1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

cảm hứng về tình yêu lứa đôi trong truyện thơ nôm

163 3,7K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 163
Dung lượng 1,06 MB

Nội dung

Với đề tài này, tôi mong muốn tìm hiểu vẻ đẹp của những câu chuyện tình trong các truyện thơ Nôm và nghệ thuật thể hiện tình yêu trong các sáng tác ấy, góp phần đánh giá toàn diện hơn g

Trang 1

B Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH

ố Hồ Chí Minh - 2013

Trang 2

B Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Trang 3

L ỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành tốt luận văn này, bên cạnh sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, tôi còn

giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn Xin gởi lời tri ân chân thành đến cô

Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu, cũng như tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu

Cũng chân thành cảm ơn các Thầy, Cô trong Thư viện Trường Đại học Sư phạm

các đồng nghiệp đã không ngừng động viên, hỗ trợ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá

Trang 4

M ỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 1

M ỤC LỤC 2

D ẪN NHẬP 4

1 Lý do ch ọn đề tài 4

2 L ịch sử vấn đề 5

3 M ục đích nghiên cứu đề tài 8

4 Phương pháp nghiên cứu 8

5 Ph ạm vi nghiên cứu 9

6 Nh ững đóng góp của luận văn 9

7 K ết cấu luận văn 10

CHƯƠNG 1: MẤY VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG 11

1.1 Truy ện thơ Nôm 11

1.1.1 S ự ra đời và phát triển 11

1.1.2 V ấn đề phân loại 12

1.1.3 N ội dung 13

1.1.4 Hình th ức 14

1.2 Khái ni ệm cảm hứng 15

1.3 Khái ni ệm tình yêu 18

1.4 Ch ủ đề tình yêu trong văn học 20

CHƯƠNG 2: CẢM HỨNG VỀ TÌNH YÊU LỨA ĐÔI TRONG TRUYỆN THƠ NÔM NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG 25

2.1 Ca ng ợi tình yêu tự do 25

2.1.1 Yêu nhau t ừ cái nhìn đầu tiên 25

2.1.2 Ch ủ động trong tình yêu 32

2.1.3 Yêu nhau theo ti ếng nói trái tim 42

2.2 Đấu tranh bảo vệ tình yêu, hạnh phúc 46

2.2.1 Nh ững biến cố xảy ra 46

2.2.2 Hi sinh vì tình yêu 54

2.2.3 Vượt qua gian khó 61

2.3 Khát v ọng tình yêu 68

2.3.1 Khát v ọng tình yêu đẹp 68

2.3.2 Khát v ọng hạnh phúc ái ân 72

Trang 5

CHƯƠNG 3: CẢM HỨNG VỀ TÌNH YÊU LỨA ĐÔI TRONG TRUYỆN THƠ

NÔM NHÌN T Ừ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT 80

3.1 Nhân v ật 80

3.2 Ngôn ng ữ 86

3.2.1 Ngôn ng ữ nhân vật 86

3.2.2 T ừ tự xưng 97

3.2.3 T ừ ngữ mang chức năng biểu cảm 108

3.2.4 Điển cố 116

3.2.5 Thành ng ữ, tục ngữ 128

3.3 Gi ọng điệu 135

3.3.1 Gi ọng cảm thông 135

3.3.2 Gi ọng mỉa mai 140

3.3.3 Gi ọng tự vấn 145

3.4.4 Gi ọng triết luận, bàn bạc 153

PHẦN TỔNG KẾT 157

TÀI LIỆU THAM KHẢO 159

Trang 6

Tình yêu cũng là một đề tài vĩnh cửu trong văn học Hễ có thơ có văn là phải

có tình yêu, nếu không muốn nói là chính nhờ có tình yêu mà con người mới dạt dào

cảm hứng để sáng tác nên những vần thơ óng ả cũng như những câu văn trau chuốt

Sự đẹp đẽ và linh thiêng của tình yêu vốn đã được cha ông chúng ta nhận ra và ca

ngợi từ lâu Từ khi còn nhỏ, con người đã biết yêu Xuất phát đầu tiên là tình mẫu tử,

phụ tử, tình anh em và rộng hơn là tình yêu tổ quốc Trong vô vàn những cung bậc tình cảm ấy, tình yêu lứa đôi là một nốt nhạc vang lên du dương khiến xao xuyến lòng người hơn bao giờ hết Tình yêu trong thơ văn hướng ta đến những khát khao, ước vọng tốt đẹp trong cuộc sống, giúp ta vượt qua những khó khăn, trắc trở lứa đôi, đôi khi còn khiến ta thêm giữ vững tình cảm trong lòng

Tình yêu vẫn luôn là một đề tài muôn thuở của văn học ở mọi giai đoạn từ văn

học dân gian truyền miệng đến nền văn học viết từ xưa đến nay Nhắc đến những bài thơ tình ta không khỏi nhớ đến những câu ca dao chuyển tải bao lời hò hẹn, nhớ nhung của cha ông ta thuở trước, hay gần ta hơn như những nhà thơ thời nay: Xuân

Diệu, Nguyễn Bính, Huy Cận, Đỗ Trung Quân, Phan Thị Thanh Nhàn Họ là những nhà thơ trong giai đoạn thơ văn hiện đạị Nhưng đã là người Việt Nam thì thật thiếu sót nếu ta không nhớ đến kho tàng văn chương của cha ông từ ngàn xưa để lại: các sáng tác về tình yêu trong văn học trung đại

Văn học phản ánh cuộc sống con người vì thế địa hạt tình yêu trở thành mảnh đất màu mỡ cho văn học, trong đó văn học trung đại đóng góp khối lượng lớn những tác phẩm viết về tình yêu đôi lứa, tình nghĩa vợ chồng Từ những tác giả khuyết danh

Trang 7

đến các tác giả hữu danh như nữ sĩ Hồ Xuân Hương, Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm,….đều để lại cho hậu thế những tuyệt tác về tình yêu

Truyện thơ Nôm là một trong những thể loại phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn trung đại Qua truyện thơ Nôm, chúng ta có thể tìm hiểu về nếp sống, phong

tục, truyền thống văn hóa…của dân tộc mình Những truyện thơ Nôm về tình yêu thể

hiện rất rõ đời sống tình cảm, quan niệm và cách ứng xử của cha ông trong tình yêu.Chúng ta có quyền tự hào về những tác phẩm bất hủ về tình yêu như Truyện

Ki ều, Phạm Tải-Ngọc Hoa, Phạm Công-Cúc Hoa, Sơ kính tân trang, …Rất nhiều tác

phẩm được dịch sang tiếng nước ngoài và nhận được sự ủng hộ, đánh giá cao của bạn đọc quốc tế Chúng ta ngày càng có nhiều hơn các công trình khoa học nghiên cứu truyện thơ Nôm giá trị ở nhiều góc độ khác nhau Tuy nhiên, tìm hiểu các tác phẩm thuộc thể loại này viết về tình yêu đôi lứa một cách tập trung thì hầu như chưa có chuyên luận nào

Vì tất cả những lí do trên, tôi chọn“Cảm hứng tình yêu lứa đôi trong truyện

thơ Nôm” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình Với đề tài này, tôi mong

muốn tìm hiểu vẻ đẹp của những câu chuyện tình trong các truyện thơ Nôm và nghệ thuật thể hiện tình yêu trong các sáng tác ấy, góp phần đánh giá toàn diện hơn giá trị các truyện thơ Nôm viết về tình yêu giai đoạn văn học trung đại Đồng thời, tôi mong

rằng có thể rút ra ở đó những bài học hay và đẹp về văn hóa ứng xử của đôi lứa

2 L ịch sử vấn đề

Trước hết là công trình biên soạn các truyện kể về tình yêu có thể kể đến như

cuốn Việt Nam phong tình cổ lục của tác giả Vũ Ngọc Khánh Tác giả đã sưu tầm và

giới thiệu cho chúng ta một kho tàng phong phú về chuyện tình yêu của con người Việt Nam, những con người thật, những danh tướng, nhà chí sĩ, nhà thơ, những người nổi tiếng trong lịch sử và cả những người nổi tiếng trong lĩnh vực văn chương Sự gợi

ý của giáo viên hướng dẫn và ảnh hưởng của tập sách này đã khơi gợi ở tôi mong muốn tìm hiểu đề tài

Tính đến nay, chúng tôi chưa tìm thấy bất cứ công trình nghiên cứu khoa học

nào đề cập đề tài “Cảm hứng tình yêu lứa đôi trong các truyện thơ Nôm” hoặc có

Trang 8

nội dung tương tự.Tuy nhiên, chúng tôi cũng tham khảo được nhiều ý kiến từ các nghiên cứu về các tác phẩm thơ Nôm hoặc đề tài của thể loại truyện thơ Nôm ít nhiều nhắc đến vấn đề tình yêu.Chúng ta có thể điểm qua một số công trình như:

Đặng Thanh Lê (1979), Truyện Kiều và thể loại truyện Nôm, Nxb Khoa học Xã

hội Hà Nội

Tác giả đã đề cập đến mối tình Kim Kiều và khẳng định nàng Kiều đã vượt qua khuôn khổ lễ giáo phong kiến để tìm đến tình yêu tự do

Nguyễn Thị Ngọc Lan (1996),Vấn đề giới tính trong văn học cổ Việt Nam giai

đoạn thế kỉ XVIII- thế kỉ XIX, Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học Sư phạm

Khi viết về truyện thơ Nôm, tác giả đã khái quát hình ảnh con người trong truyện thơ

Nôm đặc biệt là hình ảnh người phụ nữ: “những con người chủ động trong tình yêu,

rất tích cực đấu tranh bảo vệ hạnh phúc”

Nguyễn Mạnh Hùng (2000), Trên hành trình văn học trung đại, Nxb Đại học

Quốc gia Hà Nội

Trong tài liệu trên có trích dẫn bài viết “Xung đột nghệ thuật và tư tưởng thẩm mĩ của

Hoa Tiên”, trong đó tác giả bài viết đã chỉ ra tư tưởng của tác phẩm Hoa Tiên là ca ngợi tình yêu tự do, đồng thời là tư tưởng giải phóng tình cảm, thể hiện tinh thần hòa hợp giữa tình yêu của cá nhân tự do với nghĩa vụ

• Bùi Duy Tân (2001), Khảo luận một số thể loại tác giả - tác phẩm văn học trung đại tập 2, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội

Công trình này đề cập ba tác phẩm viết về tình yêu gồm Truyện Song Tinh, Chinh

phụ ngâm và Truyền kì tân phả Đồng thời, tác giả khẳng định các tác phẩm trên hoặc

ca ngợi tình yêu tự do, hoặc ca ngợi sức mạnh tình yêu,sự chung thủy, gắn bó, chống

Trang 9

lại các thế lực cường quyền, hoặc than thở cho hạnh phúc lứa đôi khi bị chiến tranh làm cho trắc trở

Nguyễn Hữu Sơn (2005), “Mô típ tài tử giai nhân từ truyện Hoa Tiên đến Mai

Đình Mộng kí”, Văn học trung đại Việt Nam - Quan niệm con người và tiến

trình phát triển, Nxb Khoa học Xã hội, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam

Bài viết khẳng định hình ảnh tài tử giai nhân trong các sáng tác thường xây dựng theo

mô hình lí tưởng về sự cuốn hút bởi vẻ bề ngoài cũng như tài năng theo quan niệm

gái tham tài, trai tham sắc” Thêm vào đó là sự đồng điệu của hai tâm hồn, say mê,

đam mê trong tình yêu Ba yếu tố này tạo nên những mối tình đẹp trong truyện Hoa

Tiên và Mai Đình Mộng kí

Triệu Thùy Dương (2010), Văn hóa ứng xử người việt trong truyện thơ Nôm,

Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm Thành Phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh

Công trình này đã trình bày văn hóa ứng xử người Việt trong truyện thơ Nôm, trong đó một phần nhỏ đề cập đến tình yêu đôi lứa trong các truyện thơ Nôm

Hoàng Hữu Yên (2011), Đọc và nghiên cứu văn học trung đại Việt Nam, Nxb

Đại học Sư phạm

Viết về truyện thơ, Hoàng Hữu Yên nhận địnhca ngợi tình yêu tự do, nêu lên khát vọng cuộc sống lứa đôi ngoài khuôn khổ lễ giáo chính thống là đề tài phổ biến và rất

hấp dẫn của nhiều truyện thơ Hoa tiên, Bích Châu kì ngộ, Sơ kính tân trang, Phan

Trần xứng đáng là những bản tình ca réo rắt và diễm lệ, trong trắng, chân thành và

tha thiết

Kiều Thu Hoạch (2011), Truyện Nôm lịch sử hình thành và bản chất thể loại,

Nxb Văn hóa Thông tin

Khi viết về chức năng tư tưởng và thẩm mĩ của truyện Nôm, Kiều Thu Hoạch viết rằng truyện Nôm thường chỉ thiên về lựa chọn loại đề tài tình yêu lứa đôi cùng với chủ đề đấu tranh bảo vệ tình yêu chung thủy, bảo vệ gia đình, các tác giả không thể không quan tâm tới vấn đề hôn nhân tự do như là một chủ đề cơ bản

Trang 10

Lê Thu Yến (2011), Văn hóa ứng xử người Việt thể hiện qua tình yêu Kim

Kiều,www.hcmup.edu.vn

Công trình này nghiên cứu văn hóa ứng xử của người Việt thể hiện qua tình yêu của

Kim Trọng và Thúy Kiều- hai nhân vật chính trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Trên đây tôi đã ghi lại một số công trình có liên quan ít nhiều đến đề tài “Cảm

hứng tình yêu đôi lứa trong truyện thơ Nôm” Như đã nói ở trên, hiện nay chưa có bất

cứ công trình nghiên cứu nào tìm hiểu về vấn đề tình yêu trong văn học trung đại một

cách có hệ thống Vì thế, trong khuôn khổ tài liệu mà tôi có được, tôi vô cùng trân trọng những ý kiến, đề xuất khoa học của những người đi trước Những tài liệu quý giá trên sẽ là những định hướng cho tôi trong việc tìm hiểu vẻ đẹp tình yêu trong các tác phẩm mà tôi tiếp nhận được

3 M ục đích nghiên cứu đề tài

Nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn góp phần nhỏ của mình trong việc tìm

hiểu giá trị nội dung cũng như nghệ thuật thể hiện tình yêu trong các truyện thơ Nôm

Mặt khác, qua những tác phẩm văn học ấy, người viết cố gắng tìm hiểu những giá trị văn hóa dân tộc mình bởi lẽ hơn ở đâu hết văn học chính là kết tinh của tư tưởng tình

cảm, của văn hóa dân tộc Từ đó, người viết mong mỏi chia sẻ và nhận được sự đồng tình, đặc biệt của các bạn trẻ về tình yêu đẹp cũng như lối sống đẹp trong tình yêu cha ông ta truyền dạy

4 Phương pháp nghiên cứu

Trong luận văn này, người viết sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp thống kê, phân loại được sử dụng trong quá trình sưu tầm tác

phẩm cũng như các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

- Phương pháp so sánh đối chiếu được sử dụng trong so sánh đối chiếu các tác

phẩm cùng vấn đề giữa các giai đoạn văn học khác nhau cũng như trong các sáng tác của các tác giả với nhau

- Phương pháp lịch sử: Trong quan niệm tình yêu cha ông ta, có những giá trị

sống đẹp trường tồn trong từng tác phẩm vượt qua không gian và thời gian, vì

lẽ đó phương pháp lịch sử là không thể thiếu trong quá trình triển khai đề tài

Trang 11

- Phương pháp phân tích, tổng hợp cũng được sử dụng trong quá trình nghiên

khảo sát, người viết sẽ hướng đến các truyện thơ về tình yêu, bao gồm cả truyện thơ khuyết danh và các sáng tác của các tác giả như sau:Truyện Phan Trần (khuyết danh),

Ph ạm Công - Cúc Hoa (khuyết danh, Phạm Tải - Ngọc Hoa (khuyết danh) , Tống Trân - Cúc Hoa (khuyết danh), Thoại Khanh – Châu Tuấn (khuyết danh), Thạch Sanh tân truy ện (khuyết danh), Nhị độ mai (khuyết danh), Châu sơ kim kính lục (khuyết danh), Vân Trung Nguy ệt kính tân truyện (khuyết danh), Trương Viên truyện (khuyết danh), Lâm Tuy ền kỳ ngộ (khuyết danh), Hồng hoan lương sử (khuyết danh), Phương Hoa (khuy ết danh), Hoàng Trừu (khuyết danh), Hoàng Tú tân truyện (khuyết danh),

Mã Phụng – Xuân Hương (khuyết danh), Lý Công (khuyết danh), Bạch Viên tân truy ện (khuyết danh), (Bích Câu kỳ ngộ (Vũ Quốc Trân), Truyện Tây Sương (Lý Văn

Ph ức), Truyện Ngọc Kiều Lê (Lý Văn Phức), Song Tinh bất dạ (Nguyễn Hữu Hào), Truy ện Sơ kính tân trang (Phạm Thái), Hoa tiên (Nguyễn Huy Tự), Phù dung tân truyện (Trúc Lâm Cư Sĩ), Từ Thức tân truyện (Lê Khắc Nguyên), Nữ tú tài (Đinh Gia Thuy ết), Truyện Kiều (Nguyễn Du), Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu)

6 Nh ững đóng góp của luận văn

Trong luận văn, người viết sẽ chỉ ra những giá trị nội dung cũng như nghệ thuật thể hiện tình yêu trong các sáng tác truyện thơ Nôm giai đoạn văn học trung đại

Luận văn dùng các sáng tác văn học dân gian như nguồn tư liệu quý giá và là kho kinh nghiệm đúc kết bao đời của cha ông để soi chiếu vào các sáng tác tình yêu

Trang 12

truyện thơ Nôm, từ đó cố gắng chỉ ra và hệ thống những nét đẹp trường tồn vốn đã

trở thành chuẩn mực cho lối sống và quan niệm sống của người Việt Nam ta

Luận văn cũng mong muốn trở thành chiếc cầu nối bạn đọc ngày nay với

những sáng tác mang giá trị văn hóa của cha ông ta ngày xưa để cảm nhận cái hay, cái đẹp, để bảo tồn và phát huy giá trị sống đẹp, đặc biệt là trong địa hạt tình yêu

7 K ết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, bố cục luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Một số vấn đề lí luận chung

Trong chương này, chúng tôi chủ yếu trình bày khái quát về nội dung các khái

niệm tình yêu, tình yêu đôi lứa cũng như sự ra đời và phát triển, vấn đề phân loại bên

cạnh nội dung, hình thức của truyện thơ Nôm của người Việt, các khái niệm về cảm

hứng cũng như nguồn gốc vấn đề tình yêu trong văn học trung đại

Chương 2: Cảm hứng về tình yêu lứa đôi trong truyện thơ Nôm nhìn từ phương diện

nội dung

Ở chương này, chúng tôi tìm hiểu giá trị nội dung của các truyện thơ Nôm về

mặt nội dung: ca ngợi tình yêu tự do, đấu tranh bảo vệ tình yêu và hạnh phúc cùng

những khát vọng trong tình yêu Trong tương quan so sánh những giá trị đó trong

mạch nguồn truyền thống văn hóa dân tộc mà chủ yếu thông qua văn học dân gian, chúng ta sẽ thấy được sức sống của truyền thống văn hóa Việt trong từng sáng tác cũng như trong tâm lý tiếp nhận của người đọc

Chương 3: Cảm hứng về tình yêu lứa đôi trong truyện thơ Nôm nhìn từ phương diện

nghệ thuật

Ở chương này, chúng tôi tìm hiểu nghệ thuật thể hiện tình yêu đôi lứa trong các truyện thơ Nôm, trong đó tập trung vào các phương diện như: ngôn ngữ, nhân vật

và giọng điệu

Trang 13

CHƯƠNG 1: M ẤY VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG

1.1 Truyện thơ Nôm

nhất với quần chúng Một sốviết theo thể thơ Ðường luật

Theo Đặng Thanh Lê “Sự ra đời của truyện Nôm bắt nguồn từ một yêu cầu

ph ản ánh xã hội với những nội dung thời đại cũng như với những điều kiện thực tiễn của bản thân thời đại ấy (…)truyện Nôm là sản phẩm văn học vào thời kì phong kiến suy tàn, mang ý nghĩa phản ánh một thời kì bùng nổ mạnh mẽ của đấu tranh giai cấp dưới chế độ phong kiến” [22, tr.57] Từ thế kỉ XVI, chế độ phong kiến Việt Nam

ngày càng bộc lộ những mâu thuẫn trầm trọng Trong đó nổi bật hai mâu thuẫn cơ

bản: thứ nhất là mâu thuẫn giữa nội bộ giai cấp phong kiến thống trị và thứ hai là mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị với nhân dân lao động Nội chiến phong kiến giữa nhà

Trịnh với nhà Nguyễn, nhà Trịnh với nhà Mạc kéo dài Các cuộc khởi nghĩa nông dân liên tiếp diễn ra Xã hội liên tiếp biến động kéo theo đó là sự lung lay nền tảng đạo đức của chế độ phong kiến, làm nảy sinh những tư tưởng nhân văn của thời đại, đồng

thời cũng là tư tương nhân văn trong các truyện thơ Nôm Về lực lượng sáng tác, ngoài các tác giả bình dân khuyết danh, tham gia vào lực lượng sáng tác các truyện thơ Nôm giai đoạn này còn có những nho sĩ có nhãn quan tiến bộ và cuộc sống gần gũi nhân dân lao động

Về nguồn gốc ra đời, nguồn gốc đầu tiên của các truyện thơ Nôm có lẽ là

những bài hát tự sự của các nghệ nhân hát rong được thêm thắt về mặt nội dung, nghệ thuật và đến một lúc nào đó được ghi lại thành sách, chính thức trở thành một truyện Nôm Ví dụ như Trương Chi, Tấm Cám… Nguồn gốc ra đời thứ hai của các truyện

thơ Nôm là các nhà chùa Một số nhà sư có học đã diễn Nôm một số sự tích trong

ật nhằm truyền bá đạo Phật, tiêu biểu như Quan âm tống tử bản hạnh (dạng

Trang 14

cổ của Quan âm Thị Kính sau này), Nam Hải Quan âm bản hạnh (dạng cổ của truyện

Bà Chúa Ba)…

Về hình thức lưu truyền, truyện Nôm ra đời và tồn tại đầu tiên dưới hình thức truyện thơ Nôm truyền khẩu Sau một thời gian dài, khi phong trào truyện thơ Nôm truyền khẩu phát triển mạnh mẽ thì các nho sĩ bình dân và bác học đã mạnh dạn sử

dụng loại hình văn học này để sáng tác hoặc ghi chép lại những truyện thơ Nôm đã có

từ trước Từ đó xuất hiện truyện Nôm viết Cho đến nay, chúng ta vẫn chưa xác định được truyện Nôm viết xuất hiện vào thời gian nào nhưng chắc chắn trước thế kỉ XVIII, truyện Nôm lục bát đã xuất hiện và đã có những thành tựu nhất định với đỉnh cao chói lọi là Truyện Kiều (Nguyễn Du)

Tóm lại, truyện thơ Nôm là bộ phận văn học ra đời và phát triển từ thế kỉ XV đến thế kỉ XIX Thời kì phát triển cực thịnh của nó là từ thế kỉ XVIII đến thế kỉ XIX Cho đến đầu thế kỉ XX, việc sáng tác truyện thơ Nôm dần dần chấm dứt vì các thể

loại văn xuôi mới ra đời đã đủ sức thay thế nó

1.1.2 V ấn đề phân loại

Hiện nay, người ta tiến hành phân loại các truyện thơ Nôm theo ba cách sau:

* Phân lo ại dựa vào nguồn gốc đề tài: có 3 loại

- Truyện thơ Nôm lấy đề tài từ các truyện cổ dân gian như: Trương Chi, Tấm

Cám, Th ạch Sanh…

- Truyện thơ Nôm có nguồn gốc đề tài từ văn học Trung Quốc như: Truyện

Hoa Tiên, Nh ị Độ Mai, truyện Phan Trần…

- Truyện lấy đề tài từ những sự tích ở Việt Nam như: Bích Câu kì ngộ, Tống

Trân Cúc Hoa…

* Phân lo ại dựa vào tác giả:

Theo Nguyễn Thị Chiến [3, tr.11] trước những năm 1960 đã xuất hiện quan điểm chia truyện Nôm thành hai loại: truyện Nôm hữu danh và truyện Nôm khuyết danh

-Truyện Nôm hữu danh: là những truyện còn tên tác giả như truyện Hoa Tiên

(Nguyễn Huy Tự), truyện Song Tinh (Nguyễn Hữu Hào), Truyện Kiều (Nguyễn

Trang 15

Du)… Tuy nhiên loại này còn lại không nhiều nhưng hầu hết truyện Nôm hữu danh đều là truyện Nôm bác học

- Truyện Nôm khuyết danh: là những truyện không còn tên tác giả:Tống Trân

Cúc Hoa, Ph ạm Công Cúc Hoa, Phạm Tải Ngọc Hoa, Lâm Sanh Xuân Nương, Thoại Khanh Châu Tu ấn… Hầu hết các truyện Nôm khuyết danh đều là truyện Nôm bình

dân

* Phân lo ại dựa vào nội dung và hình thức: có 2 loại

-Truyện Nôm bình dân: Do các nho sĩ bình dân sáng tác nên có nội dung mang

đậm tính dân dã của người dân lao động và nghệ thuật mộc mạc, giản dị Ví dụ: Tống

Trân Cúc Hoa, Ph ạm Công Cúc Hoa, Phạm Tải Ngọc Hoa, Lâm Sanh Xuân Nương, Tho ại Khanh Châu Tuấn…

-Truyện Nôm bác học: Do các nhà nho thuộc tầng lớp trên sáng tác nên có nội dung phức tạp, tình tiết, tâm lí nhân vật và nghệ thuật điêu luyện hơn so với truyện Nôm bình dân Ví dụ: Truyện Song Tinh, Phan Trần, Nhị độ mai, Truyện Kiều…

Sự khác nhau giữa hai loại truyện này là ở trình độ tác giả, chủ đề tác phẩm, thao tác nghệ thuật, loại hình nhân vật

Trong luận văn này, người viết sử dụng cách phân loại dựa vào đặc điểm nội dung và hình thức vì cách phân loại này có cơ sở phân loại khoa học hơn cả

lễ giáo phong kiến

Nội dung thứ hai là vấn đề tình vợ chồng, hay rộng hơn là vấn đề gia đình trong

thời kì tan rã của chế độ phong kiến Đó là cuộc đấu tranh để bảo vệ tình nghĩa vợ

Trang 16

chồng, bảo vệ gia đình, chống lại những nguy cơ làm nó tan vỡ Ngoài ra, truyện Nôm bình dân còn đề cao lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ

Với chủ đề đề cao con người và cuộc sống hiện thực, truyện Nôm cũng đã tố cáo bộ mặt thối nát của giai cấp thống trị trong xã hội phong kiến từ quan lại, tầng

lớp quý tộc đến bọn nhà giàu phú hộ.Quan lại, sai nha vòi tiền, cảnh mua thịt bán người, cảnh sống khốn khổ của nhân dân…được thể hiện rõ trong các truyện Nôm, góp phần tái hiện chân thực và sống động bức tranh hiện thực cuộc sống

Cốt truyện của truyện Nôm có hai đặc điểm đáng chú ý Thứ nhất, những tình

tiết, những sự kiện trong truyện không có ý nghĩa khách quan chân thực của nó mà

chỉ có tác dụng soi sáng hay tô đậm cho tính cách nhân vật Ví dụ như trong truyện

Lý Công, nàng công chúa bị chặt chân tay, xẻo mắt mũi nhưng vẫn sống hay như nhân vật Phạm Công trong truyện Phạm Công - Cúc Hoa xuống tận địa phủ để tìm

vợ…Thứ hai, kết thúc của truyện Nôm có hậu giống truyện cổ tích

Tóm lại, cấu trúc của truyện Nôm, cả bình dân lẫn bác học, đều có chung mô hình: gặp gỡ - tai biến -đoàn tụ với kết thúc bao giờ cũng có hậu Có thể nói cấu trúc theo lối kết thúc có hậu của truyện Nôm là quy luật có tính tất yếu và là đặc trưng mang tính loại biệt của thể loại truyện Nôm

Về mặt ngôn ngữ, truyện Nôm bác học hầu hết đều là sản phẩm của các nhà thơ

có trình độ học vấn cao do đó ngôn ngữ tác phẩm bao giờ cũng gọt giũa, sử dụng nhiều điển cố,thành ngữ Hán, ngôn ngữ ước lệ tượng trưng… Ngay khi nói đến

những chuyện tế nhị, cũng phải sử dụng ngôn ngữ ước lệ để tránh sự dung tục, ví dụ như đoạn nói về Kiều thất thân với Mã Giám Sinh:

Ti ếc thay một đóa trà mi Con ong đã tỏ đường đi lối về

Trang 17

M ột cơn mưa gió nặng nề Thương gì đến ngọc, tiếc gì đến hương…

(Truy ện Kiều, Nguyễn Du)

Nói đến duyên tình, các tác giả hay dùng: tơ hồng, xích thằng, trăng già, nguyệt

lão xe tơ, phượng loan, sắt cầm… Để chỉ sự xa cách, tác giả dùngNgưu lang - Chức

n ữ, cầu Ngân… Tuy nhiên, ngôn ngữ của truyện Nôm bác học cũng sử dụng các từ

ngữ đời thường, bởi truyện Nôm vốn là một thể loại sinh thành và phát triển từ nguồn văn hóa dân gian Thể Loan khi tiễn Vân Tiên lên kinh ứng thí cũng mượn ca dao

nhắn nhủ chàng:

Xin đừng tham đó bỏ đăng Chơi lê quên lựu, chơi trăng quên đèn (L ục Vân Tiên, Nguyễn Đình Chiểu)

Truyện Nôm bình dân sử dụng ngôn ngữ giàu chất sống, mộc mạc, nôm na, có nhiều khẩu ngữ, tục ngữ, thành ngữ

Nhìn chung việc sử dụng thành ngữ, tục ngữ và ca dao là khá nhiều,không chỉ trong truyện Nôm bình dân mà còn ở cả truyện Nôm bác học Thành ngữ, tục ngữ, ca dao giúp cho tiếng nói của nhân vật thông minh, sắc sảo hơn, hữu tình hơn

Với một số lượng truyện lớn, có nội dung khá tiến bộ và hình thức nghệ thuật

thấm đẫm tính dân tộc, truyện Nôm đã biểu hiện một cách độc đáo và sâu sắc truyền

thống nhân đạo và tâm tình mộc mạc của con người Việt Nam, tiếng nói tình cảm cất lên sau những lũy tre làng và vang vọng mãi đến bây giờ

1.2 Khái ni ệm cảm hứng

Hứng là do cảm xúc mà nảy nở tình cảm, có thể là vui, cũng có thể là buồn,

thấy ngoại cảnh mà có hứng, muốn nói lên nỗi lòng mình, cảnh tình riêng của

mình.Có thể hiểu, thi ca là tất cả những gì thuộc tình cảm và lý trí chịu sự chi phối của cảm xúc, của tình cảm Thi tiên nổi tiếng đời Đường- Lí Bạch- từng ngâm nga:

“Hứng hàm lạc bút dao ngũ nhạc” (Khi cảm hứng say sưa, hạ ngọn bút làm rung chuyển năm núi lớn)(Giang thượng ngâm)

Trang 18

Nguyễn Quýnh đề cao “cái hứng” trong thơ: “Người như sông biển, chữ như

nước, hứng thì như gió, gió thổi từ sông biển cho nên nước lay động làm thành gợn, thành sóng, thành ba đào Hứng chạm vào người ta cho nên chữ nổi dậy, không thể nín được mà sinh ra ở trong lòng, ngâm vịnh ở ngoài miệng, viết ra ở bút nghiên,

gi ấy mực Gió không bám vào chỗ nào nhất định, hứng cũng biến động, không ở yên,

m ỗi cái tuy ở Đông, Tây, Nam, Bắc mà buột ra rất nhanh Người làm thơ không thể không có gió v ậy” Không chỉ thế, Nguyễn Quýnh khẳng định: “Người làm thơ không

th ể không có hứng, cũng như tạo hóa không thể không có gió vậy…Tâm người ta như chuông như trống, hứng như chày và dùi Hai thứ đó gõ, đánh vào chuông trống khi ến chúng phát ra tiếng; hứng đến khiến người ta bật ra thơ”[15, tr 104] Vậy,

không thể có thơ nếu không xúc động, hoặc nếu hồn không rung động cho lời buông theo

Mỗi tác phẩm nghệ thuật đích thực nhà thơ phải hướng con người tới cái đẹp

bằng sự lên tiếng, bằng sự thăng hoa cảm xúc của chính mình Vì vậy, cảm hứng trong tác phẩm phải được nhà thơ biểu hiện qua mạch tư tưởng – cảm xúc chủ đạo, qua sự lí giải các vấn đề đặt ra, qua giọng điệu…Khi đi sâu vào bản chất của cảm

hứng trong tác phẩm văn học, Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Như Phương trong Lí luận

văn học, vấn đề và suy nghĩ, nêu khái niệm cảm hứng: “Cảm hứng là sự thiết tha và nhi ệt tình nồng cháy gợi nên bởi một tư tưởng nào đó”[25, tr 208] Lẽ tất nhiên, tư

tưởng đó phải là tư tưởng lành mạnh, tiến bộ, cao đẹp Tác phẩm văn học không chỉ

là chiếc gương soi của cuộc sống mà còn là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, nên ngoài việc tái hiện đời sống, văn học còn thể hiện tư tưởng, quan niệm và

sự lí giải của nhà văn đối với hiện thực được mô tả Sự lí giải ấy không thể mang tính

chất lí tính khô khan mà phải gắn liền với tình cảm mãnh liệt của người nghệ sĩ Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Như Phương cũng nhấn mạnh: “Cảm hứng chủ đạo thấm

nhuần vào toàn bộ cấu trúc của tác phẩm, vào thế giới hình tượng, bao gồm không gian, th ời gian, tính cách nhân vật, vào xung đột và cốt truyện, vào ngôn từ và giọng điệu của một bài thơ, một truyện ngắn, một thiên tùy bút hay một cuốn tiểu thuy ết”[35, tr 209] Như thế, cảm hứng là cái tạo nên nền tảng của giọng điệu trong

Trang 19

tác phẩm của nhà văn, nó chi phối việc xây dựng hệ thống hình tượng nhân vật, xác

lập góc nhìn của tác giả đối với hiện thực được phản ánh Và ứng với mỗi nguồn cảm

hứng ấy là một phương pháp sáng tác, một loại hình tác phẩm, một giọng điệu riêng…

Như vậy, từ những quan niệm của các nhà mỹ học, các nhà nghiên cứu và phê bình văn học, chúng ta có thể hiểu một cách chung nhất cảm hứng là một tình

cảm mạnh mẽ như nhiệt tâm, say mê Cảm hứng trong tác phẩm nghệ thuật không

phải là một thứ tình cảm giả tạo hay hời hợt mà phải là một thứ tình cảm sâu sắc mãnh liệt Đó phải là một nỗi đau xé lòng, một tình yêu tha thiết, một sự căm ghét tận

xương tủy kiểu “ghét cay ghét đắng ghét vào tận tâm” (Nguyễn Đình Chiểu)… Cảm

hứng trong tác phẩm phải là thứ tình cảm nghiêng về phía lẽ phải, gắn liền với những

tư tưởng lành mạnh, tiến bộ, cao đẹp Nói cách khác, đó là niềm say mê khẳng định chân lý, lí tưởng, phủ định sự giả dối và mọi hiện tượng xấu xa, tiêu cực, là thái độ

ngợi ca, đồng tình với những nhân vật chính diện, là sự phê phán, tố cáo các thế lực đen tối, các hiện tượng tầm thường

Trong sáng tác nghệ thuật, cảm hứng được biểu hiện nhiều biến thể, nảy sinh

từ ý thức con người về tư tưởng và cảm xúc, nhất là những người nghệ sĩ sáng tạo nghệ thuật ngôn từ Vì vậy, tác phẩm nghệ thuật ngôn từ có nhiều biến thể cảm hứng Nhưng vẫn có một cảm hứng chủ đạo xuyên suốt tác phẩm, nó chi phối toàn bộ tác

phẩm, từ hình tượng, hoàn cảnh, tình huống đến cả giọng điệu, lời văn… Điều này tùy thuộc vào nội dung tư tưởng, tình cảm của nhà văn, tùy thuộc vào cá tính sáng tạo nghệ thuật của mỗi người cầm bút Nó còn tùy thuộc vào hoàn cảnh xã hội, thực tại

của đời sống mà nhà văn đang sống trong đó

Như vậy, cảm hứng là niềm say mê khẳng định chân lí, lí tưởng, phủ định sự

giả dối và mọi hiện tượng xấu xa, tiêu cực, là thái độ ngợi ca, đồng tình với những nhân vật chính diện, là sự phê phán, tố cáo các thế lực đen tối, các hiện tượng tầm thường…Cảm hứng sẽ là nền tảng tạo nên giọng điệu tác phẩm và chi phối việc xây

dựng hệ thống hình tượng nhân vật Cảm hứng có nguồn gốc từ trong tư tưởng của

Trang 20

tác giả đối với thế giới khách quan, được thể hiện qua tài năng, tính cách của mỗi tác

giả

1.3 Khái niệm tình yêu

Tình yêu, trạng thái cảm xúc mạnh mẽ và đẹp đẽ nhất của con người lại cũng là một trong những điều khó định nghĩa và nắm bắt nhất thế gian…Nhà thơ Xuân Diệu

từng viết “làm sao cắt nghĩa được tình yêu ?” Thi sĩ Xuân Quỳnh cũng từng bộc

bạch :

Sóng bắt đầu từ gió Gió bắt đầu từ đâu ? Khi nào ta yêu nhau

Em cũng không biết nữa

(Sóng, Xuân Quỳnh)

Tình yêu là một khái niệm đa nghĩa trong cách diễn đạt và cách hiểu của mọi người, nhưng theo nghĩa chung nhất, tình yêu là trạng thái tình cảm của chủ thể này đối với một chủ thể khác ở mức cao hơn sự thích thú và phải nảy sinh ý muốn được gắn kết với chủ thể đó ở một khía cạnh hay mức độ nhất định

Chủ thể của tình yêu, ngoại trừ một số trường hợp được nhân cách hóa, còn lại đều là con người Còn chủ thể tác động của tình yêu thì rất đa dạng, có thể là bất kỳ thứ gì, từ đơn giản đến phức tạp, từ nhỏ bé đến vĩ đại, từ hữu hình đến vô hình,

Ai trong chúng ta cũng có tình yêu, từ một đứa trẻ lớn lên biết yêu cha mẹ, anh chị em cho tới những tình cảm thiêng liêng như yêu quê hương đất nước, từ những tình yêu trai gái thơ mộng cho tới những cảm xúc mãnh liệt trước thiên nhiên hay đồng loại… Vậy, tình yêu đôi lứa là gì ?

Nhà thơ Xuân Diệu đã từng định nghĩa về tình yêu: “Yêu là chết ở trong lòng

một ít/Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu” Tình yêu đối với ông có một chút gì đó

đượm buồn và hi sinh Ông cũng từng nói rằng :

Làm sao cắt nghĩa được tình yêu

Có nghĩa gì đâu một buổi chiều

Trang 21

Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt Bằng mây nhè nhẹ, gió hiu hiu (Vì sao, Xuân Diệu)

Tình yêu với ông luôn ẩn chứa trong đó cảm xúc vấn vương, quấn quít

Có lẽ tình yêu là điều không thể định nghĩa một cách chính xác, nhưng đó là một thứ cảm xúc tuyệt vời và không thể so sánh, nó tạo nên sức mạnh to lớn cả vô hình lẫn hữu hình và suốt cuộc đời này, trên khắp thế gian này chúng ta luôn luôn được chứng kiến nó Shakespeare nói tình yêu của các chàng trai không nằm ở phía

tim mà ở đôi mắt Ông bà ta cũng từng dạy “con trai yêu bằng mắt, con gái yêu bằng

tai” Tình yêu vì thế được bắt nguồn từ những cái nhìn Khi người ta yêu nhau, họ luôn muốn mình trở nên đẹp hơn trong mắt người mà họ yêu, đặc biệt là các cô gái

Họ thường chăm chút và làm đẹp hơn cho chính mình

Yêu là khi bạn lấy đi tất cả mọi đam mê, cuồng nhiệt, lãng mạn mà cuối cùng bạn vẫn biết rằng mình vẫn luôn nhớ về người đó Tình yêu luôn đi đôi với nỗi nhớ Bởi vậy nên ông bà mình nói :

Nhớ ai bổi hổi bồi hồi Như đứng đống lửa như ngồi đống than

(Ca dao)

Tình yêu chân thật đòi hỏi chịu đựng nhiều gian lao và thử thách Chỉ có những lúc khó khăn thì người ta mới biết ai thực sự quan tâm, chia sẻ và ở bên cạnh họ Vì vậy, sau những lúc sóng gió trong cuộc sống, tình yêu của con người càng khăng khít hơn với những kỉ niệm :

Em ơi! Chua ngọt đã từng, Non xanh nước bạc, ta đừng quên nhau!

(Ca dao)

Yêu nhau tức là tôn trọng, nhường nhịn nhau:

Chồng giận thì vợ bớt lời

Trang 22

Cơm sôi nhỏ lửa có đời nào khê

(Ca dao)

Yêu là phải biết hi sinh vì tình yêu của mình Sự hi sinh ở đây có thể hiểu là quan tâm chia sẻ những khó khăn, có thể là đối mặt với mọi thử thách, mọi thế lực muốn ngăn trở tình yêu Yêu có nghĩa là đối xử với một ai đó tốt hơn tất cả mọi

người, tốt hơn với cả chính bản thân mình

Bản năng con người trong tình yêu được nhìn nhận là những hành động suy nghĩ sẵn có từ trong tự nhiên, trong đó có việc giao cấu để duy trì nòi giống (giữa hai giống đực và cái), việc tụ tập số đông - kết hợp nhiều cá thể để đạt mục đích sinh tồn,

Trong xã hội loài người phát triển, con người không chỉ dừng lại ở việc kết hợp

cá thể hay giao cấu đơn thuần như ở động vật mà còn hình thành vô số những biểu hiện quan tâm, chăm sóc, bảo vệ, lẫn nhau.Từ đó, tình yêu trở thành điều tất yếu trong xã hội Và hơn nữa, sự kết hợp của trí tuệ làm cho những biểu thái của tình yêu

đa dạng thậm chí kỳ lạ, khiến nhiều người cảm thấy rất khó để có thể có một cơ sở chắc chắn khi nói về tình yêu giới tính

Nói tóm lại, tình yêu là tình cảm thiêng liêng và khó định nghĩa Tình yêu vừa xuất phát từ bản năng con người lại vừa là kết quả của sự gặp gỡ giữa hai tâm hồn đồng điệu, cùng gắn bó, thương yêu, vượt qua mọi khó khăn để đi đến hôn nhân hạnh phúc

1.4 Chủ đề tình yêu trong văn học

Để chứng tỏ quyền lực tối cao và phục vụ cho quyền hưởng thụ của mình, giai

cấp thống trị áp đặt con người không chỉ về mặt thể xác mà cả về mặt tâm hồn Con người bị bóp nghẹt trong mọi mối quan hệ trong đó đặc biệt là mối quan hệ nam nữ, quan hệ yêu đương Hôn nhân phải do cha mẹ định đoạt, phải được xã hội thừa nhận Khi chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng thì các chính sách ngăn cấm con người trong quan hệ tình cảm lại càng khắc nghiệt hơn Con người cá nhân hoàn toàn bị bác

bỏ, quan hệ tình cảm nam nữ hoàn toàn bị cấm đoán, đặc biệt là trong văn chương Tuy nhiên, song song với sự cấm đoán thì giai cấp thống trị lại sống trong sự ăn chơi

Trang 23

hoang dâm sa đọa Thấy được bản chất thật sự của bè lũ thống trị cũng như ý thức được vẻ đẹp của cuộc sống cũng như quyền sống, quyền được hạnh phúc, con người

đã chống lại sự áp chế khắc nghiệt của chế độ phong kiến, cất tiếng nói đòi quyền

sống, quyền tự do trong tình cảm, quyền sống đúng như chính bản năng của con người đẹp nhất, tự nhiên nhất

Cũng trong giai đoạn lịch sử này, phong trào nhân văn chủ nghĩa cũng lan rộng nhiều nước trên thế giới Vào thời kì Phục hưng và chuyển dần sang thế kỉ Ánh sáng, chế độ phong kiến và giáo hội đang lung lay, suy sụp Các nhà nhân văn chủ nghĩa xem con người là châu báu của vũ trụ, vẻ đẹp của trần gian, con người chính tự thân

nó cao quý Nhà thơ tình phương Tây Ronsard có những vần thơ xa lạ với tư tưởng tôn giáo khắc kỉ, thần bí của thơ ca Trung cổ, thấm đượm lòng yêu đời, yêu người và

sự khẳng định tình yêu là nguồn hạnh phúc tuyệt diệu trên trần thế cũng như tự do yêu đương là một trong những quyền căn bản của con người Nhà văn Shakespeare cũng góp phần thể hiện những quan niệm yêu đương mới mẻ trong thời đại Phục hưng Quyền tự do lựa chọn bạn đời, sự hấp dẫn về dung mạo, thể xác, vẻ đẹp chân

chính của tình yêu… là những đề tài chủ yếu của các vở Roméo và Juliet, Chàng

thương gia thành Venise, Giấc mộng đêm hè, Đêm thứ mười hai Nhìn chung văn

học của thời kì Phục hưng đã đấu tranh cho những quyền lợi chính đáng của con người như quyền được ăn, uống, quyền được thụ hưởng những thú vui vật chất lẫn tinh thần và đặc biệt là quyền được đối xử bình đẳng và quyền tự do yêu đương Họ xem con người là sản phẩm của tự nhiên, do đó con người có quyền có những nhu cầu tự nhiên của nó về cả vật chất lẫn tinh thần Con người với cuộc sống tự nhiện, sinh động, bằng da bằng thịt, bằng sự tận hưởng tinh thần cũng như vật chất, thể xác cũng như tâm hồn là lẽ tất yếu của cuộc sống Đó cũng là triết lí sống của thời kìPhục hưng

Sang thế kỉ Ánh sáng (thế kỉ XVIII), văn học phương Tây càng khẳng định

mạnh mẽ hơn giá trị chân chính của cuộc sống trần tục Các tác phẩm nổi tiếng như

“Nh ững bức thư của Ba Tư” của Mongtekio lên án sự phân biệt đẳng cấp trong tình

yêu, đồng thời ca ngợi tình yêu nảy nở tự nhiên

Trang 24

Cùng với tinh thần ấy, ở các nước phương Đông, đặc biệt là Ấn độ, các tác

phẩm kịch giai đoạn này đặt con người và tình yêu cuộc sống lên vị trí quan trọng Trong văn học Ấn, tình yêu và con người là đề tài ca ngợi Theo Rig Vêđa, thần Kama - thần tình yêu – là mầm móng của lòng người, của trí tuệ.Con người luôn ao

ước tình yêu đến với mình như được gặp Kama

Gần chúng ta hơn là văn học Trung Hoa, các loại sách liên quan đến ái tình giai đoạn ấy đều bị cấm đoán Tuy nhiên, dù không được nói công khai thì tiếng nói ấy

vẫn rất tự nhiên và mạnh mẽ trong đời sống con người Theo giáo sư Wang Chiu-kui, khoa Sử đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh nhận xét rằngtriều đại Thanh đặc biệt nghiêm

khắc trong kiểm duyệt các ấn phẩm, mỗi hoàng đế nhà Thanh khi lên ngôi đều ban bố

một danh mục các sách bị cấm, và không một tiểu thuyết ái tình nào của đời Minh được phép lưu hành, điều thú vị là đời Thanh, rất nhiều sách loại này vẫn tái xuất

hiện, mỗi lần lại mang một tựa đề mới

Trở lại với văn học nước nhà, tiếng nói ngợi ca tình yêu có thể nói là rất mạnh

mẽ trong văn học dân gian Văn học dân gian là mảnh đất màu mỡ nuôi dưỡng tâm

hồn con người, đặc biệt là tâm hồn những con người đang yêu: rất mộc mạc, giản dị nhưng mạnh mẽ và táo bạo, phá vỡ mọi trật tự tù túng, ngột ngạt, đưa con người đến

với tình yêu chân thành, cao đẹp:

Đố ai quét sạch lá rừng

Đố ai khuyên gió, gió đừng rung cây Rung cây rung c ội rung cành Rung sao cho chuyển lòng anh với nàng

(Ca dao)

Văn học viết của ta tuy có bước đi chậm hơn so với văn học truyền miệng nhưng khi tình yêu đi vào địa hạt của nó thì lại ẩn chứa nội dung sâu sắc cũng như giá

trị nghệ thuật cao Từ thế kỉ XV-XVI, khát vọng con người cá nhân đã bắt đầu xuất

hiện trong các tác phẩm Ngay trong Thánh Tông di thảo, tình yêu cũng được ghi lại

với một niềm bâng khuâng xao xuyến :

Tư quân như thiết như tha

Trang 25

T ức hà khả thiết, ma hà khả lân Thi ết tha tâm bội tư quân Như sơn dũ tuấn, như vân dũ trường

(Thánh Tông di thảo)

(Nhớ ai như cắt như mài

Dẫu mài không đứt, dẫu chùi không phai

Cắt mài lòng những nhớ ai Cao cao hơn núi, dài dài hơn sông)

Trong Toàn Vi ệt thi lục của Lê Quý Đôn sưu tập, chủ đề tình yêu cũng thể hiện

rõ nét trong nhân vật Lý Quốc Hoa Người thanh niên ấy đã lấy tình yêu làm lẽ sống, yêu và bộc lộ hết mình tình yêu ấy:

Đạp trăng chàng tới vườn hoa

Sơ giao đằm thắm như là cố tri Nỗi niềm giải hết tình si

Ái ân th ủ thỉ e dè người ta

(Hương miết hành, Lê Quý Đôn)

Càng về sau, như đã nói, chế độ phong kiến khủng hoảng trầm trọng, nhu cầu

giải phóng cá nhân mạnh mẽ, tiếng nói tình yêu trong văn học ngày càng nở rộ Các sáng tác văn học đặc biệt là trong truyện thơ Nôm từ truyện thơ Nôm bình dân đến truyện thơ Nôm bác học đều thiết tha và giàu ý nghĩa nhân văn sâu sắc

Có thể thấy rằng, vấn đề giải phóng con người cá nhân, trong đó giải phóng con người trong nhu cầu tình cảm là một yêu cầu chung và tất yếu.Văn học Việt Nam cùng hòa nhập tiếng nói chung vào mạch nguồn ấy của văn học thế giới nhưng vẫn có

những sắc thái riêng mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc mình Điều đó bắt nguồn từ

cơ sở thực tiễn của lịch sử và văn học thế giới, cũng như những biến động trong lịch

sử và văn học Việt Nam Đó là một quá trình diễn tiến tự nhiên và đầy giá trị

Truyện thơ Nôm là một bộ phận văn học độc đáo của nền văn học dân tộc Truyện thơ Nôm ra đời vào thời kì xã hội phong kiến đang khủng hoảng trầm trọng

Ý thức hệ tư tưởng phong kiến bị lung lay mạnh mẽ, cùng với đó là các cuộc khởi

Trang 26

nghĩa của nông dân và sự nảy sinh tư tưởng nhân văn của thời đại, trong đó quyền cá nhân con người có thể xem là vấn đề được nhiều tác giả quan tâm, đặc biệt là vấn đề tình yêu đôi lứa và thân phận người phụ nữ…trở thành nội dung quan trọng của văn

học giai đoạn này cũng như của truyện thơ Nôm

Tình yêu đôi lứa là một trạng thái tâm lí rất đặc biệt và tự nhiên ở con người

Có thể nói rằng, tình yêu lứa đôi là tình cảm mãnh liệt nhất nảy sinh từ những con người khác phái và khác nhau về huyết thống Viết về đề tài này trong giai đoạn

khủng hoảng của xã hội phong kiến, các tác giả đã dành cả tâm huyết và tài năng của mình gửi vào từng trang viết Đọc các truyện thơ Nôm viết về tình yêu đôi lứa, ta luôn cảm nhận được niềm say mê ngợi ca tình yêu tự do, tình yêu đẹp và nhiệt tình đấu tranh chống lại các thế lực ngăn trở tình yêu…Điều đó xuất phát từ cảm hứng của người sáng tác cũng như tinh thần thời đại Cảm hứng đó thấm nhuần vào trong tư tưởng, vào nghệ thuật thể hiện của từng tác phẩm

Tình yêu là đề tài muôn thưở trong văn học, từ văn học dân gian đến văn học

hiện đại, từ văn học thế giới nói chung đến văn học Việt Nam nói riêng Trong các truyện thơ Nôm, tình yêu lứa đôi là nội dung quan trọng Chính vì vậy, tìm hiểu cảm

hứng về tình yêu lứa đôi trong các truyện thơ Nôm sẽ cho ta một cái nhìn cặn kẽ hơn

về vấn đề này

Trang 27

C HƯƠNG 2: C ẢM HỨNG VỀ TÌNH YÊU LỨA ĐÔI TRONG TRUY ỆN THƠ NÔM NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG

2.1 Ca ng ợi tình yêu tự do

Tự do yêu đương hay tự do luyến ái là thuật ngữ được dùng để mô tả về quyền

tự do yêu và lựa chọn bạn tình Tự do yêu đương có thể hiểu theo nghĩa hẹp là việc tự

do kết hôn, quan hệ, đi lại mà không phải chịu sự chi phối của ai, xin phép hay xin ý

kiến ai Ở Phương Đông, quan hệ cá nhân của con người trong lịch sử, nhất là thời kỳ phong kiến bị ràng buộc bởi các quy tắc của xã hội, tôn giáo khắt khe nên vấn đề tình yêu ít được đề cập một cách rộng rãi Tuy vậy, văn hóa từ Phương Đông đến Phương

Tây đều phản ánh quyền tự do yêu đương trong các tác phẩm văn học bất hủ như Liêu

Trai Chí D ị, Hồng Lâu Mộng, Roméo và Juliet…

Trong truyện thơ Nôm viết về tình yêu, vấn đề tự do yêu đương trở thành nội dung quan trọng nhất trong tác phẩm Qua từng trang viết, chúng ta dễ dàng nhận ra

tiếng nói bênh vực quyền cá nhân con người, đặc biệt là quyền tự do luyến ái Ca

ngợi tình yêu tự do, các tác giả đã xây dựng nên hình tượng nhân vật nam thanh nữ

tú, yêu nhau say đắm một cách tự nhiên ngay từ những cái nhìn đầu tiên Tình yêu trong họ thổi bùng lên sức mạnh đả phá mọi luật lệ khắt khe của lễ giáo phong kiến

để chủ động tìm đến nhau, gắn bó với nhau Tình yêu với ý nghĩa chân chính của nó

là tình cảm thiêng liêng, không màng đến danh lợi, không chất chứa bất kì toan tính nào

2.1.1 Yêu nhau t ừ cái nhìn đầu tiên

Ai trong chúng ta hẳn cũng có tình yêu Từ khi sinh ra chúng ta yêu cha mẹ, yêu anh em rồi lớn hơn nữa là tình yêu bè bạn….và yêu người khác phái Tình cảm

với người khác phái khá đặc biệt Nó xuất phát từ sự rung động của cả tâm hồn và thể xác Có thể nói rằng, tình yêu đôi lứa là một trạng thái tâm lí rất tự nhiên của con người mà điểm khởi đầu của tình yêu đó chính là từ những ánh nhìn dành cho nhau trong những lần gặp gỡ Ông bà ta vẫn nói “con gái yêu bằngtai, con trai yêu bằng

mắt” Ẩn trong câu nói ấy, ta thấy tình cảm nảy sinh qua cái nhìn là một lẽ hiển

Trang 28

nhiên Từ ánh nhìn nảy sinh những tình cảm lưu luyến Khổng Tử cũng từng cho rằng

“có người hiếu học, có người không hiếu học, nhưng không có ai là không hiếu

s ắc”.Các bậc thánh hiền cũng thường hay lưu truyền câu nói cửa miệng “anh hùng nan quá mĩ nhân quan” ( anh hùng khó qua ải mĩ nhân) Như vậy, niềm yêu mến lẫn

nhau giữa nam và nữ từ cái nhìn là điều dễ hiểu

Có thể nói rằng, mỗi con người chúng ta đều có một giác quan nhạy bén khi đứng trước “một nửa đời mình” Ngay từ cái nhìn đầu tiên khi gặp người ấy, trong con người ta tự nhiên nảy sinh một cảm xúc kì lạ: đó là niềm cảm mến không thể lí

giải và cũng không thể cưỡng lại Yêu nhau từ cái nhìn đầu tiên chính là vậy

Hẳn chúng ta vẫn nhớ trong tiết trời xuân xanh, Thúy Kiều và Kim Trọng đã yêu mến nhau ngay trong lần đầu tiên gặp gỡ Có lẽ gặp gỡ nhau cũng là duyên,

thương mến nhau cũng là nợ Ấy vậy nên “đôi bên cùng liếc, đôi lòng cùng ưa”,

khoảnh khắc thẹn thùng đó được Nguyễn Du ghi lại rất tinh trong cái ngập ngừng, e

Để rồi sau giây phút gặp gỡ ấy, đôi lứa tơ vương Nàng băn khoăn: “Người đâu

g ặp gỡ làm chi/ Trăm năm biết có duyên gì hay không?” Chàng lại không thôi nhớ

nhung cái thuở ban đầu: “Chàng Kim từ lại thư song/Nỗi nàng canh cánh trong lòng

bi ếng khuây” Ấy là phút lưu luyến giữa tài tử và giai nhân bởi cái tài và sắc, cũng từ

đó bắt đầu một thiên tình sử muôn đời

Trong Mã Ph ụng-Xuân Hương, ta không khỏi cảm động mối tình giữa cha và

mẹ chàng Mã-đó là mối tình đơm hoa kết trái từ tình yêu, sự cảm thương nết người,

nết ăn ở Bà Mã vốn là cô hàng bán rượu xinh xắn, bao người đeo đuổi Ông Mã Ô, cha mẹ mất sớm, phải sống nghèo khổ một mình Năm hai mươi tuổi vì nghèo khó, xin đi lính.Cô hàng bán rượu không chê anh nghèo mà ngược lại đem lòng yêu mến

Trang 29

vì thấy chàng đẹp người tốt nết.Tình yêu ấy cũng xuất phát ngay từ những cái nhìn đầu tiên:

Ch ẳng qua trời đất định toan

Th ấy chú lính mới lòng càng đã ưa

Ch ẳng tham áo gấm quần hồng

Th ấy chú lính mới não nùng vô song (Mã Ph ụng-Xuân Hương, Khuyết danh)

Đôi khi duyên đến vô tình, đôi khi con người ta chủ động tìm đến với tình yêu,

chủ động đi tìm một nửa của đời mình và rồi họ tìm được nhau như duyên định trước Câu chuyện tình yêu trong Hoàng Trừu chính là vậy Công chúa nước Nam nhan sắc

tuyệt đẹp đương tìm kiếm người chồng ưng ý, Hoàng tử Trung Quốc tìm bạn trăm năm nhưng chưa ai lọt vào mắt xanh Để rồi, chàng tìm đến nàng, sẵn sàng giả gái

nhập cung để được cận kề bên công chúa, bởi lẽ, ngay từ cái nhìn đầu tiên, hoàng tử

đã đem lòng yêu mến:

Hoàng Tr ừu liếc mắt trông vào Môi son m ắt phượng má đào tốt tươi Gương quang ngọc tỏa hoa cười Nào đâu là chẳng não người trượng phu

(Hoàng Tr ừu, Khuyết danh)

Mối tình trong truyện thơ Hồng Hoan lương sử có khác với những chuyện tình

khác: Phiếu Sinh quê ở Hoan Châu, trong dịp nhàn du với bạn bè, được gặp Thi Nhi

là một danh ca tài sắc Họ đem lòng thương mến nhau nhưng chỉ ngầm hiểu, rồi do hoàn cảnh, mỗi người một ngã Rất lâu sau này, dòng đời xô đẩy mới có dịp gặp lại Ngay từ lần đầu gặp, Phiếu Sinh cũng đem lòng tơ tưởng Thi Nhi, chàng vương vấn mãi duyên kì ngộ mà băn khoăn:

Phi ếu Sinh từ buổi nhàn du, Tưởng như lòng đã hẹn hò với ai

Người đâu cân sắc cân tài, Trăm năm biết có duyên trời chi chăng?

Trang 30

Chân mây m ặt đất khơi chừng,

Bi ết đâu cá nước chim rừng mà theo

(H ồng Hoan lương sử, Khuyết danh) Truy ện Tây Sương ngợi ca một mối tình đẹp giữa Trương Sinh và Thôi Oanh

Oanh cũng bắt đầu từ cái nhìn đầu như thế của người tài tử:

V ừa khi bảng lảng chiều trời, Nhác trông xa th ấy một người thần tiên

Bi ết đâu là nợ là duyên,

Tr ời sinh “vưu vật” chi miền nhân gian

R ộn lòng tài tử khôn toan,

Ph ải làm quen với hồng nhan cho gần ! (Truy ện Tây Sương, Lý Văn Phức)

Chàng Tú Uyên và nàng Giáng Kiều trong Bích Câu kỳ ngộ cũng cùng chung

một nỗi lòng tương tư:

V ốn mang lắm bệnh Trương sinh

G ặp người nghiêng nước nghiêng thành biết sao ?

Đưa tình một liếc sóng đào Dẫu lòng vàng đá cũng siêu lọ người

(Bích Câu k ỳ ngộ, Vũ Quốc Trân)

Nàng Nguyệt Nga trong Lục Vân Tiên cũng đem lòng yêu mến chàng Vân

Tiên, trước là vì ơn anh hùng cứu mĩ nhân, nhưng nghe kĩ thì đó lại là cái tình nam

nữ rất thật, rất tự nhiên, bởi chính nàng đã thú thật với lòng mình:

Nghĩ mình mà ngán cho mình,

N ỗi ân chưa trả nỗi tình lại vương

(L ục Vân Tiên, Nguyễn Đình Chiểu)

Phương Hoa trong truyện Phương Hoa cũng là cô gái có trái tim nhạy cảm của

một người thiếu nữ tuổi yêu đương.Trái tim nàng cũng đã thổn thức từ những phút

người đâu gặp gỡ làm chi”, và nó còn là sự rung động đầy lí trí để nhận ra cái tài

của người thương để rồi nàng ưng thuận làm vợ chàng theo lời cha mẹ:

Trang 31

Phỏng đà mặt xứng, lòng ưa, Nên chăng thì nói, chớ chờ lời min

Phương Hoa liếc mắt mà nhìn, Xem chàng văn mạo, giá nên anh hào ( Phương Hoa, Khuyết danh)

Phan Tất Chánh và Trần Kiều Liên trong Truyện Phan Trần đến với nhau trọn

đời cũng bởi lẽ họ yêu mến nhau ngay từ buổi ban đầu Dẫu hoàn cảnh gặp gỡ ít nhiều có phần trớ trêu hơn so với những câu chuyện tình yêu khác, họ gặp gỡ và nảy sinh tình yêu trong giới nghiêm của giáo lí nhà Phật, trong cửa Thiền, trong cảnh tu tâm muốn dứt nợ tình, nhưng dường như sức mạnh của tình yêu lại khiến họ đạp đổ

tất cả bức tường rào ấy để động lòng trần.Ngay khi ánh mắt gặp nhau, Phan đã yêu mến Trần, tất cả tình cảm ấy chàng gói ghém trong một chữ duyên:

Vội vàng làm cách bờ lơ, Đến gần ướm hỏi khách thơ một lời:

“Kể từ đến cảnh Bồng Lai, May thay đã trộm thấy người tiên cung

Mới hay sắc sắc không không

Chẳng duyên mà dễ đến vòng trần duyên.”

(Truy ện Phan Trần, Khuyết danh)

Từ Thức tân truyện là câu chuyện tình giữa Từ Thức và tiên nữ Giáng Hương

Từ Thức vốn là người ở Hóa Châu, làm Tri huyện Tiên Du ( Bắc Ninh ) Năm Quang Thái thứ 19 ( 1936 ), Từ đi chơi hội mẫu đơn, gặp Giáng Hương đang bị nhà chùa bắt giữ vì vô ý làm gãy cành hoa Từ cởi áo gấm chuộc lỗi cho nàng Cũng từ lúc đó, Từ Thức say vì vẻ đẹp của Giáng Hương và nàng cũng như chàng , yêu Từ Thức từ cái nhìn đầu tiên:

Thu ba lóng lánh doành sương, Thuyền tình như giục khách sang bến tình

Nỗi lòng bối rối nhường tơ, Nửa mừng, nửa sợ, nửa ngờ, nửa tin

Trang 32

Biết đâu là tục là tiên, Biết đâu là nợ là duyên nhường nào

…Tuy chưa giáp mặt bày tình,

Vì say vẻ phượng, dễ khuynh tơ tầm

(Từ Thức tân truyện, Lê Khắc Nguyên)

Nàng Cúc Hoa trong Ph ạm Công - Cúc Hoa là một người con gái có trái tim

nhân hậu Ngay từ những ngày đầu biết hoàn cảnh khó khăn của gia đình Phạm Công,nàng đã đem lòng thương giúp đỡ chàng việc học hành, tình cảm của nàng từ

mến, thương rồi nhung nhớ Tình yêu của nàng dành cho Phạm Công cũng bắt đầu thành hình từ khoảnh khắc rung động khi thấy chàng:

Người hiếu nghĩa nghĩ mà thương Lâu d ần lại thấy vấn vương trong lòng

Xa r ồi nhớ nhớ mong mong Chập chờn mơ tưởng tơ hồng cùng ai (Ph ạm Công-Cúc Hoa, Khuyết danh)

B ạch Viên tân truyện là mối tình đẹp giữa Bạch Viên và Tôn Sinh Bạch Viên

là con vượn trắng, vốn là tiên nữ bị đày xuống trần Một hôm Bạch Viên đến nghe kinh ở chùa Phi Lai, được thầy Huyền Trang cho vào tu ở chùa, lại cho đôi xuyến vàng để đeo Chẳng bao lâu, Bạch Viên do còn nặng tình duyên nên đã bỏ chùa về

chốn Thạch Tuyền cũ Bấy giờ có chàng Tôn Sinh thi trượt, trên đường về quê bị lạc vào rừng, tình cờ gặp Bạch Viên, lúc ấy biến hình thành một thiếu nữ xinh đẹp Thấy dung nghi Bạch Viên xinh đẹp, tha thướt, Tôn Sinh sinh lòng thương yêu:

Tôn Sinh ghé liếc dung quang Say sưa Tây Tử mơ màng Chiêu Quân (B ạch Viên tân truyện, Khuyết danh) Vân Trung Nguy ệt Kính tân truyện cũng không nằm ngoài mạch nguồn xuyên

suốt này Đời Tống, có Vân Trung Nhạn học giỏi, năm 16 tuổi thì cha chết Trước đó, nhà chàng đã có hẹn ước hôn nhân cho chàng với nàng Thủy Nguyệt, con gái quan

Thứ sử họ Dương ở Cẩm Thành Nay chàng muốn tới đó trọ học và tiện thể thăm dò

Trang 33

hôn ước cũ Nhà họ Dương thấy Trung Nhạn đến ở thì rất vui mừng, tiếp đãi ân cần

và vẫn nhớ hẹn ước cũ.Vân Trung và Thủy Nguyệt gặp nhau, thề ước ngay trong lần

gặp gỡ đầu tiên :

Rượu hoa tiếp chuốc chén quỳnh

L ấy tâm tình đợi tâm tình càng say Chén đưa mừng mặt hôm nay Nghĩa trăm năm cũng một ngày định nên

Đôi ta đã có ước nguyền Quy ền cha mẹ định, nhân duyên là trời (Vân Trung Nguy ệt Kính tân truyện, Khuyết danh)

Mặc dù mối tình của họ đã có sự sắp xếp định ước từ trước của hai bên gia đình

nhưng đồng thời cũng là tình cảm chân thành từ hai phía chàng và nàng “Lấy tâm

tình đợi tâm tình càng say” chính là vậy Say vì rượu hoa nhưng cũng chính là say

tình từ ánh nhìn đầu cho nhau

Trương Viên trong Trương Viên truyện là chàng học trò nghèo quê ở Vũ Lăng,

cha mất sớm, mẹ già tần tảo nuôi con ăn học Gần miền có nàng Thị Phương, con gái

một Tể tướng đã cáo lão hồi hương, đẹp người đẹp nết Trương Viên muốn có người giúp đỡ mẹ già nên đã nài nỉ mẹ đến nhà tể tướng xin cưới Thị Phương làm vợ Tể tướng là người trọng nghĩa khí, quý hiền tài, sau khi nghe mẹ Trương Viên bày tỏ, đã cho gọi Trương Viên đến gặp Thấy chàng tuấn tú, lại hỏi qua thi phú thấy tinh thông,

tể tướng rất hài lòng Rồi ngài ướm hỏi Thị Phương Thị phương thấy Trương Viên phong nhã,tài hoa, nàng đem lòng thương rồi ưng thuận

Mộc mạc, giản dị, tự nhiên và khỏe khoắn là những gì ta có thể cảm nhận khi nói đến những sáng tác dân gian về tình yêu đôi lứa Ở đó, ta có thể gặp bất cứ đâu

một tình yêu nảy nở kì diệu, mạnh mẽ cũng ngay từ những cái nhìn đầu tiên của

những con người hiền lành, chân chất Nó tạo nên vẻ đẹp rất người, rất đậm tình:

Gặp đây anh nắm cổ tay Anh h ỏi câu này có lấy anh không?

Trang 34

-G ặp đây mận mới hỏi đào Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?

-M ận hỏi thì đào xin thưa Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào

(Ca dao)

Yêu nhau từ cái nhìn đầu tiên là điều tự nhiên nhất mà khó ai có thể lí giải được Có lẽ vì tình yêu có sức mạnh, độ hút riêng của trái tim những người yêu nhau

Từ chính những cái nhìn đầu tiên ấy mà tình yêu đơm hoa kết trái Cũng chính sức

mạnh tình yêu ấy khiến con người có thể vượt qua được những rào cản tình yêu để

chủ động tìm đến với nhau Ca ngợi tình yêu tự do, những sáng tác về tình yêu đôi

lứa đề cao tình cảm tự nhiên ngay từ những giây phút đầu gặp gỡ Bên cạnh đó, việc xây dựng những hình tượng nhân vật yêu thương nhau tự nhiên, mãnh liệt từ lần đầu

gặp mặt, các tác giả đã lên tiếng đả phá sự hà khắc của lễ giáo phong kiến đối với

hạnh phúc cá nhân mỗi con người Bởi lẽ, sống dưới thời phong kiến, phận làm con

cái không được quyền tự quyết việc lựa chọn vợ hay chồng mà phải tuân thủ “cha mẹ

đặt đâu, con ngồi đó” Do đó, việc tự ý nảy sinh tình cảm với một ai đó là làm trái

với lời dạy bảo của mẹ cha, trái với phép tắc mà xã hội đã ấn định Đặc biệt là với người con gái, ngay cả một cái liếc mắt nhìn người khác cũng có thể bị xem làkhông đứng đắn Thế nhưng, ngay trong các truyện Nôm mà ta vừa điểm qua, ta không chỉ

thấy hình ảnh các chàng trai đem lòng thương yêu người con gái mà ngược lại, chính các cô gái cũng đáp lại niềm mến mộ ấy Không chỉ có thế, các nàng, có khi lại chính

là người đem lòng ái mộ trước, ví như nàng Nguyệt Nga trong Lục Vân Tiên chẳng

hạn

2.1.2 Ch ủ động trong tình yêu

Từ những lưu luyến của phút giây gặp gỡ, những đôi lứa yêu nhau tìm đến nhau để giãi bày tình cảm, gắn kết với nhau Sức mạnh tình yêu khiến họ vượt qua

bức tường rào của luật lệ phong kiến nghiêm cấm con người đến với nhau nếu không

có sự cho phép hoặc định trước của gia đình, xã hội Qua các truyện thơ Nôm về tình yêu đôi lứa, ta luôn thấy hình ảnh những đôi lứa yêu nhau chủ động tìm đến nhau

Trang 35

chân thành, tự nhiên như không gì ngăn được bước chân họ Họ tìm đến gặp gỡ, bày

tỏ tình cảm, thề nguyền đính ước cùng nhau, tất cả đều hoàn toàn chủ động Bên cạnh

sự chủ động tự tìm đến nhau để giãi bày tình cảm, đôi lứa khi yêu còn chủ động nhờ người bắc cầu mai mối để đến với nhau Một trong những điều đáng trân trọng nhất ở đôi lứa khi yêu là sự chủ động giúp đỡ, che chở cho người mình yêu để họ được hạnh phúc Chủ động đi tìm chồng, vượt bể trèo non…cũng cho ta thấy được sự chủ động trong tình yêu để đến với hạnh phúc Cảm hứng ngợi ca tình yêu có thể thấy rõ qua cách các tác giả xây dựng hình tượng nhân vật hết sức chủ động trong việc tự tìm

kiếm, tiếp xúc và lựa chọn người thương cho chính mình

Từ sau lần gặp gỡ trong tiết thanh minh, Kim Trọng trong lòng không thôi nhung nhớ Thúy Kiều Chàng chủ động lần theo lối cũ mong ngày gặp lại nàng, chàng tìm cách đến gần nhà nàng, dọn nhà ở cạnh bên và chờ đợi nàng mong ngày tái

ngộ Nhặt được chiếc thoa Kiều đánh rơi, lòng chàng mừng khấp khởi, lấy cớ ấy trò chuyện, tỏ bày tình cảm:

Th ầm yêu trộm nhớ bấy lâu đã chồn (Truy ện Kiều, Nguyễn Du)

Nhưng điều đáng nói ở đây chính là bước chân của Thúy Kiều, bước chân chủ động tìm đến người yêu theo tiếng gọi trái tim Và không chỉ một lần nàng làm vậy, bởi chính nàng hiểu được trái tim khao khát yêu thương của chính mình, bởi thế nên nàng:

C ửa ngoài vội rũ rèm che Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình

(Truyện Kiều, Nguyễn Du)

Đối với quan niệm phong kiến, người phụ nữ không được phép tự ý nảy sinh tình

cảm yêu đương, tình yêu hôn nhân của con cái đặc biệt là của phận nữ nhi là do cha

mẹ định ước Huống chi ở đây, Kiều tự ý đi tìm chàng Kim, mà là đêm khuya, bước chân “xăm xăm băng lối” Nàng lại là phận gái khuê các, hiểu rõ hơn ai hết điều đó

Nhưng sức mạnh tình yêu trong nàng khiến chân nàng đạp phăng đi những ngăn trở

của tư tưởng phong kiến muốn trói buộc tình cảm con người, nàng đã để con tim

Trang 36

nàng được thở, được sống hồn nhiên.Cũng chính vì vậy, biết bao tiếng chê khen xung quanh tình yêu và cuộc đời nàng Nhưng một điều không ai chối bỏ được là chính nàng đã rất chủ động đi tìm hạnh phúc cho chính cuộc đời mình Yêu nhau, tìm đến nhau,họ cùng nhau hẹn ước:

Tiên th ề cùng thảo một chương Tóc mây m ột món dao vàng chia đôi

V ầng trăng vằng vặc giữa trời Đinh ninh hai miệng một lời song song

(Truyện Kiều, Nguyễn Du)

Đó là lời thề minh chứng cho tình yêu của đôi lứa như ngầm hiểu rằng trái tim họ đã thuộc về nhau mãi mãi

Tình yêu giữa Mã Phụng với Xuân Hương được đơm bông từ những ngày thơ

dại Cũng là từ những cái nhìn đầu tiên đầy thương cảm cho cuộc sống cơ hàn nhưng

thắm nghĩa cha con của Xuân Hương, chàng chủ động giúp đỡ người mình yêu

thương: “Thấy nàng đói khổ cho mà một quan/…Cắp tiền đem dấu thường ngày

thường cho” (Mã Phụng - Xuân Hương, Khuyết danh) Xuân Hương lên mười ba thì

cha mất, cảm thương nàng hiếu hạnh, Mã Phụng giúp nàng một thỏi bạc lo an táng

cho cha: “Ph ụ thân sớm cách Sâm Thương/Cho nàng thỏi bạc trợ đường lâm nguy” (Mã Ph ụng - Xuân Hương, Khuyết danh)

Điều đáng quý ở chàng là chàng luôn chờ đợi Xuân Hương trong im lặng, mãi đến khi Mã Phụng thi đỗ thám hoa, Xuân Hương mãn tang cha mới phân trần tình

Trang 37

Nàng ơi nàng chớ lưỡng tâm thế nào?

(Mã Ph ụng - Xuân Hương, Khuyết danh)

Tình yêu mà Mã Phụng dành cho Xuân Hương không hời hợt mà thắm tình Chàng luôn chủ động vun vén hạnh phúc và lo lắng cho người mình yêu, chờ đợi nàng để rồi chính tấm lòng chân thành ấy khiến nàng không thể nào không đáp lại Họ đồng lòng

thề ước với nhau dẫu cho mẹ cha chưa ưng thuận:

L ời thề tại chốn lều tranh

Ác vàng đã xế chênh chênh non đoài Chén huyết khi ấy chia hai Nguyện cùng muôn thuở trúc mai một lòng (Mã Ph ụng - Xuân Hương, Khuyết danh)

Viên thị trong Lâm Tuyền kỳ ngộ vốn là nàng tiên giáng thế, hóa thành vượn

trắng quy y tại cửa chùa Một ngày nọ, nàng xin xuống núi Lòng Viên thị luôn khao khát yêu Giữa đường đang lúc chàng Tôn Sinh thi trượt, rảo bước lang thang gặp nàng Viên thị liền bày tỏ ý tình muốn kết tóc se tơ Chính nàng chủ động giãi bày tình cảm của mình:

Kim c ải đã đành duyên mắc mối Gió trăng nào quản tiếng chê khen Muôn b ề cả giám xin giàm buộc Hoa n ở chiều hôm dễ mấy phen (Lâm Tuy ền kỳ ngộ, Khuyết danh)

Truyện Hoàng Trừu cũng ca ngợi mối tình tự do, chủ động giữa công chúa

nước Nam và hoàng tử Trung Quốc Công chúa nước Nam nhan sắc tuyệt đẹp, nàng

những mong tự tìm cho mình một người chồng ưng ý.Hoàng tử Trung Quốc cũng

vậy Chàng luôn muốn tự tìm kiếm người bạn đời trăm năm dẫu vượt qua biết bao gian khó Dù hai người chưa tìm được người trong mộng trước khi đến với nhau nhưng ngay ở việc tự lựa chọn bạn đời ta cũng thấy được họ đã rất chủ động trong tình cảm Và điều đó càng tuyệt vời hơn khi họ tìm được nhau Hoàng tử chủ động

nhờ mụ bà tìm cách để được gần công chúa, chàng giả dạng nữ nhi để ngày ngày

Trang 38

được cùng nàng kề cận Hai người cùng nhau bày tỏ nỗi lòng muốn tìm người ý hợp tâm đầu để rồi đi đến thề ước nghĩa trăm năm:

Ngu ồn ân bể ái hẹn hò Dẫu mà nghìn dặm lộ đồ cũng không (Hoàng Tr ừu, Khuyết danh)

Nàng Ngọc Hoa trong Phạm Tải - Ngọc Hoa thương chàng Phạm Tải nghèo

khó nhưng hiếu thuận Nàng chủ động ngỏ ý nuốn kết nhân duyên về sau với chàng:

Bây gi ờ tuy chửa biết nhau Nhân duyên l ại hợp về sau chăng là (Ph ạm Tải - Ngọc Hoa, Khuyết danh)

Nàng đêm ngày mong nhớ người thương và ước mong được hạnh phúc bên nhau

Cúc Hoa trong Ph ạm Công - Cúc Hoa cũng là một người con gái chủ động

trong tình yêu Thương chàng từ giây phút đầu gặp nhau, nàng những mong:

Châu Trần tính chuyện dài lâu

N ỗi lòng dám tỏ gót đầu hôm mai

(Ph ạm Công Cúc Hoa, Khuyết danh)

Chính vì thế, thay vì lời nói, nàng chủ động giúp đỡ người yêu chuyện học hành:

“Bao nhiêu sách v ở bút nghiên/Nàng đà gói ghém dành riêng cho chàng” Ngày cưới

nàng, biết gia đình chàng nghèo khó, nàng chủ động vun vén tình yêu của mình bằng cách giúp chàng số tiền vàng cưới hỏi

Lương Sinh, trong Truyện Hoa Tiên, từ thuở gặp Dao Tiên, chàng đem lòng

tương tư, rồi tìm cách thuê nhà ở bên Dương phủ để được gặp lại nàng bày tỏ nỗi lòng Nhân có Diêu Sinh tới thăm nhà mới, chàng ngỏ ý muốn được đưa sang thăm nhà Dương đô đốc mục đích là được gặp lại Dao Tiên Diêu Sinh nể lời, đưa chàng sang chơi Hai người được Dương công đón tiếp ân cần và mời ra uống rượu ở đình

Vọng Ba Chàng họa lại bài thơ của Dao Tiên dán bên đình Rồi hôm sau, Lương Sinh nhân gặp con hầu Vân Hương ra hái hoa, chàng liền nhờ nó bắc cầu liên lạc Hai người, Lương Sinh và Dao Tiên chủ động hẹn gặp gỡ nhau trên đình Khán Vân Cũng trong ngày hôm ấy, họ đã cùng nhau thề nguyền, ước hẹn:

Trang 39

Trăm năm chừng vụng tấm nguyền,

V ừng soi đã hổ với trên đỉnh đầu

Th ề lòng đợi bến Hà Châu (Truyện Hoa Tiên, Nguyễn Huy Tự)

Sơ kính tân trang kể cuộc tình duyên trắc trở của Phạm Kim với Trương

Quỳnh Nương Nguyên hai bên cha mẹ đã trao đổi lược (sơ) và gương (kính) để đính

ước cho đôi lứa nhưng rồi vì loạn lạc xảy ra khiến cho hai gia đình phải xa nhau mà không liên lạc tin tức trở lại được Bên gia đình họ Phạm thì cửa nhà tan tác và cha

của Phạm Kim qua đời Chàng sinh ra đau buồn mới đi ngao du Tình cờ chàng tìm được nhà họ Trương, gặp Quỳnh Nương và cùng nhau tỏ bày tình yêu qua những bài thơ thầm kín trao đổi Hai người đã cùng nhau thề ước :

Nàng trao m ột bức cẩm đề, Ghi l ời nguyền ước, nhủ bề ái ân

(Sơ kính tân trang, Phạm Thái)

Mặc dù cuộc tình này có định ước từ trước của cha mẹ nhưng khi Phạm Kim và

Quỳnh Nương gặp nhau họ hoàn toàn không hề hay biết Vì lẽ đó những vần thơ giãi bày tình cảm của họ là rất tự nhiên và tình yêu của họ dành cho nhau cũng hoàn toàn

chủ động Không những thế, mối tình của họ còn là cả một quá trình tìm hiểu lẫn nhau đến khi thấy đôi bên thật sự ý hợp tâm đầu mới ghi lời ước thề Rõ ràng, mối tình của họ rất chủ động Họ tìm, chờ đợi, tìm hiểu, rồi mới đi đến đính ước

Đọc những trang truyện Tống Trân - Cúc Hoa, ta lại càng cảm động hơn trước

tình cảm mà nàng Bạch Hoa - công chúa nước Tần - đã dành cho chàng trạng nguyên nghèo Tống Trân Dù Tống Trân chưa từng chấp nhận tình cảm của nàng nhưng nàng, với tình yêu của mình, vẫn tự mình nguyện ước chờ mong:

Ki ếp này chưa đẹp duyên hài Nguy ện xin kiếp khác nọ đôi chữ đồng

(T ống Trân - Cúc Hoa, Khuyết danh)

Ngày tháng xa Tống Trân, nàng không nguôi mong nhớ và xin vua Tần cho mình được vượt bể băng rừng đến đất khách quê người tìm gặp lại người thương:

Trang 40

Ch ẳng tham chức trọng quyền cao,

Ch ẳng tham đài cát ra vào làm chi

Xin cho quân sĩ,thuyền bè, Đưa con sang mấy thỏa thê cùng chồng

(Tống Trân - Cúc Hoa, Khuyết danh)

Những lời nàng vừa tha thiết, nặng lòng và cũng thật mạnh mẽ cương quyết Nàng là

phận gái Đã là thân gái, trong xã hội xưa, đặc biệt lại là người con gái khuê các, đoan trang, nàng hiểu hơn ai hết xã hội không chấp nhận người con gái được phép tự ý có tình cảm với người khác phái, huống chi nàng lại là công chúa của một quốc gia, vốn

phải làm tấm gương sống trong khuôn khổ giáo lý phong kiến cho người đời Nàng

đã làm trái, dám yêu Tống Trân, lại dám từ bỏ cả quê hương, từ bỏ địa vị công chúa,

đi tìm người mình yêu thương, theo bước chân người yêu đến đất khách quê người Hành động đó quả là mạnh mẽ, táo bạo và rất chủ động trong việc lựa chọn hạnh phúc của mình

Phi Nga trong N ữ tú tài là con gái quan Tham tướng Văn Sắc Cải nam trang đi

học văn chương, nào ngờ, nàng đem lòng yêu mến hai chàng Đỗ Tử Trung và Ngụy Soạn Chi, bạn học của nàng Muốn chọn một người làm bạn kết tóc se tơ, nàngtìm cách bắn chim, mong một trong hai chàng nhặt được cung tên để chọn người làm chồng:

Chẳng hay duyên phận bởi trời, Mượn cơ tạo hóa thay lời nhân gian

(N ữ tú tài, Đinh Gia Thuyết)

Cách nàng chọn người yêu tuy còn dựa nhiều vào may rủi nhưng hành động bắn tên

tự chọn cho mình người thương cho thấy nàng cũng là một người con gái rất chủ động trong việc quyết định hôn nhân và hạnh phúc cho chính mình

Nàng công chúa trong truyện Lý Công cũng đem lòng yêu mến chàng Lý từ

những ngày mới nghe hoàn cảnh của chàng Nàng động lòng thương cảm và chủ động giúp chàng học hành sách vở Không những vậy, nàng còn ngỏ lời muốn kết nghĩa phu thê với chàng Phải nói rằng, việc một người con gái dám bộc lộ tình cảm của mình với

Ngày đăng: 02/12/2015, 07:28

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Trọng Báu biên soạn (2005), Truyện kể và phong tục , Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện kể và phong tục
Tác giả: Nguyễn Trọng Báu biên soạn
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2005
2. Lại Ngọc Cang khảo thích và giới thiệu (1978), Mã Phụng- Xuân Hương , Nxb Văn hóa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mã Phụng- Xuân Hương
Tác giả: Lại Ngọc Cang khảo thích và giới thiệu
Nhà XB: Nxb Văn hóa
Năm: 1978
3. Nguyễn Thị Chiến (1993), Hình tượng nhân vật phụ nữ trong truyện Nôm tài tử giai nhân , Luận án PTS. KH Ngữ văn, Trường Đại học Thanh Hoa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hình tượng nhân vật phụ nữ trong truyện Nôm tài tử giai nhân
Tác giả: Nguyễn Thị Chiến
Năm: 1993
4. Nguyễn Du (1999), Truyện Thúy Kiều, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện Thúy Kiều
Tác giả: Nguyễn Du
Nhà XB: Nxb Văn hóa Thông tin
Năm: 1999
5. Nguyễn Kim Đính (1960), Phạm Công - Cúc Hoa, Nxb Văn hóa Viện Văn hóa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phạm Công - Cúc Hoa
Tác giả: Nguyễn Kim Đính
Nhà XB: Nxb Văn hóa Viện Văn hóa
Năm: 1960
6. Nguyễn Kim Đính (1960), Phạm Công tân truyện, Nxb Văn hóa Viện Văn hóa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phạm Công tân truyện
Tác giả: Nguyễn Kim Đính
Nhà XB: Nxb Văn hóa Viện Văn hóa
Năm: 1960
7. Nguyễn Kim Đính (1960), Phạm Tải - Ngọc Hoa, Nxb Văn hóa Viện Văn hóa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phạm Tải - Ngọc Hoa
Tác giả: Nguyễn Kim Đính
Nhà XB: Nxb Văn hóa Viện Văn hóa
Năm: 1960
8. Nguyễn Kim Đính (1960), Sơ kính tân trang (Phạm Thái), Nxb Văn hóa Viện Văn hóa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sơ kính tân trang (Phạm Thái)
Tác giả: Nguyễn Kim Đính
Nhà XB: Nxb Văn hóa Viện Văn hóa
Năm: 1960
9. Nguyễn Kim Đính (1960) , Thoại Khanh - Châu Tuấn, Nxb Văn hóa Viện Văn hóa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thoại Khanh - Châu Tuấn
Nhà XB: Nxb Văn hóa Viện Văn hóa
10. Nguyễn Kim Đính (1960), Tống Trân - Cúc Hoa, Nxb Văn hóa Viện Văn hóa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tống Trân - Cúc Hoa
Tác giả: Nguyễn Kim Đính
Nhà XB: Nxb Văn hóa Viện Văn hóa
Năm: 1960
11. Nguyễn Kim Đính (1960), Truyện Phạm Tải - Ngọc Hoa, Nxb Văn hóa Viện Văn hóa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện Phạm Tải - Ngọc Hoa
Tác giả: Nguyễn Kim Đính
Nhà XB: Nxb Văn hóa Viện Văn hóa
Năm: 1960
12. Nguyễn Kim Đính (1960), Truyện Phan Trần, Nxb Văn hóa Viện Văn hóa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện Phan Trần
Tác giả: Nguyễn Kim Đính
Nhà XB: Nxb Văn hóa Viện Văn hóa
Năm: 1960
13. Nguyễn Kim Đính (1960), Văn chương chữ Nôm , Nxb Văn hóa Viện Văn hóa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn chương chữ Nôm
Tác giả: Nguyễn Kim Đính
Nhà XB: Nxb Văn hóa Viện Văn hóa
Năm: 1960
14. Nguyễn Kim Đính (1967), Lâm tuyền kỳ ngộ, Nxb Chợ Lớn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lâm tuyền kỳ ngộ
Tác giả: Nguyễn Kim Đính
Nhà XB: Nxb Chợ Lớn
Năm: 1967
15. Tạ Đức (1989), Tình yêu trai gái Việt xa: truyền thuyết, lịch sử, văn hóa , Nxb Tự nhiên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình yêu trai gái Việt xa: truyền thuyết, lịch sử, văn hóa
Tác giả: Tạ Đức
Nhà XB: Nxb Tự nhiên
Năm: 1989
16. Lê Đình Kỵ (1998), Truyện Kiều và văn hóa nghĩa tình Việt Nam, Tạp chí Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện Kiều và văn hóa nghĩa tình Việt Nam
Tác giả: Lê Đình Kỵ
Năm: 1998
19. Nguyễn Mạnh Hùng (2000), Trên hành trình văn học trung đại, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trên hành trình văn học trung đại
Tác giả: Nguyễn Mạnh Hùng
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2000
20. Trần Quang Huy (2002), Thể tài “tài tử giai nhân” trong truyện thơ Nôm Việt Nam , Tạp chí văn hóa số 12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thể tài “tài tử giai nhân” trong truyện thơ Nôm Việt Nam
Tác giả: Trần Quang Huy
Năm: 2002
22. Đặng Thanh Lê (1979), Truyện Kiều và thể loại truyện thơ Nôm, Nxb Khoa học Xã hội Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện Kiều và thể loại truyện thơ Nôm
Tác giả: Đặng Thanh Lê
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội Hà Nội
Năm: 1979
23. Đặng Thanh Lê (1968) , Nhân vật phụ nữ qua một số truyện Nôm, Tạp chí Văn hóa số 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhân vật phụ nữ qua một số truyện Nôm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w