Đặc điểm chi tiết nghệ thuật trong bút ký Nguyễn Bắc Sơn

Một phần của tài liệu đặc điểm bút ký nguyễn bắc sơn (Trang 84 - 94)

6. Đóng góp và cấu trúc của luận văn

3.3.2. Đặc điểm chi tiết nghệ thuật trong bút ký Nguyễn Bắc Sơn

Bút ký Nguyễn Bắc Sơn đã khai phá mọi miền của đất nước, có thể thấy được những chi tiết mà ông cung cấp, thể hiện như một nhà văn hóa, nhà địa lí và nhà lịch sử học. Dẫu rằng có những chi tiết được sử dụng lại trong sử sách, nhưng ông đưa chúng ta cảm giác như mới đọc lần đầu. Có những chi tiết mà ai cũng phải bất ngờ bởi sự hiểu

biết của ông. Qua đó có thể thấy việc lựa chọn chi tiết đưa vào tác phẩm là một điều rất quan trọng đối với tác giả.

Trong tác phẩm, chi tiết thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người và cuộc sống nhà văn. Bút ký Nguyễn Bắc Sơn minh chứng rõ nhất, thể hiện cái tôi luôn trăn trở, nặng nợ với cuộc đời. Ông nhìn cuộc đời bằng sự giản dị, hài hước, đôi khi thẳng thắn bộc trực. Chất nghệ sĩ pha vào chất chính luận đã tạo nên con người luôn hết lòng vì cuộc sống nhân dân. Đã hơn nửa cuộc đời phiêu bạt, chúng tôi cho rằng tác phẩm của ông chính là con người của ông với quan niệm về sự giản dị và nhân ái. Hàng loạt những nhân vật anh hùng hay những con người thời đại mới đều có nét chung là sự giản dị nhưng rất tài năng và bản lĩnh. Khắc họa chân dung nhân vật như vậy, đã tạo nên hình tượng cái tôi trần thuật ấn tượng, thể hiện rõ quan niệm sáng tác của nhà văn về đời về

người. Chẳng hạn, trong bài viết Đại tướng Võ Nguyên Giáp, huyền thoại và không

phải là huyền thoại,có chi tiết: “Ông xin lỗi mọi người, để được trò chuyện với các bạn đồng ngũ trước đã. Ông nói mấy lời cảm ơn các bạn chiến đấu, nhắc họ giữ vững truyền thống bộ đội Cụ Hồ, cái danh hiệu cao quý mà trên thế giới, duy nhất chỉ ở Việt Nam có một cách gọi người lính gắn liền với tên một lãnh tụ như thế. Khi nhắc đến tuổi tác, một vị đại tá cựu binh người dân tộc nói, tôi thua anh nhiều tuổi. Không ai có thể ngờ, ông cười hóp má đáp ngay, “Nhưng tôi thua anh bộ râu” (vị đại tá này để râu dài). Đợi mọi người vui vẻ xong ông kể, có lần đề nghị Bác ra ngoài vườn dạo cho thư thái thì Bác bảo, chú bằng tuổi tôi chú sẽ biết. Bây giờ mới nghiệm ra điều Bác nói. Ông từ thềm nhà bước xuống sân, phải có hai người đỡ hai bên mà nhìn bước chân không còn thật nữa rồi”[8; 33]. Chi tiết này cho ta thấy được nhiều khía cạnh, trước nhất, chính là phác họa chân dung của vị Đại tướng huyền thoại ấy rất gần gũi giữa đời thường, bên cạnh đó sự kính trọng của ông dành cho Bác, mỗi sự việc đều được nhớ rất kĩ. Hơn hết, thấy được sự quan sát tinh tế và sâu sắc của nhà văn, không chỉ là chứng kiến và ghi lại nhưng sự ghi lại đó rất có hồn. Chỉ là câu chuyện đối thoại của hai người nhưng chất nghệ sĩ đã đưa tất cả mọi người hiểu được tính cách, đức độ của Đại tướng. Hay ở một chi tiết khác: “Bác cười rất vui: “Thế ra cô đã là bà quan rồi kia à?” Ánh mắt vẫn tươi cười. Bác nhìn tôi và giải thích thế này: “Bác nói quan là quan liêu ấy”. Vậy là Bác biết rất rõ điều gì có thể xẩy ra khi một người có chức có quyền. Vì vậy câu nói vui của Bác hàm chứa một lời răn dạy mà tôi tâm niệm suốt đời”[20;35]. Ở đây, tác giả mượn chi tiết từ nhân

vật khác nhưng đã toát lên con người của Bác cũng như tấm lòng thành kính của nhân vật dành cho vị lãnh tụ của dân tộc. Hay chính xác hơn đó là con người của nhà văn luôn nhìn họ bằng sự trân trọng nhất.

Ngoài ra, trong tác phẩm văn học, chi tiết còn làm tiền đề cho sự phát triển của cốt truyện. Với bút ký, không đặt nặng về cốt truyện và nhân vật nhưng ở trong một khía cạnh cụ thể thì chi tiết hàm chứa nhiều nét nghĩa sẽ gửi gắm vào đó những ý đồ của tác giả. Chúng tôi cho rằng thông thường là triết lí, hay cảm xúc trữ tình của người sáng tác. Trong bút ký Nguyễn Bắc Sơn đã tạo cho mình hàng loạt những chi tiết như thế. Thường thấy nhất chính là chi tiết ở mở đầu mang tính luận đề rất cao: “Cứ mỗi lần người thân ra đi là một lần tôi thấy áy náy ân hận, vì những gì mình chưa làm được cho họ”[1; 131].

Đó là chi tiết mở đầu để ông viết tiếp các sự kiện tiếp theo. Hay trong bài viết về Thầy

Thắng, có chi tiết rất hay: “Nhưng buổi chiều vẫn chưa bận bằng buổi tối. Cuộc sống với người mù là bóng đêm. Đêm tối là hai lần bóng đêm. Mà sao nó dài thế cơ chứ. Không thích học, không thích tập thì thời gian là vô tận. Có phải em nào cũng có năng khiếu, có phải em nào cũng kiên gan, bền chí học tập, học nghề đâu. Chính những em ấy, những lúc chán nản, cô đơn mới cần anh. Mà điều quan trong hơn rất nhiều, bởi những em này là số đông”[14; 155]. Có thể thấy sự xuất hiện của chi tiết đầu tiên đã lí giải mọi vấn đề phía sau, để câu chuyện được trôi chảy hơn, muốn nói nhiều hơn.

Bút ký Nguyễn Bắc Sơn cho chúng ta thấy một cá tính sáng tạo, cái tôi trữ tình triết lí. Đi sâu vào tác phẩm, cái tôi ấy như thăng hoa tận cùng của cảm xúc, sự so sánh liên tưởng mới mẻ làm cho chúng ta vẫn miên man theo bước chân ông trên vạn nẻo đường. Người lữ khách ấy như cánh chim không mỏi bay tận cùng non sông đất nước. Với quan niệm đi đến mọi ngõ ngách xóm làng thì sự tìm tòi, khám phá luôn đi kèm với sáng tạo đỉnh cao. Đây dòng sông Hồng trong cách nghĩ của ông: “Sông Hồng gầy guộc như người mẹ vắt kiệt sức lực sau một lần sinh nở”[11; 18], hay “Từ ngàn xưa sông Hồng vẫn thế, bên lở bên bồi thế kia. Bây giờ không còn những cánh buồm nâu non, dòng sông có bớt mộng mơ và có rộng thêm ra? Hình như dòng sông đã chật lại, hẹp đi. Nó đã phải chồng chất trên lưng mình thêm bao nhiêu gánh nặng với đất nước”[1; 19]. Dòng sông như chính dòng đời của biết bao cô gái , của những bà mẹ vẫn ngày đêm lam

lũ vất vả mưu sinh. Sự so sánh ấy, làm chúng ta liên tưởng dòng sông Hương của Hoàng

giống như một con người coa những tâm tư, tình cảm và tính cách lúc dịu dàng, say đắm, nhẹ nhàng và trí tuệ, có lúc lại ồn ào, rầm rộ và phóng khoáng. Ta bắt gặp một

sông Hương đậm chất nữ tính “dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu

đỏ của hoa đỗ quyên rừng”. Có khi, sông Hương là “một cô gái Digan phóng khoáng và

man dại với bản lĩnh gan dạ tâm hồn tự do, trong sáng”. Dù bất kì trạng thái tồn tại nào,

sông Hương trong cảm nhận của Hoàng Phủ Ngọc Tường vẫn đầy nữ tính. Nữ tính không chỉ ở vẻ đẹp hiền hòa hay ở tâm hồn trong sáng mạnh mẽ mà còn nằm trong chính đời sống tình cảm rất riêng của nó để trở thành con sông rất mực đa tình. Qua đây có thể thấy, những chi tiết đã tạo nên hai hình tượng về hai dòng sông hoàn toàn khác nhau. Sông Hồng dưới ngòi bút của Bắc Sơn là chất nhân văn, là người mẹ che chở, là hình tượng những con người gắn bó lam lũ với nó. Với sông Hương là dòng sông thi ca, dòng sông lịch sử, dòng chảy của ngọn nguồn văn hóa, được tạo nên bởi chất thơ, chất thi sĩ của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Cách chọn lọc chi tiết để nổi bật hình tượng dòng sông cũng nói lên hai phong cách của hai tác giả hoàn toàn khác nhau. Khó có thể so sánh ai giỏi hơn ai, nhưng trong chừng mực thì mỗi người có cách nhìn về đối tượng khác nhau, chúng tôi cho rằng dưới góc độ nào đó thì họ vẫn có điểm chung nhìn về dòng sông trong dòng chảy của cuộc sống, là dòng đời của mỗi con người. Phải chăng họ có sự gặp gỡ về tư tưởng và quan niệm sống vì con người.

Chi tiết trong bút ký Nguyễn Bắc Sơn có thể nói là dày đặc về lượng thông tin, trong đó những chi tiết được xem là rất “đắt” tạo nên sự hấp dẫn và lôi cuốn người đọc. Ông đem đến nhiều phát hiện mới, đưa chúng ta từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong sự khó khăn quyết định để đưa cuộc chiến thắng lợi: “Nếu không có lời căn dặn “…không chắc thắng, không đánh” để lúc gay go, chưa đạt được sự đồng ý, Đại tướng mới đưa ra thì làm sao “đạt được quyết định khó khăn nhất” ấy?”[21; 17]. Và việc lựa chọn chi tiết càng như làm sáng tỏ hơn nhiều vấn đề: “Đồng chí Hoàng Văn Phái đã nói “nếu không có quyết định ấy thì không có chiến thắng Điện Biên Phủ. Muốn có chiến thắng Điện Biên Phủ thì phải mất mười năm nữa”[27; 17]. Với những chi tiết được đưa vào để dẫn chứng một lần nữa cho thấy khả

năng lập luận của nhà văn luôn chặt chẽ và chính xác. Hay trong bài viết “Thạch Lâm –

rừng đá trời trồng”, ông đưa vào nhứng chi tiết mang tính lập luận: “Trên trái đất này thiếu gì núi đá? Trung Quốc thiếu gì núi đá, nước ta thiếu gì núi đá? Và cả vùng cao Hà

Giang, toàn đá là đá thôi, cũng chỉ gọi là cao nguyên đá….Duy nhất chỉ có ở Trung Quốc có rừng đá Thạch Lâm”[1; 303]. Với những chi tiết này, Bắc Sơn cho ta thấy một nguồn năng lượng dồi dào về sự khám phá và hiểu biết rộng, sự so sánh làm Thạch Lâm trở nên riêng biệt và duy nhất.

Nhìn chung, Nguyễn Bắc Sơn bằng cách xây dựng các chi tiết nghệ thuật độc đáo và sáng tạo của nhà văn. Tìm hiểu vấn đề này đưa chúng ta đến gần hơn với một phong

cách chính luận sắc bén, chặt chẽ nhưng cũng tràn đầy tình cảm. Từ đây, hình tượng về

cái tôi tác giả hiện ra rõ hơn bao giờ hết, đó là con người dù bất cứ hoàn cảnh nào cũng

thấm nhuần tư tưởng nhân văn, nỗi niềm trăn trở trước số phận con người.

Hơn nửa cuộc đời phiêu bạt, Nguyễn Bắc Sơn đã đưa cái tôi của mình trở thành phong cách, khẳng định sức sống riêng trên văn đàn Việt Nam. Người ta gọi ông với một cách dí dỏm: “Nhà văn trẻ…tóc bạc”. Con người ấy chính là sự thấu hiểu chân lí, phát hiện sự việc, và có tấm chân tình tha thiết với cuộc đời, là cái tôi trần thuật đầy khí phách, hùng hồn và triết lí. Cùng với những thăng hoa trong cảm xúc, cách bình luận triết lí đã đưa con người ấy có phong cách rất riêng và không nhầm lẫn với ai. Qua đó, hình tượng tác giả hiện ra với cái tôi cá tính sâu sắc, lòng trăn trở nặng nợ với cuộc đời.

KẾT LUẬN

Với tất cả những gì đã nghiên cứu và đánh giá về bút ký Nguyễn Bắc Sơn, chúng tôi cho rằng: “Bút ký là sở trường của ông”. Cùng với sự thành công của hai bộ tiểu

thuyết Luật đời và cha con” và “Lửa đắng”, một lần nữa khẳng định tài năng và tên

tuổi của Bắc Sơn trong nền văn học đương đại. Tiếp tục là cái tôi triết luận, xông thẳng trực diện tìm hiểu vấn đề, ông đã phát huy được thế mạnh và tiềm lực của bản thân. Đó còn là cái tôi đi nhiều, biết nhiều và hiểu nhiều. Mỗi bài viết là một thông điệp về cuộc sống, là bức tranh hiện thực được thể hiện một cách sinh động, khám phá. Nó nói lên con người ấy vẫn thấm sâu trong tư tưởng về triết lí nhân văn, về sự trăn trở và dường như ông thấy mình vẫn đang nợ cuộc đời này nhiều lắm. Nói như Nguyễn Long: “Nếu tôi nói Nguyễn Bắc Sơn là một nhà văn lớn, có lẽ không nên. Việc đó để thời gian đánh giá. Nhưng quả thật, ông có những thiên bút ký đặc sắc, xúc động người đọc”[153].

Về nội dung, có thể thấy bút ký Nguyễn Bắc Sơn đã đưa chúng ta xuôi ngược trên vạn nẻo đường đất nước. Với cách nhìn sâu rộng và hiểu biết, ông đi khai thác những khía cạnh gai góc nhất của vấn đề. Mối quan hệ giữa thiên nhiên, con người và hiện thực đời sống con người giữ vai trò chủ đạo trong sáng tác của ông. Bút ký có những trang miêu tả bức tranh thiên nhiên đầy màu sắc cùng với đó là những hệ lụy mà con người tác động vào nó. Đó là Tây Bắc hùng vĩ, là sông Hồng, sông Mã hát khúc hùng ca, là miền

tây sông rạch chằng chịt, là biển đảo quê hương trên đường phát triển để khẳng định chủ

quyền… Nhà văn đã phân tích đi tìm ngọn nguồn của những vấn đề đó, để cho sự phát triển luôn bền vững.

Bên cạnh đó, bút ký Nguyễn Bắc Sơn còn khắc họa chân dung các nhân vật anh hùng. Họ là những người chiến sĩ, người chỉ huy dũng cảm và tài năng. Theo tiếng gọi của non sông, tất cả đã hăng hái cùng nhau ra chiến trường. Bức chân dung Đại tướng Võ Nguyên Giáp đầy kính trọng, ngưỡng mộ hơn trong cuộc sống đời thường. Chúng ta học được ở ông sự giản dị, gần gũi của một tài năng quân sự được cả thế giới công nhận. Là những câu chuyện đầy xúc động về chiến trường Điện Biên, dư âm cuộc chiến vẫn sống lại trong hồi ức của những người tham gia cuộc chiến. Là người con gái anh hùng

Võ Thị Sáu được ông phá cách với lối viết tri ân, sự ma mị đó làm nên những cái rung

là nhà giáo, vận động viên, doanh nhân, nghệ sĩ và có cả người lái tàu…như bèo nước gặp nhau, trang văn của ông trở nên tươi sáng hơn với tài năng, nghị lực và bản lĩnh của họ. Bức thông điệp mà ông gửi đến chúng ta “ước mơ không chờ đợi tuổi và hãy biến nó thành hiện thực”.

Cái tôi chiều sâu hiểu biết về văn hóa, lịch sử, địa lí. Từng nơi in dấu chân nhà văn là sự khám phá về các khía cạnh đó, đôi khi vượt qua ngoài nước. Nó chứng minh sự tài hoa, hiểu biết sâu rộng, cái nhìn học hỏi, ý chí cầu tiến của nhà văn. Là thái độ và trách nhiệm ứng xử của ông đối với cuộc đời. Cái tôi ấy được thể hiện qua hàng loạt các vấn đề như: lịch sử cuộc chiến Điện Biên Phủ với tài chỉ huy của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, là chuyện rừng ở Sơn La, là sự phát triển giáo dục ở Trà Vinh…tất cả được đặt dưới ánh nhìn của nhà khoa học đi tìm sự hiểu biết rộng hơn. Ông như người lữ hành mải miết đi chinh phục những vùng đất mới, những con người mới. Chất trí tuệ ấy vẫn soi sáng trong nghề viết của ông, chất chứa một tấm lòng nặng với nghiệp văn chương.

Về nghệ thuật thể hiện, bút ký Nguyễn Bắc Sơn chưa phải là sự cách tân hình thức, hay thể nghiệm mới sử dụng ngôn từ như Hoàng Phủ Ngọc Tường hay Nguyễn Tuân. Nhưng với cách viết đa giọng điệu, trong đó lấy giọng chính luận làm chủ đạo kết hợp với giong suy tư, triết lí và giong trữ tình đã đưa Bắc Sơn thật sự thăng hoa. Tạo nên phong cách riêng biệt cho nhà văn mang màu sắc nghị luận mạnh mẽ, trở thành công cụ để tài năng tác giả được cất cánh. Bên cạnh việc sử dụng ngôn từ giàu chất trí tuệ, kết hợp giữa ngôn từ nghệ thuật với ngôn từ báo chí cho thấy cái tôi sáng tạo không ngừng của ông. Đó còn là sự tự thể hiện nên hình tượng nghệ thuật, về con người đầy trăn trở với thế sự, cuộc đời, nhưng cũng là con người thông minh hóm hỉnh và bình dị trong

Một phần của tài liệu đặc điểm bút ký nguyễn bắc sơn (Trang 84 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)