0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (163 trang)

Vượt qua gian khó

Một phần của tài liệu CẢM HỨNG VỀ TÌNH YÊU LỨA ĐÔI TRONG TRUYỆN THƠ NÔM (Trang 63 -63 )

7. Kết cấu luận văn

2.2.3. Vượt qua gian khó

Điều tuyệt vời nhất là sau bao nhiêu gian khó và thử thách, đôi lứa yêu nhau lại được trở về bên nhau và chung sống hạnh phúc. Hầu hết các tác phẩm đều mang một cái kết có hậu. Kết thúc có hậu, nhân vật được hạnh phúc, đó là minh chứng cho sức mạnh tình yêu vượt mọi gian khó, minh chứng cho tình yêu bất diệt và là cảm hứng tranh đấu vì quyền sống của con người, đấu tranh để bảo vệ tình yêu đạt đến viên mãn, thắng lợi. Nó như khẳng định một chân lý hùng hồn rằng quyền yêu và được yêu là quyền tự nhiên nhất của con người và khi người ta biết yêu, biết hi sinh vì tình yêu thì hạnh phúc sẽ đến với họ.

Trước rào cản từ tôn giáo, quan niệm phong kiến, con người khẳng định bản chất tự nhiên đa cảm,đa tình của mình mà không hề nao núng. Điều này trái ngược với quan điểm Phật giáo muốn con người phải tu tâm diệt dục, từ bỏ tình yêu, ham muốn:

Cho hay là giống hữu tình Đố ai gỡ mối tơ mành cho xong

(Truyện Kiều- Nguyễn Du)

Khẳng định sức hút tình yêu mạnh mẽ, Song Tinh bất dạ đã khắc họa nên hình ảnh một chàng trai nho sĩ si tình, vì tình yêu mà chàng “Sách đèn từ đó dọc ngang biếng nhìn”. Điều đó thật trái với quan điểm Nho gia rằng làm trai không tơ tưởng vì nữ nhi mà phải lập công danh, trả nghĩa vua.

Theo tiếng gọi trái tim, trong Từ Thức tân truyện, Giáng Hương từ bỏ chốn tiên cảnh đến trần gian. Hành động của nàng đã đạp đổ tư tưởng Đạo giáo khuyên con

người phải tu thân để lên tiên, ca ngợi tình yêu nam nữ thật mãnh liệt, ca ngợi hạnh phúc thế tục nơi trần gian.

Đối diện với những khó khăn trong cuộc sống, có nghĩa có tình, nhân vật sẽ vượt qua gian khó để sống hạnh phúc bên nhau. Cuộc sống vợ chồng nảy sinh nhiều điều mâu thuẫn, nào là ghen tuông, nào là thói hư tật xấu,rượu chè…đã có lúc khiến họ phải đau buồn nhưng không vì thế mà dập tắt được ngọn lửa yêu thương trong họ. Sau những giây phút sai lầm cá nhân, tình yêu khiến họ thức tỉnh, nhận ra những sai trái khi xưa và sửa đổi hoàn thiện hơn để hạnh phúc một lần nữa lại đơm hoa kết trái.

Chàng Tôn Sinh trong Bạch Viên tân truyện hối hận vì tin lời bè bạn, nghi người vợ là yêu ma, khiến vợ chàng là Bạch Viên đau đớn phải ra đi. Chàng:

Trách mình vụng tính hóa nên lỡ làng Bởi ta làm lụy đến nàng

Ăn năn trách móc phũ phàng ở ta (Bạch Viên tân truyện, Khuyết danh) Bạch Viên thương chồng. Nàng bỏ qua mọi đau buồn khi xưa:

Thấy chàng từ tạ hết lời

Giận riêng nàng đã vơi vơi tấm lòng (Bạch Viên tân truyện, Khuyết danh)

Nàng trở về cùng chồng con, sống hạnh phúc mãi về sau. Từ đó “Lửa hương thêm lại nồng nàn”.

Giáng Kiều khuyên chồng từ bỏ rượu chè không được, lại bị ngược đãi đánh đập nên giận lòng bỏ đi. Tú Uyên hối hận vô cùng, lòng chàng nhớ Giáng Kiều da diết:

Xác ve một cữ một mòn,

Héo gan con vượn, mơ hồn cái quyên. (Bích Câu kỳ ngộ, Vũ Quốc Trân)

Chàng toan tự tử để chuộc tội với vợ nhưng Giáng Kiều vì thương chồng, bỏ qua mọi lỗi lầm để trở về. Từ đó, vợ chồng sống hạnh phúc mãi về sau:

Sắt son ghi tạc một nhời từ đây (Bích Câu kỳ ngộ, Vũ Quốc Trân)

Nàng Thoại Khanh chịu đựng gian khó, chịu cảnh mù lòa, ăn mày nuôi mẹ chồng nàng. Sau nhờ Phật cho cây đàn, nàng gảy đàn kiếm sống. Tiếng nàng đàn hay tới tai phò mã nước Tề, chàng một mực muốn thưởng thức tiếng đàn ấy. Nhân đó, chàng gặp lại nàng. Rồi nhờ công chúa nước Tề giúp đỡ, đem một xe vàng ròng đến thần miếu chuộc lại đôi mắt, Thoại Khanh mắt sáng như xưa. Cuối cùng, vợ chồng mẹ con đoàn tụ, sum vầy.

Trong Vân Trung Nguyệt Kính tân truyện, sau khi thắng trận, nhà vua lại hạ chiếu cho nàng Kính Hoa phải lấy Trạng Nhạn rồi hai người cùng nhau tới sửa sang mộ phần của Thủy Nguyệt. Sai quân đào lên để táng lại, ai ngờ khi mở nắp quan tài thì nàng vẫn còn tươi nguyên, sau đó từ từ sống lại. Thế là, cả nhà lại được đoàn tụ đông đủ.

Truyện Trương Viên cũng mang cái kết hậu. Qua mười năm, Trương Viên thắng trận trở về triều. Giữa đường nghe tin có nàng tiên đàn ca rất hay, chàng đã cho quân đòi nàng đến. Nhờ lời ca, Trương Viên nhận ra vợ. Thị Phương đòi đưa ngọc lưu ly làm chứng, viên ngọc đã biến đôi mắt nàng sáng trở lại. Vợ chồng, mẹ con đã được sum họp.

Hoàng Trừu trong một lần tới thăm chúa Huy vốn là chị gái chàng, chàng nghỉ lại một đêm. Công chúa được lệnh chúa Huy lên hầu. Nàng kể lại nỗi lòng và tình nàng đối với chồng bấy lâu.Hoàng Trừu nhận ra vợ và hối hận vô cùng. Hai vợ chồng sum họp, sống với nhau hạnh phúc, hai nước kết tình hòa hữu từ đó về sau.

Tại điện Diêm Vương, chàng Phạm Tải và nàng Ngọc Hoa tố cáo tội ác của Trang Vương, vợ chồng được sống lại sum vầy, vua Trang Vương bị Diêm Vương nghiêm trị. Từ đó:

Vợ chồng Phạm Tải cùng nhau Trước đà trái lỡ, thì sau hợp hòa (Phạm Tải – Ngọc Hoa, Khuyết danh)

Chàng Phạm Công nhớ vợ xin ngồi đồng xuống âm ty tìm nàng Cúc Hoa. Qua bao gian khổ nơi địa ngục, cuối cùng chàng cũng được gặp nàng:

Nghĩa tình khăng khít kết liên Tự ngàn xưa vẫn sâu bền thiết tha (Phạm Công – Cúc Hoa, Khuyết danh)

Trong Truyện Hoa Tiên, khi giặc bị phá tan, Diêu Sinh dâng biểu về triều. Ở nhà họ Dương, Dao Tiên nghe tin xiết bao mừng rỡ. Lúc bấy giờ Long đề học cũng vừa về tới kinh, nghe tin ấy, bèn làm sớ tâu vua về Ngọc Khanh để mọi người được biết nàng tự vẫn thủ tiết với Lương Sinh nhưng may được cứu vớt. Vua cho Ngọc Khanh, Dao Tiên được kết duyên cùng Lương Sinh và phong cho cả Dao Tiên và Ngọc Khanh làm phu nhân nhất phẩm. Từ đó về sau, gia đình yên ấm. Đám cưới tổ chức linh đình:

Lễ hôn chuông chắn mọi đường, Quế càng hương chấp, gấm càng hoa thêm.

Cát kỳ chòm nức chụm xem,

Xe mây trăm lượng trang liêm dẫy thừa. (Truyện Hoa Tiên, Nguyễn Huy Tự)

Phạm Kim, sau cái chết của Quỳnh Nương, buồn bã vô cùng mới đem thân nương nhờ cửa Phật. Trương công còn một người con gái nữa là Thụy Châu. Khi nàng đến tuổi cài trâm thì nhà vua có lệnh tuyển cung nữ. Nàng phải cải trang làm một đạo sĩ, rời nhà đi ngao du. Tình cờ nàng lại tới vãn cảnh chùa của Phạm Kim. Nàng, với lốt đạo sĩ, đã cùng vị tăng họ Phạm kia làm thơ xướng họa rất là tương đắc. Sau đó, Phạm Kim bỏ chùa về tiếp tục việc học, không ngờ lại đến thụ giáo Trương công và được thầy mến tài cho lưu lại trong nhà ăn học. Phạm Kim có dịp nhận ra người con gái cải trang đạo sĩ chính là Thụy Châu, em của Quỳnh Nương, nhờ những kỷ vật còn lưu giữ được. Thế là vành lược cũ đính ước cùng cô chị nay lại được gài lên mái tóc cô em. Tuy vui duyên mới nhưng chàng Phạm Kim vẫn không quên được tình xưa với Quỳnh Nương. Thấy chồng ủ rũ, nàng Thụy Châu mới giở tay cho chàng

biết nàng chính là Quỳnh Nương tái sinh. Từ đó mối tình Phạm Kim với Quỳnh Nương lại được đồng tái sinh và hai người hạnh phúc bên nhau.

Thôi Tuấn Thần sau lần bị A Tú cướp thuyền phải nhảy xuống sông tự tử, lần mò vào bãi, giả làm hàn sĩ lần hồi kiếm ăn. Sau chàng được Cao ngự sử nuôi để dạy con cái. Nhân dịp Cao ngự sử mừng thọ bảy mươi tuổi, Thôi được mời vào tiệc. Nhìn thấy bức tranh Phù Dung và nét chữ của vợ mình ở đó, chàng thổ lộ mối tình đầu, nhờ Cao tra xét. Cao, một mặt, dò la tìm người đã cúng tranh cho chùa, một mặt cho gọi Vương Thị đến dinh để dò hỏi đầu đuôi. Biết mình không đủ quyền hạn, nên Cao lưu cả hai người ở lại trong dinh chờ cơ hội, nhưng không cho họ gặp nhau. Nhân dịp quan Án sát họ Triết đi thanh tra địa phương đến thăm, Cao bảo chàng viết tờ trình và nhờ họ Triết tra hỏi giúp. Nhờ đó chàng được giải oan. Bọn A Tú bị bắt và bị xử tử. Cao khuyên chàng đi nhận chức ở huyện Vĩnh Gia. Chàng muốn tạm thời gác niềm vui công danh tìm lại nương tử. Trước hôm họ Thôi lên đường, Cao ngự sử mở tiệc, cho người mời Tuệ Viên - Vương Thị ra chào:

Chàng đương vui chén dở say, Thoạt nghe nàng nói, chân tay rụng rời.

Nỗi riêng, dở khóc pha cười Mừng mừng, tủi tủi bồi hồi xiết bao. (Phù dung tân truyện, Trúc Lâm Cư Sĩ) Hai vợ chồng sum vầy hạnh phúc.

Phương Hoa trong truyện Phương Hoa giả nam nhi lấy tên chồng là Cảnh Yên đi thi đỗ tiến sĩ. Trước mặt vua, nàng rập đầu thú thực mình là con gái, con quan Ngự sử họ Trần ở Lôi Dương, đội tên chồng đi thi, hòng xin triều đình xét cho điều oan khuất. Vua hỏi rõ nguồn cơn, biết được sự thể, liền sai trị tội Tào Trung Úy, bắt Hồ Nghi. Cảnh Yên mới được thoát ngục. Vua cho Cảnh Yên làm các văn bài, xét thấy anh cũng xứng đáng là một vị Tiến sĩ. Hai vợ chồng được phong tước vinh quy về làng, làm lễ tế mẹ cha. Một nhà sum vầy hạnh phúc từ đấy.

Sau mười năm xa vắng, Bảo Vương trong truyện Lý Công thấy nhớ thương công chúa. Hoàng hậu cũng thương nhớ con khôn nguôi. Do không có con trai, Bảo

Vương muốn kén người tài đức để nhường ngôi, bèn cho mở khoa thi. Lý Công lấy tên là Cao Vân đi thi và đỗ trạng nguyên. Vua muốn gả con quan thừa tướng cho Cao Vân. Cao Vân tâu xin được đi đánh Hung Nô rồi về mới lo việc hôn nhân. Dẹp xong Hung Nô, trạng nguyên đi tìm vợ, nhưng không thấy. Bấy giờ tình cảnh công chúa rất thảm thương. Nàng bị cắt mũi, xẻo tai, chặt chân tay và phải đi ăn mày. Cao Vân gặp công chúa, hỏi nguồn cơn và đưa công chúa về triều. Lý Công lấy xuyến vàng trong rương, công chúa lấy sách ra, và hai người kể hết sự tình. Công chúa được rẩy thuốc tiên trở nên lành lặn và xinh đẹp hơn xưa. Họ viết thư gửi về nhà. Nhận được thư con, Bảo Vương mang quân sang đánh tan Hung Nô, rồi đón công chúa về. Gia đình sum vầy:

Chịu truyền họ Lý lên ngôi, Cải niên hiệu khác là đời Lý Vương

(Lý Công, Khuyết danh)

Ngọc Côn trong Hoàng tú tân truyện dùng mưu bắt quả tang Tống Thần trong lúc hắn đến nhà mình ve vãn, rồi làm biểu tấu lên vua, kể rõ nỗi oan của chồng nàng là Hoàng Tú. Vua tha cho Hoàng Tú, bắt Tống Thần đi đày và phong Ngọc Côn là Tiết nghĩa phu nhân.

Nói về Thạch Sanh, ở trong ngục ít lâu, Thạch Sanh dò hỏi quân lính được biết sự tình và hiểu rõ Lý Thông là kẻ bạc ác bất nhân, chàng liền gửi nỗi lòng trong tiếng đàn thần réo rắt:

Đàn kêu ai chém xà vương,

Đem nàng công chúa triều đường về đây? Đàn kêu hỡi Lý Thông mày,

Cớ sao phụ nghĩa lại rày vong ân? (Thạch Sanh, Khuyết danh)

Tiếng đàn lọt vào tai công chúa Quỳnh Nga. Nàng hết câm, cất tiếng nói xin gặp Thạch Sanh. Sau khi hỏi chuyện công chúa, nhà vua liền gả nàng cho Thạch Sanh, lại phong cho Thạch Sanh làm Quốc tế quận công và giao cho chàng trị tội Lý Thông. Lúc này, thái tử mười tám nước chư hầu vì ghen tức Thạch Sanh lấy được

công chúa, kéo nhau về vây đánh. Thạch Sanh ung dung đem đàn ra gảy. Tiếng đàn phân trần lẽ hơn thiệt, phải trái, khuyên nhủ điều nhân nghĩa, rung động tận đáy lòng quân sĩ, khiến cho không ai còn bụng dạ nào mà đánh nhau. Vua tôi các nước chư hầu đành quy hàng, xin lương ăn để rút quân về. Nhân dịp các nước chư hầu tụ họp đông đủ, nhà vua tuyên bố nhường ngôi báu cho Thạch Sanh. Từ đấy, các nước chư hầu đều thần phục nước Nam, và Thạch Sanh cùng công chúa Quỳnh Nga được sống yên vui trong cảnh đất nước thanh bình “muôn dân vạn hộ theo nghề nông tang”.

Thi Nhi trong Hồng hoan lương sử tạm về Hoan Châu chăm sóc mẹ chồng, chờ đợi Phiếu Sinh đánh trận phương xa. Cuộc Bắc phạt thành công, họ được “dữ quốc đồng hưu, một nhà vinh hiển”. Dù đã luống tuổi rồi, nhưng cuộc tình duyên càng thêm đằm thắm:

Luận công dữ quốc đồng hưu, Thuyền hoa lại đón ngựa điều vinh quy.

Tình trung hiếu, nghĩa tương tri, Tóc này điểm bạc, tơ kia thắm hồng.

Trăm năm ghi tạc chữ đồng, Một nhà vinh hiển, phúc chung đời đời.

(Hồng hoan lương sử, Khuyết danh)

Đôi trai tài gái sắc Trương Sinh và Thôi Oanh Oanh trong Truyện Tây Sương

từ ngày gặp nhau ở đàn chay đã đem lòng thầm thương trộm nhớ, nên việc bội ước của Thôi phu nhân chỉ thúc đẩy họ vượt lên trên lễ giáo. Qua những ngày nhớ nhung, những khi hờn dỗi, nhờ có cô nữ tì hiểu tình ý mà hết lòng giúp đỡ, đôi lứa liên lạc rồi đem lòng gắn kết với nhau. Thôi phu nhân không cách gì ngăn trở đành hứa gả con nếu Trương Sinh đỗ bảng vàng. Hạnh phúc cũng mỉm cười với họ, chàng vinh quy bái tổ:

Từ đây phận đẹp duyên hài, Trăm năm sum họp trúc mai một đoàn.

Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga sau bao tháng ngày xa cách, trải bao thử thách, Nguyệt Nga vẫn một lòng chung thủy với Vân Tiên. Cuối cùng, chàng cũng lập được công danh rạng rỡ. Họ gặp lại nhau trong niềm vui mừng khôn xiết:

Ân tình càng kể càng ưa,

Mảng vừa bịn rịn trời vừa sáng ngay.

(Lục Vân Tiên, Nguyễn Đình Chiểu)

Vượt qua những khó khăn thử thách, tình yêu đôi lứa đi đến bến bờ của hôn nhân hạnh phúc. Đó là điều tuyệt vời nhất mà con người hướng đến. Nó khẳng định một điều: Không thế lực nào có thể hủy diệt tình yêu đích thực khi mà con người ta trân trọng tình yêu và người mình yêu, khi con người biết tranh đấu để gìn giữ tình yêu của mình. Chính điều đó là động lực, là nền tảng nhân văn để tất cả chúng ta cùng hướng đến ca ngợi tình yêu, hạnh phúc.

Một phần của tài liệu CẢM HỨNG VỀ TÌNH YÊU LỨA ĐÔI TRONG TRUYỆN THƠ NÔM (Trang 63 -63 )

×