể thấy rõ là hai nhà văn này là hai phong cách có cá tính nghệ sĩ rất cao.

Mặt khác, ông còn dành nhiều ngôn từ trang trọng để nói về những con người với

lòng thành kính, ngưỡng mộ. Ông viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp: “Ông vẫn cứ

sừng sững tùng bách, bất chấp cuồng phong, độc chướng xuyên tạc, vu cáo. Hình như ông cũng chẳng làm gì để tự bảo vệ mình. Cứ để cho sự thật trả lời, thời gian trả lời”[17; 31]. Sự so sánh liên tưởng ấy làm cho chân dung Đại tướng rất thiêng liêng, cao cả như những con người mang tầm vóc thời đại, thể hiện cá tính của người làm việc lớn, bất chấp mọi thị phi, bởi họ luôn làm đúng với dân, với nước.

Hay khi nói đến chị Võ Thị Sáu, ông có những câu văn đầy xúc động và tâm linh:

“Em đang ngủ say dưới bóng mát cây cổ thụ. Tổ quốc đắp lên mình em lá cờ đỏ sao

vàng bằng đá. Hoa sứ, hoa mẫu đơn bốn mùa đơm bông. Ai vừa cắm vào bình bó hoa huệ trắng muốt? Ngọn khói hương trầm ai vừa đốt, quanh quất mãi không tan. Dậy đi em, gương lược, cặp tóc bên đầu giường vẫn đợi em đây. Hay chưa đẩy giấc thì em cứ ngủ thêm chút nữa”[9; 160]. Có thể nói, việc sử dụng ngôn từ của ông đến rợn người, cách liên tưởng ẩn dụ như muốn nói đến người con gái bất tử trong lòng ông – chị Võ Thị Sáu. Chị vẫn nằm đấy, dưới lòng đất Mẹ che chở, chị đã có thể mĩm cười khi đất nước bước vào ngày vui đại thắng, bước vào ngưỡng cửa của thời đại mới. Và ông lại phiêu với tâm linh, lần đầu tiên chúng tôi thấy một Bắc Sơn đầy tính ma mị: “Dậy đi em! 30 năm ngày giải phóng Côn Đảo sắp đến rồi. Nào em chọn màu gì đây? Hoàng yến, thanh thiên hay trắng tinh trong tủ áo của em? Phải đấy, em mặc màu trắng là đẹp nhất. Trắng trong hau trắng mỡ gà hay trắng điểm hoa dâu chìm đều đẹp cả. Em cầm chiếc xắc trắng này, em đi đôi dép cao gót trắng này…Ngày ấy tóc em cắt ngắn cho gọn, hợp với nhiệm vụ chiến đấu. Bây giờ tóc em đã dài lắm rồi, đội thêm một vòng hoa trắng tinh nữa, em đến phòng cưới, rồi lên ghế chủ tịch đoàn cuộc mít tinh kỷ niệm 30 năm chiến thắng. Cả hai nơi đều nóng lòng đón đợi em đấy Võ Thị Sáu ạ”[30; 160]. Có lẽ sự ông dành nhiều về sự trải lòng với người con gái đất đỏ anh hùng, từng câu từng lời như có sự sắp đặt cả trong tư tưởng, gợi không khí như chị vẫn đang ở đâu đây quanh chúng ta, với Bắc Sơn- đó là sự bất tử.

Sự xuất hiện của lớp ngôn từ này góp phần làm cho tác phẩm không chỉ có những sự kiện mà còn có những dòng cảm xúc, suy tưởng của thế giới nội tâm con người chính

vì thế giọng điệu trở nên tha thiết, sâu lắng hơn bất kì lúc nào. Như vậy, nó làm “sống dậy cái thế giới chủ thể của hiện thực khách quan” mà còn “giúp ta đi sâu vào thế giới của những suy tư, tâm trạng – nỗi niềm – một phương diện rất năng động, hấp dẫn của hiện thực”[38; 358]. Qua đó, Nguyễn Bắc Sơn đưa ta đến ngọn nguồn cảm xúc, nó mượt mà da diết trong tận cùng sự vật và đôi khi có chút tâm linh, ma mị của người thi sĩ.

3.2.2.2. Ngôn từ mang tính khoa học, chặt chẽ

Bên cạnh những ngôn từ mang màu sắc triết lí, đậm chất thơ thì ông cũng sử dụng nhuần nhuyễn hệ thống ngôn từ rành mạch, khoa học mang hơi thở của báo chí. Với cách lập luận logic, chặt chẽ thì việc dùng nhiều số liệu sự kiện, tư liệu để dẫn chứng là một việc làm cần thiết, bởi nó làm tăng tính thuyết phục và năng lực hiểu biết của tác giả.

Trong từng bước chân xê dịch của ông, luôn là những sự kiện xuất hiện dày đặc, ông nói về những tình tiết, những trường hợp liên quan đến cuộc chiến, đến con người, đến những kí ức của quá khứ. Các sự kiện này được viết lại để làm sáng tỏ vấn đề đang nói trước đó. Dẫn chứng cho bệnh duy ý chí: “Mãi đến năm 1986, sau đại hội Đảng toàn quốc lần VI, với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, nghiêm khắc phê phán tư tưởng giáo điều, chủ quan duy ý chí, đề ra đường lối đổi mới, trở lại với tư tưởng Hồ Chí Minh thì nước ta mới từng bước thoát ra khỏi khủng hoảng, từng bước phát triển tiến lên- trích từ bài viết của Đại tướng Võ Nguyên Giáp – Đồng chí Lê Duẩn- người cộng sản trung kiên, nhà lãnh đạo xuất sắc của cách mạng Việt Nam”[6; 20].

Và đây, ông kể về một ca mổ của bác sĩ Phạm Duy Hiển: “Đó là bệnh nhân Nguyễn Thị C, 53 tuổi, quê ở NGH.A. Một năm trước, chị đã mổ khối u ở thành bụng, nhưng không xác định được là bệnh gì. Ba tháng nay, khối u xuất hiện, ngày càng to. Phạm Duy Hiển chẩn đoán bằng tế bào là ung thư phần mềm tái phát…khi mổ ra, lại thấy khối u xâm lấn cả mạc nối lớn(như mỡ chài) và dây chằng tròn (để treo gan). Thế là phải cắt rộng u với cả phần mềm cách u từ 1,5- 2 cm. Làm chuẩn đoán sinh thiết tức thì. Sau 15’ cho kết quả: u sơ thần kinh ác tính”[8; 88]. Đây là một trong rất nhiều dẫn chứng được ông sử dụng, một cách suy ngẫm đầy tính thuyết phục. Mặt khác, cho thấy việc dẫn chứng này đã có sự chọn lọc và có ý nghĩa lớn đối với vấn đề nói đến.

Sức mạnh của ngôn từ khoa học không gì khác hơn là số liệu và tư liệu. Bởi những vấn đề này đã được chứng minh bằng thực tiễn cuộc sống hằng ngày. Có thể nói, số liệu thường xuất hiện trong các bài viết về thiên nhiên, với nhiều loài động thực vật, vị trí địa lí và đời sống con người. Chẳng hạn, ông viết về Côn Đảo: “Côn Đảo có 14 bãi Rùa đẻ với chiều dài 3,5 km, trên diện tích 24ha thì hòn Bảy Cạnh có 4 bãi. Trung bình mỗi mùa rùa đẻ (từ tháng 4 đến tháng 11), nở được 50.000 rùa con, bò xuống biển”[12;

258] hay “rạn san hô Côn Đảo có tới 343 loài, 61 giống, 17 họ, đẹp vào loại nhất nhì

biển Việt Nam. Rừng Côn Đảo cũng phong phú vô cùng: 150 loài động vật, trong đó có 44 loài quý hiếm nằm trong sách đỏ, gần 900 loài thực vật bậc cao”[23; 258]. Việc cung cấp số liệu này đã phác thảo được phần nào bức tranh đa dạng sinh học của Côn Đảo, dường như không cần phải ca ngợi, không dùng từ hoa mĩ nhưng vẫn đưa đến người đọc một thông điệp về bảo vệ hệ sinh thái nơi đây.

Khi là những ngày tháng lịch sử của dân tộc: “Ngày 1-9-1858, khi tiếng súng xâm lược của thực dân Pháp nổ ở Đà Nẵng, đánh chiếm bán đảo Sơn Trà, thì cũng là lúc vanh lên tiếng súng, tiếng gươm, tiếng tù và của các cuộc nổi dậy, cuộc kháng chiến, khởi nghĩa của nhân dân ta chống lại chúng. Trong 113 năm tồn tại (1-2-1862 đến 6-4-1975) nhà tù Côn Đảo ngày càng đông tù nhân. Các thống kê cho thấy: Tháng 3 năm 1862: 50 người; Tháng 7- 1867: 600 người; ngày 11-9-1908: 1200 người; 30 năm tiếp theo trung bình là 2000 người … hơn 1000 người đã bị chết vì đày ải, đánh đập. Trung bình từ 10 đến 20 người chết mỗi ngày”[4; 161]. Sự tàn ác của kẻ thù không gì kể xiết, từng con số như biết nói, nó lạnh lùng nhưng lòng căm thù của nhân dân ta sẽ thêm mạnh mẽ, và có lẽ không chỉ dừng lại ở đó: “Tính cả Côn Đảo có trên 2 vạn người chết, nhưng bây giờ quy tập về Hàng Dương chỉ được có 148 bộ hài cốt, cộng với 1904 bộ giặc chôn trước đó, mà chỉ có 702 mộ có tên”[26; 161]. Những con số dường như minh chứng cho tất cả, nó không chỉ có ý nghĩa về số liệu mà còn là bức tranh chân thực về tội ác của giặc ngoại xâm, hơn hết vẫn còn vẹn nguyên giá trị cho đến hôm nay.

Khi ông nói về những vấn đề xã hội: “Tùy theo mức sống, ở nội hay ngoại thành, mỗi người Hà Nội thải ra từ 0,6- 0,8 kg rác thải / ngày. Trung bình thành phố có 18.000- 20.000 tấn rác thải/ ngày, chừng hơn 7 triệu tấn /năm. Với tốc độ tăng 10%, dự báo đến năm 2005 sẽ là 8,5 triệu tấn. 2020 sẽ là 1,6 triệu tấn”[ 21; 57]. Đó là bài viết về Hà Nội

với rác thải, vấn đề hàng ngày con người phải đối diện. Và hơn hết, chúng ta cần có cách nhìn nhận đúng đắn hơn để bảo vệ môi trường sống của bản thân.

Nhìn chung, việc sử dụng các số liệu, tư liệu khác phục vụ cho tác phẩm của mình được xem như một phương tiện, một cách thức để nhà văn khai thác hiện thực. Và bút kí được xem như thể loại rất mạnh về cách dùng này, bởi bám sát hiện thực đời sống đôi khi không gì chứng minh thuyết phục nhất bằng những con số, sự kiện. Ngôn từ khoa học được Bắc Sơn sử dụng một cách trôi chảy, lôi cuốn người đọc vào những tình huống như đẩy lên đến cao trào, cho thấy một cái tôi am hiểu chiều sâu và rộng trong các lĩnh vực khác nhau. Không chỉ giúp người đọc nhận ra sự thông minh, chắc chắn mà khơi gợi niềm tin và thán phục đối với ông.

3.2.2.3. Ngôn từ giàu chất trí tuệ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sự hiểu biết trên nhiều lĩnh vực văn hóa, giáo dục, nghệ thuật, lịch sử, địa lí đã minh chứng cho chất trí tuệ trong con người nhà văn. Nó như mạch nước ngầm tuôn chảy trong các bài viết của ông. Khi là bày tỏ sự hiểu biết về đời, về người, về nghề, khi là đánh giá chiêm nghiệm triết lí về những sự việc, những cuộc đời trải qua nhiều thử thách. Dù đã đi hơn nửa cuộc đời, nhưng ngòi bút ấy vẫn đang rất sắc viết rất nhanh, chớp nhoáng những vấn đề thời sự nóng bỏng. Nghiệp văn chương, nghiệp làm báo đã thấm nhuần trong con người ông, len lỏi từng trang văn hơi thở của thời đại mới với những vướng mắt còn đang cần được quan tâm nhiều hơn. Từ trên quan điểm đó, chúng tôi thấy rằng ngôn từ giàu chất trí tuệ thể hiện ở hai phương diện:

Một là, thể hiện qua tầm nhìn xa trông rộng của một cái tôi thông minh, khám phá và học hỏi. Chẳng hạn, ông bàn về giáo dục: “Còn thầy có thật sự ra thầy không lại phụ thuộc vào bản thân mỗi người. Không một nhà trường nào, dù nổi tiếng đến đâu có thể

Một phần của tài liệu đặc điểm bút ký nguyễn bắc sơn (Trang 75 - 82)