0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (163 trang)

Chủ động trong tình yêu

Một phần của tài liệu CẢM HỨNG VỀ TÌNH YÊU LỨA ĐÔI TRONG TRUYỆN THƠ NÔM (Trang 34 -34 )

7. Kết cấu luận văn

2.1.2. Chủ động trong tình yêu

Từ những lưu luyến của phút giây gặp gỡ, những đôi lứa yêu nhau tìm đến nhau để giãi bày tình cảm, gắn kết với nhau. Sức mạnh tình yêu khiến họ vượt qua bức tường rào của luật lệ phong kiến nghiêm cấm con người đến với nhau nếu không có sự cho phép hoặc định trước của gia đình, xã hội. Qua các truyện thơ Nôm về tình yêu đôi lứa, ta luôn thấy hình ảnh những đôi lứa yêu nhau chủ động tìm đến nhau

chân thành, tự nhiên như không gì ngăn được bước chân họ. Họ tìm đến gặp gỡ, bày tỏ tình cảm, thề nguyền đính ước cùng nhau, tất cả đều hoàn toàn chủ động. Bên cạnh sự chủ động tự tìm đến nhau để giãi bày tình cảm, đôi lứa khi yêu còn chủ động nhờ người bắc cầu mai mối để đến với nhau. Một trong những điều đáng trân trọng nhất ở đôi lứa khi yêu là sự chủ động giúp đỡ, che chở cho người mình yêu để họ được hạnh phúc. Chủ động đi tìm chồng, vượt bể trèo non…cũng cho ta thấy được sự chủ động trong tình yêu để đến với hạnh phúc. Cảm hứng ngợi ca tình yêu có thể thấy rõ qua cách các tác giả xây dựng hình tượng nhân vật hết sức chủ động trong việc tự tìm kiếm, tiếp xúc và lựa chọn người thương cho chính mình.

Từ sau lần gặp gỡ trong tiết thanh minh, Kim Trọng trong lòng không thôi nhung nhớ Thúy Kiều. Chàng chủ động lần theo lối cũ mong ngày gặp lại nàng, chàng tìm cách đến gần nhà nàng, dọn nhà ở cạnh bên và chờ đợi nàng mong ngày tái ngộ. Nhặt được chiếc thoa Kiều đánh rơi, lòng chàng mừng khấp khởi, lấy cớ ấy trò chuyện, tỏ bày tình cảm:

Thầm yêu trộm nhớ bấy lâu đã chồn (Truyện Kiều, Nguyễn Du)

Nhưng điều đáng nói ở đây chính là bước chân của Thúy Kiều, bước chân chủ động tìm đến người yêu theo tiếng gọi trái tim. Và không chỉ một lần nàng làm vậy, bởi chính nàng hiểu được trái tim khao khát yêu thương của chính mình, bởi thế nên nàng:

Cửa ngoài vội rũ rèm che

Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình (Truyện Kiều, Nguyễn Du)

Đối với quan niệm phong kiến, người phụ nữ không được phép tự ý nảy sinh tình cảm yêu đương, tình yêu hôn nhân của con cái đặc biệt là của phận nữ nhi là do cha mẹ định ước. Huống chi ở đây, Kiều tự ý đi tìm chàng Kim, mà là đêm khuya, bước chân “xăm xăm băng lối”. Nàng lại là phận gái khuê các, hiểu rõ hơn ai hết điều đó. Nhưng sức mạnh tình yêu trong nàng khiến chân nàng đạp phăng đi những ngăn trở của tư tưởng phong kiến muốn trói buộc tình cảm con người, nàng đã để con tim

nàng được thở, được sống hồn nhiên.Cũng chính vì vậy, biết bao tiếng chê khen xung quanh tình yêu và cuộc đời nàng. Nhưng một điều không ai chối bỏ được là chính nàng đã rất chủ động đi tìm hạnh phúc cho chính cuộc đời mình. Yêu nhau, tìm đến nhau,họ cùng nhau hẹn ước:

Tiên thề cùng thảo một chương Tóc mây một món dao vàng chia đôi

Vầng trăng vằng vặc giữa trời Đinh ninh hai miệng một lời song song

(Truyện Kiều, Nguyễn Du)

Đó là lời thề minh chứng cho tình yêu của đôi lứa như ngầm hiểu rằng trái tim họ đã thuộc về nhau mãi mãi.

Tình yêu giữa Mã Phụng với Xuân Hương được đơm bông từ những ngày thơ dại. Cũng là từ những cái nhìn đầu tiên đầy thương cảm cho cuộc sống cơ hàn nhưng thắm nghĩa cha con của Xuân Hương, chàng chủ động giúp đỡ người mình yêu thương: “Thấy nàng đói khổ cho mà một quan/…Cắp tiền đem dấu thường ngày thường cho” (Mã Phụng - Xuân Hương, Khuyết danh). Xuân Hương lên mười ba thì cha mất, cảm thương nàng hiếu hạnh, Mã Phụng giúp nàng một thỏi bạc lo an táng cho cha: “Phụ thân sớm cách Sâm Thương/Cho nàng thỏi bạc trợ đường lâm nguy” (Mã Phụng - Xuân Hương, Khuyết danh).

Điều đáng quý ở chàng là chàng luôn chờ đợi Xuân Hương trong im lặng, mãi đến khi Mã Phụng thi đỗ thám hoa, Xuân Hương mãn tang cha mới phân trần tình cảm với nàng:

Nay tôi nói thực nàng hay Thương nàng từ ngày tuổi mới lên ba

…Ngày nay hết chế phụ thân Nên tôi mới dám sẽ phân cùng nàng

Lương duyên trời sẽ định toan Hai ta kết nghĩa đá vàng trăm năm

Nàng ơi nàng chớ lưỡng tâm thế nào? (Mã Phụng - Xuân Hương, Khuyết danh)

Tình yêu mà Mã Phụng dành cho Xuân Hương không hời hợt mà thắm tình. Chàng luôn chủ động vun vén hạnh phúc và lo lắng cho người mình yêu, chờ đợi nàng để rồi chính tấm lòng chân thành ấy khiến nàng không thể nào không đáp lại. Họ đồng lòng thề ước với nhau dẫu cho mẹ cha chưa ưng thuận:

Lời thề tại chốn lều tranh Ác vàng đã xế chênh chênh non đoài

Chén huyết khi ấy chia hai

Nguyện cùng muôn thuở trúc mai một lòng (Mã Phụng - Xuân Hương, Khuyết danh)

Viên thị trong Lâm Tuyền kỳ ngộ vốn là nàng tiên giáng thế, hóa thành vượn trắng quy y tại cửa chùa. Một ngày nọ, nàng xin xuống núi. Lòng Viên thị luôn khao khát yêu. Giữa đường đang lúc chàng Tôn Sinh thi trượt, rảo bước lang thang gặp nàng. Viên thị liền bày tỏ ý tình muốn kết tóc se tơ. Chính nàng chủ động giãi bày tình cảm của mình:

Kim cải đã đành duyên mắc mối Gió trăng nào quản tiếng chê khen

Muôn bề cả giám xin giàm buộc Hoa nở chiều hôm dễ mấy phen (Lâm Tuyền kỳ ngộ, Khuyết danh)

Truyện Hoàng Trừu cũng ca ngợi mối tình tự do, chủ động giữa công chúa nước Nam và hoàng tử Trung Quốc. Công chúa nước Nam nhan sắc tuyệt đẹp, nàng những mong tự tìm cho mình một người chồng ưng ý.Hoàng tử Trung Quốc cũng vậy. Chàng luôn muốn tự tìm kiếm người bạn đời trăm năm dẫu vượt qua biết bao gian khó. Dù hai người chưa tìm được người trong mộng trước khi đến với nhau nhưng ngay ở việc tự lựa chọn bạn đời ta cũng thấy được họ đã rất chủ động trong tình cảm. Và điều đó càng tuyệt vời hơn khi họ tìm được nhau. Hoàng tử chủ động nhờ mụ bà tìm cách để được gần công chúa, chàng giả dạng nữ nhi để ngày ngày

được cùng nàng kề cận. Hai người cùng nhau bày tỏ nỗi lòng muốn tìm người ý hợp tâm đầu để rồi đi đến thề ước nghĩa trăm năm:

Nguồn ân bể ái hẹn hò

Dẫu mà nghìn dặm lộ đồ cũng không (Hoàng Trừu, Khuyết danh)

Nàng Ngọc Hoa trong Phạm Tải - Ngọc Hoa thương chàng Phạm Tải nghèo khó nhưng hiếu thuận. Nàng chủ động ngỏ ý nuốn kết nhân duyên về sau với chàng:

Bây giờ tuy chửa biết nhau Nhân duyên lại hợp về sau chăng là (Phạm Tải - Ngọc Hoa, Khuyết danh)

Nàng đêm ngày mong nhớ người thương và ước mong được hạnh phúc bên nhau. Cúc Hoa trong Phạm Công - Cúc Hoa cũng là một người con gái chủ động trong tình yêu. Thương chàng từ giây phút đầu gặp nhau, nàng những mong:

Châu Trần tính chuyện dài lâu Nỗi lòng dám tỏ gót đầu hôm mai. (Phạm Công Cúc Hoa, Khuyết danh)

Chính vì thế, thay vì lời nói, nàng chủ động giúp đỡ người yêu chuyện học hành: “Bao nhiêu sách vở bút nghiên/Nàng đà gói ghém dành riêng cho chàng”. Ngày cưới nàng, biết gia đình chàng nghèo khó, nàng chủ động vun vén tình yêu của mình bằng cách giúp chàng số tiền vàng cưới hỏi .

Lương Sinh, trong Truyện Hoa Tiên, từ thuở gặp Dao Tiên, chàng đem lòng tương tư, rồi tìm cách thuê nhà ở bên Dương phủ để được gặp lại nàng bày tỏ nỗi lòng. Nhân có Diêu Sinh tới thăm nhà mới, chàng ngỏ ý muốn được đưa sang thăm nhà Dương đô đốc mục đích là được gặp lại Dao Tiên. Diêu Sinh nể lời, đưa chàng sang chơi. Hai người được Dương công đón tiếp ân cần và mời ra uống rượu ở đình Vọng Ba. Chàng họa lại bài thơ của Dao Tiên dán bên đình. Rồi hôm sau, Lương Sinh nhân gặp con hầu Vân Hương ra hái hoa, chàng liền nhờ nó bắc cầu liên lạc. Hai người, Lương Sinh và Dao Tiên chủ động hẹn gặp gỡ nhau trên đình Khán Vân. Cũng trong ngày hôm ấy, họ đã cùng nhau thề nguyền, ước hẹn:

Trăm năm chừng vụng tấm nguyền, Vừng soi đã hổ với trên đỉnh đầu.

Thề lòng đợi bến Hà Châu (Truyện Hoa Tiên, Nguyễn Huy Tự)

Sơ kính tân trang kể cuộc tình duyên trắc trở của Phạm Kim với Trương Quỳnh Nương. Nguyên hai bên cha mẹ đã trao đổi lược (sơ) và gương (kính) để đính ước cho đôi lứa nhưng rồi vì loạn lạc xảy ra khiến cho hai gia đình phải xa nhau mà không liên lạc tin tức trở lại được. Bên gia đình họ Phạm thì cửa nhà tan tác và cha của Phạm Kim qua đời. Chàng sinh ra đau buồn mới đi ngao du. Tình cờ chàng tìm được nhà họ Trương, gặp Quỳnh Nương và cùng nhau tỏ bày tình yêu qua những bài thơ thầm kín trao đổi. Hai người đã cùng nhau thề ước :

Nàng trao một bức cẩm đề, Ghi lời nguyền ước, nhủ bề ái ân.

(Sơ kính tân trang, Phạm Thái)

Mặc dù cuộc tình này có định ước từ trước của cha mẹ nhưng khi Phạm Kim và Quỳnh Nương gặp nhau họ hoàn toàn không hề hay biết. Vì lẽ đó những vần thơ giãi bày tình cảm của họ là rất tự nhiên và tình yêu của họ dành cho nhau cũng hoàn toàn chủ động. Không những thế, mối tình của họ còn là cả một quá trình tìm hiểu lẫn nhau đến khi thấy đôi bên thật sự ý hợp tâm đầu mới ghi lời ước thề. Rõ ràng, mối tình của họ rất chủ động. Họ tìm, chờ đợi, tìm hiểu, rồi mới đi đến đính ước.

Đọc những trang truyện Tống Trân - Cúc Hoa, ta lại càng cảm động hơn trước tình cảm mà nàng Bạch Hoa - công chúa nước Tần - đã dành cho chàng trạng nguyên nghèo Tống Trân. Dù Tống Trân chưa từng chấp nhận tình cảm của nàng nhưng nàng, với tình yêu của mình, vẫn tự mình nguyện ước chờ mong:

Kiếp này chưa đẹp duyên hài Nguyện xin kiếp khác nọ đôi chữ đồng.

(Tống Trân - Cúc Hoa, Khuyết danh)

Ngày tháng xa Tống Trân, nàng không nguôi mong nhớ và xin vua Tần cho mình được vượt bể băng rừng đến đất khách quê người tìm gặp lại người thương:

Chẳng tham chức trọng quyền cao, Chẳng tham đài cát ra vào làm chi.

Xin cho quân sĩ,thuyền bè,

Đưa con sang mấy thỏa thê cùng chồng. (Tống Trân - Cúc Hoa, Khuyết danh)

Những lời nàng vừa tha thiết, nặng lòng và cũng thật mạnh mẽ cương quyết. Nàng là phận gái. Đã là thân gái, trong xã hội xưa, đặc biệt lại là người con gái khuê các, đoan trang, nàng hiểu hơn ai hết xã hội không chấp nhận người con gái được phép tự ý có tình cảm với người khác phái, huống chi nàng lại là công chúa của một quốc gia, vốn phải làm tấm gương sống trong khuôn khổ giáo lý phong kiến cho người đời. Nàng đã làm trái, dám yêu Tống Trân, lại dám từ bỏ cả quê hương, từ bỏ địa vị công chúa, đi tìm người mình yêu thương, theo bước chân người yêu đến đất khách quê người. Hành động đó quả là mạnh mẽ, táo bạo và rất chủ động trong việc lựa chọn hạnh phúc của mình.

Phi Nga trong Nữ tú tài là con gái quan Tham tướng Văn Sắc. Cải nam trang đi học văn chương, nào ngờ, nàng đem lòng yêu mến hai chàng Đỗ Tử Trung và Ngụy Soạn Chi, bạn học của nàng. Muốn chọn một người làm bạn kết tóc se tơ, nàngtìm cách bắn chim, mong một trong hai chàng nhặt được cung tên để chọn người làm chồng:

Chẳng hay duyên phận bởi trời, Mượn cơ tạo hóa thay lời nhân gian.

(Nữ tú tài, Đinh Gia Thuyết)

Cách nàng chọn người yêu tuy còn dựa nhiều vào may rủi nhưng hành động bắn tên tự chọn cho mình người thương cho thấy nàng cũng là một người con gái rất chủ động trong việc quyết định hôn nhân và hạnh phúc cho chính mình.

Nàng công chúa trong truyện Lý Công cũng đem lòng yêu mến chàng Lý từ những ngày mới nghe hoàn cảnh của chàng. Nàng động lòng thương cảm và chủ động giúp chàng học hành sách vở. Không những vậy, nàng còn ngỏ lời muốn kết nghĩa phu thê với chàng. Phải nói rằng, việc một người con gái dám bộc lộ tình cảm của mình với

người yêu như nàng quả là rất táo bạo. Sự táo bạo đó cho thấy rất rõ việc nàng xem trọng hạnh phúc đời mình, tự lựa chọn và tự quyết định cuộc sống hôn nhân của chính mình một cách rất chủ động:

Nguyện cùng trời đất chứng tri, Họ Lý có phải duyên kia ngãi này?

(Lý Công, Khuyết danh)

Nàng cho phép Lý Công ở trong cung với mình để tiện việc học, chăm sóc cho chàng và tình yêu từ đó ngày càng thêm thắm:

Sớm vào thì tối lại ra, Có hôm còn ở trong tòa thị trang.

(Lý Công, Khuyết danh)

Phan Tất Chánh trong Truyện Phan Trần từ ngày gặp Trần Kiều Liên lòng không thôi vương vấn. Dẫu biết đang nương thân nơi cửa Phật nhưng tình cảm trong tim khiến chàng không ngăn được bước đường tìm cách gặp mặt nàng để giãi bày. Chàng Phan chủ động tìm cách nhờ vãi Hương mai mối rồi lại tự tìm đến phòng Kiều Liên để bày tỏ tình yêu:

Đã rằng hỉ sả bao dung, Gió sương nỡ để lạnh lùng tâm can.

(Truyện Phan Trần, Khuyết danh)

Từ Thức tân truyện, ta thấy hình ảnh đôi lứa yêu mến nhau cùng chủ động tìm đến nhau. Tiên nữ Giáng Hương chủ động nói lời kết duyên cùng Từ Thức :

Tạc ghi hai chữ duyên hài,

Dám xin giao ước vẹn mười thủy chung. (Từ Thức tân truyện, Lê Khắc Nguyên) Chàng cũng một lòng muốn giao ước trăm năm:

Để cùng nguyện trước cửa không, Tạc ghi hai chữ: tâm đồng nên chăng?

(Từ Thức tân truyện, Khuyết danh) Họ cùng nhận lời yêu rồi cùng nhau thề nguyền:

Lọ là thề trọng nguyền sâu,

Thiếp vàng minh khắc, dám đâu quên lòng. (Từ Thức tân truyện, Khuyết danh)

Trong xã hội xưa, nam nữ tự ý có tình cảm với nhau đã là điều cấm kị. Ở đây, ta lại thấy tình yêu giữa Từ Thức và Giáng Hương, một người là tiên, một người là cõi trần lại yêu thương gắn kết. Phan Tất Chánh và Trần Kiều Liên cũng vậy, tình cảm của họ nảy sinh giữa chốn cửa chùa là nơi giới nghiêm sắc dục. Có thể nói rằng, đó là minh chứng hùng hồn cho sức mạnh của tình yêu, vừa tự nhiên, hồn hậu, vừa mạnh mẽ, không gì ngăn trở được. Đồng thời, nó như tiếng nói kêu gọi con người thoát khỏi vòng cương tỏa của giáo lý diệt dục trong đạo phật hay tu thành tiên trong Đạo giáo để trở về với hạnh phúc trần thế.

Công chúa trong truyện Thạch Sanh cũng cảm mến Thạch Sanh là chàng trai thật thà, gan dạ, lại thêm ơn nghĩa cứu nguy, nàng nguyện kết nghĩa phu thê cùng Thạch Sanh. Tuy chưa làm lễ tơ hồng nhưng ngay trong lời nói và cách xứng hô của nàng, ta thấy nàng đã coi mình như một người vợ hiền, chung thủy:

Thiếp xin kết nghĩa lương duyên, Phượng loan chung gối, phĩ nguyền keo sơn.

(Thạch Sanh, Khuyết danh)

Không những thế, khi Thạch Sanh từ chối duyên nàng vì lẽ sợ có lỗi với người anh Lý Thông, nàng vẫn một lòng cương quyết :

Nàng rằng: “Dẫu việc triều đình, Thì tôi cũng kết duyên lành từ đây”.

(Thạch Sanh, Khuyết danh)

Cũng là duyên kỳ ngộ từ một tai ương, nàng Nguyệt Nga một lòng kết tóc se tơ cùng chàng Lục Vân Tiên, nàng đã chủ động ngỏ lời muốn nên duyên chồng vợ cùng chàng, vì ân mà cũng là vì tình:

Nguyện cùng Nguyệt lão hỡi ông, Trăm năm cho vẹn chữ tùng mới an. (Lục Vân Tiên, Nguyễn Đình Chiểu)

Nàng Bạch Viên trong Bạch Viên tân truyện cũng chủ động ngỏ lời kết duyên với người yêu ngay trong lần đầu tiên gặp gỡ:

Tháng ngày vui thú lâm tuyền cảnh thanh Gặp đây duyên nợ ba sinh

Keo loan xin hẹp cầm lành nghĩa nao? (Bạch Viên tân truyện, Khuyết danh)

Truyện Tây Sương cũng là một minh chứng cho tình yêu chủ động. Oanh Oanh chủ động hẹn gặp Trương sinh:

Rằng: “Xem ý đã rõ ràng,

Hôm nay một trận Cao đường là say”.

(Truyện Tây Sương, Lý Văn Phức) Hai người đêm khuya cùng nhauđến điểm hẹn hò:

Vừa đi vừa thẹn vừa thò,

Nghĩ ai mắt đợi, lòng chờ mà thương… Một mình tối đến mới càng, Giọt đồng đã đổi, tiếng vàng còn khơi.

(Truyện Tây Sương, Lý Văn Phức)

Sự chủ động trong tình yêu là minh chứng hùng hồn cho sức mạnh của tình yêu vượt qua mọi khuôn khổ của lễ giáo phong kiến bóp nghẹt con người xưa nay. Nó đồng thời là tiếng nói nhân văn bênh vực con người bởi lẽ qua từng trang viết của

Một phần của tài liệu CẢM HỨNG VỀ TÌNH YÊU LỨA ĐÔI TRONG TRUYỆN THƠ NÔM (Trang 34 -34 )

×